You are on page 1of 4

Ngày 18/12/2021 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

Lớp 12
Môn : Hóa học
Thời gian làm bài : 50 phút
-----------------------
Mã đề: 003.
Cho nguyên tử khối: H=1; O=16; N=14; Ca=40; Mg=24; C=12; S=32; Zn=65; Cu=64;
Cl=35,5; Ba= 137; Na=23; K=39; Al=27; C=12; Fe=56;

Câu 1: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. Cr.
Câu 2: Kim loại nào sau đây tan trong nước ở nhiệt độ thường?
A. Be. B. Al. C. Mg. D. Ba.
Câu 3: Este nào sau đây có mùi thơm của chuối chín?
A. Benzylaxetat. B. etyl butyrat. C. geranyl axetat. D. iso amyl axetat
Câu 4: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là?
A. Hg. B. Mg. C. Cr. D. W.
Câu 5. Công thức của este no đơn chức mạch hở là
A. CnH2n+2O2. B. CnH2nO2. C. CnH2n-2O2. D. A. CnH2n+1O2.
Câu 6. Glyxin có công thức là?
A. C6H5NH2. B. H2NCH2COOH. C. H2NCH(CH3)COOH. D. CH3NH2.
Câu 7: Hóa chất nào sau đây có thể dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu?
A. Na3PO4. B. Ca(OH)2. C. CaCl2. D. Na2SO4.
Câu 8: Hai chất nào sau đây là đồng phân của nhau?
A. Tinh bột và xenlulozơ. B. Glucozơ và fructozơ.
C. Amilozơ và amilopectin. D. Saccarozơ và amilozơ.
Câu 9: Đốt cháy chất nào sau đây trong oxi không thu được nitơ?
A. Tơ nilon-6,6. B. Tơ lapsan. C. cao su buna-N. D. Tơ olon.
Câu 10: Chất phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí là
A. FeSO4. B. Fe(NO3)2. C. Fe(NO3)3 D. Al(OH)3.
Câu 11: Chất nào vừa phản ứng với dung dịch HCl lại vừa phản ứng với dung dịch NaOH?
A. Phenylamoniclorua. B. Axit axetic. C. Etyl axetat. D. Anilin.
Câu 12: Cho 16,8 gam MgCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành V lít khí (đktc).
Giá trị của V là
A. 1,12. B. 2,24. C. 3,36. D. 4,48.
Câu 13: Cho 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe tác dụng với 180 ml dung dịch CuSO4 1M đến khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 15,6. B. 18,4. C. 15,44. D. 15,76.
Câu 14: Cho m gam hỗn hợp gồm Ba và Al có cùng số mol tác dụng với H2O thu được dung
dịch A và 1,12 lít H2 đktc. Cho A phản ứng với 780 ml dung dịch HCl 0,1 M thu được bao
nhiêu gam kết tủa?
A. 0,65. B. 0,78. C. 0,572. D. 1,3.
Câu 15: Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?
A. Tinh bột. B. Chất béo. C. Fructozơ. D. Xenlulozơ.
Câu 16: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml etylaxetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml
dung dịch H2SO4 20%, vào ống thứ hai 1 ml dung dịch NaOH 30% đun sôi nhẹ khoảng 5 phút.
Kết luận nào sau đây đúng?
A. Chất lỏng trong cả 2 ống phân thành 2 lớp.
B. Chất lỏng trong ống thứ nhất trở thành đồng nhất.
C. Chất lỏng trong ống thứ hai trở thành đồng nhất.
D. Chất lỏng trong cả hai ống nghiệm trở thành đồng nhất.
Câu 17: Số đồng phân cấu tạo của amin bậc 1 có công thức C4H11N là.
A. 1. B. 3. C.4. D. 8.
Câu 18: Trường hợp nào sau đây không xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. Cho Al và Fe tác dụng với dung dịch HCl. C. Cho Cu vào dung dịch AgNO3.
B. Cho Al tác dụng với dung dịch HCl và CuSO4. D. Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp chứa glucozơ, fructozơ, saccarozơ cần vừa đủ 5,6 lít khí
O2 (đktc). Sản phẩm cháy thu được cho qua bình đựng nước vôi trong dư thầy xuất hiện m gam
kết tủa. Giá trị của m là
A. 22,0 B. 25,0 C. 30,0 D. 27,0
Câu 20: Cho 0,015 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X.
Cho 100 ml dung dịch NaOH 1M vào X thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất
rắn. Giá trị của m là
A. 5,1125. B. 4,9125. C. 6,3125. D. 5,3125.
Câu 21: Ứng dụng nào sau đây không phải của nhôm và hợp kim của nhôm?
A. Làm vật liệu để chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa...
B. Dùng làm dây cáp dẫn điện hoặc trong thiết bị trao đổi nhiệt.
C. Là nguyên liệu để sản xuất phèn chua [KAl(SO4)2.12H2O]
D. Sử dụng làm khung cửa và trang trí nội thất.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Metyl axetat làm mất màu nước brom.
B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
C. Lysin làm đổi màu quỳ ẩm sang màu hồng.
D. Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
Câu 23. Cho dung dịch chứa 0,1 mol Ba(HCO3)2 và 0,03 mol BaCl2 tác dụng với dung dịch có
chứa a mol NaOH. Để thu được khối lượng kết tủa lớn nhất thì giá trị tối thiểu của a là
A. 0,11. B. 0,12. C. 0,13. D. 0,2.
Câu 24: Cho 7,78 gam hỗn hợp X chứa Gly và Ala vào 150 ml dung dịch KOH 0,4M sau khi
các phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Tổng khối lượng chất tan có trong Y là
A. 10,82 gam. B. 10,06 gam. C. 10,44 gam. D. 12,26 gam.
Câu 25: Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot bằng than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu
được m kg Al ở catot và 6,72 m3 (đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16 ở anot.
Lấy 2,24 lít (đktc) X sục vào nước vôi trong dư, thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 5,4. B. 7,56. C. 10,8. D. 8,1.
Câu 26: Cho các dung dịch: glucozơ, fructozơ, metyl axetat, saccarozơ, tristearin, axit
linolenic. Số dung dịch ở trên làm mất màu nước brom là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 27: Cho các phát biểu sau :
(1) Kim loại Cs được dùng để chế tạo tế bào quang điện.
(2) Quặng boxit dùng để sản xuất Al .
(3) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
(4) Kim loại Mg tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao.
(5) Quặng đolomit chứa Mg.
Số phát biểu sai là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 28: Cho các amin : NH3(1); CH3–NH–CH3(2); CH3–CH2–NH2(3); CH3–NH2(4); C6H5–
NH2(5) ; NO2–C6H4–NH2(6). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều giảm dần tính bazơ là
A. 2, 3, 4, 1, 5, 6. B. 3, 4, 1, 2, 5, 6. C. 2, 4, 3, 1, 6, 5. D. 3, 4, 1, 2, 6, 5.
Câu 29. Bốn kim loại Na, Al, Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T biết rằng:
• X; Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
• Y đẩy được kim loại Z ra khỏi dung dịch muối.
• Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc, nóng nhưng không tác dụng được với dung
dịch H2SO4 đặc, nguội. X, Y, Z, T theo thứ tự là :
A. Al, Na, Cu, Fe. B. Na, Al, Fe, Cu. C. Na, Fe, Al, Cu. D. Al, Na, Fe, Cu.
Câu 30: Trộn 2,7 gam Al vào 20 gam hỗn hợp Fe3O4 và Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt
nhôm được hỗn hợp A. Hoà tan A trong axit HNO 3 dư thấy thoát ra 8,064 lít NO2 (đktc) là sản
phẩm khử duy nhất. Khối lượng của Fe3O4 là
A. 8,53 gam. B. 13,92 gam. C. 11,60 gam. D. 6,08 gam.
Câu 31: X, Y, Z, T tác dụng với H2SO4 đều tạo FeSO4 và thỏa mãn sơ đồ:
Fe(NO3)2 → X → Y → Z → T (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng)
X, Y, Z, T lần lượt là
A. FeS, Fe(OH)2, FeO, Fe. B. FeCO3, FeO, Fe, FeS.
C. FeCl2, Fe(OH)2, FeO, Fe. D. FeS, Fe2O3, Fe, FeCl2.
Câu 32: Chất X có công thức phân tử là C4H9O2N thoả mãn sơ đồ phản ứng sau:
X + NaOH → Y + C2H6O
Y + HCl → Z +NaCl
Công thức của X và Z lần lượt là
A. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH.
B. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH.
C. H2NCH2COOC2H5 và CH3COONH4.
D. H2NCH2COOC2H5 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
Câu 33: Cho các phát biểu sau:
(a) Các oxit của kim loại kiềm thổ đều phản ứng với CO để tạo kim loại.
(b) Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
(d) Khi cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư không thu được kim loại sắt.
(e) Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, khó kéo dài và dát mỏng.
(f) Hợp kim Na-K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong phản ứng hạt nhân.
Số phát biểu sai là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 34: Cho các phát biểu sau:
(a) Dùng dung dịch nước brom để phân biệt fructozơ và glucozơ.
(b) Lysin và axit glutamic có khả năng làm chuyển màu quỳ tím.
(c) Trong môi trường bazơ, fructozơ chuyển hoá thành glucozơ.
(d) Trong dung dịch nước, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.
(e) Xenlulozơ và tinh bột là đồng phân của nhau.
(f) Glucozơ có tính chất của ancol đa chức và anđehit đơn chức.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 35: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và kim loại M (có hóa trị không đổi), trong X số mol oxi
bằng 0,6 lần số mol M. Hòa tan 12,32 gam X trong dung dịch HNO3 loãng dư thấy có 0,82 mol
HNO3 phản ứng, sau phản ứng thu được 57,8 gam hỗn hợp muối và 0,448 lít NO (đktc). Phần
trăm khối lượng của FeO trong X gần nhất với
A. 24,0% B. 50,0% C. 40,0% D. 39,0%
Câu 36: Lấy 78,28 kg một loại gạo chứa 75% tinh bột để sản xuất rượu etylic bằng phương
pháp lên men thì thu được rượu 400. Biết hiệu suất của cả quá trình đạt 60%, khối lượng riêng
của rượu etylic là 0,8 g/ml. Thể tích rượu 400 thu được là
A. 37,51 lít. B. 104,19 lít. C. 52,46 lít. D. 62,50 lít.
Câu 37: Hòa tan hoàn toàn 7,98 gam hỗn hợp X chứa Mg, Al và MgCO3 trong dung dịch chứa
NaNO3 và 0,62 mol NaHSO4. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 3,808 lít hỗn hợp
khí Z gồm H2, NO, CO2 với tỷ lệ mol tương ứng là 9 : 4 : 4. Cô cạn Y được hỗn hợp muối
trung hòa khan Z. Phần trăm khối lượng muối natri trong Z gần nhất với giá trị
A. 59,5. B. 50,0. C. 45,5. D. 65,5.
Câu 38: Hỗn hợp X chứa Ala-Ala-Gly; Ala-Gly-Glu; Gly-Ala-Val. Thủy phân hoàn toàn m
gam X trong NaOH dư, sản phẩm thu được có chứa 12,61 gam muối của Gly, 22,2 gam muối
của Ala. Đốt cháy hoàn toàn lượng X trên rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua nước vôi trong
dư thấy xuất hiện a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 124 B. 126 C. 116 D. 135
Câu 39: Cho hỗn hợp X gồm 0,35 mol Fe và 0,04 mol Al tác dụng với dung dịch chứa
Cu(NO3)2 và H2SO4 thu được dung dịch Y, hỗn hợp hai khí NO và H 2 có tỷ khối so với H2
bằng 5,2 và 10,04 gam hỗn hợp hai kim loại (trong đó kim loại yếu hơn chiếm 19,1235% theo
khối lượng). Cô cạn dung dịch Y thu được hỗn hợp muối khan Z. Phần trăm khối lượng muối
nhôm trong Z gần nhất với
A. 4,13. B. 39,89. C. 17,15 D. 35,75
Câu 40: Hỗn hợp E chứa hai chất hữu cơ X, Y đều mạch hở (MX < MY). Thủy phân hoàn toàn
7,1 gam E bằng dung dịch chứa NaOH vừa đủ, sau phản ứng thu được một ancol đơn chức duy
nhất và 7,74 gam hỗn hợp gồm hai muối của một axit hữu cơ đơn chức và Gly. Mặt khác, đốt
cháy hoàn toàn lượng E trên cần 0,325 mol O 2, sản phẩm cháy thu được có chứa 0,26 mol
CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với

A. 75,6% B. 24,8% C. 24,4% D. 75,2%

----------------------------------------Hết--------------------------------------

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

You might also like