You are on page 1of 36

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


KHOA TOÁN - TIN HỌC
—————–oOo—————–

Tiểu Luận Tốt Nghiệp Đại Học


Chuyên Ngành Giải Tích

Định lý điểm dừng không điều kiện compact



Ứng dụng

Nhóm thực hiện : TRANG CÔNG BẰNG -NGUYỄN VĂN HỢI - ĐOÀN THẠNH.
Thầy hướng dẫn : GS.TS DƯƠNG MINH ĐỨC.

Thầy phản biện : TS. ÔNG THANH HẢI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


7 - 2017
Lời cảm ơn

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa Toán- Tin học, đặc biệt là các thầy
cô trong Bộ môn Giải tích đã tận tình dạy dỗ chúng tôi trong suốt thời gian học đại học. Hơn hết, chúng
tôi rất biết ơn thầy Dương Minh Đức đã tận tình hướng dẫn chúng tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
đại học này. Chúng tôi xin cảm ơn các sinh viên lớp CNTN Khoa Toán-Tin khóa 2013 và 2014 đã động
viên, giúp đỡ nhóm chúng tôi rất nhiều trong quá trình soạn thảo LATEX. Cuối cùng, chúng con xin chân
thành cảm ơn ba mẹ, những người luôn tạo cho chúng con mọi điều kiện tốt nhất trong học tập, nghiên
cứu và động viên mỗi khi chúng con gặp khó khăn.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2017

Trang Công Bằng -Nguyễn Văn Hơi - Đoàn Thạnh

2
Mục lục

Lời cảm ơn 2

Mục lục 3

1 Kiến thức chuẩn bị. 4


1.1 Không gian Lp (Ω). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.2 Không gian Sobolev W 1,p (Ω). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.3 Toán tử Nemytskii. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.4 Hàm nửa liên tục dưới yếu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.5 Hàm lồi. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

2 Giới thiệu bài toán,các điều kiện,định lý,bổ đề và các khái niệm liên quan. 8
2.1 Giới thiệu bài toán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
2.2 Một vài tóm tắt định lý điểm dừng và ứng dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
2.3 Một số biến thể của các kết quả trên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
2.4 Ứng dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
2.4.1 Bài toán: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18

3 Kết luận và tài liệu tham khảo. 35

Kết luận. 35

Tài liệu tham khảo. 35

3
Chương 1

Kiến thức chuẩn bị.

Trong chương này chúng tôi trình bày những kiến thức cơ bản, mà cụ thể là các khái niệm, tính chất
có trong chương trình bắt buộc chung lẫn bắt buộc riêng, được nhắc đi nhắc lại xuyên suốt trong tiểu
luận này.

1.1 Không gian Lp (Ω).


Cho Ω là tập con đo được của RN , N ∈ N ta định nghĩa không gian Lp (Ω), như sau:
• khi 1 ≤ p < ∞  Z 
p p
L (Ω) = u : |u (x)| dx < ∞ .

ta xét chuẩn Z  p1
p
∥u∥p = |u (x)| dx .

• khi p = ∞
L∞ (Ω) = v : tồn tại M ≥ 0 sao cho |v(x)| ≤ M h.h.m.n trong Ω .


ta xét chuẩn
∥v∥∞ = inf{M ≥ 0 : |v(x)| ≤ M h.h.m.n}
Định lý 1.1. Với 1 ≤ p ≤ ∞ và các chuẩn như định nghĩa trên thì Lp (Ω) là một không gian định chuẩn.

Chứng minh. Xem Định lý 4.7 trong [2].


Định lý 1.2 (Fischer–Riesz ). Không gian Lp (Ω) là không gian Banach với mọi 1 ≤ p ≤ ∞.
Chứng minh. Xem Định lý 4.8 trong [2].
Bổ đề 1.1 (Fatou’s lemma). Cho {gn } là dãy hàm đo được trong Ω với gn : Ω → [0, ∞), ∀n ∈ N. thì
Z Z
lim inf gn dx ≤ lim inf gn dx
Ω n→∞ n→∞ Ω

Chứng minh. Xem mục 1.28, Chương 1 trong [1].


Định lý 1.3 (Lebesgue’s dominated convergence theorem). Cho dãy hàm {fn } đo được trong L1 (Ω) thỏa
i. fn (x) → f (x) h.h.m.n trong Ω.
ii. Tồn tại hàm g ∈ L1 (Ω) thỏa |fn (x)| ≤ g(x), với mọi x ∈ Ω, n ∈ N.

4
Thì f ∈ L1 (Ω) và Z
lim |fn (x) − f (x)|dx = 0
n→∞ Ω

Chứng minh. Xem mục 1.34, Chương 1 trong [1].


′ 1 1
Định lý 1.4 (Bất đẳng thức Hölder ). Cho f ∈ Lp (Ω) và g ∈ Lp (Ω) với + ′ = 1, khi đó ta có
p p

∥f g∥1 ≤ ∥f ∥p ∥g∥p′ .

Chứng minh. Xem Định lý 4.6 trong [2].

Mệnh đề 1.1. Giả sử |Ω| < ∞ và cho 1 ≤ p ≤ q ≤ ∞. Khi đó Lq (Ω) ⊂ Lp (Ω). Hơn nửa có hằng số
C > 0 sao cho
∥f ∥p ≤ C∥f ∥q , ∀f ∈ Lq (Ω) .
Chứng minh. Theo bất đẳng thức Hölder thì
Z Z Z  pq Z  q−p
q
q q q−p
p p p. p
|f | dx = |f | .1 dx ≤ |f | dx 1 q−p dx = |Ω| q ∥f ∥pq ,
Ω Ω Ω Ω

suy ra
1
− q1
∥f ∥p ≤ |Ω| p ∥f ∥q = C∥f ∥q .

Định lý 1.5. Cho {fn } là dãy trong Lp (Ω) hội tụ về f trong Lp (Ω). Khi đó, ta có dãy con {fnk } của
{fn } sao cho
i) fnk (x) −→ f (x) h.h.m.n trong Ω.
ii) Tồn tại h ∈ Lp (Ω) sao cho |fnk (x)| ≤ h (x) h.h.m.n trong Ω với mọi k ∈ N.
Chứng minh. Xem Định lý 4.9 trong [2].

1.2 Không gian Sobolev W 1,p (Ω).


Định nghĩa 1.1. Với Ω là tập con mở của RN , ta định nghĩa không gian Sobolev W 1,p (Ω) như sau
 Z Z 
∂φ
W 1,p (Ω) = f ∈ Lp (Ω) | ∃g1 , g2 , . . . gN ∈ Lp (Ω) thỏa u =− gi φ , ∀φ ∈ Cc∞ (Ω)
Ω ∂xi Ω

∂φ
Kí hiệu gi = với mọi i = 1, N và
∂xi
 
∂f ∂f
∇f = ,..., .
∂x1 ∂xN

Khi đó, W 1,p (Ω) là một không gian định chuẩn với chuẩn
N
X ∂f
∥f ∥W 1,p = ∥f ∥Lp + .
i=1
∂xi Lp

Định lý 1.6. Không gian W 1,p (Ω) là không gian Banach khi 1 ≤ p ≤ ∞ và reflexive khi 1 < p < ∞.
Chứng minh. Xem Mệnh đề 9.1 trong [2].

5
Định lý 1.7 (Rellich–Kondrachov). Cho Ω là một tập mở bị chặn có biên trơn trong RN , khi đó ta có
các phép nhúng sau là compact
1 1 1
W 1,p (Ω) ,→ Lq (Ω) ∀q ∈ [1, p⋆ ) với ⋆ = − nếu p < N .
p p N
1,p q
W (Ω) ,→ L (Ω)  ∀q ∈ [p, ∞) nếu p = N .
W 1,p (Ω) ⊂ C Ω nếu p > N .
Đặc biệt, phép nhúng W 1,p (Ω) ,→ Lp (Ω) là compact với mọi p.

Chứng minh. Xem các Định lý 9.9, 9.16 và Hệ quả 9.19 trong [2].

1.3 Toán tử Nemytskii.


Cho Ω mở bị chặn trong RN , N ∈ N. Ánh xạ f : Ω × R → R thỏa Carathéodory, tức là

1. Với mỗi s ∈ R thì ánh xạ x 7→ f (x, s) đo được trong Ω.


2. Với hầu hết x ∈ Ω thì ánh xạ s 7→ f (x, s) là liên tục trong R.
Gọi M là tập các hàm đo được u : Ω → R.
Mệnh đề 1.2. Nếu f : Ω × R → R là Carathéodory thì với mỗi u ∈ M, ánh xạ Nf u : Ω → R định nghĩa
bởi
(Nf u) (x) = f (x, u (x)) , với x ∈ Ω
là ánh xạ đo được trong Ω.

Chứng minh. Xem Định lý 2.1 trong [3].


Một hàm Carathéodory f : Ω × R → R xác định một toán tử Nf : M → M, được gọi là toán tử
Nemytskii.
Mệnh đề 1.3. Giả sử f : Ω × R → R là Carathéodory và thỏa điều kiện
q−1
|f (x, s)| ≤ a |s| + b (x) với x ∈ Ω, s ∈ R,

với a ≥ 0 là hằng số, q > 1, b ∈ Lq (Ω), 1q + q1′ = 1.
Rs
Cho F : Ω × R → R xác định bởi F (x, s) = 0 f (x, τ ) dτ , thì

(i) Hàm F là Carathéodory và tồn tại a′ ≥ 0 và c ∈ L1 (Ω) sao cho

|F (x, s)| ≤ a′ |s|q + c(x) , ∀x ∈ Ω, s ∈ R

(ii) Hàm Φ : W 1,q (Ω) → R xác định bởi Φ (u) := Ω NF udx = Ω F (x, u) dx là liên tục khả vi Fréchet
R R

và ⟨DΦ (u) , v⟩ = Ω f (x, u)vdx với mọi u, v ∈ W 1,q (Ω).


R

Chứng minh.
Chứng minh của (i) xem Mệnh đề 6 trong [7].
Chứng minh của (ii) xem Mệnh đề 6 trong [7] hoặc Định lý 2.8 trong [3].
Định nghĩa 1.2. Điều kiện Palais-Smail (P-S):
(
Với mọi dãy trong X sao cho F (un ) → c

và F (un ) → 0 có dãy con hội tụ

6
1.4 Hàm nửa liên tục dưới yếu.
Định nghĩa 1.3. Cho X là không gian định chuẩn, ta nói {uk } là dãy cực tiểu của φ : X −→ (−∞, ∞]
nếu
lim φ(uk ) = inf φ(u)
k−→∞ u∈X

Định nghĩa 1.4.


Hàm φ : X −→ (−∞, ∞] gọi là nửa liên tục dưới - l.s.c nếu thỏa

uk −→ u ⇒ lim inf φ(uk ) ≥ φ(u)


k−→∞

Hàm φ : X −→ (−∞, ∞] gọi là nửa liên tục dưới yếu - w.l.s.c nếu thỏa

uk ⇀ u ⇒ lim inf φ(uk ) ≥ φ(u)


k−→∞

Định lý 1.8. Cho X là không gian Banach Reflexive, φ là hàm nửa liên tục dưới yếu trên X và có một
dãy cực tiểu bị chặn thì φ có cực tiểu trên X.
Chứng minh. Xem Định lý 1.1 trong [4]

1.5 Hàm lồi.


Định nghĩa 1.5. X là không gian định chuẩn, ta nói φ : X −→ (−∞, ∞] là hàm lồi nếu

φ((1 − λ)u + λv) ≤ (1 − λ)φ(u) + λφ(v) , ∀λ ∈ (0, 1), ∀u, v ∈ X

Định lý 1.9. Cho X là không gian định chuẩn, φ : X −→ (−∞, ∞] là hàm nửa liên tục dưới và lồi thì
φ nửa liên tục dưới yếu.
Chứng minh. Xem Định lý 1.2 trong [4]

7
Chương 2

Giới thiệu bài toán,các điều


kiện,định lý,bổ đề và các khái niệm
liên quan.

Trong tiểu luận này chúng tôi làm rõ các chi tiết chứng minh trong bài báo "Critical point theorem
without compactness and applications" của Y. JABRI và M. MOUSSAOUI công bố trên tạp chí Nonlinear
Analysis, Theory, Methods - Applications, Vol. 32, No. 3, pp. 363-380, 1998.

2.1 Giới thiệu bài toán


Mục đích của chúng ta trong bài báo này để đưa ra định lý điểm dừng mà không sử dụng điều kiện
Palais-Smale (xem (1.2)).Và chúng được dùng để giải quyết các bài bài toán.

Cho Ω ∈ RN , ∂Ω trơn, bị chặn. f : Ω × R −→ R, f là hàm Carathéodory, và

L : D(L) ⊂ X −→ X

khi X là không gian Hilbert, D(L) là không gian con của X, L là ánh xạ tuyến tính xác định trên D(L).
Xét bài toán phi tuyến Dirichlet:
(
Lu = f (x, u) trong Ω
u=0 trên ∂Ω

Và kí hiệu Z t
F (x, t) = f (x, s)ds.
0

8
2.2 Một vài tóm tắt định lý điểm dừng và ứng dụng .
Định lý 2.1 (Định lý 2 trong [6]). Cho E không gian Hilbert, Φ → R, V không gian vector con hữu hạn
chiều của E, W phần bù trực giao của V , thỏa các tính chất sau đây
(i) Φ thuộc lớp C 1
(ii) Φ coercive trên W .
(iii) Φ lõm trên w + V với mọi w ∈ W .
(iv) Φ(v + w) → −∞ khi ∥v∥ → ∞ và hội tụ trên là đều trên tập bị chặn trên W .
(v) Φ nửa liên tục dưới yếu trên v + W với mọi v ∈ V .
Khi đó Φ có điểm dừng trên E.
Bổ đề 2.1 (Bổ đề 3 trong [6]). Với mọi w ∈ W ,tồn tại v = v(w) ∈ V sao cho

Φ (v + w) = max Φ (v + w) .
g∈V

Chứng minh.. Xét ánh xạ T : V 7→ R


T (g) = Φ(g + w)
Ta chứng minh được T liên tục trên V .
Thật vậy vì T (g) = ΦoS(g) trong đó S(g) = g + w liên tục trên V và Φ liên tục trên E vậy nên ta có
T liên tục V .
Đặt b = supg∈V Φ(g + w) khi ấy tồn tại dãy gn ∈ V ,sao cho Φ (gn + w) → b .
Giả sử gn không bi chặn khi ấy tồn tại dãy con mà ta kí hiệu ∥gn ∥ → ∞
Khi ấy áp dụng (iv) : Φ(v + w) → −∞ khi ∥v∥ → ∞. Suy ra supg∈V Φ(g + w) = −∞ vô lí
Vậy ta có được dãy gn bị chặn trong V .
Mặc khác vì V hữu hạn chiều.
Suy ra tồn tại dãy con hội tụ về một g0 ∈ V và dó đó ta có Φ(g0 + w) = maxg∈V Φ(g + w) và ta chọn
v(w) = g0 .
Chú ý 2.1. Trong chứng minh trên ta vẫn có kết quả tương tự bằng cách áp dụng tính phản xạ không
gian Hilbert. Và V là không gian vector con đóng.
Với gn bị chặn trong E khi ấy tồn tại gnk hội tụ yếu về g0 trong E.i.e

⟨J, gnk ⟩ → ⟨J, g0 ⟩ ∀J ∈ E ′ = L(E, R)

Mặc khác vì E Hilbert nên ta áp dụng biểu diễn Riezs (xem [2]) ta coi toán tử J như phần tử thuộc
E, hay ta nói cách khác đồng nhất E và E ′ . Khi đó ta viết lại biểu thức trên dưới dạng

⟨e, gnk ⟩ → ⟨e, g0 ⟩ ∀e ∈ E

Ta chứng minh được g0 ∈ V thật vậy chọn e ∈ W ≡ V ⊥ khi đó ta có

0 = ⟨e, gnk ⟩ → ⟨e, g0 ⟩ ⇒ ⟨e, g0 ⟩ = 0, ∀e ∈ W ⇒ g0 ∈ V

Tiếp theo ta chứng minh


T (g0 ) = b
Đặt T ∗ = −T vì T ∗ liên tục, coercive và đồng thời lồi trên V nên suy ra T ∗ nữu liên tục dưới yếu trên
V , khi đó ta có
T ∗ (g0 ) ≤ lim inf T ∗ (gn )
n→∞

−T (g0 ) ≤ lim inf −T (gn )


n→∞

9
T (g0 ) ≥ lim sup T (gn ) = b
n→∞

Suy ra là : T (g0 ) = b
Ta kí hiệu
V (w) = {v ∈ V |Φ(v + w) = max Φ(g + w)}
g∈V


S = {u = v + w|w ∈ W, v ∈ V (w)}
Bổ đề 2.2 (Bổ đề 4 trong [6]). Tồn tại u ∈ S sao cho

Φ (u) = inf Φ (2.1)


S

Chứng minh.. Tồn tại dãy un trong S sao cho Φ (un ) → inf S Φ = a.
Với mỗi un = vn + wn với wn ∈ W , vn ∈ V (wn ). Ta chứng minh tồn tại C > 0 sao cho

∥wn ∥ ≤ C

Thật vậy, nếu không tồn tại con wnk sao cho ∥wnk ∥ → ∞. Do ii) Φ coercive trên W và vn + wn ∈ S Suy
ra
Φ(un ) = Φ(vn + wn ) ≥ Φ(0 + wn ) → ∞
(Do Φ(vn + wn ) = maxv∈V (wn ) Φ(v + wn ) ).
Vậy ta có :
∥wn ∥ ≤ C
Suy ra tồn tại dãy con wnk ⇀ w trong W (Do W đóng là trong không gian Hilbert E nên cũng là không
gian Hilbert). Lấy v ∈ V , từ (v) ta có

Φ (v + w) ≤ lim inf Φ (v + wn ) ≤ lim inf Φ (vn + wn ) = a


n→∞ n→∞

Biểu thức trên đúng với mọi v ∈ V , ta chọn v ∈ V (w).


Khi đó u = v + w thỏa điều kiện.

Bổ đề 2.3 (Bổ đề 5 trong [6]). Ta định nghĩa P phép chiếu vuông góc từ E vào W , và I ánh xạ đồng
nhất trên E. Với u ∈ S thỏa Φ(u) = inf S Φ khi đó

(I − P )∇Φ(u) = 0 (2.2)

Chứng minh.. Ta thu phần tử ∇Φ(u) bằng áp dụng định lí biểu biễn Riezs (xem [2])) sao cho

DΦ(u)(e) = ⟨∇Φ(u), e⟩ ∀e ∈ E.

Vì E = V ⊕ W , nên tồn tại s ∈ V và z ∈ W sao cho:

∇Φ(u) = s + z
Do đó ta được từ (2.2) ta có là:

I∇Φ(u) = P ∇Φ(u) ⇔ s + z = s

Nên suy ra s = 0 và do đó ∇Φ(u) ∈ W = V ⊥ . Vậy ta sẽ chứng minh:

⟨∇Φ(u), g⟩ = 0 ∀g ∈ V.

Hay
Φ(u + tg) − Φ(u)
lim =0
t→0 t

10
Từ giả thiết ta có, u ∈ S nên tồn tại w ∈ W và v ∈ V sao cho u = v + w, và

Φ(u) = Φ(v + w) = max Φ(f + w)


f ∈V

Suy ra
Φ(u + tg) − Φ(u)
≤ 0 ∀t > 0
t

Φ(u + tg) − Φ(u)
≥ 0 ∀t < 0
t
Và do đó ta được
Φ(u + tg) − Φ(u)
lim = 0.
t→0 t

Bổ đề 2.4 (Bổ đề 6 trong [6]). Với mõi w ∈ W chứng minh V (w) lồi.

Chứng minh.. Điều kiện cho trước Φ lõm trên w + V , i.e với mọi s1 , s2 ∈ V và α ∈ [0, 1] ta có

Φ(αs1 + (1 − α)s2 + w) ≥ αΦ(s1 + w) + (1 − α)Φ(s2 + w)

Chứng minh với v1 , v2 ∈ V (w) thì vλ = λv1 + (1 − λ)v2 ∈ V (w) với mọi λ ∈ [0, 1].
Ta có là:
Φ(v1 + w) = Φ(v2 + w) = max Φ(v + w)
v∈V

Áp dụng điều kiện trên với s1 , s2 tương ứng v1 , v2 khi đó ta có

Φ(αv1 + (1 − α)v2 + w) ≥ αΦ(v1 + w) + (1 − α)Φ(v2 + w) = max Φ(v + w)


v∈V

Và do đó
Φ(vλ + w) = max Φ(v + w)
v∈V

Tóm lại vλ ∈ V (w) và V (w) lồi.

Bổ đề 2.5 (Bổ đề 7 trong [6]). Chứng minh với mọi w ∈ W ta có L(w) lồi, với

L(w) = {P ∇Φ(v + w) | v ∈ V (w)}

Chứng minh.. Với mọi v1 , v2 ∈ V (w), λ ∈ [0, 1] chứng minh:

λP ∇Φ(v1 + w) + (1 − λ)P ∇Φ(v2 + w) ∈ L(w)

Tức là chứng minh là: Với mọi λ ∈ [0, 1], tồn tại vλ ∈ V (w) sao cho:

λP ∇Φ(v1 + w) + (1 − λ)P ∇Φ(v2 + w) = P ∇Φ(vλ + w) (2.3)

Do P là phép chiếu từ E vào W nên phương trình (2.3) tương đương với:

λ⟨∇Φ(v1 + w), h⟩ + (1 − λ)⟨∇Φ(v2 + w), h⟩ = ⟨∇Φ(vλ + w), h⟩ ∀h ∈ W

Đến đây áp dụng bổ đề (2.4) và (iii ) chọn vλ = λv1 + (1 − λ)v2 . Ta được:

λΦ(v1 + w + th) + (1 − λ)Φ(v2 + w + th) ≤ Φ(vλ + w + th) do tính lồi.


λΦ(v1 + w) + (1 − λ)Φ(v2 + w) = Φ(vλ + w)(= max Φ(v + w) do bổ đề 2.4)
v∈V

11
Lấy trên trừ dưới và ta có là:

λ(Φ(v1 + w + th) − Φ(v1 + w)) + (1 − λ)(Φ(v2 + w + th) − Φ(v2 + w)) ≤ Φ(vλ + w + th) − Φ(vλ + w)

Trường hợp: t > 0 thì chia hai về cho t và lấy giới hạn về 0 thì ta được là:

λ⟨∇Φ(v1 + w), h⟩ + (1 − λ)⟨∇Φ(v2 + w), h⟩ ≤ ⟨∇Φ(vλ + w), h⟩ ∀h ∈ W

Trường hợp t < 0 thì chia hai vế cho t và lấy giới hạn về 0 thì ta được là:

λ⟨∇Φ(v1 + w), h⟩ + (1 − λ)⟨∇Φ(v2 + w), h⟩ ≥ ⟨∇Φ(vλ + w), h⟩ ∀h ∈ W

Và từ đó ta có điều cần chứng minh. Vậy L(w) lồi với mọi w ∈ W .

Bổ đề 2.6. Chứng minh L(w) đóng với mọi w ∈ W .


Chứng minh.. Lấy dãy vn ∈ V (w), vn → v chứng minh v ∈ V (w)
Ta có
Φ(vn + w) = max Φ(g + w)
g∈V

Lấy giới hạn hai vế ta được v ∈ V (w) (đây là chứng minh V(w)) đóng).
Trở lại chứng minh L(w) đóng, với dãy en ∈ L(w), en → e, chứng minh e ∈ L(w).
Theo định nghĩa tồn tại vn ∈ V (w) sao cho

en = ∇Φ(vn + w)

Giả sử vn không bị chặn, lúc đó có dãy con vnk → ∞ áp dụng điều kiện (iv ),
Suy ra Φ(vnk + w) → −∞ điều này vô lí.
Vậy ta có vn là dãy bị chặn và do đó có dãy con hội tụ v ∈ V do V hữu hạn chiều.
Mặc khác do Φ là hàm thuộc lớp C 1 vì thế cho nên ta có được ∇Φ(vnk + w) → ∇Φ(v + w) và dó đo ta
được e ∈ L(w).

Bổ đề 2.7 (Bổ đề 8 trong [6]). Cho u ∈ S thỏa (2.1) và w = P u khi đó L(w) chứa 0, Và do đó tồn tại
v ∈ V (w) sao cho
∇Φ(v + w) = 0
Chứng minh.. Giả sử L(w) không chứa 0, Vì L(w) là tập lồi, đóng trong không gian Hilbert E, nên tồn
tại 0 ̸= h1 ∈ L(w) sao cho
0 ̸= ∥h1 ∥ = inf{∥h∥ | h ∈ L(w)}
Vì L(w) là tập lồi nên với h ∈ L(w) và λ ∈ [0, 1] ta có

h1 + λ(h − h1 ) ∈ L(w)

Suy ra
∥h1 ∥2 + 2λ⟨h − h1 , h1 ⟩ + λ2 ∥h − h1 ∥2 ≥ ∥h1 ∥2
Vậy
2⟨h − h1 , h1 ⟩ + λ∥h − h1 ∥2 ≥ 0
Cho λ → 0 ta được
⟨h − h1 , h1 ⟩ ≥ 0
Hay
⟨h, h1 ⟩ ≥ ∥h1 ∥2
Suy ra

⟨∇Φ(v + w), h1 ⟩ ≥ ∥h1 ∥2 (2.4)

12
Φ coercive, lồi, nửa liên tục dưới trên W nên đạt giá trị nhỏ nhất trên W.
Ta đặt wt = w + th1 , t ∈ (−1, 1). Từ bổ đề (2.2) tồn tại vt ∈ V (wt ) sao cho:

Φ(wt + vt ) = max Φ(wt + g).


g∈V

Từ ∥wt ∥ ≤ ∥w∥ + ∥h1 ∥ = c (constant), theo điều kiện (iv)


Với mọi M > 0 và R > 0 tồn tại δ > 0 sao cho:

Φ(v + w) ≤ −R với w ∈ W ∥w∥ ≤ M , ∥v∥ ≥ δ.


Chọn M = c và R > 0 sao cho −R < inf W Φ khi đó ta có

Φ(v + wt ) < inf Φ ≤ Φ(wt ), ∀v ∈ V, ∥v∥ ≥ A


W

Từ đây ta suy ra được


∥vt ∥ ≤ A
thật vậy, nếu không ta có
Φ(vt + wt ) < Φ(wt )
Điều này mâu thuẩn vì

Φ(wt + vt ) = max Φ(wt + g) ≥ Φ(wt ) > Φ(vt + wt ).


g∈V

Lúc này ta có là :
∥vt ∥ ≤ A
Suy ra tồn tại tn → 0 và tn < 0 (chọn thích hợp và áp dụng tính hữu hạn chiều của V ) thỏa vtn → v0 ∈ V ,
ta chứng minh v0 ∈ V (w).
Ta có:
Φ(vtn + w + tn h1 ) = Φ(vtn + wtn ) ≥ Φ(v + wtn ) = Φ(v + w + tn h1 ) ∀v ∈ V
Lấy giới hạn hai vế ta được
Φ(v0 + w) ≥ Φ(v + w) ∀v ∈ V
Vậy nên v0 ∈ V (w).
Từ đó áp dụng bổ đề (2.2) ta có được

Φ(vtn + wtn ) − Φ(vtn + w) Φ(vtn + wtn ) − Φ(v0 + w)


≥ ≥0
−tn −tn
Suy ra
Φ(vtn + wtn ) − Φ(vtn + w)
≤0
tn
Φ(vtn + w + tn h1 ) − Φ(vtn + w)
≤0
tn
Áp dụng định lí giá trị trung bình cho hàm :

fn (s) = Φ(vtn + w + stn h1 )

tại điểm 0 và điểm 1.


Ta suy ra được tồn tại Θn ∈ (0, 1) sao cho

⟨∇Φ(vtn + w + Θn tn h1 ), h1 ⟩ ≤ 0

Qua phép lấy giới hạn ta được


⟨∇Φ(v0 + w), h1 ⟩ ≤ 0

13
Mà :
||h1 ||2 ≤ ⟨∇Φ(v0 + w), h1 ⟩
Suy ra h1 = 0.
Mâu thuẩn với giả thuyết h1 ̸= 0
Do đó 0 ∈ L(w). Vậy tồn tại v ∈ V (w) sao cho P ∇Φ(v + w) = 0. Hay

⟨∇Φ(v + w), h⟩ = 0 h ∈ W

Mặc khác theo bổ đề (2.3) ta lại có

⟨∇Φ(v + w), g⟩ = 0 g ∈ V

Vậy nên ta có
⟨∇Φ(v + w), e⟩ = 0 e ∈ E
Hay
∇Φ(v + w) = 0
Và u = v + w chính là điểm dừng của Φ cần tìm.

2.3 Một số biến thể của các kết quả trên


Ta nói Φ : X = V ⊕ W → R có dạng ȷ nếu
ȷ1 Φ = q + Ψ
ȷ2 Ψ liên tục yếu

ȷ3 q(v + w) = q(w) + q(v) với mọi v ∈ V và w ∈ W


ȷ4 q nửa liên tục trên yếu tại V .
Định lý 2.2 (Định lý 11 trong [6]). Cho H không gian HIlbert H = V ⊕ W với V không gian vector con
đóng của H và W = V ⊥ . Φ thỏa điều kịên ȷ và thỏa các điều kiện sau đây

(i) q và Ψ thuộc lớp C 1


(ii) Φ coercive trên W
(iii) Φ lõm trên w + V với mọi w ∈ W

(iv) Φ(v + w) → −∞ khi ∥v∥ → ∞ và hội tụ trên là đều trên tập bị chặn trên W
(v) Φ nửa liên tục dưới yếu trên v + W với mọi v ∈ V .
(vi) Đạo hàm Φ liên tục yếu theo dãy trên H i.e :
Nếu vn ⇀ v thì
(∇Φ(vn + w), h) → (∇Φ(v0 + w), h), ∀h ∈ H

Khi đó Φ có điểm dừng trên H.

Chú ý 2.2. Với các giả thiết trên các bổ đề (2.1) vẫn đúng như phần chú ý (2.1) đã chỉ rõ, các bổ đề
còn lại cũng giữ nguyên kết quả chỉ có bổ đề (2.6) và (2.7) là có sự thay đổi.
Bổ đề 2.8. L(w) đóng với mọi w ∈ W .

14
Chứng minh. Lấy dãy sn ∈ L(w), sn → s trong H. Chứng minh s ∈ L(w).
Theo định nghĩa thì tồn tại vn ∈ V (w) sao cho : sn = ∇Φ(vn + w)
Với dãy ∇Φ(vn + w) → s trong H. Chứng minh có v ∈ V (w) sao cho ∇Φ(v + w) = s.

Chứng minh tương tự như bổ đề 2.3 thì ta có thể chứng minh là vn là dãy con bị chặn trong V . Nhờ
tính phản xạ của H và tính đóng của không gian con V , ta chứng minh được vn có dãy con vẫn kí hiệu
vn sao cho vn ⇀ v0 trong V .
Ta chứng minh theo các bước sau:
1. Chứng minh v0 ∈ V (w).
Ta có
Φ(v0 + w) = q(v0 ) + q(w) + Ψ(v0 + w)
Vì q hàm nửa liên tục trên yếu tại V . Suy ra ta được

q(v0 ) ≥ lim sup q(vn )

Và Ψ liên tục yếu


Ψ(v0 + w) = lim sup Ψ(vn + w)
Vậy  
Φ(v0 + w) ≥ lim sup q(vn ) + q(w) + Ψ(vn + w) = max Φ(g + w)
g∈K

2. Chứng minh s = ∇Φ(v0 + w).


Ta có là :
(sn , h) = (∇Φ(vn + w), h) → (∇Φ(v0 + w), h) h ∈ H

Kết hợp với sn → s thì ta có là :

(Φ′ (v0 + w), h) = (s, h), ∀h ∈ H.

Suy ra điều cần phải chứng minh.

Chứng minh định lí (2.2). Giả sử L(w) không chứa 0. Vì L(w) là tập lồi, đóng trong không gian Hilbert
E, nên tồn tại 0 ̸= h1 ∈ L(w) sao cho

0 ̸= ∥h1 ∥ = inf{∥h∥ | h ∈ L(w)}

Vì L(w) là tập lồi nên với h ∈ L(w) và λ ∈ [0, 1] ta có

h1 + λ(h − h1 ) ∈ L(w)

Suy ra
∥h1 ∥2 + 2λ⟨h − h1 , h1 ⟩ + λ2 ∥h − h1 ∥2 ≥ ∥h1 ∥2
Vậy
2⟨h − h1 , h1 ⟩ + λ∥h − h1 ∥2 ≥ 0
Cho λ → 0 ta được
⟨h − h1 , h1 ⟩ ≥ 0
Hay
⟨h, h1 ⟩ ≥ ∥h1 ∥2
Suy ra

⟨∇Φ(v + w), h1 ⟩ ≥ ∥h1 ∥2 (2.5)

15
Φ coercive, lồi, nửa liên tục dưới trên W nên đạt giá trị nhỏ nhất trên W .
Ta đặt wt = w + th1 , |t| ≤ 1.
Từ bổ đề (2.2) tồn tại vt ∈ V (wt ) sao cho:

Φ(wt + vt ) = max Φ(wt + g)


g∈V

.
Từ ∥wt ∥ ≤ ∥w∥ + ∥h1 ∥ = c (constant).
Theo điều kiện (iv) i.e với mọi M > 0 và R > 0 tồn tại δ > 0 sao cho:
Φ(v + w) ≤ −R với w ∈ W ∥w∥ ≤ M , ∥v∥ ≥ δ
Chọn M = c và R > 0 sao cho −R < inf W Φ khi đó ta có

Φ(v + wt ) < inf Φ ≤ Φ(wt ), ∀v ∈ V, ∥v∥ ≥ A


W

Từ đây ta suy ra được:


∥vt ∥ ≤ A.
Thật vậy, nếu không ta có:
Φ(vt + wt ) < Φ(wt )
Điều này mâu thuẩn vì Φ(wt + vt ) = maxg∈V Φ(wt + g) > Φ(vt + wt ).
Tương tự phần trên ta cũng có là: tồn tại tn → 0 và tn < 0 thỏa vtn ⇀ v0 ∈ V . Ta chứng minh v0 ∈ V (w).
Ta có Ψ liên tục yếu nên

Ψ(v + w) = lim Ψ(vtn + w) = lim sup Ψ(vtn + w)

q nửa liên tục trên yếu trên V nên suy ra

q(v0 ) ≥ lim sup q(vtn )

Mặc khác q liên tục nên


q(w) = lim q(wtn ) = lim sup q(wtn )
Vậy nên ta suy ra được :

Φ(v0 + w) = q(v0 + w) + Ψ(v0 + w) ≥ lim sup q(vtn + wtn ) + lim sup Ψ(vtn + wtn )
 
≥ lim sup q(vtn + wtn ) + Ψ(vtn + wtn )
≥ q(v + w) + Ψ(v + w) = Φ(v + w), ∀v ∈ V

Vậy v0 ∈ V (w).
Từ đó áp dụng bổ đề (2.2) ta có được

Φ(vtn + wtn ) − Φ(vtn + w) Φ(vtn + wtn ) − Φ(v0 + w)


≥ ≥0
−tn −tn
Suy ra
Φ(vtn + wtn ) − Φ(vtn + w)
≤0
tn
Φ(vtn + w + tn h1 ) − Φ(vtn + w)
≤0
tn
Áp dụng định lí giá trị trung bình cho hàm :

fn (s) = Φ(vtn + w + stn h1 )

16
tại điểm 0 và điểm 1 thì ta được là: tồn tại Θn ∈ (0, 1) sao cho

⟨∇Φ(vtn + w + Θn tn h1 ), h1 ⟩ ≤ 0

Qua phép lấy giới hạn được:


⟨∇Φ(v0 + w, h1 ⟩ ≤ 0
Kết hợp với (2.5) ta sẽ có mẫu thuẫn với giả thuyết h1 ̸= 0.
Vậy L(w) chứa 0 i.e tồn tại v ∈ V (w) sao cho P ∇Φ(v + w) = 0. Hay

⟨∇Φ(v + w), h⟩ = 0, ∀h ∈ W

Mặc khác theo bổ đề (2.3) ta lại có

⟨∇Φ(v + w), g⟩ = 0, ∀g ∈ V

Vậy nên ta có
⟨∇Φ(v + w), e⟩ = 0, ∀e ∈ E
Hay
∇Φ(v + w) = 0

Định lý 2.3 (Định lý 13 trong [6]). Cho E không gian Hilbert, Φ → R, V không gian vector con hữu
hạn chiêu của E, W phần bù trực giao của V , thỏa các tính chất sau đây
(i) Φ thuộc lớp C 1
(ii) Φ coercive trên W .
(iii) Φ strictly quasi concave trên w + V với mọi w ∈ W i.e:
∀x, y ∈ w + V, λ ∈ (0, 1) thì :

Φ(λx + (1 − λ)y) > min{Φ(x), Φ(y)}

(iv) Φ(v + w) → −∞ khi ∥v∥ → ∞ và hội tụ trên là đều trên tập bị chặn trên W .
(v) Φ nửa liên tục dưới yếu trên v + W với mọi v ∈ V .
Khi đó Φ có điểm dừng trên E.
Chứng minh. Với điều kiện (iii), ta sẽ chứng minh là V (w) chỉ chứa duy nhất một điểm và từ đó suy ra
L(w) có 1 phần tử.
Gỉa sử: ∃v1 , v2 ∈ V (w), v1 ̸= v2 thì áp dụng (iii), ta có là:

Φ(λv1 + (1 − λ)v2 + w) = Φ(λ(v1 + w) + (1 − λ)(v2 + w)) > min{Φ(v1 + w), Φ(v2 + w)} = maxg∈V Φ(g + w)

Từ đó ta có điều vô lý. Nên V (w) chỉ có 1 phần tử.


Với u = v + w. Ta sẽ chứng minh ∇Φ(u) = 0.
Ta biểu diễn u = v + w với v ∈ V (w).
Cũng như phần đầu bổ đề (2.7) ta chứng minh được, giả sử h1 ∈ L(w) khác 0 thì

⟨∇Φ(v + w), h1 ⟩ ≥ ∥h1 ∥2 (2.6)

Φ coercive, lồi, nửa liên tục dưới trên W nên đạt giá trị nhỏ nhất trên W .
Ta đặt wt = w + th1 , |t| ≤ 1.
Từ bổ đề (2.2) tồn tại vt ∈ V (wt ) sao cho Φ(wt + vt ) = maxg∈V Φ(wt + g).
Từ ∥wt ∥ ≤ ∥w∥ + ∥h1 ∥ = c constant,
Theo điều kiện (iv) i.e với mọi M > 0 và R > 0 tồn tại δ > 0 sao cho Φ(v + w) ≤ −R với w ∈ W

17
∥w∥ ≤ M , ∥v∥ ≥ δ
Chọn M = c và R > 0 sao cho −R < inf W Φ khi đó ta có:

Φ(v + wt ) < inf Φ ≤ Φ(wt ), ∀v ∈ V, ∥v∥ ≥ A


W

Từ đây ta suy ra được


∥vt ∥ ≤ A
Thật vậy, nếu không ta có:
Φ(vt + wt ) ≤ Φ(wt )
Điều này mâu thuẩn vì Φ(wt + vt ) = maxg∈V Φ(wt + g) ≥ Φ(vt + wt ).
Suy ra tồn tại tn → 0 và tn < 0 thỏa vtn → v0 ∈ V , ta chứng minh v0 ∈ V (w).
Ta có
Φ(vtn + wtn ) ≥ Φ(v + w) ∀v ∈ V
Lấy giới hạn hai vế ta được
Φ(v0 + w) ≥ Φ(v + w) ∀v ∈ V
Vậy nên v0 ∈ V (w) và vì V (w) chứa duy nhất điểm nên v0 = v.
Từ đó áp dụng bổ đề (2.2) ta có được

Φ(vtn + wtn ) − Φ(vtn + w) Φ(vtn + wtn ) − Φ(v0 + w)


≥ ≥0
−tn −tn
Suy ra
Φ(vtn + wtn ) − Φ(vtn + w)
≤0
tn
Φ(vtn + w + tn h1 ) − Φ(vtn + w)
≤0
tn
Áp dụng định lí giá trị trung bình cho hàm:

fn (s) = Φ(vtn + w + stn h1 ).

Ta suy ra được tồn tại Θnk ∈ (0, 1) sao cho

⟨∇Φ(vtn + w + Θn tn h1 ), h1 ⟩ ≤ 0

Qua phép lấy giới hạn chú ý nên ta được

⟨∇Φ(v + w, h1 ⟩ ≤ 0

Và ta có mâu thuẩn với kết quả (2.6).


Còn lại ta làm tương tự 2 định lý trên thì ta cũng có điểm dừng cho hàm Φ.

2.4 Ứng dụng


2.4.1 Bài toán:
Cho Ω ⊂ Rm , mở biên trơn bị chặn . Xét :
(
−∆u(x) = λk u(x) + Du F (x, u(x)) trong Ω
(P)
u=0 trên ∂Ω

Chứng minh là phương trình trên có nghiệm yếu .

18
Ta có là :
V1 = H01 (Ω).
D(L) = H 2 (Ω) ∩ H01 (Ω).
L = −∆ − λk Id
(λk là trị riêng thứ k của −∆).
Lúc đó thì :
L : D(L) ⊂ V1 −→ L2 (Ω)
Xét hàm F : Ω × R −→ R có dạng : F (x, u) là hàm thỏa:
(i) F là lồi và khả vi theo u với hầu hết x ∈ Ω.
(ii) F là đo được với mọi u ∈ R.
Các tính chất của F :

(F1) Tồn tại l ∈ L2 (Ω), β ∈ L2 (Ω), β > 0 sao cho :

F (x, u) ≥ l(x)u − β(x)

với mọi u ∈ R, hấu hết x trên Ω


(F2) Du F (., u(.)) ∈ V1 với mọi u ∈ D(L)
(F3) Với mọi η > 0 , tồn tại βη ∈ L2 (Ω), βη ≥ 0 sao cho :

|u|2
F (x, u) ≤ (α(x) + η) + βη (x)
2
với hầu hết x ∈ Ω với mọi u ∈ R , α ∈ L∞ (Ω) với inf essα(x) > 0 và α(x) ≤ µ1 và lớn hơn hẳn trên
các tập đo đo dương .µ1 là trị riêng dương đầu tiên của L .
R
b(x))dx → ∞ khi ||b
(F4) Ω F (x, u u|| → ∞ khi ub trong Ker(L).

Kí hiệu Du F (x, u) là chỉ đạo hàm theo biến thứ 2 của F .


Ta đưa bài toán về nghiệm yếu (bỏ qua vài bước ):
Z Z Z
∇u(x)∇v(x)dx = λk u(x)v(x)dx + Du F (x, u(x))v(x)dx
Ω Ω Ω
Z Z Z
∇u(x)∇v(x)dx − λk u(x)v(x)dx = Du F (x, u(x))v(x)dx
Ω Ω Ω
∀v ∈ V1
Bài toán biến phân của nó là : Tìm điểm dừng của hàm dưới :
Z Z Z
1 λk
Φ(u) = |∇u(x)|2 dx − |u(x)|2 dx − F (x, u(x))dx
2 Ω 2 Ω Ω

với u ∈ V1
Chuẩn của L2 (Ω) là : sZ
||u||L2 = |u(x)|2 dx.

Chuẩn của H01 (Ω) là sZ


||u||H01 = |∇u(x)|2 dx.

19
Ta cần tính chất sau : Tồn tại {en } ∈ C ∞ (Ω) là họ trực giao tối đại (họ trực giao này khác 0 với mọi
n) trong L2 (thậm chí họ này còn là trực giao tối đại trên H01 ) và 1 dãy 0 < λn tăng ngặt về vô cùng sao
cho : (xem trong [2].) (
−∆u(x) = λn en (x) trong Ω
en = 0 trên ∂Ω

Các không gian sinh bởi các trị riêng này là Ei và dimEi = 1.
Lúc đó:

Ker(L) = {u ∈ V | Lu = 0}
= {u ∈ V | − ∆u − λk u = 0}
= Ek

A = {u ∈ V \ {0}|∃λ < 0, sao cho: Lu = λu}


= {u ∈ V \ {0}|∃λ < 0, sao cho: − ∆u − λk u = λu}
= {u ∈ V \ {0}|∃λ < 0, sao cho: − ∆u = (λ + λk )u}

Do cái trên là trị riêng của −∆ nên ta có là : λ + λk = λi với i nào đó và ta có là λ = λi − λk < 0 nên ta
có i chạy từ 1, ..., k − 1 (nếu k=1 thì A là rỗng).
Nên là :
k−1
[
A=( Ei ) \ {0}
i=1

Do các không Ei khá đặc biệt nên ta có là :


k−1
M
< A >= Ei
i=1

Và đặt
k−1
M

H = Ei
i=1

B = {u ∈ V |∃λ > 0, Lu = λu}


= {u ∈ V |∃λ > 0, −∆u = (λ + λk )u}

Tương tự ta có là :

[
B=( Ei ) \ {0}
i=k+1
M∞
⟨B⟩ = Ei
i=k+1

Đặt
H + = < B >L2
Bổ đề 2.9 (Bổ đề nhỏ). Cho A ⊂ H01 (Ω) , lúc đó A ⊂ L2 (Ω). Gỉa sử A đóng trong L2 với chuẩn
L2 .Chứng minh là A đóng trong H01 với chuẩn H01 .

20
Chứng minh. Lấy un ∈ A sao cho : un → u trong H01 . Chứng minh là u ∈ A. Do bất đẳng thức Poincare
: Z Z
1
|w(x)|2 dx ≤ |∇w(x)|2 dx, ∀w ∈ H01
Ω λ 1 Ω

Nên ta có là un → u trong L2 .Do tính đóng của A trong L2 nên ta có là u ∈ A. Từ đó ta có là A đóng


trong H01 .
Bổ đề 2.10 (Bổ đề về dạng toàn phương). Cho H là không gian Hilbert. Cho a : H × H → R là song
tuyến tính .Giã sử là
a(u, u) ≥ 0, ∀u
Lúc đó đặt f (u) = a(u, u) thì f lồi !.
f còn gọi là dạng toàn phương . Và f (u) ≥ 0 là dạng toàn phương dương .
Chứng minh. Chứng minh : Lấy u, v ∈ H, t ∈ (0, 1) .
Ta cần chứng minh là :
f (tu + (1 − t)v) ≤ tf (u) − (1 − t)f (v)
Ta có:
f (tu + (1 − t)v) = a(tu + (1 − t)v, tu + (1 − t)v)
= t2 a(u, u) + t(1 − t)a(u, v) + t(1 − t)a(v, u) + (1 − t)2 a(v, v)
Với tf (u) = ta(u, u) và (1 − t)f (v) = (1 − t)a(v, v).
Việc chứng minh là tương đương với việc là :

f (tu + (1 − t)v) − tf (u) + (1 − t)f (v) = t2 a(u, u) + t(1 − t)a(u, v) + t(1 − t)a(v, u) + (1 − t)2 a(v, v)
− ta(u, u) − (1 − t)a(v, v)
≤0

Ta có là :

t(1 − t)a(u, v) − ta(u, u) = t(1 − t)a(u, v) − t(1 − t + t)a(u, u)


= t(1 − t)a(u, v) − t(1 − t)a(u, u) − t2 a(u, u)
= t(1 − t)a(u, v − u) − t2 a(u, u)

t(1 − t)a(v, u) − (1 − t)a(v, v) = t(1 − t)a(v, u) − (t + 1 − t)(1 − t)a(v, v)


= t(1 − t)a(v, u) − t(1 − t)a(v, v) − (1 − t)2 a(v, v)
= t(1 − t)a(v, u − v) − (1 − t)2 a(v, v).

Từ đó ta có là :

t2 a(u, u) + t(1 − t)a(u, v) + t(1 − t)a(v, u) + (1 − t)2 a(v, v) − ta(u, u) − (1 − t)a(v, v)


= t(1 − t)a(u, v − u) − t2 a(u, u) + t(1 − t)a(v, u − v) − (1 − t)2 a(v, v) + t2 a(u, u) + (1 − t)2 a(v, v)
= t(1 − t)a(u, v − u) + t(1 − t)a(v, u − v)
= t(1 − t)a(u − v, v − u)
= −t(1 − t)a(u − v, u − v)

Vậy ta có là :

f (tu + (1 − t)v) − tf (u) − (1 − t)f (v) = −t(1 − t)a(u − v, u − v) ≤ 0

Suy ra điều cần chứng minh . Tượng tự nếu a(u, u) ≤ 0 thì ta cũng có là : f lõm do đẳng thức ở trên
!.

21
Từ đó ta có H + đóng trong cả L2 và H01 theo cả hai chuẩn khác nhau .
Ta có thể chứng minh nhờ tính tối đại của họ trực giao và tính đóng của H + là:

H01 = Ker(L) ⊕ H − ⊕ H +

L2 = Ker(L) ⊕ H − ⊕ H +
Và (Ker(L) ⊕ H − )⊥ = H + (theo chuẩn H01 lẫn L2 )
Từ đây ta có thể chỉ ra là :
µ1 = λk+1 − λk
Gọi {µn }n∈B ,B đếm được nào đó là các trị riêng của L thì ta có là : Các trị riêng âm là : µ−1 = λk−1 −λk
(trị riêng âm đầu tiên),.... µ−k+1 = λ1 − λk .
Trị riêng 0 là : µ0 = λk − λk = 0.
Các trị riêng dương là : µ1 = λk+1 − λk ,...,µn = λk+n − λk ,....
Bây giờ ta sẽ áp dụng định lý 1 để giải bài này .
Chọn :

H = V1 = H01 ,
V = ker(L) ⊕ H − ,
W = H +.

Ta có thể kiểm tra ker(L) ⊕ H − hữu hạn chiều phù hợp với định lý 2.1.
Ta chỉ cần chứng minh các tính chất trong định lý 2.1 cho Φ là đủ.
Chứng minh. Chia làm nhiều phần:
(i) Φ là một hàm C 1 .
Do tính lồi và sự khả vi của F theo biến thứ 2 nên ta có là : Với hầu hết x ∈ Ω, với mọi u1 , v ∈ R
thì ta có là :

F (x, v + u1 ) − F (x, u1 ) ≥ Du F (x, u1 )v (2.7)

(chứng minh này đi khá sâu vào phần kiến thức lồi nên ta bỏ qua chứng minh ở đây).
Từ (F1 ), (F3 ) , ta có là : Với η > 0 thì có βη ∈ L2 (Ω), β ≥ 0

F (x, u2 ) ≥ l(x)u2 − β(x)

Suy ra
|u2 |2 |l(x)|2
−F (x, u2 ) ≤ −l(x)u2 + β(x) ≤ + + β(x)
2 2
Chọn η khá lớn sao cho : µ1 + η > 1 thì ta có là :

|u2 |2 |l(x)|2
−F (x, u2 ) ≤ (µ1 + η) + + β(x) + βη (x)
2 2
Ta cũng có là

|u2 |2
F (x, u2 ) ≤ (α(x) + η) + βη (x)
2
2
|u2 |
≤ (µ1 + η) + βη (x)
2
|u2 |2 |l(x)|2
≤ (µ1 + η) + βη (x) + + β(x)
2 2

22
2
Đặt : d(x) = βη (x) + |l(x)|
2 + β(x) và c = µ1 + η
Thì do Ω bị chặn nên ta có là L2 (Ω) ⊂ L1 (Ω) và dó đó ta có là : d ∈ L1 (Ω) .
Từ đó ta có là :
|u2 |2
|F (x, u2 )| ≤ c + d(x)
2
Thay u2 lần lượt là v + u1 và u1 với u1 , v ∈ R thì ta có là :

|u1 |2
|F (x, u1 )| ≤ c + d(x)
2
|v + u1 |2
|F (x, v + u1 )| ≤ c + d(x)
2
Kết hợp với (2.7) ta có là :

Du F (x, u1 )v ≤ F (x, v + u1 ) − F (x, u1 )


|v + u1 |2 |u1 |2
≤c + d(x) + c + d(x)
2 2
Ta sử dụng bất đẳng thức tam giác và (a + b)2 ≤ 2(a2 + b2 ), a, b ≥ 0.
Ta được

|u1 |2 |v|2 3c
Du F (x, u1 )v ≤ c(|v|2 + |u1 |2 ) + c + 2d(x) = c + |u1 |2 + 2d(x)
2 2 2
Chọn v = K.Du F (x, u1 ) với K là hằng số nào đó.
Thì ta có :
3c
K|Du F (x, u1 )|2 ≤ cK 2 |Du F (x, u1 )|2 + |u1 |2 + 2d(x)
2
Suy ra
(K − cK 2 )|Du F (x, u1 )|2 ≤ c|u1 |2 + 2d(x)
1
Chọn K = thì ta có là :
2c
1 1 1
K − cK 2 = − =
2c 4c 4c
Thay vào ta có là :
1
|Du F (x, u1 )|2 ≤ c|u1 |2 + 2d(x)
4c
Từ đó ta có là :
|Du F (x, u1 )|2 ≤ 4c2 |u1 |2 + 8cd(x)
Đặt k = 4c2 > 0, e(x) = 8cd(x) thì ta có là e ∈ L1 , e ≥ 0.

|Du F (x, u1 )|2 ≤ k|u1 |2 + e(x)

Suy ra
p
|Du F (x, u1 )| ≤ k|u1 |2 + e(x)
q√ p
= | ku1 |2 + ( |e(x)|)2
√ p
≤ | ku1 | + |e(x)|

(do a2 + b2 ≤ |a| + |b|).
Ta có là : Z Z
p
| |e(x)||2 dx = |e(x)|dx < ∞
Ω Ω

23
p √
Đặt h(x) = |e(x)|, g = k thì h ∈ L2 .
Nên ta có là :
|Du F (x, u1 )| ≤ g|u1 | + h(x), ∀u1 ∈ R, ∀x ∈ Ω.
Từ đó ta có là Z
Ψ(u) = F (x, u(x))dx

Thì ta có là Ψ ∈ C 1 (L2 (Ω), R)(lý thuyết về toán tử Nemyski). Xét ánh xạ : idH01 : H01 →
L2 , idH01 (u) = u thì ta có idH01 là ánh xạ tuyến tính liên tục và do đó C 1 . Đặt : Λ = Ψ ◦ idH01
thì ta có Λ ∈ C 1 (H01 , R). Z
Λ(u) = F (x, u(x))dx, u ∈ H01 (Ω).

Z
DΛ(u)(v) = Du F (x, u(x))v(x)dx, u, v ∈ H01 (Ω)

Nhắc lại hàm Φ :


Z Z Z
1 λk
Φ(u) = |∇u(x)|2 dx − 2
|u(x)| dx − F (x, u(x))dx
2 Ω 2 Ω Ω
Z Z
1 λk
= |∇u(x)|2 dx − |u(x)|2 dx − Λ(u)
2 Ω 2 Ω

Dễ thấy
Z Z
1 2λk
|∇u(x)| dx − |u(x)|2 dx (2.8)
2 Ω 2 Ω

thuộc vào C 1 (H01 , R).


Từ đó ta có Φ thuộc lớp C 1 .
(iii) Chứng minh Φ lõm trên w + V với w ∈ W
Tính lõm của −Λ có thể suy thẳng ra từ tính lồi của F .
Đặt Z Z
1 λk
q(u) = |∇u(x)|2 dx − |u(x)|2 dx
2 Ω 2 Ω
Ta có q là dạng toàn phương.
Với v ∈ V thì : Z Z
|∇v(x)|2 dx ≤ λk |v(x)|2 dx
Ω Ω
.
Nên q(v) ≤ 0, ∀v ∈ V , suy ra được q lõm trên V .
Lấy w ∈ W, v ∈ V thì :
Z Z Z
2 2
|∇(w(x) + v(x))| dx = |∇w(x)| dx + |∇v(x)|2 dx
Ω Ω Ω
Z Z Z
|w(x) + v(x)|2 dx = |w(x)|2 dx + |v(x)|2 dx
Ω Ω Ω

Suy ra là
q(v + w) = q(v) + q(w), ∀v ∈ V, w ∈ W
.
Ta chứng minh tính lõm của của q trên w + V với w ∈ W :
Lấy u1 , u2 ∈ w + V, t ∈ [0, 1] .
Chứng minh :
q(tu1 + (1 − t)u2 ) ≥ tq(u1 ) + (1 − t)q(u2 )

24
Do định nghĩa nên tồn tại v1 , v2 ∈ V sao cho :

u1 = w + v1 , u2 = w + v2

Từ đó ta có là :

q(tu1 + (1 − t)u2 ) = q(t(v1 + w) + (1 − t)(v2 + w))


= q(tv1 + (1 − t)v2 + w) = q(tv1 + (1 − t)v2 ) + q(w)
≥ tq(v1 ) + (1 − t)q(v2 ) + q(w) = t(q(v1 ) + q(w)) + (1 − t)(q(v2 ) + q(w))
= tq(v1 + w) + (1 − t)q(v2 + w) = tq(u1 ) + (1 − t)q(u2 )

(ta có bắt đẳng thức là do tính lõm trên V của q).


(v) Φ là hàm nửa liên tục yếu trên v + W với v ∈ V .
Ta có trên w ∈ W thì
Z Z Z
|∇w(x)|2 dx ≥ λk+1 |w(x)|2 dx ≥ λk |w(x)|2 dx
Ω Ω Ω

Từ đó ta có: q(w) ≥ 0, ∀w ∈ W nên ta có q lồi trên W . Chứng minh tương tự (iii) ta cũng có là q
lồi trên v + W .Kết hợp với tính liên tục của q ta cũng có là q là hàm nửa liên tục dưới yếu theo
dãy.
Ta chứng minh −Λ là hàm nửa liên tục dưới yếu theo dãy (ta có thể chứng minh luôn là Λ liên tục
yếu theo dãy).
Lấy un ⇀ u trong H01 ta chứng minh là :

Λ(un ) → Λ(u)

Gỉa sử Λ(un ) không hội tụ về Λ(u) thì lúc đó ta sẽ có một dãy con unk và một ε > 0 sao cho :

|Λ(unk ) − Λ(u)| ≥ ε, ∀k ∈ N

Lúc đó ta vẫn có unk ⇀ u. Do H01 nhúng compact vào L2 nên ta có ngay một dãy con nửa vẫn kí
hiệu là unk hội tụ mạnh về u trong L2 .
Ta trả về định nghĩa của hàm Λ thì ta có

Λ(unk ) = Ψ(unk ), Λ(u) = Ψ(u)

Và ta có Ψ liên tục trên L2 do chứng minh trong (i) nên ta có là :

|Ψ(unk ) − Ψ(u)| → 0


|Ψ(unk ) − Ψ(u)| ≥ ε, ∀k ∈ N

Từ đó suy ra vô lý. Vậy Λ sẽ liên tục yếu theo dãy và do đó −Λ sẽ nửa liên tục yếu theo dãy.
Từ đó ta có kết luận Φ là hàm nửa liên tục yếu trên v + W với v ∈ V . (do Φ = q − Λ)
(ii) Φ corecive trên W
Trước tiên ta đặt :
Z Z Z
1 λk 1
p(u) = |∇u(x)|2 dx − |u(x)|2 dx − α(x)|u(x)|2 dx
2 Ω 2 Ω 2 Ω

Ta sẽ cố gắng chứng minh là tồn tại δ > 0 sao cho :

p(u) ≥ δ||u||2H 1 , ∀u ∈ W
0

25
Điều tương đương với điều cần chứng minh là (có được là do p là 1 dạng toàn phương ) : ∃δ > 0
sao cho :
p(u) ≥ δ, ∀u ∈ W, ||u||2H 1 = 1
0

Trước tiên ta có là :
Z Z Z
1 2 λk 2 1
p(u) ≥ |∇u(x)| dx − |u(x)| dx − µ1 |u(x)|2 dx
2 Ω 2 Ω 2 Ω
Z Z
1 2 λk+1
= |∇u(x)| dx − |u(x)|2 dx ≥ 0.
2 Ω 2 Ω

(do chứng minh trên thì ta có là µ1 = λk+1 − λk . một kết quả phụ là p ≥ 0 trên W ).
Nhắc lại W là không gian bao đóng của không gian sinh các vector riêng ứng với các trị riêng dương
của L. Và
M∞
W = Ei
i=k+1

Với p(u) = 0 thì ta suy ra là :


Z Z
1 λk+1
|∇u(x)|2 dx = |u(x)|2 dx
2 Ω 2 Ω

Và do đó suy ra u ∈ Ek+1 . Tức là Lu = µ1 u.


Nhưng với p(u) = 0 thì :
Z Z
µ1 1
|u(x)|2 dx − α(x)|u(x)|2 dx = 0
2 Ω 2 Ω
Z
(µ1 − α(x))|u(x)|2 dx = 0

Do α(x) ≤ µ1 nên ta có là :
(µ1 − α(x))|u(x)|2 = 0, ∀x ∈ Ω
(ta có thể giả sử như thế vì thật sự thì nó chỉ đúng với hầu hết x ∈ Ω nhưng trên tập độ đo không
đó ta định nghĩa nó là 0 là xong ).
Do α(x) < µ1 trên các tập dộ dương nên ta có ngay là :

|u(x)|2 = 0 trên mọi tập độ dương con Ω.

Và do đó u = 0 a.e Ω.
Giả sử điều cần chứng minh sai !
Tức là : ∀δ > 0 thì tồn tai ||uδ ||H01 = 1 sao cho :

p(uδ ) < δ
1
Chọn δ = n thì ta có một dãy un ∈ H01 , ||un ||H01 = 1 sao cho :

1
p(un ) <
n
Suy ra là
p(un ) → 0.
Ta áp dụng tính compact yếu của H01 và sự nhúng compact của không gian này vào L2 thì ta có
thể thêm giả sử cho un này là :
un ⇀H01 u
un →L2 u

26
Do p là 1 dạng toàn phương và dương nên lồi .
Ta có thể chứng minh dễ dàng là p liên tục trên H01 (lấy vn hội tụ về v trong HR01 và do đó hội tụ
về v trong L2 và từ đó ta có chứng minh các chuẩn của vn trong H01 , L2 trong Ω α|u|2 hội tụ về
chuẩn v. Suy ra là p liên tục ).
Từ đó ta có p nửa liên tục dưới yếu trên H01 .
Ta có là :
0 = lim inf p(un ) ≥ p(u) ≥ 0
Suy ra u = 0 (do chứng minh phía trên). Do là :
Z Z Z
1 2 λk 2 1
p(un ) = |∇un (x)| dx − |un (x)| dx − α(x)|un (x)|2 dx
2 Ω 2 Ω 2 Ω

Vì Ω α(x)|un (x)|2 dx ≤ µ1 Ω |un (x)|2 dx. Kết hợp với un →L2 0. Thì ta có là :
R R

Z
|∇un (x)|2 dx → 0

Tương đương với:


||un ||H01 → 0

Suy ra vô lý do
||un ||H01 = 1.

Và do đó ta có điều cần chứng minh là :


Từ đó ta có điều cần chứng minh : ∃δ > 0 sao cho :

p(u) ≥ δ||u||2H 1 , ∀u ∈ W.
0

Xét với mọi u ∈ W, η > 0 thì tồn tại βη ≥ 0 trong L2 sao cho :
Z Z Z
1 λk
Φ(u) = |∇u(x)|2 dx − |u(x)|2 dx − F (x, u(x))dx
2 Ω 2 Ω Ω
Z Z Z
1 λk 1
≥ |∇u(x)|2 dx − |u(x)|2 dx − α(x)|u(x)|2 dx
2 Ω 2 Ω 2 Ω
Z Z
η
− |u(x)|2 dx − βη (x)dx
2 Ω Ω
Z Z
η
= p(u) − |u(x)|2 dx − βη (x)dx
2 Ω Ω
η
≥ δ||u||2H 1 − ||u||H01 − ||βη ||L1
0 2λk+1

Ta sử dụng bất đẳng thức sau cho chứng minh trên :


Z Z
|∇u(x)|2 dx ≥ λk+1 |u(x)|2 dx, ∀u ∈ W
Ω Ω

Chọn η = δλk+1 thì ta có là :


δ
Φ(u) ≥ ||u||H01 − ||βη ||L1 , ∀u ∈ W
2
Từ đó ta có tính coercive trên W .
(iv) Φ(v + w) → −∞ khi ||v|| → ∞ và hội tụ này là đều trên các tập bị chặn trên W .
Ta chia thành hai trường hợp:

27
TH1: Với k = 1. Lúc đó thì V = ker(L) (do lúc này thì trị riêng âm không tồn tại ). Xét w ∈
W, ||w||H01 ≤ C,v ∈ ker(L) thì:
Ta có là:
Z Z
1 λk
q(w) = |∇w(x)|2 dx − |w(x)|2 dx
2 Ω 2 Ω
1 λk
≤ ||w||2H 1 + ||w||2H 1
2 0 2λ1 0

2
C λk 2
≤ + C = hằng số = H
2 2λ1

Xét: Z Z
Φ(v + w) = q(v) − F (x, v(x) + w(x))dx = − F (x, v(x) + w(x))dx
Ω Ω

Ta có là:
1 1
F (x, v(x)) = F (x, (v(x) + w(x) − w(x)))
2 2
1 1
≤ F (x, v(x) + w(x)) + F (x, −w(x))
2 2
Tồn tại β ∈ L1 , β ≥ 0 sao cho:
µ1 + 1 2
F (x, u1 ) ≤ u1 + β(x), ∀x ∈ Ω, u1 ∈ R
2
1 µ1 + 1 β(x)
≤ F (x, v(x) + w(x)) + w(x)2 +
2 4 2
Từ đó, ta có là:
1 µ1 + 1
−F (x, v(x) + w(x)) ≤ −2F (x, v(x)) + w(x)2 + β(x)
2 2
Vậy
Z
1 µ1 + 1
Φ(v + w) ≤ (−2F (x, v(x)) + w(x)2 + β(x))dx
Ω 2 2
Z
1 µ1 + 1
≤ −2 (F (x, v(x))dx + ||w||2L2 + ||β||L1
Ω 2 2
Z
1 µ1 + 1
≤ −2 (F (x, v(x))dx + C + ||β||L1
Ω 2 2
R
b(x))dx → ∞ khi ||b
Áp dụng tính chất: (F4 ) Ω F (x, u u|| → ∞ khi u
b trong Ker(L).
Thì với ||v|| → ∞ trong V thì ta có là :
Z
1
−2 (F (x, v(x))dx → ∞
Ω 2

Và từ đó ta có điều cần chứng minh .


TH2: Với k > 1. Xét v ∈ V thì tồn tại v 0 ∈ Ker(L), v − ∈ H − sao cho :

v = v0 + v− .

Xét w ∈ W, ||w||H01 ≤ C
Như trên ta có là :
q(w) ≤ H

28
Xét :

Φ(v + w) = q(v + w) − Λ(v + w)


Z
= q(v) − F (x, v(x) + w(x))dx

Z
= q(v 0 + v − ) + q(w) − F (x, v(x) + w(x))dx

Z
≤ q(v − ) + H − F (x, v(x) + w(x))dx

Với Z Z
− 1 − λk
q(v ) = |∇v (x)| dx −2
|v − (x)|2 dx
2 Ω 2 Ω

Ta có
k−1
M
H− = Ei
i=1

Nên ta có thể chứng minh được là :


Z Z
|∇v − (x)|2 dx ≤ λk−1 |v − (x)|2 dx
Ω Ω

(sử dụng tính trực giao của từng Ei trên H01 ,L2 ).
Và do đó
λk−1 − λk − 2
q(v − ) ≤ ||v ||L2
2
Do V là không gian hữu hạn chiều nền tồn tại K = K(V ) > 0 sao cho :
1
K||u||H01 ≤ ||u||L2 ≤ ||u||H01 , ∀u ∈ V
λ1
Suy ra :
λk−1 − λk − 2 (λk−1 − λk ) − 2
q(v − ) ≤ ||v ||L2 ≤ K ||v ||H 1
2 2 0

Kết hợp lại :

(λk−1 − λk ) − 2
Z
Φ(v + w) ≤ K ||v ||H 1 + H − F (x, v(x) + w(x))dx
2 0

Bổ đề 2.11 ( Bổ đề 19 trong [6]). Với F : R → R lồi thì với v, w ∈ R, n ∈ N ta có là :


2n−1
v 1 X 1 (−1)p w
F( ) ≤ F (v + w) + F ( )
22n−1 22n−1 p=1
2p 22n−1−p

2n−1
2n−1 v X 22n−1 (−1)p w
−F (v + w) ≤ −2 F( )+ F ( )
22n−1 p=1
2p 22n−1−p

Chứng minh. Ta chứng minh bằng quy nạp:


2n−1
v 1 X 1 (−1)p w
F( 2n−1
) ≤ 2n−1
F (v + w) + p
F ( 2n−1−p )
2 2 p=1
2 2

29
Với n = 1:
v v+w w 1 1
F( ) = F( − ) ≤ F (v + w) + F (−w)
2 2 2 2 2
Với n = 2 thì :
v
V T = F( )
23
v+w w
= F( 3 − 3)
2 2
1 v+w 1 −w
≤ F( 2 ) + F( 2 )
2 2 2 2
1 v 1 w 1 −w
≤ F( ) + F( ) + F( 2 )
4 2 4 2 2 2
1 1 1 w 1 −w
≤ F (v + w) + F (−w) + F ( ) + F ( 2 )
8 8 4 2 2 2

1 1 −w 1 w 1 −w
VP =
F (v + w) + F ( 2 ) + 2 F ( ) + 3 F ( 0 )
23 2 2 2 1 2 2
Và do đó ta có diều cần chứng minh .
Gỉa sử n=k đúng ! Nghĩa là :
2k−1
v 1 X 1 (−1)p w
F( 2k−1
) ≤ 2k−1
F (v + w) + p
F ( 2k−1−p )
2 2 p=1
2 2

Chứng minh là n=k+1 đúng nghĩa là chứng minh :


2k+1
v 1 X 1 (−1)p w
F( 2k+1
)≤ F (v + w) + F ( )
2 22k+1 p=1
2p 22k+1−p

Ta có là :

v v+w w
F( ) = F ( 2k+1 − 2k+1 )
22k+1 2 2
1 v+w 1 −w
≤ F ( 2k ) + F ( 2k )
2 2 2 2
1 v 1 w 1 −w
≤ F ( 2k−1 ) + F ( 2k−1 ) + F ( 2k )
4 2 4 2 2 2
2k−1
1 1 X 1 (−1)p w 1 w 1 −w
≤ ( 2k−1 F (v + w) + p
F ( 2k−1−p
)) + F ( 2k−1 ) + F ( 2k )
4 2 p=1
2 2 4 2 2 2
2k−1
1 X 1 (−1)p w 1 w 1 −w
≤ F (v + w) + F( ) + F ( 2k−1 ) + F ( 2k )
22k+1 p=1
2 p+2 22k−1−p 4 2 2 2

Ta có là p đi từ 1 đến 2k − 1 thì p + 2 đi từ 3 đến 2k + 1 và 2k − 1 − p = 2k + 1 − (p + 2).


Ta viết lại như sau :
2k+1
v 1 X 1 (−1)p w 1 w 1 −w
F( 2k+1
) ≤ 2k+1
F (v + w) + p
F ( 2k+1−p
) + 2 F ( 2k+1−2 ) + 1 F ( 2k+1−1 )
2 2 p=3
2 2 2 2 2 2
2k+1
1 X 1 (−1)p w
≤ F (v + w) + F ( 2k+1−p )
22k+1 p=1
2p 2

Ta chứng minh được bổ đề.

30
Từ đó ta có là :
v0 v0 + v− − v−
F( ) = F( )
22n−1 22n−1
v0 + v− −v −
= F ( 2n−1 + 2n−1 )
2 2
1 v0 + v− 1 −v −
≤ F ( 2n−2 ) + F ( 2n−2 )
2 2 2 2
1 v 1 −v −
= F ( 2n−2 ) + F ( 2n−2 )
2 2 2 2
Suy ra

v v0 −v −
−F ( ) ≤ −2F ( ) + F( )
22n−2 22n−1 22n−2
Nên
2n−1
v X (−1)p w
−F (v + w) ≤ −22n−1 F ( )+ 22n−1−p F ( )
22n−1 p=1
22n−1−p
2n−1
v0 −v − X (−1)p w
≤ −22n F ( 2n−1
) + 2 2n−1
F ( 2n−2
) + 22n−1−p F ( 2n−1−p )
2 2 p=1
2
2n−1
v X (−1)p w
≤ −22n−1 F ( )+ 22n−1−p F ( )
22n−1 p=1
22n−1−p
2n−1
v0 −v − X (−1)p w
≤ −22n F ( 2n−1
) + 2 2n−1
F ( 2n−2
) + 22n−1−p F ( 2n−1−p )
2 2 p=1
2

Quay lại chứng minh :


Ta có là :
(λk−1 − λk ) − 2 v 0 (x)
Z
Φ(v + w) ≤ C ||v ||H 1 + H − 22n F (x, 2n−1 )dx
2 0
Ω 2
− Z 2n−1
−v (x) (−1)p w(x)
Z X
+ 22n−1 F (x, 2n−2 )dx + 22n−1−p F (x, 2n−1−p )dx
Ω 2 Ω p=1 2

Tồn tại β ∈ L1 , β ≥ 0 sao cho :


µ1 + 1 2
F (x, u1 ) ≤ u1 + β(x), ∀x ∈ Ω, u1 ∈ R
2
Ta có :
−v − (x) µ1 + 1 −v − (x) 2
Z Z
22n−1 F (x, )dx ≤ 22n−1 ( ( 2n−2 ) + β(x))dx
Ω 22n−2 Ω 2 2
v − (x)2
Z
µ1 + 1
≤ 22n−2 (µ1 + 1) 4n−4 dx + ||β||L1 = 2n−2 ||v − ||2L2 + ||β||L1
Ω 2 2
Chọn n khá lớn sao cho :
µ1 + 1 (λk−1 − λk )
≤−
22n−2 4

31
Thay vào ta được là :

(λk−1 − λk ) − 2 v 0 (x)
Z
Φ(v + w) ≤ K ||v ||H 1 + H − 22n F (x, 2n−1 )dx
2 0
Ω 2
(λk−1 − λk ) − 2
− ||v ||L2 + ||β||L1 + T (n)||w||2L2
4
(λk−1 − λk ) − 2 v 0 (x)
Z
≤K ||v ||H 1 + H − 22n F (x, 2n−1 )dx
2 0
Ω 2
(λk−1 − λk ) − 2
−K ||v ||H 1 + ||β||L1 + T (n)||w||2L2
4 0

Suy ra :
(λk−1 − λk ) − 2 v 0 (x)
Z
Φ(v + w) ≤ K ||v ||H 1 + H − 22n F (x, )dx + B(n, β)
4 0
Ω 22n−1
Viết lại là tồn tại T, G > 0 sao cho :

v 0 (x)
Z
Φ(v + w) ≤ −T ||v − ||2H 1 − 22n F (x, )dx + G, ∀v ∈ V
0
Ω 22n−1
R
b(x))dx → ∞ khi ||b
Sử dụng tính chất : (F4 ) Ω F (x, u u|| → ∞ khi u
b trong Ker(L).
1
Tất cả các chuẩn trong chứng minh dưới đây là chuẩn H0 .
Lấy vm ∈ V sao cho : ||vm || → ∞ khi m tiến về vô cùng . Ta cần chứng minh là :

Φ(vm + w) → −∞

Ta sẽ có xm ∈ H − , ym ∈ ker(L) sao cho : vm = xm + ym Do tính trực giao thì ta có là:

||vm ||2 = ||xm ||2 + ||ym ||2

Lúc đó thì ta sẽ chứng minh là có ít nhất 1 TH là : ||xm || → ∞ hay ||ym || → ∞/


Giả sử là: ||xm || không hội tụ ∞ và ||ym || không hội tụ ∞.
Viết định nghĩa :
∀M > 0, ∃N (M ) ∈ N sao cho :
∀m > N (M ) ⇒ ||vm || > M
∃K > 0, ∀I ∈ N sao cho :
∃i(I) > I ⇒ ||xi || ≤ K
∃H > 0, ∀J ∈ N sao cho :
∃j(J) > J ⇒ ||yj || ≤ H
Viết lại :
∀M > 0, ∃N (M ) ∈ N sao cho :

∀m > N (M ) ⇒ ||vm ||2 > M 2

∃K > 0, ∀I ∈ N sao cho :


∃i(I) > I ⇒ ||xi ||2 ≤ K 2
∃H > 0, ∀J ∈ N sao cho :
∃j(J) > J ⇒ ||yj ||2 ≤ H 2
Lúc đó ta có thể trích ra 1 dãy con xmi sao cho :

||xmi ||2 ≤ K 2 , ∀i

Chọn mi1 = m1
J = m1 có mi2 = j(m1 ) > mi1

32
J = mi2 có mi3 = j(mi2 ) > mi1
Cứ như thế ta có 1 dãy con ymij sao cho :

||ymij ||2 ≤ H 2 , ∀j

Và xmij là dãy con của xmi nên có là :

||xmij ||2 ≤ K 2 , ∀j

Áp dụng tính trực giao ta có là :


||vmij ||2 = ||xmij ||2 + ||ymij ||2 ≤ K 2 + H 2 , ∀j

mà vmij là dãy con của vn từ đó suy ra vô lý !


Từ đây ta có là ít nhất 1 TH sẽ xảy ra: hoặc ||xm || → ∞ hoặc là ||ym || → ∞.
TH 1 Khi ||xm || → ∞.
TH 1.1 Khi ||ym || không hội tụ về vô cùng ! Trích 1 dãy con của ym là ymk bị chặn.
Ta có là : Z
ymk (x)
Φ(vmk + w) ≤ −T ||xmk ||2H 1 − 22n F (x, 2n−1 )dx + G
0
Ω 2
y k (x)
Phần −22n Ω F (x, 2m2n−1
R
)dx do
|u1 |2
|F (x, u1 )| ≤ c + d(x)
2
nên nó bị chặn bởi 1 hằng số nào đó gọi là A > 0
Φ(vmk + w) ≤ −T ||xmk ||2H 1 + A + G
0

Suy ra là
Φ(vmk + w) → −∞
TH 1.2 Khi ||ym || → ∞ .
Ta có là : Z
ym (x)
Φ(vm + w) ≤ −T ||xm ||2H 1 − 22n F (x, 2n−1 )dx + G
0
Ω 2
R
b(x))dx → ∞ khi ||b
Sử dụng tính chất : (F4 ) Ω F (x, u u|| → ∞ khi u b trong Ker(L).
cho
ym (x)
22n−1
thì ta có là : Z
ym (x)
−22n F (x, 2n−1 )dx → −∞
Ω 2
Từ đó ta có là :
Φ(vm + w) → −∞
TH 2 Khi ||ym || → ∞.
TH 2.1 Khi ||xm || không hội tụ về vô cùng :
Z
ym (x)
Φ(vm + w) ≤ −T ||xm ||2H 1 −2 2n
F (x, )dx + G
0
Ω 22n−1
Z Z
ym (x) ym (x)
≤ 0 − 22n F (x,
2n−1
)dx + G = −2 2n
F (x, 2n−1 )dx + G
Ω 2 Ω 2
R
b(x))dx → ∞ khi ||b
(Do T > 0 ). Sử dụng tính chất (F4 ) Ω F (x, u u|| → ∞ khi u
b trong Ker(L).
Ta suy ra là :
Φ(vm + w) → −∞

33
TH 2.2 Khi ||xm || hội tụ về vô cùng thì là TH 1.2. Nhận xét là từ 2 trường hợp trên ta có được là cho
:
m→∞
||vm || → ∞
thì có 1 dãy con vmk sao cho :
Φ(vmk + w) → −∞
Ta chứng minh là
||w|| ≤ C, ||v|| → ∞, ⇒ Φ(v + w) → −∞
Định nghĩa 2.1. ∀M > 0, ∃K(M ) > 0 sao cho :

∀v ∈ V, w ∈ W, ||w|| ≤ C, ||v|| > K(M ) ⇒ Φ(v + w) < −M

Giả sử điều cần chứng minh sai !


Thì : ∃M > 0, ∀K > 0 sao cho :

∃vK ∈ V, wK ∈ W, ||wK || ≤ C, ||vK || > K ⇒ Φ(vK + wK ) ≥ −M

Chọn K = n ∈ N thì ta có dãy vn , wn sao cho :

∀n ∈ N, ||wn || ≤ C, ||vn || > n ⇒ Φ(vn + wn ) ≥ −M,

Lúc đó ||vn || → ∞ thì có 1 dãy con vnk sao cho :


∀T > 0, ∃N (T ) ∈ N sao cho :

∀k > N (T ), w ∈ W, ||w|| ≤ C ⇒ Φ(vmk + w) < −T

Chọn w = wnk thì ta có là :

Φ(vmk + wmk ) ⟨−T, ∀k⟩ N (T )

Chọn T = M thì ta có là :

−M ≤ Φ(vmk + wmk ) ⟨−M, ∀k⟩ N (M )

Từ đó ta có điều vô lý !
Suy ra là :
Φ(v + w) → −∞
khi ||v|| → ∞ đều với các tập bị chặn trên W .

Áp dụng định lý 1 cho Φ thì sẽ tồn tại điểm dừng. Tức là: tồn tại u0 ∈ H01 (Ω) sao cho :
Z Z Z
∇u0 (x)∇v(x)dx − λk u0 (x)v(x)dx = Du F (x, u0 (x))v(x)dx, ∀v ∈ H01 (Ω).
Ω Ω Ω

34
Chương 3

Kết luận và tài liệu tham khảo.

Chương này chúng tôi trình bày những việc nhóm chúng tôi làm được và trích dẫn các tài liệu tham
khảo trong quá trình làm luận văn này.

Kết luận.
Trong tiểu luận này chúng tôi đã làm được những việc sau:
1. Giới thiệu lại các kiến thức cơ bản về không gian Lp (Ω), W 1,p (Ω), toán tử Nemytskii, hàm nửa liên
tục dưới yếu và hàm lồi để phục vụ cho việc làm luận văn này.
2. Chúng tôi tập chung kiểm tra, chứng minh lại chi tiết các bổ đề trong bài báo [6] mà các tác giả
đã bỏ qua chứng minh chi tiết.

35
Tài liệu tham khảo

[1] Walter Rudin, Real and Complex Analysis, third edition, international edition 1987.
[2] H. Brezis.: Functional Analysis, Sobolev spaces and Partial Differential Equatios, Springer, 2011.

[3] D.G. De Figueredo.: Lectures on the Ekeland variational principle with applications and detours,
Tata institute of fundamental research, Bombay 1989
[4] J. Mawhin, M. Willem.: Critical Point Theory and Hamiltonian Systems, Springer, Berlin (1989).
[5] D. Gilbarg and N.S. Trudinger, Elliptic partial differential equations of second order, Springer, Berlin,
2001.
[6] Y. Jabri and M. Moussaoui, Critical point theorem without compactness and applications , Nonlinear
Analysis, Theory, Methods - Applications, Vol. 32, No. 3, pp. 363-380, 1998.
[7] G. Dinca, P. Jebelean, J. Mawhin.: Variational and topological methods for Dirichler problems with
p-Laplacian, Portu. Math. 58, 339–378 (2001)

36

You might also like