You are on page 1of 7

Chương 2

LOẠI HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA VIỆT NAM


1. Loại hình văn hóa
1.1. Khái niệm loại hình văn hóa
- Được hình thành trên cơ sở về sự khác biệt của 3 yếu tố: môi trường tự nhiên,
phương thức sản xuất kinh tế, lối cư trú.
=> 2 loại hình: văn hoá gốc nông nghiệp và văn hoá gốc du mục (tương ứng là các
nền văn hoá phương Đông và phương Tây).
1.2. Đặc điểm các loại hình văn hóa

Văn hoá gốc nông nghiệp Văn hoá gốc du mục (phương
Tiêu chí
(phương Đông) Tây)

a) MT Các cộng đồng cư dân ở phương Các cộng đồng cư dân ở phương Tây
sống Đông

b) MT tự Là xứ nóng sinh ra mưa nhiều Là xứ lạnh với khí hậu khô, không
nhiên (ẩm), tạo nên nhiều con sông lớn thích hợp cho thực vật sinh trưởng,
và các vùng đồng bằng trù phú. trừ những vùng đồng cỏ rộng.

c) Nghề Trồng trọt là chính Chăn nuôi là chính


mưu sinh  Lối sống định cư.  Lối sống du cư.

d) Tổ chức Lo tạo dựng cuôc ̣ sống ổn định Lo tổ chức để thường xuyên di


đời sống lâu dài, không xáo trộn nên chuyển gọn gàng, nhanh chóng, thuâṇ
mang tính chất trọng tĩnh tiêṇ nên mang tính chất trọng đông
 cuộc sống yên bình, ít di  cuộc sống năng động, di
chuyển chuyển nhiều

e) Ứng xử - Tôn trọng, hòa hợp với - Coi thường và luôn muốn
với môi trường thiên nhiên. chinh phục, chế ngự tự nhiên.;
tự nhiên - ăn thực vật là chủ yếu; - tận dụng tự nhiên: chủ yếu ăn
- ưu điểm: con người giữ động vật;
gìn được môi trường sống tự - ưu điểm: khuyến khích con
nhiên; người dũng cảm đối măṭ với tự nhiên,
- nhược điểm: rụt rè, e ngại khuyến khích khoa học phát triển;
thậm chí tôn sùng tự nhiên. - nhược điểm: hủy hoại môi
trường.

f) Lối Tổng hợp - biện chứng. Phân tích - siêu hình.


nhận thức, tư - ưu điểm: nhìn nhận vấn đề - ưu điểm: có sự sâu sắc, phát
duy
toàn diện, luôn thấy mối quan hệ triển mạnh các ngành khoa học
giữa chúng; chuyên sâu;
- nhược điểm: thiếu triệt để, - nhược điểm: thiếu toàn diện.
sâu sắc.

g) Xu Thiên về thiên văn, triết học tâm Thiên về khoa học tự nhiên và kỹ
hướng KH linh và tôn giáo. thuật.

h) Ứng xử Con người nông nghiệp trọng Con người du mục trọng lý trí, dẫn
xã hội tình, dẫn đến thái độ ̣ trọng đến trọng sức mạnh, trọng tài, trọng
đức, trọng văn, trọng phụ nữ. võ, trọng nam giới.
- ưu điểm: lối sống hiếu - Ưu điểm: Mọi vấn đề đều
hòa, nhân nghĩa trong quan hê ̣ xã theo một nguyên tắc khách quan
hôị ; với các chuẩn mực cố định, văn minh;
- nhược điểm: mặt trái của - Nhược điểm: Mặt trái của
linh hoạt, dân chủ là tùy tiện, tâm nguyên tắc là máy móc, rập khuôn,
lý hòa cả làng, bệnh coi thường cứng nhắc, áp đặt, thiếu bình đẳng.
phép nước.

i) Đặc dung hợp trong tiếp đôc ̣ tôn trong tiếp


trưng văn hóa nhận và mềm dẻo, hiếu hòa trong nhâṇ và cứng rắn, hiếu thắng trong
đối phó. đối phó.

j) Tôn tín ngưỡng đa thần cổ xưa được tín ngưỡng đa thần sơ khai nhanh
giáo kế tục bằng đa tôn giáo. chóng chuyển sang nhất thần giáo
và tôn giáo độc tôn

k) Văn học thơ, nhạc trữ tình. truyện, kịch, múa sôi động.
nghệ thuật

2. Đặc điểm văn hóa Việt Nam trong quan hệ với môi trường tự nhiên
2.1. Văn hóa ăn uống của người Việt Nam
- Dấu ấn nông nghiệp trong cơ cấu bữa ăn theo mô hình: cơm - rau - cá (mắm).
T
iệ
m
g
n


ha
R
q
u
sủ
y
G ạo

- Dấu ấn văn hóa làng: tính cộng cảm, cộng đồng. Người Việt Nam ăn chung
(khác hẳn người phương Tây ai có suất của người ấy). Vì vậy, bữa ăn là dịp sum họp,
quây quần, người Việt Nam rất thích chuyện trò.
- Mang đậm triết lí phương Đông: sự hòa hợp, tổng hợp, cân bằng âm - dương.
o Cách chế biến đồ ăn (pha chế tổng hợp trong món ăn, sử dụng nguyên liệu theo
mùa, dùng gia vị…)
o Cách ăn (ăn và cảm nhận bằng đủ các giác quan, dùng đũa…).
2.2. Văn hóa mặc, ở và đi lại của người Việt Nam
- Mặc giúp cho con người ứng phó được với cái nóng, rét, mưa, gió và quan trọng
hơn, mặc còn để trang điểm, làm đẹp... Văn hóa mặc của người Việt Nam mang đậm
dấu ấn nông nghiệp. Để đối phó với khí hậu nóng ẩm, người Việt Nam ưa sử dụng
chất liệu may mặc mềm, mỏng, nhẹ, thoáng, thấm mồ hôi; cũng là những chất liệu có
nguồn gốc thực vật, sản phẩm của nghề trồng trọt nông nghiệp: tơ, lụa, lượt, là, gấm,
vóc, the, đũi, gai, bông, đay… Trong khi đó, người phương Tây ưa dùng chất liệu là
da, lông thú…
- Ở và đi lại: Ngôi nhà là mái ấm để con người đối phó với nóng lạnh, nắng mưa,
gió bão, là một trong những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho người Việt cuộc sống
định cư ổn định.
o Môi trường sông nước: những người sống bằng nghề sông nước (chài lưới, chở
đò...) thường lấy thuyền, bè làm nhà ở, gọi là nhà thuyền, nhà bè; nhiều gia đình quần
tụ lập nên các xóm chài, làng chài. Nhiều người tuy không sống bằng nghề sông nước
nhưng cũng làm nhà sàn để ứng phó với ngập lụt, ẩm ướt, bởi khí hậu nhiệt đới có độ
ẩm cao.
o Môi trường tự nhiên nóng ẩm: ưa thích nhà hướng Nam, nhà cao cửa rộng, tạo
không gian thoáng mát, giao hòa với tự nhiên
o Người Việt Nam có truyền thống thờ cúng tổ tiên và hiếu khách, cho nên đặc
biệt chú ý đến không gian dành để thờ cúng tổ tiên và không gian dành cho việc tiếp
khách.
- Về đi lại:
o do bản chất nông nghiệp sống định cư cho nên con người ít có nhu cầu di
chuyển; có đi thì chỉ đi gần (từ nhà ra đồng, từ nhà lên nương).
o Việt Nam là vùng sông nước, nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng
chịt và bờ biển rất dài. Vì vậy mà phương tiện đi lại phổ biến từ ngàn xưa là đường
thủy.
=> Nói tóm lại, con người sống trong môi trường tự nhiên vừa phụ thuộc, vừa
thích ứng với tự nhiên; nhưng mặt khác, con người tìm hiểu, khám phá, chinh phục,
cải tạo tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ cuộc sống của mình. Có nghĩa là, con người tạo
ra môi trường nhân tạo, tạo ra giá trị văn hóa. Văn hoá là sự biến đổi tự nhiên phục vụ
cuộc sống con người.
3. Đặc điểm văn hóa Việt Nam trong quan hệ với môi trường xã hội
Có ba nguyên lí cơ bản tập hợp cá nhân thành xã hội là cùng dòng máu (gia đình),
cùng chỗ ở (làng xóm), cùng lợi ích dân tộc (quốc gia).
3.1. Đặc điểm gia đình Việt Nam
Gia đình là hình ảnh xã hội thu nhỏ: tình cảm, dòng máu, luân lí, đạo đức, kinh
tế…
o Là cội nguồn và chốn nương náu của mỗi cá nhân; một thiết chế có luật lệ và
tôn ti trật tự.
o Đóng vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành nhân cách con người.
 tạo nên mối liên hệ xã hội bền vững nhất, nơi duy trì và trao truyền những nét
đặc trưng của văn hóa dân tộc.
- Gia đình người Việt Nam hiện nay:

Gia
GiaGia đình
đình
đìnhhạt nhỏ
"thiếu"
nhân

- Gia đình Việt Nam mang nét đặc thù Á Đông - ảnh hưởng Nho giáo:
o Con trai nối dõi, thờ cúng; đề cao tính cộng đồng, tinh thần vì lợi ích chung
(mỗi thành viên bị chi phối bởi tập thể chung của gia đình) nhưng cũng tôn trọng giới
hạn tự do cá nhân.
o Phụ nữ (người vợ, người mẹ...) có địa vị bình đẳng với nam giới (người chồng,
người cha...). Điều này được quy định bởi nền văn hoá nông nghiệp lúa nước truyền
thống, tự cung tự cấp.
o Người nam giới có vai trò, vị trí trong đối ngoại, còn người phụ nữ có vai trò
đặc biệt quan trọng trong đối nội, trong điều hành gia đình (nội tướng).
o Văn hóa tình nghĩa được đề cao (tình nghĩa cha - con, mẹ - con, vợ - chồng, tình
nghĩa giữa gia đình với họ tộc, hàng xóm láng giềng). Đó là văn hóa nghĩa tình rất Á
Đông.
o Quan hệ của người Việt trong gia đình: đối với bề trên, với cha mẹ thì hiếu
kính; với anh em (huynh đệ) thì hoà thuận (đễ); với vợ chồng thì nghĩa tình, thuỷ
chung, tôn trọng lẫn nhau…
=> Có thể nói, với tư cách là một xã hội thu nhỏ, gia đình Việt Nam gồm tổng hoà
nhiều mối quan hệ xã hội đa chiều, biểu hiện những giá trị văn hoá đầy sức sống,
mang phong vị Á Đông độc đáo. Mỗi gia đình người Việt Nam hôm nay cùng chung
sức, chung lòng cho sự phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh.
3.2. Đặc điểm làng Việt Nam
Làng là một thành tố quan trọng trong cơ cấu xã hội Việt Nam (nhà -làng- nước).
- Quan hệ của người Việt Nam trong làng xóm: trọng tình cảm, đoàn kết, giúp đỡ
lẫn nhau; tôn trọng người cao
- Đình làng là nơi trung tâm chính trị, văn hóa của làng.
- Văn hóa làng nổi bật với hai đặc điểm cơ bản là tính cộng đồng và tính tự trị.
o Tính cộng đồng thúc đẩy tính dân chủ làng xã và ý thức cố kết mỗi thành viên
trong làng (cây đa, giếng làng, sân đình, hội làng… là không gian sinh hoạt chung).
o Tính tự trị thông qua lệ làng và hương ước khiến mỗi làng có diện mạo văn hóa
riêng như tập quán, nếp sống, tín ngưỡng, tôn giáo, hội làng, thậm chí giọng nói và cả
cách ứng xử
 Chính những đặc điểm này giúp làng đứng vững trong bão táp của lịch sử dân
tộc.
Tuy vậy, cũng chính tính tự trị của làng đã làm cản trở sự phát triển của tư duy
khoa học kỹ thuật, óc sáng tạo trong mỗi người dân Việt Nam.
=> Nói tóm lại, người Việt Nam cần gìn giữ những nét bản sắc tốt đẹp của văn hóa
làng, nhưng đồng thời cần phát huy ý thức xã hội, tinh thần trách nhiệm, tạo điều kiện
để con người cá nhân phát triển, hướng đến một xã hội dân chủ hài hòa, sống tôn trọng
pháp luật, kỷ cương. Tính sáng tạo, linh hoạt truyền thống của người Việt Nam cần giữ
lại, song cần chấm dứt thói tùy tiện. Chỉ có như vậy mới thoát ra khỏi tầm nhìn hạn
hẹp của văn hóa làng xã tiểu nông, để trên cơ sở đó gìn giữ và phát huy được những
giá trị tinh hoa của văn hóa làng, xây dựng được văn hóa đô thị Việt Nam văn minh,
hiện đại.
4. Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ
4.1. Đặc điểm văn hóa giao tiếp của người Việt Nam
- Xuất phát từ văn hóa làng với đặc trưng là tính cộng đồng và tính tự trị nên người
Việt Nam vừa thích giao tiếp lại vừa rụt rè, e ngại. Đối với cộng đồng quen thuộc thì
xởi lởi, thích giao tiếp nhưng khi gặp người lạ, ở ngoài cộng đồng quen thuộc thì e dè,
ngại ngùng.
- Đề cao tình cảm, đề cao tình hơn lí, thường quy về mối quan hệ thân tình và
xưng hô thân mật như: anh, chị, cô, chú, bác, cháu…; hay cười để thể hiện sự thân
thiện…
- Ưa quan tâm tìm hiểu đối tượng giao tiếp của mình nên thường hỏi thăm tuổi tác,
gia đình, quê quán, trình độ học vấn…, thường đắn đo cân nhắc trước khi nói, hoặc nói
vòng vo khéo léo mà không bao giờ mở đầu trực tiếp, đi thẳng vào đề như người
phương Tây. Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm
là thiếu tính quyết đoán.
- Ưa sự khiêm nhường và lịch sự nên thường hạ thấp khi nói về mình, còn đề cao
đối tượng giao tiếp… Điều này khiến người Việt Nam thiếu tự tin vào cá nhân mình.
=> Tóm lại, bối cảnh giao lưu văn hóa đa chiều và hội nhập ngày nay, đòi hỏi
người Việt Nam cần ý thức đầy đủ về ưu điểm và hạn chế trong văn hóa giao tiếp của
dân tộc. Từ đó, biết khắc phục hạn chế, biết tiếp thu và học hỏi để nâng cao tầm hiểu
biết, bản lĩnh và tự tin khi giao tiếp.
4.2. Đặc điểm nghệ thuật ngôn từ Việt Nam
Ngôn ngữ là thành tố của văn hóa, là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con
người. Tiếng Việt phản ánh rõ nhất tâm hồn, tính cách của con người và đặc trưng cơ
bản của nền văn hóa Việt Nam.
- Mang tính biểu trưng cao: thể hiện ở xu hướng khái quát hóa, ước lệ hóa với
cấu trúc cân đối hài hòa
- Giàu tính biểu cảm, giàu thanh điệu và tính nhạc - đặc trưng của văn hóa trọng
tình.
- Mang tính linh hoạt - đặc trưng ứng xử văn hóa của người Việt Nam. Điều đó
cho thấy, ngôn ngữ thực sự là tấm gương phản chiếu đặc trưng văn hóa Việt Nam
5. Hằng số văn hoá Việt Nam
5.1. Khái niệm hằng số văn hoá
Hằng số văn hoá là khái niệm chỉ những đặc điểm, những yếu tố bất biến trong
quá trình vận động, phát triển của một nền văn hoá. Văn hoá luôn biến đổi, vận động,
phát triển. Vì vậy, khi nói hằng số (bất biến) trong văn hoá là nói đến một số đặc điểm,
nhân tố hữu hạn nào đó mà thôi.
5.2. Các hằng số văn hoá Việt Nam
- Tính không chối từ: văn hoá Việt Nam là nền văn hoá cởi mở, sẵn sàng đón
nhận, thâu nạp các giá trị, tinh hoa văn hoá ngoại sinh để làm giàu có thêm nền văn
hóa dân tộc (thực ra, trong “không chối từ” đã hàm chứa “chối từ”, có nghĩa là văn hóa
Việt Nam không dung nạp những gì xa lạ, trái với truyền thống, bản sắc văn hoá dân
tộc. Nó chỉ thu nạp và tiếp biến những giá trị phù hợp với cộng đồng. Văn hóa Việt
Nam là bản sắc văn hóa của quốc gia đa dân tộc, tiếp biến nhuần nhị những yếu tố văn
hóa Ấn Độ, Trung Hoa, Âu - Mỹ… hòa đồng với tự nhiên, làng bản, đất nước. Nó
thống nhất dựa trên sự phong phú, đa dạng, đa sắc màu, cởi mở, tiếp xúc, tiếp biến).
- Văn hoá Việt Nam là nền văn hoá nông nghiệp với ba nhân tố nông dân - nông
nghiệp lúa nước - làng xã. Ba nhân tố này đã trở thành nét hằng xuyên đi suốt không
gian, thời gian của văn hoá dân tộc. Nó in đậm, chi phối mọi mặt đời sống văn hoá dân
tộc.
- Tính đa dân tộc: chủ thể văn hoá Việt Nam gồm nhiều tộc người (54 dân tộc
anh em). Cùng với những nhân tố khác, tính đa dân tộc làm cho văn hoá Việt Nam đa
dạng mà thống nhất, thống nhất trong đa dạng.

You might also like