You are on page 1of 8

PHÂN TÍCH KẾT CẤU VÀ XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC NHÓM TRỤC KHUỶU – BÁNH

ĐÀ 
A. Trục khuỷu
I. Tổng quan
Trục khuỷu là một trong những chi tiết máy quan trọng nhất, thường được gọi là cốt máy. Công
dụng của trục khuỷu là tiếp nhận lực tác dụng trên piston truyền qua thanh truyền và biến chuyển
động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu để đưa công suất ra
ngoài .Trạng thái làm việc của trục khuỷu là rất nặng. Trong quá trình làm việc, trục khuỷu chịu
tác dụng của lực khí thể, lực quán tính (quán tính chuyển động tịnh tiến và quán tính chuyển
động quay) những lực này có trị số rất lớn thay đổi theo chu kỳ nhất định nên có tính chất va đập
rất mạnh. Việc cân bằng trục khuỷu cũng rất quan trọng. Ngoài ra các lực tác dụng nói trên còn
gây ra hao mòn lớn trên các bề mặt ma sát của cổ trục và chốt khuỷu.

Trục khuỷu D4FA (https://www.athousakis.gr/en/strofalos/crankshaft-d4fa-d4fb-23110-2a601-u16-for-hyundai-


kia-5.html
1. Nhiệm vụ
- Tiếp nhận lực tác dụng từ piston tạo moment quay kéo các máycông tác và nhận
năng lượng của bánh đà. Sau đó, truyền cho thanh truyềnvà piston thực hiện quá trình
nén cũng như trao đổi khí trong xylanh
2. Điều kiện làm việc
Trục khuỷu chịu lực T,Z do lực khí thể và lực quán tính của nhóm piston-thanh
truyền gây ra. Ngoài ra trục khuỷu còn chịu lực quán tính ly tâm của khối lượng quay
lệch tâm của bản than trục khuỷu và thanh truyền. Những lực gây uốn, xoắn, dao
động xoắn và dao động ngang của trục khuỷu lên các ổ đỡ.
3.Yêu cầu
Kết cấu trục khuỷu cần đảm bảo các yêu cầu :
- Đảm bảo động cơ làm việc đồng đều, biên độ dao động của moment xoắn tương
đối nhỏ
- Ứng suất sinh ra do dao động xoắn nhỏ
- Động cơ làm việc cân bằng ít rung động
- Công nghệ chế tạo đơn giản
4. Vật liệu chế tao.
Hiện nay trục khuỷu thường được chế tạo bằng thép cacbon trung bình như các loại
thép 40-45

II. Phân tích kết cấu trục khuỷu


Trục khuỷu động cơ D4FA là trục khuỷu được chế tạo liền truc, là dạng trục khuỷu đủ với 5
cổ trục chính, 4 cổ khuỷu, 8 má khuỷu. Kết cấu của một trục khuỷu gồm có : Cổ trục khuỷu,
chốt khuỷu, má khuỷu, đối trọng. Ngoài ra trên trục khuỷu còn có đường ống dẫn dầu bôi
trơn, chốt định vị, các bánh răng dẫn động trục cam, bơm đầu bôi trơn và puly dẫn động quạt
gió, máy nén khí.
Hình 2.6. Kết cấu trục khuỷu bánh đà
1-Chốt khuỷu; 2-Lỗ dầu; 3-Má khuỷu; 4-Cổ trục chính;5-Bánh đà; 6-Bạc lót cổ trục
1. Đầu trục khuỷu được lắp bộ giảm dao động xoắn và các bánh răng dẫn động
bơm dầu bôi trơn, bơm cao áp và puly dẫn động các cơ cấu phụ như quạt gió,
máy nén. Bộ giảm dao động xoắn có tác dụng thu năng lượng sinh ra do các
mômen kích thích trong hệ trục khuỷu do đó dập tắt dao động gây ra bởi các
mômen đó.

2. Chốt khuỷu là bộ phận dùng để nối với đầu to thanh truyền. Để giảm độ mài mòn,
tăng tuổi thọ cho chốt khuỷu người ta dùng bạc khi lắp chốt khuỷu với đầu to thanh
truyền.

+ Đường kính chốt khuỷu : dmu=(0.5-0.7)D=38.6-54.04 ta chọn dmu=40 mm


+ Chiều dài chốt khuỷu : lmu=(0.45-0.65)dmu=17.37-35.126 ta chọn lmu=35 mm
3. Cổ trục khuỷu dùng để lắp trục khuỷu trên thân máy và cho phép trục khuỷu chuyển
động quay. Khi lắp cổ trục vào hộp trục khuỷu người ta dùng bạc lót để giảm mài
mòn.

+ Đường kính cổ trục khuỷu : dou=(0.5-0.8)D= 38.6-61.76 ta chọn dou= 55 mm


+ Chiều dài cổ trục khuỷu : lou=(0.5-0.6)dou=19.3-37.056 ta chọn lou= 29 mm

4. Má khuỷu là bộ phận nối liền cổ trục chính và chốt khuỷu. Trên má khuỷu người ta có
gắn các đối trọng có tác dụng cân bằng mômen quán tính cho trục khuỷu.

Bề dày má khuỷu : h=dmu (0,15*0,35)=5,79-18,914 ta chọn h= 16mm


5. Đối trọng
Đối trọng lắp trên trục khuỷu có các tác dụng để cân bằng các lực và các momen
quán tính không cân bằng của động cơ.
Ngoài ra nó còn giảm tải cho cổ trục, làm cho cổ trục không chịu ứng suất uốn do
momen của lực quán tính gây ra.
Có nhiều cách lắp đối trọng với khuỷu và ở động cơ D4FA là một động cơ diesel
có công suất nhỏ.

6. Đuôi trục khuỷu


Đuôi trục khuỷu là nơi để truyền công suất ra ngoài và trên đuôi trục khuỷu thường lắp
bánh đà. Để tránh dầu bôi trơn trong cácte động cơ rò ra ngoài ở đầu và đuôi trục khuỷu
người ta có lắp các phớt chặn dầu.

7. Lỗ dầu

Lỗ dầu được bố trí theo


III. Tổng hợp kích thước

Các kích thước Chọn


Khoảng cách giữa 2 trục chính: l = (1.1-1.25)D l=96 (mm)
Đường kính cổ trục khuỷu dow =(0.5-0.8)D dow =55 (mm)
Chiều dài cổ trục khuỷu low =(0.5-0.6)dow low =29 (mm)
Đường kính chốt khuỷu dmw = (0.5-0.7)D dmw= 40(mm)
Chiều dài chốt khuỷu lmw =(0.45-0.65)dmw lmw =36 (mm)
Bề dày má ngoài h= (0.15-0.35)dmw h=16 (mm)
Chiều dài má ngoài b= (1.7-2.9)dmw b=67 (mm)
Bán kính bo tròn r= (0.06-0.1)dmw r= 3.5126(mm)
B. Bánh đà
I. Tổng quan
1. Nhiệm vụ :
Giữ cho độ không đồng đều của động cơ nằm trong giới hạn cho phép. Ngoài ra bánh đà
còn là nơi lắp vành rang khởi động và khắc vạch chia độ goc quay trục khuỷu.
2. Yêu cầu :
Trong quá trình làm việc, bánh đà tích trữ năng lượng dư sinh ra trong quá trình sinh
công( lúc này moment chính của động cơ có giá trị lớn hơn moment cản nên nó làm cho
trục khuỷu quay nhanh) để bù đắp phần năng lượng hao hụt trong các hành trình tiêu hao
công ( lúc này moment cản có giá trị lớn hơn moment chính của động cơ) khiến cho trục
khuỷu quay đều hơn giảm được biên độ dao động của tốc độ góc trục khuỷu
II. Chọn loại bánh đà.
Ở động cơ D4FA bánh đà có dạng chậu

Vật liệu chế tạo :


Đối với động cơ D4FA với số vòng quay n = 3600v/phut thường được đúc hoặc đập bằng
thép có hàm lượng cacbon thấp.
Ở đây đối với động cơ D4FA ta chọn vật liệu bánh đà là gang sám ( ρ=7150 kg/m 3)

III. Kết cấu bánh đà


1. Kích thước bánh đà
Moment quán tính của bánh đà được tính theo công thức :
r1

I = ∫ r . dm (1)
r0
ta chọn tỷ lệ xích µa= 2 , µT=µN=µZ=0.052
Ta có các thông số :

Đường kính ngoài của bánh đà : Dm=(60/π.n). 𝑉nep ( trong đó Vnep=50÷100m/s)

→𝐷𝑚=(60/3600 π)*(50÷100m/s)= 0,265(m) ÷0,53(m)=265mm÷530mm


Ta sẽ chọn Dm = 271mm

You might also like