You are on page 1of 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC


NGÀNH ĐÀO TẠO: TẤT CẢ CÁC NGÀNH VÀ CHUYÊN NGÀNH

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin giảng viên:


Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hà
Học vị: Thạc sỹ triết học
Địa chỉ liên hệ: văn phòng khoa Lý luận chính trị B1.906, Đại học Kinh tế
TP.HCM, 279 Nguyễn Tri Phương, P.5, Q.10
Email: thuhatriet@ueh.du.vn
2. Thông tin chung học phần:
- Tên học phần: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
- Số tín chỉ: 3
- Trình độ: cho sinh viên năm thứ 1
- Phân bổ thời gian:

+ Lên lớp: 40 tiết


+ Làm việc trên LMS: 5 tiết
3. Mục tiêu của học phần:
+ VỀ KIẾN THƯC:
(1) Tìm hiểu quan niệm chung về triết học: khái niệm triết học, đặc
trưng, chức năng, đối tượng nghiên cứu và vai trò của triết học trong
đời sống xã hội.
(2) Tìm hiểu quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất,
về ý thức và quan hệ giữa vật chất và ý thức, từ đó quán triệt nguyên
tắc tôn trọng khách quan đồng thời phát huy tính tích cực chủ quan
trong nhận thức và thực tiễn.
(3) Tìm hiểu quan điểm cơ bản của phép biện chứng duy vật về mối liên
hệ phổ biến và về sự phát triển; qua đó trang bị phương pháp tư duy
khoa học, biện chứng.
(4) Tìm hiểu quan điểm duy vật biện chứng về nhận thức của con người:
nguồn gốc nhận thức, bản chất nhận thức, quá trình nhận thức cũng
như tính chân lý của nhận thức; từ đó quán triệt nguyên tắc thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn
(5) Tìm hiểu quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử: coi sản xuất vật
chất, lĩnh vực kinh tế là nền tảng, có vai trò quyết định xét tới cùng
các lĩnh vực khác của xã hội; những quy luật phổ biến chi phối sự
phát triển xã hội.
+ VỀ KỸ NĂNG:
Giúp sinh viên biết vận dụng tri thức đã học làm cơ sở cho việc nhận
thức những nguyên lý cơ bản của Triết học Mác – Lênin, biết đấu tranh
chống lại những luận điểm sai trái, phản tiến bộ. Đồng thời xây dựng
phương pháp tư duy khoa học giải quyết các vấn đề xã hội và kinh doanh.
+ VỀ THÁI ĐỘ:
Giúp sinh viên củng cố niềm tin vào bản chất khoa học và cách mạng của
chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và Triết học Mác – Lênin nói riêng. Từ
đó xây dựng được niềm tin vào công cuộc đổi mới, phát triển đất nước
theo định hướng XHCN của Đảng ta.
4. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần này cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về triết học của
chủ nghĩa Mác – Lênin, những khái niệm, quy luật cơ bản, chung nhất của
sự vận động phát triển thế giới nói chung, sự phát triển xã hội nói riêng,
được thể hiện trong lý luận duy vật biện chứng, phép biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Môn học gồm có 3 chương:
Chương 1: Triết học và vai trò của triết học trong đời sống xã hội
I. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học
1. Khái lược về triết học
2. Vấn đề cơ bản của triết học
3. Biện chứng và siêu hình
II.Triết học Mác – Lê nin và vai trò của triết học Mác – Lê nin trong
đời sống xã hội
1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác – Lê nin
2. Đối tượng và chức năng của triết học Mác – Lê nin
3. Vai trò của triết học Mác – Lê nin trong đời sống xã hội và
trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
Chương 2: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
I. Vật chất và ý thức
1. Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất
2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
II.Phép biện chứng duy vật
1. Hai loại hình biện chứng và phép biện chứng duy vật
2. Nội dung của phép biện chứng duy vật
III. Lý luận nhận thức
1. Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng
2. Nguồn gốc, bản chất của nhận thức
3. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
4. Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức
5. Tính chất của chân lý
Chương 3: Chủ nghĩa duy vật lịch sử
I. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội
1. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội
2. Biện chứng giữ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của
xã hội
4. Sự phát triển hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch
sử - tự nhiên
II. Giai cấp và dân tộc
1. Giai cấp và đấu tranh giai cấp
2. Dân tộc
3. Mối quan hệ giai cấp – dân tộc – nhân loại
III. Nhà nước và cách mạng xã hội
1. Nhà nước
2. Cách mạng xã hội
IV. Ý thức xã hội
1. Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã
hội
2. Ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội
V. Triết học về con người
1. Khái niệm con người và bản chất con người
2. Hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con
người
3. Quan hệ cá nhân và xã hội; vai trò của quần chúng nhân
dân và lãnh tụ trong lịch sử
4. Vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam
4. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Tham gia đầy đủ các buổi học, thảo luận, làm các bài kiểm tra theo yêu
cầu của giáo viên phụ trách môn học.
- Thực hiện các đề tài thuyết trình do giáo viên đề ra.
- Tham gia học tập và thực hiện tốt các yêu cầu của giáo viên phụ trách
môn học trên LMS
5. Tài liệu học tập:
- Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn: Giáo trình triết học Mác – Lênin;
Bộ giáo dục và đào tạo, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1999.
- Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn: Giáo trình triết học Mác – Lênin
(Tái bản có sửa chữa bổ sung); Bộ giáo dục và đào tạo, Nxb. Chính trị Quốc gia
Hà Nội, 2010.
- Bộ giáo dục và đào tạo: Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc đại
học không chuyên lý luận chính trị), Nxb. Chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội,
2021.
- Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Triết học Mác – Lênin, Khoa Lý luận chính trị,
ĐH Kinh Tế HCM, 2022 (lưu hành nội bộ)
6. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: (thang điểm 10)
- Dự lớp- - Thuyết trình-Bài tập nhóm 30%
- Thi giữa học phần: 20 %
- Thi kết thúc học phần: 50 %

You might also like