You are on page 1of 45

Giải tích 1

Ngày 6 tháng 8 năm 2015


2
Mục lục

1 Giới hạn và sự liên tục 5


1.1 Giới hạn của một hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.1.1 Khái niệm trực quan của giới hạn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.1.2 Giới hạn một bên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.1.3 Không tồn tại giới hạn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.1.4 Định nghĩa chính xác của giới hạn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.2 Các phép toán đại số của giới hạn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
1.2.1 Các phép toán với giới hạn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
1.2.2 Dùng đại số để tìm giới hạn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
1.2.3 Giới hạn của hàm xác định từng mảnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
1.2.4 Hai giới hạn lượng giác đặc biệt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
1.3 Sự liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
1.3.1 Khái niệm trực quan của sự liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
1.3.2 Định nghĩa của sự liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
1.3.3 Các định lí về sự liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
1.3.4 Liên tục trên một khoảng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
1.3.5 Định lí giá trị trung gian . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
1.4 Hàm mũ và hàm logarit . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
1.4.1 Hàm mũ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
1.4.2 Hàm logarit . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
1.4.3 Cơ số tự nhiên e . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
1.4.4 Logarit tự nhiên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
1.4.5 Tích lũy lãi kép . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33

3
4
Chương 1

Giới hạn và sự liên tục

oán học là một cuộc phiêu lưu lớn của những ý tưởng; lịch sử
T của nó đã cho thấy một số ý tưởng ưu tú nhất của rất nhiều
thế hệ con người.

Dirk J. Struik
A Concise History of Mathematics, Vol. 1,
NewYork Dover, 1948, p.8

1.1 Giới hạn của một hàm số


1.1.1 Khái niệm trực quan của giới hạn

Giới hạn của một hàm số (Định nghĩa trực quan)


Kí hiệu
lim f (x) = L
x→c

được đọc là "giới hạn của f (x) khi x tiến tới c là L" và được hiểu là giá trị của hàm số f (x) có thể
được làm cho gần L một cách tùy ý bằng cách chọn x đủ gần c (nhưng không bằng c).

Các cách để tìm giới hạn của một hàm số

ˆ Dùng bảng hoặc máy tính

ˆ Vẽ đồ thị

ˆ Dùng các qui tắc đại số

Ví dụ 1: Tính vận tốc bằng giới hạn


Một vật rơi tự do không có lực cản không khí được quãng đường s(t) = 16t2 feet trong t giây. Tính
vận tốc tức thời của vật tại thời điểm t = 2 bằng cách sử dụng giới hạn.
Giải
Ta xấp xỉ vận tốc tức thời tại t = 2 bằng vận tốc trung bình trong những khoảng thời gian ngày càng

5
nhỏ có bắt đầu hoặc kết thúc với t = 2. Vận tốc trung bình trong khoảng thời gian 2 ≤ t ≤ 2 + h
được tính bằng
s(2 + h) − s(2) 16(2 + h)2 − 16(2)2
v̄ = =
(2 + h) − 2 h
và các giá trị nó trong những khoảng thời gian khác nhau bắt đầu hoặc kết thúc với t = 2 được liệt
kê trong bảng dưới đây

Chúng ta thấy rằng khi khoảng thời gian càng nhỏ thì vận tốc trung bình càng tiến tới 64 nên
ta viết rằng
16(2 + h)2 − 16(2)2
lim = 64
h→0 h

Ví dụ 2 Dùng bảng để đoán giá trị của


x2 + x − 2
L = lim
x→−2 x+2

Ví dụ 3 Tìm giới hạn của các hàm lượng giác

lim sin x và lim cos x


x→0 x→0

Ví dụ 4 Dùng bảng để đoán giá trị của



2 x+1−x−2
L = lim
x→0 x2

1.1.2 Giới hạn một bên


Giới hạn bên phải Chúng ta viết
lim f (x) = L
x→c+

nếu ta có thể làm cho số f (x) gần L bao nhiêu tùy ý bằng cách chọn x đủ gần c trong khoảng (c, b).
Giới hạn bên trái Chúng ta viết
lim f (x) = L
x→c−

nếu ta có thể làm cho số f (x) gần L bao nhiêu tùy ý bằng cách chọn x đủ gần c trong khoảng
(a, c).

6
Định lí 2.1 (về giới hạn một bên)
Giới hạn hai bên limx→c f (x) = L tồn tại khi và chỉ khi 2 giới hạn một bên limx→c− f (x) = L và
limx→c+ f (x) = L tồn tại và bằng nhau. Hơn nữa, nếu

lim f (x) = L = lim f (x)


x→c− x→c+

thì limx→c f (x) = L.


Hình dưới minh họa các giới hạn một bên và giới hạn hai bên

Ví dụ 5: Tính giới hạn bằng cách vẽ đồ thị


Cho các hàm số xác định bởi các đồ thị trong hình dưới, tìm các giới hạn được yêu cầu nếu chúng
tồn tại.

Giải
a. Nhìn hình a ta thấy có hai chỗ khuyết tại x = 0 và x = −2 và ta cũng chú ý rằng f (0) = 5. Ta
thấy được hai giới hạn một bên là

lim f (x) = 1 và lim f (x) = 1


x→0− x→0+

do đó limx→0 f (x) = 1. Chú ý rằng ở đây giới hạn của f khi x → 0 thì không bằng giá trị của hàm
số tại x = 0.
b. Nhìn hình b ta thấy
lim g(x) = −2 và lim g(x) = 2
x→1− x→1+

do đó giới hạn của hàm số khi x → 1 không tồn tại.


c. Nhìn hình c ta thấy
lim h(x) = −2 và lim h(x) = −2
x→1− x→1+

nên limx→1 h(x) = −2.

7
Ví dụ 6 Tính giới hạn sau

sin x
lim
x→0 x

biết đồ thị của hàm số trên được cho trong hình dưới

1.1.3 Không tồn tại giới hạn

Nếu hàm số f không có giới hạn (hữu hạn) khi x → c thì ta nói rằng các giá trị của hàm số f (x)
phân kì khi x → c.

Giới hạn vô cùng Một hàm số f mà tăng lên vô cùng hoặc giảm xuống vô cùng khi x tiến tới c
được gọi là tiến tới vô cùng (∞) tại c. Ta biểu diễn khái niệm này bằng cách viết

lim f (x) = ∞ nếu f tăng lên vô cùng


x→c


lim f (x) = −∞ nếu f giảm xuống vô cùng
x→c

Ví dụ 7 Tính
1
lim
x→0 x2

Giải
Khi x → 0 thì giá trị tương ứng của hàm số f (x) tăng lên lớn vô cùng, như ta thấy trong bảng sau

Đồ thị
của f được biểu diễn trong hình dưới

8
1
Ta thấy rằng về mặt hình học, đồ thị của y = f (x) tăng lên vô cùng khi x → 0. Do đó, limx→0
x2
không tồn tại.

Ví dụ 8 Tính
1
lim sin
x→0 x

1.1.4 Định nghĩa chính xác của giới hạn

Giới hạn của một hàm số (Định nghĩa chính xác)Phát biểu về giới hạn sau

lim f (x) = L
x→c

có nghĩa là với mọi số  > 0, có một số δ > 0 sao cho

|f (x) − L| <  khi 0 < |x − c| < 

9
Ví dụ 9 Chứng minh rằng
lim (4x − 3) = 5
x→2

Giải

Từ đồ thị của hàm số f (x) = 4x − 3 ta đoán rằng giới hạn khi x → 2 là 5.


Ta sẽ chứng minh rằng giới hạn là 5. Ta có

|f (x) − L| = |4x − 3 − 5|
= |4x − 8|
= 4|x − 2|

Với một số  > 0 cho trước, chọn δ = 4 thì ta có

|f (x) − L| = 4|x − 2| < 4δ = 4 =
4

1
Ví dụ 10 Chứng minh rằng limx→0 không tồn tại.
x
Giải

Ta chứng minh bằng phản chứng: Giả sử rằng limx→0 f (x) = L với L là một số nào đó.
Nếu  = 1 thì
1
| | < |L| + 1
x
hay
1
|x| >
|L| + 1
Thế thì dù cho ta chọn δ > 0 như thế nào đi nữa thì sẽ có 1 số trong khoảng (−δ, δ) sao cho
1
|x| < |L|+1 , hay | x1 | > |L| + 1. Điều này không chỉ đúng với  = 1 mà đúng với  > 0 bất kì. Vì L
được chọn tùy ý nên ta suy ra rằng giới hạn không tồn tại.

10
Bài tập

11
12
13
1.2 Các phép toán đại số của giới hạn
1.2.1 Các phép toán với giới hạn

Ví dụ 1
Tính limx→2 (2x5 − 9x3 + 3x2 − 11)

Giới hạn của một hàm đa thức Nếu P là một hàm đa thức thì

lim P (x) = P (c)


x→c

Ví dụ 2
z 3 − 3z + 7
Tính limz→−1
5z 2 + 9z + 6

14
P (x)
Giới hạn của một hàm phân thức Nếu R là một hàm phân thức xác định bởi R(x) = ,
Q(x)
P (c)
thì limx→c R(x) = , với điều kiện là limx→c Q(x) 6= 0.
Q(c)

Ví dụ 3 √
Tính limx→−2 3 x2 − 3x − 2.

Ví dụ 4
Cho limx→0 sin x = 0 và limx→0 cos x = 1, tính
a. limx→0 sin2 x b. limx→0 (1 − cos x)

Định lí về giới hạn của các hàm lượng giác


Nếu c là số bất kì trong miền xác định của một hàm cho trước thì

lim cos x = cos c lim sin x = sin c lim tan x = tan c


x→c x→c x→c

lim sec x = sec c lim csc x = csc c lim cot x = cot c


x→c x→c x→c

Ví dụ 5 Tìm các giới hạn sau


x
a. limx→1 (x2 cos πx) b. limx→0
cos x

1.2.2 Dùng đại số để tìm giới hạn


Ví dụ 6: Tính giới hạn bằng cách đơn giản phân thức
x2 + x − 6
Tính limx→2
x−2
Giải
0
Nếu ta thế trực tiếp 2 vào tử và mẫu, ta sẽ được kết quả là . Đây là một dạng vô định vì nếu
0
không dùng cách khác ta sẽ không tìm được giới hạn.
Nếu ta cố gắng đơn giản phân thức này đi thì ta được

x2 + x − 6 (x + 3)(x − 2)
lim = lim = lim (x + 3)
x→2 x−2 x→2 x−2 x→2

Việc đơn giản này chỉ đúng khi x 6= 2. Bây giờ dùng cách thế trực tiếp ta được

x2 + x − 6
lim = lim (x + 3) = 5
x→2 x−2 x→2

Ví dụ 7 √
x−2
Tính limx→4
x−4

15
1.2.3 Giới hạn của hàm xác định từng mảnh
Ví dụ 8 (
x+2 nếu x > 0
Tìm limx→0 f (x) = 2
x +1 nếu x < 0
Giải
Vì f (0) không xác định và hàm số được định nghĩa xác nhau ở hai bên số 0 nên ta cần dùng các giới
hạn một bên trong bài này.
lim f (x) = lim (x2 + 1) = 1
x→0− x→0−

lim f (x) = lim (x + 2) = 1


x→0+ x→0+

Vì giới hạn hai bên bằng nhau nên ta kết luận rằng limx→0 f (x) = 1.

Ví dụ 9 (
x+5 nếu x > 0
Tìm limx→0 f (x) =
x nếu x < 0

1.2.4 Hai giới hạn lượng giác đặc biệt


Định lí 2.3
sin h cos h − 1
lim =0 lim =0
h→0 h h→0 h

Ví dụ 10 Tìm các giới hạn sau đây


sin 3x sin−1 x cos h − 1
a. limx→0 b. limx→0 c. limh→0
5x x h2
Giải
a.
sin 3x 3 sin 3x
lim = lim
x→0 5x x→0 5 3x

16
Vì 3x → 0 khi x → 0 nên ta có thể đặt h = 3x. Theo định lí 2.3 thì ta có

3 sin 3x 3 sin h 3
lim = lim =
x→0 5 3x h→0 5 h 5

b. Đặt u = sin−1 x thì x = sin u. Do đó u → 0 khi x → 0, và

sin−1 x u
lim = lim =1
x→0 x u→0 sin u

c. Ta biến đổi

cos h − 1 (cos h − 1)(cos h + 1) cos2 h − 1 − sin2 h


= = =
h2 h2 (cos h + 1) h2 (cos h + 1) h2 (cos h + 1)

Do đó

cos h − 1 − sin2 h
lim = lim
h→0 h2 h→0 h2 (cos h + 1)

sin2 h
  
1
= − lim lim
h→0 h2 h→0 cos h + 1
 
2 1 1
= −(1 ) =−
2 2

Phần chứng minh của Định lí 2.3 dựa trên định lý bổ ích sau. Ta sẽ còn sử dụng định lí này trong
nhiều bài tập nữa.

Định lí kẹp Nếu g(x) ≤ f (x) ≤ h(x) trong môt khoảng mở có chứa c, và nếu

lim g(x) = lim h(x) = L thì lim = L


x→c x→c x→c

Bài tập

17
18
19
1.3 Sự liên tục
1.3.1 Khái niệm trực quan của sự liên tục
Sự liên tục có thể được hiểu sơ lược là tính chất về sự kết nối các phần với nhau, như được thể hiện
trong hình dưới

Ta bắt đầu với khái niệm liên tục tại một điểm. Trước hết, ta hình dung về sự không liên tục
tại một điểm. Một số ví dụ được thể hiện trong hình dưới

1.3.2 Định nghĩa của sự liên tục

Sự liên tục của một hàm số tại một điểm Một hàm số f là liên tục tại một điểm x = c nếu
nó thỏa 3 điều kiện sau:
1.f (c) xác định
2.limx→c f (x) tồn tại
3. limx→c f (x) = f (c).
Một hàm số không liên tục tại c thì được gọi là gián đoạn tại điểm đó.

20
Ví dụ 1 Kiểm tra sự liên tục của các hàm số sau tại x = 1. Nếu hàm số đã cho không liên tục tại
x = 1 thì hãy giải thích tại sao.
x2 + 2x − 3
a. f (x) =
x−1
x2 + 2x − 3
b. f (x) = nếu x 6= 1 và g(x) = 6 nếu x = 1
x−1
x2 + 2x − 3
c. nếu x 6= 1 và g(x) = 4 nếu x = 1
x−1
x+3
d. F (x) = nếu x 6= 1 và F (x) = 4 nếu x = 1.
x−1
e. G(x) = 7x3 + 3x2 − 2
f. H(x) = 2 sin x − tan x

1.3.3 Các định lí về sự liên tục

Định lí 2.4 Nếu f là một đa thức, hàm hữu tỉ, hàm mũ, hàm lượng giác, hoặc hàm lượng giác
ngược, thì f liên tục tại bất kì số x = c nào mà tại đó f (c) xác định.

Định lí 2.5: Các tính chất của hàm số liên tục


Nếu f và g là các hàm số liên tục tại x = c, thì các hàm số sau liên tục tại x = c.

Qui tắc giới hạn của hàm hợp


Nếu limx→c g(x) = L và f là một hàm liên tục tại L thì

lim f [g(x)] = f (L)


x→c

Tức là h i
lim f [g(x)] = f (L) = f lim g(x)
x→c x→c

21
Liên tục một bên
Hàm số F được gọi là liên tục bên phải tại a khi và chỉ khi

lim f (x) = f (a)


x→a+

và nó là liên tục bên trái tại a khi và chỉ khi

lim f (x) = f (a)


x→a−

1.3.4 Liên tục trên một khoảng

Một hàm số f được gọi là liên tục trên khoảng mở (a, b) nếu nó liên tục tại mỗi số trong khoảng
này. Chú ý rằng các đầu mút không nằm trong các khoảng mở này. Nếu hơn nữa f liên tục phải tại
a thì ta nói f liên tục trên nữa khoảng mở [a, b). Tương tự, f liên tục trên nửa khoảng mở
(a, b] nếu nó liên tục tại mỗi số nằm giữa a và b và liên tục trái tại b. Cuối cùng, f liên tục trên
khoảng đóng [a, b] nếu nó liên tục tại mỗi số nằm giữa a và b, đồng thời liên tục phải tại a và liên
tục trái tại b.

Ví dụ 2 Tìm các khoảng liên tục của các hàm số sau

Ví dụ 3: Kiểm
( tra tính liên tục tại những điểm nghi
( vấn
3−x nếu − 5 ≤ x < 2 2−x nếu − 5 ≤ x < 2
Cho f (x) = và g(x) =
x−2 nếu 2 ≤ x < 5 x−2 nếu 2 ≤ x < 5
Tìm các khoảng liên tục của f và g.

22
1.3.5 Định lí giá trị trung gian

Một cách trực quan thì nếu f liên tục trên toàn bộ một khoảng thì ta có thể vẽ đồ thị của nó mà
"không cần phải nhấc bút lên". Nghĩa là, nếu f (x) biến thiên liên tục từ f (a) đến f (b) khi x tăng
từ a đến b thì nó phải đi qua mọi giá trị trung gian L nằm giữa f (a) và f (b).

Định lí 2.6: Định lí giá trị trung gian


Nếu f là một hàm liên tục trên khoảng đóng [a, b] và L là một số nằm giữa f (a) và f (b) (nhưng
không bằng hai giá trị này) thì tồn tại ít nhất một số c trong khoảng mở (a, b) sao cho f (c) = L.

Định lí 2.7: Định lí tìm nghiệm)


Nếu f liên tục trên khoảng đóng [a, b] và nếu f (a) và f (b) trái dấu nhau, thì f (c) = 0 với ít nhất
một số c trong khoảng mở (a, b).

23
Ví dụ 4 Chứng minh rằng cos x = x3 − x có ít nhất một nghiệm trong khoảng [ π4 , π2 ].
Giải
Dùng đồ thị ta ước lượng được giao điểm với trục hoành như trong hình là c ≈ 1.16.

Bây giờ ta sẽ dùng định lí 2.7 để xác nhận là có giao điểm như trong hình trên. Chú ý rằng
f (x) = cos x − x3 + x liên tục trên [ π4 , π2 ]. Ta có

π  π  π 3 π
f = cos − + ≈ 1.008
4 4 4 4

π  π  π 3 π
f = cos − + ≈ −2.305
2 2 2 2

Do đó có ít nhất một số c trong khoảng ( π4 , π2 ) sao cho f (c) = 0, tức là cos c = c3 − c.

Ví dụ 5 Chứng minh rằng nếu f và g cùng liên tục tại x = x0 thì f + g cũng liên tục tại x = x0 .

Bài tập

24
25
26
27
1.4 Hàm mũ và hàm logarit

Trong phần này, chúng ta sẽ hoàn tất danh sách các hàm sơ cấp được sử dụng trong giải tích bằng
cách sử dụng giới hạn để đưa ra các hàm mũ và hàm ngược của chúng là các hàm logarit.

1.4.1 Hàm mũ

Hàm mũ
Hàm f là một hàm mũ nếu
f (x) = bx
với b là môt hằng số dương khác 1 và x là một số thực.
Trước kia chúng ta đã định nghĩa hàm mũ cho một số loại số x: số tự nhiên, 0, số nguyên, số hữu
tỉ. Để định nghĩa hàm mũ cho x là số thực bất kì thì ta cần định lí sau

28
Định lí 2.8: Định lí xếp hạng cho hàm mũ
Giả sử b là một số thực lớn hơn 1. Thế thì với bất kì số thực x nào cũng có một số thực duy nhất
bx . Hơn nữa, nếu p và q là hai số hữu tỉ bất kì sao cho p < x < q thì

bp < bx < bq

Nói riêng, hàm bx liên tục với mọi số dương b.



Định lí xếp hạng trên làm cho biểu thức như 2 3 có nghĩa, vì

1.732 < 3 < 1.733

suy ra √
21.732 < 2 3
< 21.733

Ví dụ 1 Hãy vẽ đồ thị của f (x) = 2x .


Giải
Đầu tiên chúng ta vẽ những điểm thuộc đồ thị ứng với các giá √ trị x hữu tỉ.
√ Với những điểm x vô tỉ
x
ta dùng định lí xếp hạng. Ví dụ như xét điểm (x, 2 ) với x = 3. Ta có 3 là giới hạn của dãy số
hữu tỉ sau
1, 1.7, 1.73, 1.732, 1.7320, 1.73205, 1.732050, 1.7320508, · · ·

Do đó 2 3 là giới hạn của dãy số

21 , 21.7 , 21.73 , 21.732 , 21.7320 , 21.73205 , 21.732050 , 21.7320508 , · · ·


√ √
và do đó trên đồ thị các điểm (1, 2), (1.7, 21.7 ), (1.73, 21.73 ), · · · tiến đến điểm ( 3, 2 3 ).
Đồ thị của hàm số y = 2x được vẽ trong hình dưới

Hình dạng của đồ thị hàm số y = bx với mọi b > 1 gần thì giống với đồ thị của hàm số y = 2x .
Với cơ số 0 < b < 1 thì đồ thị đi xuống.

Các tính chất cơ bản của hàm mũ

29
Ví dụ 2 Giải các phương trình mũ sau
3 +3 √ 2 8x
a. 2x = 16 b. 2x 3x+1 = 108 c. ( 2)x =
4
Giải
a.
3 +3
2x = 16
x3 +3
2 = 24
x2 + 3 = 4
x2 − 1 = 0
x = ±1

b.

2x 3x+1 = 108
2x 3x = 36
(2 · 3)x = 62
6x = 62
x=2

c.
√ 2 8x
( 2)x =
4
x2 /2
2 = 23x−2
x2
= 3x − 2
2
x2 − 6x + 4 = 0

x=3± 5

1.4.2 Hàm logarit


Vì hàm mũ y = bx với b > 0, b 6= 1 đơn điệu nên nó phải có hàm ngược là hàm ngược này cũng đơn
điệu. Hàm ngược này được gọi là logarit của x với cơ số b.

30
Hàm logarit
Nếu b > 0 và b 6= 1, logarit của x với cơ số b là hàm số y = logb x thỏa mãn by = x, tức là

y = logb x tương đương vớiby = x


Đồ thị của hàm số y = logb x đối xứng với đồ thị hàm số y = bx qua đường thẳng y = x.

Các tính chất cơ bản của hàm logarit

1
Ví dụ 3 Tính log2 8 + log2 128
Giải

1
log2 + log2 128 = log2 2−2 + log2 27 = log2 [2−2 · 27 ] = log2 24 = 4 log2 2 = 4(1) = 4
8
Khi thành thục, ta có thể làm ngắn gọn như sau
1
log2 + log2 128 = log2 16 = 4
8

Ví dụ 4 Giải phương trình log3 (2x + 1) − 2 log3 (x − 3) = 2

1.4.3 Cơ số tự nhiên e
Trong giải tích thì rất thuận tiện khi ta dùng số e làm cơ số cho hàm logarit. Số e có biểu diễn thập
phân như sau
e ≈ 2.71828182845 · · ·

31
1 x
 
Số này được gọi là cơ số tự nhiên, và có thể được định nghĩa bằng giới hạn của 1 + khi x
x
lớn, hay trong chương 4 ta sẽ viết là
1 x
 
e = lim 1 +
x→∞ x

Hàm số f (x) = ex được gọi là hàm số mũ tự nhiên và có mọi tính chất của một hàm mũ với
2
cơ số b > 1. Một hàm mũ như e3x −2 sin x+8 có thể viết dưới dạng exp(3x2 − 2 sin x + 8)

1.4.4 Logarit tự nhiên


Logarit thông thường Logarit thông thường, log10 x, được kí hiệu là log x
Logarit tự nhiên Logarit tự nhiên, loge x, được kí hiệu là ln x

Định lí 2.9: Các tính chất cơ bản của logarit tự nhiên a. ln1 = 0 b. ln e = 1 c. eln x = x
với mọi x > 0 d. lney = y với mọi y
b. bx = ex ln b với mọi b > 0, b 6= 1

Định lí 2.10: Định lí đổi cơ số

ln x
logb x = với mọi b > 0, b 6= 1
ln b

32
Ví dụ 5 Giải 6x = 200
Giải

6x = 200
ln 200
x = log6 200 = ≈ 2.957
ln 6

Ví dụ 6 Một vật chuyển động dọc theo một đường thẳng sao cho sau t giây thì vận tốc của nó (tính
bằng ft/giây) được cho bởi
v(t) = 10 log5 t + 3 log2 t
Sau bao lâu (tính đến hàng phần trăm giây) thì vận tốc sẽ đạt 20 ft/giây?

Ví dụ 7 Chuyển 102x thành hàm mũ với cơ số tự nhiên.


Giải
Ta cần tìm N sao cho

102x = eN
ln 102x = ln eN
2x ln 10 = N

Do đó 102x = e2x ln 10
1
Ví dụ 8 Giải = e−0.000425t đúng đến hàng đơn vị.
2

Ví dụ 9: Tăng trưởng theo bậc mũ Một quần thể sinh học tăng trưởng theo một cách mà tại
thời điểm t (tính bằng phút) thì dân số của quần thể là

P (t) = P0 ekt

với P0 là dân số lúc đầu và k là một hằng số dương. Giả sử quần thể bắt đầu với 5000 cá thể và sau
20 phút thì có dân số là 7000. Tìm k và tính dân số (làm tròn đến hàng trăm) sau 30 phút.

1.4.5 Tích lũy lãi kép


Một lý do mà e được gọi là cơ số tự nhiên là vì rất nhiều hiện tượng tự nhiên có thể được mô tả bằng
ex . Trong phần này chúng ta sẽ nói đến một qui trình thanh toán được gọi là tích lũy lãi kép.
Giả sử rằng một số tiền được đầu tư và lãi được tích lũy một lần sau một khoảng thời gian. Nếu
P là khoản đầu tư ban đầu (gọi là giá trị hiện tại hay vốn) và i là lãi suất trong thời gian đó,
thì giá trị tương lai A, sau khi đã tính lãi là

A = P + P i = P (1 + i)

Lãi thường được tích lũy nhiều hơn 1 lần trong 1 năm. Lãi được tích lũy vào tài khoản sau một
khoảng thời gian sẽ tiếp tục sinh lãi của nó trong những khoảng thời gian sau. Nếu lãi suất hàng
năm là r và nếu lãi được tích lũy n lần một năm thì lượng tiền tích lũy được sau 1, 2, 3, · · · khoảng
thời gian sẽ là
 r  r 2  r 3
A1 = P 1 + , A2 = P 1 + , A3 = P 1 + ,···
n n n

33
Sau t năm thì lãi đã được tích lũy nt lần, và giá trị tương lai là

 r nt
A(t) = P 1 +
n

n
Nếu lãi được tích lũy một cách liên tục (tức là n → ∞) thì ta đặt k = r và ta có

Sự tăng trưởng của một tài khoản được mô tả trong hình sau

Giá trị tương lai Nếu P đô-la được tích lũy n lần một năm với lãi suất hàng năm là n thì giá trị
tương lai sau t năm là  r nt
A(t) = P 1 +
n
và nếu việc tích lũy là liên tục thì giá trị tương lai là

A(t) = P ert

Ví dụ 10 Nếu 12 000 đô-la được đầu tư trong 5 năm với lãi suất 4 %, tìm giá trị tương lai sau 5
năm nếu lãi suất được tích lũy
a. hàng tháng b. liên tục c. nếu lãi suất được tích lũy liên tục thì sau bao lâu khoản vốn sẽ tăng
gấp đôi?

Bài tập

34
35
36
37
Ôn tập chương 2

iải tích có giới hạn của nó


G Shelf Life T-Shirts

38
39
40
41
42
43
44
45

You might also like