You are on page 1of 15

ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE

- Đối với những dịch vụ y tế cơ bản thì tất cả mọi người đều có quyền hưởng sự hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước về
mặt chi trả là như nhau
- Thực tế, để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của người dân thì Nhà nước cũng đưa ra
những chính sách cho phép các dịch vụ y tế tùy vào mức chi phí mà người dân có khả năng chi trả được

I – Tiêu chí đánh giá mức độ công bằng trong chăm sóc sức khỏe (dựa trên quan điểm của
Nhà nước và cơ quan quản lý)
- Đảm bảo công bằng trong chăm sóc thuốc men là việc đảm bảo cho người dân có đủ thuốc sử dụng
- Cần trả lời 2 câu hỏi liên quan đến 2 yếu tố quan tâm:
• Ai được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe? (nhu cầu sử dụng)
• Ai chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe? (khả năng chi trả)
- Trong thực tế “nhu cầu sử dụng” rất lớn, làm lệch đi sự cân bằng trong cán cân so sánh với “cơ hội tiếp xúc
với thuốc”
- Nguyên tắc: Để đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe thì cơ quan quản lý cần đưa ra các chính sách y
tế giúp điều chỉnh lại cán cân giữa “nhu cầu sử dụng” và “cơ hội tiếp xúc với thuốc”

- Theo Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 hiện hành:


- Người lao động làm việc theo:
• hợp đồng lao động không xác định thời gian
Tự chi trả • hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên
- Người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương
- Cán bộ, công chức, viên chức
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng
Tổ chức BHXH
- Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Hỗ trợ 1 phần: hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên
Ngân sách nhà nước
- Chi trả toàn bộ: hộ nghèo, trẻ em < 6 tuổi

- Nguyên tắc chung: • Miễn phí cho người nghèo nhất


• Hỗ trợ một phần cho người khó khăn
• Không hỗ trợ người có thu nhập cao

II – Vai trò của nhà nước đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe
1. Thời kì bao cấp (1976 – 1986)
- Tình hình chung:
• Nhà nước nắm độc quyền
• Chi trả bằng tem phiếu, chia khẩu phần theo đầu người
• Một vài đối tượng được ưu tiên: bộ đội, sinh viên, công chức…
- Hệ thống y tế:
• Cơ chế kế hoạch hóa tập trung
• Cơ chế giá bao cấp
• Không có sự chênh lệch về hưởng thụ dịch vụ y tế do nhà nước cung cấp cho các tầng lớp nhân dân
- Ưu điểm:
• Đảm bảo thuốc tận tay người dân
• Giá thuốc rẻ, phù hợp với thu nhập
• Một nhóm dân số mục tiêu được bao cấp hoàn toàn về thuốc
• Thuận lợi cho hệ thống quản lý thuốc
- Khuyết điểm:
• Thiếu sự cạnh tranh → khan hiếm thuốc
• Cơ chế bù lỗ khiến các doanh nghiệp thiếu động lực tạo ra thuốc mới và tăng chất lượng thuốc
2. Thời kì đổi mới (1986 – nay)
- Để đảm bảo mọi người dân có thể tiếp cận được các dịch vụ y tế cơ bản thì có 4 nhóm chính sách
a) Hỗ trợ chi phí chăm sóc sức khỏe
- Miễn phí: • Thuốc trong chương trình y tế quốc gia (hiện nay có 10 chương trình y tế quốc gia)
• Chi phí khám chữa bệnh cho các đối tượng: người có công, đồng bào dân tộc miền núi, trẻ
em dưới 6 tuổi…
- Trợ giá: cho người dân vùng cao, vùng núi, vùng sâu…
b) Quản lý nhân lực
- Đảm bảo nguồn nhân lực y tế: • ở các vùng sâu, vùng xa
• các tuyến cơ sở
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế
c) Quản lý tài chính y tế
- Ưu tiên ngân sách chăm sóc sức khỏe cho người có công, người nghèo, nông dân, đồng bào dân tộc thiểu
số, nhân dân vùng KTXH khó khăn
- Hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo
- Chủ trương tăng nguồn tài chính công, giảm chi phí trực tiếp từ tiền túi người bệnh
d) Quản lý hệ thống y tế
- Hoàn thiện hệ thống y tế từ trung ương đến địa phương, chú trọng mạng lưới y tế cơ sở
- Phối hợp quân – dân y
- Phát triển y học cổ truyền
Thời kì bao cấp (1976 – 1986) Thời kì đổi mới (1986 – nay)
- Nền kinh tế tập trung - Nền kinh tế thị trường
- Miễn phí 100% phí khám chữa bệnh - Thu 1 phần viện phí (1989)
- Chưa có chương trình bảo hiểm y tế - Chương trình bảo hiểm y tế từ năm 1992
- Nhà nước sở hữu và quản lý toàn bộ hệ thống y tế, độc - Nhà nước sở hữu và quản lý 1 phần hệ thống y tế
quyền phân phối và bán lẻ thuốc - Phát triển mạng lưới phân phối thuốc tư nhân
- Số lượng thuốc hạn chế - Thị trường dược phẩm phong phú
- Thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập từ các - Cho phép nhập khẩu thuốc từ các nước khác (Anh, Mỹ,
nước XHCN và Liên Xô Pháp…)
- Giá thuốc: rất rẻ, do nhà nước quy định - Giá thuốc: phản ánh đúng giá trị thực của thuốc
- Một số đối tượng được nhà nước bao cấp hoàn toàn về - Tạo điều kiện để mọi đối tượng đều được tiếp cận với
tiền thuốc các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC

I – Toàn cầu hóa ngành Dược


(*) Thuốc sản xuất ở 1 nước có thể phân phối ở khắp nơi trên thế giới → Gia tăng sản xuất, phân phối thuốc
- Công ty mở rộng quy mô → tăng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường
- Tăng cạnh tranh giữa các công ty → tăng sự xuất hiện thuốc “mới”
• Phù hợp thị hiếu, nhu cầu người dùng
• Màu sắc, hình dạng, dạng bào chế, dạng phối hợp, dạng trình bày
(*) Dẫn đến bất công bằng trong chăm sóc sức khỏe
- Thuốc mang tính xã hội cao, thể hiện đặc tính của 1 xã hội
- Bất công xã hội = quy luật của xã hội
→ Bất công trong chăm sóc sức khỏe là bất công xã hội
(*) Là bối cảnh thúc đẩy việc xuất hiện thuốc giả
- Thuốc giả là thuốc được sản xuất thuộc các trường hợp (Luật Dược 105/2016/QH13)
• Không có dược chất, dược liệu
• Có dược chất nhưng không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu
hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu
• Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nống độ, khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc
ghi trong giấy phép nhập khẩu
• Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất, nước xuất xứ
- Nguyên nhân (cung + cầu + quản lý): Thuốc đặc trị giá cao + Bán hàng online, xách tay (để thu lợi nhuận)
→ Toàn cầu hóa dẫn đến phân phối thuốc giả tinh vi, khó kiểm soát
- Hậu quả trực tiếp đến sức khỏe người dùng, đồng thời ảnh hưởng đến an toàn, trật tự, an ninh xã hội cũng
như là sức khỏe cộng đồng
- Nơi xuất hiện:
• Pháp luật lỏng lẻo
• Người dân nghèo, nhiều bệnh, ít tiền mua thuốc (châu Phi, nhiều vùng ở châu Á, Mỹ Latin)
Thuốc bị giả Nơi phát hiện Mô tả
Thuốc chống béo phì
Trung Quốc, 2009 Chứa gấp 6 lần liều thông thường của glibenclamide (2 người tử vong)
(giảm glucose huyết)
Metakelfin (trị sốt rét) Tanzanie, 2009 Thuốc giả không chứa đủ hoạt chất chính (phát hiện ở 40 nhà thuốc)
Alli (giảm cân) Mỹ, 2010 Chứa hoạt chất không công khai có thể gây nhiều nguy cơ cho người sử dụng
Truvada et Viread (HIV) Anh, 2011 Sản phẩm gốc được trình bày trong bao bì giả
Zidolam-N (HIV) Kenya, 2011 Hơn 3000 người bệnh bị ảnh hưởng
Avastin (điều trị ung thư) Mỹ, 2012 Sản phẩm không chứa hoạt chất chính (thuốc giả đã vào tới 19 phòng khám ở Mỹ)
Viagra et Cialis Anh, 2012 Chứa hoạt chất không công khai có thể gây nhiều nguy cơ cho người sử dụng

II – Sử dụng thuốc ngoài mục đích trị bệnh (sẽ tăng nguy cơ phát sinh sử dụng thuốc không an toàn,
hợp lý, hiệu quả)
- Thực trạng: • Cai nghiện thuốc lá • Mọc tóc, trị hói, chống rụng tóc
• Liệu pháp hormone cho phụ nữ • Thuốc giảm cân
• Sản phẩm trẻ hóa làn da, chống lão hóa • Lạm dụng vitamin cho trẻ biếng ăn
• Cải thiện kết quả học tập do ngủ gục, chứng mất tập trung (Methylphenidate Ritaline)
• Thuốc trị mất ngủ do rối loạn thức tỉnh • Doping trong thể thao
- Thuốc có tác dụng rõ rệt, tức thì → lạm dụng (với liều lượng, số lượng nhiều hơn mức cần thiết) → nguy cơ
bị tác dụng không mong muốn
- VD về tác hại thuốc giảm cân: • Suy nhược cơ thể, tâm lý bất ổn
• Rối loạn chuyển hóa
• Rối loạn điện giải
• Đau bụng, buồn nôn, mất nước, mất dinh dưỡng

III – Sử dụng thuốc hướng thần


- Sử dụng thuốc hướng thần để phục hồi, củng cố tinh thần
- Con người tăng khả năng độc lập → Quan hệ xã hội thu hẹp → Lối sống khép kín, ít quan tâm nhau
→ Tinh thần sa sút không được cải thiện → BỆNH → CẦN ĐIỀU TRỊ
- Khoa học sức khỏe phát triển → xuất hiện khái niệm liên quan đến tình trạng sa sút tinh thần (trầm cảm,
hội chứng lo âu, tình trạng buồn chán, rối loạn trầm cảm, rối loạn tâm trạng)
+ Lợi nhuận → thông tin 1 chiều (benzodiazepines – đa năng, thần dược)
+ Bác sĩ điều trị bằng liệu pháp tâm lý
- Những vấn đề thường gặp phải như mất người thân, khó khăn công việc, thất nghiệp, khó khăn tài chính
- Hậu quả:
• Cá nhân: ‣ hội chứng mất trí nhớ ‣ lệ thuộc về tâm thần
‣ thay đổi chức năng nhận thức ‣ tăng nguy cơ té ngã
• Xã hội: ‣ tăng tình trạng tội phạm, bạo lực
‣ giảm sự “giúp đỡ, hỗ trợ” nhau
- Giải pháp: • Bác sĩ: chỉ định thời gian ngắn và hợp lý
• Người dân: nhận thức rõ “thuốc không phải là giải pháp đầu tiên và duy nhất”
• Bác sĩ + người dân: nhận thức rõ hậu quả của việc lạm dụng thuốc hướng thần
IV – Sử dụng thuốc ngoài hướng dẫn (Off-label)
- Dùng thuốc cho một chỉ định: • chưa được cấp phép
• không được ghi trong hồ sơ đăng ký thuốc
- VD: • Omeprazole (thuốc điều trị viêm loét dạ dày) → chỉ định trong viêm xương khớp
• Corticoid (kháng viêm) → trị mụn, làm đẹp (căng da, trắng da)
• Diphenhydramin (dị ứng) → trị mất ngủ, say tàu xe
• Gabapentin (điều trị động kinh) → trị đau nhức, tâm thần, đau nửa đầu
• Minoxidil (thuốc giãn mạch trị tăng huyết áp) → trị chứng rụng tóc (nhờ giãn mạch tăng lượng máu
đến vùng da đầu)
• PPI (thuốc ức chế bơm proton) → phác đồ điều trị Stress (stress có thể dẫn tới loét dạ dày – tá tràng)
- Sử dụng TDP làm tác dụng trị liệu (FDA cấp phép) → không thuộc phạm vi quan tâm của dược xã hội
Tác dụng phụ chuyển thành
Thuốc Tác dụng chính
tác dụng trị liệu chính
Vaccin BCG Tạo miễn dịch chủ động đối với bệnh lao Trị ung thư bàng quang
Thalidomide An thần, chữa ốm nghén Trị đa u tủy xương
Sildenafil Điều trị bệnh tim mạch và bệnh phổi tắc nghẽn Cường dương

- Nguyên nhân: • Không kiểm soát được chỉ định điều trị khi thuốc vào thị trường
• Hiện tượng tự điều trị theo kinh nghiệm
• Tác động của marketing
• Nhu cầu thị trường
- Nguồn gốc: Tác dụng ngoài hướng dẫn phát hiện ra trong quá trình sử dụng thuốc (tác dụng phụ)
• Chiến lược marketing: ‣ đào tạo liên tục
‣ nghiên cứu thực nghiệm
‣ cập nhật thông tin đến người sử dụng thuốc, CBYT
• Kinh nghiệm của cán bộ y tế
- Các trường hợp thường gặp: • các loại thuốc cũ
• thuốc generic (thời gian dùng lâu dài)
- Tác động đến xã hội:
• Thể hiện tính năng động: ‣ của hệ thống Cảnh giác Dược
‣ của cán bộ y tế
→ người bệnh được điều trị kịp thời và tiết kiệm chi phí
• Chỉ định sử dụng thuốc chưa được thử nghiệm lâm sàng → nguy cơ bị tác dụng không mong muốn
- Lưu ý: • Tránh việc lạm dụng thuốc
• Tuân thủ giới hạn về thời gian, số lượng sử dụng, liều dùng

V – Tự điều trị (self-medication)


- Khái niệm:
• Người không có chuyên môn y tế tự lựa chọn thuốc cho cá nhân hay cho người thân
• CBYT đồng ý chọn một thuốc cụ thể theo yêu cầu người bệnh mà không quan tâm đến tình trạng
sức khỏe của người bệnh
- Thực trạng: • BS đồng ý kê đơn theo yêu cầu
• Chia sẻ thuốc mà không hỏi ý kiến của BS
• Dùng thuốc của người khác
• Dùng lại đơn cũ
• Tự mua thuốc
- Nguyên nhân: • Tiết kiệm chi phí
• Thể hiện khả năng tự quản lý sức khỏe
• Ngại khai bệnh
- Bệnh tự điều trị: • các cơn đau (đau đầu, đau dạ dày, đau cơ khớp, đau răng)
• sốt, ho, sổ mũi • mất ngủ • mệt mỏi
• dị ứng • táo bón
- Yếu tố tác động: • Tuổi, giới tính, trình độ văn hóa
• Quan hệ xã hội
• Chính sách giáo dục sức khỏe cộng đồng
• Thông tin quảng cáo
• Chính sách bảo hiểm
- Ý nghĩa xã hội:
• Đối với người dân → KHUYẾN KHÍCH tự điều trị
‣ Chủ động cập nhật thông tin, kiến thức y tế
‣ Chủ động quản lý sức khỏe cá nhân
‣ Góp phần trong công tác chăm sóc SKCĐ
• Ưu điểm: ‣ Tiết kiệm nguồn lực y tế (bệnh mạn tính)
‣ Giảm quá tải cho các cơ sở y tế (bệnh nhẹ thông thường)
‣ Giảm chi phí (khám bệnh, đi lại)
‣ Cấp cứu kịp thời (vùng sâu xa, điều trị từ xa)
• Nhược điểm: dùng thuốc không đúng → bệnh nặng → dùng nhiều thuốc hơn
→ lãng phí thuốc, tăng đề kháng thuốc
- Những rủi ro: • Tự chẩn đoán không chính xác → lựa chọn điều trị SAI
• Mua thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc thuốc giả thông qua các kênh phân
phối không hợp pháp
• Bảo quản thuốc trong điều kiện không chính xác, quá thời hạn sử dụng được khuyến
cáo (thuốc không phân liều)
• Sử dụng KHÔNG phù hợp:
‣ Chống chỉ định, tương tác thuốc
‣ Liều lượng không đủ hoặc quá liều, nhầm lẫn các hoạt chất tương tự đã được
thể hiện dưới một tên khác
‣ Gặp phải tác dụng phụ mà không nhận ra
VAI TRÒ CÁC NGHIÊN CỨU DƯỢC XÃ HỘI
ĐẢM BẢO SỬ DỤNG THUỐC AN TOÀN, HỢP LÝ, HIỆU QUẢ

Dược lâm sàng


Cá nhân
Cảnh giác Dược
Nghiên cứu
Kinh tế Dược
Cộng đồng
Dịch tễ Dược

I – Nghiên cứu Dược lâm sàng


- Sự khác biệt giữa điều kiện thử nghiệm và điều kiện thực tế có liên quan đến sự khác biệt về thời gian
dùng thuốc, liều lượng thuốc đưa vào cơ thể và dân số thử nghiệm. Cụ thể là:
• Thời gian một người sử dụng thuốc trong thực tế sẽ dài hơn, với liều lượng nhiều hơn do đó khả
năng dung nạp và chuyển hóa thuốc cũng khác hơn
• Dân số thử nghiệm: trong thử nghiệm lâm sàng, thuốc chỉ được thử nghiệm trên một số đối tượng
nhất định được lựa chọn nghiêm ngặt. Trên thực tế, thuốc sau khi ra thị trường sẽ tiếp cận với một lượng dân
số lớn hơn, đa dạng về các đặc điểm nhân sinh học (có nhiều bệnh kèm)
- 4 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng:
• GĐ1 (cá thể): đánh giá sơ bộ về tính an toàn của thuốc
• GĐ2 (mẫu nghiên cứu nhỏ): xác định liều tối ưu, chứng minh tính an toàn, hiệu quả của thuốc
• GĐ3 (mẫu nghiên cứu lớn): xác định tính ổn định của công thức, tính an toàn, hiệu quả điều trị
• GĐ4 (dân số thực): đánh giá tính an toàn và hiệu quả điều trị

II – Nghiên cứu cảnh giác Dược


- Mục đích: phát hiện, đánh giá, phòng tránh bất lợi liên quan đến sử dụng thuốc
- Hệ thống này muốn hoạt động hiệu quả thì cần có sự theo dõi chặt chẽ việc sử dụng thuốc của người bệnh
bởi CBYT, giúp phát hiện kịp thời và báo cáo nhanh chóng các ADR, sai sót trong sử dụng thuốc hoặc chất
lượng thuốc. Tập trung các thông tin về phản ứng có hại giống nhau và xử lý thông tin nhanh chóng
- VD:
• Thuốc Thalidomide: ban đầu là thuốc OTC trị cảm cúm, an thần và khẳng định là an toàn cho PNCT,
lưu hành trên 50 quốc gia. Nhưng sau một thời gian lưu hành đã xảy ra ADR gây dị tật bào thai → Hiện nay
được sử dụng trong điều trị đa u tủy xương (CCĐ ở phụ nữ có thai)
• Thuốc Mediator sau 20 năm lưu hành trên thị trường thì mới xuất hiện ADR gây nguy hiểm đến tính
mạng (ADR trên van tim, tăng huyết áp động mạch phổi)
III – Nghiên cứu kinh tế Dược
- Việc gia tăng sử dụng dịch vụ y tế do các yếu tố:
• KHKT phát triển → phương pháp điều trị mới, thuốc mới
• Xã hội phát triển → nhu cầu chăm sóc sức khỏe, tăng tuổi thọ
• Kinh tế thị trường → generic, dịch vụ y tế đa dạng
• Ô nhiễm môi trường → bệnh mới, bệnh mạn tính
- Nghiên cứu kinh tế Dược tạo căn cứ khoa học cho việc: • Lựa chọn điều trị
• Danh mục thuốc
• Hướng dẫn điều trị
• Quản lý sức khỏe cộng đồng
• Phân bổ nguồn lực
• Chính sách y tế
- Tiêu chí lựa chọn thuốc mới (WHO) → 6 tiêu chí
• Vai trò trong chăm sóc sức khỏe
• Tính an toàn, hiệu quả
• Chất lượng thuốc, chuỗi cung ứng
• Nguồn lực sử dụng thuốc
• Chi phí tương ứng
• Mức độ sẵn có của thuốc
- Có 3 đối tượng chính sử dụng kết quả của nghiên cứu kinh tế Dược:
• Người bệnh: Lựa chọn điều trị
• Cơ sở y tế: ‣ Chọn thuốc đưa vào danh mục thuốc bệnh viện
‣ Xây dựng gói dịch vụ
• Cơ quan quản lý: ‣ Chọn thuốc vào danh mục BHYT
‣ Chọn chính sách can thiệp (phòng ngừa – điều trị)

IV – Nghiên cứu dịch tễ Dược


- Mục đích: nghiên cứu mối quan hệ giữa vấn đề gặp phải khi sử dụng thuốc và các yếu tố tác động (người
dùng thuốc, chính sách, hành vi, môi trường)
a) Chính sách quản lý
- BHXH: quy định nếu thuốc điều trị bệnh A mà trong đơn thuốc không có chẩn đoán bệnh A → Bảo hiểm không
chi trả → hạn chế được việc tự điều trị của người bệnh
- Cơ sở y tế: BS phải kê đơn thuốc nằm trong danh mục thuốc của bệnh viện. Bệnh viện phải xây dựng danh
mục thuốc LASA (look-alike, sound-alike) → hạn chế sự nhầm lẫn
- Chính sách quản lý của trung ương và địa phương cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc
b) Môi trường
- Xã hội: Việt Nam sẽ khác với các quốc gia khác về đặc điểm nhân khẩu học
- Cơ cấu bệnh tật: nhờ các nghiên cứu dịch tễ mà xác định được cơ cấu bệnh tật của một nhóm dân số
- Kinh tế: • Những người không có khả năng chi trả → dễ tự điều trị
• Những người có kinh tế ổn định → không mua thuốc giả, thuốc kém chất lượng
- Văn hóa: Người Việt Nam có văn hóa “chia sẻ thuốc”
c) Nơi đào tạo CBYT
- Khác nhau sẽ dẫn đến sự khác biệt về kinh nghiệm và năng lực điều trị do mục tiêu đào tạo và chương trình
đào tạo khác nhau → Từ đó khác nhau về quan điểm điều trị và sử dụng thuốc hay kê đơn thuốc
d) Khoa học kỹ thuật
- Việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý thông tin người bệnh (bệnh án điện tử, đơn thuốc điện tử)
sẽ giảm sự nhầm lẫn trong kê đơn, đồng thời có thể cảnh báo về các tương tác thuốc có thể xảy ra. Giúp cập
nhật, chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng
- Áp dụng KHKT trong chẩn đoán và điều trị bằng trí tuệ nhân tạo (AI) hay số hóa dữ liệu sẽ giúp việc chẩn
đoán trở nên chính xác, điều trị có hiệu quả hơn, giảm sức lao động của con người
- Nhờ áp dụng KHKT, có thể dự báo được các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc như xảy ra
phản ứng ADR…
e) Khoa học sức khỏe
- Khoa học sức khỏe phát triển → xuất hiện nhiều bệnh mới (trầm cảm, tự kỷ…), khái niệm mới (rối loạn lo âu,
rối loạn nhân cách…) → thuốc mới ra đời nhằm điều trị và dự phòng bệnh → gia tăng nguy cơ sử dụng thuốc
không hợp lý
f) Cán bộ y tế
- Môi trường làm việc khác nhau sẽ dẫn đến sự khác biệt về quan điểm điều trị
- Kinh nghiệm: CBYT có nhiều kinh nghiệm sẽ tự tin trong việc chỉ định nên sử dụng loại kháng sinh nào, phối
hợp kháng sinh ra sao
- Trình độ chuyên môn của CBYT sẽ giúp cân nhắc lựa chọn có nên sử dụng thuốc hay không, điều chỉnh hành
vi sử dụng thuốc theo nhu cầu, khả năng chi trả, tình trạng sức khỏe của người bệnh
- Cập nhật kiến thức thường xuyên về ADR, đề kháng thuốc sẽ giúp CBYT ngưng chỉ định kịp thời các thuốc có
xảy ra ADR hoặc thay đổi thói quen chỉ định thuốc không phù hợp
g) Người dùng thuốc
- Kiến thức y khoa: người dân nếu chủ động cập nhật kiến thức y khoa thì sẽ có khả năng tự điều trị hợp lý hơn
- Khả năng chi trả của người dân: nếu khả năng chi trả thấp thì cơ hội tiếp cận với những thuốc mới có giá thành
cao sẽ thấp
- Đặc điểm nhân khẩu học (tuổi, nghề nghiệp, giới tính) khác nhau sẽ có hành vi sử dụng thuốc khác nhau (VD
nếu nghề nghiệp cần mức độ tập trung cao thì sẽ ưu tiên sử dụng thuốc không gây buồn ngủ)
- Tiền sử bệnh: người có tiền sử dị ứng với penicillin thì sẽ không sử dụng được kháng sinh có cấu trúc tương tự
- Văn hóa + Tôn giáo: Người bệnh ở nông thôn có xu hướng thích sử dụng thuốc Nam. Người đạo Hindu thà chịu
đau chứ không sử dụng thuốc hướng thần
SAI SỐ VÀ KIỂM SOÁT SAI SỐ TRONG NGHIÊN CỨU DƯỢC XÃ HỘI

I – Sai số trong thiết kế nghiên cứu


- Phương pháp thu thập thông tin chính là nguyên nhân dẫn đến sai số
• Thu thập thông tin mang tính đe dọa thông qua khảo sát trực tiếp
• Quan sát hành vi bằng camera so với quan sát trực tiếp
• Hỏi về kiến thức nhưng thiết kế câu hỏi online
• Khảo sát yếu tố nguy cơ của một vấn đề sức khỏe bằng nghiên cứu "bệnh chứng"
• Thu thập các chỉ số trong tình trạng "không bình thường": VD đo huyết áp phải đo trong tình trạng
nghỉ ngơi, ổn định, không đo khi mới chạy xong
- Chính yếu tố khảo sát tác động lên việc tham gia hay không tham gia nghiên cứu → Mẫu không còn đại
diện cho dân số nghiên cứu
• Người đạt tiêu chí nghiên cứu không đồng ý tham gia
• Người tham gia nghiên cứu tiền cứu nhưng bỏ cuộc
• Người tham gia không trả lời đủ câu hỏi vì lý do đặc biệt
- Xác định không chính xác tiêu chí chọn mẫu
→ Chọn một mẫu không đại diện cho mẫu cần nghiên cứu
- Sai số trong chọn mẫu khảo sát
• Tỉ lệ từ chối tham gia, tỉ lệ bỏ cuộc cao > 15%
• Vấn đề nghiên cứu hiếm gặp
- Dự kiến phương pháp đo lường sử dụng không phù hợp
• Đo lường các chỉ số không cùng phương pháp
• Việc xét nghiệm của mẫu không thực hiện cùng một nơi
• Sử dụng thiết bị đo lường thiếu chính xác

II - Sai số khi thu thập thông tin nghiên cứu


- Bộ câu hỏi thiết kế không đạt yêu cầu
• Câu hỏi không đủ rõ ràng cho người hỏi và người trả lời
• Nội dung hỏi không phù hợp
• Cách hỏi và đưa ra phương án trả lời không phù hợp
‣ Khi trả lời câu hỏi kiến thức → Nói quá trong tự đánh giá nhận thức
‣ Không có kiến thức nhưng đoán mò
‣ Câu hỏi không đủ đáp án → người trả lời chọn ngẫu nhiên hoặc bỏ trống
- Những thông tin dễ gây sai số → Cần làm rõ ý cần hỏi, cụ thể câu hỏi, hỏi câu hỏi đóng
• Hỏi những câu có nhiều điều kiện ẩn kèm theo
• Câu hỏi có yêu cầu nhớ, suy nghĩ nhiều
• Câu hỏi mà người trả lời không có kiến thức cần thiết
• Hỏi những thông tin chỉ có được qua gián tiếp
• Câu hỏi giả định
• Hỏi về nguyên nhân của một vấn đề phức tạp
• Hỏi về giải pháp cho những vấn đề phức tạp

III - Sai số trong xử lý và phân tích dữ liệu


- Giá trị trống có ý nghĩa nhưng bị loại
- Chọn sai phép kiểm, sai phương pháp thống kê
- Dữ liệu chưa chuẩn hóa, chưa làm sạch
- Phân nhóm biến số không hợp lý
- Không đủ hiệu lực thống kê
NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐẠT CHẤT LƯỢNG

I - Nguyên tắc xây dựng câu hỏi khảo sát


- Hỏi người trả lời về những trải nghiệm của chính họ
- Câu hỏi đơn, chỉ hỏi từng vấn đề một
- Thứ tự các câu hỏi, các phương án trong 1 câu hỏi hợp lý
- Tránh dùng thuật ngữ chuyên môn
- Hạn chế việc sử dụng các cụm từ không chính xác
- Hỏi về sự cảm nhận và hành vi phải có các chi tiết cụ thể
- Với câu hỏi mang tính đe dọa: • Đảm bảo tính khuyết danh của câu hỏi
• Đảm bảo tính bảo mật
• Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc báo cáo chính xác
• Giảm thiểu vai trò của điều tra viên

II – Trình tự thiết kế câu hỏi khảo sát


Yêu cầu về nội dung: • Đảm bảo nội dung sát với mục đích điều tra
Phát thảo bản nháp
• Đảm bảo đầy đủ thông tin cần thu thập
(hình thành nội dung
• Đủ các phương án trả lời từng câu
bảng hỏi)
• Phù hợp với đặc điểm đối tượng khảo sát
- Sự phù hợp cấu trúc Bộ câu hỏi (logic, mức độ quan trọng của thông tin thu thập)
Hỏi thử (đánh giá chất - Sự phù hợp trong hành văn câu hỏi, phương án trả lời (người trả lời có hiểu rõ ràng,
lượng câu hỏi) chính xác ý cần hỏi?)
- Sự phù hợp trong việc lựa chọn loại câu hỏi đóng/mở/kết hợp, loại thang đo sử dụng
- Tạo hoàn cảnh gần thực tế nhất có thể (thời gian, địa điểm, đối tượng, cách hỏi)
- Xem xét ảnh hưởng của ngoại cảnh có ảnh hưởng (thời gian trả lời, tính khách quan của
Điều tra thử (chỉnh sửa kết quả khảo sát)
câu hỏi) - Xem xét các phương án trả lời có đủ và phù hợp chưa
- Quan tâm đến thời gian trả lời (có phần nào quá dài? thời gian hoàn thành cuộc điều tra?
sự nhiệt tình, hợp tác trả lời có thay đổi trong khi hỏi)
- Rà soát lại nội dung, đảm bảo việc đọc câu hỏi, làm theo chỉ dẫn, ghi câu trả lời được
thực hiện dễ dàng
Hình thành CÂU HỎI - Bổ sung thêm phần trình bày
chính thức - Đánh số câu hỏi → thuận lợi trong tổng hợp và xử lý dữ liệu
- Có thể thiết kế nhiều phiên bản phù hợp với mức độ hợp tác của người tham gia (thu
được những thông tin quan trọng nhiều nhất có thể)

You might also like