You are on page 1of 53

Giải tích 1

Dịch và biên soạn: Trần Hương Lan


Trần Thị Hạnh

Ngày 3 tháng 9 năm 2015


2
Mục lục

1 Hàm số và đồ thị 5
1.1 Giải tích là gì? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.1.1 Giới hạn: nghịch lí Zeno . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.1.2 Đạo hàm: bài toán tiếp tuyến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.1.3 Tích phân: bài toán diện tích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.1.4 Mô hình toán học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.2 Mở đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
1.2.1 Khoảng cách trên một trục số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
1.2.2 Giá trị tuyệt đối . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
1.2.3 Khoảng cách trên mặt phẳng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
1.2.4 Lượng giác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
1.2.5 Giải phương trình lượng giác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
1.3 Đường thẳng trong mặt phẳng; Phương trình tham số . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
1.3.1 Hệ số góc của một đường thẳng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
1.3.2 Các dạng phương trình đường thẳng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
1.3.3 Dạng tham số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
1.3.4 Các đường thẳng song song và vuông góc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
1.4 Hàm số và đồ thị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
1.4.1 Định nghĩa của một hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
1.4.2 Kí hiệu hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
1.4.3 Miền xác định và miền giá trị của một hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
1.4.4 Hợp của các hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
1.4.5 Đồ thị của một hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
1.4.6 Phân loại hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
1.5 Hàm ngược; Hàm lượng giác ngược . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
1.5.1 Hàm ngược . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
1.5.2 Tiêu chuẩn tồn tại của một hàm ngược f −1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
1.5.3 Đồ thị của f −1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
1.5.4 Hàm lượng giác ngược . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
1.5.5 Các đẳng thức của các hàm lượng giác ngược . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40

3
4
Chương 1

Hàm số và đồ thị

ất kì một cuốn sách toán hay nào cũng cần phải được đọc đi
B đọc lại. Tôi sẽ sửa lại lời khuyên của Lagrange một chút và
nói rằng, "Hãy đi tới, nhưng thường xuyên nhìn lại để củng cố
niềm tin." Khi bạn đọc đến một phần khó hiểu thì hãy bỏ qua
nó; hãy quay trở lại khi bạn đã thấy được tầm quan trọng của
nó hoặc khi cần tới nó.

George Chrystal
Algebra, Phần 2 (Edinburgh, 1889)

1.1 Giải tích là gì?


Giải tích là toán học của chuyển động và thay đổi. Điều đó lý giải cho việc nó là môn học tiên quyết
cho nhiều môn học khác. Khi nào chúng ta chuyển từ tĩnh sang động, chúng ta đều cần tới giải tích.
Sự phát triển của giải tích vào thế kỉ 17 bởi Newton và Leibnitz là kết quả của nỗ lực của họ
để trả lời một số câu hỏi nền tảng về thế giới và cách thức mọi vật hoạt động. Những nghiên cứu
này dẫn đến hai khái niệm nền tảng trong giải tích, đó là khái niệm đạo hàm và tích phân. Đột phá
trong sự phát triển hai khác niệm này chính là sự hình thành của một công cụ toán học mang tên
giới hạn.

1. Giới hạn: Giới hạn là một công cụ toán học để nghiên cứu xu hướng của một hàm số khi biến
của nó tiến tới giá trị nào đó. Giải tích dựa trên khái niệm giới hạn. Ta sẽ giới thiệu sơ lược về
giới hạn trong phần này.

2. Đạo hàm: Đạo hàm được định nghĩa như một dạng giới hạn, và đầu tiên nó được sử dụng để
tính tốc độ thay đổi và hệ số góc của tiếp tuyến với một đường cong. Môn học nghiên cứu về
đạo hàm gọi là phép tính vi phân. Đạo hàm có thể được dùng để vẽ đồ thị và tìm cực trị (cực
đại và cực tiểu) của các hàm số. Ta sẽ nói về đạo hàm trong Chương 3.

3. Tích phân: Tích phân được hình thành từ việc lấy giới hạn đặc biệt của một tổng các số hạng,
và môn học nghiên cứu quá trình này được gọi là phép tính tích phân. Diện tích, thể tích, độ
dài cung, công và lực thủy tĩnh là một số các đại lượng mà có thể được biểu diễn bằng tích
phân. Chúng ta sẽ nói về tích phân trong Chương 5.

5
1.1.1 Giới hạn: nghịch lí Zeno

Zeno là một nhà triết học Hy Lạp được biết đến chủ yếu qua các nghịch lý nổi tiếng của ông. Một
trong những nghịch lý đó nói về cuộc đua giữa Achilles, một anh hùng của Hy Lạp, và một con rùa.
Khi cuộc đua bắt đầu, con rùa chậm hơn nên được chấp trước một đoạn. Liệu Achilles có bắt kịp
con rùa không?

Zeno chỉ ra rằng tại thời điểm mà Achilles đến điểm khởi đầu của con rùa, a1 = t0 , thì con rùa
đã đi đến một điểm mới là t1 . Khi Achilles đến được điểm kế là a2 = t1 thì con rùa đã đến điểm mới
là t2 . Con rùa dù chậm hơn Achilles rất nhiều cũng vẫn tiến về phía trước. Mặc dù khoảng cách giữa
Achilles và con rùa ngày càng nhỏ nhưng con rùa lúc nào cũng ở trước Achilles.
Dĩ nhiên, ta biết rằng Achilles sẽ đuổi kịp con rùa nhưng vậy thì lỗ hổng trong suy luận trên là ở
đâu, khi mà ta thấy rằng con rùa lúc nào cũng ở trước Achilles? Sai lầm ở chỗ ta giả thiết rằng khi
ta chia một đoạn đường làm vô hạn phần, thì ta cần một khoảng thời gian vô hạn để đi hết đoạn
đường đó. Việc này dẫn đến một khái niệm cơ bản trong giải tích-giới hạn.
Ta xét các vị trí liên tiếp của Achilles và con rùa:
Achilles a0 , a1 , a2 , a3 , · · ·
Con rùa t0 , t1 , t2 , t3 , · · ·

Với Achilles và con rùa ta có 2 dãy {a0 , a1 , a2 , a3 , · · · , an , · · · } và {t0 , t1 , t2 , t3 , · · · , tn , · · · }, với


an < tn với mọi n. Cả hai dãy này đều có giới hạn và chính tại giới hạn đó mà Achilles vượt qua con
rùa.
Ví dụ 1: Tìm giới hạn bằng trực giác
Dãy số 21 , 23 , 34 , 45 , · · · có thể được viết một cách tổng quát là n+1
n
, với n = 1, 2, 3, 4, · · · . Bạn có thể
đoán giới hạn L của dãy này không? Chúng ta sẽ nói rằng L là con số mà dãy có số hạng tổng quát
n
n+1 tiến tới khi n tiến tới vô cùng và sẽ dùng kí hiệu

n
L = lim
n→∞ n+1

1.1.2 Đạo hàm: bài toán tiếp tuyến

Tiếp tuyến với một đường tròn tại một điểm P là một đường thẳng mà chỉ cắt đường tròn tại P .
Tính chất này không áp dụng được cho một đường cong tổng quát. Vậy thì ta sẽ tìm tiếp tuyến với
một đường cong bằng cách nào?

6
Để tìm một tiếp tuyến thì trước hết ta xét một đường thẳng đi qua hai điểm P và Q trên đường
cong. Đường thẳng này được gọi là cát tuyến.

Tọa độ của hai điểm P và Q là P (a, f (a)) và Q(a + h, f (a + h)). Hệ số góc của cát tuyến là
f (a + h) − f (a)
m=
h
Bây giờ ta hãy tưởng tượng là Q di chuyển dọc theo đường cong về phía P như hình trên thì cát
tuyến tiến đến một vị trí giới hạn khi h tiến về 0. Ta định nghĩa vị trí giới hạn này là tiếp tuyến.
Hệ số góc của tiếp tuyến này được định nghĩa là giới hạn của hệ số góc của các cát tuyến, tức là
f (a + h) − f (a)
lim
h→0 h

1.1.3 Tích phân: bài toán diện tích


Diện tích của một hình tròn bán kính r là
A = πr2
Nhà toán học Hy lạp Archimedes đã dùng cách tìm giới hạn để tìm ra công thức tính diện tích
của hình tròn này. Gọi A3 là diện tích của tam giác đều nội tiếp hình tròn; A4 là diện tích của tứ
giác đều nội tiếp; A5 là diện tích của ngũ giác đều nội tiếp. Cứ như vậy ta sẽ có một dãy diện tích
các đa giác mà càng ngày càng gần với diện tích hình tròn. Ta viết ý tưởng này bằng kí hiệu giới hạn
A = lim An
n→∞

7
Bây giờ ta tìm diện tích của miền được giới hạn bởi các đường cong. Xét miền được tô đậm trong
hình dưới

Ta có thể xấp xỉ diện tích này bằng các hình chữ nhật. Nếu An là diện tích của hình chữ nhật
thứ n thì diện tích toàn bộ có thể được xấp xỉ bằng tổng

A1 + A2 + A3 + · · · + An−1 + An

Ta càng chia thành nhiều hình chữ nhật thì sai số càng giảm đi.

Bài toán tìm diện tích dẫn tới một qui trình gọi là tích phân, và môn nghiên cứu các dạng tích
phân được gọi là phép tính tích phân. Chúng ta cũng có thể tìm thể tích, độ dài cung, giá trị
trung bình hoặc công của lực bằng các lý luận tương tự.

8
1.1.4 Mô hình toán học
Để mô tả các tình huống thực tế bằng các mô hình toán học, ta thường phải dựa trên các giả thiết
thực tế và ta sẽ điều chỉnh mô hình dựa vào thực nghiệm hoặc dữ liệu thực tế. Mô hình này sau đó
lại được dùng để dự đoán những tình huống xảy ra trong tương lai. Một mô hình toán học không
phải luôn như vậy mà thay đổi liên tục khi các dữ liệu hay thông tin mới được biết.
Một số mô hình thì rất chính xác, đặc biệt trong khoa học vật lý. Trong khoa học xã hội, tâm
lý, quản trị thì các mô hình thường cho những kết quả dự đoán ít chính xác hơn nhiều vì thường thì
các tình huống có tính chất tùy biến khá nhiều. Do đó chúng ta xét hai loại mô hình

Các loại mô hình


Một mô hình xác định dự đoán kết quả chính xác của một tình huống vì chúng được dựa trên
những qui luật đã biết. Một mô hình xác suất xử lí những tình huống mà có tính chất khá ngẫu
nhiên và có thể dự đoán kết quả trong một khoảng hay mức độ chính xác cho trước.

Ta xây dựng mô hình theo 3 bước:

ˆ Tổng quát hóa: ta quan sát bài toán thực tế và đưa ra một số giải thiết về các yếu tố tác động,
từ đó đưa ra một mô hình toán học miêu tả bài toán thực tế.

ˆ Đưa ra kết quả: Từ mô hình toán học ta tìm ra kết quả. Kết quả này cho ta một số dự đoán
về thế giới thực.

ˆ So sánh và điều chỉnh: Ta cần thu thập dữ liệu về tình huống được mô hình, và so sánh với
kết quả được đưa ra bởi mô hình. Nếu hai kết quả này không giống nhau, thì dữ liệu thu thập
được dùng để điều chỉnh lại các giả thiết được đưa ra trong mô hình.

Một mô hình tốt cần phải mang tính dự đoán. Loại mô hình đơn giản nhất là môt hình được cho
bởi một công thức.

Ví dụ 2: một mô hình vật lý


Một cân lò xo hoạt động theo nguyên lý là nếu một vật được treo ở cuối lò xo thì tổng độ dài của
lò xo là một hàm số của khối lượng vật. Giả sử là khi không có vật, lò xo dài 10 inch. Với một khối
lượng là 10-lb thì lo xo giãn ra thành 14 inch và với khối lượng là 50-lb thì lo xo giãn ra thành 30
inch. Hỏi độ dài lò xo là bao nhiêu khi khối lượng vật treo là 100 pounds? Nếu lò xo giãn ra thành
20 inch thì khối lượng vật treo là bao nhiêu?

Ví dụ 3: Mô hình sinh học


Người ta đã để ý rằng tần số gáy của một số con dế phụ thuộc vào nhiệt độ. Hãy xây dựng một mô
hình để trả lời câu hỏi sau đây: Nhiệt độ là bao nhiêu khi người ta đếm được 20 tiếng gáy trong 15
giây? 50 tiếng gáy trong 15 giây? Nếu nhiệt độ là 20 độ C thì dế gáy bao nhiêu lần trong 1 phút?

Phân tích chi phí-Một mô hình trong buôn bán Trong buôn bán, chi phí và giá thành có thể
dược phân tích trong một khoảng thời gian dài hoặc một khoảng thời gian ngắn. Phân tích ngắn
hạn thường được dùng để chỉ một khoảng thời gian mà trong đó chi phí và giá là không đổi. Trong
khoảng thời gian dài hơn, các yếu tố kinh tế như lạm phát hoặc cung và cầu sẽ ảnh hưởng đến chi
phí và giá.
Chi phí của một quá trình sản xuất có thể được chia ra thành chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Các chi phí như tiền thuê, thuế, bảo hiểm, thiết bị vẫn tồn tại dù chưa sản xuất được sản phẩm nào.
Những chi phí này được gọi là chi phí cố định và là hằng số trong khoảng thời gian ngắn. Những

9
chi phí khác như vật liệu, lao động, và phân phối phụ thuộc trực tiếp vào số lượng sản phẩm được
sản xuất. Những chi phí này được gọi là chi phí biến đổi và tăng lên khi nhiều sản phẩm hơn được
sản xuất. Tổng chi phí do đó có thể được tính bởi công thức

C = ax + b

trong đó ax biểu diễn cho chi phí biến đổi và b biểu diễn cho chí phí cố định trong thời gian ngắn để
sản xuất x sản phẩm.
Ví dụ 4: Sản xuất dựa trên chi phí
Nếu chi phí cố định cho một sản phẩm là 2100 đô-la và chi phí thay đổi là 0.80 đô-la thì chi phí để
sản xuất 2000 sản phẩm là bao nhiêu? Với 10000 đô-la thì có thể sản xuất bao nhiêu sản phẩm?
Ví dụ 5: Tìm lãi
Giả sử rằng mỗi sản phẩm trong Ví dụ 4 được bán với giá 1.50 đô-la. Thu nhập R là số tiền thu
được và chỉ phụ thuộc vào giá p và số lượng sản phẩm bán được x theo công thức sau

R = px

Nếu p = 1.50 thì thu nhập cho 2000 sản phẩm là bao nhiêu? Cho 5000 sản phẩm là bao nhiêu? Bao
nhiêu sản phẩm cần được bán ra để thu được 10000 đô-la?

10
Bài tập

11
12
13
14
1.2 Mở đầu
Phần này ôn lại một số khái niệm và kĩ thuật căn bản của giải tích. Trong phần này có nhiều kiến
thức liên quan đến hình học, đại số và lượng giác nên người đọc cần tham khảo thêm các sách viết
về các môn này.

1.2.1 Khoảng cách trên một trục số


Tập hợp số thực có nhiều tập con như tập hợp số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số vô tỉ. Tập hợp
số thực được biểu diễn bằng hệ tọa độ 1 chiều, hay còn gọi là đường thẳng thực.

Với hai số thực a và b thì ta nói a nhỏ hơn b nếu a nằm bên trái b trên đường thẳng thực. Các
số được xếp trên đường thẳng thực theo quan hệ thứ tự sau
Tính chất thứ tự
Với mọi số thực a, b, c và d thì
Luật tam phân: Chỉ một trong những điều sau là đúng

a < b, a > b hoặc a = b

Luật bắc cầu cho bất đẳng thức: Nếu a < b và b < c thì a < c
Luật cộng cho bất đẳng thức: Nếu a < c và b < d thì a + b < c + d
Luật nhân cho bất đẳng thức: Nếu a < b thì

ac < bc nếuc > 0 và ac > bc nếu c < 0

1.2.2 Giá trị tuyệt đối


Giá trị tuyệt đối của một số a là khoảng cách từ số đó đến gốc tọa độ. Ta có định nghĩa sau
Giá trị tuyệt đối
Giá trị tuyệt đối của một số thực x, được kí hiệu là |x|, là
(
x, nếu x ≥ 0
|x| =
−x, nếu x < 0

Khoảng cách giữa hai điểm trên trục số


Khoảng cách giữa hai điểm x1 và x2 trên trục số là

|x1 − x2 |

15
Các tính chất của giá trị tuyệt đối

Cho a và b là hai số thực bất kì.


Tính chất Bình luận
1.|a| ≥ 0. 1. Giá trị tuyệt đối luôn không âm.
2. | − a| = |a|. 2. Hai số đối nhau có cùng giá trị tuyệt đối.
3. |a|2 = a2 . 3. Khi bình phương trị tuyệt đối, ta có thể
bỏ dấu trị tuyệt đối.
4. |ab| = |a||b|. 4. Giá trị tuyệt đối của một tích bằng tích
các giá trị tuyệt đối.
a |a|
5. | | = , b 6= 0. 5. Giá trị tuyệt đối của một thương bằng
b |b|
thương các giá trị tuyệt đối.
6. −|a| ≤ a ≤ |a|. 6. Tính chất này đúng bởi vì |a| bằng a hoặc
−a.
7. Cho b ≥ 0;
|a| = b khi và chỉ khi a = ±b. 7. Tính chất này có ích trong việc giải các
phương trình trị tuyệt đối.
8. Cho b > 0;
|a| < b khi và chỉ khi −b < a < b. 8,9. Đây là các tính chất chính được dùng
trong việc giải các bất đẳng thức trị tuyệt đối.
9. Cho b > 0;
|a| > b khi và chỉ khi a > b hoặc là a < −b.
10. |a + b| ≤ |a| + |b|. 10. Tính chất này được gọi là bất đẳng thức
tam giác. Nó được dùng trong cả tính toán
lý thuyết và tính toán số liên quan đến các
bất đẳng thức.

16
Các kí hiệu về khoảng

Phương trình giá trị tuyệt đối : Ta sẽ dùng tính chất 7 để giải các phương trình có dấu giá trị
tuyệt đối.

Ví dụ 1: giá trị tuyệt đối ở một bên


Giải phương trình |2x − 6| = x

Ví dụ 2: giá trị tuyệt đối ở hai bên


Giải phương trình |x + 8| = |3x − 4|

Bất đẳng thức giá trị tuyệt đối


Ví dụ 3
Giải bất phương trình |2x − 3| ≤ 4

Ví dụ 4: giá trị tuyệt đối dùng để chặn


Giả sử bạn mua một bao xi măng 90 lb. Nó sẽ không cân nặng đúng 90 lb vì việc đo đạc chỉ là xấp
xỉ. Một số túi sẽ nặng hơn nhiều nhất là 2 lb so với 90 lb và một số túi sẽ nhẹ hơn nhiều nhất là 2
lb so với 90 lb. Nếu như vậy thì túi sẽ nặng nhất là 92 lb và nhẹ nhất là 88 lb. Hãy phát biểu điều
này bằng cách dùng một bất đẳng thức giá trị tuyệt đối.

17
1.2.3 Khoảng cách trên mặt phẳng
Định lí 1.1: Khoảng cách giữa hai điểm trên mặt phẳng
Khoảng cách d giữa hai điểm P1 (x1 , y1 ) và P2 (x2 , y2 ) trên mặt phẳng được cho bởi
p p
d = (∆x)2 + (∆y)2 = (x2 − x1 )2 + (y2 − y1 )2

trong đó ∆x là khoảng cách ngang x2 − x1 và ∆y là khoảng cách dọc y2 − y1 .

Công thức trung điểm


Trung điểm M của đoạn thẳng có hai đầu mút là P1 (x1 , y1 ) và P2 (x2 , y2 ) có tọa độ là
 
x 1 + x 2 y1 + y2
M ,
2 2

Quan hệ giữa phương trình và đồ thị


Đồ thị của một phương trình
Đồ thị của một phương trình 2 biến x, y là tập hợp tất cả các điểm P (x, y) có tọa độ (x, y) thỏa
mãn phương trình.

Ví dụ 5: sử dụng công thức khoảng cách để tìm phương trình của một đồ thị
Tìm phương trình của một đường tròn có tâm (h, k) và bán kính r.

Ví dụ 6: Tìm phương trình của một đường tròn


Tìm phương trình của đường tròn có tâm là (3, −5) đi qua điểm (1, 8).

Ví dụ 7: Vẽ một đường tròn có phương trình cho trước


Vẽ đồ thị của đường tròn có phương trình là 4x2 + 4y 2 − 4x + 8y − 5 = 0.

1.2.4 Lượng giác


Góc thường được đo bằng độ hoặc radian. Để chuyển đổi giữa độ và radian ta dùng công thức sau

số đo bằng độ số đo bằng radian


=
360 2π
Ví dụ 8
Chuyển 255◦ thành số đo theo radian.

Ví dụ 9
Biểu diễn 1 radian thành số đo theo độ.

18
1.2.5 Giải phương trình lượng giác
Bảng các giá trị lượng giác thông dụng
π π π π 3π
Góc θ 0 6
√ 4
√ 3 2 π 2
3 2 1
cosθ 1 2 √2 2

0 -1 0
1 2 3
sinθ 0 2 2 1 0 -1

3
√2
tanθ 0 3√ 1 3 k 0 k
2 3

secθ 1 3 2 2√ k -1 k
√ 2 3
cscθ k 2 2 √3
1 k -1
√ 3
cotθ k 3 1 3 0 k 0

Ví dụ 10
Tính cos π3 , sin 5π ◦
6 , sec 1.2, csc(−4.5), cot 180 .

Ví dụ 11
Giải 2 cos θ sin θ = sin θ trên [0, 2π).

Ví dụ 12 √ √
Giải sin x + 3 cos x = 1 trên [0, 2π). Đồ thị của hàm sin x + 3 cos x được cho trong hình dưới

19
Bài tập

20
21
1.3 Đường thẳng trong mặt phẳng; Phương trình tham số
1.3.1 Hệ số góc của một đường thẳng

Hệ số góc của một đường thẳng


Một đường thẳng không thẳng đứng chứa hai điểm P (x1 , y1 ) và Q(x2 , y2 ) có hệ số góc là

∆y y2 − y1
m= =
∆x x2 − x1

22
Ta nói một đường thẳng có hệ số góc m là đi lên (khi nhìn từ trái qua phải) nếu m > 0, đi xuống
nếu m < 0 và nằm ngang nếu m = 0.
Có một công thức lượng giác hữu ích cho hệ số góc. Góc nghiêng của một đường thẳng L được
định nghĩa là góc không âm Φ (0 ≤ Φ < π) được tạo thành giữa L và trục x dương.
Góc nghiêng của một đường thẳng L là góc φ (0 ≤ φ < π) tạo bởi L và trục x dương. Khi đó hệ
số góc của L với góc nghiêng φ là
m = tan φ

Ta chú ý rằng L đi lên nếu 0 < φ < π2 và đi xuống nếu π2 < φ < π. Đường thẳng nằm ngang nếu
φ = 0. Chú ý rằng nếu φ = π2 thì tan φ không xác định, do đó đường thẳng đứng không có hệ số góc.

1.3.2 Các dạng phương trình đường thẳng

PHƯƠNG TRÌNH TUYẾN TÍNH


Dạng chuẩn: Ax + By + C = 0 A, B, C là các hằng số; A2 + B 2 6= 0
Dạng hệ số góc- chắn: y = mx + b Hệ số góc m, giao với Oy tại (0, b)
Dạng điểm-hệ số góc: y − k = m (x − h) Hệ số góc m, qua điểm (h, k)
Đường nằm ngang: y=k Hệ số góc 0
Đường thẳng đứng: x=h Không có hệ số góc

Ví dụ 1
Tìm phương trình của đường thẳng có giao điểm với các trục tọa độ là (a, 0) và (0, b), a 6= 0, b 6= 0.

Ví dụ 2
Khi một khối lượng được gắn vào một lò xo xoắn thì nó làm lò xo dài ra. Theo định luật Hooke, độ
dài d của lò xo có quan hệ tuyến tính với khối lượng w. Nếu d = 4cm khi w = 3g và d = 6cm khi
w = 6g thì độ dài ban đầu của lò xo là bao nhiêu, và khối lượng bao nhiêu thì làm lò xo giãn thành
5 cm?

23
1.3.3 Dạng tham số
Đôi khi sẽ thuận tiện nếu ta định nghĩa x và y theo một biến khác, chẳng hạn t. Giả sử rằng vị trí
của một điểm (x, y) được định nghĩa theo thời gian t như sau

x=1+t và y = 2t

Biến t được gọi là tham số và các phương trình x = 1 + t và y = 2t được gọi là phương trình
tham số. Khi loại bỏ tham số ta sẽ được phương trình

y = 2t = 2(x − 1) = 2x − 2

Dạng tham số của phương trình một đường thẳng


Đồ thị của các phương trình tham số

x = x1 + at và y = y1 + bt
b
là một đường thẳng đi qua (x1 , y1 ) với hệ số góc m = a (a 6= 0).

1.3.4 Các đường thẳng song song và vuông góc


Tiêu chuẩn về hệ số góc cho các đường thẳng song song và vuông góc
Nếu L1 và L2 là các đường thẳng không đứng với các hệ số góc là m1 và m2 thì
L1 và L2 song song khi và chỉ khi m1 = m2
L1 và L2 vuông góc khi và chỉ khi m1 m2 = −1 hoặc m1 = − m12 .

Ví dụ 3
Cho đường thẳng L có phương trình là 3x + 2y = 5.
a. Tìm phương trình đường thẳng song song với L và đi qua điểm P (4, 7).
b. Tìm phương trình đường thẳng vuông góc với L và đi qua điểm P (4, 7).

24
Bài tập

25
26
27
1.4 Hàm số và đồ thị
1.4.1 Định nghĩa của một hàm số
Hàm số
Một hàm số f là một qui tắc mà gán cho mỗi phần tử x của tập X một phần tử duy nhất y của
một tập Y . Phần tử y được gọi là ảnh của x qua f và được kí hiệu là f (x). Tập hợp X được gọi là
miền xác định của f , và tập hợp tất cả các ảnh của các phần tử trong X được gọi là miền giá
trị của hàm số.

Một hàm số f có thể được hiểu là một tập hợp các cặp có thứ tự (x, y) mà sao cho mỗi phần tử x
chỉ tương ứng với duy nhất một phần tử y = f (x) trong miền giá trị. Một hàm số có thể được tưởng
tượng như một cỗ máy mà với mỗi giá trị đầu vào x chỉ tạo ra duy nhất một giá trị đầu ra y = f (x).

Ta cũng có thể hình dung một hàm số như một ánh xạ

Chú ý rằng có khả năng hai phần tử của miền xác định X tương ứng với cùng 1 phần tử của miền
giá trị Y , và có thể rằng Y chứa những phần tử không nằm trong miền giá trị của f . Tuy nhiên, nếu
miền giá trị của f chứa toàn bộ Y thì hàm số được gọi là toàn ánh. Nếu không có hai phần tử của
X tương ứng với cùng một phần tử của Y thì hàm số được gọi là đơn ánh. Nếu mỗi phần tử trong
miền giá trị của f là ảnh của chỉ 1 phần tử trong miền xác định thì hàm số f được gọi là song ánh,
hay ánh xạ 1-1. Hàm số f được gọi là bị chặn trên [a, b] nếu có một số B sao cho |f (x)| ≤ B với
mọi x ∈ [a, b].

1.4.2 Kí hiệu hàm số


Hàm số có thể được biểu diễn theo nhiều cách khác nhau, nhưng thường thì nó được xác định bằng
một biểu thức, ví dụ như f (x) = x2 + 4x + 5. Các kí hiệu x và y được gọi là các biến, trong đó x là
biến độc lập và y là biến phụ thuộc. Tính hàm f là tìm giá trị của f tại một giá trị cụ thể nào
đó trong miền xác định. Ví dụ như, để tính f tại x = 2 thì ta đi tìm f (2).

Ví dụ 1
f (x + h) − f (x)
Giả sử f (x) = 2x2 − x. Tìm f (−1), f (0), f (2), f (π), f (x + h) và , trong đó x và h
h
là các số thực và h 6= 0.

28
f (x + h) − f (x)
Chú ý Biểu thức được gọi là tỷ sai phân và được dùng trong các chương sau
h
để tính đạo hàm.

Một số hàm được định nghĩa khác nhau trên các phần khác nhau của miền xác định. Những hàm
như vậy được gọi là hàm xác định từng khoảng.

Ví dụ 2 (
x sin x nếu x < 2
Nếu f (x) = , hãy tìm f (−0.5), f ( π2 ), f (2).
3x2 + 1 nếu x ≥ 2

Ví dụ 3
Ta biết rằng một vật rơi tự do trong chân không sẽ rơi được một khoảng s feet trong t giây theo
công thức
s(t) = 16t2 , t≥0

a. Vật rơi được quãng đường là bao nhiêu trong giây đầu tiên? Trong 2 giây tiếp theo?
b. Vật rơi được quãng đường là bao nhiêu trong khoảng thời gian từ t = 1 tới t = 1 + h giây?
c. Tốc độ thay đổi khoảng cách trung bình (tính theo feet/giây) trong khoảng thời gian từ t = 1 giây
tới t = 3 giây? d. Tốc độ thay đổi khoảng cách trung bình trong khoảng thời gian từ t = x giây tới
t = x + h giây?

1.4.3 Miền xác định và miền giá trị của một hàm số
Trong tài liệu này, nếu không nói gì thêm thì ta hiểu miền xác định của một hàm số là tập hợp tất
cả các số thực mà tại đó hàm số được xác định. Nếu một hàm số không xác định tại x thì x không
nằm trong miền xác định của hàm số.
Ví dụ 4
Tìm miền xác định của các hàm số sau
a. f (x) = 2x − 1 b. g(x) = 2x − 1, x 6= −3
(2x − 1)(x + 3) √ 4
b. h(x) = d. F (x) = x + 2 e. G(x) =
x+3 5 − cos x

Định nghĩa: Hai hàm số bằng nhau


Hai hàm số f và g được gọi là bằng nhau khi và chỉ khi cả hai điều sau xảy ra
1. f và g có cùng miền xác định
2. f (x) = g(x) với mọi x trong miền xác định.

Ví dụ 5
Xét lại những hàm số trong Ví dụ 4

(2x − 1)(x + 3)
f (x) = 2x − 1 g(x) = 2x − 1, x 6= −3 h(x) =
x+3

Hỏi h(x) có bằng f (x) hay g(x) không?

29
1.4.4 Hợp của các hàm số

Hợp của các hàm số


Hàm hợp f ◦ g được xác định bởi
(f ◦ g)(x) = f [g(x)]
với mọi x trong miền xác định của g sao cho g(x) nằm trong miền xác định của f .

Ví dụ 6

Nếu f (x) = 3x + 5 và g(x) = x, tìm hàm hợp f ◦ g và g ◦ f .

Ví dụ 7
Ô nhiễm không khí là vấn đề của nhiều khu đô thị. Giả sử một nghiên cứu được thực hiện trong một
thành phố chỉ ra rằng khi dân số là p trăm ngàn người thì lượng khí CO trung bình trong không khí
hằng ngày được cho bởi công thức
p
L(p) = 0.70 p2 + 3

phần nghìn (ppm). Một nghiên cứu thứ hai dự đoán rằng t năm kể từ bây giờ, dân số sẽ là p(t) =
1 + 0.02t3 trăm ngàn người. Giả sử những công thức này là chính xác thì mức ô nhiễm không khí
trong 4 năm nữa sẽ là bao nhiêu?

Ví dụ 8
Biểu diễn mỗi hàm sau thành hàm hợp của hai hàm u và g sao cho f (x) = g[u(x)].

a. f (x) = (x2 + 5x + 1)5 b. f (x) = cos3 x c. f (x) = sin x3 d. f (x) = 5x2 − x

1.4.5 Đồ thị của một hàm số


Đồ thị có thể thể hiện những tính chất mà những mô tả bằng lời hay bằng công thức không thể hiện
được. Chẳng hạn như hai đồ thị dưới đây.

30
Đồ thị của một hàm số Đồ thị của một hàm số f bao gồm các điểm có tọa độ (x, y) thỏa mãn
y = f (x), với mọi x trong miền xác định của f .

Dưới đây là một số đồ thị thường gặp

31
Không phải đường cong nào cũng là đồ thị của một hàm số. Tiêu chuẩn sau đây cho ta biết một
đường cong có phải là đồ thị của một hàm số hay không.
Tiêu chuẩn đường thẳng đứng
Một đường cong trong mặt phẳng là đồ thị của một hàm số khi và chỉ khi nó không cắt bất kì
đường thẳng đứng nào hơn 1 lần.

Đoạn chắn
Nếu số 0 nằm trong miền xác định của f và f (0) = b thì điểm (0, b) được gọi là đoạn chắn-y của đồ
thị của f . Nếu a là số thực nằm trong miền xác định của f sao cho f (a) = 0 thì (a, 0) được gọi là
đoạn chắn-x của f .
Ví dụ 9
Tìm tất cả các đoạn chắn của hàm số f (x) = −x2 + x + 2.

Sự đối xứng
Đồ thị của y = f (x) được gọi là đối xứng qua trục y nếu với bất kì kiểm P (x, y) nào trên đồ
thị thì điểm (−x, y) cũng nằm trên đồ thị. Do đó, sự đối xứng qua trục y xảy ra khi và chỉ khi
f (−x) = f (x) với mọi x trong miền xác định của f . Một hàm số có tính chất này được gọi là hàm
chẵn.
Đồ thị của y = f (x) được gọi là đối xứng qua gốc tọa độ nếu với bất kì kiểm P (x, y) nào trên
đồ thị thì điểm (−x, −y) cũng nằm trên đồ thị. Do đó, sự đối xứng qua gốc tọa độ xảy ra khi và
chỉ khi f (−x) = −f (x) với mọi x trong miền xác định của f . Một hàm số có tính chất này được
gọi là hàm lẻ.

32
Ví dụ 10
Phân loại những hàm số sau là lẻ hoặc chẵn hoặc không phải cả hai.
a. f (x) = x2
b. g(x) = x3
c. h(x) = x2 + 5x
Vẽ đồ thị của mỗi hàm số trên, và cho biết tính đối xứng.

1.4.6 Phân loại hàm số

Hàm đa thức
Một hàm đa thức là một hàm số có dạng

f (x) = an xn + an−1 xn−1 + · · · + a2 x2 + a1 x + a0

trong đó n là số nguyên không âm và an , · · · , a2 , a1 , a0 là các hằng số. Nếu an 6= 0 thì số nguyên n


được gọi là bậc của đa thức. Hằng số an được gọi là hệ số cao nhất và hằng số a0 được gọi là hệ
số hằng của hàm đa thức.

Hàm hữu tỷ
Một hàm hữu tỷ là tỷ số của hai hàm đa thức, p(x) và q(x):

p(x)
f (x) = , q(x) 6= 0
q(x)

Hàm lũy thừa


Nếu r là số thực bất kì khác 0 thì hàm số

f (x) = xr

được gọi là hàm lũy thừa với số mũ r.


Một số trường hợp đặc biệt của hàm lũy thừa là
Số mũ nguyên: xn = x
| · x{z· · · x}
n lần

33
1
Số mũ nguyên âm: x−n = n với x 6= 0
√ x √
Số mũ hữu tỷ: xm/n = n xm = ( n x)m với x ≥ 0 nếu n chẵn, n 6= 0.

Một hàm số được gọi là đại số nếu nó có thể được xây dựng từ các phép tính đại số (như cộng,
trừ, nhân, chia hoặc khai căn) từ các hàm đa thức. Mọi hàm hữu tỷ đều là hàm đại số.
Hàm lượng giác là các hàm sin, cos, tan, sec, csc, và cot.
Hàm mũ là các hàm số có dạng f (x) = bx , trong đó b là hằng số dương, b 6= 1.
Hàm logarit là các hàm số có dạng f (x) = logb x, với b là hằng số dương, b 6= 1.

Bài tập

34
35
36
1.5 Hàm ngược; Hàm lượng giác ngược
Một cách trực quan, một hàm ngược f −1 đảo ngược tác dụng của một hàm f , sao cho cả hàm hợp
f ◦ f −1 và f −1 ◦ f đều có tác dụng không thay đổi x, nghĩa là

(f ◦ f −1 )(x) = x


(f −1 ◦ f )(x) = x

1.5.1 Hàm ngược

Định nghĩa
Cho f là một hàm số có miền xác định D và miền giá trị R. Hàm f −1 với miền xác định R và miền
giá trị D là hàm ngược của f nếu

f −1 [f (x)] = x với mọi x∈D


f [f −1 (y)] = y với mọi y ∈ R
Chú ý rằng kí hiệu f −1 là kí hiệu hàm ngược của f , chứ không phải là nghịch đảo 1/f .

Ví dụ 1
Cho f = {(0, 3), (1, 5), (3, 9), (5, 13)}. Tìm f −1 nếu nó tồn tại.

Ví dụ 2
Cho f (x) = 2x − 3; tìm f −1 nếu nó tồn tại.

37
1.5.2 Tiêu chuẩn tồn tại của một hàm ngược f −1
Hàm ngược của một hàm có thể không tồn tại. Ví dụ như, cả hai hàm

f = {(0, 0), (1, 1), (−1, 1), (2, 4), (−2, 4)} và g(x) = x2

không có hàm ngược vì nếu ta thử tìm hàm ngược sẽ tìm được các quan hệ không phải là hàm số.
Một hàm số f sẽ có một hàm ngược f −1 trong khoảng I khi có đúng một số trong miền xác định
tương ứng với mỗi số trong miền giá trị. Một hàm số có tính chất này được gọi là song ánh. Điều
này tương ứng với một tiêu chuẩn đồ thị được gọi là tiêu chuẩn đường thẳng ngang.
Tiêu chuẩn đường thẳng ngang Một hàm số f có hàm ngược nếu và chỉ nếu không có đường
thẳng ngang nào cắt đồ thị của y = f (x) tại nhiều hơn 1 điểm.

Một hàm số được gọi là tăng ngặt trên một khoảng I nếu đồ thị của nó luôn đi lên trong khoảng
I, và giảm ngặt trên khoảng I nếu đồ thị của nó luôn đi xuống trong khoảng I. Nó được gọi là đơn
điệu ngặt trên khoảng I nếu nó là tăng ngặt hoặc giảm ngặt trên khoảng I.
Định lí 1.2
Cho f là một hàm số đơn điệu ngặt trên một khoảng I. Thế thì f −1 tồn tại và đơn điệu ngặt trên
I (tăng ngặt nếu f tăng ngặt và giảm ngặt nếu f giảm ngặt).

1.5.3 Đồ thị của f −1


Đồ thị của f −1 Nếu f −1 tồn tại thì đồ thị của nó có được bằng cách đối xứng đồ thị của f qua
đường thẳng y = x.

1.5.4 Hàm lượng giác ngược


Các hàm lượng giác không phải là song ánh nên hàm ngược của chúng không tồn tại. Tuy nhiên, nếu
ta giới hạn miền xác định của các hàm lượng giác thì hàm ngược của chúng sẽ tồn tại trên những
miền xác định này.

38
Hàm ngược của hàm sin
y = sin−1 x khi và chỉ khi x = sin y và − π2 ≤ y ≤ π2 .
Hàm sin−1 x thường được viết là arcsin x.

Hàm ngược của hàm tan


y = tan−1 x khi và chỉ khi x = tan y và − π2 < y < π2 .
Hàm tan−1 x thường được viết là arctan x.

Định nghĩa và đồ thị của 4 hàm lượng giác ngược khác được cho trong bảng dưới

39
Ví dụ 3
Tính cáchàm
√  sau  
a. sin−1 22 b. sin−1 0.21 c. cos−1 0 d. tan−1 √1
3

1.5.5 Các đẳng thức của các hàm lượng giác ngược
CÁC ĐẲNG THỨC CỦA CÁC HÀM LƯỢNG GIÁC NGƯỢC
sin sin−1 x = x, với −1 ≤ x ≤ 1;
−π π
sin−1 (siny) = y, với ≤y≤ ;
2 2
tan tan−1 x = x, với mọi x;

−π π
tan−1 (tany) = y, với <y< .
2 2
Ví dụ 4
Tính các hàm sau
a. sin(sin−1 0.5) b. sin(sin−1 2) c. sin−1 (sin 0.5) d. sin−1 (sin 2)

Ví dụ 5 √
Với −1 ≤ x ≤ 1, chứng minh rằng: a. sin−1 (−x) = − sin−1 x b. cos(sin−1 x) = 1 − x2

Định lí 1.3
1
sec−1 x = cos−1 nếu |x| ≥ 1
x
1
csc−1 x = sin−1 nếu |x| ≥ 1
x
π
cot−1 x = − tan−1 x
2

Ví dụ 6
Tính các hàm ngược sau bằng cách sử dụng các đẳng thức của hàm ngược và máy tính
a. sec−1 (−3) b. csc−1 7.5 c. cot−1 2.4747

40
Bài tập

41
42
43
Ôn tập chương 1

ọi thứ mà những bộ óc vĩ đại của mọi thời đại đã đạt được đối
M với việc tìm hiểu các hình thức bằng các khái niệm đã được tập
hợp trong một môn khoa học vĩ đại, toán học.

J. F. Herbart (1890)
Pestalazzi’s Idee eines A, B, C der Anschauung, Werke [Kehrbach],
(Langensalza, 1890), Bd. 1, p. 163

44
45
46
47
48
49
50
51
52
53

You might also like