You are on page 1of 148

ĐẠI CƯƠNG DƯỢC HỌC

CỔ TRUYỀN

TS. DS. NGUYỄN THÀNH TRIẾT


Bộ môn Dược học cổ truyền
SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH NỀN
Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
(tham khảo)
1. YHCT THỜI THƯỢNG CỔ
Khảo sát hang người vượn ở Thầm Khuyên, Thầm hai (lạng
sơn) Thầm ồm (Nghệ An), di tích sơ kỳ đá cũ ở núi Đọ
Thanh Hoá, lưu vực sông Đồng nai
Ngày xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng cây cỏ trong bảo vệ
sức khoẻ.
Thời Hồng Bàng: nhuộm răng, nhai trầu, uống chè vối; dùng
Gừng, hành, tỏi, Ý dĩ…

3
2. YHCT TỪ 179(trước CN) ĐẾN NĂM 938 (sau CN)

Thời Bắc thuộc: người Trung Hoa mang nhiều cây thuốc từ

Việt Nam về trồng: Ý dĩ, Vải, Nhãn, Sử quân tử, các cống

vật (trầm hương, sừng tê…)

Nhiều thầy thuốc Trung Quốc sang Việt nam để hành nghề

chữa bệnh.

4
3. YHCT TỪ NĂM 938 (sau CN) ĐẾN NĂM 1884

YHCT dưới triều Ngô, Đinh, Lê, Lý ( 938 -1224)

Đến nhà Lý có nhiều thầy thuốc chuyên nghiệp, có Ty thái y

Ngự y chăm sóc sức khoẻ cho vua

Vua Lý Thần Tông bị bệnh điên cuồng, mình mọc lông được

Minh Không Thiền sư chữa khỏi bằng tắm nước bồ hòn

5
3. YHCT TỪ NĂM 938 (sau CN) ĐẾN NĂM 1884
YHCT dưới triều nhà Trần (1225-1399)
Viện Thái y chăm sóc sức khoẻ cho vua quan trong triều đình và có
nhiệm vụ quản lý y tế trong cả nước
1261, mở khoá thi tuyển Lương y vào làm việc ở Viện Thái y
Phạm công Bân giữ chức Thái Y lệnh từ 1278-1314
Tuệ Tĩnh, chính tên là Nguyễn Bá Tĩnh, sinh năm 1330. Ông đi sứ
sang nhà Minh, được phong là “Đại y thiền sư” rồi bị giữ không về
nước nữa.
Các sách thuốc của Tuệ Tĩnh chỉ còn sót lại 4 bộ là: Hồng Nghĩa giác
tự y thư, Nam Dược thần hiệu, Thập tam phương gia giảm,Thương
hàn tam thập thất trùng pháp.
Tư tưởng chỉ đạo của Tuệ Tĩnh về đường hướng y học là “Nam dược
trị Nam nhân”.
6
3. YHCT TỪ NĂM 938 (sau CN) ĐẾN NĂM 1884

YHCT dưới triều nhà Hồ và thời Thuộc Minh (1400-1427)

Lập Quảng thế tự: chữa bệnh cho nhân dân

Nguyễn Đại Năng biên soạn Châm cứu tiệp hiệu diễn ca

Vũ Toàn Trai, Lý Công tuấn biên soạn tác phẩm Châm cứu có

giá trị

7
3. YHCT TỪ NĂM 938 (sau CN) ĐẾN NĂM 1884
YHCT dưới triều Lê (1428-1788)
Luật Hồng đức quy chế nghề Y
Hoàng Đôn Hòa (thế kỷ 16) với cuốn “Hoạt nhân tất yếu”.
Hải thượng lãn ông (1720-1791), chính tên là Lê Hữu Trác, ông
biên soạn bộ sách thuốc Việt Nam “Hải thượng y tông tâm lĩnh”
28 tập, 66 quyển.
Hải Thượng lãn ông phát huy chủ trương “Nam dược trị Nam
nhân” của Tuệ Tĩnh, sưu tầm nhiều vị thuốc mới và phổ biến
cho nhân dân sử dụng.
Lãn Ông được coi là một “Đại y tôn” của Việt Nam.
8
3. YHCT TỪ NĂM 938 (sau CN) ĐẾN NĂM 1884
YHCT dưới triều Tây sơn (1789 - 1802)
Thành lập Nam dược cục: mời các lão y về nghiên cứu thuốc
Nam, đứng đầu là Lương y Nguyễn Hoành đã biên soạn 500 vị
thuốc cây cỏ ở địa phương và 130 vị thuốc về các loại chim ,cá,
kim , thạch, đất, nước.

9
3. YHCT TỪ NĂM 938 (sau CN) ĐẾN NĂM 1884
YHCT dưới triều Nguyễn (1802 - 1884)
Thành lập tế sinh đường

1856 Tự đức mở trường dạy thuốc ở Huế.

Đặt quy chế riêng về nghề Y.

Luật Gia Long quy định trừng phạt những vụ chữa bệnh trái

phép gây chết người

10
4. YHCT DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC (1884 - 1945

Thực dân Pháp tổ chức y tế theo tây y, hạn chế đông y.

YHCT không còn nằm trong hệ thống y tế nhà nước

Hội y học Trung kì thành lập 14/9/1936 đã phát hành 46 số

tạp chí y học

11
5. YHCT TỪ SAU CM T8 1945 ĐẾN NAY
Nhiều cơ sở và tổ chức y dược học cổ truyền
Viện y dược học dân tộc,
Viện Dược liệu, Hội Đông y Việt Nam,
Hội dược liệu Việt Nam,
Các bệnh viện Y học Cổ truyền ở các tỉnh.
Nhiều chỉ thị, nghị quyết của Nhà nước nói về phương châm kết
hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, khai thác phát triển cây
thuốc và động vật làm thuốc, nghiên cứu và sử dụng thuốc
Nam. Chương trình bảo tồn nguồn gen cây thuốc…

12
MỘT SỐ HỌC THUYẾT Y HỌC
CỔ TRUYỀN
Nội dung

1. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG


2. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
4. HỌC THUYẾT KINH LẠC
5. HỌC THUYẾT THỦY HỎA

14
1. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

Âm dương là một cặp phạm trù trọng yếu của triết học cổ
đại.
Khái niệm về âm dương có từ rất sớm, nhưng viết thành
sách “ Hoàng đế nội kinh “ là ở giữa thời Chiến quốc - Tần
Hán, kết hợp học thuyết âm dương với y học để hình thành
học thuyết âm dương trong y học

15
1. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Khái niệm cơ bản của âm dương
Âm dương phải được xem xét trong một thể thống nhất, đối
lập và liên hệ với nhau.
- Phương pháp phân thuộc tính âm dương
+ Dương: trên, ngoài, sáng, mùa xuân hạ, ôn nhiệt, can
táo, nhẹ, thượng thăng, động, hưng phấn.
+ Âm: dưới, trong, tối, mùa thu đông, hàn lương, thấp
nhuận, nặng, hạ giáng, tĩnh, ức chế.

16
1. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Quy luật cơ bản của học thuyết âm dương
- Âm dương đối lập
- Âm dương hỗ căn
- Âm dương tiêu trưởng
- Âm dương chuyển hoá

17
1. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Âm dương đối lập
Hai mặt âm dương của sự vật - hiện tượng trong giới tự
nhiên về tính chất là hoàn toàn tương phản.
- Ví dụ: Như là trời đất, trong ngoài, động tĩnh… cho thấy
âm dương là tương hỗ đối lập, không thể phân cách được,
tồn tại phổ biến trong các sự vật hiện tượng.

18
1. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Âm dương hỗ căn
- Hai mặt âm dương là tương hỗ đối lập, là tương hỗ tồn tại,
bất kỳ một sự vật hiện tượng nào đó đều không thể tách
khỏi sự vật hiện tượng khác để độc lập tồn tại, vì tồn tại
trong phương diện này lại là tiền đề cho tồn tại của phương
diện khác.

19
1. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Âm dương tiêu trưởng
Âm dương không phải là trạng thái tĩnh tại mà là trạng thái
vận động biên hoá: “âm tiêu dương trưởng“,hoặc “ dương
tiêu âm trưởng”, trong một hạn độ - thời gian nhất định luôn
duy trì động thái bình hằng tương đối.
- Ví như:
Khí hậu từ đông đến xuân hạ:
Khí hậu từ hạ đến thu đông

20
1. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Âm dương chuyển hoá
- Âm dương đối lập trong một điều kiện nhất định có thể
tương hỗ chuyển hoá: âm chuyển thành dương, dương
chuyển thành âm.
- Âm dương phát triển đến một trình độ nhất định nhất
định nào đó, YHCT gọi là “ cực “
Ví như: “ nhiệt cực sinh hàn “, “ hàn cực sinh nhiệt “, thì sẽ
phát sinh chuyển hoá.

21
1. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Ứng dụng học thuyết âm dương trong y học
Về cấu tạo tổ chức cơ thể
Về thay đổi bệnh lý
Về chẩn đoán bệnh tật
Về điều trị tật bệnh

22
1. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Về cấu tạo tổ chức cơ thể
- Dương: biểu, trên, lưng, mặt ngoài tứ chi, bì mao, lục phủ,
kinh dương ở chân và tay, khí.
- Âm: lý, dưới, bụng, mặt trong tứ chi, cân cốt, ngũ tạng,
kinh âm ở tay và chân, huyết.
Trong các phần đó lại có thể phân chia nhỏ nữa.
Ví như ngũ tạng, tâm phế ở trên thuộc dương, can tỳ thận ở
dưới thuộc âm.
Mỗi tạng lại có thể phân nhỏ nữa: tâm có tâm âm , tâm
dương...

23
1. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Về thay đổi bệnh lý

âm tà và dương tà.
Ví như trong lục dâm gây bệnh thì phong, nhiệt, thử, táo
thuộc về dương tà; hàn, thấp thuộc về âm tà.
trạng thái sinh lý là kết quả của âm dương duy trì được
động thái cân bằng. Nếu quá trình đó bị phá vỡ sẽ xuất hiện
biến hoá thiên thịnh thiên suy, tức là phát sinh bệnh tật.

24
1. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Về thay đổi bệnh lý
âm thịnh hoặc dương thịnh.
Dương thịnh gây chứng thực nhiệt: sốt cao, khát, ra mồ hôi, chất lưỡi
hồng, rêu lưỡi vàng, mạch sác.
Âm thịnh gây chứng thực hàn: chân tay lạnh, đau bụng, đại tiện lỏng,
chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm.
+ Âm dương thiên suy:
Dương hư là dương khí của cơ thể hư yếu (chứng hư hàn): sắc mặt trắng,
sợ lạnh, chân tay lạnh, tự ra mồ hôi, mạch vi.
Âm hư là âm dịch của cơ thể không đầy đủ (chứng hư nhiệt): sốt từng
cơn, ra mồ hôi trộm, lòng bàn chân tay nóng, miệng lưỡi khô, mạch vi
sác.
+ Âm dương cùng tổn thương
25
1. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Về chẩn đoán bệnh tật
- Quy nạp các thuộc tính triệu chứng bệnh tật:
Chứng thuộc dương: sắc sáng, thanh âm to rõ, tiếng thở
thô, phát sốt, miệng khát, tiện bí, mạch phù sác.
Chứng thuộc âm: sắc tối, thanh âm thấp bé, tiếng thở vô
lực, sợ lạnh, miệng không khát, tiện lỏng, mạch trầm trì.
- Là tổng cương phân loại biện chứng:
Dương chứng: biểu- nhiệt- thực.
Âm chứng: lý- hàn- hư.

26
1. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Về điều trị tật bệnh
Xác định nguyên tắc điều trị
- Nguyên tắc điều trị âm dương thiên thắng:
Dương thắng thì âm bệnh: dương nhiệt thịnh làm hao tổn
âm dịch, thuộc thực nhiệt chứng, điều trị dùng thuốc hàn
lương để chế dương thịnh.
Âm thắng thì dương bệnh: âm hàn thịnh làm tổn thương
dương khí, thuộc thực hàn chứng, điều trị dùng thuốc ôn
nhiệt để chế âm hàn thịnh.

27
1. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
- Nguyên tắc điều trị âm dương thiên suy:
Âm hư không chế được dương gây chứng hư nhiệt
Dương hư không chế âm gây nên chứng hư hàn, không nên
dùng thuốc cay nóng phát tán để tán âm hàn mà dùng pháp
trợ dương ích hoả để trừ âm hàn.
Tóm lại, nguyên tắc điều trị cơ bản là: hư bổ thực tả.

28
1. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Quy nạp tính năng dược vật
-Dược tính (tứ khí): hàn, nhiệt, ôn, lương.
Trong đó hàn lương thuộc âm, ôn nhiệt thuộc dương. Điều trị
nhiệt chứng thường dùng thuốc hàn lương, điều trị hàn chứng
thường dùng thuốc ôn nhiệt.
- Ngũ vị: chua, cay, ngọt, đắng, mặn. Trong đó cay, ngọt thuộc
dương; chua, đắng, mặnthuộc âm.
- Thăng giáng phù trầm: thăng phù thuộc dương (thuốc có tính
lên trên ra ngoài; có tác dụng thăng dương, ra mồ hôi, khứ phong
tán hàn, khai khiếu...). Trầm giáng thuộc âm (thuốc có tính xuống
dưới vào trong; có tác dụng tả hạ, thanh nhiệt, lợi niệu, trọng
chấn an thần, bình can tức phong, tiêu đạo, giáng nghịch, thu
liễm...).
29
2. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
Khái niệm cơ bản của ngũ hành
- Ngũ hành là chỉ năm loại vật chất: mộc, hoả, thổ, kim,
thuỷ.
- Khái niệm ngũ hành trong YHCT không phải biểu thị cho 5
loại hình thái vật chất đặc thù, mà là đại biểu cho 5 loại
thuộc tính công năng, lấy quan điểm cấu tạo hệ thống để
quan sát cơ thể con người, miêu tả đơn giản quan hệ hữu
cơ giữa các bộ phận trong cơ thể.

30
2. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
Nội dung cơ bản của học thuyết ngũ hành
+ Mộc: là hình thái sinh trưởng của cây (gỗ), đặc tính hướng lên trên,
hướng ra ngoài. Sự vật có tính chất - tác dụng sinh trưởng, thăng phát,
thông thoát đều thuộc mộc.
+ Hoả: là sức nóng của lửa, đặc tính đưa lên trên. Sự vật có tác dụng
bốc lên trên, ôn nhiệt đều thuộc hoả
+ Thổ: là đất. Sự vật có tác dụng hoá sinh, truyền tải, thu nạp đều
thuộc thổ.
+ Kim: là kim loại. Sự vật có tác dụng thanh khiết, đưa xuống dưới, thu
liễm đều thuộc kim.
+ Thuỷ: là nước, đặc tính tư nhuận, hướng xuống dưới. Sự vật có tính
hàn lương, tư nhuận, hướng xuống dưới vận hành đều thuộc thuỷ.

31
Sự quy kinh của các vị thuốc
Hiện Ngũ hành
tượng Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
Sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen
Hóa sinh Sinh Trưởng Hóa Thu Tàng
Khí Phong Thử Thấp Táo Hàn
Phương Đông Nam Trung Tây Bắc
Mùa Xuân Hạ Trưởng hạ Thu Đông
Tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận
Tiểu Đại Bàng
Phủ Đởm Vị
trường trường quang
Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai
Ngũ thể Cân Mạch Cơ Da long Cốt
Tình chí Giận Vui Lo Buồn Sợ

32
Quy luật sinh - khắc
Là quy luật bình thường trong sự vận động biến hoá của sự vật, ở
cơ thể con người là các hiện tượng sinh lý.

33
2. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
Quy luật vũ - thừa: Khi quan hệ sinh khắc bị phá vỡ thì sẽ xuất hiện quy
luật vũ thừa.
Quy luật tương thừa: tức là tương khắc quá mạnh, vượt khỏi sự khắc
chế bình thường.
Quy luật tương thừa có hai tình huống:
Mộc nhân lúc thổ hư mà khắc (vượt khỏi quan hệ chế ước bình thường)
làm mất đi trạng thái cân bằng vốn có làm cho thổ càng hư nhược.
Mộc quá mạnh làm mất trạng thái chế ước bình thường vốn có, sinh ra
hiện tượng mộc cang thịnh thừa thổ.
Quy luật tương vũ: là hiện tượng 1 hành nào đó quá mạnh làm cho
hành vốn khắc nó không thể khắc chế được mà ngược lại bị nó quay lại
khắc chế, gọi là phản khắc.

34
2. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
Ứng dụng trong YHCT
- Về công năng sinh lý của tạng phủ
- Diễn biến bệnh
- Về chẩn đoán và điều trị

35
2. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
Về công năng sinh lý của tạng phủ
- Quan hệ sinh lý của tạng phủ trong tương sinh:
+ Can mộc sinh tâm hoả: công năng can tàng huyết bình thường
sẽ giúp cho tâm phát huy được công năng chủ huyết mạch.
+ Tâm hoả sinh tỳ thổ: chức năng tâm chủ huyết mạch bình
thường, huyết nuôi dưỡng tỳ thì tỳ mới chủ vận hoá, sinh huyết,
thống huyết...
- Quan hệ tương hỗ chế ước tạng phủ trong tương khắc:
+Thận thuỷ chế ước tâm hoả: ngăn ngừa tâm hoả cang thịnh.
+ Phế kim khắc can mộc: phế khí thanh túc để ức chế can dương
thượng cang...

36
2. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
Diễn biến bệnh
Truyền biến của quan hệ tương sinh:
- Mẫu bệnh cập tử: thận thuỷ sinh can mộc thì thận là mẫu
tạng, can là tử tạng, bệnh thận ảnh hưởng đến can. Lâm
sàng hay gặp chứng can thận tinh huyết bất túc: đầu tiên là
thận tinh bất túc, ảnh hưởng đến can làm can huyết bất túc.
- Tử bệnh phạm mẫu: can mộc sinh tâm hoả, tâm bệnh ảnh
hưởng đến can. Lâm sàng gặp chứng tâm can huyết hư: do
tâm huyết bất túc mà gây nên can huyết bất túc.

37
2. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
Truyền biến của quan hệ tương khắc:
- Tương thừa: tương khắc thái quá thành bệnh.Như can mộc
khắc tỳ thổ quá mạnh sẽ thành bệnh: đầu tiên là chứng
bệnh của can, do can sơ tiết thái quá ảnh hưởng đến tỳ vị
làm rối loạn công năng tiêu hoá.
-Tương vũ: Phế kim vốn dĩ khắc can mộc, nhưng do can
mộc quá mạnh phản vũ lại phế kim. Lâm sàng gặp đầu tiên
bệnh ở can, do can hoả thiên thịnh, ảnh hưởng đến phế khí
thanh túc nên xuất hiện đau tức ngực sườn, đắng miệng, dễ
cáu, ho, có thể ho ra đờm lẫn máu.

38
2. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
Chẩn đoán:
- Xác định vị trí bệnh: căn cứ vào biểu hiện của sắc, vị,
mạch để mà chẩn đoán tạng bị bệnh.
- Suy đoán truyền biến của bệnh từ thuộc tính chủ về sắc
của tạng. Ví như bệnh nhân tỳ hư, sắc mặt đang từ mầu
vàng, nếu thấy sắc xanh, là mộc thừa thổ; bệnh nhân tâm
hoả cang thịnh, sắc đương đỏ, nếu thấy chuyển sắc đen, là
thủy đã khắc hỏa…

39
2. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
Điều trị
- Xác định nguyên tắc điều trị
+ Căn cứ quy luật tương sinh:
Hư thì bổ mẹ. Ví như thận âm bất túc không tư dưỡng can mộc gây nên can âm bất
túc, gọi là thuỷ không sinh mộc. Khi điều trị không nên trực tiếp trị can mà nên bổ
thận thuỷ để sinh can mộc.
Thực thì tả con. Như can hoả tích thịnh, chỉ thăng không giáng, gây chứng can thực
hoả, khi điều trị nên tả tâm hoả để giúp tả can hoả.
+ Căn cứ quy luật tương khắc
ức cường: dùng khi tương khắc thái quá. Nếu can khí hoành nghịch, phạm vị khắc tỳ,
gây nên can vị bất hoà, khi điều trị dùng pháp sơ can, bình can. Hoặc nếu tỳ thổ
phản khắc can mộc, làm can khí mất điều đạt, phải dùng pháp kiện tỳ hoà vị để điều
trị.
Phù nhược: dùng trong tương khắc bất cập. Nếu can hư uất trệ, ảnh hưởng tỳ vị vận
hoá, gọi là mộc không sơ thổ, điều trị nên hoà can làm chủ, kiêm thi kiện tỳ để tăng
cường công năng của cả hai tạng.

40
2. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
Sử dụng thuốc
-Căn cứ vào vị và sắc của thuốc:
 Thuốc có màu xanh, vị chua  hành mộc (can, đởm)
 Thuốc có màu đỏ, vị đắng  hành Hỏa (tâm, tiểu trường)
 Thuốc có màu vàng, vị ngọt  hành thổ (tỳ, vị)
 Thuốc có màu trắng, vị cay  hành kim (phế, đại trường)
 Thuốc có màu đen, vị mặn  hành thủy (thận, bàng
quang)
- Bào chế: sao với dấm đưa vị thuốc vào can; sao với muối
đưa vị thuốc vào thận; sao với đường đưa vị thuốc vào tỳ….

41
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
“Tạng” là các tổ chức cơ quan ở trong cơ thể
“Tượng” là biểu tượng của hình thái, sinh lý, bệnh lý của nội tạng
phản ánh ra bên ngoài cơ thể. Vì thế quan sát cơ thể sống để
nghiên cứu quy luật hoạt động của nội tạng gọi là “tạng tượng”.
Nghiên cứu sự hoạt động nội tạng của cơ thể là dựa vào sự phát
triển của giải phẫu học ở một mức độ nhất định. Nhưng học
thuyết “Tạng Tượng” lại không hoàn toàn dựa vào giải phẫu học,
nó là một thứ học thuyết theo sự chỉ đạo của quan điểm “Người
và hoàn cảnh bên ngoài là một thể thống nhất” mà quan sát cẩn
thận và nghiên cứu nhiều lần ở con người sống, đồng thời thông
qua chứng nghiệm thực tiễn chữa bệnh lâu dài và dùng học
thuyết âm dương ngũ hành để nói rõ thêm.

42
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
Nội dung của tạng tượng bao gồm: mọi tổ chức cơ quan và
qui luật của chúng: tâm, can, tỳ, phế, thận, đờm, vị, đại
trường, tiểu trường, bàng quang, tâm bào, não, tủy, cốt
mạch, tử cung, kinh lạc, khí huyết, đinh vệ, tinh khí thần,
tân dịch cho đến da, lông, gân, thịt, móng, tóc, tai, mắt
miệng, lưỡi, mũi, tiền âm, hậu âm.
Trong những tổ chức cơ quan này theo tính chất và công
năng của chúng để phân loại, quy nạp, chia thành ngũ tạng
(5 tạng), lục phủ, phủ kỳ hằng ngũ quan, cửu khiếu và tinh,
khí, thần

43
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
Tạng có chức năng hóa sinh và tàng trữ vật chất tinh vi như
tinh, khí, huyết và tân dịch để duy trì hoạt động sống phức
tạp của cơ thể.
Phủ có chức năng thu nạp và chuyển hóa thủy cốc sinh ra
tinh khí. Tinh khí có sẽ được chuyển đến các tạng, còn phủ
chỉ bài xuất mà không tàng trữ lại bên trong.(Phủ truyền
hóa)
Mỗi tạng phủ đều hàm chứa ÂM DƯƠNG. Âm ở trong gìn
giữ cho Dương. Dương ở ngoài che chở cho Âm. Hoạt động
của Tạng Phủ là Dương. CS vật chất của Tạng Phủ là Âm

44
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
LỤC PHỦ
Đởm, vị, đại trường, tiểu trường, bàng quang, tâm tiêu
Công năng của lục phủ là tiêu hoá thức ăn uống, hấp thu và
phân bố tân dịch, bài tiết phế liệu và cặn bã, chỉ nên tả ra
mà không nên tàng chứa cho nên lục phủ lại có tên là “phủ
truyền hoá”.

45
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
ĐỞM

Đởm bám vào gan, công năng sinh lý của đởm vừa có quan hệ tới sự
tiêu hoá của thức ăn, vừa quan hệ tới hoạt động tinh thần.
Đởm chứa nước mật
Nước mật có vị đắng, cho nên khi đởm khí nghịch lên thì có chứng
miệng đắng. Nếu nước mật tiết vào vị, theo vị khí nghịch lên, thì thành
chứng nôn ra nước đắng.
Tinh của đởm là cương trực. Người có đởm khí hào hùng thì khí của ngũ
Trái lại, người đởm khí hư nhược hễ bị kích thích từ ngoài tới thì khí
huyết rối loạn, thường gây thành bệnh.
Ngoài ra, người đởm hư yếu cũng thường có những chứng tinh thần thất
thường, mất ngủ hay sợ sệt, trong lòng nơm nớp không yên.

46
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
VỊ
Vị trên tiếp với thực quản, dưới thông với tiêu trường, miệng trên
gọi là “bí môn”, miệng dưới gọi là “u môn”, bí môn cũng gọi là
“thượng quản”, u môn cũng gọi là “hạ quản” ba vùng gọi là “vị
quản”.
Thức ăn uống từ miệng vào, qua thực quản rồi vào vị cho nên vị
gọi là “đại thượng”.
Vị có công năng thu nhận và tiêu hoá cơm nước, nếu vị có bệnh
thì sẽ xuất hiện các chứng vùng bụng chướng đau, chướng đầy,
tiêu hoá không tốt, đói không muốn ăn, nôn mửa, nuốt chua,
hoặc tiêu cơm chóng đói.

47
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
TIỂU TRƯỜNG
Phía trên, tiểu trường tiếp với u môn, thông với vị, phía dưới tiếp với “Hạ
lan môn” thông với đại trường.
Công dụng chủ yếu của tiểu trường là phân biệt thanh trọc, cơm nước
trong vị sau khi đã chín nhừ đi qua u môn chuyển xuống tiểu trường, tại
đây lọc lựa ra thứ thanh thứ trọc, thanh là tân dịch, trọc là cặn bã,
thanh thì được hấp thu chuyển vào các bộ phận, cuối cùng thì thấm vào
bàng quang; trọc thì chuyển xuống đại trường.
Nếu tiểu trường mất chức năng gạn lọc, không tách ra được thanh trọc,
thì thủy dịch ở bàng quang sẽ giảm sút, tiểu tiện ngắn, ít, thậm chí bí
đái, đồng thời cả thanh và trọc trong tiểu trường đều dồn xuống đại
trường mà có chứng đại tiện lỏng.

48
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
ĐẠI TRƯỜNG
Đại trường bao gồm 2 bộ phận: hồi trường và trực trường, đầu
cuối trực trường gọi là giang môn (phách môn).
Đại trường có công dụng hấp thụ phần nước gọi là “tế bí biệt
trấp” vì cặn bã ở tiểu trường dồn xuống sau khi được đại trường
hấp thụ phần nước mới thành phân. Vì thế đại trường là một cơ
quan truyền tống cặn bã và làm cho cặn bã thành hình.
đại trường hư hàn, có các chứng sôi bụng đau xoắn ỉa chảy. đại
trường thực nhiệt, dịch ruột khô ráo thì xuất hiện chứng táo bón.

49
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
BÀNG QUANG
Bàng quang ở vùng bụng dưới, là chỗ chất nước dồn góp lại.
Công dụng của bàng quang là bài tiết nước tiểu cất giữ tân
dịch.
Nước tiểu từ tân dịch hoá ra, tân dịch thiếu, ít thì có chứng
tiểu không thông.
Tiểu quá nhiều thì hao tổn tân dịch. Cho nên bàng quang có
tác dụng chủ việc thải nước tiểu và giữ tân dịch lại.

50
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
TAM TIÊU
Tam tiêu là đường nguyên khí phân bố thức ăn uống chuyển
hoá ra vào, chủ khí, chủ thủy, coi toàn bộ hoạt động khí hoá
trong cơ thể.
Duy trì quá trình khí hoá chủ yếu nhờ nguyên khí mệnh
môn. Khí hơi thở và khí cơm nước ở tràng vị. Nguyên khí
mệnh môn là khí căn bản của tam tiêu.

51
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
NGŨ TẠNG
HỆ THỐNG TẠNG – TÂM
Thiếu âm quân chủ. Thuộc hành Hỏa.
Tâm là vua, là chủ của các tạng khác. Tâm chủ thần minh.
-> Rối loạn dẫn đến mất ý thức, rối loạn ý thức (hồi hộp,
hoảng sợ, mất ngủ, nói sảng, hôn mê, cƣời không nghỉ…).
Tâm chủ huyết mạch, vinh nhuận ra mặt. “Trung tiêu bẩm
thụ khí, giữ lại trấp dịch. Tâm khí biến hóa trấp dịch ấy ra
Huyết” (Tố Vấn) -> Rối loạn dẫn đến sắc mặt nhợt nhạt
hoặc tím tái hoặc không tươi tắn.

52
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
Tâm khai khiếu ra lưỡi. (Đặc biệt là chót lƣỡi)
-> Rối loạn dẫn đến lưỡi đỏ, lưỡi nhợt, lưỡi tím.
Mối liên quan giữa Tâm với sự vui mừng -> RL dẫn đến
vui mừng vô cớ,cƣời nói huyên thuyên
Tâm có Tâm bào lạc làm ngoại vệ cho Tâm. -> Ngoại tà
muốn xâm nhập vào Tâm phải ảnh hưởng đến Tâm bào
trước. RL chức năng Tâm bào sẽ dẫn đến tổn thương chức
năng của Tâm.

53
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
Tóm lại:
Chức năng của Tâm – Tâm bào lạc có liên quan mật thiết
đến hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn.
Những biểu hiện chủ yếu khi Tâm bị rối loạn công năng:
rối loạn tri giác, rối loạn huyết động

54
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỆ THỐNG TẠNG – CAN
Can ứng với quẻ Chấn của Hậu thiên bát quái.Tượng của
quẻ Chấn là tiếng sấm sét, báo hiệu sự xuất hiện của vạn
vật, của sự sống.
Là báo hiệu sự đánh thức, khẳng định mùa đông đi qua,
mùa xuân tới với sự sống bắt đầu. -> Can chủ về mùa xuân,
mùa mà vạn vật trỗi dậy, cây cỏ bắt đầu xanh tƣơi, chủ về
Mộc.
Quẻ tượng trưng cho sấm sét, làm chấn động mọi vật, mọi
loài -> Can chủ thịnh nộ.(Sự giận dữ)

55
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỆ THỐNG TẠNG – CAN
Can chủ sự sinh, sự khởi động, chủ sự vận động-> Can
chủ CÂN.
Sấm sét khởi động rồi thì gió sẽ trỗi lên-> Can chủ sinh
Phong.
Gió đến thì xua tan mây mù, băng giá và kết thúc bằng trời
quang mây tạnh, làm cho sự vật hoạt động đạt đến cái tốt
đẹp nhất. -> Can làm cho mọi hoạt động của các tạng, phủ,
khí, huyết… đạt đến cái cần đến, cái tốt đẹp của nó. Vì thế,
Can chủ Sơ tiết

56
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỆ THỐNG TẠNG – CAN
Can chủ sơ tiết. Can có tác dụng thăng phát (sơ), thấu tiết
(tiết), chịu trách nhiệm về sự điều đạt khí cơ của toàn thân.
Có liên quan đến trạng thái tâm lý cơ thể. -> Rối loạn dẫn
đến bực dọc, dễ nổi giận, dễ cáu gắt…
Mối liên quan giữa Can với sự giận dữ: Can chủ thịnh nộ.
Nộ khí thương Can.
Can tàng hồn. -> Rối loạn dẫn đến rối loạn cảm xúc .
Can chủ mưu lự. (Can giả, tướng quân chi quan, mưu lự
xuất yên) -> Rối loạn dẫn đến khó tập trung suy nghĩ, phán
đoán thiếu chính xác
57
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỆ THỐNG TẠNG – CAN
Can chủ cân, thể hiện ở móng tay, móng chân. -> Rối loạn
dẫn đến co duỗi khó khăn, co giật động kinh, móng tay
móng chân nhợt không bóng mịn, khô, mềm yếu, dễ gãy..
Can tàng huyết. -> Rối loạn dẫn đến khó ngủ, ngủ không
yên…
Can khai khiếu ra mắt. -> Rối loạn dẫn đến thị lực giảm,
quáng gà, đau mắt, đỏ mắt

58
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỆ THỐNG TẠNG – CAN
Vùng cơ thể liên quan với Can: hông sườn, bộ phận sinh
dục, đỉnh đầu.. -> Bệnh lý tạng Can thường hay xuất hiện
những triệu chứng đau vùng hông sườn, đau đầu vùng đỉnh,
bệnh lý ở bộ sinh dục như đau bụng kinh, bế kinh
Tóm lại:
• Chức năng của Can có liên quan mật thiết với chức năng
vận động của cơ thể như hệ cơ, hệ thần kinh
• Những biểu hiện chủ yếu khi Can bị rối loạn công năng:
tinh thần căng thẳng, tình trạng tăng trương lực cơ

59
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỆ THỐNG TẠNG – TỲ
Tỳ chủ vận hóa thủy cốc. Rối loạn dẫn đến đầy bụng,
trướng bụng, chậm tiêu, tiêu chảy sống phân.
Tỳ chủ vận hóa thủy thấp. Rối loạn dẫn đến phù thủng, cổ
trướng, đàm ẩm.
Tỳ sinh huyết. Rối loạn dẫn đến thiếu máu, kinh ít, vô
kinh.
Tỳ thống nhiếp huyết. Rối loạn dẫn đến xuất huyết dưới
da, rong kinh, rong huyết.

60
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỆ THỐNG TẠNG – TỲ
Tỳ chủ tứ chi. Rối loạn dẫn đến nuy chứng
Tỳ chủ cơ nhục Rối loạn dẫn đến bắp thịt tay chân mềm
nhũn hoặc tep tóp, sa cơ quan
Tỳ vinh nhuận ra môi. Rối loạn dẫn đến môi nhợt nhạt,
thâm khô.
Tỳ tàng ý. Rối loạn dẫn đến hay quên.
Mối liên quan giữa chức năng Tỳ với sự suy nghĩ.

61
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỆ THỐNG TẠNG – TỲ
Tóm lại
Chức năng của Tỳ có liên quan mật thiết với chức năng
tiêu hóa trong cơ thể.
Những biểu hiện chủ yếu khi Tỳ bị rối loạn công năng:
triệu chứng của tiêu hóa, thiếu máu, xuất huyết.

62
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỆ THỐNG TẠNG – PHẾ
Phế ứng với quẻ Đoài của Hậu thiên bát quái.
Quẻ Đoài tượng trưng cho ao hồ. “Phế vi kiều tạng”
Quẻ Đoài thuộc mùa Thu (mùa khô ráo- Phế táo kim)->
Chức năng làm nhuận ẩm, ấm áp trong cơ thể.
“ Phế giả tướng phó chi quan, trị tiết xuất yên” Phế trợ
Tâm, chủ việc trị tiết.

63
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỆ THỐNG TẠNG – PHẾ
1. Phế chủ khí: khí bao gồm Khí từ đồ ăn thức uống và Khí
trời. Hội họp ở Phế gọi là “Tông khí”. Rối loạn dẫn đến
ho, khó thở, suyễn, tức nặng ngực, mệt mỏi, thiếu hơi,
đoản khí.
2. Phế chủ túc giáng, thông điều thủy đạo. RL gây: tiểu
tiện không thông lợi, rối loạn bài tiết mồ hôi, phù thủng.

64
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỆ THỐNG TẠNG – PHẾ
3. Phế chủ bì mao (da lông), đóng mở lỗ chân lông. RL
gây: khó thích nghi với sự thay đổi thời tiết, dễ bị cảm,
tự hãn (tự ra mồ hôi), da lông khô, kém tươi.
4. Phế khai khiếu ra mũi. RL dẫn tới: mũi khô, giảm khứu
giác, nghẹt mũi, chảy nước mũi,

65
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỆ THỐNG TẠNG – PHẾ
Nhiệm vụ chủ yếu của Phế: đảm bảo cung cấp cấp năng
lực hoạt động của cơ thể, năng lực chống đỡ với bệnh
tật (chính khí) đảm bảo chức năng hô hấp.
Những biểu hiện chủ yếu khi Phế rối loạn công năng: triệu
chứng của hô hấp, thiếu sức, cảm cúm.
Vị trí biểu hiện triệu chứng: Mũi- Bộ máy hô hấp

66
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỆ THỐNG TẠNG – THẬN
Thận tàng tinh - Thận tàng tinh Khí hóa Thận khí :
+ Thúc đẩy sự sinh trƣởng, phát dục, sinh đẻ: quy luật nam
8 nữ 7
+ Hóa sinh huyết dịch: Thận tàng tinh, tinh sinh tủy, tinh
tủy lại có thể hóa huyết.
- Rối loạn dẫn đến: gầy sút cân, rối loạn kinh nguyệt, lãnh
cảm, vô sinh; Di mộng tinh, liệt dương.

67
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỆ THỐNG TẠNG – THẬN
Thận là gốc tiên thiên, nguồn gốc của sự sống ( tiên thiên
chi bản, sinh khí chi nguyên ): rối loạn chức năng này có
liên quan đến những bệnh có tính di truyền, những bệnh
bẩm sinh.
Thận chủ thủy: Thận có tác dụng chủ trì và điều tiết trao
đổi thủy dịch thông qua tác dụng khí hóa của Thận:
- Đưa tân dịch được hấp thu phân bố đi toàn thân.
- Đưa trọc dịch bài xuất ra ngoài
Rối loạn dẫn đến phù thủng, tiểu nhiều

68
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỆ THỐNG TẠNG – THẬN
Thận chủ nạp khí: - Phế chủ hô, Thận chủ hấp (Phế chủ xuất khí, Thận
chủ nạp khí ) - Rối loạn chức năng này có biểu hiện thở nhanh nông,
khó thở thì hít vào, vận động gây khó thở
Thận chủ hỏa: rối loạn dẫn đến lạnh trong người, tay chân lạnh, sợ lạnh,
người mệt mỏi, hoạt động không có sức.
Thận chủ cốt tủy: Rối loạn dẫn đến đau nhức trong xương, còi xương
chậm phát triển, răng lung lay.
Thận chủ kỹ xảo, tác cường chi quan: rối loạn dẫn đến mất khả năng
thực hiện các động tác khéo léo tinh vi.
Thận khai khiếu ra tai, sự sung mãn biểu hiện ở tóc. Rối loạn dẫn đến
tai ù, điếc, nghễnh ngãng, sức nghe kém, tóc bạc, khô, dễ rụng.

69
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỆ THỐNG TẠNG – THẬN
Thận chủ tiền âm hậu âm
Thận giữ chức năng bế tàng: Thận chủ trữ tàng tức là
khái quát cao độ công năng sinh lý của Thận, thể hiện tác
dụng của Thận ở rất nhiều phƣơng diện như tàng tinh, chủ
thủy, nạp khí, giữ thai. Rối loạn dẫn đến khó thở, mệt mỏi,
tiểu nhiều, mồ hôi chảy như tắm.
Thận tàng chí. Rối loạn dẫn đến yếu đuối, thiếu ý chí, bạc
nhược.

70
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỆ THỐNG TẠNG – THẬN
Tóm lại:
-Tạng Thận có liên quan đến các chức năng cơ bản của cơ
thể như di truyền, sinh dục, biến dưỡng, thần kinh – nội tiết.
- Những biểu hiện chủ yếu khi Thận bị rối loạn công năng:
rối loạn hoạt động biến dưỡng, hoạt động sinh dục, rối loạn
nước điện giải, hoạt động nội tiết.

71
3. HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỆ THỐNG TẠNG – THẬN
Tóm lại:
-Tạng Thận có liên quan đến các chức năng cơ bản của cơ
thể như di truyền, sinh dục, biến dưỡng, thần kinh – nội tiết.
- Những biểu hiện chủ yếu khi Thận bị rối loạn công năng:
rối loạn hoạt động biến dưỡng, hoạt động sinh dục, rối loạn
nước điện giải, hoạt động nội tiết.

72
4. HỌC THUYẾT KINH LẠC
Kinh lạc là tên gọi chung của kinh mạch và lạc mạch trong
cơ thể.
Kinh là đường thẳng, là cái khung của hệ kinh lạc và đi ở
sâu.
Lạc là đường ngang, là cái lưới, từ kinh ngạc chia ra như
mạng lưới đến khắp mọi nơi và đi ở nông.
Kinh lạc phân bố ra toàn thân, là con đường vận hành của
âm dương, khí huyết, tân dịch, khiến cho con người từ ngũ
tạng, lục phủ, cân, mạch, cơ nhục, xương…kết thành một
chỉnh thể thống nhất.

73
4. HỌC THUYẾT KINH LẠC
Kinh mạch và lạc mạch
Mười hai kinh mạch chính
Tay: - 3 kinh âm
+ Thủ thái ấm phế
+ Thủ thiếu âm tâm
+ Thủ quyết âm tâm bào lạc
- 3 kinh dương
+ Thủ thái dương tiểu trưởng
+ Thủ thiếu dương tam tiêu
+ Thủ dương minh đại trường
Chân: - 3 kinh âm
+ Túc thái âm tỳ
+ Túc thiếu âm thận
+ Túc quyết âm can
- 3 kinh dương
+ Túc thái dương bàng quang
+ Túc thiếu dương đởm
+ Túc dương minh vị.

74
4. HỌC THUYẾT KINH LẠC
Kinh mạch và lạc mạch
Tám kinh mạch phụ
- Nhâm mạch - Âm duy mạch
- Đốc mạch - Dương duy mạch
- Xung mạch - Âm kiểu mạch
- Đới mạch - Dương kiểu mạch

75
4. HỌC THUYẾT KINH LẠC
Huyệt
Gồm 319 huyệt ở đường kinh chính, 52 huyệt ở 2 đường
kinh phụ cộng là 371 huyệt nằm trên 14 đường kinh (nếu kể
cả 2 bên là 319 x 2 + 52 = 690 huyệt) và khoản cách 200
huyệt ngoài đường kinh

76
4. HỌC THUYẾT KINH LẠC
Học thuyết kinh lạc được ứng dụng nhiều nhất vào phương
pháp chữa bệnh bằng châm cứu, xoa bóp và thuốc.
Châm cứu và xoa bóp đã thành một phương pháp chữa
bệnh độc đáo đạt nhiều thành tựu to lớn
Học thuyết kinh lạc chỉ đạo việc quy tác dụng của thuốc
tương ứng với tạng, phủ hay đường kinh nào đó gọi là sự
quy kinh của thuốc.

77
5. HỌC THUYẾT THỦY HỎA
- Thuỷ hoả là chỗ bình hiện rõ ra của âm dương. Như vậy thông
qua thuỷ hoả mới hiểu được âm dương và cũng thông qua âm
dương mới hiểu được sự tương quan và tác động lẫn nhau giữa
thuỷ và hoả.
- Thuỷ là nước, chỗ nhiều nước nhất là biển; gốc của nước là
mặn. Nước còn có nhiều dạng khác nhau, ở nhiều chỗ khác
nhau: nước thể lỏng, hơi, mây, mù, sương, mưa, tuyết, nước
trong đất, nước ở trong động vật và thực vật. Nước ở trong ko
gian: sông, ngòi, suối…
- Hoả là lửa, chỗ có nhiều lửa nhất là mặt trời. Lửa có nhiều
dạng khác nhau, ở nhiều chỗ khác nhau: lửa mặt trời, lửa
trong lò, trong lòng đất, trong sấm, chớp…

78
5. HỌC THUYẾT THỦY HỎA
Thuỷ hoả luôn có hai mặt đối lập nhau về thể, tính, năng, dụng:
 Sự giao hợp của thuỷ hoả:
- Mọi sự sống trên trái đất đều do sự giao nhau của thuỷ và hoả.
Mặt trời chiếu xuống, hơi nước bốc lên, thì mới có mây mưa-
mới có mọi sinh vật trên trái đất.
- Ta thấy mọi sự sống đều phải nhờ có mặt trời, có nước. Nếu
chỉ có mặt trời mà ko có nước thì tất cả sẽ bị đốt khô hoặc nếu
chỉ có nước mà ko có mặt trời thì tất cả tối tăm lạnh lẽo thì làm
gì có sự sống được. Cho nên mọi sự sống xuất hiện đều do ở
sự giao tiếp lẫn nhau giữa thuỷ và hoả.

79
5. HỌC THUYẾT THỦY HỎA
Thuỷ hoả luôn có hai mặt đối lập nhau về thể, tính, năng, dụng:
 Thuỷ hoả trong con người:
- Trong cơ thể con người, làm nền sự ôn dương gọi là dương khí,
làm nền sự nhu dưỡng gọi là âm huyết. Dưỡng khí, âm huyết luôn
luôn tồn tại và hỗ căn lẫn nhau, hai mà một, một mà hai. Đó là sự
hiện hình của âm dương, cũng là thực thể của thuỷ hoả giao hợp
với nhau trong nhân thể.
- Thuỷ hoả tiên thiên là nguồn gốc sinh ra con người. Từ nam giới
(dương) và nữ giới (âm), có giao hợp thì mới sinh được con cái.
Âm dương có giao nhau thì thuỷ hoả mới tụ lại, bốn thứ ấy hợp
lại là một thì gọi là giao khí, giao khí; là thứ khí có từ ban đầu
gọi là nguyên khí, cũng gọi là bẩm khí tiên thiên
80
5. HỌC THUYẾT THỦY HỎA

 Lịch sử của học thuyết thủy hỏa


Học thuyết thuỷ hoả hay là học thuyết tâm thận do Hải
Thượng Lãn Ông, danh y nước ta thế kỷ XVIII dựa trên định
lý đã xây dựng nên. Trên cơ sở đó Ông đưa ra phương pháp
trị liệu “Giáng tâm hoả, ích thận thuỷ” làm phương châm điều
hoà 2 quá trình “thuỷ hoả”, lập lại cân bằng âm dương, làm
tiêu tán bệnh tật.

81
NỘI DUNG:
1. Tính năng thuốc YHCT
2. Mối quan hệ giữa tính và vị
3. Sự quy kinh của cac vị thuốc
4. Khuynh hướng thăng giáng phù trầm của vị thuốc
5. Tương tác thuốc cổ truyền
1. TÍNH NĂNG THUỐC YHCT

1.1. TỨ KHÍ

Thuốc cổ truyền có tứ khí: hàn, lương, ôn, nhiệt

Ở giữa mức độ hàn lương và ôn nhiệt còn có tính bình

Tính của thuốc tồn tại một cách khách quan và mang tính tương

đối
1. TÍNH NĂNG THUỐC YHCT

Những vị thuốc có tính hàn hoặc lương trị các chứng bệnh thuộc
nhiệt.
Thạch cao có tính hàn vì Thạch cao có tác dụng điều trị sốt cao;
Hoàng liên cũng có tính hàn vì Hoàng liên có tác dụng thanh tâm
hoả
Miết giáp có tính hàn vì có tác dụng trừ phục nhiệt do âm hư.
Mạch môn, Kim tiền thảo, Lạc tiên… lại có tính lương do độ lạnh
của chúng kém hơn, ví dụ: Mạch môn dùng trị ho do nhiệt, Kim
tiền thảo trị chứng bàng quang thấp nhiệt dẫn đến tiểu tiện vàng,
đỏ, buốt, rắt…
Thuốc có tính hàn lương
-có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, lương huyết, giải độc, lợi tiểu…
-thường được dùng để trị sốt, âm hư gây nóng bên trong, hoặc trị
mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng.

-thuốc có tác dụng ức chế sự hưng phấn quá mức của cơ năng
toàn bộ hay cục bộ (ức chế trung khu điều hoà nhiệt độ, ức chế hệ
thống thần kinh trung ương, giảm trương lực hoặc nhu động ruột).
-Về thành phần hoá học, các vị thuốc hàn lương phần lớn có
chứa glycosid, alkaloid, chất đắng.
Những vị thuốc được gọi là có tính nhiệt ôn là do trên thực tế
được dùng để điều trị các chứng bệnh thuộc hàn.
Quế nhục, Phụ tử có tính nhiệt vì chúng có tác dụng với chứng
hàn nhập lý (Quế nhục), thận hư hàn (Phụ tử).
Ma hoàng, Tía tô, Kinh giới có tính ôn vì bản thân chúng dùng trị
các bệnh có triệu chứng hàn có mức độ thấp hơn (cảm mạo
phong hàn).
các thuốc có tính nhiệt ôn
-có tác dụng giải cảm hàn, phát hãn, thông kinh, thông
mạch, hoạt huyết, giảm đau, hồi dương cứu nghịch
-là những thuốc có tác dụng hưng phấn đối với sự suy
nhược cơ năng cục bộ hay toàn bộ, ví dụ chức năng tuần
hoàn, tiêu hoá kém, chuyển hoá cơ bản thấp, suy nhược
cơ thể, suy nhược hô hấp hoặc khả năng tạo huyết kém…
-về thành phần hoá học, các vị thuốc này phần lớn có
chứa tinh dầu (nhân thơm), đường.
Các vị thuốc có tính bình là trên thực tế chúng có tác dụng
lợi thấp, lợi tiểu, hạ khí, long đờm, bổ tỳ vị.

Hoài sơn, Cam thảo, Bạch cương tàm, Tỳ giải, Râu bắp…
1.2. NGŨ VỊ

Vị cay (tân): Có tính chất phát tán, giải biểu, phát hãn, hành
khí, hành huyết giảm đau, khai khiếu.
Thường dùng thuốc có vị cay để điều trị cảm, đầy trướng, đau
bụng.
Thuốc vị cay có tính chất khử hàn, ôn trung, chỉ thống…
Có một số vị thuốc khi nhấm không thấy cay, nhưng lại có tác
dụng phát hãn nên cũng được coi như có vị cay (trường hợp
của Cát căn).
Về thành phần hoá học, vị cay chủ yếu là vị của các thành
phần tinh dầu trong dược liệu, đôi khi là alkaloid (ớt).
1.2. NGŨ VỊ

Vị ngọt (cam): Có tác dụng hoà hoãn, giải co quắp cơ nhục,


nhuận trường, bồi bổ cơ thể.
Mật ong, Cam thảo…
Về thành phần hoá học, vị ngọt chủ yếu do các loại đường.
Nhiều vị thuốc khi dùng với tác dụng bổ còn được chích với
mật ong để tăng vị ngọt. Ví dụ: Hoàng kỳ, Đảng sâm, Cam

thảo… để bổ tỳ, kiện vị.


1.2. NGŨ VỊ

Vị đắng (khổ):
Mức độ đắng của các vị thuốc không giống nhau,
hơi đắng (Nhân sâm, Tam thất)
rất đắng (Xuyên tâm liên, Long đởm thảo).
-có tác dụng thanh nhiệt (thanh nhiệt tả hoả, thanh nhiệt táo
thấp), chống viêm nhiễm, sát khuẩn, trị mụn nhọt hoặc trị rắn
độc, côn trùng cắn.

-có khả năng gây độc với cơ thể (phụ thuộc vào liều dùng).
-Các thuốc có tính độc thường có vị đắng.
1.2. NGŨ VỊ

Vị đắng (khổ):
-Các thuốc vị đắng khi dùng lâu thường gây táo cho cơ thể, gây
ảnh hưởng xấu đến thần kinh vị giác, làm ăn uống kém ngon;
kích thích niêm mạc dạ dày ruột (nhất là khi đói), tạo cảm giác
buồn nôn khó chịu.
- Nhiều vị thuốc sau khi chế biến trở nên đắng (Đởm nam tinh),
sau khi sao tồn tính hoặc sao cháy, vị thuốc trở nên đắng nhẹ.
Về thành phần hoá học, vị đắng phần lớn là do các hợp chất
glycosid, alkaloid, còn các polyphenol, flavonoid thường cho vị
đắng nhẹ.
1.2. NGŨ VỊ

Vị chua (toan):
Sơn tra, Táo nhục, Ô mai, Ngũ vị tử…
Có tác dụng thu liễm (làm săn da), liễm hãn (giảm ra mồ
hôi), cố sáp (làm chắc chắn lại), chỉ khái, chỉ tả, sát khuẩn,
chống thối.

Vị chua thường quy kinh can.


Vị chua có trong dược liệu thường là do sự hiện diện của
các acid hữu cơ (acid ascorbic, citric, oxalic, malic…)
1.2. NGŨ VỊ

Vị mặn (hàm):
Nhiều vị thuốc bản thân đã mang vị mặn như Hải tảo,
Thạch quyết minh, Long cốt…
do quá trình chế biến tẩm chích với muối như Đỗ trọng,
Hương phụ, Trạch tả….
có tác dụng nhuyễn kiên (làm mềm khối rắn), nhuận hạ,
tiêu đờm, tán kết.
Trị các bệnh loa lịch (tràng nhạc), ung nhọt, bướu cổ.
1.2. NGŨ VỊ

Vị nhạt (đạm):
Có tác dụng làm tăng tính thấm thấp lợi thủy, có tác dụng
thanh lọc, thanh nhiệt.
Thường dùng các thuốc có vị nhạt để trị các chứng phù
thũng, ung nhọt, nhiệt độc hoặc cơ thể bị viêm nhiễm, sốt
cao hoặc chứng nhiệt trong cơ thể.
Đặc biệt: tiểu tiện bí rắt, nước tiểu vàng đỏ
Những thuốc vị nhạt thường có thể chất nhẹ, màu trắng
như: Bạch mao căn, Đăng tâm thảo, Thông thảo, Bạch
phục linh…
1.2. NGŨ VỊ
Vị chát:
khi nhấm sẽ tạo cảm giác se lưỡi; có tác dụng thu liễm, cố
sáp như vị chua.
Tác dụng sát khuẩn, chống thối của vị chát mạnh hơn vị
chua. Ngoài ra còn có tác dụng kiện tỳ, sáp tinh.
Điều trị tiết tả, di tinh, bỏng, mụn nhọt vỡ loét hoặc vết
thương lâu liền miệng.
búp Ổi, Liên nhục, Khiếm thực, búp Sim….
Bài thuốc nổi tiếng của vị chát là Thuỷ Lục Nhị Tiên Đơn,
thường dùng để trị thận hư gây di tinh, hoạt tinh, đạo hãn, tự
hãn… gồm hai vị thuốc chát là Kim anh và Khiếm thực.
2. Mối quan hệ giữa tính và vị

Tính vị có quan hệ khắn khít một cách hữu cơ


Tính hàn lương thường có vị đắng
Tính nhiệt thường có vị cay
Tính bình thường có vị nhạt, chát
Các vị thuốc thường có tính vị giống nhau thì có tác
dụng giống nhau hoặc gần giống nhau
Cùng tính, khác vị  tác dụng khác nhau
Cùng vị, khác tính  tác dụng khác nhau
Khác vị, khác tính  tác dụng khác nhau
Tính vị thay đổi sau khi chế biến

20
2. Mối quan hệ giữa tính và vị
Các vị thuốc có tính vị giống nhau, thường có tác dụng giống nhau
hoặc gần giống nhau
Hoàng bá, Hoàng cầm đều vị đắng, tính hàn, đều có tác dụng thanh
nhiệt táo thấp, chống viêm, thoái nhiệt.
Quế chi, Bạch chỉ đều có tính ôn, vị cay, tác dụng của chúng là tán
hàn, giải biểu, phát hãn, thông kinh, hoạt lạc, giảm đau.
Trong những trường hợp cần thiết, có thể dùng thay thế cho nhau mà
vẫn đạt được hiệu quả mong muốn.
Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể cũng cần phải xem xét đến
tính đặc thù của từng vị thuốc. Ví dụ: Bạch chỉ tán hàn giải biểu,
giảm đau, nhưng còn có tác dụng bài nùng; Quế chi cũng có tác dụng
giải biểu tán hàn, nhưng lại có tác dụng trục huyết ứ, thông kinh bế,
trục thai chết lưu…

21
2. Mối quan hệ giữa tính và vị
Các vị thuốc cùng tính nhưng khác vị, có tác dụng khác nhau
Hoàng liên, Sinh địa đều có tính hàn, nhưng Hoàng liên vị
đắng, Sinh địa chỉ hơi đắng nhẹ. Hoàng liên có tác dụng táo
thấp, còn Sinh địa tư âm, lương huyết, sinh tân, chỉ khát.

Ma hoàng và Hạnh nhân đều có tính ấm, nhưng Ma hoàng vị


cay có tác dụng phát hãn, Hạnh nhân vị đắng có tác dụng hạ
khí.

Sơn thù, Hoàng kỳ đều ấm, Sơn thù có vị chua nên thu liễm,
Hoàng kỳ vị ngọt có tác dụng bổ khí.

22
2. Mối quan hệ giữa tính và vị
Một số vị thuốc có vị giống nhau, tính khác nhau, tác dụng cũng khác
nhau
Bạc hà, Tô diệp vị cay, nhưng Bạc hà tính lương, dùng giải cảm nhiệt, còn
Tô diệp tính ôn, có tác dụng giải cảm hàn.
Thạch cao, Sa nhân đều cay, Thạch cao tính hàn có tác dụng thanh nhiệt,
hạ hỏa, Sa nhân tính ấm có tác dụng hành khí, giảm đau, kiện tỳ, hoá thấp.

Phụ tử vị cay tính nhiệt, dùng trợ dương cứu nghịch, dùng khi thoát
dương, suy tim, huyết áp hạ. Bạc hà cũng vị cay, nhưng tính lương, có tác
dụng giải cảm nhiệt, giảm đau đầu, lợi mật.

Lộc nhung, Thục địa đều là thuốc bổ, vị ngọt. Lộc nhung tính ôn làm ấm
thận tráng dương, dùng làm thuốc bổ thận dương. Thục địa hơi đắng, tính
ấm, có tác dụng bổ thận âm, tư âm bổ huyết. 23
2. Mối quan hệ giữa tính và vị

Những vị thuốc có tính vị khác nhau, tác dụng khác hẳn nhau
Nhục quế có vị cay ngọt, tính đại nhiệt, có tác dụng khử hàn ôn
trung.

Hoàng liên vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt táo thấp.
Ô mai vị chua tính ấm, tác dụng thu liễm, chỉ khái, sinh tân, chỉ
khát.

24
2. Mối quan hệ giữa tính và vị
Tính và vị của thuốc thay đổi sau khi chế biến dẫn đến tác dụng cũng
thay đổi

Sinh địa đắng, hàn, có tác dụng lương huyết. Sau khi chế thành
Thục địa, tính trở nên ấm, vị trở nên ngọt, có tác dụng bổ huyết.

Đỗ trọng vị ngọt hơi cay, sau khi chích muối, trở nên mặn, tăng
cường tác dụng bổ can thận.

Cam thảo vị ngọt tính bình, sau khi chích mật trở nên ấm hơn, tác
dụng kiện vị chỉ khái tốt hơn.

25
3. Sự quy kinh của các vị thuốc

Sự quy nạp khí vị tinh hoa của các vị thuốc vào tạng,
phủ, kinh lạc  quy kinh
 Thuốc có màu xanh, vị chua  hành Mộc (can,
đởm)
 Thuốc có màu đỏ, vị đắng  hành Hỏa (tâm, tiểu
trường)
 Thuốc có màu vàng, vị ngọt  hành Thổ (tỳ, vị)
 Thuốc có màu trắng, vị cay  hành Kim (phế, đại
trường)
 Thuốc có màu đen, vị mặn  hành Thủy (thận,
bàng quang)
26
4. Khuynh hướng thăng giáng phù trầm

Khái niệm chỉ 4 khuynh hướng tác dụng của thuốc


cổ truyền
 Thăng: hướng lên thượng tiêu  trị bệnh sa giáng
 Giáng: hướng xuống hạ tiêu trị các bệnh đi lên
thượng tiêu  hạ khí, giáng khí, bình suyễn
 Phù: hướng ra phía ngoài  trị các bệnh có xu
hướng lấn sâu vào trong: cảm phong hàn, cảm mạo
phong nhiệt
 Trầm: đi vào trong  trị bệnh có xu hướng phù nổi
ra phía biểu  thẩm thấp, lợi tiểu

27
5. Tương tác thuốc YHCT
Đơn hành
Sử dụng riêng một vị cũng có thể phát huy được
hiệu quả
VD: Nhân sâm, Kim ngân, Tam thất, …
Tương tu
Hai vị thuốc có tính vị giống nhau  tăng tác dụng
điều trị
VD: Kim ngân + Liên kiều, Sinh địa + Huyền sâm
Tương úy
Hai vị thuốc dùng chung, vị này ức chế độc của vị
kia
VD: Bán hạ + Sinh khương
28
Tương ác
Hai vị dùng chung, vị này kìm hãm tính năng của vị kia
VD: Hoàng cầm + Sinh khương
Tương sử
Hai vị thuốc có tính vị khác nhau  tăng tác dụng điều trị
VD: Liên kiều + Ngô thù du
Tương sát
Hai vị thuốc dùng chung, vị này làm mất độc của vị kia
VD: Phòng phong  Thạch tín, Đậu xanh  Ba đậu
Tương phản
Hai vị dùng chung gây độc
VD: Ba đậu phản Khiêm ngưu, Cam thảo phản Hải tảo
29
PHƯƠNG THUỐC YHCT
(Tham khảo)
Nguyên tắc thiết kế bài thuốc
- Một bài thuốc có thể có ít hay nhiều vị thuốc tùy vào tình trạng bệnh, thể trạng của
người bệnh và yêu cầu chữa bệnh
- Nhìn chung, một bài thuốc hoàn chỉnh được cấu thành theo nguyên tắc: Quân –
Thần – Tá – Sứ
 Quân: Vị thuốc chính được coi là chủ dược của bài thuốc, dùng chữa nguyên
nhân gây ra bệnh và triệu chứng chính của bệnh. Trong 1 bài thuốc thường có 1-
2 vị quân. Ví dụ: Bài Đại thừa khí thang có vị Đại hoàng làm quân vì công hạ vị
trường thực nhiệt gây đại tiện bí kết là trọng tâm điều trị của bài thuốc.
 Thần: hỗ trợ nhằm làm tăng tác dụng của vị Quân. Ví dụ trong bài Ma hoàng
thang, Quế chi làm thần hỗ trợ cho tác dụng tân ôn giải biểu của Ma hoàng
 Tá: Vị thuốc chữa các triệu chứng phụ của bệnh, giải độc hay hạn chế tác dụng
quá mạnh của vị thuốc chính, đồng thời cũng giúp tăng tác dụng vị thuốc chính.
Ví dụ, trong ăn uống khó tiêu người ta có thể gia thêm Thần khúc, Mạch nha….
 Sứ: dẫn thuốc đến nơi tác động (kinh lạc hay tạng phủ), điều hòa tính năng của
các vị thuốc trong bài thuốc. VD: Cam thảo có tính bình giúp điều hòa các vị
thuốc.
Gia giảm biến hóa bài thuốc

 Biến hóa một bài thuốc đã có bằng cách tăng hay giảm các
vị thuốc để tạo ra một bài thuốc mới
 Biến hóa một bài thuốc bằng cách thay đổi sự phối ngũ của
các vị thuốc để tạo thành một bài thuốc mới
 Biến hóa của bài thuốc bằng cách thay đổi liều lượng của
các vị thuốc để tạo thành một bài thuốc mới
 Biến hóa của bài thuốc bằng cách thay đổi dạng thuốc để
tạo thành một bài thuốc mới
Các dạng thuốc thường sử dụng

 Thuốc sắc (Thuốc thang)


 Thuốc bột (Thuốc tán): uống trong và dùng ngoài
 Thuốc hoàn (viên tròn): hoàn mật, hoàn nước, hoàn hồ,
hoàn đậm đặc
 Rượu thuốc: uống trong hay xoa ngoài
 Cao thuốc: uống hoặc dùng ngoài
 Thuốc đan (đan tễ)
BÁT CƯƠNG – BÁT PHÁP
(Tham khảo)
1. ĐỊNH NGHĨA BÁT CƯƠNG

Bát cương là 8 cương lĩnh gồm 8 hội chứng lớn nhằm mô tả các mức độ,
các trạng thái, các giai đoạn của một bệnh cảnh lâm sàng.
Bát cương bao gồm 4 cặp sau đây:
Biểu - Lý,
Hàn - Nhiệt,
Hư - Thực,
Âm - Dương.
Âm và Dương là hai cương lĩnh tổng quát nhất được gọi là Tổng cương.

113
BiỂU - LÝ

Biểu và lý là 2 cương lĩnh để tìm vị trí nông sâu của

bệnh tật

đánh giá tiên lượng các PP chữa bệnh thích hợp

(bệnh ở biểu thì phát tán, bệnh ở lý thì dùng phép

Thanh, Ôn, Bổ …

114
BiỂU - LÝ

bên ngoài, ở nông,


thường xuất hiện tại
gân, xương, cơ nhục,
kinh lạc
BIỂU
Phát sốt, sợ gió, sợ
lạnh, rêu lưỡi trắng,
mỏng, mạch phù, đau
đầu, đau mình, ngạt
mũi, ho

115
BiỂU - LÝ

bên trong, ở sâu


thường là bệnh thuộc
các tạng phủ

Sốt cao, khát, mê
sảng, chất lưỡi đỏ, rêu
lưỡi vàng, nước tiểu
đỏ, nôn mữa, đau
bụng, táo hay tiêu
chảy, mạch trầm …

116
HÀN
NHIỆT

Hàn và Nhiệt là 2 cương lĩnh dùng để đánh giá tính

chất của bệnh giúp cho người thầy thuốc chẩn

đoán các loại hình của bệnh

đề ra phương pháp chữa bệnh hợp lý (bệnh Hàn

dùng thuốc Nhiệt, bệnh Nhiệt dùng thuốc Hàn;

Nhiệt thì châm, Hàn thì cứu).


117
HÀN –
NHIỆT

Sợ lạnh thích ấm,


miệng nhạt không
khát, chất lưỡi nhạt,
rêu lưỡi trắng trơn
HÀN ướt, mạch trầm trì.
CHỨNG
DÙNG thuốc Nhiệt
ÔN châm hoặc cứu

118
HÀN –
NHIỆT
Sốt, thích mát, mặt đỏ,
mắt đỏ, tay chân nóng,
tiểu tiện ngắn đỏ, đại
tiện táo, chất lưỡi đỏ,
rêu lưỡi vàng khô,
NHIỆT mạch sác.

CHỨNG
DÙNG thuốc HÀN

CHÂM

119
HƯ –
THỰC

Hư và thực là 2 cương lĩnh dùng để đánh giá trạng

thái người bệnh và tác nhân gây bệnh

nguyên tắc chữa bệnh: Hư thì bổ; Thực thì tả.

120
HƯ –
THỰC

âm hư, Dương hư, Khí


hư và Huyết hư.

HƯ CHỨNG tinh thần yếu đuối, sắc


mặt trắng bệch, người mệt
mỏi không có sức, gầy, hồi
hộp, thở ngắn, tự ra mồ
hôi hay mồ hôi trộm, đi
tiểu luôn hay không tự
chủ, chất lưỡi nhạt, mạch
tế nhược …

121
HƯ –
THỰC
do cảm phải ngoại tà
hay do khí trệ, huyết ứ,
đàm tích, ứ nướac, giun
sán gây ra bệnh

THỰC
CHỨNG
Tiếng thở thô mạnh, phiền
táo, ngực bụng đầy
trướng, đau cự án, táo,
mót rặn, bí tiểu, tiểu buốt,
tiểu gắt, rêu lưỡi vàng,
mạch thực hữu lực.

122
ÂM -
DƯƠNG

Âm chứng và Dương chứng:

âm chứng thường bao gồm các chứng hư và hàn;

Dương chứng gồm các chứng thực và nhiệt.

123
2. ĐịNH NGHĩA BÁT PHÁP

Bát Pháp là 8 cách chữa bệnh gồm :


Hãn (làm cho ra mồ hôi), Thổ (làm cho nôn ra), Hạ (làm cho
xổ), Thanh (làm cho mát), Ôn (làm cho ấm), Tiêu (làm cho tiêu
mòn), Hòa (làm cho điều hòa cơ thể), Bổ (làm cho bổ).
Tùy theo bệnh tật đã được xác định, chẩn đoán (ở đâu, nguyên nhân nào,
thuộc hội chứng gì...), chọn dùng cách này hay cách khác hoặc phối hợp 2,
3 cách với nhau để chữa trị.

124
HÃN PHÁP

Đại cương: Mục đích làm ta mồ hôi để tà khí theo

mồ hôi thoát ra ngoài.

Áp dụng lâm sàng: Thường dùng chữa bệnh ở

Biểu, tà khí còn ở phần Biểu.

Trên lâm sàng có thể dùng nhiều cách : Thuốc

uống, châm cứu, xông...

125
THANH PHÁP

Đại cương: Có những chứng nóng lâu ngày, quá

nóng, phải dùng thuốc mát mới làm hạ được, vì

thế người xưa đề ra Thanh pháp.

Áp dụng: Dùng để chữa những bệnh ôn nhiệt xâm

nhập vào cơ thể làm khô ráo tân dịch.

- Thuốc : Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh và

vị trí của Nhiệt tà mà dùng thuốc


126
ÔN PHÁP (Làm Ấm)

Đại cương: Khi dùng các thuốc cay, nóng thường gây

kích thích, làm ấm người... Người xưa qua kinh

nghiệm điều trị hàn chứng đã dùng Ôn pháp, do đó,

Ôn pháp bắt nguồn từ việc chữa hàn chứng.

Áp dụng lâm sàng: Ôn pháp được dùng để :

Chữa những bệnh Hàn chứng.

Chứng bệnh do dương khí suy.


127
THỒ PHÁP (làm cho nôn)

Đại cương: Trong thực tế, khi ăn phải thức ăn độc


hoặc không thích hợp, cơ thể tạo ra phản ứng tống
độc chất ra ngoài bằng nôn mửa.
Áp dụng:
+ Thường dùng trong những ngộ độc thức ăn cấp,
độc còn ở bao tử. khi bệnh còn ở phần trên hông,
ngực, bao tử, dùng thổ pháp để đẩy ra.
+ Hoặc đờm dãi làm nghẽn đường hô hấp.

128
HẠ PHÁP (làm cho hạ, gây đi thông tiện)

Đại cương: Độc khí ở trong người gây khó chịu, hễ


đẩy ra ngoài được thì thấy dễ chịu,
Áp dụng: Được dùng trong các trường hợp bệnh tà ở
trường vị như táo bón, huyết ứ, đờm, nước ngưng
kết, nóng quá, để tà khí theo phân ra ngoài.
Về thuốc: có thể dùng Đại hoàng, Mang tiêu, vỏ cây
đại, Ba đậu... có thể chia ra :
+ Hàn hạ : dùng thuốc hàn để xổ : Đại hoàng.
+ Ôn hạ : dùng thuốc ôn để xổ : Ba đậu.
129
HÒA PHÁP (Điều Hòa Cơ Thể)

Đại cương: Mục đích để điều hòa cơ thể, phù chính


khu tà. Phạm vi sử dụng rộng rãi hơn các phương
pháp khác. Những bệnh không cần làm cho ra mồ hôi,
làm nôn, làm đi đại tiện, bổ hay tả đều có thể dùng
phép Hòa. Là 1 cách giải nhiệt nhưng không làm ra
mồ hôi.
Áp dụng: Dùng để chữa :
Các bệnh ở phần Bán biểu bán lý.
Bệnh do Can thực mà Tỳ vị hư.
130
TIÊU PHÁP (Làm Cho Tiêu)
Đại cương: Có 1 số trường hợp không thể nào làm
cho ra được như các vật cứng, vật kết lại hoặc do cơ
thể quá yếu, không thể đẩy ra ngay 1 lúc, cần phải
làm cho nó mòn hoặc tiêu dần, do đó người xưa đề ra
tiêu pháp để chữa bệnh.
Áp dụng::
- Tiêu thức ăn : dùng Sơn tra, Mạch nha...
- Tiêu đàm dùng Bán hạ, Trần bì
- Thông khí dùng Chỉ xác, Hương phụ
- Hành huyết dùng Hồng hoa, Nga truật...
- Làm tiêu thủy dùng Mộc thông, Mã đề...

131
BỔ PHÁP
Đại cương: Mục đích để làm cho những phần tử của cơ thể bị
suy yếu mạnh lên.
Áp dụng:
1. Bổ âm: Thường dùng bài Lục Vị Địa Hoàng (Thục địa, Hoài
sơn, Bạch linh, Sơn thù, Đơn bì, Trạch tả).
2. Bổ dương: thường dùng bài Bát Vị Địa Hoàng (tức bài Lục
Vị, thêm Quế và Phụ tử).
3. Bổ huyết: thường dùng bài Tứ Vật Thang (Thục địa, Xuyên
khung, Đương quy, Bạch thược) hoặc bài Quy Tỳ Thang (Đảng
sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo, Hoàng kỳ, Mộc hương,
Đương quy, Nhãn nhục, Táo nhân, Viễn chí).
4. Bổ khí: Thường dùng bài Tứ Quân Tử (Nhân sâm, Bạch
truật, Bạch linh, Cam thảo) hoặc Bổ Trung Ích Khí (Bạch truật,
Đương quy, Hoàng kỳ, Nhân sâm, Sài hồ, Thăng ma, Trần bì,
Cam thảo, Sinh khương, Đại táo).

132
ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẾ BIẾN THUỐC YHCT

TS. DS. Nguyễn Thành Triết


BM. Dược học cổ truyền – ĐHYD TP. HCM
MỤC ĐÍCH CHẾ BIẾN THUỐC YHCT

Giảm độc tính (Mã tiền + Cam thảo)


Giảm mùi vị khó chịu (Kê nội kim , Tằm vôi +cám, sao
vàng)
Thay đổi tính năng của thuốc (Sinh địa chế thành Thục
địa)
Tạo ra tác dụng trị bệnh mới (Bồ hoàng sống hành huyết,
sao đen cầm máu)
Tăng hiệu lực điều trị (Cam thảo, Hoàng kỳ chích mật)
Giãm tác dụng phụ (Bán hạ + Gừng)
MỤC ĐÍCH CHẾ BIẾN THUỐC YHCT

Thay đổi tính vị -> dẫn vào tạng phủ ( giấm, rượu, nước muối…)
Giảm tính bền vững cơ học, tăng khả năng giải phóng hoạt chất,
tăng hiệu lực của thuốc (cồn hoà tan hoạt chất, làm nước dễ thấm
vào DL, nâng cao hiệu suất chiết. Giấm acid hoá môi trường,
chuyển alkaloid kiềm sang dạng muối dễ tan trong nước)
Làm sạch thuốc (Kim anh bỏ gai và hạt).
Thuận lợi cho bảo quản.
Thuận lợi cho việc bào chế các dạng thành phẩm (cao, hoàn, tán…)
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC CHẾ BIẾN
THUỐC YHCT

 Thuyết âm dương: Việc chế biến nhằm thay đổi tính âm, tính dương của
thuốc cổ truyền nhằm cân bằng lại âm dương trong cơ thể.
 Thuyết ngũ hành: Dựa trên cơ sở màu sắc, mùi vị của thuốc cổ truyền
quyết định khả năng quy kinh vào các hành tương ứng nên khi chế sẽ
tẩm với một số phụ liệu thích hợp
 Thuyết tạng tượng: Việc chế biến thuốc giúp dẫn khí vị của thuốc vào
các tạng phủ tương ứng
 Thuyết kinh lạc: Kinh lạc có thể xem như những đường dẫn khí vị của
thuốc cổ truyền vào các tạng phủ để chữa bệnh
 Thực tiễn lâm sàng: Thước đo cuối cùng về mặt chất lượng của thuốc.
Thuốc có hiệu quả phải đạt các tiêu chí của lâm sàng: không độc, dễ
uống, không có các biểu hiện của những tác dụng bất lợi, tác dụng
không mong muốn.
MỘT SỐ PHỤ LIỆU DÙNG CHẾ BIẾN DƯỢC LIỆU

CAM THẢO
- Vị ngọt, tính bình, quy 12 kinh.
- Chứa saponin triterpen (glycyrrhizin), đường… giúp làm trung gian
hoàn tan hoạt chất trong bài thuốc
+ Tăng tác dụng nhuận bổ, kiện tỳ, ích khí.
+ Tăng tác dụng dẫn thuốc vào 12 kinh
+ Hiệp đồng tác dụng để trị các chứng ho đờm, viêm loét dạ dày.
+ Giảm độc tính của vị thuốc, điều hoà tính mãnh liệt của thuốc Tẩm
nước Cam thảo:
Thuốc long đờm, chỉ khái: Bán hạ, Viễn chí…
Thuốc bổ: Bạch truật..
Thuốc độc: Phụ tử, Mã tiền, Hoàng nàn… thường dùng Cam thảo
khoảng 5 – 20%, nấu lấy nước để ngâm hoặc tẩm.
MỘT SỐ PHỤ LIỆU DÙNG CHẾ BIẾN DƯỢC LIỆU

GỪNG

-Vị cay, tính ôn, quy kinh Tỳ, Vị, Phế.


-TPHH: Tinh dầu, chất cay, nhựa, tinh bột.
+ Dẫn thuốc vào kinh tỳ, vị, ôn trung tiêu, tăng tác dụng chỉ ẩu.
+ Dẫn thuốc vào kinh phế, ôn phế, tăng tác dụng chỉ khái.
+ Tăng tính ôn của thuốc.
+ Tăng tác dụng phát tán của thuốc
+ Giảm tính kích ứng của một số vị thuốc ngứa.
Tẩm gừng: Bán hạ, Đảng sâm, Thục địa, Trúc nhự, Trúc lịch, Thiên
môn, Mạch môn, Sa sâm…gừng khoảng 5 – 20%, giã nát, thêm
nước, vắt lấy dịch tẩm hoặc ngâm thuốc.
MỘT SỐ PHỤ LIỆU DÙNG CHẾ BIẾN DƯỢC LIỆU

ĐẬU ĐEN

-Vị ngọt, tính bình, vỏ hạt có chứa anthocyanin màu tím đen, hạt
chứa protid nhiều acid amin, lipid, glucid, muối khoáng, vitamin…
-Do có màu đen dẫn thuốc vào kinh Thận (hà thủ ô đỏ)
-Giảm độc tính của một số thuốc (phụ tử, mã tiền, ba đậu)
VD: Các anthocyanin trong Đậu đen giúp giảm bớt lượng tannin
trong Hà thủ ô, làm giảm bớt tính chát, táo của dược liệu này.
-Tăng tác dụng bổ dưỡng Thường dùng lượng đậu đen khoảng 10 -
20% so với thuốc, nấu lấy dịch nước, dùng dịch này để tẩm hoặc
nấu với thuốc.
MỘT SỐ PHỤ LIỆU DÙNG CHẾ BIẾN DƯỢC LIỆU

ĐẬU XANH

-Vị ngọt, tính hàn, vỏ hạt có chứa flavonoid, tanin, chất bột; hạt
chứa glucid, protid, cellulose, khóang chất (Ca, P, Fe…), vitamin
(B1, B2, PP, C…), caroten,…
-Giảm độc tính của một số thuốc (Mã tiền).
-Giúp cơ thể giải độc: flavonoid trong vỏ hạt có khả năng hạn chế
tổn thương gan chuột gây bởi CCl4 hoặc một số thuốc trừ sâu.
-Tăng tác dụng bổ dưỡng. Dùng lượng đậu xanh khoảng 10 - 20%
so với thuốc, tán hoặc giã dập đậu xanh thành bột thô, ngâm cùng
với thuốc.
MỘT SỐ PHỤ LIỆU DÙNG CHẾ BIẾN DƯỢC LIỆU

MUỐI

- Vị mặn, tính hàn, chứa NaCl và một số nguyên tố vi lượng.


Quy kinh Thận, Tâm, Vị.
- Dẫn thuốc vào kinh Thận (Đỗ trọng, Ba kích…)
- Dẫn thuốc xuống hạ tiêu
- Làm tăng tác dụng nhuận táo, làm mềm chất rắn (nhuyễn
kiên)
-Bổ sung một số nguyên tố: Na, Cl, I…
-Bảo quản thuốc, hạn chế mốc mọt. Dùng lượng muối khoảng
1 - 5% so với thuốc, hoà tan trong nước để tẩm hoặc ngâm
thuốc.
MỘT SỐ PHỤ LIỆU DÙNG CHẾ BIẾN DƯỢC LIỆU

RƯỢU

- Vị cay, ngọt, tính nhiệt, có độc, hoạt chất là alcol ethylic, một
số chất thơm.
- Tăng tác dụng thăng đề, dẫn thuốc lên thượng tiêu và ra
ngoài bì phu (Thăng ma, Sài hồ)
- Giảm tính hàn, tăng tính ấm (Hoàng liên, Hoàng cầm)
- Bảo quản thuốc: rượu làm đông vón một số thành phần dễ
gây nấm mốc như chất nhày, pectin… Thường dùng khoảng 5
- 20% so với thuốc.
MỘT SỐ PHỤ LIỆU DÙNG CHẾ BIẾN DƯỢC LIỆU

GIẤM

- Vị chua, tính lương, không độc. Có acid acetic, enzym thủy


phân tinh bột, pH khoảng 2 - 3
- Tăng dẫn thuốc vào kinh Can, Đởm
- Tăng tác dụng hành khí, hoạt huyết, giảm đau
- Acid hóa môi trường, có thể tăng khả năng hòa tan một số
thành phần trong vị thuốc (alkaloid).
- Trung hòa Ca(OH)2 trong một số vị thuốc (cửu khổng, mẫu
lệ, trân châu mẫu…)
- Lượng giấm khoảng 5 -10% so với thuốc, nếu dùng để ngâm
các vị thuốc thì lượng giấm có thể gấp 2 -3 lần
MỘT SỐ PHỤ LIỆU DÙNG CHẾ BIẾN DƯỢC LIỆU

MẬT ONG
- Vị ngọt, tính bình. Quy kinh Tâm, Phế, Tỳ, Vị, Đại trường. Chứa các
monosaccharid (glucose, levulose: 65-70%), disaccharid
(saccharose 2-3%), acid hữu cơ (formic, tartric, acetic), vitamin (A,
D, E), enzym (amylase, lipase).
- Tăng tác dụng kiện tỳ (nhờ các enzym, vitamin), bổ khí (đường)
- Tăng tác dụng nhuận, bổ.
- Bảo quản thuốc: lớp caramen tạo thành trong quá trình sao thuốc
có tác dụng bảo vệ, hạn chế nấm mốc
- Hợp đồng với thuốc để trị các bệnh đường tiêu hóa: viêm đại tràng,
viêm loét dạ dày… Dùng lượng mật ong khoảng 10 -20% so với
thuốc, hòa tan mật với khoảng 50% nước, tẩm dịch này vào thuốc, ủ
đến khi thuốc hút hết dịch, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô, sao nhỏ lửa
đến khi vàng
MỘT SỐ PHỤ LIỆU DÙNG CHẾ BIẾN DƯỢC LIỆU

HOÀNG THỔ, BÍCH THỔ


-Hoàng thổ là loại đất sét vàng, bích thổ là đất vách tường để
lâu ngày. Hoàng thổ vị ngọt, tính bình, hơi lương. Bích thổ vị
ngọt, tính ôn. không độc.
-Chủ yếu là các chất vô cơ, hoàng thổ chứa nhiều muối sắt.
-Tăng tác dụng kiện tỳ, hòa vị.
-Bổ sung một số nguyên tố vô cơ vi lượng và đa lượng. Dùng
lượng đất khoảng 10 - 20% so với thuốc, tán thành bột, hoà
trong nước, khuấy kỹ, gạn lấy dịch trong để tẩm thuốc.
MỘT SỐ PHỤ LIỆU DÙNG CHẾ BIẾN DƯỢC LIỆU

ĐỒNG TIỆN
-Đồng tiện là nứơc tiểu của bé trai 6 -12 tuổi, lấy vào buổi
sáng, đoạn giữa (bỏ nước tiểu đầu và cuối). Vị mặn, tính hàn,
quy kinh Tâm, Thận. Có chứa các sắc tố (urocrom, urobillin,
porphirin), các hợp chất nitơ (ure, amoniac, acid uric, creatinin,
acid puric, 20 lọai acid amin của cơ thể), chất vô cơ (Na, K, Ca,
NH4, Cl, SO4, PO4…), hormon (androgen), đường khử, enzym,
vitamin…
-Tăng tác dụng tư âm giáng hỏa, tăng tác dụng hành huyết tiêu

-Giảm tính táo, tăng tính nhuận. Lượng đồng tiện khoảng 10 –
20% so với thuốc.
MỘT SỐ PHỤ LIỆU DÙNG CHẾ BIẾN DƯỢC LIỆU

NƯỚC VO GẠO
-Dùng nước vo gạo nếp hoặc tẻ.
-Tăng tác dụng kiện tỳ hòa vị, giảm tính táo.
-Tăng tính nhu nhuận.
-Cách chế: 1kg gạo lấy khoảng 2 -3l nước dùng để ngâm
thuốc. Nếu dùng để tẩm thuốc thì cứ 1kg gạo lấy 100 – 200ml
nước gạo đặc.
-Chú ý: dịch nước vo gạo để lâu sẽ bị lên men, có mùi chua,
pH thay đổi từ trung tính dạng acid, ảnh hưởng đến độ tan
của một số hoạt chất (alkaloid, coumarin), các enzym có thể
gây ra sự thủy phân, thay đổi cấu trúc hoạt chất và ảnh
hưởng đến tác dụng của dược liệu.
pH của một số dịch phụ liệu

Dịch ngâm có pH khác nhau có thể làm thay đổi độ tan của các chất hoá
học khác nhau.
+ pH trung tính: nước, dịch quả bồ kết, nước cam thảo, nước gừng, nước
đậu đen…hòa tan được các muối alkaloid, glycosid dạng kết hợp, tannin,
acid hữu cơ, đường, vitamin, pectin, chất nhày.
+ pH acid: giấm, dịch phèn chua…Hoà tan được các chất giống như pH
trung tính và alkaloid tự do
+ pH kiềm: nước vôi, nước tro bếp…hoà tan được các chất giống như pH
trung tính (trừ muối Alkaloid ) .
+ pH thay đổi: nước vo gạo sau ngâm 1 ngày có thể từ pH trung tính sang
pH acid do bị lên men. Đồng tiện sau ngâm 1 ngày có thể từ pH trung tính
sang pH kiềm do tạo thành một số chất như acid uric, muối urat phân huỷ.
Mục đích để dễ bóc vỏ (Hạnh nhân, Đào nhân), mềm dễ thái, giảm độc
tính (Bán hạ).

You might also like