You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN:

GIAO TIẾP TRONG MÔI TRƯỜNG ĐA VĂN HÓA


Câu 1: (5 điểm) Nêu tên và phân tích các nét phẩm chất cần có trong năng lực giao tiếp
liên-đa văn hóa.
Ý Nội dung Điểm
1 - Nhạy cảm: Đây là phẩm chất quan trọng nhất trong giao tiếp liên văn hóa. 1đ
Nó giúp người giao tiếp thấy được tính/ sự phù hợp trong các tương tác cụ
thể xét theo tất cả các thành tố giao tiếp hoặc tính nổi trội của một/một số
thành tố giao tiếp trong các tương tác đó.
2 - Khoan dung: Phẩm chất này giúp người giao tiếp tránh hoặc giảm thiểu 1đ
được các nguy cơ sốc văn hóa, xung đột văn hóa và ngừng trệ giao tiếp do
các hành vi chưa phù hợp của đối thể hoặc do người giao tiếp cho là như
vậy.
3 - Cầu thị: Cầu thị là phẩm chất cần có để tiếp nhận cái mới và để điều 1đ
chỉnh hành vi phù hợp trong môi trường liên văn hóa.
- Công tâm: Phẩm chất này có vai trò quan trọng trong cách ta nhìn nhận 1đ
4 về văn hóa nguồn và văn hóa đích, cũng như trong việc giảm thiểu tính bản
tộc trung tâm.
- Đồng cảm: Đồng cảm (hay “thấu cảm”) giúp người giao tiếp thấu hiểu và 1đ
5 chia sẻ với đối thể, tạo dựng tính đồng nhóm trong quan hệ liên nhân.
6 - Linh hoạt: Linh hoạt giúp ta xử lí các tình huống có vấn đề trong các
tương tác liên văn hóa một cách hiệu quả và phù hợp.

Câu 2: (5 điểm) Nói rõ những điều cần tránh hay cần lưu ý trong giao tiếp liên-đa văn hóa.
Ý Nội dung Điểm
1 - Tránh áp đặt: Tránh ra lệnh và áp đặt; nên gợi ý và ướm thử 1đ
2 - Tránh phê phán: Tránh than phiền, phàn nàn và phê phán; nên sử dụng 1đ
các hành động đền bù nếu buộc phải làm vậy
3 - Chân thành quan tâm: Tỏ rõ sự quan tâm chân thành và phù hợp với đối
thể
4 - Tôn trọng quan điểm: Tôn trọng quan điểm, ý kiến, cách nhìn nhận của 1đ
đối thể
5 - Tránh căng thẳng: Tránh xung đột và tranh cãi; tìm giải pháp 1đ
6 - Nhìn nhận tích cực: Nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực và lạc quan 1đ
Câu 3: (5 điểm) Phân tích định nghĩa “năng lực giao tiếp liên văn hóa” sau đây của Byram:
“Năng lực giao tiếp liên văn hóa là khả năng giao tiếp và tương tác qua biên giới ngôn ngữ
và văn hóa một cách phù hợp và hiệu quả”.
Ý Nội dung Điểm
1 “Năng lực giao tiếp liên văn hóa” là khả năng giao tiếp và tương tác giữa 1đ
những đối thể (người giao tiếp với nhau)
2 Những đối thể giao tiếp liên văn hóa này đến từ các nền văn hóa khác 1đ
nhau và dân tộc (tiếng nói) khác nhau
3 Những đối thể giao tiếp liên văn hóa này do vậy giao tiếp được với nhau 1đ
trên thực tế ấy là vì họ đang thực hiện một sự tương tác qua biên giới
ngôn ngữ và văn hóa
Sự tương tác qua biên giới ngôn ngữ và văn hóa thực hiên một cách phù 1đ
4 hợp và hiệu quả này là do người giao tiếp liên-đa văn hóa “thích ứng khác
biệt văn hóa” – tức các đối thể giao tiếp liên văn hóa có sự thấu cảm liên
văn hóa
Sự tương tác qua biên giới ngôn ngữ và văn hóa đó thực hiện một cách 1đ
5 phù hợp và hiệu quả nhất khi người giao tiếp liên-đa văn hóa đó thực sự
thực hiện “hòa nhập khác biệt văn hóa”: hòa nhập với các thế giới quan
văn hóa khác nhau và trở thành “con người song văn hóa hay đa văn hóa”

Câu 4: (5 điểm) Nêu và phân tích 5 năng lực cần thiết để có thể thực hiện liên văn hóa trong
giao tiếp liên-đa văn hóa.
Ý Nội dung Điểm
1 - Biết nhận thức văn hóa có phê phán: Khả năng đánh giá có phê phán 1đ
và trên cơ sở các tiêu chí rõ ràng các hành vi cùng các sản phẩm được
tạo ra trong văn hóa tại đất nước của chính mình cũng như trong các văn
hóa và tại các nước khác.
2 - Có thái độ tò mò, cởi mở, sẵn sàng rũ bỏ đức tin sai lệch về các nền 1đ
văn hóa khác và đức tin về văn hóa của chính mình.
3 - Có kiến thức về các nhóm xã hội cũng như sản phẩm và qui trình của 1đ
các nhóm đó tại đất nước của chính mình và tại đất nước của người
tương tác với mình.
4 - Có khả năng diễn giải một văn kiện hay sự kiện từ một nền văn hóa 1đ
khác, giải thích và liên hệ nó với các văn kiện hay sự kiện từ văn hóa
của chính mình.
5 - Có khả năng thụ đắc kiến thức mới về một nền văn hóa và các hành vi 1đ
văn hóa cũng như khả năng vận dụng kiến thức, thái độ, kĩ năng dưới áp
lực của giao tiếp và tương tác thực tế.

Câu 5: (5 điểm) Một sự giao tiếp liên-đa văn hóa đòi hỏi thành viên tham dự phải xem xét
đến “giá trị văn hóa” thể hiên qua các nhân tố như thế nào? Nêu và phân tích cụ thể.
Ý Nội dung Điểm
1 Các giá trị văn hóa được xem xét thông qua: 1đ
- Có mặt đúng giờ
2 - Sắp xếp thứ tự chỗ ngồi 1đ
3 - Không gian gặp mặt: riêng tư hay công cộng 1đ

4 - Hội nhóm: gia đình hay công ty, nhóm bạn 1đ

5 - Tôn ti: chức vụ, địa vị,… 1đ

Câu 6: (5 điểm) Có những sự kiện giao tiếp như thế nào? Thử kể tên và giới thiệu sơ qua
các sự kiện giao tiếp đó.
Ý Nội dung Điểm
1 Các sự kiện giao tiếp: 1đ
- Các cuộc đàm phán và giao dịch
2 - Các buổi học, thuyết trình, hội thảo 1đ
3 - Đón đoàn và làm việc nhóm 1đ

4 -Tiệc rượu, tiệc mặn, sự kiện xã hội 1đ

5 - Cuộc giao lưu nhàn đàm, cuộc gọi điện thoại, email, chat,… 1đ

Câu 7: (5 điểm) Vì sao phải nêu vấn đề giao tiếp liên-đa văn hóa?
Ý Nội dung Điểm
Ý1 - Xu thế không thể đảo ngược – Toàn cầu hóa yêu cầu các “công dân 1đ
toàn cầu” (global citizens)
- Tổng quan về toàn cầu hóa 1đ
- Lý giải về “công dân toàn cầu” 1đ
- Dẫn chứng cụ thể 1đ
Ý2 - Môi trường liên-đa văn hóa đòi hỏi người tương tác liên văn hóa
- Dẫn chứng cụ thể 1đ

Câu 8: (5 điểm) Hoạt động ngôn ngữ trong một giao tiếp liên-đa văn hóa luôn đi kèm những
“yếu tố ngoại ngôn”. Hãy chỉ ra và phân tích các yếu tố đi kèm lời nói này.
Nội dung Điểm
Các yếu tố “ngoại ngôn” bao gồm:
- Cử chỉ, nét mặt, tư thế, ngôn ngữ thân thể 1đ
- Khoảng cách hay cự ly giữa các thành viên cuộc giao tiếp 1đ
- Các vật thể trang trí, các biểu tượng địa vị 1đ
- Trang phục, đồng phục, thức ăn, bia rượu 1đ
- Mùi thân thể (hay mùi nước hoa) và tiếng ồn, tạp âm,… 1đ

Câu 9: (5 điểm) Phân tích các biểu hiện của tâm lý hay ý thức gọi là “Bản tộc trung tâm”
trong giao tiếp liên-đa văn hóa.
Ý Nội dung Điểm
1 Trong giao tiếp liên-đa văn hóa, người ta thường có xu hướng cho rằng 1đ
điều mà ta và những người có cùng phông nền văn hóa với ta tin là đúng
chắc chắn sẽ là đúng.
2 Và trong rất nhiều trường hợp, người giao tiếp liên-đa văn hóa không thực 1đ
sự ý thức rằng điều được coi là đúng, hay hoặc tốt trong văn hóa này chưa
chắc đã là là đúng, hay hoặc tốt - thậm chí, có thể là sai, dở hay xấu trong
văn hóa kia.
3 Do vậy người ta có xu hướng tin rằng cái mà họ có là tốt nhất, cách mà họ 1đ
nghĩ là hay nhất và hành vi mà họ thực hiện là phù hợp nhất.
Cũng từ đó, họ thường đề cao các giá trị, quan niệm, đức tin, hành vi ứng 1đ
4 xử, phong cách giao tiếp… trong văn hóa của họ.
Nguy tệ hơn, họ coi những gì khác với những “chuẩn mực” (trong văn hóa 1đ
5 của mình) là “phi chuẩn mực”.

Câu 10: (5 điểm) Một trong những điều gây hại cho sự giao tiếp liên-đa văn hóa được gọi là
“tiền niệm”. Phân tích diễn giải sơ bộ về điều này.
Ý Nội dung Điểm
1 - “Tiền niệm” hiểu nôm na là những ý niệm có trước, sẵn trong tâm thức 1đ
chủ thể giao tiếp
2 - “Tiền niệm” cũng có thể gọi những “dự tưởng” 1đ
3 - Ở đây được hiểu là những ý niệm, quan điểm, cách nhìn nhận mang tính
giả tri (tri thức sai) mà ta có được về một điều gì đó
4 - Trước khi ta thực sự có những trải nghiệm chân tri về điều đó 1đ
5 - “Tiền niệm” cũng gắn liền với những trạng thái tâm lí xuất hiện ảnh 1đ
hưởng của các giả tri đó
6 - Các “tiền niệm” như nước sẵn trong một cái cốc, chúng khiến cho cái cốc 1đ
không tiếp nhận thêm nước mới.

Câu 11: (5 điểm) Tâm lý “bản tộc trung tâm” (văn hóa dân tộc mình là nhất) là một chướng
ngại đối với giao tiếp liên-đa văn hóa. Hãy trình bày các bước tiến trên con đường khắc phục
và hóa giải tâm lý đó nhằm tham gia hữu hiệu vào quá trình giao tiếp liên-đa văn hóa.
Ý Nội dung Điểm
1 Tâm lý “bản tộc trung tâm” trong giao tiếp liên-đa văn hóa là gì? Tác hại 1đ
của tâm lý đó?
2 Các bước tiến trên con đường khắc phục và hóa giải tâm lý đó nhằm tham 1đ
gia hữu hiệu vào quá trình giao tiếp liên-đa văn hóa:
3 - Đi từ “chối bỏ khác biệt văn hóa” hoặc “Chống lại khác biệt văn hóa” 1đ
4 - Đến “giảm thiểu sự khác biệt văn hóa” rồi “chấp nhận khác biệt văn hóa” 1đ
5
- Tiến tới “thích ứng khác biệt văn hóa” 1đ

6 - Và cao hơn – “hòa nhập khác biệt văn hóa”

Câu 12: (5 điểm) Diễn giải cụ thể các biểu hiện của các ứng xử “chối bỏ khác biệt văn hóa”,
“chống lại khác biệt văn hóa”, “giảm thiểu khác biệt văn hóa”, “chấp nhận khác biệt văn
hóa”, “thích ứng khác biệt văn hóa” trong giao tiếp liên-đa văn hóa.
Ý Nội dung Điểm
1 - Người giao tiếp liên-đa văn hóa với tâm lý “chối bỏ khác biệt văn hóa” 1đ
là người không nhận thức được khác biệt (giữa các nền) văn hóa: Họ tự
cho văn hóa của họ là văn hóa nhân loại. Nếu có một chút nhận thức về
khác biệt văn hóa giữa họ và những người đến từ những nền văn hóa khác
đang giao tiếp cùng họ thì đó là khác biệt giữa “đa số” (là họ) và “thiểu
số” (những người đến từ nền văn hóa khác).
2 - Người giao tiếp liên-đa văn hóa với tâm lý “chống lại khác biệt văn hóa” 1đ
là người thường phê phán nặng nề các hành vi và biểu đạt văn hóa khác
với văn hóa mình.
3 - Người giao tiếp liên-đa văn hóa với tâm lý “giảm thiểu khác biệt văn 1đ
hóa” là người nghĩ rằng các yếu tố tạo ra thế giới quan văn hóa của chính
họ cũng đồng thời là các yếu tố mang tính phổ quát, cho rằng các giá trị
và đức tin căn bản nào đó luôn vượt qua mọi biên giới văn hóa.
4 - Người giao tiếp liên-đa văn hóa “chấp nhận khác biệt văn hóa” chấp 1đ
nhận rằng thế giới quan của họ cũng chỉ là một trong số các thế giới quan
đồng phức mà thôi. Họ chấp nhận, tôn trọng và muốn tìm hiểu về dị biệt
văn hóa, nhưng chưa đủ hiểu biết về văn hóa của người đến từ nền văn
hóa khác để thích ứng cùng.
5 - Người giao tiếp liên-đa văn hóa “thích ứng khác biệt văn hóa” là người 1đ
có khả năng tạo ra được những hành vi phù hợp trong các chu cảnh văn
hóa đích khác nhau. Ở đây xuất hiện sự thấu cảm liên văn hóa và người ta
có thể chuyển tính nhạy cảm liên văn hóa của mình thành năng lực giao
tiếp liên văn hóa.

Câu 13: (5 điểm) Năng lực giao tiếp liên-đa văn hóa là gì? Phân tích mối quan hệ tổng hòa
của ba bình diện tri nhận, cảm xúc và hành vi trong năng lực giao tiếp liên-đa văn hóa.
Ý Nội dung Điểm
Ý1 - Năng lực giao tiếp liên-đa văn hóa là là khả năng “tương tác hiệu quả 1đ
và phù hợp với các thành viên thuộc các nền văn hóa khác”
- Diễn giải định nghĩa trên cùng với ví dụ 1đ

Ý2 - Cấu trúc năng lực giao tiếp liên-đa văn hóa gồm: 1đ
+ tri nhận
+ cảm xúc
+ hành vi
- Sự thực hiện năng lực giao tiếp liên-đa văn hóa là kết quả của một 1đ
tổng hòa các bình diện tri nhận, cảm xúc và hành vi.
- Phân tích diễn giải cùng ví dụ sự hòa kết của cả ba bình diện này
trong quá trình giáo tiếp đa-liên văn hóa. Sự kết hợp của bình diện tri 1đ
nhận và bình diện cảm xúc có quan hệ động mang tính tương liên,
tương tác chặt chẽ với bình diện hành vi biểu hiện ra bên ngoài.

Câu 14: (5 điểm) Một sự giao tiếp liên-đa văn hóa gồm trước hết là hoạt động ngôn ngữ.
Hãy chỉ ra và phân tích các yếu tố xuất hiện gắn kết với nhau hoạt động ngôn ngữ này.
Nội dung Điểm
Hoạt động ngôn ngữ (giao tiếp liên-đa văn hóa) bao gồm
- Giọng điệu, cường độ 1đ
- Các kiểu phát ngôn nghi vấn, phủ định, mệnh lệnh, so sánh 1đ
- Chọn lựa từ vựng 1đ
- Cấu trúc văn bản/diễn ngôn 1đ
- Chuyển động và hành động giao tiếp 1đ

You might also like