You are on page 1of 4

Địa Đạo Củ Chi

Phần 1: Giới thiệu về địa đạo


-Vị trí địa lý:
+ Địa đạo Củ Chi nằm cách trung tâm Sài Gòn khoảng 70 km. Đây là nơi thu nhỏ lại trận đồ biến hóa của
quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến chống suốt 30 năm đem lại độc lập tự do cho tổ quốc.
Khu du lịch gồm 2 phần cách nhau 13km:

 Địa đạo Bến Dược nằm thuộc ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi và địa đạo Bến Bình thuộc
xã Nhuận Đức.

hình 1: khu địa đạo chính



 Địa đạo Củ Chi được hình thành trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
(1946 – 1948). Thời gian này, quân dân hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An đã
đào những đoạn hầm ngắn, có cấu trúc đơn giản để ẩn nấp, cất giấu tài liệu mật và
vũ khí. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc đào địa đạo khởi đầu do cư
dân khu vực này tự phát thực hiện vào năm 1948.


 Cư dân khu vực đã đào các hầm, địa đạo riêng lẻ để tránh các cuộc càn quét của
quân xâm lược và làm nơi trú ẩn cho quân ta. Thời gian đầu, mỗi làng xây dựng một
địa đạo riêng, sau đó do nhu cầu đi lại giữa địa đạo các làng xã, hệ thống địa đạo đã
được nối liền nhau tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn, phức tạp.
 Về sau, địa đạo phát triển rộng ra nhiều nơi, nhất là 6 xã phía Bắc Củ Chi và cấu
trúc các đoạn hầm, địa đạo được cải tiến trở thành nơi che giấu lực lượng, khi chiến
đấu có thể liên lạc, hỗ trợ nhau.
Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc,
hệ thống đường ngầm dưới lòng đất, dài khoảng 250 km và có các hệ thống thông hơi
tại vị trí các bụi cây


Hệ thống đường ngầm trong khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi
 Trong thời gian từ 1961 – 1965, nhân dân các xã phía Bắc tỉnh Củ Chi đã hoàn
thành tuyến địa đạo trục “xương sống”, sau đó phát triển thành nhiều nhánh dài,
nhánh ngắn ăn thông với nhau, có nhánh trổ ra đến tận sông Sài Gòn. Bên trên địa
đạo còn có rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông… được bố trí thành
các cụm liên hoàn tạo ra trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích.
 Đến năm 1965, có khoảng 200km địa đạo đã được đào, tạo thành hệ thống địa đạo
chạy sâu trong lòng đất. Về quy mô, địa đạo Củ Chi phân làm 3 tầng khác nhau,
tầng trên cách mặt đất khoảng 3m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 5m, tầng dưới
cùng sâu từ 8 - 10m.

Khu di tích
Khu di tích

Du khách được ăn uống thử dưới địa đạo những


món ăn của cư dân địa đạo trước đây
Hiện nay, Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi (trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự thành
phố Hồ Chí Minh) trực tiếp quản lý cả hai di tích địa đạo Bến Dược và địa đạo Bến Đình. Khu di
tích gồm có hệ thống địa đạo (Bến Dược, Bến Đình), đền Bến Dược, khu quản trị, khu dịch vụ,
khu vực tái hiện vùng giải phóng và vành đai diệt quân Mỹ, khu du lịch sinh thái - giải trí
ven sông Sài Gòn.
Ngày 27/12/2015, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ khánh thành Khu truyền thống cách mạng Sài
Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, kỷ niệm 20 năm ngày truyền thống khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi
(19/12/1995 - 19/12/2015). Khu truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định khởi
công từ ngày 18/02/2010, nằm trong quần thể Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi với diện tích
13,5ha, gồm khu đền thờ, nhà văn bia, khu lễ, khu hồ sen, cầu đá, cảnh quan đặc trưng Tây
Nam Bộ.[1]
Bến Dược là tên gọi của vùng đất Phú Mỹ, Phú Thuận từ năm 1929, hiện nay thuộc xã Phú Mỹ
Hưng. Trước đây, nơi đây là địa điểm vượt qua sông Sài Gòn để đi qua các tỉnh Đông Nam Bộ
khác.


Mục đích: địa đạo Củ Chi không chỉ là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi cất giữ vũ khí, tài liệu,
phòng cứu thương, hội họp,… phục vụ cho các chiến sĩ đấu tranh trong thời chiến.

You might also like