You are on page 1of 54

HÓA ĐẠI CƯƠNG – Y1

PRETEST
Bài 1: Cấu tạo nguyên tử - Định luật tuần hoàn
Câu 1: Hiệu ứng màn chắn của điện tử khảo sát trên lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tố Co
(Z=27) là bao nhiêu?
A. 3,9 B. 9,85 C. 17,15 D. 23,1
Điện tử lớp vỏ ngoài cùng là điện tử trên lớp 4s
Co: 1 s 2 2 s 2 2 p6 3 s 2 3 p6 3 d 7 4 s 2
σ =0,35∗1+ 0,85∗15+ 10=23,1
Câu 2: Bộ 4 số lượng tử điện tử cuối của nguyên tố Co (Z=27) là bao nhiêu?
Điện tử cuối cùng là 3d7
Co: 1 s 2 2 s 2 2 p6 3 s 2 3 p6 4 s2 3 d 7
Số điện tử chính: n=3, đặc trưng cho kích thước và năng lượng của orbital.
Số điện tử phụ: l=2, đặc trưng cho momen động lượng electron và hình dạng orbital.
Số điện tử từ ml=-1, đặc trưng cho sự định hướng các orbital trong không gian.
−1
Số điện tử spin ms= , đặc trưng cho đặc tính từ của electron.
2
Câu 3: Trong một vân đạo, số lượng tử chính n và số lượng tử phụ l lần lượt xác định điều
gì?
A. Sự định hướng và hình dạng orbital -> ml; l
B. Hình dạng và sự định hướng orbital -> l;ml
C. Năng lượng trung bình và hình dạng orbital
D. Năng lượng trung bình và sự định hướng orbital -> n;ml
Câu 4: Cho các ion Cl-; S2-; K+; Ca2+. Hãy sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính.
Đây là các ion đẳng điện tử nên xếp theo chiều tăng dần bán kính: Ca2+<K+<Cl-<S2-
Câu 5: Nguyên tử X có 4 số lượng tử cuối lần lượt là n=3; l=2; ml=+2; ms=+1/2. Z của X
bằng?
A. 22 B. 23 C. 24 D. 25
Số lượng tử cuối ứng với 3d5
Câu 6: Độ dài sóng của 1 notron di chuyển với vận tốc 3,98.103 m/s bằng bao nhiêu?
A. 1.10-10 m B. 1,7.10-8 m C. 2.10-6 m D. 2,5.10-4 m
−27
m n=( Casio shift 7 → 02 )=1,675. 10 (kg)
−34
h 6,626.10 −11 m −10 m
λ= = =9,94.1 0 ( ) ≈ 1.1 0 ( )
mv 1,675.10−27 .3,98 .1 03 s s

Câu 7: Bộ 4 số lượng tử kế cuối của Fe (Z=26) là bao nhiêu?


Điện tử cuối 3d6 nên điện tử kề cuối 3d5 -> n=3; l=2; ml=+2; ms=+1/2
Câu 8: Để kiểm tra lượng máu từ người mẹ đưa tới nhau thai để nuôi dưỡng thai nhi, các bác
sỹ sẽ lựa chọn phương pháp kỹ thuật nào?
A. Chụp cắt lớp vi tính (CT) B. Chụp cộng hưởng từ (MRI)
C. Siêu âm Doppler D. Chụp X quang
Câu 9: Trong lớp vỏ nguyên tử, lớp M có bao nhiêu orbital
A. 1 B. 4 C. 9 D. 16
Lớp M có s, p, d -> 1+3+5=9 orbital.
Câu 10: Phần lớn khối lượng cơ thể được cấu tạo từ các nguyên tố nào?
O, C, N, H, Ca, P
Phần còn lại: Na, K, Mg,…
Câu 11: Trong đồng vị phóng xạ, bức xạ nào sau đây có tính xuyên thấu cao nhất?
A. beta B. alpha C. gamma D. tia X
Alpha xuyên phá kém, beta xuyên phá yếu, tia X không phải là bức xạ điện từ.
Câu 12: Năng lượng dùng để tách 1 electron ra khỏi nguyên tử cesium với ánh sáng màu
xanh có độ dài sóng 505nm bằng bao nhiêu?
A. 1,58.10-19 J B. 2,65.10-19 J C. 3,94.10-19 J D. 4,52.10-19 J
−34 8
hc 6,626.1 0 .3.10 −19
ν= = 9
=3,94.10 ( J )
λ 505. 10
Câu 13: Dược chất Iodine-131 đi đến mô giáp hoặc các tế bào tổn thương ác tính sẽ phát ra
bức xạ nào để được phát hiện bằng các kỹ thuật hình ảnh hạt nhân?
A. beta B. alpha C. gamma D. tia X
Bức xạ β dùng để điều trị, bức xạ γ dùng để chẩn đoán.
Câu 14: Tính chất chung các nguyên tử trong cùng phân nhóm với nhóm chính. Phát biểu
nào SAI?
A. Bán kính giảm dần B. Năng lượng ion hóa giảm dần
C. Tính khử tăng dần D. Tính kim loại tăng dần
Câu 15: Điện tích hữu hiệu của điện tử khảo sát nằm trên lớp 3d của nguyên tố Co (Z=27)là
bao nhiêu?
A. 14,35 B. 20,1 C. 12,65 D. 6,9
σ =0,35∗6+18=20,1
Z eff =Z−σ =27−20,1=6,9
Bài 2: Cấu tạo phân tử - Liên kết hóa học
Câu 1: Trong 4 liên kết cộng hóa trị sau, liên kết nào bị phân cực nhất?
A. C-H B. N-H C. O-H D. C-O
Câu 2: Phát biểu đúng về các phân tử C2H6, C2H4, C2H2 lần lượt theo thứ tự:
A. Góc liên kết theo thứ tự giảm dần, độ dài liên kết C-C giảm dần
B. Góc liên kết theo thứ tự tăng dần, độ dài liên kết C-C tăng dần
C. Góc liên kết theo thứ tự tăng dần, độ dài liên kết C-C giảm dần
D. Góc liên kết theo thứ tự giảm dần, độ dài liên kết C-C tăng dần
Càng ít H càng ngắn lại, càng bền hơn. Bền ở đây hiểu là khả năng tách rời 2 C chứ không
phải khả năng tham gia phản ứng của liên kết. Càng ít H góc liên kết càng tăng
Câu 3: Cho các phân tử SO2, H2O, BeF2. Sắp xếp theo chiều tăng dần góc liên kết?
A. SO2 < H2O< BeF2 B. BeF2 < H2O < SO2
C. H2O < BeF2 < SO2 D. H2O < SO2 < BeF2
Xác định trạng thái lai hóa:
B1: Xác định A: số nguyên tử biên liên kết với nguyên tử trung tâm
B2: Xác định B: số cặp electron tự do của nguyên tử trung tâm, gồm:
+ Xác định X: tổng số electron hóa trị (điện tử lớp ngoài cùng hoặc (n-1)dns) của các nguyên
tử trong toàn bộ phân tử. Đối với ion: cộng thêm n cho ion âm Xn- và trừ đi n cho ion dương
Mn+.
+ Xác định Y: tổng số electron hóa trị bão hòa của các nguyên tử biên, được tính bằng 2 cho
H và 8 cho các nguyên tử còn lại.
X−Y
+ Tính B =
2
B3: Xác định T = A + B
B4: Đối chiếu trạng thái lai hóa và góc liên kết
T=2 T=3 T=4 T=5 T=6
sp sp2 sp3 sp3d sp3d2
180o 120o 109,5o 120 và 90
o o
90o
Đường thẳng Tam giác Tứ diện Lưỡng tháp tam Bát diện
giác
Nếu B càng lớn (số cặp e không liên kết càng nhiều) thì góc liên kết càng nhỏ

SO2 H2O BeF2


A=2 A=2 A=2
X = 6 + 6*2 = 18 X = 1*2 + 6 = 8 X = 2 + 7*2 = 16
Y = 8*2 = 16 Y = 2*2 = 4 Y = 8*2 = 16
B = (X-Y)/2 = 1 B = (X-Y)/2 = 2 B = (X-Y)/2 =0
T = A+B = 3 T = A+B = 4 T = A+B=2
sp2 sp3 sp
< 120o một xíu vì B=1 104,5o vì B=2 180o

Câu 4: Phát biểu nào đúng?


A. Phân tử BF3 có cấu trúc thẳng hàng và góc liên kết 180o
B. Phân tử BF3 có cấu trúc thẳng hàng và góc liên kết 120o
C. Phân tử BF3 có cấu trúc tam giác và góc liên kết 180o
D. Phân tử BF3 có cấu trúc tam giác và góc liên kết 120o
Theo câu 3: A = 3, X = 3+7*3 = 24, Y = 8*3 = 24, B = (X-Y)/2 = 0, T = A+B = 3 -> sp2 ->
tam giác, 120o
Câu 5: Liên kết hydrogen là nền tảng cho sự sắp xếp chuỗi xoắn kép của phân tử DNA. Vậy
các cặp base nào trong chuỗi DNA có thể hình thành thông qua liên kết này?
A. T và C B. T và U
C. A và G D. G và C
Câu 6: Liên kết trong phân tử và giữa các phân tử H2 lần lượt là?
A. Liên kết cộng hóa trị không phân cực, liên kết Van der Waals
B. Liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết Van der Waals
C. Liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết hydrogen
D. Liên kết cộng hóa trị không phân cực, liên kết hydrogen
Câu 7: Phân tử KCl có năng lượng mạng tinh thể là -465,23 kcal/mol. Nhiệt thăng hoa là 108
kcal/mol. Năng lượng nối là 205 kcal/mol. Ái lực điện tử là -132,5 kcal/mol. Cho biết phản
ứng toả ra một lượng nhiệt là 184,23 kcal/mol. Vậy năng lượng ion hoá thứ nhất của nguyên
tử K bằng bao nhiêu?
A. 193 kcal/mol B. 203 kcal/mol C. 571 kcal/mol D. 379 kcal/mol

Đế ý: Năng lượng tỏa: Q = -184,23


1
Q=S+ I 1 + D+ A +U
2
1
−184,23=108+ I 1 + ∗205+ (−132,5 ) + (−465,23 )
2
kcal
I 1=203
mol
Câu 8: Liên kết trong phân tử và giữa các phân tử của HF theo thứ tự như thế nào?
A. Liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết hydrogen
B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực, liên kết Van der Waals
C. Liên kết cộng hóa trị không phân cực, liên kết hydrogen
D. Liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết Van der Waals
Câu 9: Cho biết nhiệt thăng hoa : 87 kcal/mol; Năng lượng nối : 105 kcal/mol; Ái lực điện
tử : - 92,5 kcal/mol; Nhiệt của phản ứng : -140,23 kcal/mol; Năng lượng ion hóa thứ nhất : 93
kcal/mol, Năng lượng ion hóa thứ hai : 164,7 kcal/mol. Vậy Năng lượng mạng tinh thể của
MgCl2  bằng bao nhiêu?
A. -335,53 B. -404,93 C. -571,33 D. -184,73
kcal/mol kcal/mol kcal/mol kcal/mol

Q=S+ I 1 + I 2+ D+2 A+U

−140,23=87+93+164,7+ 105+2∗(−92,5 )+ U
kcal
I 1=−404,93
mol
Câu 10: Góc liên kết của phân tử NH3? (Nhớ)
A. 120o B. 109,5o C. 107o D. 104,5o
A = 3, X = 5 + 1*3 = 8, Y = 2*3 = 6, B = (X-Y)/2 = 1, T = A+B = 4 -> sp3
CH4: 109,5o chuẩn; NH3: 107; H2Oo: 104,5o.
Câu 11: Nguyên tử trung tâm trong các phân tử SO2, CO2, H2O, BeF2.
SO2 CO2 H2O BeF2
A=2 A=2 A=2 A=2
B=1 B=0 B=2 B=0
T=3 T =2 T=4 T=2
sp2 sp sp3 sp
Câu 12: Trong các liên kết hóa học sau, liên kết có cường độ mạnh là?
A. Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị
B. Liên kết Vanderwaals, liên kết hydro
C. Liên kết cộng hóa trị, liên kết hydro
D. Liên kết ion, liên kết Vanderwaals
Câu 13: Cho các vitamin: A, E, B9, C. Vitamin được bài tiết dễ dàng là?
A. Vitamin A, vitamin C
B. Vitamin B9, vitamin C
C. Vitamin E, vitamin C
D. Vitamin A, vitamin B9
Vitamin tan trong dầu mỡ, khó bài tiết: A, D, E, K
Vitamin tan trong nước, dễ bài tiết: nhóm B và C
Câu 14: Cho các phát biểu sau:
A. Vitamin A tan tốt trong nước
B. Vitamin A tan tốt trong dầu
C. Vitamin B9 tan tốt trong nước
D. Vitamin B9 tan tốt trong dầu
Phát biểu đúng là
1. B và C 2. A và D 3. B và D 4. A và C
Câu 15: Nguyên tử Cacbon ở trạng thái kích thích có cấu hình như thế nào?
A. 1s22s22p2
B. 1s22s22p13s1
C. 1s22s12p3
D. 1s22s12p23s1

Bài 3: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng


Phần 1: Định luật Hess và hệ quả
Câu 1: Một hệ khí nhận từ môi trường ngoài nhiệt lượng 150 kJ, hệ khí giãn nở sinh công
120 kJ chống lại áp suất bên ngoài. Vậy biến đổi nội năng của hệ khí sẽ là?
A. 280 kJ B. 230 kJ C. 80 kJ D. 30 kJ
Δ U =Q+ A=150+ (−120 )=30 (kJ )

Câu 2: Cho các phản ứng ở điều kiện chuẩn 298K, 1 atm:

            C (gr)  +  O2 (k) --->  CO2 (k)   ΔH = - 393,51 kJ/mol

            H2 (k)  +  ½ O2 (k) --->  H2O(k)   ΔH = - 241,83 kJ/mol


Biết nhiệt hoá hơi của nước bằng 44,01 kJ/mol.
A. Nhiệt tạo thành chuẩn của H2O (l) bằng -285,84 kJ/mol
B. Nhiệt tạo thành chuẩn của CO2 (k) bằng 393,51 kJ/mol -> -393,51 kJ/mol
C. Nhiệt cháy tiêu chuẩn của C (gr) bằng 393,51 kJ/mol -> -393,51 kJ/mol
D. Nhiệt cháy tiêu chuẩn của H2 (k) bằng -241,83 kJ/mol -> -483,66 kJ/mol: cháy tiêu
chuẩn đốt bằng 1 mol O2.
Câu 3: Nhiệt sinh (nhiệt tạo thành) CaCo3 (r) là nhiệt từ phản ứng:
A. CaO (r) + CO2 (k) ->
B. Ca (r) + C (gr) + O2 (k) ->
C. Ca(OH)2 + CO2 (k) ->
D. Ca(HCO3)2 (r) ->
Nhiệt tạo thành là nhiệt từ các đơn chất bền
Câu 4: Một người sau khi bơi lên bờ thì cần bao nhiêu kJ năng lượng để làm bốc hơi nước ở
298K (giả sử lượng nước trên cơ thể là 18 g)?. Tính biến đổi nội năng của sự bay hơi ở
298K. 
Biết nhiệt hóa hơi nước bằng 44,01 kJ/mol.
A. 41,53 kJ B. 43,51 kJ C. 54,21 kJ D. 50,23 kJ
Nhiệt lượng cần cung cấp để hóa hơi 18g H2O là
18∗44,01∗1000
Q=mλ= =44010(J )
18
Công sinh ra từ quá trình hóa hơi là:
18
A=P. V =nRT= ∗8,314∗298=2477,57(J )
18
Biến thiên nội năng: Δ U =Q+ A=44010+ (−2477,57 )=41532,43 ( J ) → 41,53 kJ
Câu 5: Cho biết enthalpy đốt cháy glucose là – 2802 kJ/mol ở 298 K. Cần bao nhiêu gam
glucose cho một người nặng 70 kg leo cầu thang cao 3 m. Biết rằng 25% enthalpy chuyển
thành công có ích.
A. 3,890g B. 2,058g C. 1,532g D. 0,529g

Ethalpy có ích để đốt cháy 1mol glucose 180g glucose là:


Hi = 2802/4 = 700,5 (kJ) = 700500 (J)
Công người đó thực hiện là:
A = mgh = 70*9,8*3 = 2058 (J)
Theo quy tắc tam suất, khối lượng glucose cần để nâng người đó lên là:
m = 180*2058/700500 = 0,529 (g)
Câu 6: Một người trong phòng ấm ăn 100 g cheese (giá trị năng lượng của cheese 15,52
kJ/g), giả sử không có sự tiêu thụ năng lượng từ các cơ quan cơ thể. 
Hỏi cần bao nhiêu ml nước uống vào để thiết lập nhiệt độ cơ thể ban đầu:
A. 340 ml B. 586 ml C. 635 ml D. 873 ml
Năng lượng tiêu thụ để ăn 100g cheese là:
100*15,52 = 1552 (kJ)
Nhiệt hóa hơi của nước là 44,01 kJ/mol, D=1 g/ml
Thể tích nước uống vào để thiết lập nhiệt độ ban đầu là:
n = 1552 / 44,01 = 35,26 (mol) -> m = n.M = 35,26*18 = 634,76 (g) -> V = m/D = 634,76
(ml)
Câu 7: Nhiệt tạo thành từ protein trong cơ thể là 4,1 kcal. Nhu cầu trung bình hàng ngày cho
sinh viên nữ là 96 g protein. Nhu cầu năng lượng từ protein của sinh viên nữ bằng bao nhiêu?
A. 393,6 kcal B. 452,4 kcal C. 543,2 kcal D. 523,4 kcal
Nhiệt tạo thành là hiệu ứng nhiệt của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở
trạng thái tự do bền vững. Tuy nhiên với những dữ kiện đề cho thì hiểu là ứng với 1g chất.
Câu 8: Đốt cháy 1 mol benzen ở điều kiện tiêu chuẩn, tạo ra CO2 (k) và H2O (l) và 3267 kJ
nhiệt lượng phóng thích. Biết nhiệt sinh CO2 (k) và H2O (l) lần lượt là - 393,50 kJ/mol và -
285,83 kJ/mol. 
Nhiệt sinh của benzen là:
A. -48,51 B. -57,57 C. -85,71 D. -97,47
kJ/mol kJ/mol kJ/mol kJ/mol
15 o
C 6 H 6 + O2 →6 C O2 +3 H 2 O , Δ H pư =−3267 kJ
2
Hệ quả 2 định luật Hess: hiệu ứng nhiệt của phản ứng bằng tổng nhiệt sinh của sản phẩm
trừ đi tổng nhiệt sinh của tác chất.
o sinh sinh sinh
Δ H pư =6. Δ H C O +3. Δ H H O −1. Δ H C H
2 2 6 6

sinh
−3267=6∗(−393,50 ) +3∗(−285,83 )−Δ H C H 6 6

sinh
Δ HC 6
H6 =48,51 ( kJ ) (hình như đề hơi sai nhỉ)

Câu 9: Những ví dụ nào sau đây là khái niệm "Hệ" (system) trong nhiệt động lực học hóa
học:
A. Ống nghiệm có dung dịch HCl, Zn và môi trường xung quanh.
B. Piston, xy lanh và khí Hydrogen và oxy trong xy lanh
C. Ống nghiệm có dung dịch HCl, Zn, Hydrogen và môi trường xung quanh.
D. Các đáp án đều đúng.
Hệ là một phần của vũ trụ, không bao gồm môi trường xung quanh
Câu 10: Khái niệm nhiệt sinh trong nhiệt động lực học hóa học là:
A. Nhiệt tạo thành 1 mol chất từ các đơn chất ở trạng thái bền vững.
B. Nhiệt sinh của các đơn chất bằng không.
C. Nhiệt sinh của CaCO3 là nhiệt từ phản ứng CaO + CO2.
D. Nhiệt sinh của các chất là nhiệt tạo ra từ phản ứng giữa các phân tử hợp chất với nhau.
Câu 11: Quá trình nào sau đây thu nhiệt:
A. Đun nấu bằng bếp gas trong gia đình, gas cháy
B. Quá trình làm đá viên trong ngăn đá tủ lạnh, nước lỏng đông đá.
C. Quá trình lau sàn nhà bằng nước, nước bay hơi.
D. Hòa tan CaCl2 trong nước
Câu 12: Quy ước về dấu của các giá trị nhiệt động lực hóa học như sau:
A. Q>0 nếu phản ứng tỏa nhiệt
B. W>0 nếu hệ nhận công
C. ΔH>0 khi phản ứng tỏa nhiệt
D. Tất cả đều đúng
Câu 13: Nội dung của định luật Hess được phát biểu:
A. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học không phụ thuộc vào các chất phản ứng ban đầu
và sản phẩm tạo thành cuối, chỉ phụ thuộc đường đi của quá trình tạo sản phẩm.
B. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học sẽ khác nhau theo cách thức khác nhau.
C. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học tùy thuộc vào các cách thức phản ứng xảy ra.
D. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học phụ thuộc vào các chất phản ứng ban đầu và sản
phẩm tạo thành cuối, không phụ thuộc đường đi của quá trình tạo sản phẩm.
Câu 14: Khi hòa tan NH4NO3 vào nước ở 25oC thì nhiệt độ của nước sẽ:
A. Tăng lên, nước ấm lên
B. Giảm đi, nước lạnh đi
C. 25oC
D. Tăng chút ít nhưng nước không ấm lên
NH4NO3 là chất thu nhiệt, ứng dụng: túi chườm lạnh.
Câu 15: Khi hòa tan CaCl2 vào nước ở 25oC thì nhiệt độ của nước sẽ:
A. Tăng lên, nước ấm lên
B. Giảm đi, nước lạnh đi
C. 25oC
D. Giảm chút ít nhưng nước không lạnh đi
CaCl2 là chất tỏa nhiệt, ứng dụng: túi chườm nóng.

Phần 2: Chiều hướng diễn biến các quá trình hóa học
Câu 1: Ở điều kiện 25 oC, 1 atm khí nào sau đây có entropy lớn nhất:
A. Metan B. Etan C. Acetylen D. Hydrogen
Phân tử càng cồng kềnh thì càng hỗn độn, entropy càng lớn.
Câu 2: Phản ứng nào sau đây có biến đổi entropy tăng?
A. 2H2 + O2 -> 2H2O
B. 2NO2 (g) -> N2O4
C. CO2 (g) -> CO2 (s)
D. BaF2 (s) -> Ba2+ (aq) + 2F- (aq)
Câu 3: Phân tích phản ứng sau cho thấy rằng, nếu bắt đầu bằng 20 mM Glucose-1-phosphate
(không có Glucose-6-phosphate) hoặc bắt đầu 20 mM Glucose-6-phosphate (không có
Glucose-1-phosphate) thì khi đạt tới trạng thái cân bằng ở 25 oC, pH = 7 thì luôn có 1 mM
Glucose-1-phosphate và 19 mM Glucose-6-phosphate.
Phản ứng Glucose-1-phosphate ↔ Glucose-6-phosphate
Giá trị ΔG của phản ứng ở trạng thái cân bằng là:
A. -7,3 kJ/mol B. +9,6 kJ/mol C. -3,6 kJ/mol D. +5,8 kJ/mol
Ở trạng thái cân bằng, nồng độ G6P gấp 19 lần G1P.
Công thức ΔG = ΔGo + RTlnQ
Khi hệ đạt đến trạng thái cân bằng thì ΔG = 0; Q = K = 19 (hằng số cân bằng):
ΔGo + RTlnK = 0 -> ΔGo = -RTlnK = -8,314*298*ln19 = -7295 (J) = -7,3 (kJ)
Câu 4: Nước bay hơi có entropy ΔS° = 109 J/mol.K ở nhiệt độ 100 oC thì enthalpy ΔH°
bằng:
A. -10,90 B. +40,66 C. +3,42 kJ/mol D. -56,05
kJ/mol kJ/mol kJ/mol
ΔH° = TΔS° = 373*109 = 40657 (J/mol) = 40,657 (kJ/mol)
Câu 5: Nước oxy già sát trùng vết thương:
2H2O2 (l) → 2H2O (l) + O2 (k)
Chất H2O2 (l) có ΔHo (kJ/mol) = -187,8 và ΔSo (J/mol.K) = 109,6.
Chất H2O (l) có ΔHo (kJ/mol) = -285,8 và ΔSo (J/mol.K) = 69,9.
Chất O2 (k) có ΔSo (J/mol.K) = 205.1
Giá trị ΔG ở 25oC bằng:
A. -257,9 B. -157,9 C. -342,6 D. -233,5
kJ/mol kJ/mol kJ/mol kJ/mol
Biến đổi enthalpy của phản ứng:

∆ H opư =2 ∆ H oH O −2 ∆ H oH O =−2∗285,8−2∗(−187,8 ) =−196


2 2 2 ( mol
kJ
)
Biến đổi entropy của phản ứng:

o o o o
∆ S pư =2 ∆ S H O + ∆ S O −2 ∆ S H O =2∗69,9+205,1−2∗109,6=125,7
2 2 2 2 ( molJ. K )=0,1257 ( molkJ. K )
Vậy năng lượng tự do Gibbs của phản ứng là:

∆ Gopư =∆ H opư −T ∆ S opư =−196−298∗0,1257=−233,46 ( mol


kJ
)
Câu 6:
Glucose + Pi ↔ Glucose-6-phosphate + H2O có ΔG1

ATP + H2O ↔ ADP + Pi có ΔG = - 30,5 kJ/mol

Phản ứng tự xảy ra liên quan đến 2 phản ứng trên tạo sản phẩm Glucose-6-phosphate và ΔG
= - 16,7 kJ/mol.
Giá trị ΔG1 bằng:
A. -47,2 kJ/mol B. +18,9 kJ/mol C. -16,7 kJ/mol D. +13,8 kJ/mol
Cộng 2 phản ứng theo vế:
Glucose + ATP ↔ Glucose-6-phosphate + ADP có ΔG1 - 30,5 = -16,7 kJ/mol
Vậy ΔG1 = +13,8 kJ/mol
Câu 7:
ATP + H2O ↔ ADP + Pi

Thủy phân 1 mol ATP tạo ra ADP ở 37,15 oC, ΔGo = - 35 kJ/mol ;
Biến đổi năng lượng tự do ΔG bằng bao nhiêu tại thời điểm [ATP]/[ADP] = 100 : 1. Giả thiết
nồng độ phosphate Pi và nước thay đổi không đáng kể. Cho R = 8,3143 J/mol.K.
A. 23,5 kJ/mol B. 35,2 kJ/mol C. 46,9 kJ/mol D. 57,3 kJ/mol
ATP + H2O ↔ ADP + Pi, H2O không phải là khí
101 0 0
100 1 1 → Q = 1*1/100 = 1/100
R = 8,3143 J/mol.K = 0,0083 kJ/mol.K
ΔG = ΔGo + RTlnQ = -35 + 0,0083*(37,15+273)*ln(1/100)= -46,85 kJ/mol.
Câu 8: Đại lượng nhiệt động lực nào sau đây luôn luôn dương khi phản ứng tự xảy ra:
A. ΔSuniv B. ΔSsurr C. ΔSsyst D. ΔHsurr
ΔSuniv luôn không âm: Suniv ≥ 0, trong đó:
ΔSuniv = 0 khi phản ứng xảy ra 2 chiều
ΔSuniv > 0 khi phản ứng tự diễn biến (1 chiều)
Câu 9: Đại lượng nhiệt động lực học biểu thị mức độ hỗn loạn trong hệ là:
A. Enthalpy B. Entropy C. Luân chuyển D. Nội năng
nhiệt
Câu 10: Quá trình nào diễn ra sau đây có entropy giảm:
A. Hòa tan KCl trong nước
B. Làm lạnh nước thành đá
C. Trộn 2 khí trong 1 bình
D. Băng Bắc cực tan chảy
Câu 11: N2O4 phân hủy cho ra NO2. Nếu ΔH° = 58.02 kJ/mol and ΔS° = 176.1 J/mol.K thì
trạng thái chuẩn của các chất tham gia phản ứng và sản phẩm ở nhiệt độ nào ở trạng thái cân
bằng:
A. 329,5 oC B. 98,3 oC C. 86,2 oC D. 56,5 oC
Trạng thái cân bằng: ΔG° = ΔH°- T*ΔS° = 0 <-> ΔH° = T*ΔS° <-> 58,02 = T * 0,176
<-> T = 329,5 K = 56,5 oC.
Câu 12: Enthalpy và entropy của quá trình bay hơi ethanol lần lượt là 38,6 kJ/mol và 109,8
J/mol.K. Nhiệt độ sôi của ethanol bằng:
A. 62,4 oC B. 78,5 oC C. 86,2 oC D. 96,0 oC
T = ΔH°/ ΔS° = 38,6 / 0,1098 = 351,5 K = 78,5 oC
Câu 13: ATP + H2O ↔ ADP + Pi
Hằng số cân bằng của phản ứng thủy phân ATP ở 37,15 oC  tạo ra ADP bằng bao nhiêu? Nếu
ΔGo = - 35 kJ/mol; cho R = 8,3143 J/mol.K
A. 7,8.10^5 B. 5,7.10^6 C. 5,9.10^5 D. 4,8.10^6
35
Tại thời điểm cân bằng thì ΔG = 0 = ΔGo + RTlnK -> K=e 0,0083143∗(37,15+273)
=7,8∗1 0
5

Câu 14: Cho phản ứng:


C2H6 (g)  --->  C2H4 (g) + H2 (g)
ΔHo = + 137 kJ/mol ; ΔSo = + 120 kJ/mol
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phản ứng tự xảy ra ở nhiệt độ cao
B. Phản ứng tự xảy ra ở nhiệt độ thấp
C. Phản ứng luôn tự xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào
D. Phản ứng không xảy ra
ΔG = 137 – T*0,12 -> ΔHo>0, ΔSo>0 -> để ΔG thì T phải rất lớn.
Câu 15: Phản ứng không tự xảy ra ở nhiệt độ thấp nhưng có thể xảy ra ở nhiệt độ cao khi giá
trị ΔH và ΔS lần lượt là:
A. - - B. - + C. + - D. + +
Bài 4: Động hóa học
Không tìm thấy file pretest
Câu 1: Hỗn hợp gồm 1mol H2 và 1 mol I2 được nung nóng trong một bình phản ứng có kích
thước 30l và nhiệt độ 470oC. Áp suất riêng của HI là bao nhiêu biết phản ứng H 2 + I 2 ↔ 2 HI
có K=50.
Gọi 2x là số mol HI ở trạng thái cân bằng, ta có
2
[ HI ]
K= =¿ ¿
[ H 2 ] [ I2 ]
Áp suất của HI:
nRT 1,56∗0,082∗(470+ 273)
P= = =3,17 (atm)
V 30
nRT 1,56∗8,3143∗(470+273)
Hoặc V = 30l = 0,03 m3 -> P= = =321231( Pa)
V 0,03

Bài 5: Dung dịch – Điện hóa


Phần 1: Dung dịch
Câu 1: Cho 20g glucose vào 100 ml nước, khuấy đều thu được cấu trúc nào sau đây? Biết độ
hoà tan của glucose trong nước ở 25 oC là 909 g/L.
A. Dung dịch
B. Hỗn dịch
C. Nhũ tương
D. Vừa là dung dịch vừa là hỗn dịch
Độ tan tối đa của glucose trong 100ml H2O: 909 * 0,1 = 90,9 (g) > 20 -> 20g glucose tan hết
trong 100ml H2O
Câu 2: Dựa vào phương trình Starling Q = K [(Pc – Pif) – (𝜋p  –  𝜋if)] hãy cho biết chiều
chuyển dịch của dịch giữa mao mạch và dịch kẽ ở mao tĩnh mạch trong trường hợp Pc = 10
mmHg, Pif   = - 3 mmHg, 𝜋p = 18 mmHg, 𝜋if = 8 mmHg ?
A. Từ MM ra DK
B. Từ DK vào MM
Phương trình Starling biến tấu xíu cho dễ nhớ:
Q = K [Pc + 𝜋if keo – 𝜋p – Pif], trong đó:
K>0: hệ số lắng
Pc: áp suất mao mạch (capillary): đẩy ra
𝜋if: áp suất keo dịch kẽ, do protein dịch kẽ gây ra: đẩy ra
𝜋p: áp suất keo huyết tương, do protein huyết tương gây ra: đẩy vào
Pif: áp suất dịch kẽ: đẩy vào
𝜋 có 2 chân giống như chữ k có 2 chân -> 𝜋 tương ứng với áp suất keo
Áp suất keo thì do protein.
Áp suất + điểm bắt đầu, áp suất keo + kết thúc
Từ đó PT Starling là tổng các lực đẩy ra trừ các lực đẩy vào.
Nếu Q>0 thì lực đẩy ra mạnh hơn -> MM sang DK
Nếu Q<0 thì lực đẩy vào mạnh hơn -> DK sang MM
Quay lại bài toán: Q = k * (10 + 8 – 18 – (-3)) = 3k > 0 -> đẩy ra mạnh hơn -> từ MM ra DK.
Câu 3: Tính pH của dung dịch đệm chứa NH3 0,3 M và NH4Cl 0,36 M ?. 
Thêm 20,0 ml dung dịch NaOH 0,050 M vào 80,0 mL dung dịch đệm. Tính pH của dung dịch
mới? 
Biết pKb của NH3 là 4,75
A. 9,17 và 9,20 B. 9,25 và 9,28
C. 4,75 và 4,78 D. 4,67 và 4,70
pKa = 14 – 4,75 = 9,25
pH = pKa + log([base]/[acid]) = 9,25 + log(0,3/0,36) = 9,17
Vdd mới = 0,08 + 0,02 = 0,1 (l)
Tại dung dịch mới, giả sử lúc chưa phản ứng:
nNaOH = 0,02 * 0,05= 0,001 (mol) -> [NaOH] = 0,001/0,1 = 0,01 (M)
nNH3 = 0,08 * 0,3 = 0,024 (mol) -> [NH3] = 0,024/0,1 = 0,24 (M)
nNH4Cl = 0,08 * 0,36 = 0,0288 (mol) -> [NH4Cl] = 0,0288/0,1 = 0,288 (M)

Vậy pH = pKa + log([base]/[acid]) = 9,25+ log ( 0,288−0,01


0,24+0,01
)=9,20
Câu 4: Vai trò dung dịch đệm:
A. Ổn định pH dung dịch
B. Tạo pH thích hợp cho môi trường
C. Kiểm soát tốc độ phản ứng
D. Tăng tính chọn lọc của phản ứng
Câu 5: Tính áp suất thẩm thấu (atm) của dung dịch NaHCO3 8,4 % (w/v) ở nhiệt độ 37 oC ?
Phân loại? Biết giá trị nồng độ thẩm thấu bình thường là 7 – 7,5 atm.
A. 50,84 và ưu trương B. 25,42 và ưu trương
C. 50,84 và đẳng trương D. 25,42 và đẳng trương

NaHCO3 -> Na+ + HCO3- -> n=2


Xét 1 lít dung dịch -> 84 (g) NaHCO3 -> 1mol NaHCO3 -> [NaHCO3] = 1 (M)
Vậy 𝜋 = CM*n= 1*2 = 2 (Osmol/L) = 2000 mOsmol/L
Đổi đơn vị: mmHg = mOsmol/L * 19,3 -> 𝜋 = 2000 * 19,3 = 38600 (mmHg)
Bấm máy tính Mode 8 27 -> 38600 mmHg = 5146244 (Pa)
Bấm máy tính Mode 8 26 -> 5146244 Pa = 50,78 (atm) > 7,5 atm -> dung dịch ưu trương
Câu 6: Hãy tính nồng độ mmol/L của tất cả các tiểu phân (particles) trong dung dịch gồm
glucose 5% (w/v) và NaCl 0,9% (w/v)
A. 278 B. 307 C. 431 D. 585
Dùng CT Worthley, 2*[Na] đã tương ứng với [Na] + [Cl]
Xét 1l dung dịch -> 50g glucose và 9g NaCl -> 0,277 mol glucose và 0,154 mol NaCl
𝜋 = 277 + 154*2 = 585 (mmol/L)
Câu 7: Hiện tượng thẩm thấu là gì?
A. Sự di chuyển của nước từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao
B. Sự di chuyển của chất tan từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao
C. Sự di chuyển của nước từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp
D. Sự di chuyển của chất tan từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp
Câu 8: Tại sao khi pha loãng dung dịch đệm pH gần như không đổi ở cùng điều kiện nhiệt
độ?
A. Tỉ số nồng độ dạng base (Cb) trên nồng độ dạng acid (Ca) không đổi khi pha loãng
B. Tỉ số nồng độ dạng base (Cb) trên nồng độ dạng acid (Ca) thay đổi khi pha loãng
Câu 9: Khi thêm một lượng nhỏ acid mạnh vào dung dịch đệm thì chuyện gì sẽ xảy ra?
A. Không có phản ứng hoá học nào xảy ra, pH đệm vẫn không đổi
B. Không có phản ứng hoá học nào xảy ra, pH đệm có giảm đi
C. Dạng base của đệm sẽ phản ứng với acid mạnh thêm vào, pH đệm vẫn không đổi
D. Dạng base của đệm sẽ phản ứng với acid mạnh thêm vào, pH đệm có giảm đi
Câu 10: Nồng độ nào sau đây cho biết số mol chất tan có trong 1 kg dung môi?
A. Nồng độ mol
B. Nồng độ đương lượng
C. Nồng độ molan
D. Nồng độ phần ngàn
m ct M
Nồng độ đương lượng: C N = ∗1000 , trong đó E=
E . V dd n

Câu 11: Tính nồng độ thẩm thấu (mOsmol/L) của dung dịch NaCl 1,1% (w/v) ? Phân loại ?
Biết giá trị nồng độ thẩm thấu bình thường là 275 – 285 mOsmol/L.
A. 376 mOsmol/L, đẳng trương B. 188 mOsmol/L, đẳng trương
C. 376 mOsmol/L, ưu trương D. 188 mOsmol/L, nhược trương
Xét 1l dd NaCl -> 11g NaCl -> 0,188 mol NaCl -> [NaCl] = 0,188 (M)
CT Worthley: 𝜋 = 2 * [NaCl] = 0,376 (Osmol/L) = 376 mOsmol/L > 285 mOsmol/L
Câu 12: Áp suất nào sau đây là một phần của áp suất thẩm thấu?
(1) Áp suất keo huyết tương (𝜋p)
(2) Áp suất keo dịch kẽ (𝜋if)
(3) Áp suất dịch kẽ (Pif)
(4) Áp suất mao mạch (Pc)
A. (1), (2) B. (3), (4)
C. (1), (3), (4) D. (1), (2), (3), (4)
Câu 13: Phospholugel thuộc nhóm thuốc kháng acid, thành phần chính là nhôm phosphate
được phân tán trong nước. Hãy cho biết dạng bào chế của thuốc này?
A. Dung dịch
B. Hỗn dịch
C. Nhũ tương
Câu 14: Hãy cho biết áp suất được tạo ra bởi các protein huyết tương (albumin, globulin,
fibrinogen) có tên gọi là gì?
Protein là do keo -> Áp suất keo huyết tương
Câu 15: Một dung dịch đệm chứa CH3COOH 0,30 M và CH3COONa 0,30 M có pH là 4,74.
Tính pH của dung dịch sau khi thêm 0,020 mol NaOH vào 1 lít dung dịch đệm trên?
A. 4,80 B. 4,70 C. 4,75 D. 4,85

pH = pKa + log([Base]/[Acid]) -> pKa = 4,74

pH sau = 4,74 +log ( 0,03−0,02


0,3+0,02
) = 4,80
Phần 2: Điện hóa
Câu 1:

A. 2,374 kJ/mol B. 23,74 kJ/mol C. 237,4 kJ/mol D. 2374 kJ/mol


Viết ngược lại PT đầu tiên để ra E1o’= 0,197V, giữ nguyên E2o’= -0,320 V
Thế điện cực tiêu chuẩn của phản ứng chuyển C2H5OH thành CH3CHO.
o' o' o'
E =E 1 + E2 =0,197−0,320=−0,123(V )
Năng lượng tự do Gibbs của phản ứng:

G=−n . F . E=−2∗96500∗(−0,123 )=23739 ( molJ )=23,74 ( mol


kJ
)

Câu 2: Tính điện thế pin nồng độ sau:

A. 0,009 V B. -0,009 V C. 0,018 V D. -0,018 V


Kí hiệu điện cực:
Dấu ǀ chỉ sự ngăn cách giữa 2 pha, dấu ǁ chỉ sự ngăn cách giữa 2 điện cực. Anod bên trái,
catod bên phải.
Theo PT Nerst:
E=
0,0592
n
∗log (
Canod )
Ccatod 0,0592
=
2
∗log ( )
0,1
0,05
=0,009(V )
Câu 3:

A. Không, vì thế của phản ứng trên là - 0,956 V


B. Có, vì thế của phản ứng trên là + 0,956 V
C. Không, vì thế của phản ứng trên là + 0,956 V
D. Có, vì thế của phản ứng trên là -0,956 V
Thế của phản ứng: Giữ nguyên PT thứ nhất E1o= 0,771 V, xoay ngược PT thứ 2 được E2o=
0,185V. Vậy Eo ' =E o1 ' + Eo2 ' =0,771+0,185=0,956 ( V ) >0

Vậy phản ứng tự xảy ra.


Câu 4: Trong pin Galvanic gồm có điện cực catod và điện cực anod. Hãy cho biết bán phản
ứng xảy ra ở điện cực catod và điện cực anod?
A. Catod xảy ra PƯ oxy hóa, Anod xảy ra PƯ khử
B. Catod xảy ra PƯ khử, Anod xảy ra PƯ oxy hóa
Anod là cực Âm, ở đó xảy ra sự oxy hóA kim loại mẠnh.
Câu 5: Cho pin nồng độ có điện thế là 0,0428 V, nồng độ ion Ag+ bên catod là 4,5 M. Hãy
tính nồng độ ion Ag+ bên anod ?
A. 0,042 V B. 0,852 V C. 0,426 V D. 0,085 V

E=
0,0592
n (
∗log
Ccatod
Canod )
→ 0,0428=
0,0592
1
∗log
4,5
(
Canod )
→Canod=0,852 V
Câu 6:

A. -627 kJ/mol B. 627 kJ/mol


C. -627250 kJ/mol D. 627250 kJ/mol
Năng lượng tự do Gibbs của phản ứng:

Go =−n . F . E o=−2∗96500∗( 3,25 )=−627250 ( molJ )=−627,25( mol


kJ
)

Lưu ý E dấu nào thì G dấu ngược lại.


Câu 7: Điện cực nào có thế phụ thuộc vào nồng độ chất cần khảo sát có trong dung dịch mà
nó nhúng vào?
A. Điện cực chỉ thị
B. Điện cực so sánh
Điện cực chỉ thị phải thay đổi mới cần chỉ thị.
Điện cực so sánh dùng làm chuẩn so sánh. Chuẩn so sánh thì không thay đổi -> không phụ
thuộc nồng độ.
Câu 8: Tính điện thế màng nghỉ của tế bào cơ tim? Biết ở trạng thái nghỉ chỉ có kali qua
màng và nồng độ ion kali trong màng và ngoài màng tế bào tương ứng là: 150 mM và 5 mM.
A. +90 V B. -90 V C. +70 V D. -70 V

PT Nernst cho màng cơ thể, viết lại kiểu lấy ngoài trừ trong quen thuộc hơn và ko cần đổi
dấu:

EK =
0,061
n ( )
∗log
Co 0,061
Ci
=
1
∗log ( )
5
150
=−0,09 ( V )=−90 V ⁡

Câu 9: Ý nghĩa của thế điện cực tiêu chuẩn?


A. So sánh độ mạnh chất oxy hóa và chất khử
B. Tính được thế điện cực của pin ở điều kiện chuẩn
C. Dự đoán khả năng diễn biến của phản ứng oxy hóa – khử
D. Tất cả đều đúng
Câu 10: Điện cực nào có thế không thay đổi và không phụ thuộc vào dung dịch điện ly mà
nó nhúng vào?
A. Điện cực chỉ thị
B. Điện cực so sánh
Câu 11: Điện cực nào sau đây thuộc loại điện cực chỉ thị?
A. Điện cực calomel
B. Điện cực màng thủy tinh
C. Điện cực hydro
Điện cực so sánh gồm điện cực hydro, điện cực AgCl, điện cực calomel
Điện cực chỉ thị gồm điện cực chỉ thị kim loại, điện cực màng
Câu 12: Hãy tính thế điện cực chuẩn của pin điện sau?
Zn + Sn4+ -> Zn2+ + Sn2+

Biết E Z n =−0,762 V ¿và E S n


¿ ¿
4+ ¿/S n =0,151V ¿
¿

A. -0,611 V B. 0,611 V C. -0,913 V D. 0,913V


Anod (kim loại mẠnh): Zn2+/Zn
Catod: Sn4+/Sn2+
o o o
E pin =Ecatod −Eanod =0,151−(−0,762 )=0,913 V

Câu 13: Nguyên lý của pin Galvanic là gì?


A. Sử dụng điện năng để thực hiện phản ứng ko tự phát ∆ G>0 -> pin điện phân
B. Sư dụng năng lượng của tự phát ∆ G<0 để phát điện năng
Câu 14: Trình bày cấu tạo pin nồng độ?
A. Gồm các điện cực giống nhau nhưng nồng độ của ion ở 2 điện cực khác nhau.
B. Gồm các điện cực khác nhau và nồng độ của ion ở 2 điện cực khác nhau.
C. Gồm các điện cực giống nhau và nồng độ của ion ở 2 điện cực giống nhau.
D. Gồm các điện cực khác nhau nhưng nồng độ của ion ở 2 điện cực giống nhau.
Câu 15:

A. 220 kJ/mol B. -220 kJ/mol C. 110 kJ/mol D. -110 kJ/mol

Thế điện cực chuẩn của PƯ oxy hóa – khử:

Eo ' =0,82+ 0,32=1,14 (V )


Năng lượng tự do Gibbs:

( molJ )=−220( mol


kJ
'

Go ' =−nF Eo =−2∗96500∗1,14=−220020 )


Bài 6: Mở đầu hóa hữu cơ
Có thể chọn nhiều hơn 1 đáp án
Câu 1: Trong hợp chất sau có những loại
liên kết nào?

A. Liên kết sigma


B. Liên kết pi
C. Liên kết hydro
D. Liên kết ion
HCHC có các liên kết giữa C và C -> có liên kết sigma
Có nối đôi -> có liên kết pi
Có H linh động trong nhóm -O-H và nguồn âm điện =O -> có liên kết hydro nội phân tử
Lưu ý về liên kết hydro:
- Liên kết hydro liên phân tử thì tăng hết (nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, độ tan
trong nước)
- Liên kết hydro nội phân tử thì giảm hết
- Dạng meta, para tan tốt trong nước còn dạng ortho thì không
Không có kim loại hay độ chênh lệch ĐÂĐ lớn nên không có liên kết ion.
Câu 2: Trong cấu trúc DNA, 2 chuỗi polynucleotide được liên kết với nhau bằng liên kết nào
chủ yếu?
A. Liên kết Van der Waals
B. Liên kết sigma
C. Liên kết hydro liên phân tử
D. Liên kết hydro nội phân tử
Câu 3: Khi một phân tử tạo liên kết hydrogen với nước, thì phân tử này sẽ:
A. Khó tan trong nước
B. Dễ tan trong nước
C. Khó tan trong dung môi không phân cực
D. Dễ tan trong dung môi không phân cực
Câu 4: Dựa vào hiệu ứng điện tử, hãy cho
biết carbon của nhóm carbonyl trong hợp
chất dưới đây có mật độ điện tử thế nào so
với các carbon khác?

A. Do có hiệu ứng cộng hưởng nên carbon của nhóm carbonyl có mật độ e nhiều hơn các
carbon khác 
B. Do có hiệu ứng cộng hưởng nên carbon của nhóm carbonyl có mật độ e thấp hơn các
carbon khác
C. Do có hiệu ứng cảm đẩy electron của các carbon xung quanh làm tăng mật độ e của
carbon nhóm carbonyl
D. Do có hiệu ứng cảm rút electron của oxy nên làm giảm mật độ e của carbon nhóm
carbonyl
Không có hệ liên hợp đôi-đơn-đôi nên không xảy ra hiệu ứng cộng hưởng
>C=O là nhóm: có liên kết đôi, có nguyên tử độ âm điện cao là O nên xảy ra hiệu ứng cảm
âm (-I)
Vòng hex đẩy e cho >C=O sau đó O rút e về, làm giảm mật độ e của C nhóm carbonyl.
CẢM DƯƠNG (+I): ĐẨY e CẢM ÂM (-I): RÚT e
Nhóm hydrocarbon no Nhóm hydrocarbon có liên kết bội
- Càng nhiều C càng mạnh - −C ≡ N >−C ≡C >−C 6 H 5 >−C=C
- Càng nhiều nhánh càng mạnh - −C ≡ N >−C=N
- Nhánh càng gần càng mạnh Nhóm có độ âm điện cao
Nguyên tử âm điện có độ âm điện càng - F > Cl > Br > I
nhỏ thì càng hút e (C- > N- > O-) - CF3 > CCl3 > CBr3 > CI3
- Nguyên tử âm điện có xu hướng Nguyên tử dương điện mạnh hơn dạng
ĐẨY điện tử đi khỏi. thường
- O+ > O
- N+ > N
Nhóm đặc trưng: -NO2, -SO3H

Câu 5: Trong các hợp chất dưới đây hợp chất nào phân cực?
(1) (2) (3) (4)

A. (2), (3) và (4) B. (1), (2) và (3)


C. (2) và (3) D. (3) và (4)
(1) Không có nhóm nào đẩy hay rút e nên không phân cực
(2) Xét nguyên tử N:
- Nhóm –C=N gây hiệu ứng cảm âm rút e và chuyển e về cho N
- Nhóm –CH3 đẩy e cho N, làm N trở thành trung tâm âm điện của hợp chất
- Hợp chất phân cực về nhóm =N-CH3
(3) Nhóm –OH gây hiệu ứng –I rút e nên phân cực về nhóm –OH
(4) Có 3 nhóm –NO2 gây hiệu ứng –I (nhóm đặc trưng –I). Tuy nhiên vòng cyclohexan
không phẳng nên momen lưỡng cực của các nhóm NO2 không triệt tiêu nhau được.
Câu 6: Hợp chất nào sau đây gây hiệu ứng siêu liên hợp?

(1) (2) (3) (4)


Điều kiện có hiệu ứng siêu liên hợp: Cα (sp3) phải có tối thiểu 1 Hα
(1) C số 10 còn dư 2Hα nên tạo được hiệu ứng siêu liên hợp H.

(2) Không có C nào vừa thỏa Csp3 và Cα có Hα. Các C ở vòng benzen không phải Csp3 (vì
có nối đôi -> sp2) còn C ở vòng đơn cách nối đôi 1 LK sigma thì không có H tự do.
(3) Tương tự (1)
(4) Tương tự (1)

Câu 7: Trong các hợp chất bên dưới, hợp chất nào có thể có hiện tượng cộng hưởng p-π?
A B C D
A: Đây là hiệu ứng cộng hưởng trong đó p chứa cặp e chưa liên kết. Đối với π-p chứa thì p
chứa luôn đẩy điện tử.

C: Đây là hiệu ứng cộng hưởng trong đó p trống. Đối với π-p trống thì p trống luôn RÚT
điện tử.

Ngoài ra còn có B là hiệu ứng cộng hưởng hệ π- π: Nguyên tử có ĐÂĐ cao hơn sẽ rút e (-R)
còn nguyên tử có ĐÂĐ thấp hơn đẩy e (+R). Ở đây xảy ra hiện tượng “ba phải”.
Câu 8: Hình nào dưới đây vẽ đúng quy tắc
hiệu ứng điện tử?
A. (1), (3), (4) B. (2), (3), (4)
C. (1), (2), (3), (4) D. (3), (4)
(1) Là hiệu ứng liên hợp dạng π-π -> đúng
(2) Quy ước C1 gắn với -CH3. Nhóm –CH3 gây hiệu ứng cảm dương +I, hiệu ứng diêu
liên hợp H, trong vòng là 1 hệ liên hợp nối từ C1 đến C4 -> e bị đẩy 1 phát từ CH3
đến C1 đến C4 -> C4 âm (-) còn C1 dương (+) -> sai.
(3) Là hiệu ứng liên hợp dạng π-π -> O là nguyên tố có ĐÂĐ cao nhất nên rút e về phía
O -> đúng
(4) –NO2 là nhóm gây hiệu ứng –I và –R -> rút điện tử về phía mình -> đúng

Câu 9: Trong các hợp chất dưới đây hợp chất nào bền nhất:

A. (1) B. (2) C. (3)


Một carbocation sẽ bền khi nó mang nhóm thế làm giảm mật độ electron trên C+. Sự
cộng hưởng làm tăng độ bền carbocation.
Chất số (3) đẩy e làm tăng mật độ e trên C+ -> kém bền nhất.
N có độ âm điện nhỏ hơn O -> cho điện tử dễ hơn -> cộng hưởng dễ xảy ra hơn O -> bền
hơn.
Câu 10: Sắp xếp tính acid tăng dần của các hợp chất dưới đây:

A. (3), (1), (2), (4) B. (3), (1), (4), (2)


C. (2), (3), (1), (4) D. (2), (1), (4), (3)

Nhóm rút e làm tăng tính acid, nhóm đẩy e làm giảm tính acid
(Nhớ C6H5-OH là dễ nhất: -C6H5 là nhóm hút e, -OH phenol có tính acid)
Số (1) là phenol
Vòng benzen liên kết với nhóm –I hay -R thì nhóm –I, -R rút e của vòng. Vòng benzen liên
kết với nhóm +I hay +R thì nhóm +I, +R đẩy e vào vòng.
Số (2) có nhóm –OCH3 gây hiệu ứng liên hợp dạng π-p chứa với p chứa là O -> O đẩy e hay
–OCH3 đẩy e. Vậy –OCH3 gây hiệu ứng +R -> Tính acid (2) > (1)
Số (3) có nhóm –CH3 đẩy e (+I, H) nối với vòng nên đẩy e vào vòng -> tính acid (3) yếu hơn
(1). Và +R (2) > +I (3) nên tính acid (2) < (3).
Số (4) có nhóm –COCH3 gây hiệu ứng cộng hưởng âm (-R) -> rút e của vòng -> tính acid (4)
mạnh hơn (1)
Câu 11: Sắp xếp tính acid tăng dần các hợp chất dưới đây:
A. (1) < (3) < (2) < (5) < (4) B. (1) < (2) < (3) < (4) < (5)
C. (1) < (5) < (4) < (3) < (2) D. (1) < (4) < (5) < (2) < (3)

Xét tác động của các gốc lên –CH2-COOH.


Số (1) CH3 gây +I, H
Do độ âm điện Cl > I nên số (2) rút mạnh hơn số (3), số (4) rút mạnh hơn số (5)
 Tính acid (2) > (3); (4) > (5)
Do X-CH2- có –I lớn hơn X-CH2-CH2 nên tính acid của (2), (3) yếu hơn (4), (5)
Vậy sắp xếp: (1) < (3) < (2) < (5) < (4)
Câu 12: Trong các hợp chất dưới đây hợp chất nào dễ cho e nhất?

A. (I) B. (II) C. (III) D. (IV)

Carbanion dễ cho e nhất khi có nhiều nhóm đẩy điện tử xung quanh nhất và đẩy mạnh nhất.
-CHO gây –I, -CH3 gây +I
Vậy thứ tự dễ cho e là: (IV) < (III) < (I) < (II)
Câu 13: Hợp chất nào có tính base mạnh nhất?

A. (I) B. (II) C. (III) D. (IV)

Ngược với acid: nhóm rút e làm giảm tính base, nhóm đẩy e làm tăng tính base
Số (I) có nhóm CH3 gắn với N đẩy mạnh hơn so với số (IV) -> có vẻ như tính base (I) > (IV).
Tuy nhiên thực nghiệm + N bị cản trở lập thể -> (IV) có tính base mạnh hơn (I)
Số (II): oxi rút e của N (-R theo dạng π-p chứa với p chứa là N) -> tính base (II) < (IV)
Số (III): nhóm –NO2 đặc trưng rút e (-I, -R) -> tính base (III) < (IV)
Câu 14: Carbocation nào dưới đây bền nhất?

A. (I) B. (II) C. (III) D. (IV)

Một carbocation sẽ bền khi nó mang nhóm thế làm giảm mật độ electron trên C+. Sự
cộng hưởng làm tăng độ bền carbocation.
Số (I) mang 1 nhóm –CH3 đẩy e, số (II) mang 2 nhóm đẩy e, số (III) gắn 3 nhóm đẩy e, số
(IV) có nhóm –CH=CH2 (-I > +R dạng π-p trống), sự cộng hưởng làm tăng độ bền
carbocation -> số 4 bền nhất.
Câu 15: Sắp xếp (A) (B) (C) vào (1) (2) (3)
A. 1A 2B 3C B. 1A 2C 3B
C. 1B 2A 3C D. 1C 2A 3B
Rút dần dần từng e liền kề nhau.

Bài 7: Hóa học lập thể chất hữu cơ


Phần 1: Đồng phân quang học
Câu 1: Trong phản ứng thủy phân đường saccarose bằng enzyme thì chất nền là?
A. Enzyme B. Saccarose
C. Subtrate D. Phức của enzyme và saccarose
Đối với phản ứng enzyme, chất nền là cơ chất gắn với enzyme hoạt động
Câu 2: Chất S-limonene tinh khiết có góc quay cực là - 123 độ, dung dịch limonene đo được
góc quay cực là + 109 độ. Thành phần % của đồng phân S đo được bằng:
A. 94,3% B. 11,4% C. 88,6% D. 5,7%

Phần trăm chênh lệch giữa dạng S và R là:


|Góc quay dung dịch S và R| |+109|
phầntrăm chênhlệch S và R= ∗100 %= ∗100 %=88,62%
|Góc quay S và R tinh khiết| |−123|
Dung dịch quay được góc dương còn chất S quay góc âm -> S chiếm tỷ lệ nhỏ
100 %−88,62%
phầntrăm S= =5,69 %
2
Câu 3: Carbon bất đối theo thứ tự từ nhỏ
đến lớn trong cấu hình (L) có cấu hình tuyệt
đối lần lượt là:

A. R, R B. R, S C. S, R D. S, S
Đây là dạng đồng phân đối
xứng qua mặt phẳng ngang
nên 2 C bất đối có cấu hình
giống nhau.
Xét riêng từng C bất đối
 Nhóm 1;2;3 cùng
chiều kim đồng hồ
Vậy cả 2 C có cấu hình R.

Câu 4: Chất A tinh khiết có góc quay cực là + 79 độ, dung dịch chất A đo được góc quay cực
là + 30,81 độ. Thành phần % của đồng phân R đo được bằng?
A. 72% B. 70% C. 69,5% D. 42%
Phần trăm chênh lệch giữa dạng S và R là:
|Góc quay dung dịch S và R| |+30,81|
phầntrăm chênhlệch S và R= ∗100 %= ∗100 %=39 %
|Góc quay S và R tinh khiết| |+79|
100 %−39 %
phầntrăm R= =30,5 % hoặc phần trăm R=100 %−30,5 %=69,5 %
2
Câu 5: Ảnh chiếu Fischer của Alanin cho biết cấu hình tuyệt đối của alanine là:

A. R B. S C. D D. L
Câu 6: Xác định đúng cấu trúc như hình vẽ:

A. (1R, 3R)-1-Chloro-3-ethyl-3-methylcyclohexane.
B. (1R, 3S)-1-Chloro-3-ethyl-3-methylcyclohexane.
C. (1S, 3S)-1-Chloro-3-ethyl-3-methylcyclohexane
D. (1S, 3R)-1-Chloro-3-ethyl-3-methylcyclohexane.
Xét C số 1 -> ngược chiều kim đồng hồ -> cấu hình S

Xét C số 3 -> ngược chiều kim đồng hồ -> cấu hình S


Quy tắc chuyển từ cấu hình 3D sang 2D: ngang trước – dọc sau (ngang với trước có 5 ký tự,
dọc với sau có 3 ký tự)
Câu 7: Chất limonene trong chanh và cam lần lượt có cấu hình tuyệt đối là:
A. R, R B. R, S C. S, R D. S, S
Cam – oRange có chữ R -> cấu hình R. Còn lại chanh cấu hình S.
Câu 8: Dựa vào hình chiếu Fischer hình bên
cho biết thông tin:

A. Đường L-ribose, có 3 carbon bất đối, có 8 đồng phân quang học


B. Đường D-ribose, có 3 carbon bất đối, có 6 đồng phân quang học
C. Đường D-ribose, có 3 carbon bất đối, có 8 đồng phân quang học
D. Đường L-ribose, có 3 carbon bất đối, có 6 đồng phân quang học
Nhóm OH của carbon bất đối xa nhất nằm bên trái Left -> L
CÓ 3C bất đối và không có đối xứng nên số đồng phân là 23=8
Câu 9: Nhóm máu A không truyền được cho nhóm máu B bởi vì:
A. Kháng thể bề mặt A khác kháng thể bề mặt B
B. Có 1 đường D galactose nhóm máu A khác nhóm máu B có 2 đường D galactose
C. Bề mặt của nhóm máu A có kháng nguyên khác nhóm máu B
D. Do yếu tố Rh+
Câu 10: Tính chất quang hoạt của hợp chất là?
A. Tính chất phản chiếu ánh sáng qua gương.
B. Tính chất ảnh qua gương mà không chồng khít.
C. Tính chất chuyển ánh sáng thường thành ánh sáng phân cực.
D. Tính chất làm quay mặt phẳng ánh sáng phân cực.
Câu 11: Để xác định cấu hình D, L thì dựa vào?
A. Cấu trúc R
B. Cấu trúc S
C. Hình chiếu Fischer
D. Số thứ tự carbon
Câu 12: Dựa vào cấu trúc hình vẽ cho biết Amlodipine có cấu hình:

A. R B. S C. R, S D. Không có C*

C* nằm ở vị trí có LK nằm sau

Nhóm thế 1 nằm ở trên, có vòng C. Nhóm thế 2 bên phải, nhóm thế 3 bên trái. Nhóm thế 4 là
H đang nằm ở trước mặt

H nằm trước mặt thì 1; 2; 3 theo thứ tự cùng chiều kim đồng hồ -> H nằm sau thì 1; 2; 3
ngược chiều kim đồng hồ -> cấu trúc S.

Câu 13: Trong hình chiếu Fischer, các nhóm thế nằm trên đường thẳng đứng vuông góc với
đường nằm ngang thì các nhóm thế đó có vị trí:

A. Ở gần mắt người nhìn B. Ở xa mắt người nhìn


C. Ở trước mặt phẳng chứa carbon bất đối. D. Tất cả đều sai

Ngang trước – dọc sau -> sau mặt phẳng carbon tức là xa mắt người nhìn.
Câu 14: Số carbon bất đối (carbon thủ tính)
trong acid citric là:

B. 1
A. 0
C. 2 D. 3

Có 1 số C có 2 nhóm thế giống nhau, 1 số C không đủ 4 nhóm thế (có 1 LK đôi)

Câu 15: Chất acid lactic có trong sữa và được sinh ra trong cơ lần lượt có đồng phân là:

A. R, S B. S, R C. R, R D. S, S

Sữa có chữ S -> cấu hình nó không phải cấu hình S -> nó là cấu hình R.

Phần 2: Đồng phân hình học – cấu trạng

Câu 1:

A B C D
Hình C ứng với chất 4C còn hình là chất 5C -> C sai.
Câu 2: Xác định cấu hình hợp chất sau
A. cis B. trans
C. E D. Z

Không có nhóm thế giống nhau ở 2 bên -> loại A, B


C trái: nhóm lớn trên, nhóm nhỏ dưới
C phải: nhóm lớn trên (C liên kết ba với N tương ứng C liên kết với 3 N), nhóm nhỏ dưới
Vậy nhóm lớn ở cùng phía -> cấu hình Z.
Câu 3: Có bao nhiêu đồng cấu hình có thể có với chất sau?

A. 2 B. 4 C. 6 D. 8
Nối đôi + 4 nhóm thế khác nhau -> đồng phân E, Z
Ở nhánh trái dưới có C* -> đồng phân R, S
Vậy có 2*2=4 đồng phân
Câu 4:

A. Là 1 chất B. Đồng phân cấu trạng


C. Đồng phân cấu trúc D. Đồng phân cấu hình
Đồng phân cấu trạng thì phải nghịch chuyển với nhau được, tức là thay đổi góc nhìn chứ ko
thay đổi liên kết. Đồng phân cấu trạng không thay đổi cấu hình. Cis vẫn là cis còn R vẫn là R.
Ở đây có sự thay đổi giữa H và OH, còn lại giống nhau -> đp cấu hình.
Câu 5:

Tamoxifen và Clomiphene lần lượt mang cấu hình:


A. E, Z B. Z, E
C. E, E D. Z, Z
Xét Tamoxifen:
- C trái: nhóm thế lớn trên, nhóm thế nhỏ dưới
- C phải: nhóm thế lớn trên, nhóm thế nhỏ dưới
Vậy Tamloxifen là đp Z
Xét Clomiphene:
- C trái: lớn trên, nhỏ dưới
- C phải: lớn trên, nhỏ dưới
Vậy Clomiphene cũng là đp Z
Câu 6: Hợp chất nào dưới đây có cấu hình Z?
A B C D
Phe: nhóm phenyl –C6H5
Từ đó suy ra chất có cấu hình Z là A (C6H5 > H, COOH > C6H5)

Câu 7: Cho biết tên của hợp chất này?


A. (R,Z)-3,5-dimethylhept-4-en-2-one
B. (S,Z)-3,5-dimethylhept-4-en-2-one
C. (R,E)-3,5-dimethylhept-4-en-2-one
D. (S,E)-3,5-dimethylhept-4-en-2-one
C* có nhóm số 1 bên trái, nhóm số 2 bên phải, nhóm số 3 bên trên, nhóm số 4 bên dưới.
 Cấu trúc S
Xét C=C:
- C trái có nhóm thế nhỏ (H) trên, nhóm thế lớn dưới
- C phải có nhóm thế nhỏ trên, nhóm thế lớn dưới
 Cấu trúc Z
Câu 8: Xác định cấu hình Ceravone phía
dưới
A. Z, S B. Z, R
C. E, S D. E, R
Xét C* có H nằm ở trước, nhóm thế 1 ở trên cùng (C trên cùng nối với 3C), nhóm thế 2 bên
phải (có nối với O), nhóm thế 3 bên trái -> H ở trước thì 1; 2; 3 thì cùng chiều -> H ở sau
ngược chiều -> cấu trúc S.
Xét liên kết đôi
- C trái có nhóm thế lớn trên, nhóm thế nhỏ (H) dưới
- C phải có nhóm thế lớn trên (gắn =O), nhóm thế nhỏ (-CH3) dưới
 Cấu trúc Z
Câu 9: Hai hợp chất sau có mối quan hệ nào?

A. Đồng phân cấu trạng B. Đồng phân hình học


C. Đối phân D. Đồng phân Dia
Khác vị trí tương đối trong liên kết đơn, khác cấu hình R/S ở đằng sau còn giống cấu hình
R/S ở đằng trước.
Vậy đây là đồng phân Dia, gồm các tâm thủ tính cấu hình giống nhau và các tâm thủ tính cấu
hình khác nhau.
Không phải đối phân vì nếu là đối phân tất cả các tâm thủ tính phải khác nhau 100%.
Câu 10: Cấu trúc nào kém ổn định nhất?
A B
C D
Cấu trúc kém ổn định nhất khi nhóm thế
bự nằm ở vị trí trục.
Do đó A bền nhất, B kém bần nhất.
Câu 11: Đọc tên hợp chất sau

A. cis-4-(1-aminopropyl)-5-isopropyl-7-methylnon-4-en-2-ol
B. (Z)-4-(1-aminopropyl)-5-isopropyl-7-methylnon-4-en-2-ol
C. trans-4-(1-aminopropyl)-5-isopropyl-7-methylnon-4-en-2-ol
D. (E)-4-(1-aminopropyl)-5-isopropyl-7-methylnon-4-en-2-ol
Không có nhóm thế giống nhau -> loại B, D
C trái có nhóm thế lớn trên, nhóm thế nhỏ dưới
C phải có nhóm thế lớn dưới, nhóm thế nhỏ trên -> đồng phân E
Câu 12:

A B C D
Nhóm –CH(CH3)2 ngược bên so với 2 nhóm –CH3 -> C là đáp án sai
Câu 13:

A. (1) cis, (2) trans, cis ổn định hơn


B. (1) cis, (2) trans, trans ổn định hơn
C. (1) trans, (2) cis, cis ổn định hơn
D. (1) trans, (2) cis, trans ổn định hơn
(1) là trans vì 2 H ở vị trí trục ngược nhau (2 H liên tiếp trên 1 vòng cyclohexan thì ngược
nhau). Còn số (2) là cis vì 1 trục 1 biên nhưng cùng hướng với nhau.
(1) bền hơn vì nhóm thế lớn nằm ở vị trí biên hết. (2) có 1 nhóm thế lớn ở vị trí trục.
Câu 14: Hợp chất nào có đồng phân
hình học?
A B
C D
Có 2 dạng cấu hình cis trans như câu 13
ở trên.
Nối đôi trong vòng benzen thường
không ai xét vì vị trí nối đôi bất định.

Câu 15: Mối quan hệ giữa 2 cấu trúc bên dưới là gì?

A. Đồng phân cấu trạng B. Đồng phân cấu trúc


C. Đối phân D. Đồng phân lập thể
Đồng phân lập thể là đồng phân không gian, dạng rộng nhất, bao hàm nhất.
Bài 8: Các loại phản ứng hữu cơ
Phần 1: Phản ứng cộng
Câu 1: Hợp chất nào có khả năng phản ứng với HCl mạnh nhất?

A. (1) B. (2) C. (3) D. (4)


Khả năng tham gia phản ứng mạnh nhất khi có nhiều nhóm đẩy e (làm tăng mật độ e ở LK
đôi)
(1) C đầu tiên có 2 nhóm –CH3 gây hiệu ứng +I, H
(2) có nhóm –COCH3 gây hiệu ứng –R, -I -> rút e -> khó phản ứng hơn (1)
(3) –OCH3 có hiệu ứng liên hợp π – p chứa -> O là p chứa sẽ đẩy e (+R > -I) -> C đầu tiên
có 1 nhóm hiệu ứng +R, 1 nhánh –CH3 gây hiệu ứng +I, H -> -OCH3 đẩy mạnh hơn –CH3
nên (3) dễ phản ứng hơn (1)
(4) Cl gây hiệu ứng –I > +R -> khó phản ứng hơn (1)
Hiệu ứng R>> H, I ngoại trừ halogen là ngoại lệ -> -OCH3 đẩy mạnh hơn –CH3
Sắp xếp được luôn: (3) > (1) > (4) > (2)
Câu 2: So sánh khả năng phản ứng AE các hợp chất sau:
CH2=CH-CH2Cl (1), CH2=CH-CHCl2 (2), Cl3C-CH=CH2 (3), CH3-CH=CH2 (4)
A. (3) < (2) < (1) < (4) B. (2) < (3) < (1) < (4)
A. (3) < (2) < (4) < (1) A. (1) < (2) < (3) < (4)
Số (1) nhóm –CH2Cl rút e-> khả năng phản ứng kém
Số (2) nhóm –CHCl2 rút e mạnh hơn nhóm (1) vì nhiều Cl hơn -> (2) PƯ kém (1)
Số (3) nhóm –CCl3 rút e mạnh hơn nhóm (2) vì nhiều Cl hơn -> (3) PƯ kém (2)
Số (4) –CH3 đẩy e -> PƯ mạnh nhất
Câu 3: Sản phẩm của phản ứng trans-but-2-en với dung dịch Br2 là gì?
A. Hỗn hợp 2 đối quang
B. Là 1 chất không có đồng phân quang học
C. Hỗn hợp 2 xuyên lập thể phân
D. Là 1 đồng phân meso
Trans-but-2-en có 2 cặp giống hệt nhau ngược 180o, phản ứng với cặp giống hệt nhau theo
quy tắc cộng trans.
Có 2 hướng PƯ (màu xanh biển và xanh lục- theo quy tắc cộng trans)
2 C* có 3 cặp giống hợp nhau, 1 C* quay 180o thì trùng với C* kia -> đồng phân meso
! Nếu đề hỏi cis-but-2-en thì ra hỗn hợp 2 đồng phân đối quang.
! Nếu đổi chất nền thành propilen CH2=CH-CH3 thì thu được hỗn hợp 2 đối quang vì
chỉ có 1 C* thủ tính.
Câu 4: Hợp chất nào phản ứng với hydrogen chloride cho sản phẩm chính khác với sản phẩm
chính của các hợp chất còn lại?

A. (1) B. (2) C. (3) D. (4)


Nhìn nối đôi của số 2 không nằm ở C có nhóm –CH3 trong khi 3 chất còn lại nối đôi có 1 đầu
C gắn với nhóm CH3. Sản phẩm chính: Cl sẽ đi vào C có nhánh –CH3.
Sản phẩm chính +HX: giàu giàu hơn nghèo nghèo hơn.
Câu 5: Alkene nào cho hỗn hợp racemic khi phản ứng với Br2?

A. (1) B. (2) C. (3) D. (4)


Số (3): bên trái không phải tâm thủ tính còn bên phải là tâm thủ tính -> cộng Br2 tạo hỗn hợp
2 đối quang, tỉ lệ 1:1-> hỗn hợp racemic
Số (2) và (4) không có tâm thủ tính -> chỉ ra 1 chất không có đồng phân quang học
Số (1) tạo ra được 1 đồng phân meso/ 1 chất.
Câu 6: Sản phẩm của phản ứng sau là gì? CH3-CH=CH2 +   HOBr   ---->
A. CH3-CHOH-CH2Br
B. CH3-CHBr-CH2OH
C. HO-CH2-CH2-CH2Br
D. HO-CH2-CH2-CH2OH
Chất HO----Br có cặp e lệch về HO -> HO âm hơn Br
HO sẽ chui vào C giữa còn Br chui vào C ngoài.
Câu 7: Sản phẩm của phản ứng sau là gì?

A. (2), (4) B. (1), (2) C. (1), (3) D. (3), (4)


Số (4) thực ra là quay 1 C ở bên, nếu quay cho 2 Br nằm 2 bên của LK đơn thì tương ứng với
anken ban đầu
Số (1) không phải được tạo thành từ anken đề cho mà từ đồng phân hình học của anken đề
cho.
Câu 8: Oxalaldehyd tác dụng với CH3MgBr, sau đó thủy phân thu được alcol bậc mấy?
A. Bậc 1 B. Bậc 2 C. Bậc 3 D. Bậc 4
Phản ứng với tác chất Grignard là phản ứng cộng thân hạch AN.
Nếu là aldehyde formic (HCHO) sp thu được là alcol bậc 1
Nếu là aldehyde khác (RCHO, R khác H) sp là alcon bậc 2
Nếu là ceton (R1-CO-R2) sp là alcol bậc 3.
Oxaldehyde là aldehyde khác HCHO -> alcol bậc 2
Câu 9: Chất nào sau đây có hằng số cân bằng lớn nhất khi phản ứng với HCN (hình thành
cyanohydrin)?
A. CH3CHO B. CH3COCH3 C. CH3CH2CHO D. C6H5CHO
Đây là phản ứng cộng ái nhân AN -> nhóm rút e làm tăng khả năng phản ứng, hằng số cân
bằng lớn nhất
C6H5 nối với –CHO có hiệu ứng -R -> gây cho C6H5 hiệu ứng +R
Do đó nhóm đẩy yếu nhất thực chất là câu A.
Câu 10: Trong nhóm carbonyl, nguyên tử oxygen có độ âm điện mạnh làm cho nhóm
carbonyl trở nên?
A. Ổn định B. Không ổn định
C. Phân cực D. Không phân cực
Câu 11: Sản phẩm cộng ái nhân với aldehyde tỷ lệ 1:1 là gì?
A. Hemiacetal B. Hemiketal
C. Acetal D. Ketal
Andehyde + alcol -> Hemiacetal -> trong môi trường H+, alcol dư ra acetal
Ketol + alcol -> Hemiketal -> trong môi trường H+, alcol dư ra ketal
Câu 12: Chất nào không phản ứng như một tác nhân nucleophile?
A. CH3NH2 B. (CH3)2NH C. (CH3)3N D. (CH3)4N+
Tác nhân nu ái nhân thì nó cần e -> cần cặp e hoặc có điện tích âm -> loại D.
Điện tích âm là tác nhân nu mạnh hơn (nhào vô điện tích dương dễ hơn với cặp e trung hòa
điện).
Câu 13: Cơ chế thủy phân ester trong môi trường acid gồm 4 giai đoạn từ (1) đến (4). Giai
đoạn nào là phản ứng cộng?

A. (1) B. (2) C. (3) D. (4)


(2) là cộng thân hạch AN. Cặp e lệch ở OH tấn công vào C dương điện
Câu 14: Đường cong biểu diễn cơ chế phản ứng trong giai đoạn nào không đúng?

A. (1) B. (2) C. (3) D. (4)


(1) sai vì mũi tên chỉ chiều di chuyển điện tích âm, phải hướng từ vị trí âm điện đến dương
điện.
Câu 15: Chất nào sau đây có khả năng ứng hiđrat hóa yếu nhất?
A. C6H5CHO B. p-CH3C6H4CHO
C. p-NO2C6H4CHO D. p-CH3OC6H4CHO
Phản ứng thế AN mạnh khi có nhóm rút -> tìm nhóm đẩy mạnh nhất hoặc ít ra là nhóm rút
yếu nhất.
Câu D có hiệu ứng +R>>-I đẩy rất mạnh -> chọn D.

Phần 2: Phản ứng thế, phản ứng tách, …


Câu 1: Hãy cho biết sản phẩm chính của phản ứng sau đây?

A. (1) B. (2) C. (3) D. (4)


Đây là phản ứng thế ái điện tử SE.
Nhóm thế ở dưới là gốc hidrocacbon no -> nhóm đẩy -> PƯ ưu tiên vị trí para, ortho
Vì cản trở lập thể nên ortho ko đc ưu tiên bằng para
Câu 2: Cho các hợp chất: C6H5CH2CH3; C6H5OCH3; C6H5COCH3; C6H5Cl
Khả năng phản ứng thế ái điện tử của hợp chất nào mạnh nhất?
A. C6H5CH2CH3 B. C6H5OCH3 C. C6H5COCH3 D. C6H5Cl
Khả năng tham gia PƯ thế ái điện tử mạnh nhất khi có nhiều nhóm đẩy nhất.
-CH2CH3 gây hiệu ứng +I, +H đẩy e vào vòng
-OCH3 gây hiệu ứng +R>-I đẩy e vào vòng -> mạnh hơn –CH2CH3
-COCH3 gây hiệu ứng –R, -I rút e khỏi vòng
-Cl gây hiệu ứng –I>+R, rút e khỏi vòng
Câu 3: Hợp chất nào cho sản phẩm chính là meta-nitro trong phản ứng nitro hóa bởi hỗn hợp
nitric acid-sulfuric acid?
A. C6H5CH3 B. C6H5CF3 C. C6H5F D. C6H5NHCOCH3
Sp chính là meta-nitro khi nhóm thế gây hiệu ứng –R.
Sp chính nằm vào ortho, para khi nhóm thế gây +R
-CF3 gây –I, -H. Không biết –H lẫn ngoại suy được
-CH3 gây +I, +H
-F gây –I>+R nhưng vì +R nên sp chính vẫn rới vào ortho, para
-NHCOCH3 gây +R>-I
Câu 4: Sản phẩm của phản ứng SN2 là gì?

A. Hỗn hợp (R)-pentan-2-ol và (S)-pentan-2-ol (1:1)


B. Hỗn hợp (R)-propan-2-ol và (S)-propan-2-ol (1:1)
C. (R)-pentan-2-ol
D. (S)-pentan-2-ol
OH- sẽ đẩy Cl- đi nên tấn công từ trái sang -> sp là chất có CH3 ở trên, H nằm trước (như
cấu trúc cũ), -OH bên trái, -CH3 bên phải. -> (S)-pentan-2-ol
Câu 5: Phát biểu nào sau đây về cơ chế SN1 là sai?
A. Là phản ứng đơn phân tử
B. Thường là phản ứng bậc 1
C. Cơ chế SN1 xảy ra 1 giai đoạn
D. Cơ chế SN1 xảy ra 2 giai đoạn
Cơ chế PƯ SN1 xảy ra qua 2 giai đoạn: (1) tách ion âm tạo carbocation dương và (2) tác nhân
nu tấn công.
Câu 6: Hợp chất nào phản ứng mạnh nhất theo cơ chế SN1?
A. CH2=CHCH2Br B. CH2=CHCH(CH3)Br
C. CH3CH2CH2Br D. CH3CH2CH(Br)CH3
Khả năng phản ứng của chất nền alkyl halyde theo cơ chế SN1 ưu tiên nhất khi có bậc
cao nhất hoặc carbocation bền nhất.
Tác nhân ái nhân SN1 là tác nhân yếu (tác nhân trung hòa)
Phản ứng SN1 racemic hóa, thu được hỗn hợp 2 đối phân
Bậc cao thì chất B và D bậc 2 cao hơn chất A và C bậc 1
Chất B có hiệu ứng +R>-I, chất D có hiệu ứng +I, +H -> carbocation của B bền hơn của D
Vậy B sẽ phản ứng mạnh nhất
Câu 7: Hợp chất nào phản ứng theo cơ chế SN2 mạnh nhất?
A. (1) B. (2) C. (3) D. (4)
Phản ứng SN2 mạnh nhất khi có bậc thấp
Tác nhân ái nhân SN2 là tác nhân mạnh
Phản ứng SN2 nghịch chuyển cấu hình
Bậc thấp thì cả (2),(3), (4) đều là bậc 1
Số (3) có vị trí lập thể cồng kềnh (bị 1 nhánh CH3 chắn ngay bên cạnh tt lập thể)
(2) có hiệu ứng liên hợp π-p chứa với p chứa là Br -> Br mất e -> Br có hiệu ứng +R -> liên
kết đơn gắn với Br có chuyển thành liên kết đôi -> khó đứt hơn số (4)
Vậy số (4) khó phản ứng nhất
Câu 8: Hợp chất nào là sản phẩm chính của phản ứng sau:

A. (1) B. (2) C. (3) D. (4)


I- và HOCH3 đều là nu nhưng I- là tác nhân nu mạnh hơn nên sẽ tham gia phản ứng.
Cl bên trái có hiệu ứng +R -> liên kết đơn nối với Cl bên trái hoạt động tương tự LK đôi ->
Cl bên trái khó phản ứng hơn -> Cl bên phải sẽ phản ứng.
PƯ SN2 vì bậc thấp và tác nhân mạnh.
Câu 9: Sản phẩm chính của phản ứng sau là gì?

A. 1-methylcyclohexen B. 2-methylcyclohexen
C. 3-methylcyclohexen D. PƯ không xảy ra
Đây là phản ứng tách HCl theo dạng E2 trong đó H và Cl ở vị trí trục. Tách H ở chỗ nối CH3
vì theo quy tắc Zaixep tách H có nhóm thế (giàu giàu hơn nghèo nghèo hơn).
Nếu đổi đề: Cl nằm ở vị trí xích đạo, CH3 vẫn xích đạo thì quay lại vị trí trục -> Cl nằm ở vị
trí trục, CH3 nằm ở vị trí trục -> Cl lúc này chỉ có 1 H trục để tách cùng -> ra sản phẩm 3-
methylcyclohexen. (đánh số ưu tiên nối đôi)
Câu 10: Sản phẩm chính của phản ứng sau là gì?
A. Phản ứng tách HCl tạo đồng phân cis- B. Phản ứng tách HCl tạo đồng phân trans-
C. Phản ứng thế Cl bằng nhóm t-BuO D. Không phản ứng
Xoay C sau 180o để đưa H và Cl ở vị trí đối nhau 180o -> E2 -> đồng phân trans
Câu 11: Phản ứng tách loại hợp chất 1 và 2 bởi sodium ethoxide cho 2 alkene, A và B,
Nhưng chọn lọc sản phẩm chính khác nhau. Phát biểu nào về sản phẩm chính đúng?

A. A từ 1 B từ 2 B. B từ 1 A từ 2
C. A từ cả 1 và 2 D. B từ cả 1 và 2
Phản ứng tách E2 theo quy tắc Zaixép giàu giàu hơn nghèo nghèo hơn
Do đó chất 1 Br tách cùng H bên trái -> sản phẩm chính là B
Còn chất 2 tách theo quy tắc Hoffmann khi nhóm thế cồng kềnh, tách H ít bị cản trở lập thể
nhất -> sản phẩm chính là A
Câu 12: Phản ứng chuyển hóa tiền chất enalapril, thuốc ức chế men ACE, tạo thành hoạt chất
enalaprilat dưới tác dụng của enzyme gì?

A. Esterase B. Oxidase
C. Amidase D. Carboxylase
Phản ứng thủy phân liên kết gì thì enzyme là liên kết đó + ase
Câu 13: Gốc tự do nào bền nhất?

A. (1) B. (2) C. (3) D. (4)


Các nhóm thế bổ sung điện tử cho gốc tự do sẽ làm bền gốc tự do.
Gốc (1) có hiệu ứng +I, H
Gốc (2) có hiệu ứng +R, +I từ nhóm CH3 ở bên phait
Gốc (3) không có +R, gốc (4) có +R nhưng không có thêm +I.
Câu 14: Aflatoxin B1, chất độc từ nấm Aspergillus trong các hạt ngũ cốc, phản ứng với DNA
tạo liên kết không thuận nghịch với DNA, ức chế sao chép DNA và gây đột biến. Phản ứng
xảy ra theo cơ chế nào?

A. AE B. AN C. SN1 D. SN2
Phản ứng xảy ra theo cơ chế SN2 vì tác nhân thân hạc ưa điện tích dương tấn công C -> phản
ứng thế thân hạch. Nhóm gắn vào là nét đứt còn nhóm đứt ra là nét liền -> tác động ra vào
khác hướng -> SN2. Đây là trường hợp đặc biệt không có nghịch chuyển cấu hình.
Câu 15: Chuyển hóa sau đây thuộc loại phản ứng gì?

A. Oxy hóa B. Khử


C. Gốc tự do D. Thế
Phản ứng nhận thêm oxy -> PƯ oxy hóa

Bài 9: Các hợp chất đại phân tử


Cách nhớ hợp chất dị vòng chứa N.
2 dị vòng cần nhớ: Pyrrol (5 cạnh 1 N) và
pyrridin (6 cạnh 1 N), full nối đôi
Chú ý 2 phần bôi màu –ol và –in.
-ol là vòng 5 cạnh, -in là vòng 6 cạnh
Bản thân nhóm N có tên là aza.
Nếu thêm 1 N bên cạnh N đã cho -> pyrazol
và pyridazin.

Nếu thêm 1 N cách N ban đầu 1 C thì thêm


chữ imid. Riêng vòng 5 cạnh bỏ đi chữ pyr
và thêm chữ aza.
 Imidazol
 Pyrimidin

Riêng vòng 6C có thêm 1 dị vòng mà 2 N ở


vị trí para với nhau -> pyrazin

Pyrazin
Vòng gồm benzen và pyrol gọi là vòng
indol. Thêm 1 N ngay sát cạnh N được vòng
indazol

Ngoại lệ: quinazolin không phải thêm N


ngay bên cạnh N của quinolin
Khi chuyển vị N thì thêm chữ iso
Nhận xét O tên là ox
S tên là thia

Chuyển vị N vào cạnh chung thì không


thêm iso mà thay đuôi ol, in thành đuôi -izin

Khi chuyển từ 1 vòng toàn pi sang vòng ko


pi nào (cộng full H) thì thêm chữ per

Câu 1: Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào là terpenoid?
A. 1; 2; 3; 4 B. 1; 2; 3
C. 1; 3; 4 D. 1; 2; 4
Số (1) là monoterpene vì có sườn cơ bản camphan -> nhớ sườn camphan có dấu gạch ngang
ở giữa
Số (2) là monoterpene vì có sườn cơ bản tujan -> nhớ sườn tujan khá đối xứng
Số (3) ko là terpene, dễ nhất là thấy nó có 11C không chia hết cho 5. Na ná giống 2,6-
dimethyloctan nhưng nhóm thứ 2 có dư 1 C -> ko phải terpene.
Số (4) là monoterpene. Nguyên 2 cái vòng benzen bị cách với terpen thứ 2 bởi O nên xem đó
là nhóm thế hết.
Câu 2: Hãy chọn câu đáp án đúng nhất

A. (1): không thuộc nhóm các terpene; (2) B. (1): Diterpene; (2): Sesquiterpen
sesquiterpene
C. (1): Diterpene; (2): có sườn eudesman D. (1) và (2): có 3 đơn vị isopene nối đầu
đuôi
Số (1) có 4 đơn vị isopren, số (2) có 3 đơn vị isopren -> sesquiterpene
Sườn của số (2) là sườn Cadinan
Câu 3: Cho biết công thức của taxadien như sau:
Chọn phát biểu ĐÚNG

A. Hợp chất này thuộc nhóm terpenoid vì có 20 carbon


B. Hợp chất này chỉ có 3 đơn vị isoprene nối đầu đuôi
C. Tất cả các đơn vị isoprene đều nối đầu – đuôi
D. Chỉ 2 đơn vị isoprene nối đầu - đuôi, còn lại nối đuôi - đuôi
(Bỏ câu này)
Câu 4: Hãy cho biết hợp chất bên dưới có thuộc nhóm các terpene không? Nếu có thuộc loại
terpene nào?

A. Không thuộc loại nào


B. Monoterpene
C. Sesquiterpene
D. Diterpene
Câu 5: Hợp chất sau đây tên gì?

A. 1-Ethyl-6-methoxyisoindole
B. 1-Ethyl-4-methoxyindole
C. 1-Ethyl-4-methoxycarbazole
D. 1-Ethyl-4-methoxypyrazole
Nhớ chất này là indol (trong bảng ở trên). Isoindol là dời 1N qua vị trí bên phải 1 đơn vị.
Pyrazol là vòng 5 cạnh có 2N liền kề nhau.
Câu 6: Hợp chất sau đây được gọi tên là gì? CHỌN ĐÁP ÁN SAI

A. 1,2-Dimethyl-2H,5H-azole
B. 1,2-Dimethyl-2,5-dihydropiperidine
C. 1,2-Dimethyl azacyclopenta-3-en
D. 1,2-Dimethyl-2,5-dihydro-1H-pyrrole
Câu 7: Hợp chất nào tương ứng với tên 1,3-oxathiacyclohexa-5-one?

A B C D

A có N (aza) -> loại


Đánh số 1O
-one là đuôi ceton
Câu 8: Trong các hợp chất dị vòng bên dưới, hợp chất nào dễ phản ứng với acid nhất?

A B C D

Câu này giống câu tính base mạnh nhất đã gặp


Tính base mạnh nhất khi có nhiều nhóm đẩy e
B rút e bằng –R, C rút e vì nhóm NO2 –R, -I -> PƯ yếu hơn D
D ít bị cản trở lập thể hơn A -> D dễ PƯ nhất
Câu 9: Hợp chất sau đây có tên đúng là gì?

A. 1-Methyl-1,3-azathiazolidine
B. 3-Methyl-1,3-thiazolidine
C. 1-Methyl-1,3-azathione
D. 3-Methyl-1,3-thiazone
Danh pháp thông thường: Vị trí + Nhóm thế + Tiếp đầu ngữ + Tên vòng/ tiếp vị ngữ
Thứ tự ưu tiên: O -> S -> N (oxa -> thia -> aza) -> loại A, C
Olidine là vòng 5 cạnh bão hòa chứa N -> chọn B
Câu 10: Các terpenoid sau có sườn cơ bản là:

A. (I): Guaian; (II): Isoborilan; (III): Camphan


B. (I): Guaian; (II): Tujan; (III): Fenchan
C. (I): p-Mentan, (II): Pinan; (III): Isocamphan
D. (I): Farnesan; (II): Camphan; (III) Pinan
Nhớ vòng 2 đối xứng khá đẹp -> tujan, còn isoborilan khá giống camphan -> nhớ isoburilan
nếu nhánh CH3 không nằm ở đỉnh thì là isoburilan
Nhớ vòng fenchan hình con cá, gần giống isocamphan nhưng có nhánh CH3 thẳng đứng
Câu 11: Các hợp chất nào được xem là steroid hormon?
A. Testoterone
B. Cortisole
C. Aldosterole
D. Estrogen
E. Tất cả đều đúng
Câu 12: Cấu trúc lập thể của khung sườn các hợp chất steroid như thế nào?
A. Vòng A dạng tàu
B. Vòng A dạng tàu xoắn
C. Vòng A dạng ghế
D. Vòng A dạng ghế, vòng B dạng tàu
Cả 4 vòng A B C D là dạng ghế
Câu 13: Phát biểu nào đúng nhất?

A. Hợp chất này thuộc nhóm triterpene


B. Hợp chất này có 6 tâm thủ tính
C. Hợp chất này có nhiều oxy nên dễ tan trong nước
D. Hợp chất này là Steroid
Có 7 tâm thủ tính
Câu 14: Trong các hợp chất bên dưới hợp chất nào là triterpene
A. 1, 2, 7,8
B. 1,2,3,4,5
C. 4,5,6,7,8
D. 6,7,8

Khung sườn triterpene là 5 cái vòng 6 cạnh


Câu 15: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là steroid?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

You might also like