You are on page 1of 67

Phương trình đạo hàm riêng

Nguyễn Thu Hương


Viện Toán ứng dụng và Tin học,
Đại học Bách Khoa Hà Nội,
pdemath@gmail.com

Ngày 16 tháng 12 năm 2014


2
Mục lục

1 Nhập môn phương trình đạo hàm riêng 5


1.1 Các khái niệm cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.2 Phân loại phương trình và đưa phương trình về dạng chính tắc . . . . . 7
1.2.1 Phương trình bậc cao (Đọc thêm) . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.2.2 Phương trình tuyến tính cấp 2 trường hợp nhiều biến . . . . . . 8
1.2.3 Phương trình tuyến tính cấp 2 trường hợp hai biến . . . . . . . 10
1.3 Bài toán Cauchy. Định lý Cauchy-Kovalepskaia . . . . . . . . . . . . . 13
1.4 Bài toán đặt chỉnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
1.5 Ba loại phương trình cơ bản và các bài toán biên, Cauchy . . . . . . . . 18
1.5.1 Phương trình Laplace . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
1.5.2 Phương trình truyền sóng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
1.5.3 Phương trình truyền nhiệt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
1.6 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19

2 Phương trình truyền sóng 21


2.1 Một số bài toán vật lý . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2.1.1 Phương trình dao động của dây . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2.1.2 Phương trình dao động của màng mỏng . . . . . . . . . . . . . 22
2.1.3 Bài toán Cauchy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
2.1.4 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
2.2 Bài toán Cauchy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
2.2.1 Công thức d’Alembert . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
2.2.2 Công thức Kirchhoff . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
2.2.3 Công thức Poisson biểu diễn nghiệm trường hợp hai chiều . . . 27
2.2.4 Nguyên lý Duhamel giải phương trình không thuần nhất . . . . 27
2.2.5 Tính duy nhất nghiệm (đọc thêm) . . . . . . . . . . . . . . . . 28
2.2.6 Sự phụ thuộc liên tục của nghiệm vào các điều kiện ban đầu . . 29
2.2.7 Các tính chất đặc trưng của pt truyền sóng (đọc thêm) . . . . . 29
2.2.8 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
2.3 Bài toán biên ban đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
2.3.1 Tính duy nhất nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
2.3.2 Định luật bảo toàn năng lượng . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
2.3.3 Sự phụ thuộc liên tục của nghiệm vào điều kiện ban đầu . . . . 32
2.4 Phương pháp tách biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
2.4.1 Nhắc lại về chuỗi Fourier . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33

3
4 MỤC LỤC

2.4.2 Phương pháp tách biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34


2.4.3 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37

3 Phương trình truyền nhiệt 39


3.1 Thiết lập phương trình truyền nhiệt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
3.1.1 Phương trình khuếch tán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
3.1.2 Phương trình truyền nhiệt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
3.2 Bài toán Cauchy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
3.2.1 Nguyên lý cực trị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
3.2.2 Định lý tồn tại nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
3.2.3 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
3.2.4 Định lý duy nhất nghiệm và sự phụ thuộc liên tục của nghiệm
vào điều kiện ban đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
3.2.5 Sự truyền nhiệt trong nửa thanh vô hạn . . . . . . . . . . . . . 45
3.3 Bài toán biên ban đầu thứ nhất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48
3.3.1 Định lý tồn tại nghiệm. Phương pháp tách biến Fourier . . . . . 48
3.3.2 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53
3.3.3 Định lý duy nhất nghiệm và sự phụ thuộc liên tục của nghiệm
vào điều kiện ban đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54
3.4 Công thức Green. Biểu diễn nghiệm nhờ các thế vị . . . . . . . . . . . 54

4 Phương trình Laplace và phương trình Poisson 57


4.1 Thiết lập phương trình. Các bài toán biên . . . . . . . . . . . . . . . . 57
4.1.1 Thiết lập phương trình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57
4.1.2 Các bài toán biên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57
4.1.3 Công thức Green. Nghiệm cơ bản của phương trình Laplace . . 58
4.2 Phương pháp hàm Green, công thức Poisson . . . . . . . . . . . . . . . 60
4.3 Tính duy nhất nghiệm và sự phụ thuộc liên tục của nghiệm . . . . . . 61
4.3.1 Nguyên lý cực trị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
4.3.2 Tính duy nhất nghiệm, sự phụ thuộc liên tục . . . . . . . . . . 61
4.4 Giải bài toán Dirichlet trong hình tròn . . . . . . . . . . . . . . . . . . 62
4.4.1 Phương pháp tách biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 62
4.4.2 Ví dụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63
4.4.3 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64
4.5 Hàm điều hòa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65

Disclaimer: Bài soạn này có thể chứa những lỗi đánh máy, những lỗi ký hiệu, những
chỗ sai chưa được kiểm tra hết. Cô rất mong các bạn đọc, tìm ra lỗi sai và những chỗ
khó hiểu để bài soạn được tốt hơn.
Chương 1

Nhập môn phương trình đạo hàm


riêng

1.1 Các khái niệm cơ bản


Một phương trình đạo hàm riêng (ĐHR) là một phương trình có chứa hàm nhiều biến
chưa biết và một số đạo hàm riêng của nó.

Định nghĩa 1.1. Cho k ∈ N+ và Ω ⊂ Rn . Một biểu thức dạng

F (x, u(x), ∂u(x), . . . , ∂ k u(x)) = 0 (1.1)

được gọi là một phương trình ĐHR bậc k, ở đây


k
F : Ω × R × Rn × . . . Rn −→ R

là hàm cho trước và u : U → R là hàm cần tìm.

Ở đây, chúng ta sử dụng các ký hiệu sau: ∂ k u(x) = {∂ α u(x) α| = k} để chỉ đạo
hàm hỗn hợp bậc k của hàm u, trong đó α = (α1 , α2 , . . . , αn ) ∈ Nn là một bộ đa chỉ số
với giá |α| = α1 + α2 + . . . + αn , và

∂ αu
∂ α u(x) = = ∂xα11 ∂xα22 . . . ∂xαnn u(x).
∂xα1 1 ∂xα2 2 . . . ∂xαnn

Định nghĩa 1.2.

• Phương trình (1.1) được gọi là tuyến tính nếu nó có dạng:


X
aα (x)∂ α u = f (x),
|α|≤k

trong đó aα (x), f (x) là các hàm số cho trước. aα (x) được gọi là hệ số và f (x) được
gọi là vế phải của phương trình. Nếu f (x) ≡ 0, phương trình được gọi là thuần
nhất.

5
6 CHƯƠNG 1. NHẬP MÔN PHƯƠNG TRÌNH ĐẠO HÀM RIÊNG

• Phương trình (1.1) được gọi là nửa tuyến tính nếu nó có dạng:
X
aα (x)∂ α u + a0 (x, u(x), ∂u(x), . . . , ∂ k−1 u(x)) = f (x),
|α|=k

• Phương trình (1.1) được gọi là tựa tuyến tính nếu nó có dạng:
X
aα (x, u(x), ∂u(x), . . . , ∂ k−1 u(x))∂ α u+
|α|=k

+ a0 (x, u(x), ∂u(x), . . . , ∂ k−1 u(x)) = f (x), (1.2)

• Phương trình (1.1) được gọi là phi tuyến hoàn toàn nếu nó phụ thuộc không
tuyến tính vào đạo hàm bậc cao nhất.

Một hệ PT ĐHR là một nhóm gồm vài phương trình ĐHR có chứa vài hàm số cần
tìm và một số ĐHR của chúng.
Sau đây là một số phương trình hay gặp.

Phương trình tuyến tính

• Pt Laplace ∆u = ni=1 uxi xi = 0.


P

• Pt truyền nhiệt ut − ∆u = 0.
• Pt Schrödinger iut + ∆u = 0.
• Pt truyền sóng utt − ∆u = 0.

Phương trình phi tuyến

• Pt phản ứng khuếch tán.


• PT p−Laplace (tựa tuyến tính cấp 2): div(|∇u|p−2 ∇u) = 0.

Hệ phương trình

• Hệ pt cân bằng trong lý thuyết đàn hồi tuyến tính

µ∆U + (λ + µ)D(divU) = 0

trong đó λ, µ là các hằng số Lamé.


• Hệ pt Maxwell 
Et = rot B,

Bt = − rot E, (1.3)

div B = div E = 0.

• Hệ pt Navier-Stokes.
1.2. PHÂN LOẠI PHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐƯA PHƯƠNG TRÌNH VỀ DẠNG CHÍNH TẮC7

1.2 Phân loại phương trình và đưa phương trình về


dạng chính tắc
1.2.1 Phương trình bậc cao (Đọc thêm)
Xét toán tử tuyến tính tổng quát
X
L(x, ∂) = aα (x)∂ α = 0. (1.4)
|α|≤k

Định nghĩa 1.3.

1. Biểu trưng của toán tử (1.4) là biểu thức


X
σ(x, ξ) := aα (x)(iξ)α
|α|≤k

2. Biểu trưng chính của toán tử (1.4) là biểu thức


X
σk (x, ξ) := aα (x)(iξ)α
|α|=k

Toán tử (1.4) được gọi là elliptic tại điểm x0 ∈ Ω nếu σk (x0 , ξ) 6= 0 với mọi ξ 6= 0.

Ví dụ 1.1.

• Xét toán tử Laplace L1 = ∆ = ∂x21 + . . . + ∂x2n . Ta có

σ2 (L1 )(x, ξ) = (iξ1 )2 + . . . + (iξn )2 = −|ξ|2 .

Do đó σ2 (L1 )(x, ξ) 6= 0 với mọi ξ 6= 0, toán tử Laplace là elliptic tại mọi điểm.

• Xét toán tử sóng L2 = ∂t2 − ∆. Ta có

σ2 (L2 )(t, x, τ, ξ) = −τ 2 + |ξ|2 .

Do đó σ2 (L2 )(t, x, τ, ξ) = 0 tại τ = |ξ|, Rn+1 3 (τ, ξ) 6= 0, toán tử truyền sóng


không phải là elliptic.

• Xét toán tử truyền nhiệt L3 = ∂t − ∆. Ta có

σ(L3 )(t, x, τ, ξ) = iτ + |ξ|2 , σ2 (L3 )(t, x, τ, ξ) = |ξ|2 .

Do đó σ2 (L3 )(t, x, τ, ξ) = 0 tại |ξ| = 0, τ 6= 0, toán tử truyền nhiệt không phải là


elliptic.
8 CHƯƠNG 1. NHẬP MÔN PHƯƠNG TRÌNH ĐẠO HÀM RIÊNG

1.2.2 Phương trình tuyến tính cấp 2 trường hợp nhiều biến
Xét phương trình tuyến tính cấp hai
n
X n
X
aij (x)uxi xj + ai (x)∂uxi + a(x)u = f (x) (1.5)
i,j=1 i=1

với các hệ số và vế phải là các hàm thực. Ta có thể coi aij (x) = aji (x) với i, j = 1, . . . , n.
Thật vậy, do tính chấtPđối xứng của đạo hàm cấp hai, ta có thể thay thể phần đạo hàm
a (x)+a (x)
cấp hai của (1.5) bởi ni,j=1 a0ij uxi xj với a0ij (x) = ij 2 ji .
Khi đưa phương  trình về dạng chính tắc tại điểm x0 ta xét ma trận hệ số các đạo
hàm cấp hai A = aij (x0 ) . Đây là một ma trận thực đối xứng cấp n, do đó ta có thể
tìm được các giá trị riêng của nó, ký hiệu λ1 (x0 ), . . . , λn (x0 ). Gọi n+ = n+ (x0 ) là số các
giá trị riêng dương của A, n− = n− (x0 ) là số các giá trị riêng âm của A, n0 = n0 (x0 ) là
số các giá trị riêng bằng 0 của A. Gọi T là ma trận đổi cơ sở để đưa ma trận A về dạng
chéo hóa B = T t AT . Ta có phép biến đổi tọa độ ξi = ξi (x1 , x2 , . . . , xn ), i = 1, 2, . . . , n.
Theo các biến mới này, pt (1.5) có dạng

∂ 2v ∂ 2v ∂ 2v ∂ 2v ∂v ∂v 
2
+ . . . + 2
− 2
− . . . − 2
+ F ξ, v, ,..., = 0.
∂ξ1 ∂ξn+ ∂ξn+ +1 ∂ξn+ +n− ∂ξ1 ∂ξn

Ta tính lại phần chính của pt (1.5) theo biến ξi


n
∂v X ∂v ∂ξp
=
∂xi p=1
∂ξp ∂xi
n n
∂ 2v X ∂ 2 v ∂ξp ∂ξq X ∂v ∂ 2 ξp
= + (1.6)
∂xi ∂xj p,q=1 ∂ξp ∂ξq ∂xi ∂xj p=1 ∂ξp ∂xi ∂xj

Định nghĩa 1.4.


• Pt (1.5) được gọi là elliptic tại điểm x0 nếu n+ = n hoặc n− = n.

• Pt (1.5) được gọi là hyperbolic tại điểm x0 nếu n+ = n − 1 và n− = 1 hoặc


n− = n − 1 và n+ = 1.

• Pt (1.5) được gọi là parabolic tại điểm x0 nếu n0 = 0.

• Pt (1.5) được gọi là elliptic/hyperbolic/parabolic trên miền Ω nếu nó elliptic/


hyperbolic/parabolic tại mọi điểm x0 ∈ Ω.
Chú ý là định nghĩa trên không vét hết các khả năng của n+ , n− , n0 .
Trong phần bài tập, khi tìm phép đổi biến đưa pt (1.5) tại điểm x0 về dạng chính
tắc, ta thường xét dạng đặc trưng của pt (1.5):
n
X
Q(α1 , α2 , . . . , αn ) = aij (x0 )αi αj .
i,j=1
1.2. PHÂN LOẠI PHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐƯA PHƯƠNG TRÌNH VỀ DẠNG CHÍNH TẮC9

Ký hiệu  
α1
 α2 
αt = α1 α2 . . . αn , A = (aij (x0 )).

α=
. . . ,

αn
Nếu ta đặt β = T α, hay α = T −1 β trong đó T ∈ Mn×n là ma trận không suy biến
tương ứng với phép đổi biến nào đó, thì dạng toàn phương nói trên trở thành
Q(β1 , β2 , . . . , βn ) = β t (T −1 )t AT −1 β. (1.7)
Giả sử dạng toàn phương này là dạng đặc trưng của phương trình ban đầu sau khi
sử dụng phép đổi biến ξi = ξi (x1 , x2 , . . . , xn ), ta sẽ tìm mối quan hệ giữa hai ma trận
D(ξ1 , ξ2 , . . . , ξn )
J= và T .
D(x1 , x2 , . . . , xn )
Qua phép đổi biến, phương trình trở thành
n
X
bkl uξk ξl + F (ξ1 , . . . , ξn , u, uξ1 , . . . , uξn ) = 0,
k,l=1
Pn ∂ξk ∂ξl
với bkl = i,j=1 ∂xj aji (x) ∂xi , ma trận các hệ số tuân theo quy tắc B = JAJ t . Mặt khác
ta đã giả sử (1.7) là dạng đặc trưng của phương trình này. Như vậy J = (T −1 )t .
Vì thế trong bài tập đưa về dạng chính tắc, ta biến đổi dạng đặc trưng để đưa về
dạng chính tắc, tìm ma trận T trước, thì ma trận của phép đổi biến sẽ là J = (T −1 )t .
Thêm nữa, ta có thể tìm T −1 bằng phương pháp Gauss-Jordan, do đó nên chọn T ở
dạng ma trận tam giác trên.
Ví dụ 1.2. Đưa pt sau về dạng chính tắc:
1
2ux1 x1 + 3ux2 x2 − ux3 x3 + 6ux1 x2 − 2ux2 x3 = 0.
6
Dạng đặc trưng của pt là
1
K(α1 , α2 , α3 ) = 2α12 + 3α22 − α32 + 6α1 α2 − 2α2 α3
6 √
√ 3 2 3 2 1
= 2α1 + √ ξ2 − √ + √ ξ3 )2
2 2 2
2 2 2
= η1 − η2 + η3 .
√ 
2 √32 0
√ √
Ta đã biến đổi η = Bα, với B =  0 √32 √23  .
 
0 0 √12
Ta viết ma trận I3 vào bên phải B và thực hiện phép biến đổi:
√ 
2 √32 0 1 0 0
√ √
 0 √32 √23 0 1 0
 
0 0 √12 0 0 1
10 CHƯƠNG 1. NHẬP MÔN PHƯƠNG TRÌNH ĐẠO HÀM RIÊNG


Nhân dòng cuối cùng với 2 ta được
√ 
2 √32 0 1 0 0
√ √
 0 √32 √2 0 1 0 
 
3 √
0 0 1 0 0 2

Nhân dòng cuối với − √23 rồi cộng vào dòng 2 ta có
√ 
2 √32 0 1 0 0

 0 √32 0 0 1 − √23 
 

0 0 1 0 0 2

Nhân dòng giữa với √2 , ta được
3
√ 
2 √3 0 1 0 0
2 √ √ 
 0 1 0 0 √2 −232

3 √
0 0 1 0 0 2

Nhân dòng giữa với − √32 rồi cộng vào dòng đầu, ta được
√ √ 
2 0 0 1 −√ 3 2√
 0 1 0 0 √23 −√2 3 2 
 
0 0 1 0 0 2

Cuối cùng, chia dòng đầu cho 2 ta được
 √ √ 
1 0 0 √12 − √32 2
√ √ 
2
− 32
2

0 1 0 0 √
3 √
0 0 1 0 0 2

Do đó ta thu được
√1
 
2
0 0
 √ √
− 32
√ √2 0 

√ √3 √
2 −232 2
Và sau phép đổi biến y = (B −1 )t x ta thu được pt ở dạng chính tắc

uξ1 ξ1 − uξ2 ξ2 + uξ3 ξ3 = 0.

1.2.3 Phương trình tuyến tính cấp 2 trường hợp hai biến
Xét phương trình tuyến tính cấp 2 hai biến ở dạng

a(x, y)uxx + 2b(x, y)uxy + c(x, y)uyy + F (x, y, u, ux , uy ) = 0 (1.8)

Để phân loại phương trình, ta xét dấu của biếu thức ∆ = b2 − ac.
1.2. PHÂN LOẠI PHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐƯA PHƯƠNG TRÌNH VỀ DẠNG CHÍNH TẮC11

• Nếu ∆ > 0 phương trình thuộc loại hyperbolic.

• Nếu ∆ = 0 phương trình thuộc loại parabolic.

• Nếu ∆ < 0 phương trình thuộc loại elliptic.


(
ξ = ξ(x, y)
Ta còn cần tìm các phép đổi biến để đưa phương trình về dạng chính
η = η(x, y)
tắc. Theo (1.6)

ux = uξ ξx + uη ηx , uy = uξ ξy + uη ηy ,
uxx = uξξ ξx2 + 2uξη ξx ηx + uηη ηx2 + uξ ξxx + uη ηxx
uxy = uξξ ξx ξy + uξη (ξx ηy + ξy ηx ) + uηη ηx ηy + uξ ξxy + uη ηxy
uyy = uξξ ξy2 + 2uξη ξy ηy + uηη ηy2 + uξ ξyy + uη ηyy

và các hệ số trở thành

ã = aξx2 + 2bξx ξy + cξy2


b̃ = aξx ηx + b(ξx ηy + ηx ξy ) + cξy ηy
c̃ = aηx2 + 2bηx ηy + cηy2 (1.9)

Ở dạng chính tắc, pt có một trong các hệ số ã, b̃, c̃ triệt tiêu. Do đó phép đổi biến có
mối liên hệ với nghiệm của phương trình vi phân aωx2 + 2bωx ωx + cωy2 = 0. Ta cần đến
các khái niệm sau đây.

Định nghĩa 1.5. Đường đặc trưng của phương trình (1.8) là họ đường cong ω(x, y) = C
sao cho
aωx2 + 2bωx ωy + cωy2 = 0.

Định nghĩa 1.6. Phương trình vi phân đặc trưng của (1.8) là phương trình

a(y 0 )2 − 2by 0 + c = 0 (1.10)

Bổ đề 1.7. Giả sử hàm ω(x, y) ∈ C 1 (Ω) và ωy 6= 0 tại mọi điểm của lân cận Ω. Khi
đó họ đường cong ω(x, y) = C là đường đặc trưng của phương tình (1.8) nếu và chỉ nếu
ω(x, y) = C là tích phân tổng quát của phương trình vi phân (1.10).

Muốn đưa được phương trình về dạng chính tắc, chẳng qua ta thực hiện phép đổi
biến sao cho các hệ số của phương trình sau khi biến đổi xuất hiện ±1, 0. Nếu phép đổi
biến được lựa chọn sao cho ã = 0 thì ξ(x, y) = C chính là một đường đặc trưng của
phương trình (1.8). Theo bổ đề nói trên phép đổi biến đó chẳng qua là một nghiệm của
phương trình vi phân đặc trưng. Tùy theo loại của phương trình, ta có các sự lựa chọn
như sau.
12 CHƯƠNG 1. NHẬP MÔN PHƯƠNG TRÌNH ĐẠO HÀM RIÊNG

1. ∆ > 0, phương trình hyperbolic. Theo lý thuyết phương trình vi phân (GT 3),
phương trình (1.10) có 2 nghiệm tổng quát độc lập tuyến tính ω1 (x, y) = C và
ω2 (x, y) = C. Thực hiện phép đổi biến
(
ξ = ω1 (x, y)
η = ω2 (x, y)

Theo công thức (1.9), phương trình (1.8) đưa về phương trình có hệ số ã = c̃ = 0.
Ngoài ra,
b̃ = aξx ηx + b(ξx ηy + ηx ξy ) + cξy ηy 6= 0.
Ta thu được phương trình

b̃vξη + F̃ (ξ, η, v, vξ , vη ) = 0.

Thực hiện phép đổi biến ξ = α + β, η = α − β, ta thu được dạng chính tắc của
phương trình (1.8) trong trường hợp hyperbolic

vαα − vββ + F̃ ∗ (α, β, v, vα , vβ ) = 0.

2. ∆ < 0, phương trình elliptic. Theo lý thuyết phương trình vi phân (GT 3),
phương trình (1.10) có 2 tích phân tổng quát độc lập tuyến tính ω(x, y) = C và
ω(x, y) = C là liên hợp phức của nhau. Viết lại ω(x, y) = α(x, y) + iβ(x, y) và
thực hiện phép đổi biến (
ξ = α(x, y)
η = β(x, y)

Ta có

D(ω, ω̄) α + iβx αx − iβx α β D(α, β)


= x = −2i x x = −2i
D(x, y) αy + iβ y α y − iβ y αy βy D(x, y)

D(ω,ω̄) D(α,β)
Hai tích phân tổng quát độc lập tuyến tính nên D(x,y)
6= 0, cho nên D(x,y)
6= 0,
phép đổi biến là đơn trị. Hơn nữa, biến đổi pt

a(αx + iβx )2 + 2b(αx + iβx )(αy + iβy ) + c(αy + iβy )2 = 0


h i
⇔ (αx2 + 2αx αy + αy2 ) − (βx2 + 2βx βy + βy2 ) +

+ 2i aαx βx + b(αx βy + αy βx ) + cαy βy = 0.

Theo công thức (1.9), tính toán trên cho ta: ã = c̃ 6= 0, b̃ = 0. Do đó sau phép
đổi biến ta thu được phương trình

vξξ + vηη + F̃ ∗ (ξ, η, v, vξ , vη ) = 0.


1.3. BÀI TOÁN CAUCHY. ĐỊNH LÝ CAUCHY-KOVALEPSKAIA 13

3. ∆ = 0, phương trình parabolic. Theo lý thuyết phương trình vi phân (GT 3),
phương trình (1.10) có 2 tích phân tổng quát trùng nhau ω(x, y) = C. Thực hiện
phép đổi biến (
ξ = ω(x, y)
η = ψ(x, y)
D(ξ,η)
trong đó ψ(x, y) là hàm bất kỳ sao cho (x,y)
6= 0.
Theo công thức (1.9), phương trình (1.8) đưa về phương trình có hệ số ã = 0.

Không mất tính tổng quát ta có thể giả sử b = ac, a > 0, c > 0. Ta viết lại
√ √ √ √ √ √
ã = ( aξx + cηx )2 = 0 b̃ = ( aξx + cηx )( aξy + cηy )
√ √
c̃ = ( aξy + cηy )2 6= 0
√ √ D(ξ,η) √ √
trong đó aξy + cηy 6= 0 do x,y
6= 0 và aξx + cηx = 0.
Ta thu được phương trình ở dạng chính tắc

vηη + F̃ ∗ (ξ, η, v, vξ , vη ) = 0.

Ví dụ 1.3. Đưa phương trình sau đây về dạng chính tắc

uxx − 2uxy − 3uyy − uy = 0. (1.11)

Phương trình vi phân đặc trưng của (1.11) là: (y 0 )2 + 2y 0 − 3 = 0, nó có nghiệm y 0 = 1


và y 0 = −3. Do đó hai tích phân
( tổng quát là y − x = C và y + 3x = C.
ξ =y−x
Thực hiện phép đổi biến: , ta tính được
η = y + 3x

ux = −uξ + 3uη , uy = uξ + uη ,
uxx = uξξ − 6uξη + 9uηη , uxy = −uξξ + 2uξη + 3uηη ,
uyy = uξξ + 2uξη + uηη

Thay vào (1.11), ta thu được phương trình

−16vξη + vξ + vη = 0.

1.3 Bài toán Cauchy. Định lý Cauchy-Kovalepskaia


Giả sử Ω là một miền trong Rn . Định lý Cauchy-Kovalepskaia cổ điển là định lý về tính
tồn tại duy nhất nghiệm của phương trình đạo hàm riêng tuyến tính cấp m trong lớp
giải tích. Để đơn giản mà vẫn làm rõ ý tưởng, chúng ta phát biểu ở đây định lý cho
trường hợp phương trình cấp 2. Xét phương trình
n
X n
X
aij (x)uxi xj + ai (x)uxi + a(x)u = f (x). (1.12)
i,j=1 i=1
14 CHƯƠNG 1. NHẬP MÔN PHƯƠNG TRÌNH ĐẠO HÀM RIÊNG

Trong trường hợp một biến, n = 1, phương trình (1.12) là phương trình vi phân

u00 + b(x)u0 + c = 0. (1.13)

Bài toán Cauchy đối với (1.13) là bài toán tìm nghiệm của (1.13) thỏa mãn điều kiện
ban đầu u(x0 ) = u0 , u0 (x0 ) = u1 . Ta biết (1.13) có nghiệm giải tích duy nhất trong lân
cận của điểm x0 nếu b(x), c(x) là các hàm giải tích trong lân cận x0 . Tổng quát hóa lên
trường hợp nhiều biến của bài toán này được phát biểu như sau.

• Giả sử S là một mặt (n − 1) chiều trong Ω đủ trơn (ở đây ta có thể giả thiết S
thuộc lớp C 2 ) và được cho bởi phương trình

F (x1 , x2 , . . . , xn ) = 0

trong đó F là một hàm thực và ∇F = (Fx1 , Fx2 , . . . , Fxn ) 6= 0.

• Trong Ω ta cho trường vector λ(x) = (λ1 (x), . . . , λn (x)) với λi (x) thực, thuộc lớp
C 1 , λ(x) 6= 0, ∀x và trường vector này không tiếp xúc với S, có nghĩa là

∂F hλ, ∇F i
S
= 6= 0.
∂λ |λ|

• Lấy điểm x0 ∈ S tùy ý.

Bài toán Cauchy tổng quát là bài toán tìm nghiệm của (1.12) với điều kiện u S = u0 (x),
∂u
∂λ S
= u1 (x), trong đó u0 (x), u1 (x) – dữ kiện Cauchy, là các hàm đã cho trên S, còn S
được gọi là mặt Cauchy.

Ví dụ 1.4. Ký hiệu xn = t và x0 = (x1 , . . . , xn−1 ). Xét S là siêu phẳng t = t0 trong



Rn , còn λ(x) là trường vector ∂t . Ta có bài toán Cauchy với dữ kiện
(
u t=t0 = u0 (x0 ),
∂u
∂t t=t0
= u1 (x0 ).

Định nghĩa 1.8.

• Phương trình đặc trưng của phương trình (1.12) là phương trình
n
X
aij (x)αi αj = 0; αi , αj ∈ R.
i,j=1

• Điểm x0 của mặt ω(x1 , x2 , . . . , xn ) = 0 được gọi là điểm đặc trưng của phương
trình (1.12) nếu
X n 
aij (x)ωxi ωxj x=x0 = 0.
i,j=1
1.3. BÀI TOÁN CAUCHY. ĐỊNH LÝ CAUCHY-KOVALEPSKAIA 15

• Mặt S được gọi là mặt đặc trưng của phương trình (1.12) nếu mọi điểm của nó
đều là điểm đặc trưng của phương trình (1.12).

Xem thêm [1, chapter 3].


Ta có định lý tồn tại duy nhất nghiệm trong lớp hàm giải tích như sau

Định lí 1.9. Giả sử các hệ số aij (x), ai (x), a(x) và vế phải f (x) là các hàm giải tích
trong lân cận U của điểm x0 , các dữ kiện Cauchy u0 (x), u1 (x) là các hàm giải tích
trong lân cận của S ∩ U và S không chứa điểm đặc trưng của phương trình (1.12). Khi
đó bài toán Cauchy tổng quát có nghiệm giải tích duy nhất trong lân cận của mặt S.

Ý tưởng chứng minh. Bài toán được chứng minh dựa trên giả thiết về tính giải tích
của các hệ số và vế phải của phương trình, tính chất này cho ta biểu diễn các vế của
phương trình ở dạng chuỗi lũy thừa. Nhắc lại là một hàm số f được gọi là giải tích
(thực hoặc phức) trong lân cận của điểm x0 ∈ Rn nếu nó khai triển được ở dạng chuỗi
lũy thừa như sau
X 1 ∂ α f (x0 )
f (x) = α
(x − x0 )α
α! ∂x
|α|≥0

trong α = (α1 , . . . , αn ) ∈ Nn là bộ đa chỉ số và α! = α1 ! . . . α! , (x − x0 )α = (x1 −


x01 )α1 . . . (xn − x0n )αn .
Ta tìm được duy nhất nghiệm giải tích u trong lân cận điểm x0 khi tính được các
α u(x0 )
đạo hàm các cấp ∂ ∂x α tại x0 . Các giá trị này có thể tính được qua dữ kiện Cauchy,
hệ số, vế phải của phương trình nếu như mặt S không chứa điểm đặc trưng của (1.12).
Thật vậy, vì |∇F | = 6 0 ta có thể giả sử Fxn (x0 ) 6= 0, và pt mặt S được viết lại như
sau
xn = ϕ(x0 ), x0 = (x1 , . . . , xn−1 )
(
yi = xi − x0i ≡ Fi (x), i = 1, . . . , n
với hàm trơn ϕ(x0 ). Ta xét phép biến đổi , trong
yn = F (x) ≡ Fn (x)
tọa độ này mặt S có pt yn = 0.
Phép đổi biến này biến Ux0 thành lân cận của gốc tọa độ. Ta biến đổi pt theo biến
y và thu được
Xn n
X
αij (y)vyi yj + αi (y)vyi + α(y)v = f1 (y), (1.14)
i,j=1 i=1
Pn
trong đó αnn (y) = k,l=1 akl (x)Fxi Fxj . Điều kiện Cauchy trở thành
(
v S = u0 (y 0 , ϕ(y 0 )) ≡ v0 (y 0 ), y 0 = (y1 , . . . , yn−1 ),
(1.15)
h∇y v, λ(y(x))i S = v10 (y 0 )

trong đó λ(y(x)) = ∂F , . . . , ∂F

∂λ
1
∂λ
n
.
Từ (1.15), đạo hàm hai vế của pt thứ nhất ta có

vyi S
= (v0 )yi , i = 1, . . . , n − 1.
16 CHƯƠNG 1. NHẬP MÔN PHƯƠNG TRÌNH ĐẠO HÀM RIÊNG

∂Fn ∂F
Sử dụng điều kiện ∂λ
= ∂λ
6= 0 trên S, ta có
n−1
∂F −1 0 0 X ∂Fi 
vyn = v1 (y ) − (v0 )yi = vi (y 0 ).
∂λ i=1
∂λ

Từ hai biểu thức trên ta có thể tính tiếp đạo hàm cấp hai hỗn hợp của v. Cuối cùng,
điều kiện mặt S không có điểm đặc trưng cho ta tính từ (1.14)
X n
X
−1 0

vyn yn = αnn (y ) f1 (y) − αij (y)vvi vj − αi (y)vyi − α(y)v
i+j<2n i=1

Như vậy ta đã chứng minh được rằng các đạo hàm cho đến cấp hai của u tại điểm x0
được tính thông qua hệ số, vế phải và các dữ kiện Cauchy nếu mặt S không chứa điểm
đặc trưng và ∂F
∂λ
6= 0.

Trong trường hợp mặt S có chứa điểm đặc trưng của phương trình (1.12) thì (1.14)
cho ta một ràng buộc giữa các hệ số, vế phải và dữ kiện Cauchy của phương trình.
Do đó lúc này các điều kiện Cauchy không thể cho tùy ý, và bài toán có thể không có
nghiệm hoặc có nghiệm nhưng không duy nhất.
Ví dụ 1.5. n = 2, xét trong miền phẳng Ω = {|x| ≤ r} bài toán Cauchy
(
uxy = f (x, y)
u y=0 = u0 (x), uy y=0 = u1 (x).

y = 0 là đường đặc trưng nên bài toán cần thêm điều kiện dudx 1 (x)
= f (x, 0). Điều kiện
này là cần và đủ để bài toán có nghiệm, nghiệm được biểu diễn như sau
Z x Z y
u(x, y) = dξ f (ξ, η)dη + u0 (x) + g(y)
0 0

trong đó g(y) ∈ C 2 , g(0) = 0, g 0 (0) = u1 (0).


Định lý trên không thể tổng quát hóa lên cho lớp hàm khả vi vô hạn C ∞ .
Ví dụ 1.6. Xét bài toán
(
∂t2 u + ∂x2 u = 0,
u(0, x) = ϕ(x), ∂t u(0, x) = ψ(x).

Phương trình này vô nghiệm trong trường hợp các điều kiện ban đầu ϕ(x), ψ(x) là các
hàm C ∞ .
Ví dụ 1.7 (Lewy). Tồn tại hàm F (t, x, y) khả vi vô hạn sao cho phương trình ∂x u +
i∂y u − 2i(x + iy)∂t u = F (t, x, y) không có nghiệm (Sobolev) trong lân cận của điểm
(t0 , x0 , y0 ) ∈ R3 .
Xem chi tiết trong [1, chapter 8]
1.4. BÀI TOÁN ĐẶT CHỈNH 17

Sau đây ta tính một số ví dụ về mặt đặc trưng của một số pt.
Ví dụ 1.8. Xét pt truyền sóng utt − ux1 x1 − . . . − uxn−1 xn−1 = 0.
Pt đặc trưng của pt truyền sóng là
∂ω 2 ∂ω 2 ∂ω 2
= + ... +
∂t ∂x1 ∂xn−1

Nói riêng, pt có mặt đặc trưng là mặt phẳng

a1 (x1 − x01 ) + a2 (x2 − x02 ) + . . . + an−1 (xn−1 − x0n−1 ) = 0, với a21 + a22 + . . . + a2n−1 = a2n ,

và mặt nón

(x1 − x01 )2 + (x2 − x02 )2 + . . . + (xn−1 − x0n−1 )2 = (t − t0 )2 .

Ví dụ 1.9. Xét pt Laplace ux1 x1 + . . . + uxn xn = 0.


Pt đặc trưng của pt Laplace là
∂ω 2 ∂ω 2
+ ... + = 0.
∂x1 ∂xn−1

Pt này không có nghiệm thỏa mãn điều kiện ∇ω 6= 0, do đó pt Laplace không có mặt
đặc trưng.
Ví dụ 1.10. Xét pt truyền nhiệt ut − ux1 x1 − . . . − uxn−1 xn−1 = 0.
Pt đặc trưng của pt truyền sóng là
∂ω 2 ∂ω 2
+ ... + =0
∂x1 ∂xn−1

Suy ra ωxi = 0 với mọi i = 1, . . . , n − 1. Pt mặt đặc trưng có dạng ω(t) = C với
ω 0 (t) 6= 0.
Nói riêng, pt có mặt đặc trưng là các mặt đẳng nhiệt t =const.

1.4 Bài toán đặt chỉnh


Chúng ta biết rằng các bài toán trong phương trình đạo hàm riêng là các mô hình để
giải các bài toán vật lý trong thực tế. Chúng ta cần đảm bảo các sai số trong khi mô
hình hóa không ảnh hưởng đến kết quả bài toán, nếu có sai số nhỏ trong việc đo đạc
thực nghiệm thì sẽ dẫn đến sai số nhỏ trong nghiệm của mô hình toán tương ứng. Đó
chính là tính chất phụ thuộc liên tục của nghiệm vào các dữ kiện ban đầu.
Một bài toán ĐHR được gọi là đặt đúng nếu nó thỏa mãn ba điểm sau đây:
1. Bài toán có nghiệm u thuộc không gian hàm X với các điều kiện ban đầu, vế
phải, hệ số . . . ϕ ∈ Y thuộc không gian hàm Y . Ví dụX và Y có thể là không gian
C k (Ω) các hàm khả vi liên tục đến cấp k trên miền Ω ⊂ Rn ; không gian Lp (Ω)
các hàm p− khả tích trên Ω, không gian Sobolev W m,p (Ω). . .
18 CHƯƠNG 1. NHẬP MÔN PHƯƠNG TRÌNH ĐẠO HÀM RIÊNG

2. Nghiệm u là duy nhất trong lớp hàm X.

3. Nghiệm phụ thuộc liên tục vào các dữ kiện ban đầu, nghĩa là nếu ϕn (x) là dãy
hàm trong không gian Y hội tụ đến ϕ ∈ Y , thì nghiệm un tương ứng của bài toán
với dữ kiện ϕn sẽ hội tụ trong X về nghiệm u của bài toán với dữ kiện ϕ.

Ví dụ 1.11. Xét bài toán biên Dirichlet


(
∆ = 0, x∈Ω
u ∂Ω = ϕ(x), x ∈ ∂Ω

trong đó Ω là một miền biên trơn bị chặn trong Rn . Khi đó bài toán là đặt đúng trong
lớp hàm X = C 2 (Ω) ∩ C(∂Ω), Y = C(Ω).
(
ut t + ux x = 0, (t, x) ∈ R+ × R
Ví dụ 1.12 (Ví dụ H’Adamard). Xét bài toán giá trị ban đầu
u(0, x) = 0, ut (0, x) = ϕ(x).
√ √
Xét dãy ϕn (x) = −e− n sin nx, pt tương ứng có nghiệm un = ent− n
sin nx.
Theo chuẩn trong Y , ϕn (x) → 0 khi n → ∞, bởi vì

sup |ϕn (x)| ≤ e− n
→ 0, khi n → ∞.
x∈R

Nhưng nghiệm un không hội tụ về u = 0 trong X. Thật vậy



sup |un (x)| = sup ent− n
90
(t,x)∈R2+ t∈R+

√ √
vì limn→∞ ent− n
= ∞ nên tồn tại t0 sao cho ent0 − n
> 1. Vậy ta có đpcm.

1.5 Ba loại phương trình cơ bản và các bài toán


biên, Cauchy
1.5.1 Phương trình Laplace
Phương trình Laplace: ∆u = f , x ∈ Ω với Ω ⊂ Rn là miền bị chặn. Phương trình
Poisson ∆u = 0.
Điều kiện biên Dirichlet u ∂Ω = g.
Điều kiện biên Neumann ∂u ∂ν ∂Ω
= g, trong đó ∂u
∂ν
là đạo hàm theo hướng pháp tuyến
ngoài.
Điều kiện biên Robin au + b ∂u

∂ν ∂Ω
= g.
n
Trong trường hợp Ω = R \ K là miền ngoài, ngoài điều kiện trên biên ∂Ω = ∂K ta
cần giả sử thêm điều kiện của u khi |x| → ∞.
Với phương trình elliptic tổng quát bậc 2m, ta cần giả sử thêm m điều kiện trên
biên.
1.6. BÀI TẬP 19

1.5.2 Phương trình truyền sóng


Phương trình truyền nhiệt utt − ∆u = f , (t, x) ∈ [0, T ] × Ω.
( Ngoài các điều kiện trên biên (0, T ) × ∂Ω, bài toán còn cần hai điều kiện ban đầu
u(0, x) = ϕ(x),
x ∈ Ω (bằng số đạo hàm theo biến t).
ut (0, x) = ψ(x),

1.5.3 Phương trình truyền nhiệt


Phương trình truyền nhiệt ut − ∆u = f , (t, x) ∈ [0, T ] × Ω.
Ngoài các điều kiện trên biên (0, T ) × ∂Ω, bài toán còn cần điều kiện ban đầu
u(0, x) = ϕ(x), x ∈ Ω bằng số bậc đạo hàm theo biến t.
Với phương trình parabolic dạng tổng quát ut − P (x, ∂x ), thì ta cần giả sử một điều
kiện ban đầu và số điều kiện biên được cho như số điều kiện biên của phần elliptic
P (x, ∂).

1.6 Bài tập


1. Xác định loại của các pt sau và đưa về dạng chính tắc:

a) uxx − 2uxy − 3uyy + uy = 0.


b) uxx + yuyy + 21 uy = 0.
c) (1 + x2 )uxx + (1 + y 2 )uyy + xux + yuy = 0.
d) e2x uxx + 2ex+y uxy + e2y uyy + (e2y − ex+y )uy = 0.
e) sin2 xuxx − 2y sin xuxy + y 2 uyy = 0.

2. Xác định loại của các pt sau và đưa về dạng chính tắc:

a) 4ux1 x1 + 3ux2 x2 + 32 ux3 x3 + 2ux1 x2 + 2ux1 x3 = 0.


b) 4ux1 x1 + 4ux2 x2 − 32 ux3 x3 + 4ux1 x2 + 2ux2 x3 = 0.
c) 3ux1 x1 +2ux2 x2 −2ux3 x3 − 21 ux4 x4 +6ux1 x2 −2ux1 x4 +2ux2 x3 −2ux2 x4 +2ux3 x4 = 0.
d) 4ux1 x1 + ux2 x2 + 31 ux3 x3 − 2ux1 x2 + 2ux1 x3 = 0.
20 CHƯƠNG 1. NHẬP MÔN PHƯƠNG TRÌNH ĐẠO HÀM RIÊNG
Chương 2

Phương trình truyền sóng

2.1 Thiết lập phương trình dao động của dây, của
màng mỏng, bài toán Cauchy
2.1.1 Phương trình dao động của dây
Xét một đoạn dây không uốn, đàn hồi, thuần nhất có chiều dài l đặt dọc theo trục Ox.
Giả sử rằng sợi dây dao động quanh vị trí cân bằng Ox và tại thời điểm t, sợi dây có
hình dáng như sau đây.
Giả sử rằng sợi dây tiếp tục dao động trog mặt phẳng thẳng đứng với độ dịch chuyển
của điểm có vị trí x tại thời điểm t là u(t, x), và có thể bỏ qua chuyển động theo phương
ngang (ux << 0).
Xét một đoạn dây giữa điểm x0 và x1 bất kỳ, khi đó sợi dây chịu tác động của hai
lực căng đặt tại hai đầu mút x = x0 và x = x1 . Theo định luật thứ ba của Newton ta
có F = ma.
Chiếu lên trục Ox ta có:
T x1
= 0.
1 + u x x0
p
2

Chiếu lên trục thẳng đứng ta có:


Z x1
Tu x1
p x x0
= ρutt dx.
1 + u2x x0
p
Xấp xỉ 1 + u2x ∼ 1, ta có T (t, x0 ) = T (t, x1 ), lực căng dây là hằng số trên toàn bộ sợi
dây. Do ta xét với x0 , x1 bất kỳ, nên pt sau cho ta
s
T
T uxx = ρutt ⇔ utt − c2 uxx = 0, với c = .
ρ

Một số dạng khác của pt


• Nếu sức cản của không khí r > 0 đáng kể, pt có thêm thành phần tỉ lệ thuận với
lực cản này
utt − c2 uxx + rut = 0.

21
22 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN SÓNG

• Nếu sợi dây chịu lực đàn hồi theo phương ngang, ta có pt

utt − c2 uxx + ku = 0, k > 0.

• Nếu sợi dây chịu tác động của ngoại lực f (t, x), ta có pt không thuần nhất

utt − c2 uxx = f (t, x).

Bên cạnh đó, những điều kiện vật lý cho trên sợi dây tương ứng với điều kiện biên của
bài toán.

• Nếu sợi dây được giữ cố định tại mỗi đầu: u(t, 0) = u(t, l) = 0.

• Nếu một đầu của sợi dây được cho chuyển động tự do theo chiều ngang, không
chịu lực cản nào thì lực căng tại đầu dây đó T x=l = 0, hay ux x=l = 0.

2.1.2 Phương trình dao động của màng mỏng


Xét một màng mỏng thuần nhất được căng lên một khung phẳng trong mặt phẳng Oxy
như hình vẽ.
Giả sử màng không dịch chuyển trên mặt phẳng mà chỉ dao động theo phương thẳng
đứng và gọi u(t, x, y) là độ dịch chuyển của màng tại điểm có tọa độ (x, y) tại thời điểm
t. Xét một phần của màng mỏng giới hạn bởi miền Ω ⊂ D. Theo định luật ba Newton
ta có F = ma trên miền này.
Tương tự phần trên, do màng không dịch chuyển theo phương của mặt phẳng, nên
ta có lực căng T là hằng số.
Chiếu lên trục thẳng đứng ta có
Z ZZ
∂u
F = T ds = ρutt dxdy.
∂Ω ∂n Ω

Áp dụng định lý Ostrogradsky ta có


Z ZZ
∂u
T ds = ∇(T ∇u)dxdy.
∂Ω ∂n Ω

Do đẳng thức đúng trên miền Ω ta suy ra

T
utt = c2 ∆u, c2 = , ∆u = uxx + uyy .
ρ

Các hiện tượng vật được mô tả bởi pt truyền sóng trong không gian ba chiều bao gồm
hiện tượng rung của sợi dây đàn hồi, sóng âm trong không khí, sóng điện từ, sóng địa
chất truyền trong lòng trái đất.
Hai mô hình này được giới thiệu trong [6] và xây dựng chi tiết hơn trong [7].
2.1. MỘT SỐ BÀI TOÁN VẬT LÝ 23

2.1.3 Bài toán Cauchy


(
utt − ∆u = 0, (t, x) ∈ R+ × Rn ,
Là bài toán
u(0, x) = ϕ(x), ut (0, x) = ψ(x), x ∈ Rn .
Phương pháp đặc trưng giải bài toán Cauchy

Ví dụ 2.1. Giải bài toán Cauchy


(
2y
4y 2 uxx + 2(1 − y 2 )uxy − uyy − 1+y 2 (2ux − uy ) = 0,

u(x, y) y=0 = ϕ(x), uy (x, y) y=0 = ψ(x), x ∈ (x, y) ∈ R × R+ .

Phương trình vi phân đặc trưng

4y 2 (y 0 )2 − 2(1 − y 2 )y 0 − 1 = 0.

Suy ra y 0 = − 21 và y 0 = 1
2y 2
, hai tích phân tổng quát của pt vi phân này là x + 2y = C
2y 3
và x − =(
3
C.
ξ = x + 2y
Đổi biến 3 , ta có
η = x − 2y3

ux = uξ + uη , uxx = uξξ + 2uξη + uηη


uy = 2uξ − 2y 2 uη , uyy = 4uξξ − 8y 2 uξη + 4y 4 uηη − 4yuη
uxy = 2uξξ + 2(1 − y 2 )uξη − 2y 2 uηη

Thay vào pt ban đầu ta có 4(1 + y 2 )2 uξη = 0 ↔ uξη = 0. Phương trình này có nghiệm
u(ξ, η) = f (ξ) + g(η).
3
Thay lại biến x, y ta có u(x, y) = f (x + 2y) + g(x − 2y3 ). Từ điều kiện ban đầu y = 0,

f (x) + g(x) = ϕ(x),


2y 3 1
uy = 2f 0 (x + 2y) − 2y 2 g 0 (x − ), ⇒ f 0 (x) = ψ(x),
Z x Z3 x 2
1
⇒f (x) = f 0 (r)dr + f (0) = ψ(r)dr + f (0),
0 2 0
1 x
Z
g(x) = ϕ(x) − ψ(r)dr − f (0).
2 0

Cuối cùng ta thu được nghiệm của pt


x+2y
2y 3
Z
1
u(t, x) = ϕ(x − )+ ψ(r)dr.
3 2 x− 2y3
3

2.1.4 Bài tập


Giải các bài toán Cauchy sau đây bằng phương pháp đặc trưng
24 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN SÓNG
(
uxx + 2uxy − 3uyy = 0,
1.
u(x, 0) = 3x2 , uy (x, 0) = 0, x ∈ R.
(
uxx − 4uxy − 5uyy = 0,
2. trong đó Γ là đường thẳng y = 3x.
u Γ = 8x − 4y 2 , ux Γ = 5 + 4x, x ∈ R,
(
uxx + 2 cos xuxy − sin2 xuyy − sin xuy = 0
3.
u y=sin x = ϕ(x), uy |y=sin x = ψ(x), x ∈ R.

2.2 Bài toán Cauchy


2.2.1 Công thức d’Alembert
(
utt − uxx = 0, (t, x) ∈ R+ × R,
Xét bài toán Cauchy
u(0, x) = ϕ(x), ut (0, x) = ψ(x), x ∈ R.
(
ξ =x−t
Sử dụng phép đổi biến , ta đưa phương trình về dạng −4uξη = 0.
η =x+t
Phương trình này có nghiệm tổng quát
u(ξ, η) = u1 (ξ) + u2 (η)
với các hàm số u1 , u2 tùy ý. Thay lại biến t, x ta có nghiệm tổng quát
u(t, x) = u1 (x − t) + u2 (x + t).
Thay vào điều kiện ban đầu ta có hệ
(
u1 (x) + u2 (x) = ϕ(x),
−u01 (x) + u02 (x) = ψ(x).

Lấy tích phân trên đoạn [0, x] hai vế pt thứ hai ta có


Z x
u2 (x) − u1 (x) = [u02 (r) − u01 (r)]dr + [u2 (0) − u1 (0)].
0

Kết hợp với pt thứ nhất, giải ra u1 , u2 rồi thay vào công thức nghiệm tổng quát ta có
ϕ(x − t) + ϕ(x + t) 1 x+t
Z
u(t, x) = + ψ(r)dr. (2.1)
2 2 x−t

2.2.2 Công thức Kirchhoff


Xét bài toán Cauchy
(
utt − ∆u = 0, (t, x) ∈ R+ × R3 ,
(2.2)
u(0, x) = ϕ(x), ut (0, x) = ψ(x).
2.2. BÀI TOÁN CAUCHY 25

Bổ đề 2.1. Gọi up = up (t, x) là nghiệm của bài toán


(
utt − ∆u = 0, (t, x) ∈ R+ × R3 , x = (x1 , x2 , x3 ),
(2.3)
u(0, x) = 0, ut (0, x) = p(x),

(chú ý chỉ số dưới p(x, y, z) của nghiệm up là điều kiện xuất hiện ở dữ kiện Cauchy).
Khi đó v = ∂t up là nghiệm của bài toán
(
vtt − ∆u = 0, (t, x) ∈ R+ × R3 ,
(2.4)
v(0, x) = p(x), vt (0, x) = 0.

Ngoài ra, nghiệm này được cho bởi công thức


Z
1
up (t, x) = p(y)dSy , (2.5)
4πt St (x)

trong đó St (x) là mặt cầu tâm x, bán kính t (cho bởi pt (ξ1 −x1 )2 +(ξ2 −x2 )2 +(ξ3 −x3 )2 =
t2 ), dSy là phần tử diện tích của mặt cầu này.

Chứng minh. Lấy đạo hàm hai vế của pt (2.3) theo t, ta có

uttt − ∂t ∆u = 0 ⇒ (ut )tt − ∆ut = 0 ⇒ vtt − ∆v = 0.

Thay các điều kiện ban đầu, ta có


(
v(0, x) = ut (0, x) = p(x)
vt (0, x) = utt (0, x) = ∆u(0, x) = 0.

Vậy v = ∂t up là nghiệm của bài toán (2.4).


Nhắc lại về tích phân phụ thuộc tham số: giả sử a(y), b(y) xác định trên đoạn [c, d],
khả vi trên (c, d), f (x, y) xác định, liên tục trên [a, b]×[c, d] và có đạo hàm riêng fy (x, y)
liên tục trên [a, b] × [c, d]. Khi đó tích phân phụ thuộc tham số
Z b(y)
I(y) = f (x, y)dx
a(y)

là hàm số xác định, liên tục, khả vi trên đoạn [c, d], và
Z b(y)
0
I (y) = fy (x, y)dx + f (b(y), y)b0 (y) − f (a(y), y)a0 (y).
a(y)

Nói riêng, tích phân phụ thuộc tham số với cận a(y) ≡ a, b(y) ≡ b có
Z b
0
I (y) = fy (x, y)dx.
a
26 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN SÓNG

Ta kiểm tra rằng (2.5) là nghiệm của (2.3). Thật vậy ta sử dụng phép đổi biến ξ = x+tα,
khi đó công thức (2.5) trở thành
Z Z
1 2 t
up (t, x) = p(x + tα)t dS1 = p(x + tα)dS1 ,
4πt S1 (0) 4π S1 (0)

trong đó dS1 là phần tử diện tích trên mặt cầu đơn vị.
Do đó up (0, x) = 0, và lấy đạo hàm hai vế theo t và theo x:
Z
t
∆up (t, x) = ∆p(x + tα)dS1
4π S1 (0)
Z Z
1 t
∂t up (t, x) = p(x + tα)dS1 + ∇p(x + tα) · αdS1 (2.6)
4π S1 (0) 4π S1 (0)
Z
1 1
= up + ∇p(y)dSy
t 4πt St (x)
Z
1 1
= up + ∆p(y)dy, (2.7)
t 4πt Bt (x)

ở đây ta sử dụng định lý Gauss cho tích phân trong (2.7).


Từ công thức (2.6) và điều kiện p(y) là hàm C 2 bị chặn trên S1 (0) ta có
Z
1
∂up (0, x) = lim ∂up (t, x) = lim p(x + tα)dS1 = p(x).
t→0 t→0 4π S1 (0)

Lấy đạo hàm lần nữa (2.7) theo t, ta có


Z Z
1 1 1 1
∂tt up (t, x) = − 2 up + ∂t up − ∆p(y)dSy + ∂t ∆p(y)dy
t t 4πt2 Bt (x) 4πt Bt (x)
Z t Z
= ∂t dr ∆p(x + rα)dSα
0 Sr (x)
Z
= ∆p(y)dα = ∆up .
St (x)

Sử dụng nguyên lý chồng chất nghiệm (đúng với pt tuyến tính) ta có định lý sau
đây

Định lí 2.2. Giả sử ϕ(x) ∈ C k (R3 ), ψ ∈ C k−1 (R3 ). Bài toán Cauchy (2.2) có nghiệm
u ∈ C k−1 (R+ × R3 ) được cho bởi công thức
Z Z
1 1 
u(t, x) = ψ(y)dSy + ∂t ϕ(y)dSy . (2.8)
4πt St (x) 4πt St (x)
2.2. BÀI TOÁN CAUCHY 27

2.2.3 Công thức Poisson biểu diễn nghiệm trường hợp hai
chiều
Ta xét bài toán Cauchy trong không gian hai chiều.
(
utt − ∆u = 0, (t, x) ∈ R+ × R2 ,
(2.9)
u(0, x) = ϕ(x), ut (0, x) = ψ(x).

Ta sẽ sử dụng phương pháp hạ thấp số chiều không gian, sử dụng nghiệm trong trường
hợp ba chiều để thu được nghiệm trong trường hợp hai chiều. Thật vậy, ta có thể coi
hàm số và các điều kiện ban đầu không phụ thuộc vào biến số thứ ba x3 . Áp dụng công
thức Kirchhoff ta có
Z Z
1 1 
u(t, x) = ψ(y1 , y2 , 0)dSy + ∂t ϕ(y1 , y2 , 0)dSy .
4πt St (x) 4πt St (x)

Ta muốn chuyển hai tích phân mặt loại 1 trên St (x) về tích phân bội hai trên hình tròn
Kt (x) trong mặt phẳng x3 = 0.
Nhắc lại: giả sử mặt S được cho bởi pt z = z(x, y), (x, y) ∈ D, khi đó tích phân
mặt loại 1 trên S được chuyển về tích phân bội hai trên D bởi công thức
Z ZZ q
f (x, y)dS = f (x, y) 1 + zx2 + zy2 dxdy.
S D

Vì hàm dưới dấu tích phân ϕ(y1 , y2 , 0), ψ(y1 , y2 , 0) là hàm chẵn đối với biến y3 , miền
lấy tích phân đối xứng qua mặt phẳng y3 = 0, do đó
n 1 Z 1
Z
o
u(t, x) = 2 ψ(y1 , y2 , 0)dSy + ∂t ϕ(y1 , y2 , 0)dSy ,
4πt St+ (x) 4πt St+ (x)

trong đó St+ (x) là nửa mặt cầu trên. Đưa về tích phân bội hai, hình chiếu của mặt cầu
trên xuống mặt phẳng y3 = 0 là hình tròn Kt (x) và mặt cầu có pt
p
y3 = t2 − (y1 − x1 )2 − (y2 − x2 )2

ta thu được
Z
1 ψ(y1 , y2 )
u(t, x1 , x2 ) = p dy1 dy2
2πt Kt (x) t2 − (y1 − x1 )2 − (y2 − x2 )2
Z
1 ϕ(y1 , y2 ) 
+ ∂t p dy1 dy2 (2.10)
2πt Kt (x) t2 − (y1 − x1 )2 − (y2 − x2 )2

2.2.4 Nguyên lý Duhamel giải phương trình không thuần nhất


Nghiệm của bài toán
(
utt − c2 ∆u = F (t, x),
u(0, x) = 0, ut (0, x) = 0, x ∈ R3 ,
28 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN SÓNG

Rt
được cho bởi công thức u(t, x) = 0 ω(τ, x, t − τ )dτ , trong đó ω(t, x, τ ) là nghiệm của
bài toán Cauchy với tham số τ
(
ωtt − ∆ω = 0,
ω(0, x, τ ) = 0, ut (0, x, τ ) = F (τ, x), x ∈ R3 .

Chứng minh.

2.2.5 Tính duy nhất nghiệm (đọc thêm)


Định lí 2.3. Giả sử u(t, x) là nghiệm của bài toán Cauchy sao cho uvà các đạo hàm
riêng cấp hai liên tục trên hình nón K ∪ G ∪ S. Khi đó nghiệm này được xác định một
cách duy nhất bởi các dữ kiện Cauchy trên mặt đáy G của hình nón.
Chứng minh. Để đơn giản về ký hiệu ta chứng minh trong trường hợp biến x ∈ R2 , n
tổng quát được chứng minh tương tự.
Giả sử u1 , u2 là hai nghiệm của bài toán, khi đó u = u1 − u2 sẽ là nghiệm của bài
toán Cauchy với các điều kiện ban đầu bằng 0:
(
utt − ∆u = 0, (t, x, y) ∈ R+ × R2 ,
(2.11)
u(0, x, y) = 0, ut (0, x, y) = 0.

Ta sẽ chứng minh u(A) = 0 với A là đỉnh của hình nón. Thật vậy, trong K ta có
∂t (utt − ∆u) = 0, lấy tích phân trên K ta thu được
ZZZ n o
∂ut utt − uxx − uyy dxdydt = 0
K

Sử dụng công thức tích phân từng phần ta có


ZZZ ZZZ
1 n
2 2 2
o
∂t ut − ux − uy dxdydt = [∂x (ut ux ) + ∂y (ut uy )]dxdydt
2 K K

Áp dụng công thức Gauss-Ostrogradsky ta có


Z Z
1 n
2 2 2
o
u − ux − uy cos(t, ν)dS = [ut ux cos(x, ν) + ut uy cos(t, ν)]dS
2 S∪G t S∪G

Trên mặt đáy G do các điều kiện ban đầu bằng 0 nên ut = ux = uy = 0. Trên mặt S,
do mặt nón có góc mở 45◦ , cos(t, ν) = √12 và do đó cos(t, ν)2 = cos(x, ν)2 + cos(y, ν)2 .
Thay vào đẳng thức trên, nhân cos(t, ν) vào cả hai vế ta có
Z Z
[ut cos(x, ν) − ux cos(t, ν)] dS + [ut cos(y, ν) − uy cos(t, ν)]2 dS = 0.
2
G G

Từ đó
ut ux uy
= = =: w.
cos(t, ν) cos(x, ν) cos(y, ν)
2.2. BÀI TOÁN CAUCHY 29

Xét l là phương của một đường sinh bất kỳ của hình nón, khi đó

∂u
= ux cos(l, x) + uy cos(l, y) + ut cos(l, t)
∂l  
= w cos(x, ν) cos(l, x) + cos(y, ν) cos(l, y) + cos(t, ν) cos(l, t)
= w cos(l, ν) = 0.

Vậy hàm số u(t, x, y) là hàm hằng dọc theo phương của các đường sinh, nói riêng
u(A) = 0.

2.2.6 Sự phụ thuộc liên tục của nghiệm vào các điều kiện ban
đầu
Trong các công thức biểu diễn nghiệm, nghiệm của pt truyền sóng được cho bởi những
tích phân mà hàm dưới dấu tích phân phụ thuộc vào dữ kiện Cauchy hoặc đạo hàm
theo t của chúng. Do đó, nếu xét trên những đoạn thời gian bị chặn [T1 , T2 ], nếu ta
thay đổi các dữ kiện Cauchy và các đạo hàm của chúng khá nhỏ thì nghiệm cũng sẽ
thay đổi khá nhỏ, vậy ta thu được tính liên tục của nghiệm vào dữ kiện Cauchy.

2.2.7 Các tính chất đặc trưng của pt truyền sóng (đọc thêm)
Ta sẽ sử dụng các công thức biểu diễn nghiệm để minh họa các tính chất đặc trưng của
pt truyền sóng.

Tốc độ truyền sóng hữu hạn


Giả sử nhiễu động ban đầu chỉ xuất hiện trên miền không gian G bị chặn, trong trường
hợp một chiều giả sử G = [a, b], nghĩa là ϕ(x) = ψ(x) = 0 ngoài đoạn [a, b].
Theo công thức d’Alembert

ϕ(x − t) + ϕ(x + t) 1 x+t


Z
u(t, x) = + ψ(r)dr. (2.12)
2 2 x−t

Các nhiễu động chỉ có ảnh hưởng đến nghiệm u tại điểm x0 nếu như x0 −t, x0 +t ∈ [a, b]
hay điều kiện là

min{|a − x0 |, |x0 − b|} ≤ t max{|a − x0 |, |x0 − b|}.

Tại vị trí x đó, khi t nằm ngoài khoảng nói trên thì u(t, x) = 0. Nói cách khác, sau một
khoảng thời gian hữu hạn, nhiễu động sẽ được truyền đến x0 và sau một khoảng thời
gian hữu hạn, nhiễu động được truyền qua x0 . Vận tốc truyền sóng là hữu hạn.

Miền phụ thuộc của nghiệm


Từ (2.12), u(t, x) phụ thuộc vào giá trị của ϕ tại x ± t và giá trị của ψ trên đoạn
[x − t, x + t]. Ta nói miền phụ thuộc của nghiệm là hình nón đỉnh tại điểm (t, x).
30 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN SÓNG

Nguyên lý Huyghen. Sự tồn tại của mặt sóng sau


Trong trường hợp không gian với số chiều lẻ n = 1, 3, từ công thức của nghiệm ta thấy
rằng, tích phân được tính trên mặt cầu, do đó khi thời gian t đủ lớn, giá trị của các
hàm dưới dấu tích phân triệt tiêu trên mặt cầu, do đó u(t, x) = 0. Nói cách khác sau
một thời gian hữu hạn, sóng được truyền qua điểm cho trước trong không gian.
Trong trường hợp không gian với số chiều chẵn, từ công thức của nghiệm, tích phân
được tính trên hình tròn, do đó sau một thời gian tùy ý, giá trị của hàm dưới dấu
tích phân không triệt tiêu trong hình tròn, nghiệm u(t, x) 6= 0. Nói cách khác tại mọi
điểm vẫn chịu ảnh hưởng của nhiễu động ban đầu, không có hiện tượng sóng truyền
qua một điểm trong không gian.

2.2.8 Bài tập


1. Sử dụng công thức d’Alembert cho nghiệm u(t, x) của bài toán Cauchy
(
utt = a2 uxx , (t, x) ∈ (0, ∞) × R,
u(0, x) = ϕ(x), ut (0, x) = ψ(x), x ∈ R.

chứng minh rằng

(a) Nếu ϕ(x), ψ(x) là các hàm số lẻ thì u(t, x) x=0


= 0.
(b) Nếu ϕ(x), ψ(x) là các hàm số chẵn thì ut (t, x) x=0
= 0.

2. Giải các bài toán sau


(
utt = 4uxx + xt,
(a)
u(0, x) = 0, ut (0, x) = x.
(
utt = uxx + ex ,
(b)
u(0, x) = sin x, ut (0, x) = x + cos x.
(
utt = uxx + uyy + 2,
(c)
u(0, x, y) = x, ut (0, x, y) = y.
(
utt = uxx + uyy + t sin y,
(d)
u(0, x, y) = x2 , ut (0, x, y) = sin y.
(
utt = uxx + uyy + uzz + 2xyz,
(e)
u t=0 = x2 + y 2 − 2z 2 , ut t=0 = 1.

2.3 Bài toán biên ban đầu


Xét pt
utt = ∆u + f (t, x), (t, x) ∈ [0, ∞) × Ω (2.13)
2.3. BÀI TOÁN BIÊN BAN ĐẦU 31

với Ω ⊂ Rn là miền bị chặn.


Ta muốn tìm nghiệm u thỏa mãn điều kiện ban đầu
(
u t=0 = ϕ0 (x),
(2.14)
ut t=0 = ϕ1 (x),

và điều kiện biên Dirichlet


u ST
= ψ1 (t, x), (2.15)
hoặc điều kiện biên Neumann
∂u
= ψ2 (t, x). (2.16)
∂ν ST
Ta gọi bài toán (2.13),(2.14),(2.15) là bài toán biên ban đầu thứ nhất, và (2.13),(2.14),(2.16)
là bài toán biên ban đầu thứ hai, chúng cùng là bài toán hỗn hợp.
Nghiệm của bài toán hỗn hợp là nghiệm u ∈ C 2 (QT ) thỏa mãn các pt và các điều
kiện tương ứng.

2.3.1 Tính duy nhất nghiệm


Định lí 2.4. Bài toán (2.13),(2.14),(2.15) có không quá một nghiệm u ∈ C 2 (Q̄T ).
Chứng minh. Giả sử bài toán có hai nghiệm u1 , u2 ∈ C 2 (Q̄T ), ta sẽ chứng minh rằng
u1 − u2 ≡ 0 trong Q̄T . Thật vậy, do tính chất tuyến tính của phương trình và các điều
kiên biên, điều kiện ban đầu, ta có u là nghiệm của bài toán sau đây:



 utt = ∆u, x ∈ QT

u
t=0
= u1 t=0 −u2 t=0 = 0,

 ut t=0 = (u1 )t t=0 −(u2 )t t=0 = 0,

u = u1 S −u2 S = 0.

S T T T

Nhân hai vế của phương trình utt = ∆u với ut rồi lấy tích phân trên miền Qτ = Ω×(0, τ )
ZZ
(utt − ∆u)ut dxdt = 0.

Ta viết ut utt = 21 ∂t (u2t ), ut uxi xi = ∂xi (ut uxi ) − uxi uxi t = ∂xi (ut uxi ) − 21 ∂t (u2xi ). Áp dụng
công thức tích phân từng phần ta thu được
ZZ n n 
1 2
X 1 o
∂t (ut ) − ∂xi (ut uxi ) − ∂t (u2xi ) dV = 0
Qτ 2 i=1
2
ZZ n Z n
X 1 2
X τ
⇔ ut uxi cos(ν, xi )dS + (ut + u2xi )dV 0 = 0.
Sτ ∪G∪G0 i=1
2 Qτ i=1

Trên mặt đáy Ω, Ω0 vector pháp tuyến ngoài cùng phương Ot do đó cos(ν, xi ) = 0. Trên
mặt xung quanh Sτ , nếu cho điều kiện biên Dirichlet u = 0 thì ut = 0, nếu cho điều
32 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN SÓNG

∂u
= ni=1 uxi cos(ν, xi ) = 0, do đó tích phân trên mặt Sτ triệt
P
kiện biên Neumann thì ∂n
tiêu. Cuối cùng trên mặt đáy Ω u = 0 nên ut = uxi = 0. Đẳng thức trên trở thành
Z n
X
(u2t + u2xi )dV t=τ
= 0.
Qτ i=1

Suy ra ut t=τ = uxi t=τ = 0. Hơn nữa τ thay đổi tùy ý trong [0, T ]. Vậy ut = uxi = 0
trong Q̄T . Vậy u(x, t) ≡ u(x, 0) = 0.

2.3.2 Định luật bảo toàn năng lượng


Giả sử u(x, t) ∈ C 2 (Q̄T ) là nghiệm của bài toán (2.13),(2.14) với điều kiện biên (2.15)
hoặc (2.16).
Trong phần trên ta đã chứng minh
Z n
X Z n
X
(u2t + u2xi ) t=0 dV = (u2t + u2xi ) t=τ
dV.
Qτ i=1 Qτ i=1

Đây chính là định luật bảo toàn năng lượng, trong đó biểu thức
Z Z n
X
u2t t=τ dV, u2xi t=τ
dV
Qτ Qτ i=1

lần lượt là biểu thức mô tả động năng và thế năng tại thời điểm t = τ .

2.3.3 Sự phụ thuộc liên tục của nghiệm vào điều kiện ban đầu
Ta sẽ chứng minh trong trường hợp n = 1, Ω = [0, l] ⊂ R. Giả sử ui , i = 1, 2 lần lượt
là nghiệm của bài toán sau đây với dữ kiện ϕi , ψi
(
(ui )tt − (ui )xx = 0, 0 < x < l, 0 < t < T,
ui (0, t) = ui (l, t) = 0, 0 < t < T, ui (x, 0) = ϕi (x), (ui )t (x, 0) = ψi (x), 0 < x < l.

Định lí 2.5. Nếu |ϕ1 (x) − ϕ2 (x)|, |ϕ01 (x) − ϕ02 (x)| , |ψ1 (x) − ψ2 (x)| đủ nhỏ với x ∈ [0, l]
thì nghiệm |u1 (x, t) − u2 (x, t)| đủ nhỏ trong [0, l] × [0, T ].

Chứng minh. Đặt v = u1 − u2 , vtt − ∆v = 0. Nhân với vt rồi lấy tích phân trên miền,
ta có Z lZ τ
vt (vtt − vxx )dxdt = 0, ∀0 ≤ τ ≤ T.
0 0

Lấy tích phân từng phần ta được


Z l Z l Z τ Z τ
1 1
(vt2 + vx2 ) t=τ dx − (vt2 + vx2 ) t=0 dx − vt vx x=l
dt + vt vx x=0
dt = 0.
2 0 2 0 0 0
2.4. PHƯƠNG PHÁP TÁCH BIẾN 33

Do điều kiện biên v(0, t) = v(l, t) = 0, hai tích phân sau cùng triệt tiêu. v thỏa mãn
điều kiện ban đầu

vx (x, 0) = ϕ01 (x) − ϕ02 (x), vt (x, 0) = ψ1 (x) − ψ2 (x).



Chúng ta giả sử |ϕ1 (x) − ϕ2 (x)| ≤ √ε2l , |ϕ01 (x) − ϕ02 (x)| ≤ ε l , |ψ1 (x) − ψ2 (x)| ≤ √ε ,
2l
Rl
vậy thì 0 (vt2 + vx2 ) t=τ dx ≤ ε2 . Ta đánh giá v như sau

|v(x, t)| ≤ |v(x, t) − v(x, 0)| + |v(x, 0)|


Z x
|vx (s, t)|ds + |ϕ1 (x) − ϕ2 (x)|
0
Z x
1
Z x
1 √ √
≤( ds) (
2 |vx |2 ds) 2 + ε l ≤ 2ε l.
0 0

2.4 Phương pháp tách biến


2.4.1 Nhắc lại về chuỗi Fourier
Giả sử hàm số f (x) cho trên R là hàm liên tục với chu kỳ 2l. Khi đó hàm f (x) có thể
khai triển thành chuỗi lượng giác

a0 X kπx kπx
f (x) ∼ + (ak cos + bk sin ),
2 k=1
l l

trong đó
Z l Z l Z l
1 1 kπx 1 kπx
a0 = f (x)dx, ak = f (x) cos dx, bk = f (x) sin dx.
2l −l 2l −l l 2l −l l

Cho hàm số f (x) xác định trên đoạn [0, l]. Muốn khai triển f theo hàm sine, ta thác
triển lẻ f lên [−l, l] và thác triển tuần hoàn lên R. Khi đó ak = 0, chuỗi Fourier của f
hội tụ về chính hàm số đó tại những điểm liên tục của hàm số f , nói riêng thác triển
này liên tục khi f (0) = f (l) = 0.
Muốn khai triển f theo hàm cosine, ta thác triển chẵn f lên [−l, l] và thác triển
tuần hoàn lên R. Khi đó bk = 0, chuỗi Fourier của f hội tụ về chính hàm số đó tại
những điểm liên tục của hàm số f , nói riêng thác triển này liên tục khi f (0) = 0.
Chúng ta cũng nhắc lại định lý sau đây về sự hội tụ của chuỗi Fourier về hàm số
ban đầu

Định lí 2.6. Nếu một hàm số F (x) tuần hoàn với chu kỳ 2l, có các đạo hàm đến cấp
p liên tục và P
các đạo hàm cấp p + 1 liên tục từng khúc, gọi ak , bk là hệ số Fourier của
nó thì chuỗi ∞ p
k=1 k (|ak | + |bk |) hội tụ.
34 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN SÓNG

2.4.2 Phương pháp tách biến


Trong phần này chúng ta sẽ sử dụng phương pháp tách biến Fourier để tìm nghiệm của
bài toán hỗn hợp trong hình chữ nhật 0 ≤ x ≤ l, 0 ≤ t ≤ T . Xét bài toán

2
utt = a uxx , 0 < x < l, 0 < t < T,

u(0, x) = ϕ(x), ut (x, 0) = ψ(x), 0 ≤ x ≤ l, (2.17)

u(0, t) = u(l, t) = 0, 0 ≤ t ≤ T.

Ta tìm nghiệm của (2.17) ở dạng tách biến u(x, t) = X(x)T (t). Thay vào phương trình
00 00
truyền sóng a2 X 00 T = T 00 X ⇒ a2 XX = TT , vế trái chỉ phụ thuộc x, vế phải chỉ phụ
thuộc t cho nên hai vế bằng nhau và bằng hằng số a2 λ.
Ta xét bài toán đối với X: X 00 = λX, X(0) = X(l) = 0. Tùy theo dấu của λ công
thức nghiệm X(x) có dạng khác nhau.
√ √
• Nếu λ > 0, phương trình có nghiệm X(x) = Ae λx
+ Be− λx
. Thay điều kiện
biên ta có

X(0) = A + B = 0,
√ √
X(l) = Ae λl
+ Be− λl
=0⇒ A = B = 0, X(x) = 0.

• Nếu λ = 0, X(x) = ax + b. Thay điều kiện ban đầu ta cũng có a = b = 0.


√ √
• Nếu λ < 0, phương trình có nghiệm tổng quát X(x) = A cos √−λx+B sin −λx.
Điều kiện ban đầu cho chúng ta X(0) = A = 0, X(l) √ = B sin −λl = 0. Bài toán
có nghiệm không tầm thường nếu B 6= 0, như vậy sin −λl = 0, tức là với các giá
√ 2
trị −λk l = kπ, λk = − kπl , k = 1, 2, . . .. Nghiệm tương ứng Xk = Bk sin kπx l
,
k≥1
2
Với giá trị riêng λk ta giải bài toán đối với T : T 00 = − kπa
l
T . Suy ra Tk (t) = A cos kπa
l
t+
kπa
B l t.
Nghiệm hình thức của bài toán ban đầu có dạng
X kπa kπa  kπx
u(x, t) = Ak cos t + Bk sin t sin . (2.18)
k=1
l l l

Ta còn cần tìm Ak , Bk sao cho nghiệm thỏa mãn điều kiện ban đầu. Thay t = 0 vào
công thức u(x, t) và ut (x, t) ta được
X kπx
ϕ(x) = u(x, 0) = Ak sin
k=1
l
X kπa  kπa kπa  kπx
ut (x, t) = −Ak sin t + Bk cos t sin
k=1
l l l l
X kπa kπx
ψ(x) = ut (x, 0) = Bk sin
k=1
l l
2.4. PHƯƠNG PHÁP TÁCH BIẾN 35

Như vậy Ak , Bk chính là hệ số trong khai triển Fourier của hàm số ϕ(x), ψ(x)
√ Z l
1 l
Z
kπx l kπx
Ak = ϕ(x) sin dx, Bk = ψ(x) sin dx.
l 0 l kπa 0 l

Định lí 2.7. Giả sử hàm ϕ(x) trong [0, l] có các đạo hàm liên tục cho tới cấp hai, đạo
hàm cấp ba liên tục từng khúc, ngoài ra ϕ(0) = ϕ(l) = 0, ϕ00 (0) = ϕ00 (l) = 0, hàm số
ψ(x) trong [0, l] có các đạo hàm liên tục tới cấp một, đạo hàm cấp hai liên tục từng
khúc, ngoài ra ψ(0) = ψ(l) = 0. Khi đó bài toán có nghiệm (2.18).

Phương trình không thuần nhất


Xét bài toán 
2
utt = a uxx + f (x, t), 0 < x < l, 0 < t < T,

u(x, 0) == ut (x, 0) = 0, 0 ≤ x ≤ l,

u(0, t) = u(l, t) = 0, 0 ≤ t ≤ T.

Giả sử f (0, t) = f (l, t) = 0, hàm số f (x, t) liên tục, có đạo hàm riêng cấp một liên tục.
Điều kiện này đảm bảo hàm số f (x, t) có thể khai triển thành chuỗi Fourier.
Bài toán thuần nhất ứng với bài toán này là

2
utt = a uxx , 0 < x < l, 0 < t < T,

u(x, 0) = ut (x, 0) = 0, 0 ≤ x ≤ l,

u(0, t) = u(l, t) = 0, 0 ≤ t ≤ T.

Theo phần bài toán thuần nhất ta đã biếtnghiệm riêng dạng tách biến của bài toán
này là uk (x, t) = Ak cos kπa
l
t + Bk sin kπa
l
t sin kπx
l
. Do đó ta sẽ tìm nghiệm hình thức
của bài toán không thuần nhất dưới dạng

X kπx
u(x, t) = Tk (t) sin
k=1
l

Khai triển hàm f (x, t) thành chuỗi Fourier sine, ta có


∞ ∞ ∞
X kπx X kπx 2 kπx X kπx
Tk00 (t) sin = −a 2
sin + fk (t) sin
k=1
l k=1
l l k=1
l

trong đó Z l
2 kπx
fk (t) = f (x, t) sin dx.
l 0 l
kπx
Đồng nhất hệ số của sin l
ta thu được hệ phương trình đối với Tk (t), k ≥ 1
( 2
Tk00 + kπx
l
Tk = fk (t)
Tk (0) = 0, Tk0 (0) = 0
36 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN SÓNG

ở đây Tk (0) = Tk0 (0) = 0 do điều kiện ban đầu



X kπx
0 = u(x, 0) = Tk (0) sin
k=1
l

X kπx
0 = ut (x, 0) = Tk0 (0) sin
k=1
l

với mọi 0 ≤ x ≤ l.
Phương trình vi phân này có nghiệm
Z t
kπ(t − τ )
Tk (t) = fk (τ ) sin dτ.
0 l

Vậy ta đã tìm được công thức nghiệm của bài toán không thuần nhất.

utt − uxx = 0, 0 < x < l, t > 0

Ví dụ 2.2. Giải bài toán u(0, t) = ux (l, t) = 0

u(x, 0) = x, ut (x, 0) = sin πx + sin 3πx

2l 2l

Ta tìm nghiệm dưới dạng tách biến u(x, t) = X(x)T (t). Thay vào phương trình ta

T 00 X 00
utt = uxx ⇒ T 00 X = X 00 T ⇒ = =λ
T X
X(0)T (t) = X 0 (l)T (t) = 0 ⇒ X(0) = X 0 (l) = 0

Tùy theo giá trị λ ta có nghiệm của bài toán đối với X như sau
√ √ √ √
• λ >√0, X(x) = Ae λx + Be− λx . Thay điều kiện ta được A + B = λ(Ae λlx

B − λl ) = 0, suy ra A = B = 0.

• λ = 0, X(x) = Ax + B. Thay điều kiện ta có B = 0, Al + B = 0 nên A = 0,


X ≡ 0.
√ √
• λ < 0, X(x) = A cos −λx + B sin −λx. Thay điều kiện ta được

X(0) = A = 0
0
√ √  (2k + 1)π 2
X (l) = B −λ cos −λl = 0 ⇒ λk = −
2l
 2
(2k+1)πx (2k+1)π
Vậy bài toán có nghiệm không tầm thường Xk = Bk sin 2l
khi λk = − 2l
.

Nghiệm hình thức của bài toán ban đầu có dạng


X (2k + 1)πt (2k + 1)πt  (2k + 1)πx
u(x, t) = Ak cos + Bk sin sin
k≥0
2l 2l 2l
2.4. PHƯƠNG PHÁP TÁCH BIẾN 37

Thay vào điều kiện ban đầu ta có


X (2k + 1)πx
u(x, 0) = x = Ak sin
k≥0
2l
πx 3πx X (2k + 1)π (2k + 1)πx
ut (x, 0) = sin + sin = Bk sin
2l 2l k≥0
2l 2
2l 2l
⇒B0 = , B1 = , Bk = 0, k ≥ 2
π 3π
2 l (−1)k 8l
Z
(2k + 1)πx
Ak = x sin dx =
l 0 2l (k + 1)2 π 2

Vậy nghiệm của bài toán là

2l πt πx 2l 3πt 3πx 8l X (−1)k (2k + 1)πt (2k + 1)πx


u(x, t) = sin sin + sin sin + 2 2
cos sin
π 2l 2l 3π 2l 2l π k≥0 (k + 1) 2l 2l

2.4.3 Bài tập


Giải các bài toán biên ban đầu sau đây

utt − uxx = 0, 0 < x < l, t > 0,

1. ux (0, t) = ux (l, t) = 0,

u(x, 0) = x, ut (x, 0) = 1.


utt − uxx = 0, 0 < x < l, t > 0,

2. u(0, t) = 0, u(l, t) = t,

u(x, 0) = ut (x, 0) = 0.


utt − uxx = 0, 0 < x < 1, t > 0,

3. u(0, t) = t + 1, u(1, t) = t3 + 2,

u(x, 0) = x + 1, ut (x, 0) = 0.

38 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN SÓNG
Chương 3

Phương trình truyền nhiệt

3.1 Thiết lập phương trình truyền nhiệt


3.1.1 Phương trình khuếch tán
Xét một chất lỏng không chuyển động lấp đầy một ống dẫn và một chất hóa học (thuốc
nhuộm) đang khuếch tán trong chất lỏng đó.
Thuốc nhuộm khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, và theo
định luật Fick sự dịch chuyển này tỉ lệ thuận với gradient của nồng độ. Ta ký hiệu
u(t, x) là nồng độ (khối lượng trên đơn vị độ dài) của thuốc nhuộm tại điểm có tọa độ
x tại thời điểm t.
Xét một đoạn ống dẫn bất kỳ từ vị trí x0 đến x1 , lượng thuốc nhuộm chứa trong
đoạn ống này được tính bằng:
Z x1
M (t) = u(t, x)dx,
x0

do đó độ thay đổi nồng độ theo thời gian được tính bằng


Z x1
dM
= ut (t, x)dx.
dt x0

Khối lượng này là do lượng thuốc nhuộm chảy ra khỏi đoạn ống tại vị trí x1 và chảy
vào tại x0 . Theo định luật Fick
Z x1
dM
= dòng chảy vào − dòng chảy ra = kux (t, x1 ) − kux (t, x0 ) = uxx dx,
dt x0

trong đó k là hệ số khuếch tán. Từ hai công thức của dM


dt
và đoạn [x0 , x1 ] tùy ý, ta có
pt ut = uxx .
Trong trường hợp trong ống dẫn có nguồn (hoặc có điểm hút) thuốc nhuộm với độ
lớn f (t, x), ta có pt ut = uxx + f (t, x).
Điều kiện biên:
1. Nếu chất khuếch tán được chứa trong một ống dẫn không bị thấm, sự thay đổi
nồng độ theo hướng pháp tuyến trên bề mặt của ống dẫn bằng 0, ta có điều kiện
biên Neumann ux = 0.

39
40 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN NHIỆT

2. Nếu chất khuếch tán được chứa trong một ống dẫn bị thấm, và nếu chất khuếch
tán thấm qua ống dẫn đều được rửa sạch ngay, thì trên bề mặt ống dẫn ta có
điều kiện biên Dirichlet u = 0.

3.1.2 Phương trình truyền nhiệt


Xét một vật rắn truyền nhiệt đẳng hướng chiếm miền D trong không gian. Ký hiệu
u(x, y, z, t) là nhiệt độ tại thời điểm t đo được tại điểm có tọa độ (x, y, z). Xét một thể
tích V tùy ý của vật thể, V được giới hạn bởi mặt kín S. Gọi c là nhiệt dung riêng của
vật liệu và ρ là mật độ. Khi đó nhiệt lượng được tích tụ trong V là
ZZZ
Q(t) = Cρudxdydz.
V

Độ thay đổi nhiệt độ theo thời gian là


ZZZ
dQ(t)
= Cρut dxdydz.
dt V

Theo định luật Fourier, dòng nhiệt truyền từ nơi nóng hơn sang nơi lạnh hơn tỉ lệ với
gradient của nhiệt độ, do đó ta có
ZZ
dQ(t)
= κ(ν · ∇u)dS,
dt ∂V

trong đó κ là hệ số dẫn nhiệt. Áp dụng định lý Ostrogradsky ta có


ZZ ZZZ
κ(ν · ∇u)dS = ∇(κ(ν · ∇u))dV.
∂V V

Theo định luật bảo toàn năng lượng, ta có


ZZZ ZZZ
Cρudxdydz = ∇(κ(ν · ∇u))dV.
V V

Trong trường hợp c, ρ, κ là các hằng số đẳng thức trên đúng với mọi miền V , do đó ta
κ
có ut = cρ ∆u.
Điều kiện biên

• Nếu vật thể D làm bởi chất cách nhiệt, sẽ không có dòng nhiệt được truyền qua
biên, dó đó ta có điều kiện biên Neumann ∂u
∂ν ∂D
= 0.

• Nếu vật thể này được chứa trong một bình đựng lớn với nhiệt độ biến thiên g(t)
và vật liệu dẫn nhiệt tốt thì ta có điều kiện biên Dirichlet u ∂D = g(t).
3.2. BÀI TOÁN CAUCHY 41

3.2 Bài toán Cauchy


Bài toán Cauchy đối với phương trình truyền nhiệt là bài toán tìm nghiệm u(x, t) của
bài toán
trong lớp hàm C 2,1 (ΓT ) ∩ C 0 (Γ̄T ). Ở đây C 2,1 (ΓT ) ký hiệu các hàm khả vi cấp hai
theo biến không gian x và khả vi cấp một theo biến thời gian t trong miền ΓT .
(
ut − a2 ∆u = 0, (x, t) ∈ C 2,1 (ΓT ), ΓT = (0, T ] × Rn ,
(3.1)
u(x, 0) = ϕ(x), x ∈ Rn

3.2.1 Nguyên lý cực trị


Chúng ta phát biểu và chứng minh trong trường n = 2. Định lý được phát biểu và
chứng minh tương tự cho n tổng quát.
Trước hết ta ký hiệu QT là miền giới hạn bởi mặt bên ST , đáy dưới G trong mặt
phẳng t = 0, đáy trên GT trong mặt phẳng t = T .

Định lí 3.1 (Nguyên lý cực trị trong miền bị chặn). Giả sử u(x, y, t) là nghiệm của
bài toán (3.1) trong miền đóng Q̄T . Khi đó u(x, y, t) đặt giá trị cực đại và cực tiểu trên
biên ST ∪ G (trên mặt xung quanh hoặc mặt đáy).

Chứng minh. Ta thấy hàm số u(x, y, t) đạt cực đại tại những điểm hàm số −u(x, y, t)
đạt cực tiểu, do đó ta chỉ cần chứng minh cho điểm cực đại của hàm u(x, y, t).
Đặt M = maxQ̄T u(x, y, t) và µ = maxST ∪G u(x, y, t). Vì ST ∪ G ⊂ Q̄T nên µ ≤ M .
Ta cần chứng minh µ = M .
Giả sử điều này không đúng, µ < M , và giả sử hàm số u đạt giá trị lớn nhất tại
điểm (x0 , y0 , t0 ) ∈ Q̄T = QT ∪ GT .
Xét hàm số v(x, y, t) = u(x, y, t) + M2T−µ (t0 − t), dễ thấy v(x0 , y0 , t0 ) = u(x0 , y0 , t0 ) =
M . Mặt khác với mọi (x, y, t) ∈ ST ∪ G, do u(x, y, t) ≤ M , t0 − t ≤ t0 ≤ T , ta có

M −µ
v(x, y, t) ≤ M + T < M.
2T
Do v(x, y, t) ∈ C 2,1 (QT ) nên v(x, y, t) đạt cực đại tại điểm (x1 , y1 , t1 ) nào đó trong Q̄T .
Nếu A(x1 , y1 , t1 ) ∈ QT , theo điều kiện cần của điểm đạt cực đại ta có vt A = 0 và
uxx A ≤ 0, uyy A ≤ 0.
Nếu A(x1 , y1 , t1 ) ∈ GT , t1 = T , ta có

v(x, y, t) − v(x1 , y1 , t1 )
vt A
= lim− ≥ 0.
t→t1 t − t1

Ngoài ra, do tính chất cực trị của hàm một biến, ta cũng có uxx A ≤ 0, uyy A ≤ 0
Tóm lại (vt − ∆v) A ≥ 0. Tuy nhiên, theo công thức xác định v, ta lại có (vt − ∆v) =
(ut − ∆u) − M2T−µ = − M2T−µ < 0, mâu thuẫn.
Vậy điều giả sử sai, M = µ.
42 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN NHIỆT

Định lí 3.2 (Nguyên lý cực trị trong miền không bị chặn). Gỉa sử u(x, y, t) là nghiệm
bị chặn của bài toán (3.1), khi đó với mọi (x, y, t) ∈ ΓT , ta có

inf u(x, y, 0) ≤ u(x, y, t) ≤ sup u(x, y, 0).


(x,y)∈R2 (x,y)∈R2

Chứng minh. Đặt sup(x,y)∈R2 u(x, y, 0) = M1 , inf (x,y)∈R2 u(x, y, 0) = M2 .


Xét hàm số v(x, y, t) = x2 +y 2 +4t (trong trường hợp tổng quát v(x, t) = |x|2 +4nt).
Ta có v(x, y, t) ≥ 0 trong Γ̄T , và hơn nữa vt − ∆v = 0 trong ΓT .
Xét hai hàm số

v1 (x, y, t) = u(x, y, t) − M1 − εv(x, y, t)


v2 (x, y, t) = u(x, y, t) − M2 + εv(x, y, t).

Ta thấy v1 và v2 thỏa mãn phương trình truyền nhiệt (∂t − ∆)v1 = (∂t − ∆)v2 = 0 trong
ΓT . Bên cạnh đó trên đáy dưới t = 0,

v1 (x, y, 0) = u(x, y, 0) − M1 − ε(x2 + y 2 ) ≤ 0,


v2 (x, y, 0) = u(x, y, 0) − M2 + ε(x2 + y 2 ) ≥ 0.

Trên mặt xung quanh x2 + y 2 = R2 của mặt trụ tròn xoay QR


T nào đó, ta có

v1 (x, y, t) = u(x, y, t) − M1 − ε(R2 + 4t),


v2 (x, y, t) = u(x, y, t) − M2 + ε(x2 + y 2 + 4t).

Theo giả thiết, nghiệm u bị chặn nên ta có thể chọn R ≥ R0 đủ lớn sao cho 2M −εR02 < 0
và M − M2 + εR02 > 0. Trên mặt xung quanh STR này, v1 (x, y, t) ≤ 0, v2 (x, y, t) ≥ 0. Áp
dụng nguyên lý cực đại cho miền bị chặn QR T với R ≥ R0 , ta có

v1 (x, y, t) ≤ 0, v2 (x, y, t) ≥ 0, ∀(x, y, t) ∈ ΓT .

Cho ε → 0 trong hai đánh giá trên, ta có

M2 ≤ u(x, y, t) ≤ M1 , ∀(x, y, t) ∈ ΓT .

3.2.2 Định lý tồn tại nghiệm


Định lí 3.3 (Giải bài toán thuần nhất). Nghiệm u ∈ C 1,2 (QT ) ∩ C 0 (Q̄T ) của bài toán
(??) được cho bởi công thức Poisson

|x−y|2
 √1 −
R
n e 4a2 t ϕ(y)dy khi t > 0,
u(x, t) = (2a πt)n R (3.2)
ϕ(x) khi t = 0,

với ϕ(x) là hàm liên tục trên Rn .


3.2. BÀI TOÁN CAUCHY 43

Nhận xét 1. • Chứng minh xem tài liệu [2] trang 148 − 150.

• Tích phân trong (??) hội tự đều với mọi t > 0. Hơn nữa khi lấy đạo hàm của
hàm dưới dấu tích phân cấp tùy ý theo t, x hàm dưới dấu tích phân chỉ thay đổi
một đa thức theo t, x, do đó tích phân này vẫn hội tụ đều và việc lấy đạo hàm
dưới dấu tích phân là hợp lý. Do đó, nghiệm u(x, t) khả vi mọi cấp ngay cả khi
điều kiện ban đầu chỉ là hàm liên tục. Tính chất này phân biệt căn bản pt truyền
nhiệt và pt truyền sóng.

Định lí 3.4 (Nguyên lý Duhamel). Nghiệm của bài toán Cauchy


(
vt − vxx = f (x, y, t), (x, y, t) ∈ R2 × (0, ∞)
v(x, y, 0) = ϕ(x, y), (x, y) ∈ R2

được cho bởi công thức


Z t
v(x, y, t) = V (x, y, t − τ, τ )dτ,
0
(
Vt − Vxx = 0, (x, y, t) ∈ R2 × (0, ∞)
trong đó V (x, y, t, τ ) là nghiệm của bài toán
v(x, y, 0, τ ) = f (x, y, τ ), (x, y) ∈ R2 .
(
ut − uxx = 0, x ∈ R, t > 0,
Ví dụ 3.1. Giải bài toán
u(x, 0) = e−x , x ∈ R.

Theo công thức Poisson ta có


Z
1 (x−y)2
u(x, t) = √ e− 4t e−y dy
2 πt R Z
1 (y−(x−2t))2
= √ et−x e− 4t dy
2 πt R
2 √ y − (x − 2t)
Z
1 t−x
= √ e e−v 2 tdv, ( đổi biến v = √ )
2 πt R 2 t
= et−x .
R +∞ 2 √
Ở đây ta sử dụng tích phân Gauss −∞ e−x dx = π.
(
ut − uxx = e−t−x , x ∈ R, t > 0,
Ví dụ 3.2. Giải bài toán
u(x, 0) = e−x , x ∈ R.

Theo nguyên lý chồng chất nghiệm, ta có thể viết u = v + ω trong đó v, ω là nghiệm


của hai bài toán sau đây
( (
vt − vxx = 0, x ∈ R, t > 0, ωt − ωxx = e−t−x , x ∈ R, t > 0,
v(x, 0) = e−x , x ∈ R, ω(x, 0, τ ) = 0, x ∈ R.
44 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN NHIỆT

Theo công thức Poisson ta có


Z
1 (x−y)2
v(x, t) = √ e− 4t e−y dy = et−x
2 πt R
Z t
ω(x, t) = V (x, t − τ, τ )dτ.
0
(
Vt − Vxx = 0, x ∈ R, t > 0,
với V (x, t, τ ) là nghiệm của bài toán
V (x, 0, τ ) = e−τ −x , x ∈ R.
Theo công thức Poisson ta có
Z
1 (x−y)2
V (x, t) = √ e− 4t e−τ −y dy = et−x−τ
2 πt R
Theo nguyên lý Duhamel
t
et−x − e−t−x
Z
v(x, t) = e(t−τ )−x−τ dτ =
0 2
3et−x −e−t−x
Vậy bài toán ban đầu có nghiệm u(x, t) = 2

3.2.3 Bài tập


( (
ut − uxx = 0, x ∈ R, t > 0, 1 nếu |x| < 1
1. trong đó ϕ(x) =
u(x, 0) = ϕ(x), x ∈ R, 0 nếu |x| > 1
  R x −p2
ĐS: u(x, t) = 12 erf x+1 x−1
 

2 t
− erf √
2 t
, với erf(x) = 0
e dp.
(
ut − uxx = 0, x ∈ R, t > 0,
2. 2
u(x, 0) = e−x , x ∈ R.
x2
− 4t+1
ĐS: u(x, t) = e√4t+1 .
(
ut − ∆u = 0, (x, y, z) ∈ R3 , t > 0,
3.
u(x, y, z, 0) = xyz, (x, y, z) ∈ R3 .
ĐS: u(x, y, z, t) =.
(
ut − ∆u = 0, (x, y, z) ∈ R3 , t > 0,
4.
u(x, y, z, 0) = x2 yz − xyz 2 , (x, y, z) ∈ R3 .
ĐS: u(x, y, z, t) = (x2 + 2t)yz − xy(z 2 + 2t).
(
ut − 4uxx = 0, x ∈ R, t > 0,
5.
u(x, 0) = cos 3x, x ∈ R.
R +∞ 2 √ 2
ĐS: u(x, t) = cos 3xe−36t . Sử dụng −∞ e−u cos audu = πe−a /4 .
3.2. BÀI TOÁN CAUCHY 45
(
ut − 9uxx = 0, x ∈ R, t > 0,
6.
u(x, 0) = sin 2x cos 4x, x ∈ R.
 
ĐS: u(x, t) = 12 sin 6xe−324t − sin 2xe−36t .
(
ut − uxx + 2u = 0, x ∈ R, t > 0,
7.
u(x, 0) = e−x , x ∈ R.
ĐS: u(x, t) = e−t−x .

3.2.4 Định lý duy nhất nghiệm và sự phụ thuộc liên tục của
nghiệm vào điều kiện ban đầu
Định lí 3.5. Xét bài toán
(
ut = a2 ∆u, (x, t) ∈ Rn × (0, T )
(3.3)
u(x, 0) = ϕ(x), x ∈ Rn .

Khi đó nghiệm bị chặn của bài toán là duy nhất và phụ thuộc liên tục vào điều kiện ban
đầu.

Chứng minh. Giả sử u1 , u2 lần lượt là nghiệm của bài toán


(
(ui )t = a2 ∆ui , (x, t) ∈ Rn × (0, T )
ui (x, 0) = ϕi (x), x ∈ Rn .

( tính của phương trình truyền nhiệt, ta có v := u1 − u2 là nghiệm


Khi đó, do tính tuyến
vt = a2 ∆v, (x, t) ∈ Rn × (0, T )
của bài toán sau Áp dụng nguyên lý cực trị đối
v(x, 0) = ϕ1 (x) − ϕ2 (x), x ∈ Rn .
với miền không bị chặn Rn × (0, T ) ta được với mọi (x, t) ∈ Rn × [0, T ]

inf (ϕ1 (x) − ϕ(x)) ≤ v(x, t) ≤ sup (ϕ1 (x) − ϕ(x)) (3.4)
x∈Rn x∈Rn

Như vậy nếu ϕ1 − ϕ2 đủ nhỏ, điều kiện ban đầu thay đổi đủ nhỏ thì v = u1 − u2 đủ
nhỏ, nghiệm thay đổi đủ nhỏ, ta thu được sự phục thuộc liên tục của nghiệm vào điều
kiện ban đầu.
Đặc biệt nếu u1 , u2 cùng là nghiệm của một bài toán ϕ1 = ϕ2 thì từ (3.4) ta có
v = u1 − u2 ≡ 0, bài toán có nghiệm duy nhất.

3.2.5 Sự truyền nhiệt trong nửa thanh vô hạn


Trong phần này, ta sẽ xét bài toán truyền nhiệt trong nửa thanh vô hạn. Chúng ta đưa
bài toán về bài toán Cauchy trên toàn không gian và áp dụng công thức D’Alembert
để viết nghiệm của bài toán.
46 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN NHIỆT

1. Ta xét bài toán sau



2
ut = a uxx , 0 < x < ∞, t > 0,

u(x, 0) = ϕ(x), 0 ≤ x (3.5)

ux (0, t) = C, 0 ≤ t ≤ T.

Miền xét đối với x có biên x = 0 nên ta cần thêm điều kiện này, ta đang xét điều
kiện biên Neumann tại điểm x = 0.
Khi đó ta gọi ϕ̃(x) là mở rộng chẵn của hàm ϕ(x) từ (0, ∞) lên R, ϕ̃(x) = ϕ(−x),
x < 0. Điều kiện C = 0 đảm bảo ϕ̃(x) là hàm liên tục.
Theo công thức Poisson ta có

(x − ξ)2
Z
1
u(x, t) = √ exp(− )ϕ̃(ξ)dξ
2a πt R 4a2 t
Z ∞
1  0 (x − ξ)2 (x − ξ)2
Z 
= √ exp(− ) ϕ̃(ξ)dξ + exp(− )ϕ̃(ξ)dξ
2a πt −∞ 4a2 t 0 4a2 t
Z ∞
1 (x − ξ)2 (x + ξ)2 
= √ exp(− ) + exp(− ) ϕ(ξ)dξ
2a πt 0 4a2 t 4a2 t
R0
ở đây ta đã dùng phép đổi biến y = −x để tính tích phân −∞ , và dùng định
nghĩa của hàm ϕ̃.
Thêm nữa, tính đạo hàm theo x ta có

ξ−x (x − ξ)2
Z
1
ux (x, t) = √ exp(− )ϕ̃(ξ)dξ
2a πt R 2a2 t 4a2 t
ξ2
Z
1
⇒ ux (0, t) = 3 √ ξ exp(− 2 )ϕ̃(ξ)dξ = 0
4a t πt R 4a t

do hàm dưới dấu tích phân là hàm số lẻ.

2. Ta xét bài toán sau



2
ut = a uxx , 0 < x < ∞, t > 0,

u(x, 0) = ψ(x), 0 ≤ x (3.6)

u(0, t) = 0, 0 ≤ t ≤ T.

Miền xét đối với x có biên x = 0 nên ta cần thêm điều kiện này, ta đang xét điều
kiện biên Dirichlet tại điểm x = 0.
Trước hết, tại x = t = 0 các điều kiện của bài toán cần thỏa mãn điều kiện tương
thích sau đây 0 = u(0, 0) = ψ(0).
Khi đó ta gọi ψ̃(x) là mở rộng lẻ của hàm ψ(x) từ (0, ∞) lên R, ϕ̃(x) = −ϕ(−x),
x < 0. Điều kiện ψ(0) = 0 đảm bảo ψ̃(x) là hàm liên tục.
3.2. BÀI TOÁN CAUCHY 47

Theo công thức Poisson ta có


(x − ξ)2
Z
1
u(x, t) = √ exp(− )ψ̃(ξ)dξ
2a πt R 4a2 t
Z ∞
1  0 (x − ξ)2 (x − ξ)2
Z 
= √ exp(− )ψ̃(ξ)dξ + exp(− )ψ̃(ξ)dξ
2a πt −∞ 4a2 t 0 4a2 t
Z ∞
1 (x − ξ)2 (x + ξ)2 
= √ exp(− ) − exp(− ) ψ(ξ)dξ
2a πt 0 4a2 t 4a2 t
R0
ở đây ta đã dùng phép đổi biến y = −x để tính tích phân −∞ , và dùng định
nghĩa của hàm ψ̃. Thêm nữa, ta có
(x − ξ)2
Z
1
u(x, t) = √ exp(− )ψ̃(ξ)dξ
2a πt R 4a2 t
ξ2
Z
1
⇒ u(0, t) = √ exp(− 2 )ψ̃(ξ)dξ = 0
2a πt R 4a t
do hàm số dưới dấu tích phân là hàm số lẻ.

ut = 4uxx , x > 0, t > 0,

Ví dụ 3.3. Giải bài toán u(x, 0) = 0, x ≥ 0

u(0, t) = 2, 0 ≤ t ≤ T.

Đây là bài toán truyền nhiệt trong nửa thanh với điều kiện Dirichlet tại điểm x = 0.
Trước hết ta cần đưa điều kiện biên về 0 như lý thuyết bằng cách đặt u(x, t) = 2+v(x, t),
khi đó 
vt = 4vxx , x > 0, t > 0,

v(x, 0) = −2, x ≥ 0

v(0, t) = 0, 0 ≤ t ≤ T.

Nghiệm của bài toán được cho bởi


Z ∞ 
1 (x − y)2 (x + y)2 
v(x, t) = √ −2 exp(− − exp(− ) dy
4 πt 0 16t 16t
y−x y+x
Sử dụng phép đổi biến s = √
4 t
và s = hai tích phân trên trở thành

4 t
Z ∞
(x − y)2 √ Z ∞ −v2
exp(− dy = 4 t e dv
0 16t −x

4 t
Z ∞
(x + y)2 √ Z ∞ −v2
exp(− )dy = 4 t e dv
0 16t x

4 t

Do vậy nghiệm của bài toán là


2  ∞ −v2
Z √ Z ∞ −v2  x  −x 
u(x, t) = 2 + √ e dv − 4 t e dv = 2 + erf √ − erf √ ,
π −x √ x
√ 4 t 4 t
4 t 4 t
Rx 2
trong đó hàm erf(x) = √2π 0 e−p dp.
48 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN NHIỆT


ut = 4uxx + cos 2x, x > 0, t > 0,

Ví dụ 3.4. u(x, 0) = 0, x > 0,

u(0, t) = 0, t > 0.

Rt
Ta dùng nguyên lý Duhamel giải bài toán không thuần nhất u(x, t) = 0
V (x, t −
τ, τ )dτ trong đó V (x, t, τ ) là nghiệm của bài toán

Vt = 4Vxx , x > 0, t > 0,

V (x, 0, τ ) = cos 2x, x > 0,

V (0, t, τ ) = 0, t > 0.

Sử dụng công thức nghiệm bài toán truyền nhiệt trong nửa thanh ta được
Z ∞
1 (x − y)2 (x + y)2 
V (x, t, τ ) = √ exp(− − exp(− cos 2ydy
4 πt 0 16t 16t

3.3 Bài toán biên ban đầu thứ nhất


Xét phương trình thuần nhất
(
ut = a2 ∆u, (x, t) ∈ QT = Ω × (0, T ], Ω ⊂ Rn ,
(3.7)
u(x, 0) = ϕ(x), x ∈ Ω.

Ta tìm nghiệm u(x, t) ∈ C 2,1 (QT ) ∩ C 0 (Q̄T ) thoả mãn phương trình và điều kiện ban
đầu (3.7) và một trong các điều kiện biên sau đây
u ST
= ψ(x, t), (3.8)
∂u
ST
= ψ0 (x, t), (3.9)
∂n
∂u
(au + b ) ST
= ψ0 (x, t), (3.10)
∂n
Trường hợp không thuần nhất, phương trình có dạng ut − a2 ∆u = f (x, t). Bài toán
(3.7), (3.8) goi là bài toán biên ban đầu thứ nhất.

3.3.1 Định lý tồn tại nghiệm. Phương pháp tách biến Fourier
Ta sử dụng phương pháp tách biên Fourier tìm nghiệm của bài toán trường hợp một
chiều n = 1.

Bài toán thuần nhất


Xét bài toán 
2
ut = a ux x, 0 < x < l, 0 < t < T,

u(x, 0) = ϕ(x), 0 ≤ x ≤ l, (3.11)

u(0, t) = u(l, t) = 0, 0 ≤ t ≤ T.

3.3. BÀI TOÁN BIÊN BAN ĐẦU THỨ NHẤT 49

Ta tìm nghiệm của bài toán dưới dạng tách biến u(x, t) = X(x)T (t). Phương trình
truyền nhiệt trở thành
X 00 T0
XT 0 = a2 X 00 T ⇔ a2 =− .
X T
Do vế trái chỉ phụ thuộc x, vế phải chỉ phụ thuộc t nên hai vế bằng nhau khi chúng
bằng hằng số, ta ký hiệu bởi a2 λ. Do đó ta có phương trình đối với X: X 00 − λX = 0.
Ngoài ra, điều kiện biên của bài toán cho ta
X(0)T (t) = X(l)T (t) = 0∀t ∈ [0, T ] ⇔ X(0) = X(l) = 0.
Tùy theo dấu của λ công thức nghiệm X(x) có dạng khác nhau.
√ √
• Nếu λ > 0, phương trình có nghiệm X(x) = Ae λx
+ Be− λx
. Thay điều kiện
biên ta có
X(0) = A + B = 0,
√ √
X(l) = Ae λl
+ Be− λl
=0⇒ A = B = 0, X(x) = 0.

• Nếu λ = 0, X(x) = ax + b. Thay điều kiện ban đầu ta cũng có a = b = 0.


√ √
• Nếu λ < 0, phương trình có nghiệm tổng quát X(x) = A cos √−λx+B sin −λx.
Điều kiện ban đầu cho chúng ta X(0) = A = 0, X(l) √ = B sin −λl = 0. Bài toán
có nghiệm không tầm thường nếu B 6= 0, như vậy sin −λl = 0, tức là với các giá
√ 2
trị −λk l = kπ, λk = − kπl , k = 1, 2, . . .. Nghiệm tương ứng Xk = Bk sin kπx l
2
2 kπa
− l t
Với giá trị riêng λk ta giải bài toán đối với T : T 0 = − kπa

l
T . Suy ra T (t) = exp .
Nghiệm hình thức của bài toán ban đầu có dạng
2
X − kπa t kπx
u(x, t) = Bk exp l sin . (3.12)
k=1
l

Nghiệm này thỏa mãn điều kiện ban đầu


X kπx
ϕ(x) = u(x, 0) = Bk sin .
k=1
l

Như vậy Bk chính là các hệ số trong khai triển Fourier của hàm ϕ(x)
2 l
Z
kπx
Bk = ϕ(x) sin dx.
l 0 l
Vậy ta có được biểu thức của nghiệm hình thức, ta còn cần xét tính hội tụ của chuỗi
số này. Ta cần kiểm tra
• Chuỗi (3.12) hội tụ và là hàm liên tục trong [0, l] × [0, T ].
• Ta có thể đạo hàm từng số hạng trong chuỗi hai lần theo x, một lần theo t.
Xem lại phần về khai triển Fourier trong chương hai, ta có định lý sau đây
Định lí 3.6. Giả sử hàm số ϕ(x) liên tục, khả vi từng khúc và ϕ(0) = ϕ(l) = 0. Khi
đó chuỗi (3.12) hội tụ đều và cho ta nghiệm của bài toán (3.7), (3.8).
50 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN NHIỆT

Phương trình không thuần nhất


Xét bài toán 
2
ut = a uxx + f (x, t), 0 < x < l, 0 < t < T,

u(x, 0) = ϕ(x), 0 ≤ x ≤ l,

u(0, t) = u(l, t) = 0, 0 ≤ t ≤ T.

Giả sử f (0, t) = f (l, t) = 0, hàm số f (x, t) liên tục, có đạo hàm riêng cấp một liên tục.
Điều kiện này đảm bảo hàm số f (x, t) có thể khaitriển thành chuỗi Fourier.
ut = a2 uxx , 0 < x < l, 0 < t < T,

Bài toán thuần nhất ứng với bài toán này là u(x, 0) = 0, 0 ≤ x ≤ l,

u(0, t) = u(l, t) = 0, 0 ≤ t ≤ T.

Theo phần bài toán thuầnnhất ta đã biết nghiệm riêng dạng tách biến của bài toán
2
kπa
t −
này là uk (x, t) = exp sin kπx
l
. Do đó ta sẽ tìm nghiệm hình thức của bài toán
l

không thuần nhất dưới dạng



X kπx
u(x, t) = Tk (t) sin
k=1
l

Khai triển hàm f (x, t) thành chuỗi Fourier sine, ta có


∞ ∞ ∞
X kπx X kπx 2 kπx X kπx
Tk0 (t) sin = −a2 sin + fk (t) sin
k=1
l k=1
l l k=1
l

trong đó Z l
2 kπx
fk (t) = f (x, t) sin dx.
l 0 l
kπx
Đồng nhất hệ số của sin ta thu được hệ phương trình đối với Tk (t), k ≥ 1
l
( 2
Tk0 + kπx
l
Tk = fk (t)
Tk (0) = 0,

ở đây Tk (0) = 0 do điều kiện ban đầu 0 = u(x, 0) = ∞ kπx


P
k=1 Tk (0) sin l với mọi 0 ≤ x ≤
l.
Phương trình vi phân này có nghiệm
Z t
kπx 2
Tk (t) = exp − (t − τ )fk (τ )dτ.
0 l
Vậy ta đã tìm được công thức nghiệm của bài toán không thuần nhất.
Ta xét thêm ví dụ sau
Ví dụ 3.5. Giải bài toán

π
ut = uxx + u − x + 2 sin 2x cos x, 0 < x < 2 , 0 < t < T,

u(x, 0) = x, 0 ≤ x ≤ π2 ,

u(0, t) = 0, ux ( π2 , t) = 1, 0 ≤ t ≤ T.

3.3. BÀI TOÁN BIÊN BAN ĐẦU THỨ NHẤT 51

Đây là bài toán không thuần nhất có điều kiện biên khác không, do đó muốn giải
bài toán, ta đặt hàm phụ sao cho điều kiện biên của bài toán phụ bằng 0: v := u − x.
Ta suy ra phương trình đối với v

vt = vxx + v + 2 sin 2x cos x.

Các điều kiện biên là v(0, t) = vx (l, t) = 0. Ta sẽ tìm nghiệm riêng của phương trình
thuần nhất tương ứng vt = vxx + v ở dạng tách biến v(x, t) = X(x)T (t).
00 0
Khi đó ta có phương trình XT 0 = X 00 T + XT ⇔ X X+X = TT .
Vế trái chỉ phụ thuộc x, vế phải chỉ phụ thuộc t nên chúng cùng bằng hằng sô λ + 1.
Ta có hai phương trình X 00 = λX và T 0 = (λ + 1)T .
Điều kiện biên cho ta

u(0, t) = X(0)T (t) = 0∀t ∈ [0, T ] ⇒ X(0) = 0.


π π π
ux ( , t) = X 0 ( )T (t) = 0 ⇒ X 0 ( ) = 0.
2 2 2

Chú ý ở đây ta có điều kiện biên Dirichlet tại điểm x = 0 và điều kiện biên Neumann
tại điểm x = π2 , do đó công thức nghiệm riêng sẽ khác hai ví dụ nói trên. Giải phương
trình X 00 = λX ta có công thức nghiệm phụ thuộc dấu của λ.
√ √
• Nếu λ > 0, phương trình có nghiệm X(x) = Ae λx
+ Be− λx
. Thay điều kiện
biên ta có

X(0) = A + B = 0,
π √ √ π √ π
X 0 ( ) = λ(Ae λ 2 − Be− λ 2 ) = 0 ⇒ A = B = 0, X(x) = 0.
2

• Nếu λ = 0, X(x) = ax + b. Thay điều kiện ban đầu ta cũng có X(0) = b = 0,


X 0 ( π2 ) = a = 0. Vậy X ≡ 0.
√ √
• Nếu λ < 0, phương trình có nghiệm tổng quát X(x) = A cos√ −λx+B√sin −λx.
Điều kiện ban đầu cho chúng ta X(0) = A = 0, X 0 ( π2 ) = −λB cos −λ π2 = 0.

Bài toán có nghiệm không tầm thường nếu B 6= 0, như vậy cos −λ π2 = 0, tức là

với các giá trị −λk π2 = (2k+1)π
2
, λk = −(2k + 1)2 , k = 0, 1, 2, . . . Nghiệm tương
ứng Xk = Bk sin(2k + 1)x

Biết công thức nghiệm riêng này, ta tìm nghiệm hình thức của bài toán không thuần
nhất dưới dạng X
u(x, t) = Tk (t) sin(2k + 1)x. (3.13)
k=0

Thay vào phương trình vt = vxx + v + 2 sin 2x cos x, ta có


X X
Tk0 (t) sin(2k + 1)x = 1 − (2k + 1)2 Tk (t) sin(2k + 1)x + sin 3x + sin x.

k=0 k=0
52 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN NHIỆT

Đồng nhất hệ số của sin(2k + 1)x ở hai vế ta có hệ phương trình


T00 (t) = 1, T0 (t) = 0 ⇒ T0 (t) = t
1
T10 (t) = −8T1 (t) + 1, T1 (0) = 0 ⇒ T1 (t) = 1 − e−8t
8
0
Tk (t) = −4k(k + 1)Tk (t), Tk (0) = 0 ⇒ Tk (t) = 0, ∀k ≥ 2.

Vậy nghiệm của phương trình ban đầu là


1
u(x, t) = x + t sin x + 1 − e−8t sin 3x.
8
(
ut − uxx − u = xt(2 − t) + 2 cos t
Ví dụ 3.6. Giải bài toán
ux x=0 = t2 , ux x=π = t2 , u t=0 = cos 2x.

Đặt v = u − t2 x − cos 2x, ta có


vt − vxx = ut − 2tx − (uxx + 4 cos 2x) = v − 3 cos 2x + 2 cos t
vx x=0
= vx x=π
= 0, v t=0
= 0.

Ta giải phương trình thuần nhất tương ứng: vt − vxx = v và tìm nghiệm ở dạng tách
biến v(x, t) = X(x)T (t). Phương trình tương đương
X 00 T0 − T
XT 0 − X 00 T = XT ⇔ = = λ.
X T
Vậy ta giải phương trình X 00 = λX với điều kiện biên
vx x=0
= vx x=π
= 0 ⇒ X 0 (0) = X 0 (π) = 0.

Tùy theo dấu của λ ta biện luận nghiệm X(x).


√ √
• √
Nếu λ √> 0, phương√
trình có nghiệm X(x) = Ae λx
+ Be− λx
. Suy ra X 0 (x) =
λx − λx
λ(Ae − Be ). Thay điều kiện biên ta có

X 0 (0) = λ(A − B) = 0,
√ √ √
X 0 (π) = λ(Ae λπ − Be− λπ ) = 0 ⇒ A = B = 0, X(x) = 0.

• Nếu λ = 0, X(x) = ax + b. Thay điều kiện ban đầu ta cũng có X 0 (0) = X 0 (π) =
a = 0. Vậy X(x) = C.
√ √
• Nếu λ < 0, phương
√ trình có nghiệm
√ tổng quát
√ X(x) = A cos −λx+B sin −λx.
Suy ra X 0 (x) = −λ(−A sin −λx + B cos −λx).
Điều kiện ban đầu cho chúng ta
√ √ √
X 0 (0) = B −λ = 0, X 0 (π) = −λ(−A) sin −λπ = 0.

Bài toán có nghiệm √ không tầm thường nếu A 6
= 0, như vậy sin −λπ = 0, tức
là với các giá trị −λk π = kπ, λk = −k 2 , k = 0, 1, 2, . . . Nghiệm tương ứng
Xk = Ak cos kx.
3.3. BÀI TOÁN BIÊN BAN ĐẦU THỨ NHẤT 53

Biết công thức nghiệm riêng này, ta tìm nghiệm hình thức của bài toán không thuần
nhất dưới dạng X
u(x, t) = T0 (t) + Tk (t) cos kx. (3.14)
k=1

Thay vào phương trình vt − vxx = v − 3 cos 2x + 2 cos t, ta có


X X
T00 (t) + Tk0 (t) cos kx = T0 (t) + (1 − k 2 )Tk (t) cos kx − 3 cos 2x + 2 cos t.
k=1 k=1

Đồng nhất hệ số của cos kx ở hai vế ta có hệ phương trình

T00 (t) = T0 (t) + 2 cos t, T0 (t) = 0 ⇒ T0 (t) = et + sin t − cos t


T20 (t) = −3T2 (t) − 3, T2 (0) = 0 ⇒ T2 (t) = e−3t − 1
Tk0 (t) = (1 − k 2 )Tk (t), Tk (0) = 0 ⇒ Tk (t) = 0, ∀k 6= 2.

Vậy nghiệm của phương trình ban đầu là

u(x, t) = t2 x + et + sin t − cos t + e−3t cos 2x.

3.3.2 Bài tập



ut = 4uxx , 0 < x < 1, t > 0

1. u(0, t) = 2, u(1, t) = 6, t > 0,

u(x, 0) = sin 2πx + 4x.


ut = uxx , 0 < x < 1, t > 0

2. u(0, t) = u(1, t) = 0, t > 0,

u(x, 0) = x2 − 1, 0 < x < 1.


ut + u = uxx , 0 < x < l, t > 0

3. u(0, t) = u(l, t) = 0, t > 0,

u(x, 0) = 1, 0 < x < l.


ut = uxx , 0 < x < l, t > 0

4. ux (0, t) = 1, u(l, t) = 0, t > 0,

u(x, 0) = 0, 0 < x < l.


π
ut = uxx + u + 2 sin 2x sin x, 0 < x < 2 , t > 0

5. ux (0, t) = u( π2 , t) = 0, t > 0,

u(x, 0) = 0, 0 < x < π2 .


ut = uxx − 2ux + x + 2t, 0 < x < 1, t > 0

6. u(0, t) = u(1, t) = t, t > 0,

u(x, 0) = ex sin πx, 0 < x < 1.

54 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN NHIỆT


2 2 2
ut = uxx + 4u + x − 2t − 4x t + 2 cos x, 0 < x < π, t > 0

7. ux (0, t) = 0, ux (π, t) = 2πt, t > 0,

u(x, 0) = 0, 0 < x < π.

3.3.3 Định lý duy nhất nghiệm và sự phụ thuộc liên tục của
nghiệm vào điều kiện ban đầu
Định lí 3.7. Bài toán (3.7), (3.8) có nghiệm duy nhất u(x, t) ∈ C 2,1 (QT ) ∩ C 0 (Q̄T ) và
nghiệm này phụ thuộc liên tục vào điều kiện biên (dữ kiện trên ST ) và điều kiện ban
đầu (trên Ω).

Chứng minh. Cách chứng minh tương tự chứng minh cho bài toán Cauchy, sử dụng
nguyên lý cực trị trong miền bị chặn.
Giả sử ui ∈ C 2,1 (QT ) ∩ C 0 (Q̄T ), i = 1, 2 lần lượt là nghiệm của bài toán

2
(ui )t = a ∆ui , (x, t) ∈ QT = Ω × (0, T ],

ui (x, 0) = ϕi (x, t), x ∈ Ω,

ui S = ψi (x, t).

T

Do tính chất tuyến tính của phương trình và các điều kiện, ta có hàm số v(x, t) =
u1 (x, t) − u2 (x, t) là nghiệm của bài toán sau

2
vt = a ∆v, (x, t) ∈ QT ,

v(x, 0) = ϕ1 (x, t) − ϕ2 (x, t), x ∈ Ω,

v S = ψ1 (x, t) − ψ2 (x, t).

T

Theo nguyên lý cực trị ta có với mọi (x, t) ∈ Q̄T :

inf v(x, t) ≤ v(x, t) ≤ sup v(x, t).


ST ∪Ω ST ∪Ω

Nói riêng nếu supST |ψ1 − ψ2 | < ε, supΩ |ϕ1 − ϕ2 | < ε thì |(u1 − u2 )(x, t)| ≤ ε với mọi
(x, t) ∈ Q̄T . Ta thu được sự phụ thuộc liên tục của nghiệm vào điều kiện biên và điều
kiện ban đầu.
Đặc biệt đối với cùng một bài toán, ψ1 ≡ ψ2 , ϕ1 ≡ ϕ2 ta có u1 ≡ u2 , phương trình
có nghiệm duy nhất.

3.4 Công thức Green. Biểu diễn nghiệm nhờ các thế
vị
Giả sử Ω là miền bị chặn trong Rn . Ta ký hiệu QT = Ω × (0, T ] và ST = ∂Ω × [0, T ]
là mặt xung quanh của hình trụ. Giả sử rằng Ω là miền có biên trơn (tổng quát hơn là
miền mà công thức tích phân từng phần đúng cho miền đó, xem thêm [2][trang 3]).
3.4. CÔNG THỨC GREEN. BIỂU DIỄN NGHIỆM NHỜ CÁC THẾ VỊ 55

Đặt Lu = ut − uxx − uyy , L = ∂t − ∂x2 − ∂y2 (toán tử truyền nhiệt). Ta có L∗ u =


−ut − uxx − uyy , L∗ = −∂t − ∂x2 − ∂y2 (toán tử liên hợp hình thức của toán tử truyền
nhiệt).
Giả sử u, v ∈ C 2,1 (Q̄T ). Áp dụng công thức tích phân từng phần ta có
Z Z
vLudV = v(ut − uxx − uyy )dV
QT QT
Z Z h i
=− (uvt − vx ux − vy uy )dV + uv cos(ν, t) − vux cos(ν, x) − vuy cos(ν, y) dσ
QT ∂QT

Trên ba thành phần của biên ∂QT , thứ nhất trên mặt xung quanh ST pháp vector đơn
vị vuông góc với đường sinh của QT , do đó cos(ν, t) = 0, thứ hai trên mặt đáy dưới Ω
và đáy trên ΩT pháp vector lần lượt cùng hướng và đối hướng với chiều dương của trục
t, do đó, cos(ν, x) = cos(ν, y) = 0, cos(ν, t) = ±1 lần lượt trên ΩT và Ω. Do đó ta có
Z Z Z h i
vLudV = − (uvt − vx ux − vy uy )dV + −vux cos(ν, x) − vuy cos(ν, y) dσ+
QT
Z QT Z ST
+ u(x, y, T )v(x, y, T )dxdy − u(x, y, 0)v(x, y, 0)dxdy
ST S
Z Z Z
∂u
=− (uvt − vx ux − vy uy )dV − v dσ + u(x, y, T )v(x, y, T )dxdy−
QT ST ∂ν ΩT
Z
u(x, y, 0)v(x, y, 0)dxdy

Lại áp dụng công thức tích phân từng phần, ta có


Z Z Z
∂v
− u(vxx + vyy )dV = (vx ux + vy uy )dV − u dσ
QT QT ∂QT ∂ν
R
Trừ tương ứng vế với vế, chuyển QT uvt dV sang vế trái ta có công thức Green đối
với toán tử truyền nhiệt
Z Z 
∗ ∂u ∂v 
(vLu − uL v)dV = v −u dσ+
QT ST ∂ν ∂ν
Z Z
+ u(x, y, T )v(x, y, T )dxdy − u(x, y, 0)v(x, y, 0)dxdy
ΩT Ω

Đặc biệt, chọn v bằng hàm số sau đây



0 khi t ≤ τ
Γ(x, ξ, t, τ ) = 
|x−ξ|2
 (3.15)
 √1 exp − 4(t−τ )
khi t > τ.
2 π(t−τ )

Xem điểm (ξ, τ ) là tham số ta kiểm tra được rằng với t > τ : LΓ = Γt − Γxx − Γyy = 0.
56 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN NHIỆT

Định nghĩa 3.8. Hàm số Γ(x, ξ, t, τ ) được gọi là nghiệm cơ bản của phương trình
truyền nhiệt.

Mặt khác, nếu xem (x, t) là tham số thì L∗ξ,τ Γ = −Γτ − ∆ξ = 0.


Vì hàm số Γ có điểm kỳ dị tại t = τ do đó không thể thay trực tiếp v(x, y, t) =
Γ(x, ξ, t, τ ) vào công thức Green thứ hai (3.15). Ta lấy ε > 0, áp dụng công thức Green
trên miền Qτ −ε rồi lấy giới hạn khi ε → 0.
Z Z  ∂u
∗ ∂Γ 
(ΓLu − uL Γ)dV = Γ −u dσ+
Qτ −ε Sτ −ε ∂ν ∂ν
Z Z
+ uΓdxdy − uΓdxdy
Ωτ −ε Ω

Ta có L∗ Γ(ξ, x, τ, t) = 0 (chú ý ta đã đổi thứ tự x và ξ, t và τ trong biểu thức của Γ).


Ngoài ra Z
Γ(ξ, x, τ, τ − ε)u(x, τ − ε)dx → u(ξ, τ ).
Qτ −ε

Chuyển qua giới hạn khi ε → 0, ta có


Z Z  Z
∂u ∂Γ 
u(ξ, τ ) = Γ(ξ, x, τ, t)LudV + Γ −u dσ + u(x, 0)Γ(ξ, x, τ, 0)dxdy
Qτ Sτ ∂ν ∂ν Ω

Các tích phân có mặt trong công thức trên có tên gọi như sau
R
Định nghĩa 3.9. • Qτ Γ(ξ, x, τ, t)a0 (x)dV gọi là thế vị nhiệt khối với hàm mật
độ a0 (x) trên QT .
R
• Sτ (Γa1 (x)dσ gọi là thế vị nhiệt lớp đơn với hàm mật độ a1 (x).

• Sτ ( ∂Γ
R
a (x)dσ gọi là thế vị nhiệt lớp kép với hàm mật độ a2 (x).
∂ν 2

Vậy khi biết nghiệm cơ bản Γ của phương trình truyền nhiệt ta có thể biểu diễn
tường minh hàm số u thông qua các thế vị nhiệt khối, thế vị nhiệt lớp đơn và thế vị
nhiệt lớp kép với các hàm mật độ lần lượt là Lu, giá trị của đạo hàm của u và chính
nó trên ∂QT .
Chương 4

Phương trình Laplace và phương


trình Poisson

4.1 Thiết lập phương trình. Các bài toán biên


4.1.1 Thiết lập phương trình
Chúng ta đã xét một số hiện tượng vật lý trong các chương trước, ví dụ như mô hình
dây rung, mô hình dao động của màng mỏng, hiện tượng khuếch tán, hiện tượng truyền
nhiệt. Các đại lượng vật lý như độ rời của dây, của màng trong trường hợp đơn giản
được mô tả bởi phương trình truyền sóng utt − c2 ∆u = 0, nồng độ chất khuếch tán hay
nhiệt độ của vật thể được mô tả bởi phương trình truyền nhiệt ut − c2 ∆u = 0.
Giả sử chúng ta xét trường hợp vật thể đang ở trạng thái cân bằng, ví dụ như một
vật thể đang truyền nhiệt ra môi trường xung quanh, mặc dù vẫn xảy ra quá trình trao
đổi nhiệt nhưng ở trạng thái cân bằng, nhiệt độ của vật thể không thay đổi theo thời
gian, nhiệt lượng do vật thể sinh ra bằng với dòng nhiệt thoát ra môi trường bên ngoài.
Nói cách khác, các trạng thái vật lý không thay đổi theo thời gian, tức là ut = utt = 0.
Khi đó phương trình truyền sóng và phương trình truyền nhiệt thu gọn về ∆u = 0.

4.1.2 Các bài toán biên


Trong chương trình ta chỉ xét bài toán biên đối với miền bị chặn. Giả sử Ω ⊂ Rn là
miền bị chặn và có biên trơn ∂Ω (từng đoạn nhỏ của ∂Ω có thể xem là đồ thị của một
hàm số khả vi vô hạn).
Hai phương trình được xét trong chương này là

• Phương trình Laplace ∆u = 0.

• Phương trình Poisson ∆u = f .

Để xét tính đặt đúng của bài toán này, chúng ta còn cần thêm các điều kiện biên như
sau.

1. Điều kiện biên Dirichlet u ∂Ω


= ϕ(x).

57
58 CHƯƠNG 4. PHƯƠNG TRÌNH LAPLACE VÀ PHƯƠNG TRÌNH POISSON

2. Điều kiện biên Neumann ∂u∂ν ∂Ω


= ϕ(x). Trong trường hợp này, ta còn cần điều
kiện tương thích giữa vế phải f và điều kiện biên ϕ. Thật vậy, sử dụng công
thức tích phân từng phần ta có
Z Z Z X n Z X n Z
∂  
f dV = ∆udV = ∂u∂xi dV = − Ω ∂u∂xi νi dσ = Ωϕ(x)dσ,
Ω Ω Ω i=1 ∂xi ∂ i=1 ∂

trong đó ν = (ν1 , ν2 , . . . , νn ) là pháp vector đơn vị ngoài.


Ta có thể hiểu đẳng thức trên như sau: nếu xét một vật thể đang trao đổi nhiệt
ở trạng thái cân bằng ut = 0, ∆u = 0, vế trái chính là nhiệt lượng sinh ra do
nguồn nhiệt bên trong vật thể, còn vế phải là dòng nhiệt trao đổi qua biên của
vật thể. Vật thể ở trạng thái cân bằng khi nhiệt lượng sinh ra chính bằng nhiệt
lượng trao đổi với môi trường bên ngoài, chính là điều kiện tương thích nói trên.
∂u
3. Điều kiện biên Robin (hỗn hợp) ∂ν
+ σ(x)u ∂Ω
= ϕ(x).

Chúng ta sẽ xét nghiệm cổ điển của phương trình Laplace/Poisson: với điều kiện biên
Dirichlet u ∈ C 2 (Ω) ∩ C 0 (Ω̄), với điều kiện biên Neumann và Robin u ∈ C 2 (Ω) ∩ C 1 (Ω̄)
(các đạo hàm hiểu theo nghĩa thông thường).

4.1.3 Công thức Green. Nghiệm cơ bản của phương trình


Laplace
Giả sử u, v ∈ u ∈ C 2 (Ω) ∩ C 1 (Ω̄). Áp dụng công thức tích phân từng phần ta có

∂ 2u
Z Z Z
∂v ∂u ∂u
v 2 dV = − dV + Ωv νi dσ.
Ω ∂xi Ω ∂xi ∂xi ∂ ∂xi

Lấy tổng các vế các đẳng thức trên với i = 1, 2, . . . , n ta có


n n n
∂ 2u
Z X Z X Z
∂v ∂u X ∂u
v 2 dV = − dV + Ωv νi dσ
Ω i=1 ∂xi Ω i=1 ∂xi ∂xi ∂ i=1
∂x i
Z Z Z
∂u
⇔ v∆udV = − ∇u · ∇vdV + Ωv dσ( CT Green thứ nhất)
Ω Ω ∂ ∂ν

. Đổi vai trò giữa u và v ta có


Z Z Z
∂v
u∆vdV = − ∇u · ∇vdV + Ωu dσ
Ω Ω ∂ ∂ν

Trừ vế với vế ta có công thức Green thứ hai


Z Z 
∂u ∂v 
(v∆u − u∆v)dV = Ω v −u dσ (4.1)
Ω ∂ ∂ν ∂ν
4.1. THIẾT LẬP PHƯƠNG TRÌNH. CÁC BÀI TOÁN BIÊN 59

Cố định điểm y ∈ Ω và xét hàm số


(
1
n(2−n)ωn
|x − y|2−n khi n > 2,
Γ(x, y) = Γ(x − y) = 1

ln |x − y| khi n = 2,
n
π2
trong đó ωn = Γ(n/2+1)
là thể tích của hình cầu đơn vị trong Rn .
Định nghĩa 4.1. Γ(x, y) là nghiệm cơ bản của phương trình Laplace.
Khi x 6= y, ta tính được
∂Γ 1
= (xj − yj )|x − y|−n
∂xj nωn
2
∂ Γ 1 1
2
= (xj − yj )2 |x − y|−n−2 + |x − y|−n
∂xj ωn nωn
do đó ∆x Γ(x, y) = 0.
Hàm số Γ(x, y) có kỳ dị yếu tại điểm x = y. Áp dụng công thức Green thứ hai (4.1)
cho miền Ω \ Bε (y) và hàm v = Γ(x, y)
Z Z  ∂u ∂Γ 
Γ∆udV = Γ −u dσ
Ω\Bε (y) ∂Ω∪∂B ∂ν ∂ν
Người ta chứng minh được ([2][trang 45])
Z Z
∂u ∂Γ
Γ dσ 6= 0, dσ → −u(y)
∂B ∂ν ∂B ∂ν
Do đó cho ε → 0 ta có
Z
 ∂Γ Z
∂u 
u(y) = Ω u −Γ dσ + Γ∆udV (4.2)
∂ ∂ν ∂ν Ω

Định nghĩa 4.2.


R
• Tích phân dạng Ω
Γa0 (x)dV được gọi là thế vị khối với mật độ a0 (x) trong Ω.
R
• Tích phân dạng ∂Ω
Γa1 (x)dV được gọi là thế vị lớp đơn với mật độ a1 (x) trong
Ω.
∂Γ
R
• Tích phân dạng a (x)dV
∂Ω ∂ν 2
được gọi là thế vị lớp kép với mật độ a2 (x) trong
Ω.
Công thức (4.2) cho ta biểu diễn của một hàm u ∈ C 2 (Ω) ∩ C 1 (Ω̄) bất kỳ thông qua
các thế vị khối, lớp đơn, lớp kép với hàm mật độ lần lượt là ∆u, giá trị u và đạo hàm
theo hướng pháp tuyến của u trên biên.
Nếu ∆u = 0, thế vị khối bằng 0, như vậy hàm điều hòa u được biểu diễn thổng qua
các giá trị của nó và đạo hàm theo hướng pháp tuyến của nó trên biên ∂Ω. Hơn nữa,
do y ∈ Ω, các thế vị lớp đơn và lớp kép là các tích phân lấy trên biên, do đó các tích
phân này xác định, do Γ(x, y) khả vi vô hạn, giải tích theo y khi y 6= x, nên ta có thể
lấy đạo hàm vô số lần theo y, hàm thu được cũng là hàm giải tích. Vậy hàm điều hòa
là hàm giải tích. Tính chất này cũng đúng cho lớp các phương trình elliptic với hệ số
giải tích.
60 CHƯƠNG 4. PHƯƠNG TRÌNH LAPLACE VÀ PHƯƠNG TRÌNH POISSON

4.2 Phương pháp hàm Green, công thức Poisson


Trong phần này ta xây dựng công thức biểu diễn nghiệm u ∈ C 2 (Ω) ∩ C 1 (Ω̄) của bài
toán Dirichlet (
∆u = f x∈Ω
u = ϕ(x) x ∈ ∂Ω.

Giả sử h(x) ∈ C 2 (Ω) ∩ C 1 (Ω̄) là hàm điều hòa, ∆h = 0. Áp dụng công thức Green thứ
hai cho u và h ta có Z Z 
∂u ∂h 
h∆udV = Ω h −u dσ
Ω ∂ ∂ν ∂ν
Cộng tương ứng hai vế với (4.2) ta có
Z Z 
∂u ∂(Γ + h) 
u(y) = (Γ + h)∆udV − Ω (Γ + h) −u dσ
Ω ∂ ∂ν ∂ν
Đặt G = Γ + h và chọn hàm h sao cho G ∂Ω = 0. Đẳng thức trên trở thành
Z Z
∂G
u(y) = G∆udV + Ωu dσ
Ω ∂ ∂ν
Định nghĩa 4.3.
Định lí 4.4. Nghiệm u ∈ C 2 (Ω) ∩ C 1 (Ω̄) của bài toán biên Dirichlet được biểu diễn bởi
công thức Z Z
∂G
u(y) = − Ω ϕ(x)dσ + Gf (x)dx, y ∈ Ω.
∂ ∂ν Ω
(
∆x G(x, y) = 0 khi x ∈ Ω
Hàm G với tính chất trên được gọi là hàm Green, cụ thể
G ∂ Ω = 0.
Hàm Green đối với miền bất kỳ không dễ tìm ở dạng tường minh. Trong trường
hợp hình tròn, người ta tìm được công thức như sau
Định nghĩa 4.5. Hàm Green đối với hình cầu cho bởi công thức sau
(  
Γ(|x − y|) − Γ |y|
R
|x − ȳ| khi y 6= 0
G(x, y) = (4.3)
Γ(|x|) − Γ(R) khi y = 0,
R2
trong đó ȳ = |x|2
x là điểm nghịch đảo của x đối với hình cầu Ω = B(O, R), khi x = 0,
x̄ = ∞.
R2 −|y|2
Ta có thể kiểm tra được G(x, y) = G(y, x) và ∂G
∂ν
= ∂G
∂|x|
= nωn R
|x − y|−n .

Định lí 4.6. Giả sử ϕ(x) là hàm liên tục trên ∂B(O, R). Hàm u xác định bởi
R2 − |x|2
Z
ϕ(y)dσ
u(x) = n
, x ∈ ∂B(O, R)
nωn R ∂B |x − y|

thuộc C 2 (B) ∩ C 1 (B̄) và thỏa mãn phương trình Laplace ∆u = 0 với điều kiện biên
u ∂ Ω = ϕ(x).
4.3. TÍNH DUY NHẤT NGHIỆM VÀ SỰ PHỤ THUỘC LIÊN TỤC CỦA NGHIỆM61

Trong trường hợp n = 2 ta có thể dùng phép đổi biến trong tọa độ cực và thu được
công thức Z π
1 R2 − r 2
u(r, θ) = ϕ(r, η)dη. (4.4)
2π −π R2 − 2Rr cos(θ − η) + r2

4.3 Tính duy nhất nghiệm và sự phụ thuộc liên tục


của nghiệm
4.3.1 Nguyên lý cực trị
Định lí 4.7. Giả sử Ω là miền bị chặn trong Rn và u ∈ C 2 (Ω) ∩ C 0 (Ω̄) là hàm điều
hòa trong Ω. Khi đó u đạt GTLN, GTNN trên biên ∂Ω.
max u = max u, min u = min u.
Ω̄ ∂Ω Ω̄ ∂Ω

Chứng minh. Ta chứng minh với n = 2, trường hợp tổng quát viết tương tự. Ngoài ra,
do max u = − min(−u), ta chỉ cần chứng minh nguyên lý trên đối với điểm cực đại.
Xét hàm số v(x, y) = u(x, y)+ε(x2 +y 2 ), (x, y) ∈ Ω̄, ε > 0. Ta có v ∈ C 2 (Ω)∩C 0 (Ω̄),
và ∆v = ∆u + 4ε > 0.
Do hàm số v ∈ C 0 (Ω̄), nó đạt GTLN tại điểm (x0 , y0 ) ∈ Ω̄. Ta sẽ chứng minh
(x0 , y0 ) ∈ ∂Ω. Thật vậy, nếu (x0 , y0 ) ∈ Ω, nói riêng x = x0 và y = y0 lần lượt là điểm
cực đại của hai hàm một biến v(x, y0 ) và v(x0 , y), nên vxx (x0 , y0 ), vyy (x0 , y0 ) ≤ 0. Điều
này mâu thuẫn với tính chất ∆v > 0.
Vậy (x0 , y0 ) ∈ ∂Ω và ta có với mọi (x, y) ∈ Ω̄
u(x, y) ≤ v(x, y) ≤ v(x0 , y0 = u(x0 , y0 ) + ε(x20 + y02 )) ≤ max u(x, y) + ε(x20 + y02 )).
∂Ω

Do miền Ω̄ bị chặn nên ta có thể đánh giá x20 + y02 bởi M . Ước lượng đúng với mọi
(x, y) ∈ Ω̄ nên
max u ≤ max u + εM.
Ω̄ ∂Ω

Cho ε → 0, ta có maxΩ̄ u = max∂Ω u.

4.3.2 Tính duy nhất nghiệm, sự phụ thuộc liên tục


Giả sử u1 , u2 là nghiệm của phương trình Laplace với điều kiện biên Dirichlet lần lượt
là ψ1 (x), ψ2 (x). (
∆ui = 0 x ∈ Ω,
ui ∂Ω = ψi (x).
(
∆v = 0 x ∈ Ω,
Như vậy v = u1 − u2 là nghiệm của bài toán
v ∂Ω = ψ1 (x) − ψ2 (x).
Áp dụng nguyên lý cực trị cho hàm số v ta có với mọi x ∈ Ω̄
min(ψ1 − ψ2 ) ≤ u1 (x) − u2 (x) ≤ max(ψ1 − ψ2 ). (4.5)
∂Ω ∂Ω
62 CHƯƠNG 4. PHƯƠNG TRÌNH LAPLACE VÀ PHƯƠNG TRÌNH POISSON

Do đó, nghiệm u phụ thuộc liên tục vào điều kiện biên.
Nói riêng, đối với cùng bài toán, ψ1 = ψ2 , (4.5) cho ta u1 (x) = u2 (x) với mọi x ∈ ∂Ω.
Ta thu được tính duy nhất nghiệm của bài toán.

4.4 Giải bài toán Dirichlet trong hình tròn


Trong trường hợp n = 2, miền Ω là hình tròn ta cũng có thể sử dụng phương pháp tách
biến Fourier để tìm nghiệm của bài toán Dirichlet ở dạng chuỗi.

4.4.1 Phương pháp tách biến


Giả sử với a > 0, f (x, y) là hàm cho trước ta xét bài toán
(
uxx + uyy = 0 (x, y) ∈ B(0, a) = {(x, y) ∈ R2 x2 + y 2 < a2 },
u ∂Ω = f (x, y) (x, y) ∈ ∂B(0, a) = {(x, y) ∈ R2 x2 + y 2 = a2 },
(
x = r cos θ
Sử dụng hệ tọa độ cực phương trình Laplace trở thành
y = r sin θ
1 1
urr + ur + 2 uθθ = 0.
r r
Ta tìm nghiệm của phương trình dưới dạng u(r, θ) = R(r)ψ(θ). Phương trình Laplace
trở thành
R R
R00 ψ + ψ + 2 ψ 00 = 0 (4.6)
r r
và điều kiện biên trở thành u ∂B = g(a cos θ, a sin θ) = ϕ(θ). Dễ thấy ϕ là hàm tuần
hoàn, ϕ(θ) = ϕ(θ + 2π). Phương trình (4.6) tương đương
r2 R00 + rR ψ 00
=− =λ
R ψ
do vế trái chỉ phụ thuộc r, vế phải chỉ phụ thuộc θ, hai vế bằng nhau và cùng bằng
hằng số.
Do đó, ta sẽ tìm nghiệm tuần hoàn ψ(θ) của phương trình ψ 00 + λψ = 0.
√ √
• Nếu λ < 0, phương trình có nghiệm tổng quát ψ = C1 e− −λθ
+ C2 e −λθ
, nghiệm
này không tuần hoàn nếu C1 hoặc C2 khác 0.
• Nếu λ = 0, ψ 00 = 0, phương trình có nghiệm ψ = C1 θ + C2 . Nghiệm này tuần
hoàn khi C1 = 0, ta có hàm số hằng.
√ √
• Nếu λ > 0, phương trình có nghiệm ψ(θ) = C1 cos λθ + C2 sin λθ.
Từ tính chất ϕ(θ) = ϕ(θ + 2π), ta cũng có ψ(θ) = ψ(θ + 2π) với mọi θ
√ √ √ √
C1 cos λθ + C2 sin λθ = C1 cos λ(θ + 2π) + C2 sin λ(θ + 2π).
√ √
Suy ra, λθ + 2kπ = λ(θ + 2π). Như vậy, nghiệm ϕ(θ) không tầm thường khi
λk = k 2 , k ≥ 1, và ψk (θ) = Ak cos kθ + Bk sin kθ.
4.4. GIẢI BÀI TOÁN DIRICHLET TRONG HÌNH TRÒN 63

Với λk = k 2 , ta giải phương trình r2 R00 + rR = k 2 R. Ta tìm nghiệm của phương trình
này ở dạng R(r) = rα . Thay vào ta được α2 = k 2 , nên α = ±k. Tuy nhiên do ta đang
tìm nghiệm u lớp C 0 (B̄) nên nghiệm r−k bị loại.
Vậy nghiệm hình thức của phương trình có thể viết ở dạng

A0 X k
u(r, θ) = + r (Ak cos kθ + Bk sin kθ). (4.7)
2 k=1

Thay điều kiện biên r = a ta có



A0 X k
ϕ(θ) = u(a, θ) = + a (Ak cos kθ + Bk sin kθ).
2 k=1

Do đó A0 , Ak , Bk , k ≥ 1 có thể tính theo hệ số trong khai triển Fourier của hàm số ϕ(θ)

1 2π
Z
A0 = ϕ(θ)dθ,
π 0
Z 2π
1
Ak = k ϕ(θ) cos kθdθ,
πa 0
Z 2π
1
Bk = k ϕ(θ) sin kθdθ.
πa 0

Giả sử hàm số f (x, y) liên tục trên ∂B, do đó nó là hàm bị chặn, hàm ϕ(θ) cũng bị
chặn, ta ký hiệu bởi hằng số M . Khi đó từ công thức của Ak , Bk , ta dễ ước lượng
Z 2π
1
|Ak |, |Bk | ≤ k |ϕ(θ)|dθ ≤ 2M.
πa 0

Do đó chuỗi nghiệm hình thức (4.7) được chặn trên bởi



X rk
A0
+ 4M
2 k=1
ak

Chuỗi ∞ rk
P
k=1 ak hội tụ khi |r| < a, do đó chuỗi (4.7) hội tụ đều trên mọi hình tròn
B(0, R0 ) với 0 < R0 < a. Ta vừa chứng minh định lý sau đây
Định lí 4.8. Giả sử hàm số f (x, y) liên tục trên ∂B. Khi đó bài toán Dirichlet trong
hình cầu có nghiệm (4.7) với A0 , Ak , Bk , k ≥ 1, được tính theo công thức trên.
Công thức nghiệm này trùng với công thức Poisson khi n = 2, chứng minh xem
trong [2, trang 80].

4.4.2 Ví dụ
(
∆u = 4 x ∈ Ω = {x2 + y 2 < 1},
Giải bài toán
u = 1 + x2 + 2xy x ∈ ∂Ω = {x2 + y 2 = 1}.
64 CHƯƠNG 4. PHƯƠNG TRÌNH LAPLACE VÀ PHƯƠNG TRÌNH POISSON
(
∆v = ∆u − 4 = 0 x ∈ Ω,
Đặt v = u − x2 − y 2 , ta có
v = u − 1 = x2 + 2xy x ∈ ∂Ω.
(
x = r cos θ, 0 ≤ r < 1,
Đổi sang tọa độ cực
y = r sin θ.
(
urr + urr + urθθ2 = 0, 0 < r < 1,
Bài toán trở thành 2
Áp dụng lý thuyết
u(1, θ) = cos θ + 2 sin θ cos θ.
ta có, nghiệm hình thức của phương trình có dạng

a0 X k
u(r, θ) = + r (ak cos kθ + bk sin kθ),
2 k≥1

do đó cos2 θ + 2 sin θ cos θ = 1+cos 2θ


+ sin 2θ = a20 + k≥1 (ak cos kθ + bk sin kθ). Đồng
P
2
nhất các hệ số của cos kθ, sin kθ ở hai vế ta thu được a0 = 1, a2 = 12 , b2 = 1, ak = bk = 0
khi k 6= 2.
Vậy v(r, θ) = 12 + r2 ( 12 cos 2θ + sin 2θ). Nghiệm của bài toán là

1 3 1 1
u(x, y) = (1 + x2 + y 2 ) + x2 + 2xy = x2 + 2xy + y 2 + .
2 2 2 2

4.4.3 Bài tập


1. Cho hình tròn B(0, R). Tìm nghiệm của phương trình Laplace với điều kiện biên

(a) u ∂B
= 1 + 2 sin θ.

(b) u = a cos3 θ + b sin2 θ.

(
∆u = 2x, x ∈ B(0, 2),
2. Giải bài toán 3 2
u ∂B = x − x − 2xy .

(
∆u = 0, 1 < r < 2
3. Giải bài toán y
u r=1 = x − y, u r=2 = ln 2 − 4
+ x.

(
∆u = 0, (x, y) ∈ B(0, 1)
4. Xét bài toán ∂u Tìm k để phương trình có nghiệm, tìm
∂n ∂B
= 2x − y 2 + k.
nghiệm đó.

5. Tìm công thức phương trình Laplace trong hệ tọa độ cực.


4.5. HÀM ĐIỀU HÒA 65
(
x = r cos θ
Ta có nên
y = r sin θ

ux = ur rx + uθ θx
uxx = urr (rx )2 + 2urθ rx θx + uθθ (θx )2 + ur rxx + uθ θxx
x y −y x
rx = , ry = , θx = 0 2 2
, θy = 0 2
r r x +y x + y2
y2 x2
rxx = 3 , ryy = 3
r r
Thay vào công thức ∆u = uxx + uyy = urr + 1r ur + 1
u
r2 θθ
= 0.

4.5 Hàm điều hòa


66 CHƯƠNG 4. PHƯƠNG TRÌNH LAPLACE VÀ PHƯƠNG TRÌNH POISSON
Tài liệu tham khảo

[1] Fritz John, Partial differential equations, Springer-Verlag, 1982.

[2] Nguyễn Mạnh Hùng, Phương trình đạo hàm riêng phần 1, Nhà xuất bản Giáo dục,
2002.

[3] Nguyễn Minh Chương, Hà Tiến Ngoạn Phương trình đạo hàm riêng, Nhà xuất bản
Giáo dục, 2000.

[4] Trần Đức Vân, Lý thuyết phương trình đạo hàm riêng, Nhà Xuất bản Đại học Quốc
gia, 2005.

[5] Yehuda Pinchover, Jacob Rubinstein An introduction to partial differential equa-


tions, Cambridge University Press, 2005.

[6] Walter Strauss Partial differential equations, an introduction, John Wiley and Sons,
Inc., 1992.

[7] Hans Weinberger A First Course in Partial Differential Equations, Blaisdell,


Waltham, Mass., 1965.

67

You might also like