You are on page 1of 1

DI TÍCH LỊCH SỬ: ĐỊA ĐẠO CỦ CHI -GDĐP

Thời gian ra đời: Địa đạo Củ Chi là cách gọi chung của các hệ thống địa đạo khác nhau, được hình
thành từ khoảng thời gian 1946-1948, trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương.

Vị trí: Khu di tích địa đạo Củ Chi hiện tọa lạc tại đường tỉnh lộ 15, Ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng,
huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp giai
đoạn năm 1946 – 1948.

Địa đạo Củ Chi là một hệ Thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí
Minh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được quân kháng chiến Việt Minh và Mặt trận Dân tộc
Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt
Nam. Là nơi để ẩn nấp, phòng thù khỏi quân địch và là nơi cất giấu những tài liệu, vũ khí.

Danh hiệu:
-Năm 2015, đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động.
-Năm 2016, đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.
-Là một trong 6 công trình nhân tạo nổi tiếng trên thế giới hiện nay.
-Lọt vào top 7 điểm đến kỳ lạ nhất tại Đông Nam Á.

Bản đồ và các đường hầm dưới lòng đất:


-Với chiều dài khoảng 250km và gồm có 3 tầng khác nhau:
+Tầng 1 cách mặt đất khoảng 3m, có thể chống được đạn pháo, sức nặng của xe tăng và xe bọc
thép.
+Tầng 2 cách mặt đất 5-8m, có thể chống đỡ được bom cỡ nhỏ.
+Tầng 3 cách mặt đất 8-12m.

- Đường hầm tuy dài 250km nhưng đó chỉ là tổng chiều dài của những địa đạo thông với nhau ở 6
xã. Vẫn còn những xã khác ở Củ Chi có các địa đạo riêng lẻ, chưa được thống kê hết.
-Cửa ra của địa đạo thông đến bờ sông Sài Gòn.
-Các đường hầm càng xuống sâu thì đường càng nhỏ. Hầm gốc ở khu vực tầng 1 lớn nhất cũng chỉ
rộng hơn 40cm và cao gần 1m. Sau khi được cơi nới hơn thì chiều rộng khoảng 60cm và chiều cao
khoảng 1m.

=> Hiện nay, Địa đạo Củ Chi đã trở thành một di tích lịch sử, là một địa điểm tham
quan nổi tiếng với hàng triệu du khách trong và ngoài nước. Khi tham quan Địa đạo Củ
Chi, ta có thể trải nghiệm một phần những nét văn hóa và lịch sử của Việt Nam.

You might also like