You are on page 1of 6

TUẦN 12

Họ và tên:………………………………..Lớp…………
Kiến thức cần nhớ

1. Tập đọc
Nắng phương Nam: Cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Bắc
– Nam qua sáng kiến của các bạn miền Nam: gửi ra Bắc cành mai vàng cho bạn.
Cảnh đẹp non sông: Cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của mọi miền trên đất nước ta,
từ đó thêm tự hào về quê hương, đất nước thông qua các câu ca dao.

2. Luyện từ và câu
a. Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái.
- Từ chỉ hoạt động là những từ chỉ sự vận động, cử động ( hướng ra bên ngoài) của người,
loài vật, sự vật nhằm mục đích nào đó. VD: Mèo bắt chuột. ( "bắt" là từ chỉ hoạt động của
con mèo).
- Từ chỉ trạng thái là những từ chỉ sự vận động tự thân, tự diễn ra của bản thân. VD: Em
bé khóc. ( " khóc" là từ chỉ trạng thái của em bé).

b. So sánh.
+ Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác dựa trên
nét đương đồng, ở đó có sử dụng các từ ngữ so sánh : như, như là, là, hơn, kém, giống như,
không bằng, …
+ Tác dụng: Biện pháp so sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc.
+ Cấu tạo: Gồm có 2 vế :
- Vế được so sánh và vế để so sánh.
- Giữa 2 vế thường có từ so sánh : như , như là, tựa như…
+ Dấu hiệu.
- Qua từ so sánh : là, như , giống, như là.. ,
- Qua nội dung : 2 đối tượng có nét tương đồng được so sánh với nhau.
*) Phép so sánh hoạt động với hoạt động
Sự vật Vế 1 Phương diện so Từ so sánh Vế 2
( hoạt động sánh (như , như là, ( hoạt động
được so sánh) ( không bắt buộc) tựa như…) dùng để so sánh)
Con trâu chân đi như đạp đất
Tàu cau vươn như tay vẫy

*) Các kiểu so sánh.


1.So sánh ngang bằng : như, tựa như, là, chẳng khác gì….
2.So sánh hơn kém: chẳng bằng, hơn…
*) Sự khác nhau giữa hình ảnh so sánh và sự vật so sánh.
- Hình ảnh so sánh: là phải nêu đầy đủ “ Sự vật được so sánh + từ so sánh + sự vật để so
sánh” Ví dụ : Trẻ em như búp trên cành.
- Sự vật được so sánh: Trẻ em
Từ so sánh: như
Sự vật để so sánh: búp trên cành.
3. Tập viết
Ôn chữ hoa : H
+ Đặc điểm: Cao 5 li (6 đường kẻ
ngang),
+ Cấu tạogồm 3 nét: nét 1 là kết hợp
của 2 nét cong trái và lượn ngang. Nét 2 là
nét kết hợp của 3 nét: khuyết ngược,
khuyết xuôi và móc phải. Nét 3 là nét thẳng
đứng.
+Cách viết:
- Nét 1: Đặt bút trên ĐK5, viết nét cong
trái rồi lượn ngang, dừng bút trên ĐK6.
- Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1,
đổi chiều bút,viết nét khuyết ngược, nối
liền sang nét khuyết xuôi. Cuối nét khuyết
xuôi lượn lên viết nét móc phải, dừng bút
ở ĐK2
- Nét 3: Lia bút lên quá đường kẻ 4, viết
1 nét thẳng đứng, cắt giữa đoạn nối hai nét
khuyết. dừng bút dưới ĐK3.

4. Tập làm văn


Nói viết về cảnh đẹp đất nước.
Gợi ý: Quan sát bức tranh vẽ( chụp) cảnh đẹp đất nước và trả lời các câu hỏi:
a) Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì? Cảnh đó ở nơi nào?
b) Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào?
c) Cảnh trong tranh (ảnh) có gì đẹp?
d) Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì?
Họ và tên: ……………………….
Lớp: 3……….
PHIẾU TIẾNG VIỆT TUẦN 12
I. ĐỌC HIỂU: Đọc bài sau rồi trả lời câu hỏi:
QUÊ HƯƠNG

Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú. Thảo rất yêu quê hương mình. Thảo yêu mái
nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lí tỏa mùi hương thơm ngát, yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ
đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. Thảo sinh ra và lớn lên ở đây - nơi thơm
hương cánh đồng lúa chín ngày mùa, thơm hương gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy, nơi nâng cánh
diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao, cao mãi.

Thảo nhớ lại những ngày ở quê vui biết bao. Mỗi sáng, Thảo đi chăn trâu cùng cái Tí,
nghe nó kể chuyện rồi hai đứa cười rũ rượi. Chiều về thì đi theo các anh chị lớn bắt châu
chấu, cào cào. Tối đến rủ nhau ra ngoài sân đình chơi và xem đóm đóm bay. Đom đóm ở quê
thật nhiều, trông cứ như là ngọn đèn nhỏ bay trong đêm. Màn đêm giống như nàng tiên khoác
chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh.

Thời gian dần trôi, Thảo chuyển về thành phố. Đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi động chứ
không yên tĩnh như ở quê. Những lúc đó, Thảo thường ngẩng lên bầu trời đếm sao và mong
đến kì nghỉ hè để lại được về quê.

1. Quê Thảo là vùng nào?


A. Vùng thành phố náo nhiệt.
B. Vùng nông thôn trù phú.
C. Vùng biển thơ mộng.
2. Thảo nhớ và yêu những gì ở quê hương mình?
A. Mái nhà tranh của bà, giàn hoa thiên lí tỏa hương thơm mát
B. Tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch
C. Cả hai đáp án trên.
3. Thảo nhớ những kỉ niệm gì ở quê nhà?
A. Chèo thuyền trên sông, thả diều ở bờ đê
B. Đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện vui. Chơi cùng các bạn ở gốc đa đầu làng
C. Đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện vui , theo các anh chị lớn đi bắt châu chấu,
cào cào; ra đình chơi, xem đom đóm bay
4. Vì sao Thảo lại mong đến kì nghỉ hè để được về quê?
A. Vì quê Thảo rất giàu có.
B. Vì quê Thảo rất sôi động, náo nhiệt.
C. Vì Thảo rất yêu quê hương thanh bình và yên ả, nơi có nhiều kỉ niệm gắn với tuổi thơ
của Thảo.
5. Những câu văn nào dưới đây có sử dụng hình ảnh so sánh?
A. Đóm đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm.
B. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh.
C. Đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi động quá!
6. Viết tiếp vào chỗ chấm để được câu văn có hình ảnh so sánh:
- Cánh diều của Thảo và các bạn bay trên bầu trời quê hương như..........................................
- Thảo bỗng ngửi thấy một mùi hương thơm của lúa chín như................................................
- Thảo ngửa cổ lên trời, những vì sao đêm chi chít như ...........................................................
7. Gạch chân dưới từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu văn sau:
Mỗi sáng, Thảo đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện rồi hai đứa cười rũ rượi.
8. Trong các câu sau, câu nào thuộc kiểu câu Ai - là gì ?:
A. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm.
B. Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú.
C. Đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như là ở quê.
9. Đặt 1 câu theo mẫu Ai – làm gì? để nói về hoạt động của người dân ở vùng quê:
………………………………………………………………………………………………
10. Quê hương em ở vùng nào? Tình cảm của em dành cho quê hương mình như thế
nào?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
II. CHÍNH TẢ - LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

Bài 1: Điền ch/ tr thích hợp vào chỗ chấm:

Nền …..ời rực hồng. Từng đàn én …..ao lượn, bay ra phía biển. Những con tàu sơn
….ắng đậu san sát, tung bay cờ đủ màu sắc ….ông chúng như những toà lâu đài nổi ẩn hiện
…..ong gió ban mai.

Bài 2: Đọc các câu văn và ghi vào bảng ở dưới tên hoạt động được so sánh với nhau:

1. Chạy nhanh như bay.


2. Mưa rơi xuống ầm ầm như đổ nước lên mái nhà.
3. Con thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn
4. Những chú ngựa phi nhanh trên đường đua tựa như tên bắn
5. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy nhót

Câu Sự vật Hoạt động được so Từ so sánh Hoạt động so sánh


sánh

Mẫu Con trâu đi như đập đất

Bài 3: Chọn hoạt động phù hợp và điền vào chỗ trống để hoàn thiện hình ảnh so sánh:

- Cô ca sĩ hát hay như chim họa mi ………………..

- Những chú công uyển chuyển xòe bộ lông sặc sỡ của mình như đang ……………

- Minh và Tùng lao đi như …………........ để kịp giờ vào học.


Bài 4: Điền dấu chấm vào chỗ thích hợp rồi chép lại cho đúng chính tả.

Sáng nào mẹ tôi cũng dậy rất sớm đầu tiên, mẹ nhóm bếp nấu cơm sau đó, mẹ quét dọn
trong nhà, ngoài sân lúc cơm gần chín, mẹ gọi anh em tôi dậy ăn sáng và chuẩn bị đi học.

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Bài 5: Đặt câu với mỗi từ chỉ hoạt động, trạng thái :

- (bơi): ………………………………………………………………………………………

- (thích): …………………………………………………………………………………….

III. TẬP LÀM VĂN:

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn(7-10 câu) nói về một cảnh đẹp ở nước ta mà em đã
từng đến thăm hoặc được biết qua tranh (ảnh) hoặc ti vi.

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

You might also like