You are on page 1of 57

Quá trình cháy trong động cơ Diesel 1

GVC.TS.Dương Việt Dũng

QUÁ TRÌNH CHÁY TRONG ĐỘNG CƠ DIEZEN


COMBUSTION IN COMPRESSION- IGNITION ENGINES

2.1. Khái quát về quá trình cháy trong động cơ Diezen- Essential features
of process.

Khác với động cơ xăng, quá trình cháy trong động cơ Diezen diễn ra trong hỗn
hợp không đồng nhất. Nhiên liệu cao áp được phun vào buồng cháy động cơ vào cuối
kỳ nén, ngay trước thời điểm bắt đầu quá trình cháy theo dự kiến. Nhiên liệu lỏng
thoát ra khỏi vòi phun với tốc độ cao và ngay sau đó được xé tơi thành những hạt nhỏ
và xuyên sâu vào khối khí nóng trong buồng cháy động cơ. Nhờ kích thước hạt bé,
nhiên liệu bốc hơi nhanh chóng và hoà trộn với không khí nóng trong xi lanh. Vì áp
suất và nhiêt độ trong buồng cháy ở thời điểm đó cao hơn điều kiện tự cháy của nhiên
liệu nên sự bốc cháy của một bộ phận hỗn hợp nhiên liệu-không khí đã được hoà trộn
tốt diễn ra sau giai đoạn cháy trễ (khoảng vài độ góc quay trục khuỷu). Sự cháy diễn
ra làm áp suất trong xi-lanh gia tăng, do đó bộ phận môi chất chưa bị nén mạnh, thời
gian chuẩn bị cháy bị rút ngắn làm giảm thời gian cháy tổng cộng của hỗn hợp. Quá
trình phun nhiên liệu tiếp tục cho đến khi toàn bộ lượng nhiên liệu cần thiết đã được
cung cấo hết vào xi lanh động cơ. Sự xé nhỏ tia nhiên liệu, nhiên liệu bốc hơi, hơi
nhiên liệu hoà trộn với không khí và bốc cháy tiếp tục diễn ra cho đến khi hầu như
toàn bộ nhiên liệu trải qua các quá trình ấy. Mặt khác, sự hoà trộn của không khí còn
sót lại trong xi lanh với hỗn hợp đang cháy và đã cháy tiếp tục suốt quá trình cháy
giãn nở.

Sự mô tả khái quát trên đây cho thấy quá trình cháy trong động cơ Diezen cực
kỳ phức tạp. Diễn biến chi tiết của quá trình phụ thuộc vào tính chất của nhiên liệu,
dạng buồng cháy, hệ thống phun nhiên liệu và điều kiên vận hành của động cơ. Đó là
một quá trình cháy ba chiều, không đồng nhất và không liên tục. Ngày nay một số
vấn đề thuộc quá trình cháy trong động cơ Diezen mới được hiểu biết một cách khái
quát, việc mô tả định lượng nhiều quá trình liên quan vẫn còn chưa được biết kỹ. Sau
đây là một số đặc điểm quan trọng của quá trình cháy trong động cơ Diezen.

1. Vì sự phun nhiên liệu vào buồng cháy bắt đầu ngay trước khi quá trình cháy
diễn ra, do đó không thể xảy ra sự kích nổ như trong động cơ xăng. Tỉ số
nén của động cơ Diezen vì vậy có thể chọn cao hơn làm tăng hiệu suất động
cơ.
2. Vì thời điểm cháy được khống chế bởi thời điểm phun, thời kỳ cháy trễ giữa
lúc bắt đầu phun và lúc bắt đầu cháy phải ngắn. Thời gian tồn tại áp suất
cực đại trong xi lanh cũng phải ngắn để động cơ có thể chịu đựng được tác
dụng cơ nhiệt. Vì vậy khả năng tự cháy của hỗn hợp nhiên liệu-không khí
phải nằm trong một khoảng nhiệt độ vừa phải. Điều này đòi hỏi nhiên liệu
dùng cho động cơ Diezen phải có chỉ số cetan lớn hơn một thời gian nhất
định.
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 2
GVC.TS.Dương Việt Dũng

3. Vì mô-men của động cơ được điều chỉnh theo lượng nhiên liệu phun vào
cho mỗi chu trình, trên đường nạp không có tiết lưu, công bơm nhỏ nên
hiệu suất cơ giới của động cơ Diezen cao hơn so với động cơ xăng.
4. Khi nhiên liệu chu trình tăng sẽ dẫn đến hình thành một lượng bồ hóng
không cháy hết trước khi thải. Chính lượng bồ hóng này gây hiện tượng
nhả khói đen và làm hạn chế khả năng nâng cao tỉ số nhiên liệu-không khí
nhất là ở chế độ toàn tải. Vì vậy áp suất có ích trung bình của động cơ
Diezen thấp hơn so với động cơ xăng tương đương.[Hence, the maximum
indicate mean effective pressure (in a naturally aspirated engine) is lower
than values for an equivalent spark-ignition engine].
5. Vì động cơ Diezen luôn làm việc với tỷ lệ nhiên liệu-không khí trung bình
bé (ở chế độ tải thấp hỗn hợp nghèo) nên giá trị thực của ( -cp/cv) trong
kỳ giãn nở cao hơn ở động cơ xăng. Nhờ vậy hiệu suất biến đổi nhiên liệu
của động cơ Diezen cao hơn động cơ xăng ứng với một tỉ số giãn nở cho
trước.(This gives a higher fuel conversion effciency than the spark-ignition
engine, for a give expansion ratio).

Vấn đề chính khi thiết kế buồng cháy động cơ Diezen là làm sao bảo đảm được
tốc độ hoà trộn giữa nhiên liệu và không khí đủ lớn để quá trình cháy có thể xảy ra
gần điểm chết trên. Những phân tích chi tiết trong các phần sau sẽ cho thấy trong
động cơ Diezen tốc độ cháy bị khống chế bởi tốc độ hòa trộn hỗn hợp. Động cơ
Diesel trong thực tế được chế tạo với kích thước xi lanh thay đổi trong phạm vi rất
rộng. Đường kính xi lanh thay đổi từ 70 đến 900mm. Tốc độ trung bình của píttông ở
chế độ công suất cực đại xấp xỉ như nhau, do vậy tốc độ quay cực đại của động cơ sẽ
tỉ lệ nghịch với hành trình píttông. Đối với một khoảng góc quay trục khuỷu cho
trước dành cho quá trình cháy (khoảng 40 –50o để giữ cho hiệu suất biến đổi nhiên
liệu lớn), thời gian dành cho quá trình cháy tỉ lệ với hành trình pít tông. Kết quả là ở
động cơ Diezen cỡ nhỏ (đường kính xi lanh khoảng 70mm), thời gian dành cho sự
hoà trộn giữa nhiên liệu và không khí giảm đi khoảng 10 lần ở động cơ Diezen cỡ lớn
(đường kính xi lanh khoảg 900mm).

Tất cả những phân tích trên đây cho thấy kết quả buồng cháy và hệ thống phun
nhiên liệu phải thay đổi cho phù hợp với phạm vi kích cỡ của động cơ Diezen, đặc
biệt là sự vận động của dòng không khí và tia nhiên liệu phải đảm bảo tốc độ hoà trộn
tốt nhất. Khi kích thước động cơ giảm cần phải gia tăng tốc độ vận động của không
khí trong buồng cháy.

Từ những khái niệm ban đầu này chúg ta có thể giải thích được tại sao trong
thực tế tồn tại nhều kiểu loại buồng cháy và hệ thống phun khác nhau đối với các cỡ
động cơ Diezen trong thương mại.
2.2. Các dạng buồng cháy của động cơ Diezen- Types of Diesel combustion
systems.
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 3
GVC.TS.Dương Việt Dũng
Buồng cháy độngc ơ diesel là nơi hòa khí được hình thành và bốc cháy, gây
ảnh hưởng lớn tới các chỉ tiêu: Công suất, hiệu suất, độ tin cậy của động cơ cũng như
ô nhiễm môi trường của khí xả.

Đông cơ Diezen được chia làm hai dạng chính phụ thuộc vào kết cấu buồng
cháy:
- Động cơ phun trực tiếp, nhiên liệu được phun trực tiếp vào buồng cháy chỉ
gồm một không gian duy nhất.
- Đông cơ phun gián tiếp, buồng cháy được chia thành hai không gian thông
với nhau bằng một hay nhiều lỗ nhỏ. Nhiên liệu được phun vào buồng cháy
dự bị. Hỗn hợp gồm khí cháy và chưa cháy sau đó phun qua buồng cháy
chính. Động cơ phun gián tiếp thường là động cơ Diezen cỡ nhỏ.

2.2.1. Động cơ phun trực tiếp (PTT):Direct- injection Systems.

Ở động cơ cỡ lớn tốc độ thấp, tốc độ hoà trộn nhiên liệu-không khí không cần
cao, người ta dùng hệ thống phun trực tiếp không xoáy lốc (hình 3.1a). trong trường
hợp này, động lượng và năng lượng của tia nhiên liệu đủ đảm bảo đạt được sự phân
bố nhiên liệu và tốc độ hoà trộn thích hợp. Việc tổ chức vận động thêm của dòng
không khí trở nên không cần thiết. Buồng cháy của các động cơ cỡ lớn thường có
dạng khoét lõm trên đỉnh pít-tông và sử dụng vòi phun nhiều lỗ đặt ở trên trục buồng
cháy.

Hình 2.1. Sơ đồ buồng cháy thống nhất (động cơ PTT)


a. Buồng cháy không xoáy lốc và vòi phun nhiều lỗ của động cơ cỡ lớn
b. Buồng cháy xoáy lốc hình chén với vòi phun nhiều lỗ.
c. Buồng cháy xoáy lốc hình chén với vòi phun một lỗ.

Khi kích thước động cơ giảm, để đảm bảo được tốc độ hoà trộn cần thiết giữa
nhiên liệu và không khí, chúg ta cần là tăng động cơ xoáy lốc của dòng khí trong
buồng cháy. Hình 2.1b và c giới thiệu hai dạng buồng cháy của động cơ PTT có xoáy
lốc. Buồng cháy 2.1b sử dụng vòi phun nhiều lỗ đặt ở tâm. Mục tiêu của loại buồng
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 4
GVC.TS.Dương Việt Dũng
cháy kiểu này là giảm tối thiểu lượng nhiên liệu lỏng bám vào thành; Buồng cháy
hình 2.1c thường được gọi là buồng cháy kiểu M.A.N hay buồng cháy M. Khác với
trường hợp vừa nêu, trong trưòng hợp này người ta sử dụng vòi phun một lỗ và
hướng phun được bố trí sao cho hầu hết nhiên liệu phun ra đều được trải đều lên
thành buồng cháy. Hai dạng buồng cháy này thường dùng cho động cơ diezen cỡ
trung (đường kính xi lanh từ 10-15cm) và khi tăng cường thêm vận động xoáy lốc,
chúng nó thể dùng cho động cơ Diezen cỡ nhỏ (đường kính xi lanh từ 8-10cm).

2.2.2. Động cơ phun gián tiếp (PGT)- Indirect- Injection Systems


Sự tạo xoáy lốc do vận động của bản thân dòng khí nạp không đủ tạo ra tốc độ
hòa trộn cần thiết giữa không khí và nhiên liệu của động cơ Diezen cao tốc cỡ nhỏ,
chẳng hạn động cơ diezen của ô tô máy kéo. Do vậy cần pải sử dụng động cơ phun
gián tiếp hoặc dạng buồng cháy phân cách. Có hai dạng buồng cháy phân cách:
buồng cháy dự bị xoáy lốc và buồng cháy dự bị rối như mô tả trên hình 2.2a và 2.2b.

Trong quá trình nén, không khí được đẩy mạnh từ buồng cháy chính trên đỉnh
pít-tông vào buồng cháy dự bị thông qua các lỗ nhỏ. Do hướng dòng khí được bố trí
tiếp tuyến với buồng cháy dự bị nên cường độ xoáy lốc ở đây tăng lên rất mạnh.

Hình 2.2. Buồng cháy của động cơ PGT cỡ nhỏ


a) Dự bị xoáy lốc b) Dự bị rối
Nhiên liệu thường được phun vào buồng cháy dự bị với áp suất phun thấp hơn
trường hợp buồng cháy PTT. Quá trình cháy bắt đầu trong buồng cháy dự bị. Do sự
gia tăng áp suất trong buồng cháy này, môi chất bị đẩy mạnh vào buồng cháy chính
và ở đó nó được tiếp tục hoà trộn với không khí còn lại. Để giúp động cơ khởi động
được dễ dàng ở trạng thái lạnh, người ta thường bố trí thêm các nến điện sấy trong
buồng cháy dự bị.

2.2.3. Phạm vi sử dụng các dạng buồng cháy- Comparison of Different


Combustion Systems.

Trong quá trình phát triển động cơ Diezen, người ta đã thử nghiệm nhiều dạng
buồng cháy khác nhau. Tuy nhiên hiện nay người ta chỉ giữ lại một số kiểu buồng
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 5
GVC.TS.Dương Việt Dũng
cháy tốt nhất dựa trên kết quả thực nghiệm cũng như những hiểu biết về các hiện
tượng hoá lý về quá trình cháy.
Những động cơ Diezen tốc độ rất thấp, ví dụ động cơ phát điện cỡ lớn hay
động cơ tàu thuỷ thường dùng buồng cháy thống nhất không xoáy lốc. Sự phân bố
nhiên liệu và tốc độ hoà trộn nhiên liệu-không khí được thực hiện chủ yếu do chuyển
động của tia nhiên liệu. Những động cơ này thường là động cơ hai kỳ.

Động cơ Diezen phun trực tiếp, tốc độ lớn và kích thước nhỏ người ta thường
dùng buồng cháy xoáy lốc để nâng cao tốc độ hoà trộn giữa nhiên liệu-không khí. Sự
xoáy lốc này được tạo ra chủ yếu nhờ hình dạng và bố trí đường nạp thích hợp. Mặt
khác, sự xoáy lốc được tăng cường thêm vào cuối kỳ nén do không khí bị dồn mạnh
vào buồng cháy.
2.2.3.1Buồng cháy xoáy lốc.
Toàn bộ buồng cháy được ngăn thành hai phần: buồng xoáy lốc và buồng cháy
chính, hai phần nối với nhau bằng một đường thông lớn. Buồng cháy xoáy lốc
Ricardo dùng trên động cơ ôtô, có dạng hình chuông, nối với đường cháy chính nhờ
đường thông tiếp tuyến. Trong quá trình nén môi chất từ buồng cháy chính bị đẩy vào
buồng xoáy lốc và tạo ra ở đây một dòng xoáy nén, mạnh. Nhiên liệu được phun vào
cùng hướng với dòng xoáy lốc. Các hạt nhiên liệu nhỏ, nhẹ ở vỏ tia bị cuốn theo dòng
xoáy lốc, được sấy nóng, bay hơi cùng không khí nóng tạo ra hòa khí và bốc cháy ở
khu vực miệng đường thông. Màng lửa chuyển động theo quỹ đạo lò xo xoắn cụp vào
khu trung tâm buồng cháy. Hòa khí chưa cháy nồng độ lớn bị đẩy ra xung quanh và
được phun vào buồng cháy chính, do tác dụng chênh áp được tạo ra và sau khi một
phần nhiên liệu đã cháy trong buồng xoáy lốc. Dòng chảy phun ra buồng cháy chính,
tạo nên dòng xoáy thứ hai ở đây, thúc đẩy sự hòa trộn giữa nhiên liệu và không khí
để hình thành hòa khí và bốc cháy trong buồng cháy chính. Chênh áp giữa buồng
xoáy lốc và buồng cháy chính, sau khi cháy lên tới 0,1-0,2MPa. Tốc độ cực đại của
dòng khí qua đường thông lên tới 100-150 m/s.

2.2.3.2Những đặc điểm chính của buồng cháy xoáy lốc


Hình dạng buồng cháy xoáy lốc rất khác nhau, nên cường độ xoáy lốc tại thời
điểm cuối kỳ nén cũng không giống nhau. Ba dạng buồng cháy hình cầu, hình đáy
phẳng và hình chuông tạo nên tốc độ cuối kỳ nén tại mặt cắt A rất khác nhau. Buồng
cháy dạng cầu có tốc độ tăng nhanh từ tâm buồng cháy đến r = 11mm, sau đó tốc độ
giảm nhanh đến vị trí r = 15,5mm; buồng cháy dạng chuông tốc độ dòng khí tăng
theo bán kính r chậm nhất; sau r = 11mm tốc độ cũng giảm chậm nhất. Nếu tốc độ
dòng xoáy lớn quá sẽ gây tổn thất lưu động lớn đặc biệt khi chạy ở tốc độ cao
Nếu giảm bớt tỉ lệ (Vk – Dung tích buồng cháy xoáy lốc ; V c – Dung tích
buồng cháy động cơ) thì hình dạng buồng cháy chính trở thành yếu tố ngày một quan
trọng lúc ấy cần tạo ra dòng xoáy thứ hai trong buồng cháy chính .
Ở động cơ diezen cao tốc cỡ nhỏ, người ta thường dùng dạng buồng cháy phân
cách để tạo ra sự chuyển động không khí đủ mạnh, đảm bảo tốc độ hoà trộn nhiên
liệu-không khí.
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 6
GVC.TS.Dương Việt Dũng

2.3. Quá trình cháy động cơ Diezen- Combustion Compression-Ignition


engine.
Việc phân tích diễn biến áp suất trong xi lanh cùng với ảnh chụp màng lửa
trong buồng cháy là phương pháp sử dụng rộng rãi nhất ngày nay để mô tả quá trình
cháy của động cơ Diezen. Khái niệm về tốc độ toả nhiệt đóng vai trò rất quan trọng
trong nghiên cứu quá trình cháy. Đó là tốc độ toả hóa năng của nhiên liệu trong quá
trình cháy. Tốc độ toả nhiệt có thể tính từ đồ thị áp suất. Mô hình quá trình cháy
trong động cơ Diezen được chia làm bốn giai đoạn và trong mỗi giai đoạn diễn biến
của quá trình được khống chế bằng các hiện tượng lý hoá khác nhau của môi chất.
Mặc dù hình dạng buồng cháy cũng như điều kiện vận hành có ảnh hưởng ít nhiều
đến các giai đoạn nói trên, nhưng nói chung, việc phân chia quá trình cháy ra làm 4
giai đoạn này phù hợp đối với tất cả các động cơ Diezen.

2.3.1. Quá trình cháy trong động cơ PTT với vòi phun nhiều tia- Combustion
in Direct- Ignition, Multispray Systems.
Hình 2.3 giới thiệu biến thiên của áp suất trong xi lanh, của độ nâng kim phun
và của áp suất trong đường ống nhiên liệu theo góc quay trục khuỷu trong kỳ nén và
giãn nở của động cơ Diezen PTT. Vòi phun 4 lỗ đặt trên đường tâm xi lanh và phun
nhiên liệu vào buồng cháy dạng đỉa đặt trên đỉnh pít-tông.

Tốc độ của nhiên liệu thoát ra khỏi vòi


phun có thể tính toán từ áp suất trong
đường ống cao áp, áp suất trong xi lanh
động cơ, hình dạng lỗ phun và hành trình
nâng kim phun. Thời gian cháy trễ từ lúc
bắt đầu phun tới lúc bắt đầu cháy là 9o.
Áp suất trong xi lanh tăng nhanh chóng
trong vài độ góc quay trục khuỷu, sau đó
tằn chậm gần tởi đỉnh của đường cong
khoảng 5o sau điểm chết trên. Quá trình
phun được tiếp tục sau khi quá trình cháy
đã bắt đầu. Tốc độ toả nhiệt nhận được
trong cùng một thí nghiệm thông qua việc
phân tích tốc độ phun nhiên liệu và diễn Hình 2.3 Diễn biến của áp suất trong buồng
biến áp suất được trình bày trên hình 2.4. cháy p, độ nâng kim phun lN và áp suất nhiên
Tốc độ toả nhiệt ở đây là tốc độ toả nhiệt liệu trong đường ống cao áp pl theo góc quay
thực. trục khuỷu trong động cơ Diesel PTT cỡ nhỏ.

Nó là tổng của độ gia tăng nội năng của khí trong xi lanh và công truyền cho
pít-tông, nó khác với nhiệt lượng toả ra bởi quá trình cháy một lượng bằng tổn thất
nhiệt truyền qua thành. Ở độngcơ Diezen cỡ nhỏ, tổn thất này, chiếm khoảng 10-25%
nhiệt lượng toả ra và ở động cơ cỡ lớn tổn thất này thấp hơn. Theo định nghĩa đó, tốc
độ toả nhiệt thực có thể dùng chỉ tốc độ toả nhiệt của quá trình cháy khi tổn thất nhiệt
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 7
GVC.TS.Dương Việt Dũng
bé. Dạng đường cong toả nhiệt này rất phổ biến đối với động cơ PTT ở mọi chế độ tải
trọng và chế độ tốc độ. Đường cong này cho thấy nhiệt lượng toả ra không đáng kể từ
lúc phun đến cuối khoảng kỳ nén ( Chủ yếu là tổn thất nhiệt nhẹ do truyền hiệt qua
thành buồng cháy và sấy nóng, bốc hơi nhiên liệu). Trong quá trình cháy, sự oxy hóa
nhiên liệu được chia thành 3 giai đoạn khác nhau. Ở giai đoạn đầu, tốc độ cháy
thường rất cao và kéo dài khoản vài độ góc quay trục khuỷu.

Giai đoạn này tương ứng với việc


gia tăng nhanh chóng áp suất trong xi
lanh. Giai đoạn 2 tương ứng với việc
giảm đều đặng tốc độ toả nhiệt (đường
cong toả nhiệt có thể đạt được một đỉnh
thứ hai thấp hơn đỉnh thứ nhất như hình
2.4).
Đây là giai đoạn toả nhiệt chính và
kéo dài khoản 400. Bình thường khoản
80% năng lượng chứa trong nhên liệu Hình 2.4. Biến thiên áp suất trong xi lanh p, tốc
độ phun nhiên liệu mf, tốc độ toả nhiệt thực Q n
được giải phóng ra thành hai giai đoạn tính toán từ p đối với động cơ Diezen phun trực
đầu tiên này. Giai đoạn 3 tương ứng phần tiếp, 1000 v/phút, thời điểm phun bình thường,
đuôi của đồ thị toả nhiệt, kéo dài trong áp suất có ích trung bình 620 kPa.
phần lớn kỳ giãn nở. Lượng nhiệt toả ra Cylinder pressure p, rate of fuel injection mf,and
trong giai đoạn này khoảng 20% nhiên net heat-release rate Qn calculated from p for
liệu mang vào. small DI diesel engine, 1000 rev/min, normal
injection timing, bmep= 620 kPa.

Từ các nghiên cứu đồ thị tốc độ phun và tốc độ toả nhiệt (2.4) ở các chế độ toả
trọng, tốc độ và thời điểm đánh lửa khác nhau, người ta đã rút ra được những nhận
xét sau đây :
- Thời gian tổng cộng của quá trình cháy dài hơn nhiều so với thời gian phun.
- Tốc độ cháy tuyệt đối tăng tỉ lệ với sự gia tăng tốc độ động cơ, vì vậy giai
đoạn cháy tính theo góc quay trục khuỷu hầu như không đổi.
- Độ lớn của đỉnh đầu tiên trong đồ thị tốc độ cháy phụ thuộc vào thời kỳ
cháy trễ. Độ cao của đỉnh càng lớn khi thời gian cháy trễ càng dài.
Những nhận xét này kết hợp với các hình ảnh chụp được trong buồng
cháy động cơ cho phép chúng ta đưa mô hình quá trình cháy trong động cơ Diezen.

Hình 2.5 trình bày sơ đồ diễn biến tỉ lệ nhiên liệu phun vào xi lanh và tỉ lệ
nhiên liệu cháy. Nhiên liệu phun vào buồng cháy được phân chia thành nhiều phân tử
nhỏ. Phần nhiên liệu đầu tiên phun vào hòa trộn với không khí và trở nên “ sẵn sàng
bốc cháy” (nghĩa là hỗn hợp nằm trong giới hạn bốc cháy) nó được biểu diễn bằng
tam giác nằm gần trục hoành nhất trên đồ thị tỉ lệ bốc cháy. Những phần tử nhiên liệu
khác cũng được hoà trộn với không khí theo kiểu này và người ta nhận được giản đồ
“sẵn sàng bốc cháy” toàn bộ, khép kín bởi đường nét đức. Diện tích toàn bộ của giản
đồ này bằng diện tích toàn bộ của giản đồ tỉ lệ phun. Tuy nhiên sự bốc cháy chỉ diễn
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 8
GVC.TS.Dương Việt Dũng
ra sau thời kỳ cháy trễ. Ở điểm bắt đầu cháy, một lượng nhiên liệu đã được phun vào
hoà trộn với không khí để đạt được một hỗn hợp nằm trong giới hạn cháy. Hỗn hợp
được hoà trộn trước này (giống như hỗn hợp đồng nhất trong động cơ xăng), sau thời
kỳ cháy trễ bốc cháy nhanh chóng tạo ra tốc độ cháy ban đầu cao như biểu diễn trên
hình vẽ.

Dạng đường cong toả nhiệt kiểu này thường gặp ở động cơ PTT không tăng áp.
Những hình ảnh chụp được trong buồng cháy cho thấy tới lúc đường cong toả nhiệt
đạt được đỉnh cao, vùng màng lửa sóng xanh trông thấy rõ và quá trình cháy được
khống chế bởi bộ phận nhiêu liệu “hoà trộn trước”. Sau điểm cực đại này lượng hỗn
hợp hoà trộn trước giảm còn lượng hỗn hợp chưa cháy mới hoà trộn gia tăng, sự cháy
vì vậy diễn ra dưới dạng ngọn lửa khuyếch tán chảy rối với ánh sáng vàng nhạt hay
màu cam do sự hiện diện các-bon.

Hình 2.5. Sơ đồ tương quan giữa tỉ lệ nhiên liệu phun vào và tỉ lệ nhiên liệu cháy (hay tỉ lệ toả
nhiệt).
Schematic of relationship between rate of fuel injection and rate of fuel burning or energy release.

Tóm lại, toàn bộ quá trình cháy trong động cơ Diezen PTT có thể chia làm 4
giai đoạn như hình 2.6:
- Thời kỳ cháy trễ (ab) : là giai đoạn từ lúc bắt đầu phun đến khi bắt đầu cháy
(xác định nhờ sự thay đổi độ cong của đồ thị p( ), hoặc nhờ cảm biến quan
học).
- Thời kỳ cháy nhanh hay thời cháy của hỗn hợp đồng nhất (bc): trong thời
kỳ này, lượng nhiên liệu đã hoà trộn với không khí trong thời kỳ cháy trễ
bốc cháy nhanh chóng trong vài độ góc quay trục khuỷu làm cho tỉ lệ toả
nhiệt rất cao.
- Thời kỳ cháy khống chế bởi tốc độ hoà trộn (cd): khi hỗn hợp nhiên liệu-
không khí hoà trộn trước đã được cháy hết thì tốc độ cháy (hay tốc độ toả
nhiệt) được khống chế bởi tốc độ hoà trộn giữa nhiên liệu và không khí đã
được thành phần hỗn hợp trong giới hạn bốc cháy. Đường cong tỉ lệ toả
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 9
GVC.TS.Dương Việt Dũng
nhiệt có thể xuất hiện một đỉnh thứ hai (thường thấp hơn đỉnh thứ nhất)
trong giai đoạn này.
- thời kỳ cháy rớt (de): Sự toả nhiệt vơi tốc độ thấp trong kỳ giãn nở. Sở dĩ
vậy alf do năng lượng chứa trong bộ phận nhiên liệu chưa cháy hết, trong
muội than hay trong sản phẩm cháy của hỗn hợp giàu tiếp tục toả ra.

2.3.2. Quá trình cháy trong dạng buồng cháy khác -Application of Model to
Other Combustion Systems.

Trong buồng cháy dạng M.A.n phun trực tiếp và trong buồng cháy phân cách
phun gián tiếp dạng của đường cong toả nhiệt khác so với trường hợp buồng cháy
thống nhất không xoáy lốc hay xoáy lốc nhẹ. Với buồng cháy kiểu M.A.N, đỉnh thứ
nhất của đường cong toả nhiệt khó nhận thấy hơn (mặc dù lượng nhiên liệu phun vào
buồng cháy trong kỳ cháy trễ nhiều hơn – in spite of the fact that a large fraction of
the fuel is injected during the delay period), tuy nhien tổng thời gian cháy hầu như
giống nhau. Tốc độ chay ban đầu thấp có thể được giải thích do vòi phun sử dụng có
ít lỗ phun hơn (một hay hai lỗ thay vì bốn lỗ hay nhiều hơn) và hướng phun của tia
nhiên liệu tiếp tuyến với thành buồng cháy làm giảm đáng kể bề mặt hoà trộn tự do.
Tuy nhiên sau khi bén lửa, tốc độ cháy gia tăng làm tăng tốc độ hoà trộn nhiên liệu-
không khí. Điều này là do lực li tâm gây ra bởi dòng xoáy. Ban đầu, nhiên liệu tập
trung ở gần thành buồng cháy và sự hoà trộn bị cản trở bởi ảnh hưởng lực ly tâm.
Thật vậy, hơi nhiên liệu có khối lượng riêng lớn hơn không khí nên có khuynh hướng
lưu lại gần thành một khi xuất hiện sự bốc cháy. Hỗn hợp cháy giãn nở do nhiệt độ
tăng làm giảm khối lượng riêng, do đó hơi nhiên liệu dịch chuyển nhanh chóng về
phía tâm buồng cháy. Chính sự dịch chuyển hướng kính này xác định tốc độ hoà trộn
của quá trình. Nhiệt lượng do không khí nén truyền do lớp nhiên liệu mỏng bám trên
thành buồng cháy không gây ra sự gia tăng đáng kể tốc độ cháy. Chỉ khi nào quá
trình cháy bắt đầu thì nhiệt độ khí và tốc độ truyền nhiệt mới đủ lớn để gây ra sự bốc
hơi nhiên liệu ra khỏi thành buồng cháy với tốc độ đáng kể.

Ở động cơ phun gián tiếp có buồng cháy phân cách, không khí trong buồng
cháy chính không được hòa trộn ngay với nhiên liệu, vì vậy việc xác định tốc độ cháy
rất khác biệt so với loại buồng cháy thống nhất. Trên đường cong tỉ lệ toả nhiệt
không tồn tại đỉnh ban đầu như trường hợp có động cơ thống nhất. Do kích thước
buồng cháy nhỏ, kết hợp với tốc độ xoáy lốc cao của dòng khí trong buồng cháy
trước khi phun nhiên liệu nên một bộ phận không đáng kể của tia nhiên liệu tiếp xúc
với buồng cháy. Điều này cần với việc giảm thời kỳ cháy trễ do tỉ số nén cao ở động
cơ PGT có thể dùng để giải thích vì sao tốc độ cháy ban đầu ở loại động cơ này thấp.

Trên cơ sở những nhận xét sau đây, người ta đề ra ba dạng cơ bản về quá trình
phun-hòa trộn-cháy trong động cơ Diezen như sau:
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 10
GVC.TS.Dương Việt Dũng
A. Tia nhiên liệu xuyên qua buồng cháy với động năng đủ lớn, sự hòa trộn
nhiên liệu-không khí được tiến hành ngay khi nhiên liệu được phun vào
buồng cháy và ít bị ảnh hưởng bởi quá trình cháy.
B. Nhiên liệu được tráng lên thành buồng cháy. Trong thời kỳ trễ, sự hoà trộn
hầu như không đáng kể do sự bay hơi bị hạn chế. Sau khi bốc cháy, sự hơi
bay tăng nhanh và tốc độ bay hơi được khống chế bởi sự dịch chuyển của
không khí nóng lại gần thành buồng cháy; lực làm tăng tốc độ hòa trộn
hướng kính. Vì vậy sự bốc cháy của hỗn hợp bị lùi lại.
C. Nhiên liệu được phân bố gần thành buồng cháy: sự hòa trộn được tiến hành
ngay trong thời kỳ cháy trễ, nhưng với tốc độ thấp hơn cơ chế A. Sau khi
bốc cháy, sự hòa trộn được được gia tốc theo cơ chế B.

Hình 2.7 : Sơ đồ các đường cong phun nhiên liệu và toả nhiệt của các loại động cơ Diezen không
tăng áp: (a) động cơ PTT, vòi phun nhiều lỗ đặt trên đường tâm buồng cháy; (b) động cơ PTT
buồng cháy M.A.N nhiên liệu phun lên thành buồng cháy; (c) động cơ PGT buồng cháy xoáy lốc.

Hình 2.7 giới thiệu dạng đường cong tỏa nhiệt của động cơ PTT với vòi phun
nhiều lỗ đặt trên đường tâm buồng cháy của động cơ của buồng cháy M.A.N và của
động cơ PGT buồng cháy xoáy lốc. Đối với động cơ PTT vòi phun nhiều lỗ, quá trình
phun-hòa trộn-cháy được khống chế bởi cơ chế A (hình 2.7a). Đối với động cơ PTT
với tia phun tiếp tuyến với buồng cháy, cơ chế B và C chiếm ưu thế hơn (hình 2.7b),
sự hòa trộn chậm làm giới hạn tốc độ cháy ban đầu. Đối với động cơ PGT buồng
cháy xoáy lốc, thời kỳ cháy trễ rút ngắn cùng với quá trình hòa trộn theo cơ chế C
ngay trong thời kỳ này làm tăng tốc độ cháy (hình 2.7c)

3.4. Phân tích áp suất trong buồng cháy- Analysis of cylinder pressure
data.

Cylinder pressure versus crank angle data over the compression and
expansion strokes of the engine operatiing cycle can be used to obtain quantitative
information on the progress of combustion.
Phân tích áp suất xi lanh theo góc quay trục khuỷu có thể cung cấp cho chúng
ta những thông tin cần thiết về diễn biến của quá trình cháy. Phương pháp phân tích
áp suất áp dụng cho động cơ Diezen cũng tương tự phương pháp đã áp dụng trong
động cơ xăng, nghĩa là cũng bắt đầu từ định luật nhiệt động học thứ nhất áp đụng cho
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 11
GVC.TS.Dương Việt Dũng
hệ thống hở giả sử đồng nhất về áp suất và nhiệt độ. Định luật nhiệt động học thứ
nhất trong trường hợp này (hình 2.7) được viết như sau:

(2.1)

Ở đây dQ/dt là tốc độ truyền nhiệt là hệ thống qua lớp biên, p(dV/dt) là tốc độ
truyền công tạo ra sự dịch chuyển biên giới của hệ thống, m i là tốc độ truyền nhất qua
lớp biên ở vị trí i (dòng chảy ra khỏi hệ thống mang dấu -), h i là entanpi của thông
lượng i vào hay ra hệ thống và U là nội năng của môi chất chứa bên trong hệ thống.
việc áp dụng phương trình này vao động cơ Diezen gặp khó khăn do những nguyên
nhân chính sau đây:
- Nhiên liệu lỏng được phun vào trong xi lanh, sau đó bốc hơi và hòa trộn
vào không khí tạo nên hỗn hợp có thành phần không đồng nhất và thay đổi
theo thời gian.
- Thành phần của sản phẩm cháy khuếch tán (cũng không đồng nhất) thay đổi
ngẫu nhiên.
- Các quan hệ đã thiết lập tính toán truyền nhiệt trong động cơ Diezen chưa
được xác định một cách chính xác.
- Các vùng “hốc” (hay khe, chẳng hạn các khe hở giữa pít-tông, séc măng và
xi lanh) có thể tích khoản vài phần trăm thể tích buồng cháy. Khí chứa
trong hốc này có nhiệt độ xấp xỉ nhiệt độ thành xi lanh, chứa một lượng môi
chất khá đáng kể ở điều kiện khác biệt so với các phần còn lại trong buồng
cháy làm tăng ảnh hưởng của chúng đối với các quá trình.
Do những khó khăn nêu trên, mọi phương pháp phân tích áp suất trong buồng
cháy của động cơ Diezen dù phức tạp hay đơn giản đều cho kết quả gần đúng.

2.4.1. Hiệu suất cháy- Combustion Efficiency.


Việc tính toán dự báo tốc độ toả nhiệt cũng như tốc độ tiêu thụ nhiên liệu đều
cần đến một yếu tố quan trọng, đó là sự hoàn thiện của quá trình cháy. Việc sử dụng
không khí ở động cơ Diezen bị giới hạn bởi sự phát sinh khói đen trên đường thải.
Khói đen gồm chủ yếu là các hạt cácbon. Sự suất hiện khói đen và các sản phẩm cháy
không hoàn toàn làm giảm hiệu suất động cơ. Thông thường động cơ Diezen phải
được thiết kế sao cho ở chế độ đầy tải, lượng nhiên liệu khói đen không được vượt
quá 0,5%, lượng nhiên liệu chưa cháy có mặt trong khí thải không được quá 1% và
thành phần nhiên liệu sinh CO chiếm nhỏ hơn 0,5% lượng nhiên liệu cung cấp. Vì
vậy tổn thất quá trình cháy thường nhỏ hơn 2% và hiệu suất cháy thường lớn hơn
98%. Mặc dù sự cháy không hoàn toàn là một yếu tố rất quan trọng khi đánh giá ô
nhiễm không khí, nhưng trên quan điểm chuyển đổi năng lượng, người ta có thể xem
gần đúng quá trình cháy diễn ra hoàn toàn.

2.4.2. Động cơ phun trực tiếp-Direct-Ignition Engines


Quá trình cháy trong động cơ Diesel 12
GVC.TS.Dương Việt Dũng
Đối dạng động cơ này, môi chất trong xi lanh có thể xem như chưa trong một
hệ thống duy nhất. Trao đổi khối lượng qua biên giới hệ thống khi xú-páp nạp và thải
đều đóng chỉ là nhiên liệu dòng chảy vào các “hốc”. Nếu gộp chung thể tích các hốc
vào thể tích buồng cháy thì ảnh hưỡng của chúng có thể bỏ qua. Khi đó phương trình
(2.1) trở thành:

(2.2)

Tow common methods are used to obtain combustion information from


pressure data using Eq.(2.2). In both approaches, the cylinder contents are assumed
to be at a uniform temperature at each instant in time during the combustion process.
One method yeilds fuel energy or heat-release rate; the other method yeilds a fuel
mass burning rate.
Người ta thường dùng hai phương pháp để phân tích áp suất khác nhau dựa
trên phương trình (2.2) để nhận biết các thông tin của quá trình cháy. Cả hai phương
pháp này đều giả định rằng môi trường chất trong xi lanh có nhiệt độ đồng đều ở mọi
thời điểm trong quá trình cháy. Phương pháp thứ nhất có thể sử dụng tốc độ toả
nhiệt, còn phương pháp thứ hai dùng tốc độ tiêu thụ nhiên liệu. Cả hai phương pháp
đều chỉ mang tính biểu kiến vì giá trị thật của chúng không thể nào xác định một cách
chính xác.

a) Phương pháp phân tích tốc độ toả nhiệt-Heat-Release analysis.


Nếu các đại lượng U và hf trong phương trình (2.2) là nội năng tương đối của
môi chất trong xi lanh và entanpi tương đối của nhiên liệu phun vào buồng cháy thì
dQ/dt là sự khác biệt giữa hóa năng hay nhiệt lượng toả ra bởi quá trình cháy của
nhiên liệu (mang dấu dương) và nhiệt lượng truyền ra khỏi hệ thống (mang dấu âm).
Vì hsf 0, phương trình (2.2) trở thành:

(2.3)

Tốc độ toả nhiệt tinh biểu kiến dQ ch/dt là hiệu số giữ tốc độ toả nhiệt thô biểu
kiến dQch/dt và tốc độ truyền nhiệt cho thành xi lanh dQht/dt, chính bằng tốc độ truyền
công cho pít-tông cộng với tốc độ thay đổi nội năng tương đối của môi chất trong xi
lanh.

Nếu chúng ta giả định rằng môi chất trong xi xanh là khí lý tưởng thì phương
trình (2.3) có thể viết:

(2.4)
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 13
GVC.TS.Dương Việt Dũng
Từ phương trình khí lý tưởng, pV=mRT, trong đó R được xem là hằng số,
chúng ta có thể viết:

(2.5)

Phương trình (2.5) có thể dùng để khử T trong phương trình (2.4), ta có:

hay
(2.6)

Trong đó =cp/cv. Khi phân tích toả nhiệt trong động cơ diezen có thể dùng
=1,3 = 1,35. Phân tích một cách chi tiết hơn, người ta dùng giá trị của không khí ở
cuối quá trình nén trước khi cháy ( =1,35) và dùng giá trị trung bình của sản phẩm
cháy ( =1,26-1,3) trong giai đoạn cháy và giãn nở. Những giá trị chính xác của
trong quá trình cháy tới nay vẫn chưa được xác định.
Hình 2.8 minh hoạ về giá trị tương đối
của tốc độ toả nhiệt tinh, toả nhiệt thô,
truỳên nhiệt, ảnh hưởng của hốc, nhiệt
sấy nóng và bốc hơi nhiên liệu của đông
cơ Diezen chạy ở chế độ 50% tải cực đại
và 50% tốc độ cực đại. Lượng toả nhiệt
tinh bằng hiệu số giữa lượng toả nhiệt thô
với tổng các lượng nhiệt truyền cho
thành, lượng nhiệt do ảnh hưởng của hốc,
của sự sấy nóng và bốc hơi nhiên liệu.
Entanpi bốc hơi nhiên liệu Diezen nhỏ Hình 2.8. Sơ đồ cân bằng nhiệt trong giai đoạn
hơn 1% nhiệt trị; sự thay đổi nhiệt lượng cháy của động cơ Diesel phun trực tiếp tăng ápở
tải và tốc độ trung bình.
do sấy nóng nhiên liệu từ nhiện độ phun Showing relative magnitude of heat transfer,
đến nhiệt độ không khí nén trong buồng crevice, and fuel vaporization and heatup
cháy chiếm khoảng 3% nhiệt trị. effects.

Truyền nhiệt tổng cộng trong giai đoạn cháy chiếm khảng từ 10 đến 25% lượng nhiệt
do nhiên liệu toả ra.

b/ Phương pháp phân tích lượng nhiên liệu tiêu thụ-Fuel mass burning rate
analysis.

Nếu nội năng của hỗn hợp nhiên liệu, không khí và sản vật cháy trong phương
trình (2.1) được xác định tương đối so với một số liệu thích hợp thì phương trình này
có thể được dùng để xác định tốc độ khối lượng nhiên liệu tiêu thụ biểu kiến từ đồ thị
áp suất khí trong xi lanh. Người ta đã chứng minh rằng phương trình (2.2) có thể viết:
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 14
GVC.TS.Dương Việt Dũng

(2.7)

Here Q is the heat transfer to the gas within the combustion chamber (that is,
Q=- Qht), m is the mass within the combustion chamber, and dm/dt has been
substituted for .
Ở đây Q là nhiệt truyền cho khí trong buồng cháy (nghĩa là Q=- Qht), m là khối
lượng môi chất trong buồng cháy, và dm/dt thay thế cho .

Vì các thông số đặc trưng của khí trong xi lanh trong quá trình cháy (giả sử
đồng nhất, ở trạng thái cân bằng hoá học ở áp suất p và nhiệt độ trung bình T-
assumed to be uniform and in chemical equilibrium at the pressure p and average
temperature) nói chung là hàm số của P, T và độ đậm đặc ,
u =u (T,p ) và R=R (T,p, ), vì vậy:

(2.8a)

(2.8b)
Mặc khác:
 =0 + (2.9)

(2.10)

(F/A) là tỉ số nhiên liệu/không khí: chỉ số 0 chỉ giá trị ban ban đầu trước khi
phun nhiên liệu còn chỉ số s chỉ giá trị hỗn hợp cháy hoàn toàn lý thuyết. Những
phương trình này cho phép chúng ta rút ra quan hệ sau đây:

(2.11)

Trong đó:
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 15
GVC.TS.Dương Việt Dũng
Phương trình 2.10 có thể giải theo phương pháp số để nhận được giá trị của m(t) theo
các giá trị cho trước của o, p(t) và các mô hình gần đúng của các thông số nhiệt động
của môi chất công tác cũng như của đại lượng truyền nhiệt dQ/dt.
Hình 2.8b. Giới thiệu đồ thị áp suất của
động cơ Diezen PTT và tốc độ tiêu thụ
nhiên liệu dm/d tính toán từ áp suất theo
phương pháp vừa nêu. Để thuận tiện
trong phan tích kết quả. Chúng ta nên
nhân tốc độ tiêu thụ nhiên liệu biểu kiến
với nhiệt trị của nhiên liệu để được tốc độ
tỏa nhiệt. Tốc độ cháy thực tế của nhiên
liệu không xác định được vì không phải
tất cả lượng nhiên liệu phun vào đều có
đủ không khí để cháy hoàn toàn. Koảng
60% nhiên liệu cháy trong 1/3 giai đoạn Hình23.8b. Áp suất trong xi lanh và tốc độ tiêu
đầu của quá trình. Tích phân tốc độ cháy thụ nhiên liệu tính từ áp suất theo góc quay
của nhiên liệu trên toàn thời gian dàng trục khuỷu (dùng phường trình 3.7), động cơ
Diezen PTT, đầy tải, tôc độ 3000v/phút.
cho quá trình cháy phải bằng khối lượng Cylinder pressure p and fuel mass burning rate
nhiên liệu bị oxy hóa, lượng nhiên liệu calculated from p, as a function of crank angle,
này nhỏ hơn lượng nhiên liệu phun vào using the Krieger and Borman method for DI
động cơ khoản 3%.. diesel engine at 3200 rev/min and full load.

Cũng nên chú ý rằng hóa năng của nhiên liệu tiếp tục tỏa ra trong kỳ giãn nở.
Độ chính xác của dạng tính toán này thấp và các sai số trong việc ước đoán truyền
nhiệt ảnh hưởng đáng kể tốc độ cháy biểu kiến của nhiên liệu.
Thực nghiệm cho thấy rằng ảnh hưỡng của việc phân giải sản vật cháy là
không đáng kể. Điều này cho phép đơn giản hóa phương trình (2.11). Khi không có
phân giải, u=u(T,) và R= R/M có thể xem như không đổi vì khối lượng phân tử M
thay đỏi rất ít, ki đó ta có:

(2.12)

2.4.3. Động cơ phun gián tiếp- Indirect-Injection Engines.

In IDI diesel engines, the pressures in each of the tow chambers, main and
auxiliary, are not the same during the combustion process. Since combustion starts in
the auxiliary or prechamber, the fuel energy release in the prechamber causes the
pressure there to rise above the main chamber pressure.
Ở động cơ PGT, áp suất trong buồng cháy chính và buồng cháy dự bị khác
nhau. Vì vây quá trình cháy bắt đầu ở buồng cháy dự bị, nhiệt lượng nhiên liệu toả ra
làm áp suất trong buồng cháy này tăng lên cao hơn áp suất trong buồng cháy chính.
Phụ thuộc vào kết cấu của buồng cháy và điều kiện vận hành, áp suất trong buồng
cháy dự bị có thể cao hơn áp suất trong buồng cháy chính từ 0,5 đến 5atm. Sự chênh
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 16
GVC.TS.Dương Việt Dũng
lệch áp suất này khiến cho không khí, nhiên liệu, khí đang cháy và sản phẩm cháy bị
đẩy từ buồng cháy dự bị vào buồng cháy chính và tiếp tục bốc cháy.

Khi phân tích quá trình cháy của


động cơ Diezen PTT ở mục trước chúng
ta đã giả định là áp suất đồng đều trong
buồng cháy. Ở động cơ Diezen PGT,
chúng ta cần quan tâm đến sự khác biệt
về áp suất ở buồng cháy chính và buồng
cháy dự bị.
Hình 2.9 giới thiệu sơ đò buông
cháy động cơ Diezen PTT. Buồng cháy
chính và buồng cháy dự bị đựoc nối vớ
nhau bởi các lỗ thông. Như vậy buồng
cháy động cơ này có thể xem xét nhưu
bao gồm hai hệ thống hở khác nhau. Áp
Hình 2.9. Sơ đồ buồng cháy dự bị và buồng cháy
dụng định luật nhiệt động 1 vào buồng chính trong động cơ Diesel phun gián tiếp.
cháy chính, ta có :

(2.13)
và áp dụng định luật nhiệt động học vào buồng cháy dự bị, ta có:

(2.14)

Ở đây dm/dt là tốc độ biến thiên lưu lượng môi chất giữa hai buồng cháy, nó
mang dấu dương nếu dòng vật chất chảy từ buồng cháy dự bị vào buồng cháy chính;
nếu dm/dt < 0, h2,1 = h2; nếu dm/dt > 0, h2,1 = h1. Nếu chúng ta định nghĩa U1 và U2 là
nội năng tương đối và h1 là entanpi tương đối của nhiên liệu thì dQ 1/dt và dQ2/dt biểu
diễn tốc độ toả nhiệt tinh, chính là hiệu số giữa tốc độ tỏa nhiệt của quá trình cháy và
tốc độ truyền nhiệt cho thành xi lanh.

Hình 2.10. Đường cong tỏa nhiệt tính toán đối với động cơ Diezen PGT ở chế độ tải cố định với
0,29 < 0,32, tốc đọ 2500v/phút
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 17
GVC.TS.Dương Việt Dũng

Nếu chúng ta áp dụng mô hình khí lý tưởng trong môi chất chứa trong các
buồng cháy với cp, cv và M là những hằng số thì quan hệ p1V1 = m1RT1 và p2V2 =
m2RT2 có thể được dùng để khử m và T trong các đại lượng dU/dt, và trong thực tế
hs,f = 0 có thể được dùng để viết các phương trình (2.13) và (2.14) dưới dạng :

(2.15)

(2.16)

Khi dùng kết hợp hai phương trình này, chúng ta có thể loại trừ đại lượng biểu
diễn thông lượng entanpi giữa hai buồng cháy do đó lượng toả nhiệt tinh tổng cộng
có thể tính toán theo biểu thức sau đây:

= (2.17)

Trong thực tế, phương trình (2.17) rất khó sử dụng vì nó cần các số liệu thực
nghiệm về áp suất trong cả buồng cháy chính và buồng cháy dự bị (thông thường khó
thực hiện việc lắp đặt 2 đầu cảm biến áp suất trên nắp xi lanh). Hình 2.10 giới thiệu
đường cong tốc độ toả nhiệt tinh đối với động cơ Diezen PGT cho bởi phương trình
(2.17) với =1,35.

Với giả định p2=p1 chúng ta có thể sử dụng áp suất trong buồng cháy chính
hoặc trong buồng cháy dự bị để tính toán tốc độ toả nhiệt theo phương trình (2.17).
Sai số của việc đơn giản hoá có thể được ước tính. Thật vậy nếu chúng ta viết p 2=p1+
p thì phương trình (2.17) trở thành:

(2.18)

Nếu bỏ qua đại lượng cuối cùng thì phương trình (2.18) đồng nhất với phương
trình (2.6) đối với động cơ diezen PTT. Vì đại lượng V(dp1/dt)/( -1) lớn hơn nhiều
so với đại lượng thứ nhất bên vế phải của phương trình (2.18) ngay trong giai đoạn
đầu của quá trình cháy, do đó sai số gặp phải khi bỏ qua đại lượng cuối cùng bên vế
phải của phương trình có thể tính gần đúng bằng:
[V2/(V1 +V2)] d( p)/dp1
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 18
GVC.TS.Dương Việt Dũng
Ở giai đoạn đầu của quá trình cháy, sai số này có thể khá hơn (có thể đến 25%
khi gần điểm chết trên). Càng về cuối quá trình cháy, sai số càng giảm (sai số khoảng
2% ở 20o sau điểm chết trên). Vì vậy, bỏ qua p có thể dẫn đến sai số khi tính toán
tốc độ toả nhiệt ở giai đoạn đầu.

2.5. Các tính chất đặc trưng của tia nhiên liệu- Fuel Spray behavior

2.5.1. Vấn đề phun nhiên liệu- Fuel Injection.


Nhiên liệu được phun vào buồng cháy động cơ Diezen nhờ sự chênh lệch áp
suất lớn giữa phía trước và phía sau lỗ phun. Áp suất trong xi lanh lúc bắt đầu phun
có thể đạt từ 50-100atm. Áp suất của nhiên liệu phun dao động trong khoảng từ 200-
1700atm phụ thuộc vào kích thước động cơ và dạng buồng cháy sử dụng.
Sự chênh lệch áp suất trước và sau lỗ phun
phải đủ cao để bảo đảm nhiên liệu xé thành
những dạng hạt nhỏ cho dễ bay hơi và xuyên
thâu trong buồng cháy trong thời gian ngắn,
tạo điều kiện sử dụng hết hoàn toàn lượng
không khí nạp.
Hình 2.11 Giới thiệu sơ đồ hệ thống phun
nhiên liệu. Nhiệm vụ của hệ thống này là định
lượng nhiên liệu phun vào mỗi xi lanh ở một
chế độ tải và tốc độ cho trước. Mặc khác, hệ
thống phải đảm bảo phun nhiên liệu dứt khoát, Hình 2.11. Sơ đồ hệ thống phun nhiên
liệu trong động cơ diesel.
tránh hiện tượng nhỏ giọt sau khi kết thúc
phun.

Nếu biết trước áp suất nhiên liệu trước lỗ phun, giả sử dòng chảy qua các lỗ
phun là ổn định, không chịu nén và một chiều thì lưu lượng nhiên liệu qua khỏi lỗ
phun là:

(2.19)

Trong đó An là tiết diện nhỏ nhất của lỗ phun, C D là hệ số lưu lượng, là


khối lượng riêng của nhiên liệu, p là hiệu số áp suất trước và sau lỗ phun.
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 19
GVC.TS.Dương Việt Dũng
Nếu p và An không đổi trong suốt thời gian
phun, khối lượng nhiên liệu phun sẽ là:

(2.20)

Trong đó là thời gian phun tính theo góc


quay trục khuỷu còn N là tốc độ động cơ. Hai
phương trình trên cho thấy sự phụ thuộc giữa
lượng nhiên liệu cung cấp và các thông số của
hệ thống phun cũng như chế độ vận hành của
động cơ.
2.5.2. Cấu trúc tổng quát của tia nhiên
Hình 2.12. Sơ đồ tia phun nhiên liệu
liệu- Overall Spray Structure. trong dộng cơ Diesel.

Hình 2.12 giới thiệu dạng của tia nhiên liệu. Sau khi ra khỏi vòi phun tia nhiên
liệu chuyển sang chế độ vận động rối và bề rộng của tia tăng dần theo khoảng cách
đến lỗ phun do không khí chung quanh bị kéo theo tia. Tốc độ ban đầu của tia nhiên
liệu có thể lớn hơn 100m/s. Ở mặt ngoài của tia, nhiên liệu lỏng được xé nhỏ thành
các hạt có đường kính khoảng 10 khi ở gần miệng lỗ phun. Nhiên liệu lỏng thoát
ra khỏi lỗ phun tập trung trong một lõi hình trụ trước khi bị xé thành những hạt có
đường kính khác nhau khi chiều dài tia lớn hơn một giá trị nhất định. Càng xa lỗ
phun, khối lượng không khí trong tia càng gia tăng, tốc độ tia càng giảm và đường
kính tia càng lớn.

Những hạt nhiên liệu bên ngoài tia bay


hơi trước tiên tạo nên một màng hỗn hợp
nhiên liệu-không khí bao quanh lõi tia nhiên
liệu lỏng (hình 2.13). Tốc độ cao nhất của hạt
tia nhiên liệu xuất hiện trên trục của tia. Độ
đậm đặc cao nhất cũng nằm trên đường trục
và giảm dần về 0 ở ngoài biên tia nhiên liệu.
Một khi tia nhiên liệu tiến đến lớp biên của
thành buồng cháy, nó chịu tác động tương hỗ
của lớp biên này. Tia nhiên liệu khi đó bị
cuốn theo dòng khí và có chuyển động tiếp
tuyến với thành buồng cháy.
Khi trong buồng cháy có chuyển động Hình 2.13. Ảnh chụp sự phát triển của tia
xoáy lốc thì cấu trúc của tia phức tạp hơn nhiên liệu trong buồng cháy động cơ
nhiều. Hình 3.14 giới thiệu sơ đồ dạng của tia Diesel không xoáy lốc.
phun tạo thành khi phun hướng kính một tia a) Biên dạng ngoài của tia.
nhiên liệu vào dòng chảy xoáy lốc. Không b) Lõi nhiên liệu lỏng.
khí chuyển động trong buồng cháy uốn cong
tia phun theo chiều xoáy lốc.
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 20
GVC.TS.Dương Việt Dũng

Với cùng điều kiện phun, chiều dài xuyên


thâu của tia nhiên liệu trong buồng cháy
xoáy lốc giảm so với khi phun trong buồng
cháy không xoáy lốc. Điều đáng chú ý ở đây
là bề dày của vùng chứa hơi nhiên liệu ở đầu
tia được mở rộng hơn so với khi không xoáy
lốc (hình 3.15).
Quá trình phát triển của tia nhiên liệu
bình thờng bị phá vỡ khi hỗn hợp bén lửa.
Chúng ta cần biết khu vực nào của tia chứa
bộ phận nhiên liệu phun vào trước tiên vào
khu vực đó thường bén lửa trước. Sự phát
triển của tia phun dường như theo cùng một
quy luật. Khi bắt đầu quá trình phun, nhiên
liệu lỏng được cung cấp vào khối không khí
nóng, bih xé thành những hạt nhỏ chuyển
động ra xa miệng vòi phun và tốc độ dịch
chuyển giảm dần khi lượng không khí kéo
theo vào tia mỗi lúc một tăng dần. Phần
nhiên liệu phun tiếp theo gặp ít trở lực hơn,
hạt nhiên liệu phun sau đẩy những hạt nhiên
liệu phun trước ra ngoài rìa tia. Ở đầu tia
phun không ổn định, các hạt nhiên liệu gặp
trở lực khí động học lớn nhất và chuyển động
chậm dần nhưng tia phun tiếp tục xuyên thâu High sensitivity, showing boundaries of the
trong khối không khí vì rằn những hạt bị vapor regions of spray. Showing liquid-
containing core (dark) in relation to vapor
giảm tốc ở đầu tia được liên tục thay thế region(mottled-đường viền).
bằng những hạt phun sau có động lượng cao
hơn.
Theo nhận xét này thì những hạt ở ngoài rìa tia và phía sau đầu tia thuộc bộ
phận nhiên liệu được phun vào buồng cháy trước tiên.

2.5.3. Góc mở của tia phun- Atomization.

Trong những điều kiện phun thông thường, tia nhiên liệu có dạng hình côn.
Tính chất này có thể được giải thích bởi cơ chế phân rã tia phun thành những hạt
nhiên liệu có kích thước bé hơn nhiều so với đường kính lỗ phun. Ở tốc độ phun thấp,
trong phạm vi Rayleigh, sự phân rã tia phun do sự phát triển không ổn định của các
sóng bề mặt. Các sóng này do sức căng bề mặt gây ra. Phân rã tia theo cơ chế này cho
đường kính hạt lớn hơn đường kính lỗ phun. Khi tốc độ phun gia tăng, lực ma sát do
chuyển động tương đối của tia phun và không khí xung quanh làm tăng lực căng bề
mặt. Khi đó cơ chế phân rã tia phun cũng giống như trường hợp vừa nêu nhưng
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 21
GVC.TS.Dương Việt Dũng
những hạt nhiên liệu nhận được có kích thước xấp xỉ đường kính lỗ phun. Nếu tốc độ
phun tiếp tục gia tăng, sự phân rã của tia không còn khống chế bởi sóng bề mặt mà
bởi sự phình ra nhanh chóng của tia phun sau lõi nhiên liệu lỏng. Trong chế độ phân
rã này, sự gia tăng mức độ không ổn định của nhữg sóng có bước ngắn do gia tăng
mức độ chuyển động tương đối giữa tia nhiên liệu lỏng và không khí tạo ra những hạt
nhiên liệu có đường kính nhỏ hơn đường kính lỗ phun.

Khi tốc độ phun tiếp tục tăng cao hơn một giá trị tới hạn, tia phun bị phân rã
theo cơ chế tạo hạt cực nhỏ (atomization). Sự phân rã tia nhiên liệu xảy ra ngay khi
thoát ra khỏi miệng vòi phun, kết quả là đường kính hạt nhỏ hơn nhiều so với đường
kính lỗ phun. Tương tác khí động học trên mặt tiếp giáp hai pha lỏng khí là yếu tố
quan trọng nhất ảnh đến sự phân rã tia phun ở chế độ này.

Ở chế độ phân rã tia theo cơ chế tạo


hạt cực nhỏ, góc mở tia phun có thể
được tính theo quan hệ:

tan =

(3.21)

Trong đó , là khối lượng Hình 2.16. Biến thiên của góc mở tia phun
theo tỷ số .
riêng của chất lỏng khí và chất lỏng còn A
Initial spray angle of atomizing jets versus
là một hằng số đối với loại lỗ phun cho density ratio( = gas density/liquid
trước, thông thường A = 4,9. Trong trường density) for fixed nozzle geometry shown.
hợp tổng quát, hằng số A có thể được tính Various fluids and gases at liquid pressure of
theo công thức thực nghiệm gần đúng. 3.4-92 MPa. Nozzle diameters dn= 0.254,
0.343, and 0.61 mm.

A = 3+ 0,28 (Ln/dn)
Ln/dn là tỉ số chiều dài/ đường kính của lỗ phun.

Hình 2.16 biểu diễn sự biến thiên của góc mở tia phun theo tỉ số . Người
ta có thể xác lập tiêu chí để đảm bảo sự phân rã tia phun thành những hạt cực nhỏ:

(2.22)

trong đó k là hằng số phụ thuộc vào dạng hình học của lỗ phun, k =
2.5.4. Độ xuyên thâu của tia nhiên liệu trong buồng cháy-Spray Penetration.

Tốc độ sự phát triển của tia nhiên liệu trong quá trình xuyên thâu trong buồng
cháy ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sử dụng không khí cững như đến tốc độ hoà
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 22
GVC.TS.Dương Việt Dũng
trộn nhiên liệu- không khí. Mức độ xuyên thâu của tia nhiên liệu trong buồng cháy
được thiết kế không giống nhau. Ở động cơ buồng cháy kiểu M.A.N, tia nhiên liệu
tráng lên thành buồng cháy nóng sau khi xuyên qua khối không khí xoáy lốc. Ở các
dạng buồng cháy khác, người ta không muốn tia nhiên liệu chạm vào thành. Thật vậy,
khi độ xuyên thâu của tia vượt quá giá trị mong muốn, một bộ phận nhiên liệu toả lên
thành buồng cháy nhiệt độ thấp. Kết quả là tốc độ hòa trộn nhiên liệu- không khí
giảm, đặc biệt khi buồng cháy không có xoáy lốc hay xoáy lốc yếu, làm gia tăng mức
độ phát ô nhiễm do cháy không hoàn toàn hay cháy cục bộ. Tuy nhiên nếu độ xuyên
thâu của tin bé, khả năng sử dụng không khí bị hạn chế vì lượng không khí quanh
thành buồng cháy không được tiếp xúc với nhiên liệu. Điều này cũng dẫn đến sự cháy
không hoàn toàn, làm giảm tính năng kinh tế và tăng mức độ phát ô nhiễm của động
cơ.

Có nhiều quan hệ dựa trên kết quả thực nghiệm và lý thuyết về tia phun rối đã
được thiết lập đối với độ xuyên thâu của tia nhiên liệu. Những biểu thúc này cho tăng
độ xuyên thâu S của đầu tia phun trong khối không khí đứng yên (như trường hợp
động cơ phun trực tiếp cỡ lớn) là một hàm số theo thời gian. Các kết quả thực nghiệm
cho thấy biểu thức của Dent dựa trên mô hình hòa trộn của tia phun khí cho kết quả
tốt nhất. Biểu thức này được viết như sau :

S = 3,07 (2.23)

p(Pa) : Hiệu số áp suất giữa, trong và ngoài vòi phun,


t(s) : thời gian kể từ lúc bắt đầu phun, dn(m) :đường lỗ phun,
g(kg/cm ) : khối lượng riêng của khí, Tg(k) : nhiệt độ của khí.
3

Hình 2.17 biểu diễn sự biến thiên của sự xuyên thâu của đầu tia phun theo thời
gian ứng với các áp suất khác nhau trong buồng cháy không xoáy lốc. Kết quả này
cho thấy trong giai đoạn đầu, quan hệ giữa độ xuyên thâu và thời gian tuân theo quy
luật tuyến tính. Sau khi tia bị phân rã, độ xuyên thâu tăng tỉ lệ với .

Hình 2.17. Biến thiên đồ thị xuyên thâu của đầu tia phun theo thời gian ứng với các áp suất
khác nhau trong buồng cháy không xoáy lốc
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 23
GVC.TS.Dương Việt Dũng

Vì vậy áp suất phun đóng vai trò quan trọng trong chuyển động ban đầu của tia
trước khi phân rã còn khối lượng riêng của khí trong buồng cháy đống vai trò chủ yếu
trong chuyển động của tia sau khi phân rã. Người ta có thẻ sử dụng các công thức
thực nghiệm sau đây để tính toán độ xuyên thâu S(m) của tia ở hai giai đoạn vừa
nêu :

Khi t < tpr, S = 0.39 (2.24)

Khi t > tpr, S = 2.95 (2.25)


tpr là thời gian khi xảy ra sự phân rã tia phun được xác định theo biểu thức thực
nghiệm sau :
tpr = (2.26)

: hiệu số áp suất giữa, trong và ngoài vòi phun;


t(s) : thời gian kể từ lúc đầu phun, d n(m): đường lỗ phun;
1, g(kg/cm ): khối lượng riêng của chất lỏng và chất khí; T g(k) : nhiệt độ
3

của khí.

Hình 2.18 thể hiện ảnh hưỡng của xoáy lốc trong buồng cháy đến sự xuyên
thâu của tia phun. Hình 2.18a cho thấy sự thay đổi của biên dạng tia phun theo thời
gian khi có xoáy lốc trong buồng cháy. Hình 2.18b thể hiện sự quan hệ giữa độ xuyên
thâu và thời gian phun ở các cường độ xoáy lốc khác nhau.

Hình 2.18. Biến thiên của độ xuyên thân của tia phun theo thời gian trong buồng cháy xoáy lốc. (a) ảnh
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 24
GVC.TS.Dương Việt Dũng
hưởng của độ xoáy lốc đến biên dạng của tia phun; (b) ảnh hưởng của độ xoáy lốc đến quan hệ S(t).

Các kêt quả nghiên cứu thực nghiệm cho phép thiết lập quan hệ giữa độ xuyên
thâu của tia nhiên liệu khi có xoáy lốc và khí không xoáy lốc :

(2.27)

Trong đó Rs là tỉ số xoáy lốc, đó là tỉ số giữa tốc độ xoáy lốc(v/phút) và tốc độ


động cơ N (v/phút) và vj là tốc độ ban đầu của tia nhiên liệu (m/s).
Sự xoáy lốc làm giảm sự xuyên thâu của tia nhiên liệu nhưng làm gia tăng
nhanh chóng chiều rộng của tia phun.
2.5.5. Sự phân bố kích thước hạt-Droplet Size Distribustion

Trong những phần trên, chúng ta đã nghiên cứu các đặc trưng hình học của tia
phun, đó là góc mở và độ xuyên thâu của tia. Tuy nhiên, yếu tốc quan trọng quyết
định tốc độ bốc hơi của nhiên liệu và sự phân bố kích thước hạt theo chiều dài của tia.
Vì việc nghiên cứu các đặc trưng của hạt nhiên liệu trong động cơ đang hoạt động rất
khó khăn nên phần lớn các nghiên cứu này được thực hiện trong buồng cháy đẳng
tích chứa không khí áp suất cho trước, đứng yên ở nhiệt độ môi trường.

Trong giai đoạn phun, những điều kiện phun như áp suất phun, tiết diện lỗ
phun và tốc độ phun có thể thay đổi. Vì vậy sự phân bố kích thước hạt ở một vị trí
cho trước trong tia cũng có thể thay đổi trong thời gian phun.

Lý thuyết khí động học về sự phân rã của tia ở chế độ tạo thành các hạt cực
nhỏ (antomization) cho phép dự đoán đường kính trung bình ban đầu của hạt D d tỉ lệ
với bước sóng của sóng có độ không ổn định lớn nhất:
(2.28)
Trong đó là sức căng bề mặt lỏng –khí; g là khối lượng riêng của khí; vr là tốc độ
tương đối giữa chất lỏng và chất khí (tốc độ chất khí có thể xem là v i); C là hằng số
xấp xỉ đơn vị; là bước sóng không thứ nguyên của sóng phát triển nhanh nhất.

Để đặc trưng cho các hạt nhiên liệu lỏng trong tia phun, người ta sử dụng quy
luật phân bố kích thước hạt và đường kính trung bình của hạt. Trong nghiên cứu
người ta thường dùng đường kính trung bình Sauter được định nghĩa như sau:

DSM = (2.29)
Trong đó, dn là số hạt có đường kính Dd nằm trong khoảng
Dd–dDd/2<Dd<Dd+dDd/2. Đường kính trung bình Sauter là đường kính của hạt
có cùng tỉ lệ diện tích bề mặt/ thể tích hạt với toàn bộ tia phun. Một biểu thức thực
nghiệm thường dùng để tính toán đường kính trung bình Sauter D SM( m) do
Hiroyasu và Kadota thiết lập được viết như sau:
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 25
GVC.TS.Dương Việt Dũng
DSM =A( p)-0,135 a
0,121
Vf0,131 (2.30)

p (Mpa): hiệu số áp suất giữa trong và ngoài vòi phun; a (kg/cm3): khối
lượng riêng của không khí; Vf(mm3) là lượng nhiên liệu cung cấp cho mỗi chu trình
cho một xi lanh; A là hằng số, A= 25,1 đối với vòi phun kín có kim, A =23,9 đối với
vòi phun hở, A=22,4 đối với vòi phun kín có chốt.

Có nhiều biểu thức về sự phân bố kích thước hạt trong trong tia nhiên liệu lỏng
đã được thiết lập trong đó biểu thức của Hiroyasu và Kadota phù hợp nhất với số hiệu
thực nghiệm :

exp d (2.31)

Hình 2.19 giưói thiệu ảnh hưởng của kết cấu lỗ phun đến sự thay đổi đường
kính Sauter theo áp suất phun.

Hình 2.19. Ảnh hưỡng của tỉ số chiều dài/ đường kính lỗ phun
(a) và của đường kính lỗ phun đến biến thiên đường kính Sauter theo áp suất phun.
(b) Ảnh hưởng của đường kính lỗ phun và áp suất phun.
Effect of fuel-injection pressure and nozzle geometry and size on Sauter mean drop diameter.
(a) Effect of nozzle length/diameter ratio Ln/dn and injection pressure.
(b) Effect of nozzle diameter dn and injection pressure.

2.5.6. Sự bốc hơi của nhiên liệu- Spray Evaporation

Sau khi thoát ra khỏi vòi phun, tia nhiên liệu bị xé thành những đường nhỏ có
đường kính khác nhau. Các hạt nhiên liệu sau đó bốc hơi và hoà trộn với không khí
trước khi cháy. Trong mục này chúng ta sẽ nghiên cứu quá trình hóa lý diễn ra khi hạt
nhiên liệu bốc hơi.
Let us examine the drop evaporation process in more detail. Consider a
liquid drop at close to ambient temperature injected into air at typical end-of
compression engine conditions. Three phenomena will determine the history of the
drop under these conditions:
1. Deceleration of the drop due to aerodynamic drag.
2. Heat transfer to drop from the air .
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 26
GVC.TS.Dương Việt Dũng
3. Mass transfer of vaporized fuel away from the drop

Để biết quá trình bốc hơi tổng quát của tia, chúng ta hãy khảo sát sự bốc hơi của một
hạt nhiên liệu ở nhiệt độ mội trường được phun vào khối không khí ở điều kiện cuối
quá trình nén trong động cơ. Có ba hiện tượng ảnh hưỡng đến tính chất vật lý của
hạt :
1. Giảm tốc độ di chuyển hạt do lực cản của khí động học
2. Truyền nhiệt từ không khí vào hạt nhiên liệu
3. Truyền chất do bốc hơi từ hạt nhiên liệu ra không khí.

Khi nhiệt độ của hạt tăng lên do truyền nhiệt, áp suất hơi nhiên liệu và tốc độ
bốc hơi nhiên liệu cũng tăng. Khi tốc độ truyền chất do bốc hơi của hạt gia tăng thì tỉ
lệ lượng nhiệt truyền tới bề mặt hạt giảm. Mặt khác tốc độ dịch chuyển của hạt giảm
thì hệ số truyền nhiệt đối lưu giữa không khí và hạt cũng giảm theo. Tập hợp các yếu
tố này cho ta các đường cong định tính về diễn biến của khối lượng hạt, nhiệt độ, tốc
độ, tốc độ bay hơi, tốc độ truyền nhiệt từ không khí vào nhiên liệu theo thời gian
(2.20). Nghiêm cứu thực nghiệm cho thấy thời gian bốc hơi của một hạt nhiên liệu có
đường kính 2 m được phun vào khối không khí ở các điều kiện tương tự như trong
động cơ Diezen có giá trị nhỏ hơn 1 ms.
Các phân tích trên áp dụng cho
những hạt rời rạt (chẳng hạn như hạt ngoài
rìa của tia). Trong lõi của tia, mật độ của
hạt rất lớn, quá trình bay hơi chịu ảnh
hưỡng đáng kể bởi nhiệt độ và nồng độ hơi
nhiên liệu trong không khí. Khi nhiên liệu
bốc hơi, nhiệt độ không khí cục bộ giảm
còn áp suất riêng của hơi nhiên liệu tăng.
Tác động tương hỗ giữa các hạt với nhau
một cách trực tiếp thông qua sự bốc hơi
làm thay đổi đáng kể nhiệt độ và mật độ
hạt. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy điều Hình 2.20. Biến thiên định tính của khối
kiện làm việc bình thường của động cơ lượng, đường kính, nhiệt độ, tốc độ bốc hơi
Diezen, khoảng 70-90% lượng nhiên liệu của hạt và tốc độ truyền nhiệt từ không khí
được phun vào bốc hơi một 1ms đầu tiên. vào hạt nhiên liệu lỏng theo thời gian.
Tuy nhiên trong khoản thời gian đó chỉ có Schematic of variation of mass,
chừng 10-35% lượng nhiên liệu đã bốc hơi diameter,temperature, evaporation rate, heat-
transfer rate from air, and heat- transfer rate
đã được hòa trộn với không khí trong giới to liquid drop core as function of time during
hạn bốc cháy ở động cơ Diezen cở trung evaporation process of individual drop in
phun trực tiếp. diesel enviroment at the time of injection.
Do vậy quá trình cháy bị giới hạn bởi tộc độ hòa trộn hơn là tốc độ bốc hơi. Dĩ
nhiên trong điều kiện khởi động ở trạng thái lạnh, sự bốc hơi trở thành yếu tố chính.

2.6.Thời kỳ cháy trễ- Ignition Delay


2.6.1 Khái niệm và bàn luận - Definition and Discussion.
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 27
GVC.TS.Dương Việt Dũng
Thời kỳ cháy trễ trong động cơ Diezen được định nghĩa bằng khoảng thời gian
(hay khoảng góc quay trục khuỷu) giữa lúc bắt đầu phun và lúc bắt đầu cháy. Thời
điểm bắt đầu phun thường bắt đầu tính kể từ lúc kim phun nhất lên khỏi đế (xác định
nhờ cảm biến độ nâng kim phun). Thời điểm bắt đầu quá trình cháy rất khó được xác
định chính xác. Cách tốt nhất là xác định sự thay vị trí thay đổi độ cong của dường
cong toả nhiệt trên đồ thị áp suất giới thiệu ở mục 2.4. Các loại cảm biến quang học
cũng được dùng để đánh giá thời diểm đầu tiên xuất hiện màng lửa. Thực nghiệm cho
thấy, những điều kiện vận hành bình thường, điểm xuất hiện màng lửa xảy ra chậm
hơn một chút so với điểm bắt đầu tăng.
Các quá trình hóa lý cần được chuẩn bị trước khi nhiên liệu cháy toả ra một bộ
phận hóa năng đáng kể. Các quá trình vật lý là: xé nhỏ tia nhien liệu lỏng thành
những hạt nhỏ, bốc hơi hạt nhiên liệu và hoà trộn hơi nhiên liệu với không khí. Các
quá trình hóa học bao gồm các phản ứng hình thành các phần tử hoạt tính chuẩn bị
cho quá trình tự bén lửa. Kết cấu động cơ, những thông số vận hành và tính chất của
nhiên liệu ảnh hưởng đáng kể đến các quá trình này.

Hạt nhiên liệu nhỏ khi áp suất phun và áp suất trong xi-lanh càng cao. Đường
kính hạt nhiên liệu cũng giảm theo đường kính lỗ phun. Tốc độ bốc hơi của hạt nhiên
liệu phụ thuộc và kích thước và sự phân bố hạt. Mặc khác, tốc độ bốc hơi cũng phụ
thuộc vào áp suất và nhiệt độ trong buồng cháy cũng như tính bay hơi của nhiên liệu.
Tốc độ hoà trộn lượng nhiên liệu - không khí được khống chế chủ yếu bằng kết cấu
buồng cháy và vòi phun. Ở một số động cơ, dạng buồng cháy thống nhất được thiết
kế đặc biệt sao cho cường độ xoáy lốc cuối kỳ nén lớn nhất. Ở một số loại động cơ
khác người ta dùng buồng cháy dự bị hoặc buồng cháy xoáy lốc để tạo ra các chuyển
động dòng khí cần thiết cho việc hoà trộn nhanh chóng hơi nhiên liệu và không khí
(mục 2.2). Mặc khác kết cấu vòi phun, chẳng hạn số lượng và bố trí không gian của
lỗ phun cũng ảnh hưởng đến tốc độ hoà trộn nhiên liệu-không khí. lỗ phun ảnh hưởng
trực tiếp đến góc mở của tia. Độ xuyên thâu của tia phụ thuộc vào kích thước hạt, áp
suất phun, mật độ không khí và các tính chất của dòng không khí trong buồng cháy.

Giai đoạn cháy trễ được khống chế bởi các phản ứng cháy dự bị của nhiên liệu.
Vì hỗn hợp trong động cơ Diezen không đồng nhất nên quá trình tự bén lửa của nó
phức tạp hơn nhiều so với động cơ xăng. Dù rằng sự bén lửa diễn ra ở khu vực pha
khí giữa hạt nhiên liệu và oxygen khuếch tán vào hạt. Trong quá trình cháy cũng
đồng thời diễn ra quá trình cracking biến những phân tử hydrocacbon nặng thành
những phân tử hydrocacbon nhẹ hơn.

Tình tự cháy của nhiên liệu ảnh hưởng lớn đến thời kỳ cháy trễ và được đánh
giá bằng chỉ số Cetane được xác định bằng cách so sánh thời kỳ cháy trễ của nhiên
liệu với hỗn hợp nhiên liệu chuẩn trong động cơ thí nghiệm đặc biệt. Đối với những
nhiên liệu có chỉ số Cetane bé, thời kỳ cháy trễ kéo dài do vậy phần lớn nhiên liệu
của chu trình được phun vào động cơ trước khi bén lửa làm tăng tốc độ cháy ban đầu
và áp suất cực đại của chu trình.
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 28
GVC.TS.Dương Việt Dũng
Khi thời kỳ cháy trễ kéo dài, sự tự
cháy của một bộ phận lớn nhiên liệu ban
đầu tạo ra tiếng gõ máy, thường được gọi
là “gõ Diezen”.
Đối với nhiên liệu có tỉ số cetene quá
thấp, thời kỳ cháy trễ kéo dài, sự bén lửa
có thể diễn ra rất chậm trên đường giãn
nở, làm giảm hệ số lợi dụng nhiệt do đó
làm giảm công suất và hiệu số của động
cơ. Đối với những nhiên liệu có chỉ số
Centane cao, thời kỳ cháy trễ rút ngắn,
sự bén lửa diễn ra phần lớn nhiên liệu Hình 3.21. Biến thiên của thời kỳ cháy trễ theo
được phun vào. nghịch đảo nhiệt độ
Tốc độ toả nhiệt và tốc độ tăng áp suất được khống chế trước tiên bởi tốc độ
phun và tốc độ hoà trộn nhiên liệu với không khí do đó động cơ làm việc êm hơn.
(For higher cetane number fuels,with shorter ignition delays, ignition occurs
before most of the fuel is injected. The rates of heat release and pressure rise are
then controlled primarily by the rate of injection and fuel-air mixing, and smoother
engine operation results.)
2.6.1 Nguyên lý của quá trình tự bén lửa- Autoignition Fundamentals.
Người ta thường dùng buồng cháy đẳng tích, buồng phản ứng với dòng ổn định
và máy nén nhanh để nghiên cứu tính chất tự bén lửa của hỗn hợp nhiên liệu không
khí trong những điều kiện cho trước. Nghiên cứu tính bén lửa được tiến hành đối với
một nhiên liệu cho truớc. Trên cơ sở đó nguời ta thiết lập duợc quan huệ thuật
nghiệm có dạng .

=Ap-n exp (2.32)

là thời gian cháy trễ (thời gian kể từ lúc bắt đầu phun đến lúc ghi nhận được
sự toả nhiệt); EA là năng lượng hoạt tính của quá trình tụ cháy nhiên liệu. R là hằng số
vạn năng của khí, A à N là các hằng số phụ thuộc vào nhiên liệu. Các giá trị của A,
và EA tiêu biểu cho ở bảng số 2.1
Bảng 2.1. Các hằng số dùng cho phương trình (2.32)
Nhiên liệu P(atm) T(K) n A EA/( K)
Diezen :
CN=45-50 30-60 770-980 0,757 0,0405 5,473
CN>50 8-48 590-782 1,19 0,44 4,650
Dầu thắp 1-30 673-973 1,23 0,0276 7,280
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 29
GVC.TS.Dương Việt Dũng
Hình 2.21 giới thiệu kết quả thực
nghiệm về thời kỳ cháy trễ đo dược bằng
cách phun tia nhiên liệu lỏng vào buồng
cháy dẳng tích chúa không khí nóng ở áp
suất cao.
2.6.3.Các yếu tố vật lý ảnh
hưởng đến thời kỳ cháy trễ- Physical
Factors Affecting Delay.

Các yếu tố vật lý ảnh hưởng đến


sự phát triển của tia nhiên liệu và trạng
thái của không khí trong buồn cháy (áp
suất,nhiệt độ, tốc độ....)sẽ ảnh hưởng đến
thời kỳ cháy trễ ; Hình 2.22. Thời kỳ cháy trễ trong động cơ
Diesel cỡ nhỏ 4 kỳ, PTT, có tỷ số nén 16,5 ; n =
1980 v/phút. Số cetane nhiên liệu 30,39 và 52
Những đại lượng này phụ thuộc vào kết cấu của huệ thống phun và buồng cháy
cũng như điều kiện vận hành của động cơ.Các thống số của hệ thống phun ảnh hưởng
đến sự phát triển của tia nhiên liệu là thời điểm phun, khối lượng nhiên liệu phun, tốc
độ phun , kích thuớc hạt và hình dạng tia nhiên liệu .

+ Thời điểm phun- Injection Timming


Ở điều kiện làm việc bình thường của động cơ, thời kỳ cháy trễ ngắn nhất khi
góc phun sớm nằm trong khoảng 10 đến 15độ. Sự kéo dài thời kỳ cháy trễ khi phun
sớm hơn hay muộn hơn là do nhiệt độ và áp suất không khí thay đổi rất mạnh ở gần
điểm chết trên. Nếu phun quá sớm, nhiệt độ và áp suất không khí còn thấp nên thời
kỳ cháy trễ kéo dài. Nếu bắt đầu phun muộn hơn thì nhiệt độ và áp suất của không
khí lúc bắt đầu phun cao hơn một chút nhưng sau đó giảm xuống khi xuất hiện thời
kỳ cháy trễ .

+Lượng nhiên liệu chu trình- Injection quanlity or load


Hình 2.22 biểu diển ảnh hưởng của lượng nhiên liệu chu trình hay tải của động
cơ đến thời kỳ cháy trễ. Đối với động cơ PTT thời gian cháy trễ giảm gần như tuyến
tính khi tăng tải. Thật vậy khi tải tăng nhiệt độ khí sót và nhiệt độ thành buồng cháy
cũng tăng làm nhiệt độ môi chất cao hơn lúc bắt đầu phun nên thời gian cháy trễ
giảm.

+ Kích thước hạt, tốc độ phun- Drop size, Injection Velocity and rate.
Những đại lượng này được khống chế bởi áp suất phun, đường kính và dạng lỗ
phun ....Thực nghiệm cho thấy tất cả những yếu tố này không có ảnh hưởng gì đáng
kể đến thời kỳ cháy trễ. Trong những điều kiện vận hành bình thường sự gia tăng áp
suất phun chỉ làm giảm một ít thời gian cháy trễ. Tăng gấp đôi đường kính lỗ phun
khi giữ áp suất phun không đổi để tăng lưu lượng phun (gấp 4 lần) và tăng đường
kính hạt khoảng 30%) không có ảnh hưởng gì đáng kể đến kỳ cháy trễ. Nghiên cứu
các dạng lỗ phun khác nhau cho thấy tỉ số chiều dài /đường kính lỗ cũng như dạng
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 30
GVC.TS.Dương Việt Dũng
vòi phun (nhiều lỗ, có kim, có chốt ) không gây ảnh hưởng gì quan trọng đến thời kỳ
cháy trễ trong những điều kiện vận hành bình thường của động cơ .

+Tốc độ động cơ- Engine Speed


Nếu thời gian cháy trễ tính bằng ms thì khi tăng tốc độ động cơ mà vẫn giữ tải
không đổi sẽ rút ngắn ti; nếu biểu diễn thời kỳ cháy trễ theo góc quay trục khuỷu thì t i
tăng hầu như tuyến tính theo tốc độ. Khi thay đổi tốc độ động cơ thì những quan hệ
nhiệt độ-thời gian và áp suất-thời gian cũng thay đổi theo. Mặc khác, áp suất phun
tăng và lọt khí giảm khi tăng độ động cơ.

+ Ảnh hưởng của thành buồng cháy- Combustion Chamber wall effects
Sự tiếp xúc của tia nhiên liệu với thành buồng cháy gây ảnh hưởng rõ rệt đến
quá trình bay hơi và tạo hỗn hợp của nhiên liệu. Sự tiếp xúc này diễn ra trong tất cả
các đông cơ cao tốc cỡ nhỏ. Với buồng cháy M.A.N (“M”) người ta cố ý làm cho tia
nhiên liệu tráng lên thành buồng cháy để khống chế tốc độ tăng áp suất (động cơ làm
việc êm). Thời kỳ cháy trễ ở động cơ có buồng cháy “M” kéo dài hơn ở động cơ PTT
thông thường khác.

+ Cường độ xoáy lốc- Swirl rate.


Thay đổi cường độ cháy lốc sẽ làm thay đổi quá trình bốc hơi của nhiên liệu và
quá trình hoà trộn nhiên liệu không khí. Sự xoáy lốc cũng ảnh hưởng đến truyền nhiệt
cho thành buồng cháy và vì gây ảnh hưởng đến nhiệt độ môi chất lúc bắt đầu phun. Ở
chế độ làm việc bình thường của động cơ, ảnh hưởng việc thay đổi cường độ xoáy lốc
đến thời kỳ cháy trễ không quan trọng. Ở điều kiện khởi động (tốc độ và nhiệt độ môi
chất trong xi lanh thấp) ảnh hưởng của xoáy lốc quan trọng hơn do tăng cường tốc độ
bốc hơi và hoà trộn khi nhiên liệu ở nhiệt độ thấp.

+ Ảnh hưởng của tính chất nhiên liệu- Effect of Fuel Properties
Vì trong giai đoạn cháy trễ xảy ra cả quá trình vật lý và hoá học do đó cần
nghiên cứu ảnh hưởng của tính chất hoá lý nhiên liệu đến t i. Các đặc tính hoá học của
nhiên liệu giữ vai trò quan trọng hơn nhiều. Tính chất bén lửa của nhiên liệu, đánh
giá bằng chỉ số cetane, rõ ràng có ảnh hưởng đến thời kỳ cháy trễ. Các chất parafin
mạch thẳng (ankan thông dụng) có chất lượng đánh lửa tốt nhất, chất lượng này càng
tăng khi tăng chiều dài mạch. Các chất aromatic có chất lượng đánh lửa kém (như
rượu cồn).
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 31
GVC.TS.Dương Việt Dũng
Chỉ số cetan của nhiên liệu thay
đổi theo tỉ lệ nghịch với chi số cetane.
Chỉ số cetan của nhiên liệu thương mại
nằm trong khoảng 40-50.
Thời kỳ cháy trễ của các nhiên
liệu Diezen có chỉ số cetan khác nhau
giới thiệu trên hình 2.23. Kết quả cho
thấy trên khoảng CN thông thường
quan hệ giữa ti và CN có thể biểu diễn
bằng quy luật tuyến tính.
Chỉ số cetan của nhiên liệu đươc
khống chế bởi tính chất của nhiên liệu
thô, bằng quá trình lọc dầu và bằng Hình 2.23.Ảnh hưởng của chỉ số cetan đến thời
cách cho vào các chất phụ gia làm gia kỳcháy trễ trong động cơ
tốc quá trình tự cháy.

Cũng giống như việc giảm khuynh hướng kích nổ trong động cơ đánh lửa
cưỡng bức bằng cách thêm vào các chất phụ gia, đối với nhiên liệu diezen người ta
cũng cho thêm các chất để cải thiện tính tự cháy của nhiên liệu. Các chất gia tốc quá
trình bén lửa gồm các peroxít hữu cơ, nitrate alkyl (iso-prropyl nitrate, octyl
nitrate...). Khi thêm 0,5% thể tích những chất này vào nhiên liệu sẽ làm tăng chỉ số
octane của nhiên liệu lên 10 đơn vị.
Tính chất vật lý của nhiên liệu Diezen không ảnh hưởng đáng kể đến thời kỳ
cháy trễ khi động cơ đã được sấy nóng.

2.6.4. Các quan hệ về thời kỳ cháy trễ trong động cơ- Correlation for
Ignition Delay in Engines.

Người ta cố gắng thiết lập các công thức thực nghiệm để xác định thời gian
cháy trễ theo các yếu tố vận hành của động cơ và bản chất nhiên liệu. Công thức kinh
nghiệm sau đây rất phù hợp với các số liệu đo được trong động cơ phun trực tiếp:

=(0,36+ 0,22 )exp (2.33)

Trong đó tính theo độ góc quay trục khuỷu, T(K), p(bar), là vận tốc trung
bình của pít-tông, là hằng số vạn năng của khí (8,3143 j/mol.K), E A (j/mol) là
năng lượng hoạt tính cho bởi :
EA= (2.34)
CN là chỉ số cetan của nhiên liệu .
Nếu tính bằng ms thì :
= (2.35)
N: Tốc độ động cơ (v/phút).
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 32
GVC.TS.Dương Việt Dũng
2.7. Giai đoạn cháy khống chế bởi tốc độ hoà trộn nhiên liệu – không khí
Mixing-Controlled Combustion.
2.7.1 . Cấu trúc tia nhiên liệu và màng lửa- Spray and Flame Structure.
Mỗi tia nhiên liệu bao gồm một lõi nhỏ chứa nhiên liệu lỏng bao quanh là vùng
chứa hơi nhiên liệu. Nồng dộ nhiên liệu trong lõi cực cao: độ đậm đặc  ở khu vực
gần lỗ phun xấp xỉ bằng 10. Nồng độ nhiên liệu giảm khi tăng khoảng cách hướng
kính hay hướng trục ở mỗi thời điểm cho trước và giảm dần theo thời gian ở một vị
trí cố định .

Vị trí của khu vực tự bén lủa và sự phát triển khu vực cháy phụ thuộc vào sự
phân bố nhiên liệu trong tia .Hình 2.24 cho thấy diễn biến của quá trình trong những
điều kiện tiêu biểu của buồng cháy động cơ Diezen phun trực tiếp, không xoáy lốc.
Biên dạng tia nhiên liệu và vùng bén lửa bốc cháy ghi được nhờ máy quay phim cực
nhanh. Sự tự cháy đầu tiên xuất hiện ở khu vực có độ đậm đặc  nằm trong giới hạn
từ 1 đến 1,5. Sự phát triển của màng lửa tiếp theo tiến hành dọc theo lớp biên có  =
1 do sự tăng nhiệt độ kèm theo sóng áp suất mạnh xuất phát ra từ các vị trí tự đánh
lửa gây ra bởi sự toả năng lượng cục bộ. Mặt khác sự đánh lửa ở những khu vực khác
cũng có thể diễn ra một cách độc lập so với các vị trí ban đầu. Sự hoà trộn rồi tạo ra
một cơ chế lan tràn màng lửa khác xa so với màng lửa của hỗn hợp hoà trộn trước.
Do vậy từ điểm bén lửa, màng lửa lan ra nhanh chóng, đồng thời sự giãn nở của khí
cháy làm hình dạng của tia bị thay đổi mạnh. Diễn biến của các quá trình này hầu như
giống nhau đối với mỗi tia nhiên liệu (nếu vòi phun có nhiều tia đối xứng ).

2.7.2.Tốc độ hoà trộn nhiên liệu – không khí và tốc độ cháy- Fuel-Air Mixing and
Burning rates.
Phân tích tốc độ toả nhiệt từ đồ thị áp suất phân biệt rõ hai giai đoạn chính của
quá trình cháy (hình 2.6). Giai đoạn đầu là giai đoạn cháy đồng nhất, trong đó lượng
nhiên liệu đã hoà trộn với không khí trong giới hạn cháy bốc cháy. Giai đoạn sau là
giai đoạn cháy được khống chế bởi tốc độ hoà trộn, trong đó tốc độ cháy thấp hơn.
Phân tích thực nghiệm cho thấy phần lớn nhiên liệu (thường khoảng 75%) cháy trong
giai đoạn sau (giai đoạn cháy được khống chế bởi tốc độ hoà trộn). Kết quả đó tạo cơ
sở để mô hình hoá quá trình toả nhiệt trong động cơ. Tỉ lệ nhiên liệu cháy trong
giai đoạn hoà trộn trước được rút ra từ biểu thức thực nghiệm Watson:
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 33
GVC.TS.Dương Việt Dũng

Hình2.24. ảnh chụp sự phát triển biến dạng tia và màng lửa ở các thời điểm khác nhau .

=1 - (2.36)
Trong đó  là độ đậm đặc, i thời gian cháy trễ (ms), a 0,9; b 0,35 và c
0,4 là những hằng số phụ thuộc vào kết cấu động cơ.

Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tốc


độ tiêu thụ nhiên liệu hay tốc độ tỏa
nhiệt được khống chế bởi tốc độ hoà
trộn nhiên liệu-không khí. Các tính toán
tốc độ hoà trộn hỗn hợp nhiên liệu-
không khí để đạt được giới hạn bốc
cháy dựa trên các mô hình dòng tia rối
cho thấy tốc độ hoà trộn đó với tốc độ
cháy cùng độ lớn. Các tính toán về thời
gian đặc trưng của quá trình hoà trộn
Hình 2.25. Biến thiên tốc độ tỏa nhiệt theo thời
trong tia rối cho thấy các giá trị này
gian của động cơ Diesel –PTT.
tương đương với thời gian của quá trình a) Ảnh hưởng của nhiệt độ khí nạp: xoáy lốc 4000
toả nhiệt và dài hơn nhiều hơn thời gian v/f, áp suất 60MPa;
đặc trưng đối với sự bay hơi và động
hoá học của quá trình cháy.
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 34
GVC.TS.Dương Việt Dũng
Việc đo tốc độ toả nhiệt trong động
cơ cho thấy tốc độ này trước tiên bị
khống chế bởi tốc độ hoà trộn nhiên liệu-
không khí. Ví dụ về dạng các đường
cong toả nhiệt đo được trong động cơ
Diezen phun trực tiếp trình bày trên hình
2.25. Hình 2.25a cho thấy profil của tốc
độ toả nhiệt ở các giá trị nhiệt độ ban đầu
khác nhau dẫn đến thời gian của kỳ cháy
trễ khác nhau. thời kỳ cháy trễ kéo dài
cho phép nhiên liệu hò trộn với không
khí đạt giới hạn bốc cháy trong giai đoạn
này nhiều hơn. Vì vậy đỉnh của đường
cong toả nhiệt trong giai đoạn đầu lớn
hơn. Tuy nhiên cường độ toả nhiệt trong
giai đoạn sau, giai đoạn tốc độ hoà trộn
khống chế tốc độ cháy hầu như giống
nhau vì quá trình hoà trộn ít bị ảnh
hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ. Hình Hình 2.25. Biến thiên tốc độ tỏa nhiệt theo thời
2.25b và 2.25c cho thấy cường độ toả gian của động cơ Diesel –PTT.
b) Ảnh hưởng của áp suất phun: không xoáy
nhiệt tăng theo áp suất phun và cường độ lốc;
xoáy lốc. c) Ảnh hưởng của xoáy lốc: áp suất phun
60MPa.

Sự gia tăng của hai yếu tố này làm tăng tốc độ hoà trộn nhiên liệu-không khí
trong tia nhiên liệu vig vậy làm tăng tốc độ toả nhiệt trong giai đoạn cháy khống chế
bởi tốc độ hoà trộn.
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 35
GVC.TS.Dương Việt Dũng

CHƯƠNG 3
MÔ HÌNH MÀNG LỬA KHUẾCH TÁN RỐI.

3.1 GIỚI THIỆU .


Trong các lĩnh vực cháy rối, việc giải phóng nhiệt cục bộ được diễn ra và tồn
tại biên độ dao động nhiệt, nồng độ và mật độ như trong vận tốc dòng chảy. Các điều
kiện này rất khó đo và hiểu rõ hiện tượng, độ chính xác quá trình cháy ở thực tế. Vì
thế, mô phỏng số của quá trình cháy rối là kỹ thuật tối ưu. Sự phát triển trong vài năm
gần đây, kỹ thuật mô hình trong lĩnh vực cháy với sự phát triển của máy vi tính,
nhóm nghiên cứu đã chọn mô hình cháy không hòa trộn trước làm chủ đề chính.

Bài viết ngắn sẽ được trình bày trong Phần 2.2-2.7 trên các nghiên cứu riêng
biệt liên quan đến mô hình. Trong phần này, mô hình kỹ thuật hiện tại sẽ được mô tả
một cách ngắn gọn để làm rõ vấn đề nghiên cứu.

Có hai vấn đề chính trong mô hình ngọn lửa khuếch tán rối. Trước tiên là bằng
cách nào để miêu tả vận động của dòng chảy, thứ hai là làm thế nào để thu được tỷ lệ
phản ứng cục bộ trong các dòng rối. Mối quan hệ ở vấn đề trước, mô phỏng xoáy lốc
mạnh hoặc phương pháp mô phỏng trực tiếp trong phương trình Navier- Stokes được
giải một cách trực tiếp mà không cần mô hình rối đã dùng trước đây để nhận được
điều kiện dòng chảy tức thời cho trường hợp không cháy (non- combustion). Như
một nghiên cứu sẽ được trình bày trong Phần 2.5. Mặc dù trong tương lai các phương
pháp này trở nên hữu dụng nhiều cho kỹ thuật, chúng khó áp dụng cho mô phỏng các
dòng (fields) cháy tại thời điểm hiện tại và mô phỏng số phụ thuộc vào mô hình rối, ở
đây chỉ mang tính chất trung bình thời gian được chia (dealt with).

Từ mô hình khác, để miêu tả tỷ lệ phản ứng trong các trường rối, hai mô hình
cháy và rối là cần thiết trong mô phỏng số của ngọn lửa khuyếch tán rối.

Phương trình bảo toàn khối lượng, động lượng, nồng độ (concentration) và
năng lượng được giải trên giá trị trung bình thời gian trong mô phỏng của các dòng
cháy. Nếu phương trình được viết trong số hạn của quy ước trung bình thời gian
(trung bình Reynolds), mật độ-liên quan tương ứng theo kỳ hạn, như hoặc ,
được chứa trong chúng bởi vì cường độ dao động mật độ được tồn tại trong dòng
cháy và mô hình khác.

Để giải vấn đề khó khăn này, trung bình mật độ- trọng lượng (Trung bình
Favre) xác định trong phương trình (2.1) và (2.2) thường dùng cho mô phỏng màng
lửa.
(2.1)
(2.2)
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 36
GVC.TS.Dương Việt Dũng
Ký hiệu “~” và “-” có nghĩa là mật độ - trọng lượng và lượng không trọng
lượng, tương ứng, s’’ thành phần dao động của một lượng s trong trung bình mật độ-
trọng lượng. Với việc lấy trung bình này, phương trình bảo toàn khối lượng, động
lượng và một đại lượng vô hướng được viết như sau:
(2.3)

(2.4)

(2.5)

Ở đây ứng suất nhớt, dòng (thông lượng) vô hướng , p là áp suất , S


là số hạng nguồn (source term), g i gia tốc trọng trường. Mật độ - liên kết số hạng
tương quan không xuất hiện trong phương trình bảo toàn ở trên, và các dạng giống
như quy ước phương trình trung bình-thời gian cho dòng mật độ không đổi nếu “~”
thay bằng “-“.
Mô hình rối được yêu cầu để thu được ứng suất Reynolds và dòng vô
hướng . Mô hình phương trình k- được dùng rộng rãi như mô hình rối cho mô
phỏng của ngọn lửa rối. Tuy nhiên, biết rằng mô hình k- khó để cung cấp mô phỏng
tốt cho dòng elíp như bao gồm khu vực dòng tái lưu. Mô hình đóng Ứng suất
Reynolds, mà trong đó ứng suất Reynolds và dòng vô hướng thu được từ việc giải
phương trình vận chuyển chúng, được đề ra bằng cách xen kẻ nhau. Mặc dù, mô hình
ứng suất Reynolds có thể loại bỏ một vài nhược điểm của mô hình k- , nó không
xuất hiện để phát triển đến một giai đoạn đầy đủ. So sánh hai mô hình trên đã có
hướng dẫn trong mô phỏng số của dòng hồi lưu [1]~[4]. Như nghiên cứu đã trình bày
trong Phần 2.7. Nói một cách tổng quát, mô hình ứng suất Reynolds luôn luôn không
cho kết quả tốt đối với dòng hồi lưu hơn là mô hình k-  trong giai đoạn hiện tại của
sự phát triển [1][4]. Trong mối liên hệ với việc này, nó có thể được quan tâm là mô
hình rối không ảnh hưởng lớn đến kết quả mô phỏng bởi vì dòng hồi lưu được điều
khiển chính bằng sự đối lưu. [5]. Nguyên nhân khác nhau giữa việc đo đạc và kết quả
mô phỏng có thể cho là do sai số trong tính toán của các dòng phức tạp. Hơn nữa,
cường độ dao động của cấu trúc lớn khi quan sát các dòng này [6], và rồi, nó có thể
đáng ngờ nếu phương pháp mô hình trung bình thời gian tự chúng có thể miêu tả cấu
trúc của các dòng như thế.

Sự gia tăng độ nhớt động học làm tăng nhiệt độ và hạn chế độ rối trong ngọn
lửa có các vùng rối tương đối thấp. Hiện tượng này được gọi là phân lớp (tầng) để
cháy, và nó đã được quan sát trong tia lửa khuếch tán đồng trục trong một thời gian
dài [7][8]. Gần đây, được trình bày về sự phân lớp hóa có ảnh hưởng lớn trên cấu trúc
của bản thân ngọn lửa khuyếch tán với khu vực dòng hồi lưu [9]. Vì lẽ đó, hiện tượng
này không thể miêu tả bằng các mô hình rối thông thường, các mô hình cần được
thay đổi cho dự đoán như điều kiện trong các ngọn lửa. Một nghiên cứu mối quan hệ
này sẽ được trình bày trong Phần 2.6.
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 37
GVC.TS.Dương Việt Dũng

Đại lượng vô hướng được bảo toàn như việc thường dùng một mô hình quá
trình cháy cho ngọn lửa khuếch tán rối. Trong mô hình này, nó được giả sử rằng tất
cả các dạng và nhiệt bằng hiệu quả khuếch tán. Và hóa học nhanh giả định là thường
cần cho trạng thái nơi phản ứng hóa học một cách đủ nhanh hơn hòa trộn. Như kết
quả, trong trạng thái nhiệt hóa học của hỗn hợp khí gas, như phân số khối lượng của
các dạng và nhiệt độ, có thể được xác định trong giới hạn một cách chính xác đại
lượng bảo toàn vô hướng có thể thay đổi, mà không có nguồn giới hạn trong phương
trình bảo toàn. Phân số hỗn hợp có thể đặc trưng được dùng như bảo toàn vô hướng.
Để dòng cháy hình thành trong suốt quá trình hòa trộn dòng nhiên liệu 1 và chất ô xy
hóa 2, phân số hỗn hợp f được xác định như sau:
(2.6)

Ở đây M1 và M2 là hai phân tử khối lượng ban đầu trong dòng 1 và 2.


Phân tử khối lượng f dao động trong ngọn lửa khuếch tán rối. Phương pháp
đơn giản nhất để tính phần dao động được giới thiệu của mật độ tải trọng hàm mật độ
xác suất (p.d.f.) P(f,xi) của f. Các dạng khác nhau, như dạng rút ngắn phân phối
Gauss hoặc hàm mật độ xác suất β được chọn bằng p.d.f. Vị trí p.d.f. hầu hết thường
xác định trong giới hạn của ý nghĩa và sự thay đổi của f, thu được từ phương trình
vận chuyển:

(2.7)

(2.8)

Ở đây k và  là năng lượng động học rối và tỷ lệ tiêu tán tương ứng, - độ
nhớt rối và - số rối Plandtl.
Như đề cập ở trên, các giá trị tức thời của các mẫu nồng độ hóa học, nhiệt độ
và mật độ trong hỗn hợp khí (nhiên liệu) được xác định trong giới hạn giá trị tức thời
của đại lượng bảo toàn vô hướng f. Nếu các giá trị phụ thuộc thay đổi thì nó biểu thị
, trung bình mật độ trọng lượng và không trọng lượng của có thể thu được
từ phương trình (2.9) và (2.10) tương ứng .
(2.9)

(2.10)

Một số phương pháp đã đề nghị để liên hệ thành phần, nhiệt độ và mật độ của
hỗn hợp đến f. Phương pháp đơn giản nhất được gọi là mô hình dải màng lửa (flame
sheet), mà trong đó bước không thuận nghịch đơn giản chắc chắn được cho trong quá
trình phản ứng.
Nhiên liệu + Ô xy hóa (oxidant) Sản phẩm
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 38
GVC.TS.Dương Việt Dũng

Mô hình này không thuận lợi là do phân ly và sản phẩm trung gian, như CO và
H2 trong màng lửa Hydrocarbon không thể miêu tả. Phương pháp xen kẽ được dựa
vào sự giả định của việc cân bằng hóa học đầy đủ. Trong suốt quá trình phân ly và
sản phẩm trung gian được lưu ý trong mô hình này. Nồng độ của CO và H 2 được nói
ở trên trong hỗn hợp giàu nhiên liệu. Giả định của hóa học nhanh phải được thay thế
để tránh dự đoán đã nói trên. Tuy nhiên, bao gồm động lực hóa học rất khó khăn
trong việc bảo toàn vô hướng sấp xỉ mô tả dao động của f với p.d.f.. Trong khi ý
nghĩa, có tồn tại một số hiện tượng cháy, như nổ, dập tắt và hình thành NO x, trong khi
một phản ứng hóa học với tỷ lệ hỗn hợp lý tưởng chuyển vận có vai trò quan trọng và
phát triển mô hình của tỷ lệ hỗn hợp phản ứng lý tưởng xuất hiện để thành vấn đề
quan trọng nhất trong nghiên cứu mô hình cháy.

Một mô hình như ngọn lửa phân lớp gần [10] [11] kết quả thực nghiệm hoặc
mô phỏng quan tâm đến động lực hóa học đối với ngọn lửa khuếch tán phân lớp được
dùng để liên kết tình trạng hóa nhiệt tới f. Phương pháp này có thể cho dự đoán tốt
cho nồng độ CO. Ngọn lửa phân lớp gần như đã được cải tiến để lưu ý sự ảnh hưởng
của điều kiện dòng rối trên cấu trúc màng lửa phân lớp [12]. Mô hình này sẽ được
trình bày trong Phần 2.2. Như mô hình triển vọng khác có thể tượng trưng cho hóa
học của tỷ lệ phản ứng lý tưởng như sự hình thành NO x, có hai giá trị thay đổi được
thực hiện bởi Janicka và Kollmann [13], Bilger đề ra phương pháp xáo trộn [14] và
tính trực tiếp p.d.f.s [15]. Trong Phần 2.3 mô hình Lagrangian được đưa ra có thể tốt
hơn để miêu tả tỷ lệ giới hạn hóa học một cách đúng hơn Eulerian.

Mô hình của dòng phản ứng trong buồng cháy (combustor) thực tế thực tế sẽ
được trình bày trong Phần 2.8. Mô hình cháy và rối có giá trị tại thời điểm chưa hoàn
thành như đền cập ở trên. Trong mô hình cháy thực tế, có nguồn lỗi khác trong kết
nối với hình học phức tạp và kỹ thuật tính và phân biệt mỗi lỗi rất khó. Tuy nhiên,
phân chia ước lượng của mô hình khác nhau và phương pháp kỹ thuật tính toán là rất
quan trọng trong việc phát triển phương pháp mô hình, thực nghiệm chương trình tốt
đòi hỏi cho ước lượng. Ví dụ thí nghiệm này sẽ cho thấy ở Phần 2.4.
(Yoshiaki Onuma)
3.2 MÔ HÌNH MÀNG LỬA KHUẾCH TÁN RỐI .
Màng lửa khuếch tán có được chỉ chúng làm bước kiểm soát tỷ lệ, khuếch tán
là quá trình vĩ mô và hòa trộn nhỏ, phản ứng xảy ra sau trong quá trình cháy không
hòa trộn trước. Sự tương tác giữa các quá trình này có thể được hiểu trong giới hạn
của lớp thời gian (time scale) tương ứng của sự đối lưu, khuếch tán và phản ứng. Lớp
(scale) thời gian khuếch tán và đối lưu. Đối lưu và lớp thời gian khuếch tán trong
tổng số cùng bậc độ lớn nhưng lớp thời gian hóa học là rất nhỏ. Vì thế, sự giả định
của cân bằng hóa học cục bộ đã dùng hoàn toàn thành công cho ngọn lửa khuếch tán,
đặc biệt ngọn lửa hydrro hoặc hỗn hợp hydrro/ mônô xuýt Cacbon.

Tuy nhiên, bất kỳ một chi tiết phân tích nào đều yêu cầu bắt đầu từ sự cân bằng
phải đưa vào để tính toán. Không cân bằng ảnh hưởng không chỉ quan trọng cho dự
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 39
GVC.TS.Dương Việt Dũng
đoán mức độ của CO và H 2 trong ngọn lửa hydrrocacbon, chúng cũng quy định kỹ
thuật căn bản về việc dập tắt cục bộ và cuối cùng để phóng lên và vỡ màng lửa
khuếch tán. Hơn nữa đề tài được chỉ ra của mô hình cháy không hòa trộn trước đã
được cho trong [16]. Ở đây chỉ đặc tính căn bản và ngoài ra nghiên cứu sẽ được trình
bày .
3.2.1 Phân số (tử) hỗn hợp biến đổi .
Nếu như phản ứng lại – nhiên liệu và oxy phân chia trong hệ thống cháy,
chúng khuếch tán về mỗi phía khác nhau và cháy trong một cấu trúc màng lửa được
gọi là màng lửa khuếch tán. Sự cháy diễn ra ưu tiên ở vị trí này trong trường dòng
chảy nơi hòa trộn hỗn hợp ở tỷ lệ hỗn hợp lý tưởng (stoichiometric). Phương trình
phản ứng toàn bộ cho quá trình cháy hoàn toàn của nhiên liệu hydrrocacbon F, được
viết như sau:

(2.11)

Định nghĩa hệ số tỷ lệ hỗn hợp lý tưởng và . Phương trình phản ứng


liên hệ sự thay đổi một lượng khối lượng của Oxy dY O2 và nhiên liệu dYF chúng đã
được đốt hết bởi

(2.12)

Ở đây, Mi là khối lượng phân tử. Phương trình này có thể tích hợp từ tình trạng
không cháy đến bất kỳ tình trạng trễ như:
(2.13)

Ở đây, là tỷ lệ khối lượng lý tưởng (định hạn). Bỏ đi tỷ lệ hỗn hợp

lý tưởng cục bộ, hỗn hợp là cả hai nhiên liệu nghèo hoặc giàu và vì thế cho phép cả
hai một ít Oxy hoặc nhiên liệu ( mà có thể bộ phận bị oxy hóa thành CO và H 2)
không phản ứng. Vì thế nó không thể tạo ra nhiệt độ đủ cao để duy trì tỷ lệ một phản
ứng, từ đó sự đốt cháy hóa học nhiệt độ rất nhạy (dễ biến động).
Theo mô tả dòng hỗn hợp và để nhận dạng vị trí của hỗn hợp có tỷ lệ hòa khí
lý tưởng (stoichiometric), nó dùng để giới thiệu phân tố hỗn hợp Z như một thay đổi
độc lập. Trong một hệ thống chỉ hai dòng (stream) khối lượng ,
Ở đây 1 ghi chú cho dòng nhiên liệu , , và 2 dòng Oxy, ,
Z tương ứng phân số khối lượng cục bộ của dòng nhiên liệu trong hỗn
hợp không cháy.

(2.14)
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 40
GVC.TS.Dương Việt Dũng
Từ đó cả hai dòng nhiên liệu và Oxy có thể chứa khí trơ như Nitơ, Phân tố khối
lượng cục bộ YF,u của nhiên liệu cùng phân tố như trong dòng nhiên liệu gốc ( nếu
ảnh hưởng của sự khuếch tán khác nhau không được quan tâm).

(2.15)

Ở đây YF,u biểu thị phân tố khối lượng của nhiên liệu trong dòng nhiên liệu.
Tương tự, từ đó 1-Z tượng trưng phân tố khối lượng cục bộ của dòng ô xy hóa trong
hỗn hợp chưa cháy, người ta thu được phân tố khối lượng cục bộ của Oxy .
(2.16)

Ở đây YO2,2 tương ứng phân tố khối lượng của ôxy trong dòng ôxy hóa (Y O2,2=
0.232 đối với không khí). Đưa vào PT(2.15) và (2.16) vào Pt (2.13), phân tử hỗn hợp
là:
(2.17)

Đối với một hỗn hợp hóa năng với ,


(2.18)

Ở đây, Zst Phân tố hỗn hợp hóa năng.

2.2.2 Khái niệm màng lửa của ngọn lửa khuếch tán .
Phân tố khối lượng hỗn hợp xuất hiện một cách tự nhiên như biến độc lập đối
với ngọn lửa khuếch tán. Trong điều kiện đó bằng sự khuếch tán của các dạng hóa
học và nhiệt độ có thể lấy ( giả định đó là tốt đối với ngọn lửa hydrocacbon nhưng
nhiều ít thực tế đối với ngọn lửa hydrô) tất cả số Lewis.
(i = 1,2,…,n) (2.19)

là đồng nhất, như thế hệ số khuếch tán thông thường D có thể giới thiệu.
Phương trình cân bằng cho Z và nhiệt độ T là:
(2.20)

(2.21)

Ở đây hi nhiệt riêng và mi tỷ lệ sản phẩm hóa học của phản ứng đặc trưng (i=
1,2,…,n). Nhiệt dung riêng cpi tất cả được xem là hằng số và bằng c p cho đơn giản.
Phương trình (2.20) không chứa giới hạn nguồn hóa năng, từ đó Z biểu thị phần tử
hóa năng gốc được chưa trong nhiên liệu, và các phần tử biến đổi trong quá trình
cháy. Chúng ta giả định phân tố hỗn hợp Z được cho trong trường dòng chảy như một
hàm khoảng cách và thời gian bằng cách giải Pt (2.20). Rồi bề mặt của hỗn hợp hóa
năng có thể được từ
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 41
GVC.TS.Dương Việt Dũng
(2.22)

Quá trình cháy diễn ra trong một lớp mỏng trong vùng lân cận của bề mặt này
nếu Gradient phân tố hỗn hợp cục bộ đủ cao. Hãy để chúng tôi giới thiệu hệ tọa độ
gắn liền với bề mặt của hỗn hợp hóa năng (hỗn hợp lý tưởng ). Chúng ta thay tọa độ
x1 bằng phân tử hỗn hợp Z và xác định hệ tọa độ gốc như là tọa độ x 1 không nằm
trong phạm vi bề mặt này. Để xác định, tọa độ mới Z là vị trí bình thường đến bề mặt
của hỗn hợp hóa năng. Điều này được chỉ trên hình 3.1 cho một vòi phun ngọn lửa
khuếch tán . Dùng Z2= x2, Z3= x3 , như các biến độc lập khác, Chúng
ta thu được quy luật biến đổi:
,

(k= 2,3) (2.23)

Phương trình nhiệt trong dạng sau;

(2.24)

Nếu màng lửa mỏng trong phương Z, bậc của biên độ được phân tích giống
như lớp biên chỉ theo đạo hàm thứ hai liên quan với Z được chi phối giới hạn trên vế
trái pt (2.24). Giới hạn này phải cân bằng phản ứng giới hạn trên về phải. Giới hạn
bao gồm đạo hàm thời gian chỉ quan trọng nếu thay đổi rất nhanh như là sự tiêu hủy
(dập tắt) diễn ra. Hình thức này có thể thấy bằng cách đưa vào tọa độ vẽ phát và
lớp (scale) thời gian nhanh .
, (2.25)

Ở đây  là tham số biểu diễn bề rộng của vùng phản ứng .


Nếu đạo hàm thời gian giới hạn được duy trì, thì cấu trúc màng lửa là để chỉ
dẫn thứ tự mô tả bằng phương trình nhiệt độ phụ thuộc thời gian một chiều.
(2.26)

Tương tự phương trình có thể nhận được cho các mẫu hóa học. Trong pt(2.26)
(2.27)

Là tỷ lệ tiêu tán vô hướng tức thời. Nó có kích thước 1/s và có thể hiểu như
nghịch đảo của đặc tính thời gian phun. Do sự biến đổi nó liên kết chặt chẽ ảnh
hưởng của sự đối lưu và khuyếch tán bình thường đến bề mặt của hỗn hợp lý tưởng
giới hạn , mô hình cân bằng cục bộ và mô hình dải màng lửa (flame sheet) đã
thu được. Vị trí dập tắt màng lửa diễn ra, Nếu vượt quá giá trị tới hạn [16]. Đối
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 42
GVC.TS.Dương Việt Dũng
với hình dạng dòng ngược, tỷ lệ tiêu hao vô hướng tại vị trí nơi hỗn hợp có tỷ lệ hòa
khí lý tưởng có thể xấp xỉ bằng, giả định hằng số mật độ và khuếch tán bằng:
(2.28)

Ở đây a là gradient vận tốc và


erfc-1: là nghịch đảo hàm sai số bù.
[erfc-1(2Zst)] =1,13 đối với ngọn lửa không khí- Mêtan với Zst=0.055
[erfc-1(2Zst)] =1,34 đối với ngọn lửa không khí –H2 với Zst= 0.0284.

Căn cứ đối với toàn bộ phép biến đổi tọa độ giả sử rằng quanh vùng phản ứng
Zst là tiệm cận của O(), trong tọa độ phân tố hỗn hợp. Điều này có thể xác minh bằng
phân tích tiệm cận cho ngọn lửa thực hoặc đơn giản bằng việc ước lượng tỷ lệ phản
ứng. Như phép phân tích tiệm cận đối với ngọn lửa khuếch tán không khí – Mê tan đã
được được thực hiện [17] ở chổ cho thấy mỏng nhất  của lớp phản ứng rộng nhất,
lớp oxy hóa CO- H2 , trên mặt hỗn hợp nghèo của cấu trúc màng lửa.

2.2.3 So sánh tỷ lệ thời gian (time scales).


Hóa học giới thiệu một đặc trưng lớp thời gian. Từ khi hóa học diễn ra ở gần
Z= Zst, được thay bằng trong PT (2.26) trong giới hạn . Rồi tỷ lệ tiêu hao
vô hướng miêu tả bằng nghịch đảo của đặc trưng thời gian phun được so sánh
với thời gian hóa học được miêu tả bằng nghịch đảo tỷ lệ phản ứng. Như lưu ý ở trên
sự dập tắt của màng lửa khuếch tán diễn ra ở giá trị đặc biệt của tỷ lệ tiêu tán vô
hướng áp đặt lên, ấy là mà hơn nữa tượng trưng cho nghịch đảo của tỷ lệ thời gian
hóa học đối với sự dập tắt. Chúng ta sẽ xác định tỷ lệ thời gian dập tắt như :
(2.29)

Tỷ lệ thời gian này được miêu tả đối với hóa học oxy hóa. Nó xác định là động
lực thúc đẩy bằng biểu thức cho dùng một bước lớn năng lượng hoạt hóa các tiệm
cận (asympotics) [16] với bằng nhiệt độ T1 và T2 cho dòng nhiên liệu và Oxy.
(2.30)

Ở đây, nghịch đảo của vế bên phải là tỷ lệ thời gian hóa học tương đương đối
với ngọn lửa hòa trộn trước tỷ lệ lý tưởng (định hạn) [17].
Đối với ngọn lửa mêtan như ví dụ tỷ lệ tiêu tán vô hướng tại điểm dập tắt được
Ước tính trong [16] như , aq = 320/s cho ngọn lửa mêtan dẫn đến
tc=0.34x10-3s
Tỷ lệ thời gian hóa học khác được quan tâm đến việc hình thành ô nhiễm. Hình
thành nhiệt năng của NOx trong ngọn lửa khuếch tán rối có thể được giả định để thực
hiện chủ yếu cơ chế Zeldovich [18].
O + N2 N + NO
N + O2 O + NO
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 43
GVC.TS.Dương Việt Dũng

Ở đây phản ứng đầu tiên tỷ lệ xác định. So với tỷ lệ của phản ứng này thì quan
trọng nhất là phản ứng dây chuyền

H + O2 OH + O

Mà tỷ lệ xác định cho quá trình oxy hóa, người ta thu được:

Tại T= 2000K

Biểu thị này là tỷ lệ thời gian cho hình thành NO x giữa bậc 5 và 6 của biên độ
chậm hơn tỷ lệ của oxy hóa trong dãy đặc trưng của nhiệt độ cháy.
Tỷ lệ thời gian hóa học này phải so sánh với tỷ lệ thời gian rối. Nhiều tính toán
số học của dòng phản ứng rối ngày nay bắt đầu dựa trên mô hình k- và trung bình
Favre năng lượng động học rối và tiêu tán , tỷ lệ thời gian rối có thể xác định :

(2.31)

Tại điểm kết thức khác của hình ảnh rối (quang phổ rối), tỷ lệ thời gian nhỏ
nhất là thời gian Kolmogorov
(2.32)
Ở đây, là độ nhớt động lực. Thời gian Kolmogorov tương ứng thời gian luân
chuyển của xoáy lốc nhỏ nhất. Chẳng hạn một tia vòng có thể ước tính tỷ lệ thời gian
rối này xấp xỉ bằng [19]

Ở đây:
d- đường kính u0- vận tốc thoát Re- số Reynolds dựa trên số lượng này.
Phân tố hỗn hợp trên dòng giữa có thể ước tính bằng ZcL = 5.3d/x.
Ví dụ: tại
x/d = 30 d= 10 mm và uo = 10m/s Re = 5000 tính được
tt = 5.1x10-3s và tk= 0.60x10-3s.
Sự tiêu tán lớp thời gian cho việc ước lượng mêtan trước vị trí này theo độ lớn
nhỏ hơn thời gian rối và cũng nhỏ hơn thời gian Kolmogorov. Hơn nữa các tia mêtan
đặc trưng chia thành chế độ màng lửa.

2.2.4 Khái niệm màng lửa (Applications of the flamelet concept).


Nguyên lý cơ bản khái niệm màng lửa đó là một màng lửa khuếch tán rối gồm
có toàn bộ của màng lửa khuếch tán mỏng nơi phản ứng diễn ra. Trong [16] 5 trạng
thái của một màng lửa khuếch tán đã được định dạng.
1. Hỗn hợp ban đầu không phản ứng đồng đều.
2. Sự chuển tiếp không đều đặn sau khi nổ .
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 44
GVC.TS.Dương Việt Dũng
3. Tình trạng đang cháy gần như đều đặn.
4. Sự chuyển tiếp không đều đặn sau khi tắt.
5. Sự chuyển tiếp không đều đặn sau khi nổ lại.

Nếu người ta cho rằng sự chuyển tiếp không đều đặn là không thường xuyên,
chỉ hai trạng thái đều đặn 1 và 3 góp phần thống kê toàn bộ mô tả của một ngọn lửa
khuếch tán rối. Trạng thái 1 không cháy độc lập của , nhưng trạng thái 3 đang
cháy phụ thuộc vào hai tham số, Z và . Trong lĩnh vực dòng rối những tham số
này được phân chia thống kê. Để dự đoán ảnh hưởng không cân bằng trong màng lửa
khuếch tán rối, hơn nữa cần để dự đoán hàm phân bố liên kết của Z và trong [16] tính
chất của hàm mật độ xác suất liên kế của Z và đã được thảo luận trong đề tài và
liên hệ đến mô hình rối bán thực nghiệm của kiểu k- đã vạch ra.

Ảnh hưởng dập tắt cục bộ mà đã hướng dẫn phá vỡ bề mặt ngọn lửa có thể có
hệ quả quan trọng đối với tính ổn định ngọn lửa khuếch tán rối. Starner và Bilger [20]
đã đo tính dẫn giữa miệng vòi và ngọn lửa chính quét trong ngọn lửa khuếch tán có
hướng được thiết kế một cách đặc biệt. Họ tìm thấy tình trạng gián đoạn trong tính
dẫn ở điểm về phía bị gián đoạn của bề mặt màng lửa đang phản ứng và đối với phía
làm dập tắt ngọn lửa cục bộ.

Likewise, Dibble [21], dùng C2 – phát huỳnh quang cũng như sự phân tán
Rayleigh, theo dõi việc gia tăng vị trí màng lửa bị dập tắt trong ngọn lửa khuếch tán
tia Mêtan rối làm gia tăng vận tốc tia thoát .

Trong tia lửa rối tỷ lệ tiêu hao vô hướng chính giảm với khoảng cách từ miệng
vòi phun. Vì vậy, Nếu ngọn lửa cháy xa xuôi dòng tia (downstream), xác suất dập tắt
của màng lửa gia tăng với việc suy giảm khoảng cách từ miệng phun. Nhưng ở đây
cũng có thể ngọn lửa không vương tới được bằng một nguồn cháy và vì vậy ngăn cản
sự không bốc cháy. Ngay cả ở trong ngọn lửa rối quét qua có thể chưa cháy vùng
không nổ của màng lửa không liên quan đến màng lửa đang cháy. Một nguyên lý mà
có thể giải thích như trạng thái nguyên lý thấm qua (thẩm thấu) (percolation theory)
[16]. Thuyết thấm qua mô tả tính dẫn trong mạng phân chia một cách ngẫu nhiên.
Chẳng hạn, nếu lỗ kim được khoan một cách ngẫu nhiên vào giấy Cacbon, chỗ đó sẽ
là ngưỡng, về phía bên kia có khả năng dòng dẫn có thể đi qua từ một mặt của tờ giấy
đến tờ khác giảm đến 0. Ở đây tương tự làm tan ngọn lửa, ở chỗ vị trí dập tắt của
màng lửa khuếch tán phù hợp với cái lỗ trên tờ giấy Cacbon và phóng ra để ngưỡng
thấm qua. Trong xấp xỉ trước, giả sử khác không của xác suất phân chia và thống
kê độc lập giữa Z và , việc giải phóng sẽ phù hợp vị trí dưới dòng tia ở chỗ mà tỷ
lệ tiêu tán (tiêu thụ) vô hướng chính bằng giá trị dập tắt lớp . Dự đoán này cung
cấp một điều cơ bản cho việc thẩm tra lại khái niệm màng lửa.

Việc đo [22] ổn định cao trong vùng nhạt ngọn lửa (jet) không khí- mêtan với
Nitơ đã được thực hiện. Phân số hỗn hợp hóa năng Z st được giữ không đổi bởi hỗn
hợp nghèo (nhạt). Thời gian lưu trú d/u 0 cho mỗi độ nhạt, cùng tỷ lệ với giá trị tương
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 45
GVC.TS.Dương Việt Dũng
ứng của thu được từ sự đánh giá các kết quả của ngọn lửa dòng ngược chảy tầng
(lớp) của Ishizuka và Tsuji [23]. Hình 2.2 chỉ đối với độ nhạt khác nhau, với thời
gian lưu trú d/u0 được vẽ trên độ phóng đại cao H, chia cho d. Điều đó cho thấy rằng
cùng tỷ lệ này của dữ liệu ngọn lửa rối với tham số dập tắt màng lửa tầng (lớp) việc
nhận (lift of) số liệu đến đường cong đơn giản (single curve). Dự đoán dựa trên mô
hình rối kiểu k- dùng thống kê độc lập của Z và .

2.2.5 Kết luận:


Trong tóm tắc, khái niệm màng lửa đã cung cấp rất hữu ích để mô tả những
ảnh hưỡng tính không cân bằng trong quá trình cháy hỗn hợp không hòa trộn trước.
Đó là một mở rộng trực tiếp đối với mô hình cân bằng cục bộ và các kết quả trong
việc hình thành thống kê hai biến mà được nhận từ chuyển đổi tọa độ đính kèm- ngọn
lửa. Nó xuất hiện không những là công cụ triển vọng cho việc nghiên cứu các vấn đề
quan trọng như sự ổn định ngọn lửa, mà còn nghiên cứu việc hình thành bồ hóng và
NOx mà chưa được khám phá.
(Norbert Peters)

2.4 ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CHÁY :


Mô hình cháy được đánh giá thường xuyên trong so sánh của mô phỏng kết
quả với thí nghiệm. Thường các Profiles của nồng độ và nhiệt độ được dùng trong so
sánh, bởi vì tỷ lệ phản ứng cục bộ không thể đo một cách trực tiếp. Tuy nhiên, từ các
profile của chúng cũng ảnh hưỡng lớn đến mô hình rối, điều đó khó mà đánh giá mô
hình cháy chính xác với phương pháp này. Vì vậy, đó là điều mong muốn thu được tỷ
lệ phản ứng cục bộ từ kết quả thực nghiệm dù thế nào đi nữa việc so sánh nó với mô
phỏng không thay đổi. Trạng thái cũng giống như trong đánh giá của hệ số khuếch
tán. Trong thực hiện nghiên cứu [34], từ quan điểm này, tỷ lệ phản ứng cục bộ và ảnh
hưởng hệ số khếch tán đã cố đạt được bằng phép tính số dùng đo các giá trị cho vận
tốc dòng khí, nồng độ và nhiệt độ. Vậy thì, bằng so sánh kết quả này với trạng thái
mô phỏng không thay đổi. đánh giá mô hình cho tỷ lệ phản ứng và hệ số khuếch tán
đã được chỉ. Tia lửa khuếch tán đồng trục của hỗn hợp Hyđrô/ Nitơ được dùng làm
đối tượng để nghiên cứu.

2.4.1 Tỷ lệ phản ứng cục bộ ( Local reaction rate):


Trong giả định ảnh hưởng của hệ số khuếch tán D eff là giống như đối với các
thành phần hóa học, phương trình bảo toàn của kiểu parabolic được viết cho nguyên
tố hyđrô mà chất được bảo toàn nghiêm ngặt (đúng) mà không là giới hạn nguồn
trong phương trình. Phương trình (2.47) thu được bằng tích phân phương trình từ trục
trung tâm đến bất kỳ đường nào.

(2.47)

Ở đây, rs – Bán kính khoảng cách đường khí hơi (line stream)
U- Vận tốc dòng chảy theo phương x
mH - Phân tố khối lượng của nguyên tố hyđrô
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 46
GVC.TS.Dương Việt Dũng
“~” Trung bình Favre.
“-“ Quy ước trung bình thời gian.

Dùng nguyên tố hyđrô như một chất tìm vết (tracer), ảnh hưởng của hệ số
khuếch tán Deff có thể được tính toán bằng thay đổi các giá trị đo vào phương trình
(2.47) .
PT (2.48) có được từ phương trình bảo toàn của các dạng hóa học i hoàn toàn
giống quá trình xảy ra như trong pt (2.47).

(2.48)

Tỷ lệ phản ứng cục bộ Ri có thể được tính bằng thay đổi Deff thu được từ pt
(2.47) và giá trị đo đến pt (2.48).

2.4.2 Mô hình:
Các phương trình căn bản gồm có phương trình bảo toàn khối lượng trung bình
Favre, động lượng và vô hướng đến lớp biên xấp xỉ được thích ứng (áp dụng). Việc
sửa mô hình k- được dùng như một mô hình rối, vì được gọi là hiện tượng phân lớp
hóa (laminarization) do cháy. Mô hình sẽ được giải thích sau trong Phần (2.6).
Mô hình cháy được dùng xấp xỉ bảo toàn vô hướng, ở đó bước 1 phản ứng
không thuận nghịch với hóa học nhanh (diễn biến hóa lý xảy ra nhanh) đã được cho
và hàm mật độ xác suất (p.d.f.) đã được giới thiệu cho phân tố hỗn hợp f để làm tính
toán của hòa trộn rối. Phân phối Gaussian rút ngắn được dùng như p.d.f. và từ vị trí
cục bộ của p.d.f. được chỉ rõ trong thời kỳ chính và thay đổi của f, ta thu được từ việc
giải phương trình vận chuyển của chúng.

2.4.3 Các kết quả và đánh giá :


Hình 2.4 và 2.5 chỉ bán kính profiles của ảnh hưởng hệ số khuếch tán và tích
phân tỷ lệ phản ứng cho 3 mặt cắt (cross sections). Trong mỗi hình, (a) kết
quả tính toán với các giá trị đo, mà sẽ được gọi sau này là kết quả thực nghiệm, (b) là
kết quả mô phỏng. Kết quả thực nghiệm của hệ số khuếch tán và tỷ lệ phản ứng
chứng minh là hợp lý, bởi vì các profile chúng được tương ứng tốt với việc đo được
bán kính profile của dao động vận tốc, nồng độ và nhiệt độ. Trong lúc ấy, so sánh (a)
và (b) trong mỗi hình, mô phỏng tìm thấy kết quả thực nghiệm thật rõ ràng. Ý nghĩa
chính là mô hình cháy được dùng chính xác trong mô phỏng này. Điều đó có thể kết
luận trong nghiên cứu này kỹ thuật phát triển ở đây, thu được tỷ lệ phản ứng cục bộ
với thí nghiệm và tính số, có thể cung cấp một phương pháp tốt cho việc đánh giá mô
hình cháy.
(Yoshiaki Onuma)
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 47
GVC.TS.Dương Việt Dũng
(a) Kết quả thực nghiệm (b) Kết quả mô phỏng
Hình 2.4 Bán kính các proflie của ảnh hưởng khuếch tán

(a) Kết quả thực nghiệm (b) Kết quả mô phỏng

Hình 2.5 Bán kính các profile của tích phân phản ứng.

2.5 MÔ PHỎNG HÌNH THÀNH DÒNG XOÁY VÀ QUÁ TRÌNH HÒA TRỘN
TRONG VÒI PHUN KHÍ (SIMULATION OF THE VORTEX GENERATION
AND MIXING PROCESS IN GAS JETS)

Trong quá trình cháy khác nhau nơi tia nhiên liệu khí được dùng, quá trình
cháy được chi phối bởi sự hòa trộn của nhiên liệu và sự bao quanh không khí do rối
hoặc dòng xoáy được sinh ra nhờ các vòi phun (jets). Trong nghiên cứu này, sự tạo
nên dòng xoáy và quá trình hòa trộn trong tia khí được nghiên cứu một cách cơ bản
bằng việc mô phỏng số tác động của tia khí 2 chiều sử dụng phương pháp sai phân
hữu hạn bậc cao.

2.5.1 Phân tích phương pháp số ( Method of numerical analysis)


Đối với mô phỏng việc hình thành dòng xoáy trong các tia phun (jets) cần thiết
cho việc giải mỗi phương trình Navier-Stokes (N-S) một cách trực tiếp hoặc bằng
dùng phương pháp LES (Mô phỏng xoáy lốc lớn – Large Eddy Simulation) [36]. Các
phương pháp này, cần nhiều thời gian tính toán. Trở lại, phương pháp thực, sơ đồ sai
phân bậc ba theo chiều gió có thể áp dụng cho mục đích này. Trong nghiêm cứu này,
sơ đồ UTOPIA ( Thuật toán nội suy đa thức bậc ba đồng dạng – Uniformly Third-
Order Polynomial Interpolation Algorithm) [37] , mà số nhớt nhỏ dùng cho thời kỳ
đối lưu trong phương trình N-S mà không có bất kỳ mô hình rối nào. Khí được giả
định như chất lỏng không nén được và thuật hiệu chỉnh quan trắc [38] được dùng cho
tính toán áp suất – vận tốc. Để giải phương trình vận chuyển của nồng độ nhiên liệu
một cách chính xác, phương pháp nội suy CIP ( Cubic- Interpolated Pseudo- Particle)
[39] được áp dụng. Mô hình này có thể tính sự đối lưu của một chất trong kiểu
Lagran. Vì thế, số khuếch tán đủ nhỏ và hơn nữa lượng bồ hóng thấp/ cao là nhỏ hơn
nhiều so với sơ đồ bậc cao thông thường. Trong nghiên cứu này, nồng độ nhiên liệu c
cho biết phân số khối lượng nhiên liệu được phun, mà giả sử có cùng đặc tính vật lý
như không khí bao quanh.

2.5.2 Mô phỏng số:


(a) Tia tự do ổn định (A Steady free jet):
Tia tự do 2 chiều đưa ra ở vận tốc không đổi (5m/s, 20m/s) từ khe hở ( bề rộng
10mm) trên một thành tỉnh lặng không khí được mô phỏng. Lưới tính toán được dùng
là 111x71 hình 2.6 (a) và (b) cho thấy tính toán dòng tia và nồng độ c tại lúc xảy ra
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 48
GVC.TS.Dương Việt Dũng
ngay lập tức. Điều quan sát được là các cặp đối xứng xoáy lốc được sinh ra kế tục
trong vùng dòng ngược và trải qua một sự chuyển tiếp quá độ đến các dòng xoáy
Karman trong vùng xuôi dòng và vì vậy sự phân chia nồng độ ngoằn ngoèo theo sự
vận động của các dòng xoáy. Rõ ràng, tia ở tình trạng bất định mặc dù dòng xoáy
được sinh ra được giữ không đổi. Kết quả tính toán này cho định tính với quan sát
thực nghiệm. Trong hình 2.6 (c) và (d) cho thấy đường dòng tia chính và nồng độ
chính phân chia trung bình trong suốt 240 ms (vào khoảng 12000 lần bước), một cách
tương ứng theo hình. Vận tốc trung bình thời gian u và nồng độ c phân phối theo
phương y (dòng cắt ngang) ở khoảng cách x= 150 mm từ tia ra được chỉ ở hình 2.6
(e) và (f), ở đây, bu và bc là 1/2 giá trị một nữa bề rộng của vận tốc và phân chia nồng
trong mặt cắt. và cm giá trị max của vận tốc và nồng độ. Trong hình 2.7 (a) – (d)
các thay đổi trong các giá trị tính toán của b u, bc, và cm với khoảng cách x được so
với công thức kinh nghiệm [40]. (d= bề rộng của tia ra. Chỉ số 0 chỉ tia ra).

Hình 2.6 Các dòng tia và phân chia nồng độ trong mặt phẳng, tia tự do phát ra tại một vận tốc không đổi.

Nó cho thấy giá trị trung bình thời gian được tính bằng phương pháp hiện tại
phù hợp tương đối tốt với đường cong thực nghiệm. Như kết quả, được tìm thấy trong
phương pháp tính toán này có thể mô phỏng tốt cùng xảy ra tức thời cả hai ý nghĩa
trường vận tốc và nồng độ trong tia phun. Để tham khảo, giá trị tính toán b u , bc,
và cm bằng phương pháp bảo toàn (phương pháp điều khiển thể tích với mô hình rối
k-) được chỉ ở hình 2.7 (a), (d).

Hình 2.7 So sánh kết quả tính toán với công thức thực nghiệm đối với tia tự do 2 chiều tạo ra ở vận tốc
không đổi (uo= 5m/s)

(b) Xung khởi động tia (An impulsively started jet)


Tác động của tia khí hai chiều mà xung khởi động từ một khe hở ( rộng 5mm)
trên thành bên trong không khí yên tĩnh được mô phỏng. Vận tốc phát ra gia tăng một
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 49
GVC.TS.Dương Việt Dũng
cách tuyến tính từ 0 ở t=0 đến u0= 50m/s ở t= 1 ms và rồi được giữ không đổi. Lưới
tính toán được dùng là 100x85. Hình 2.8 cho thấy thời gian biến đổi vận tốc, nồng độ
và phân chia áp suất. Được tìm thấy ban đầu một cặp dòng xoáy lớn được sinh ra ở
tại đỉnh đầu của tia phun và về sau chúng chia ra kế tiếp cặp thứ hai của dòng xoáy
lốc lớn mà dần dần trở nên nhờ hợp nhất theo các xoáy nhỏ “2”, “3” và “4” (xem chữ
số trên dòng xoáy). Cặp doàng xoáy thứ hai này “a” và “b” ( xem thứ tự trên dòng
xoáy) với dòng xoáy “c” và các dòng xoáy khác “d” và “e” bị lệch hướng từ tâm tia
phun trong hướng đối diện. Theo như vận động xoáy, phân chia nồng độ thành các
đường gấp phức tạp.

(c) Tia phun va chạm trên thành (A jet impinging on a wall )


Tác động của tia nhiên liệu hai chiều va chạm trên tường được mô phỏng. Như
chỉ trên hình 2.9, tia khởi động xung từ một khẻ nhỏ (rộng 5 mm) bên trong không
khí yên tĩnh giữa hai thành song song với cùng điều kiện phát ra như ở hình 2.8. Thời
gian biến đổi của vận tốc và phân chia nồng độ được trình bày trong hình 2.9. Được
tìm thấy một cặp dòng xoáy ban đầu sinh ra ở đỉnh của tia phát triển dọc theo tường
sau khi va chạm, sau đó chúng cuộn trở lên để bao bọc lấy không khí xung quanh.

Hình 2.8 Vận tốc, độ cô đặc và áp suất phân chia trong xung khởi động tia hai chiều (u 0 = 50m/s)

Hình 2.9 Vận tốc và độ cô đặc (tập trung) phân chia trong tia hai chiều va chạm trên tường (u 0 = 50m/s)

2.5.3 Kết luận:


Bằng mô phỏng cả hai tính ổn định và nhất thời của tia phun, nó đã biểu lộ
được cặp dòng xoáy được sinh ra một cách kế tiếp trong vùng trên của dòng tia và số
trong chúng phát triển lên bằng sự phối hợp và các đường ngoằn ngoèo để tác động
qua lại lẫn nhau. Như sự tác động của các dòng xoáy vận chuyển trong quá trình hòa
trộn nhiên liệu được phun và không khí xung quanh .
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 50
GVC.TS.Dương Việt Dũng

(Yuzuru Shimamoto and Tomoyuki Wakisaka)

2.6 CHÁY PHÂN LỚP VÀ MÔ HÌNH (LAMINARIZATION DUE TO


COMBUSTION AND ITS MODELING )

Hiện tượng đó là sự phát triển của vận động rối được chặn lại xung quanh
miệng vòi thoát trong ngọn lửa khuếch tán đã được biết đến trong thời gian dài như
phân lớp để cháy [8]. Giả định này là theo kỹ thuật. Tăng động lực nhớt để nhiệt độ
tăng cao làm giảm rối cục bộ số Reynold trong ngọn lửa. Tính cân bằng giữa sự sinh
ra và sự tiêu tán của rối đang tồn tại trong vùng số Reynold cao là không được duy trì
trong khu vực số Reynold thấp và tỷ lệ tiêu tán là khá hơn tỷ lệ sinh ra mà kết quả là
ngăn chặn rối. Trong thực hiện nghiên cứu, ảnh hưởng của phân lớp này trên cấu trúc
màng lửa và nó quan trọng cho việc giải thích cho thực nghiệm và một mô hình được
đề ra tượng trưng cho hiện tượng phân lớp.

2.6.1 Cháy Phân lớp: (Laminarization due to combustiom)


Thí nghiệm đã được bố trí ngọn lửa khuếch tán đồng trục mà trong đó hỗn hợp
Hyđrô/Nitơ được đi ra lên trên thẳng đứng song song với dòng không khí xung
quanh. Vận tốc dòng chảy, nồng độ và nhiệt độ được đo trên ba ngọn lửa trong số
Reynold của miệng vòi ứng với Re = 5000, 10000 và 15000 [41]
Hình 2.1 (a) và (b) cho thấy các profile của trung bình thời gian vận tốc U và
dao động vận tốc u’ dọc theo trục tia đối tương ứng chưa cháy và cháy .
x – khoảng cách từ đầu vòi d – đường kính miệng vòi 6mm.

So với (a) và (b) U, xem rằng cháy và tỷ lệ giảm của trung bình thời gian vận
tốc; do đó vận tốc cao được duy trì ngay cả dòng xuôi chiều (downstream) trong ngọn
lửa. Trong dao động profile vân tốc, mặt dầu tia chưa cháy được thực hiện ở đỉnh gần
miệng thoát và độ rối tiêu tán nhanh chóng sau đỉnh, độ rối chỉ bị chặn mạnh sau
miệng thoát trong ngọn lửa và đỉnh nó được phóng ra xa dòng xuôi chiều bởi quá
trình cháy. Và hiện tượng này tồn tại ngay cả trong vòi phun của số Reynold cao.

Mặc dù thay đổi lớn của trường dòng chảy này vì quá trình cháy có thể quy cho
giản nhiệt hoặc sức nổi, điều đó được tìm thấy từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm mà
chính là nguyên nhân đã được đề cập ở phân lớp. Nhiệt độ cao và vùng rối thấp tồn
tại trong vùng trên dòng tia và chu vi của tia lửa khuếch tán và rối được chặn trong
vùng này là do phân lớp. Sự chặn rối có thể trì hoản phát triển của dòng rối trong tia
ngọn lửa so với phần chưa cháy. Giảm độ rối trong chu vi sự giảm bán kính tỷ lệ
khuếch tán hoặc tỷ lệ hòa trộn của nhiên liệu và oxy. Điều đó có nghĩa phân lớp cho
ảnh hưởng lớn đến cấu trúc của tia ngọn lửa khuếch tán.

2.6.2 Tia ngọn lửa khuếch tán gồm 3 phần (A Triple jet diffusion flames) [42]
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 51
GVC.TS.Dương Việt Dũng
Có thể áp dụng các mô hình khác nhau đến màng lửa khuếch tán rối thường
được khảo sát bằng so sánh kết quả mô phỏng với thực nghiệm. Ngọn lửa khuếch tán
thường dùng cho phân tích sai số nhỏ nhất, bởi vì nó là hình dạng lớp biên 2 chiều.
Sự phù hợp của kết quả mô phỏng với thực nghiệm là nhiều điều không tốt trong
ngọn lửa khuếch tán hơn trong vòi lạnh. Nó có thể được lưu ý thành một nguyên nhân
chính đối với sự trái ngược mà, mặc dù nguyên nhân hạn chế độ rối bởi sự phân lớp
là đặc tính trong tia ngọn lửa khuếch tán, thông thường mô hình rối chỉ có thể áp
dụng được đến khu vực rối một cách đầy đủ, nhưng không đến độ rối thấp được phân
lớp (tầng) trong quá trình cháy.

Như trình bày trước, phân lớp xảy ra hầu hết trong chu vi, vì rằng vùng liên kết
rối nhỏ trở nên nóng vì cháy. Lúc đó đồng trục gồm 3 ba phần ngọn lửa khuếch tán là
khuôn dùng một thiết bị cháy trên hình 2.11. Trong ngọn lửa này, từ một khu vực rối
rộng là khuôn trong lớp trượt giữa vận tốc dòng không khí thấp và cao, tất cả quá
trình cháy diễn ra trong phạm vi vùng rối này và tất cả khu vực nhiệt độ cao tồn tại
trong dòng rối cao. Như số Reynold rối cục bộ được giữ cao ngay cả trong vùng nhiệt
độ cao, ảnh hưởng sự phân lớp được xem làm yếu đi trong ngọn lửa này. Sau thí
nghiệm, mô phỏng được sắp đặt trên dòng cháy này dùng mô hình k- như mô hình
rối và kết quả tính toán sẽ được so với kết quả thực nghiệm.

Phương trình cơ bản được dùng trong mô hình bao gồm phương trình bảo toàn
trung bình Favre của khối lượng, động lượng và vô hướng, tới gần lớp biên được ứng
dụng. Mô hình cháy được dùng là xấp xỉ vô hướng bảo toàn được chỉ trong Phần 2.4.

Hình 2.12 cho thấy profile của trung bình thời gian và dao động vận tốc dọc
theo trục tia trong quá trình cháy và không (chưa) cháy. Hình (a) và (b) là kết quả của
thí nghiệm và mô phỏng tương ứng. So sánh (a) và (b), thấy rằng kết quả tính toán
phù hợp với thực nghiệm trong ngọn lửa cũng như trong tia yếu. Cũng như sự phù
hợp thu được trong bán kính các profile. Như đề cập trước, mô phỏng số dùng mô
hình k- không thực hiện tốt phỏng đoán đối với tia ngọn lửa khuếch tán đồng trục.
Trong tương phản này, 3 phần tia lửa khuếch tán kết quả tính toán phù hợp tốt với
thực nghiệm. Về mặt này có nhiều đề nghị cho rằng các trường dòng cháy rối kiểu
parabol có thể phỏng đoán tốt thường dùng mô hình k- và trung bình Favre, nếu khu
vực của dòng rối số Reynold thấy là không thực hiện bằng quá trình cháy hoặc ảnh
hưởng của phân lớp yếu.

Hình2.11 sự cháy của 3 phần tia lửa khuếch tán


Quá trình cháy trong động cơ Diesel 52
GVC.TS.Dương Việt Dũng

Hình 2.12 Các profile trục của trung bình thời gian và dao động vận tốc và nhiệt độ
trong 3 phần tia lửa khuếch tán.

Hình 2.13 Mô phỏng các profile trung bình thời gian và năng lượng động học rối
trong tia lửa khuếch tán, từ [44] với sự cho phép.

2.6.3 Mô hình phân lớp –Modeling of the laminarization.


Nghiên cứu ở đưa ra một mô hình rối bắt đầu để miêu tả phân lớp là đối tượng
quan trọng trong mô hình cháy rối. Một mô hình rối có thể dùng cho ngọn lửa rối với
sự phân lớp phải tương ứng với tác động rối trong dòng có số Reynold thấy cũng như
số Reynold cao. Như các mô hình đã đề xuất tương ứng dòng lớp biên thành với khu
vực rối thấp [43]. Vậy thì, Sự biến cải của mô hình k- đã gắng thử dựa trên các mô
hình này.
Phương trình cơ bản và mô hình cháy dùng ở đây giống như các đề cập ở trên.
Mô hình sửa đổi k- miêu tả bằng phương trình (2.49)- (2.53) được dùng như một mô
hình rối.

(2.49)

(2.50)

(2.51)

và f2 là hằng số thực nghiệm và trong mô hình k- thường. dạng


của các hàm này được quyết định ở pt (2.52) và pt(2.53) nhờ máy tính mô phỏng số
của tia không khí nóng [44].
(2.52)
(2.53)

Rt – Số Reynold rối cục bộ, được tính từ .

Hình 2.13 cho thấy kết quả mô phỏng tương ứng với thực nghiệm được biểu
thị trong hình 2.10 (b). Hình (a) và (b) được tính toán dùng mô hình k- thường và
mô hình k- sửa đổi, một cách tương ứng. So với hai mô phỏng và thực nghiệm, điều
đó được tìm thấy sự phỏng đoán được chứng minh bằng tính toán phân lớp với hàm
sửa đổi. Giống như sự ảnh hưởng đã nói trên trong bán kính các profile. Các kết quả
này có thể đề nghị rằng sự quan tâm phân lớp vì quá trình cháy là quan trọng trong
mô hình của các trường dòng cháy rối.
(Yoshiaki Onuma)
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 53
GVC.TS.Dương Việt Dũng

2.7 MÔ PHỎNG HÒA TRỘN VÀ CHÁY TRONG NGỌN LỬA XOÁY –


SIMULATION OF MIXING AND COMBUSTION IN SWIRLING FLAMES

Ngọn lửa xoáy rối thường bắt gặp trong các lò luyện và mỏ đốt (combustor).
Dòng xoáy đã được dùng làm ổn định ngọn lửa xoáy và tạo quá trình cháy nhanh.
Máy đếm (counter) ảnh hưởng xoáy, tuy nhiên đã có báo cáo trong nghiên cứu của
một ngọn lửa xoáy rối được thực hiện trong ống tròn [45]. Hòa trộn rối làm chậm trễ
và vì thế ngọn lửa bị kéo dài ra khi dòng xoáy đưa vào không khí bao quanh trong
một ống giới hạn. Để hiểu được ảnh hưởng của xoáy trên sự vận chuyển rối gây ra
bởi sự tác động qua lại của độ rối, xoáy gây ra gradient áp suất và mật độ không đồng
nhất là yếu tố cần thiết (essential) để điều khiển hòa trộn và cháy trong xoáy lốc.

Sự tính toán số ở trước của dòng xoáy rối không phản ứng đã cho thấy rằng mô
hình 2 phương trình k- sai để phỏng đoán các đặc trưng của dòng xoáy và hòa trộn
mà hiện tượng phân lớp và sự hòa trộn trễ của hỗn hợp vì xoáy, mô hình phương
trình ứng suất/ thông lượng có thể phỏng đoán tốt đặc tính của chúng [46] [47]. Mật
độ không đồng nhất xảy ra cùng do quá trình cháy hoặc hòa trộn của chất lỏng có tỷ
trọng khác nhau. Các mô hình rối với mật độ thay đổi và quá trình cháy được đưa ra
trong quan điểm của Jones [48], Janicka [49] thực hiện mô hình Ứng suất Reynold
cho phỏng đoán của ngọn lửa khuếch tán rối. Đây không có báo cáo, tuy nhiên, trên
dòng xoáy rối và hòa trộn hỗn hợp được chú ý tới ảnh hưởng của ý nghĩa mật độ tính
không đồng dạng.

Trong phần này, mô phỏng số và phân tích để tìm ra ảnh hưởng của dòng xoáy
và mật độ không đồng dạng trong hòa trộn rối mà không cháy. Việc tính toán dựa vào
phương trình truyền đạt của phương trình Ứng suất/ Thông lượng lấy dao động mật
độ (tỷ trọng) vào để tính toán. Điều đó biểu thị rằng quá trình tương tác của dao động
mật độ và xoáy lốc –sinh ra gradient áp suất có ảnh hưởng lớn trên hòa trộn rối.
Làm sáng tỏ sự chậm trễ của hòa trộn hỗn hợp và cháy nhờ có xoáy lốc minh
họa.

2.7.1 Công thức:


Vận tốc cục bộ và nồng độ của các mẫu khí được ước tính từ phương trình bảo
toàn khối lượng, động lượng và thành phần khí và phương trình vận chuyển của
thông lượng rối trong mật độ tải trọng trung bình Favre ( khối lượng trọng lực- mas
weighted) dạng hệ tọa độ trụ đối xứng. Theo xem xét đó có vùng không hồi lưu là do
xoáy lốc trong điều kiện hiện tại nơi dòng xoáy đi xuyên thẳng quanh ống mà không
giản nở và chiều dài xoáy không lớn lắm, lớp biên gần như hợp lệ. Phương trình bảo
toàn là:
(2.54)
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 54
GVC.TS.Dương Việt Dũng

(2.55)

(2.56)

(2.57)

(2.58)

Ở đây:
x: Tọa độ trục r: Tọa độ theo phương hướng kính
//
: Chỉ sự dao động với liên hệ lượng trung bình Favre.
, và Dao động của các thành phần vận tốc với liên hệ trung bình
Favre trục, xuyên tâm và tiếp tuyến vận tốc U, V và W tương ứng.
Dao động của thành phần nồng độ với liên hệ thành phần nồng độ khí
trung bình Favre: Mj .
~ và - : Chỉ quy ước và trung bình Favre tương ứng.
: Tỷ trọng (mật độ) chất lỏng. P: áp suất
Rj: Tỷ lệ phản ứng của thành phần j.

Như đối với phương trình bảo toàn năng lượng M j và mj được thay bằng
Enthalpy h và Rj đặt bằng 0. Đối với phương trình bảo toàn của phân số hỗn hợp F
mà cho biết phân tố khối lượng của miệng vòi chất lỏng giảm trước khi phản ứng. M j
và mj được thay bằng F và f một cách tương ứng, và Rj = 0.

Động lượng hoặc vô hướng do chuyển động rối tương ứng bởi sự tương quan
của hai dao động vận tốc hoặc dao động vận tốc và thành phần nồng độ khí trong
pt( 2.55) – (2.58) được tính từ phương trình ứng suất/ thông lượng mô hình trong
dạng trung bình Favre. Trong thực hiện tính toán, phương trình vận chuyển của ứng
suất rối và thông lượng được mô hình hóa theo Launder, Reece và Rodi [50] đối với
tỷ lệ sức căng áp suất Daly và Harlow[51] đối với thời kỳ khuếch tán trong phương
trình chuyển vận ứng suất và Launder [52] đối với thời kỳ dao động áp suất và thời
kỳ khuếch tán trong phương trình vận chuyển thông lượng- vô hướng. Thời kỳ thiết
lập mô hình dạng trung bình tỷ trọng- không trọng lực được viết lại trong thời kỳ của
mật độ - trọng lực.
Phương trình vận chuyển của được chỉ ở dưới đây trong hệ tọa độ trục
đối xứng với xấp xỉ lớp biên. (lớp biên gần) như sau:

(2.59)
Quá trình cháy trong động cơ Diesel 55
GVC.TS.Dương Việt Dũng

Điều kiện 1-3 trong pt (2.59) chỉ rõ bởi và là điều kiện trình
bày trong phương trình vận chuyển của được ước tính từ phương trình vận
chuyển [48]. Hằng số kinh nghiệm trong pt (2.59) lấy theo của Launder [52]. Để tính
toán trong một ngọn lửa, tiêu tán cân bằng được dùng ở đây phản ứng đi đến cân
bằng càng sớm càng tốt nhiên liệu và ô xy được hòa trộn. trạng thái hóa năng của hỗn
hợp được xác định trong điều kiện của phân tố hỗn hợp F.

2.7.2 Phân tích và bàn luận.


Tác giả đã nghiên cứu thực nghiệm sự ảnh hưởng của xoáy trên dòng rối, hòa
trộn và cháy trong ống [45]. Xoáy rối hoặc dòng không khí không xoáy được cung
cấp vào ống có đường kính trong 60mm và nhiên liệu ở thể khí ( hỗn hợp của C 3H3 và
H2 tỷ lệ thể tích là 1:1) được đưa ra từ miệng ống tròn được lắp đặt đồng trục ở trục
trung tâm. Tính toán vận tốc trục U và vận tốc tiếp tuyến W trong ngọn lửa xoáy
bằng cách dùng phương pháp trên được chứng minh để phỏng đoán tốt thực nghiệm.
Trên hình 2.14 thực nghiệm và tính toán phân tố hỗn hợp F dọc theo trục tâm
được so với ngọn lửa xoáy và không xoáy. X – khoảng cách từ đầu miệng vòi. Phân
tố hỗn hợp thực nghiệm trong dòng xoáy cao hơn so với dòng không xoáy trong
vùng dưới dòng tia. Nó cho biết được hòa trộn rối bị chậm trễ do xoáy. Tính toán có
thể phỏng đoán sự chậm trễ của hòa trộn là vì xoáy.
Hình 2.15 minh họa quá trình xúc tiến và kìm chế của hòa trộn rối trong ngọn
lửa xoáy dựa vào việc ước tính điều kiện trình bày (production term) trong phương
trình vận chuyển pt(2.59) đối với . Có 3 điều kiện trình bày như ở pt (2.59).
Điều kiện liên quan tới gradient hướng tâm của và ý nghĩa
đóng góp để tạo ra . Nó ảnh hưởng đến chiều hướng gradient khuếch tán trong
phương hướng tâm. Điều kiện bao gồm thành phần vận tốc xoáy
kết quả âm làm giảm lượng và ảnh hưởng làm hạn chế vận chuyển rối. Điều
kiện bao gồm gradient áp suất hướng kính trở nên lớn
trong dòng xoáy vì lực ly tâm . Đó là điều kiện kết quả âm (negative production term)
và ảnh hướng đến hạn chế hòa trộn rối bởi vì khí cháy chiếm ưu thế ở phần tâm của
ngọn lửa xoáy. gồm có điều kiện giao động mật độ và gradient áp suất
hướng kính xoáy gây ra .

Hình 2.14 so sánh tính toán và thực ng


Quá trình cháy trong động cơ Diesel 56
GVC.TS.Dương Việt Dũng
hiệm phân tố hỗn hợp dọc theo trục tâm.

Hình 2.15 Quá trình xúc tiến và hạn chế hòa trộn trong dòng xoáy.

2.7.3 Kết luận (conclusions).


Các nhân tố ảnh hưởng hòa trộn rối được khảo sát trong ngọn lửa xoáy lốc có
mật độ thay đổi dựa trên tính toán dùng phương trình vận chuyển ứng suất và thông
lượng.
Tính toán có thể mô phỏng hòa trộn trễ của hỗn hợp rối nhờ có xoáy trong
dòng khí. Sự hòa trộn trễ rối tạo ra hai sản phẩm xuất hiện trong phương trình vận
chuyển thông lượng hướng kính của phân tố hỗn hợp. Một trong những sản phẩm
bao gồm vận tốc xoáy và dao động mật độ kéo theo thông số khác và gradient áp
suất. Cả hai làm ảnh hưởng và hạn chế hòa trộn rối trong ngọn lửa xoáy.

(Toshimi Takagi and Shuichirou Hirai)


Quá trình cháy trong động cơ Diesel 57
GVC.TS.Dương Việt Dũng
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Văn Ga, Quá trình cháy trong động cơ đốt trong, NXB KHKT
2. Bùi Văn Ga, Mô hình hóa quá trình cháy, NXB KHKT
3. Nguyễn tất Tiến (2003), Nguyên lý động cơ đốt trong, NXB Giáo dục
4. John B. Heywood, Internal Combustion Engine Fundamental, Copyright
© 1988 by McGraw-Hill, Inc.
5. T. Someya (Ed), Advanced Combustion Science.
6. SAE, Directi Injection SI Engine Technology, The Engineering Society
For Advancing Mobility Land Sea Air and Space.
7. http://BBA-Reman.com, Common Rail Diesel Technology.
8. http:// www.GDI.com
9. http://www.kfztech.de,Common Rail System(CR,CRE,CRI,CRS).

You might also like