You are on page 1of 9

I. Vấn đề phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay.

1. Thực trạng lực lượng sản xuất ở Việt Nam.

Việc nhận thức, vận dụng phù hợp mối quan hệ của Mác – Lênin với xã hội

ở Việt Nam sẽ góp phần thực hiện thành công mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh,

dân chủ công bằng, văn minh”.

Nước ta sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từ năm 1975 đến trước

những năm 1986, mặc dù nước ta đã huy động được sức người, sức của cho

cuộc kháng chiến và đổi mới đất nước, song nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu

theo chiều rộng, hiệu quả thấp.

Sau khi miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng (năm 1975) và đất nước thống nhất (năm 1976),
bắt đầu ngay việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980). Kế hoạch này có nhiều điểm duy ý
chí nên phần lớn chỉ tiêu đều không đạt. Sản xuất đình trệ, tăng trưởng chỉ đạt 0,4 %/ năm (kế hoạch là
13-14 %) trong khi tỷ lệ tăng dân số hàng năm trên 2,3 %. Tình trạng thiếu lương thực diễn ra gay gắt,
năm 1980 phải nhập 1,576 triệu tấn lương thực. Ngân sách thiếu hụt lớn, giá cả tăng hàng năm 20 %,
nhập khẩu nhiều gấp 4-5 lần xuất khẩu. Nhà nước thiếu vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhiều công trình phải
bỏ dở, hàng tiêu dùng thiết yếu thiếu trầm trọng.

Lúc bấy giờ, nước ta chưa xác định được hiện thực khách quan nên chưa thừa nhận sự tồn tại của nền
kinh tế nhiều thành phần, coi kinh tế thị trường chỉ là thứ yếu bổ sung cho kế hoạch hóa, dẫn đến

những kế hoạch sai phạm, không có hiệu quả cho nền kinh tế Việt Nam. Khixác lập quan hệ sản xuất,
chúng ta tuyệt đối hóa vai trò của công hữu, làm choquan hệ sản xuất chỉ tồn tại dưới hai dạng là toàn
dân và tập thể. Từ đó khiến cho nền kinh tế bị đình trệ, lực lượng sản xuất không phát triển, sản xuất
ngưng trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Những hạn chế đó đều xuất phát từ

nguyên nhân chủ yếu là do sự nóng vội, duy ý trí dẫn đến việc có những nhận

thức chưa đúng đắn về quy luật giữa mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và

quan hệ sản xuất. Chúng ta đã tạo ra sự mâu thuẫn trong mối quan hệ, muốn

tạo ra quan hệ sản xuất tiên tiến vượt thời đại trong khi nền kinh tế đất nước

còn kém phát triển, lạc hậu nghèo nàn, điều đó đã đưa đất nước lâm vào khủng

hoảng kinh tế, xã hội.

Đại hội IV ĐCS VN đã quyết định cải tạo XHCN trong cả nước với mục tiêu lớn: xây dựng chế độ làm chủ
tập thể và sản xuất lớn. Do các mục tiêu đề ra quá lớn nên trong kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981-1985)
nền kinh tế thiếu cân đối và lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Sản xuất đình trệ thể hiện trên tất cả các
lĩnh vực. Nạn lạm phát tăng nhanh, đầu những năm 80 tăng khoảng 30-50 % hàng năm, cuối năm 1985
lên đến 587,2 % và siêu lạm phát đạt đến đỉnh cao vào năm 1986, với 774,7 %. Đời sống nhân dân hết
sức khó khăn.

Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng và lãnh đạo thực hiện công cuộc Đổi mới.
Một vài hình ảnh về thời kì bao cấp

Xếp hàng gửi xe chờ tem phiếu


Mua bán tại quầy hàng mậu dịch nhà nước.

Mua vải
Mua đồ gia dụng

Tiền mặt hạn chế được sử dụng, chủ yếu là tem phiếu.
Phiếu mua thịt

Tem lương thực


Phiếu mua chất đốt
Đại hội Đảng lần IV

Thực trạng của lực lượng sản xuất việt Nam hiện nay.

Việt Nam đang bắt kịp đà tăng chỉ số ĐMST của thế giới
Trong bảng xếp hạng GII 2021, Việt Nam xếp thứ 44 trên 132 quốc gia/nền kinh tế (so với thứ hạng 42 năm 2019 và
năm 2020) sau khi WIPO đã cập nhật số liệu GDP theo tính toán mới của Việt Nam (tăng khoảng 36% so với năm
2020). Mặc dù Việt Nam giữ nguyên vị trí xếp hạng về đầu ra ĐMST (thứ hạng 38) và tiếp tục có sự cải thiện thứ
hạng đầu vào ĐMST tăng 02 bậc (từ 62 lên 60) so với năm 2020, nhưng giá trị GDP mới, lớn hơn đã điều chỉnh lại
thứ hạng của Việt Nam do nhiều chỉ số thành phần được tính dựa trên tổng giá trị chia GDP (có 27 chỉ số trên tổng
số 81 chỉ số sử dụng GDP để tính toán, trong đó 24 chỉ số sử dụng GDP làm mẫu số).
Do tác động của nhiều yếu tố đến kết quả xếp hạng, trong đó có ảnh hưởng của phương pháp tính toán, xếp hạng
nên bên cạnh vị trí xếp hạng, Báo cáo GII còn công bố khoảng tin cậy của thứ hạng để làm căn cứ khi so sánh giữa
các thứ hạng gần nhau. Năm 2021, WIPO công bố thứ hạng của Việt Nam là 44 và công bố khoảng tin cậy của thứ
hạng này trong khoảng 42 đến 47. Năm 2020, Việt Nam có thứ hạng 42 và khoảng tin cậy là 41 đến 50. Do vậy, nếu
đánh giá theo khoảng tin cậy thì thứ hạng GII của Việt Nam năm 2021 và 2020 là gần như tương đương nhau.

Trong nhóm 34 quốc gia có thu nhập trung bình thấp được đưa vào danh sách xếp hạng GII năm 2021, Việt Nam
tiếp tục giữ vị trí đứng đầu. Việt Nam tiếp tục duy trì xếp hạng trong nhóm 45 quốc gia dẫn đầu toàn cầu. Trong các
quốc gia xếp trên Việt Nam năm 2021, không có quốc gia nào ở mức thu nhập trung bình thấp như Việt Nam, chỉ có
5 quốc gia ở mức thu nhập trung bình cao (Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Bungari và Thổ Nhĩ Kỳ), còn lại đều là
các quốc gia/nền kinh tế phát triển, thuộc nhóm thu nhập cao.
Theo đánh giá của WIPO năm 2021, chỉ số GII của Việt Nam có kết quả nổi bật về Trình độ phát triển của thị trường,
xếp hạng 22, tăng 12 bậc từ vị trí 34 năm 2020 – thứ hạng cao nhất từ trước tới nay của Việt Nam đối với trụ cột
này. Đây cũng là trụ cột có thứ hạng cao nhất trong 07 trụ cột của GII. Trong đó, tiến bộ mạnh mẽ nhất là nhóm chỉ
số về chỉ số về Thương mại, đa dạng hóa và quy mô thị trường đã tăng 34 bậc, từ thứ hạng 49 lên 15 – cũng là thứ
hạng tốt nhất từ trước tới nay của nhóm chỉ số này. Cụ thể, chỉ số Mức thuế quan áp dụng, bình quân gia quyền/tất
cả các sản phẩm (%) - tăng 61 bậc (từ hạng 82 lên 21). Đây là kết quả của các nỗ lực gỡ bỏ rào cản thuế quan
thông qua hàng loạt hiệp định thương mại song phương và đa phương mà chúng ta đã tích cực chủ động tham gia
trong vài năm trở lại đây.
Chỉ số Quy mô thị trường nội địa tăng 9 bậc (từ hạng 32 lên 23). Đặc biệt, chỉ số mới được sử dụng trong GII 2021
là Đa dạng hóa các ngành trong nước (thay thế cho chỉ số Mức cạnh tranh trong nước) có thứ hạng cao, xếp hạng 9.
Nhóm chỉ số về Tín dụng của Việt Nam luôn được đánh giá cao, tiếp tục giữ thứ hạng 9 đã đạt được từ năm 2020,
và là nhóm chỉ số có thứ hạng cao nhất trong tổng số 21 nhóm chỉ số của GII. Trong nhóm chỉ số này, chỉ số Tín
dụng nội địa cho khu vực tư nhân (% GDP) tiếp tục cải thiện 3 bậc (từ hạng 15 lên 12).
Trong nhóm chỉ số về Liên kết ĐMST, chỉ số Hợp tác đại học - doanh nghiệp trong trong nghiên cứu và phát triển
tăng 31 bậc (từ hạng 65 lên 34). Chỉ số Quy mô phát triển cụm công nghiệp tăng 25 bậc (từ hạng 42 lên 17). Các
chính sách, cơ chế khuyến khích, hỗ trợ ĐMST, thúc đẩy hợp tác giữa khu vực doanh nghiệp và viện trường, phát
triển các khu công nghiệp, kinh tế, khu công nghệ cao và các cụm công nghiệp nhỏ đã được phát huy, nhờ đó nhóm
chỉ số Liên kết ĐMST đã được cải thiện tích cực nhất từ trước tới giờ, tăng 17 bậc (từ hạng 75 lên 58).

Thực hiện đường lối chính sách mới, nước ta đã có những phát triển vượt
bậc trong nền kinh tế, đạt được những thành tựu to lớn, trong đó nổi bật là sự
vận dụng hợp lí của mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với hình thức đa dạng, phát
huy mọi năng lực sản xuất, tiềm năng của các thành phần kinh tế. Những năm
gần đây trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khoa học công nghệ là một
trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển lực lượng sản
xuất ở Việt Nam. Những thành tựu khoa học đã góp phần trong việc cải tiến
công cụ lao động, phát triển tư liệu sản xuất, từ đó tạo được những thay đổi lớn
lao trong nền kinh tế Việt Nam. Những công cụ lao động thuần túy được thay
thế bằng dây chuyền sản xuất, sức lao động của con người từ lao động tay chân
dần chủ yếu chuyển sang lao động trí óc, chuyên môn hóa. Nhờ có sự chuyển
biến đó đã làm cho năng suất lao động tăng vượt bậc, khối lượng sản phẩm tạo
ra ngày càng nhiều và có chất lượng cao, nền kinh tế nước ta cũng có những sự
phát triển tích cực. Tuy nhiên, so với nhiều quốc gia khác trên khu vực và thế
giới, nền công nghiệp nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, mức độ hiện đại hóa chưa
đồng đều trên từng lĩnh vực cũng như ở các địa phương.
2. Phương hướng phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam.
Để phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam một cách có hiệu quả, ta cần
vận dụng tốt quy luật của mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản
xuất. Nước ta cần hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để
hoàn thiện quan hệ sản xuất. Việc nâng cao chất lượng nguồn lao động là điều
cần thiết. Nâng cao trình độ nguồn lao động bằng cách phát triển giáo dục đào
tạo đặc biệt là đào tạo nghề. Nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục đào tạo
nghề nhằm đẩy mạnh nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh
đó, ta cần tăng cường những bước cơ bản về cơ sở vật chất cho khoa học – công
nghệ, tập trung xây dựng một số phòng thí nghiệm đạt trình độ tiên tiến trên
các lĩnh vực công nghệ trọng điểm như công nghệ thông tin, công nghệ sinh
học,… . Về quản lý, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải
có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chính sách
đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, các hình thức kinh tế và phương pháp
quản lý kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát
huy tích cực điểm mạnh và hạn chế những mặt tiêu cực

You might also like