You are on page 1of 9

Bùi Thanh Thảo - 511226432

NHỮNG MẶT TIÊU CỰC CỦA TRÍ TUỆ NHÂN


TẠO
I. Mở đầu
Ngày nay, khoa học và công nghệ hiện đại đã có những bước phát triển
mạnh mẽ, sản xuất ra nhiều loại máy móc không những có khả năng thay thế lao
độngchân tay, mà còn có thể thay thế 1 phần trí óc của con người. Nhưng điều đó
không có nghĩa là máy móc cũng có ý thức như con người- Ý thức là sự phản ánh
sáng tạo lại hiện thực mà chỉ có ở con người với những tính cách, nó mang bản
chất xã hội => Dù máy móc có hiện đại đến đâu thì cũng không thể hoàn thiện
được như bộ óc con người.
Bên cạnh những lợi ích to lớn của trí tuệ nhân tạo đối với xã hội, kinh tế,
chính trị, văn hóa,…những mặt trái của AI cũng là vấn đề cần quan tâm.
II. Luận điểm chính
1. AI và thị trường việc làm
2. AI và bất bình đẳng địa vị chính trị
3. AI và vũ trang hóa
4. AI và cảm xúc
5. AI và đạo đức
6. AI và nỗi sợ
7. AI bị phóng đại
8. AI và môi trường
III. Nội dung
1. AI và thị trường việc làm
AI sẽ làm thay đổi mạnh mẽ thị trường việc làm và có thể gây ra lượng người thất
nghiệp đáng kể.
Cuộc sống không ngừng thay đổi, và một điều tất nhiên rằng những cá nhân, tập
thể không thể thay đổi để thích nghi được với nhịp sống mới sẽ bị đào thải. Lợi ích
của trí tuệ nhân tạo là tạo nhiều cơ hội việc làm, nhưng đồng thời nó cũng sẽ là con
dao hai lưỡi tước mất việc làm của các đối tượng lao động học vấn thấp, lao động
chân tay hoặc mất việc do các công việc được tự động hóa. Theo thống kê, ⅓ công
việc trên 32 quốc gia biến mất do tự động hóa. Đây hiện cũng là một vấn đề đau
đầu đối với các nhà lãnh đạo, nhưng họ vẫn hy vọng rằng nhân công sẽ thay đổi và
bắt kịp với tốc độ phát triển của AI.

1
Bùi Thanh Thảo - 511226432

Các nhà nghiên cứu từ Viện toàn cầu McKinsey đã đưa ra ước tính rằng, sự gián
đoạn xã hội do AI gây ra đang diễn ra nhanh hơn 10 lần và ở quy mô gấp 300 lần
cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, do đó có tác động
gấp khoảng 3.000 lần.
Forrester Research, công ty nghiên cứu thị trường của Mỹ cung cấp lời khuyên về
tác động tiềm tàng và tiềm ẩn của công nghệ tới khách hàng và công chúng, cho
rằng AI sẽ xóa sổ 29% tổng số việc làm tại Mỹ trong khi chỉ tạo ra khoảng 13%
việc làm mới vào năm 2030.
Frey và Osborne (2017) đã có tuyên bố nổi tiếng rằng, 47% công việc của Mỹ có
nguy cơ bị tự động hóa trong một số năm không xác định, có thể là một hoặc hai
thập kỷ tới(4). Điều này giống với công bố của Bowles (2014) khi cho rằng khoảng
54% việc làm ở Liên minh châu Âu (EU) có nguy cơ bị tự động hóa.
Trong quyển sách “Bank 4.0: Banking Everywhere, Never at a Bank”, học giả
Brett King – nhà dự báo tài ba trong lĩnh vực ngân hàng – dự báo rằng hơn 30%
nhân viên ngân hàng hiện tại sẽ mất việc do AI vào năm 2030. (1)
(TBKTSG) – Tờ The Guardian đã đăng tải một bài luận được cho là do GPT-3
(công nghệ trí tuệ nhân tạo tạo văn bản được phát triển bởi OpenAI) chắp bút với
tiêu đề “A robot wrote this entire article. Are you scared yet, human?” (tạm dịch:
Một robot đã viết nên bài luận này. Loài người, các bạn đã sợ chưa?) (1). Sự kiện
này một lần nữa gợi lên những lo ngại về sự phát triển vượt bậc của AI có thể đe
dọa đến con người, mà trước mắt là việc làm.
(TBKTSG) – 20/9/2020, Tổ chức Lao động quốc tế đưa ra dự báo có đến 86%
người lao động trong ngành dệt may, da giày tại Việt Nam có thể phải đối mặt với
nguy cơ mất việc vì sự “xâm nhập” của robot trong hai thập niên tới.
Theo đài truyền hình VTV - Trong một báo cáo phát hành mới đây, nhà sản xuất
chip ARM của Anh đã cho rằng, tất cả các ngành đều sẽ chịu ảnh hưởng của trí tuệ
nhân tạo, từ nông nghiệp tới tài chính, ngân hàng. Dù không thể phủ nhận những
tác động tích cực mà trí tuệ nhân tạo mang lại, như: giúp sản xuất trở nên hiệu quả,
an toàn hơn, năng suất cao hơn, mức sống con người được cải thiện, song tổn thất
mà nó đem lại cũng rất rõ ràng, đó là 5 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2020.

(1) https://fortune.com/2019/11/19/artificial-intelligence-will-obliterate-these-
jobs-by-2030/

2
Bùi Thanh Thảo - 511226432

2. AI và bất bình đẳng địa vị chính trị


AI là công cụ hoàn hảo để loại bỏ sự thiên vị của con người nhưng nếu tương lai
con người tạo ra được thuật toán cung cấp dữ liệu cho AI, nó sẽ tạo ra sự thiên vị
nhiều hơn cả con người. Đây là một sự phát triển mà xã hội không mong muốn.
Sự tăng trưởng của AI có thể dẫn tới những sự bất bình đẳng đáng kể về mặt địa
chính trị trên toàn thế giới.
TCCS - Trí tuệ nhân tạo (AI) được cho là một trong những công nghệ chính trong
thế kỷ XXI có tác động mạnh mẽ đến sự vận hành của quan hệ quốc tế. Theo giới
phân tích, quốc gia nào trên thế giới có khả năng dẫn dắt sự sáng tạo và kiểm soát
được công nghệ AI sẽ nâng cao được sức mạnh quốc gia, năng lực kinh tế, quốc
phòng, từ đó làm thay đổi sự cân bằng lực lượng trong môi trường chính trị - kinh
tế quốc tế. Có thể thấy, AI đang và sẽ là xu hướng có nhiều tác động đa chiều đối
với quan hệ quốc tế nói chung và từng quốc gia nói riêng trong tương lai.
Thế giới hiện có bốn nhóm nước (theo năng lực trình độ công nghệ khác nhau)
nghiên cứu về AI: Nhóm thứ nhất, gồm Mỹ và Trung Quốc, là hai quốc gia đi đầu
về phát triển AI. Nhóm thứ hai, gồm Đức, Nhật Bản, Ca-na-đa, Anh và các nền
kinh tế hội nhập toàn cầu cao, như Hàn Quốc, Xin-ga-po, Thụy Điển, Bỉ..., là
những nước có khả năng sáng tạo khoa học - công nghệ và có năng lực mạnh trong
ứng dụng AI. Nhóm thứ ba, gồm các nước như Bra-xin, Ấn Độ, I-ta-li-a..., là
những nền kinh tế có trình độ công nghệ thấp hơn nhưng có lợi thế trong một số
lĩnh vực của công nghệ AI. Nhóm thứ tư là các nền kinh tế với hạ tầng số kém phát
triển, năng lực sáng tạo và nguồn lực hạn chế, có khả năng sẽ bị “tụt hậu” nhanh
hơn.
3. AI và vũ trang hóa
AI có thể tạo ra những mối đe dọa đến an ninh quốc tế. Nhiều ứng dụng AI hiện
nay được sử dụng cho mục đích quân sự hoặc thực hiện tấn công mạng, đôi khi dẫn
đến tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” về an ninh.
Chiến tranh tương lai (nếu xảy ra) với sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí, trang bị
và robot có ứng dụng trí tuệ nhân tạo, sẽ làm thay đổi đáng kể hình thái, quy luật
và phương thức tiến hành chiến tranh so với chiến tranh “truyền thống”.
Theo TCCS - Trung Quốc chủ trương “đi tắt đón đầu” về năng lực quân sự, đẩy
mạnh đầu tư vào AI, coi đây là cơ hội để tạo ra những bước đột phá trong công
3
Bùi Thanh Thảo - 511226432

nghệ quân sự và được dự báo có khả năng vượt Mỹ(6). Báo cáo NSCAI (tháng 11-
2019) trình Quốc hội Mỹ đánh giá sự phổ biến của công nghệ AI tạo ra các thách
thức đối với Mỹ; nhấn mạnh các “đối thủ”, như Trung Quốc, Nga, có thể ứng dụng
AI làm suy giảm vị thế vượt trội của Mỹ về quân sự. Tháng 3-2021, báo cáo của
NSCAI cũng đánh giá Trung Quốc sở hữu sức mạnh, tài năng và tham vọng vượt
Mỹ để trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về AI trong thập niên tới nếu các xu
hướng hiện nay không thay đổi.
Vũ khí thông minh: Những vũ khí được cải tiến như súng bắn tỉa tầm xa tự ngắm,
máy bay không người lái và rất nhiều loại vũ khí tự động thông minh khác có thể
được sử dụng và gây ra các sự cố nghiêm trọng.
Theo TCQPTD – có 3 vấn đề cơ bản để nhận thức rõ những đặc trưng chủ yếu của
trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực quân sự:
- Trang bị vũ khí sử dụng trí tuệ nhân tạo trở thành trang bị vũ khí tác
chiến chủ yếu. Thực tế trong những cuộc chiến tranh gần đây (chiến tranh
Vùng Vịnh, chiến tranh Kosovo và chiến tranh Afghanistan) cho thấy, các
loại vũ khí, trang bị, robot quân sự sử dụng trí tuệ nhân tạo được đưa vào
chiến đấu ngày càng nhiều và từng bước khẳng định vai trò quan trọng của
nó trên các chiến trường. Với xu thế đó, nhiều loại robot tác chiến trên các
môi trường đang được một số cường quốc quân sự nghiên cứu, phát triển và
đưa vào biên chế, như: máy bay không người lái - UAV, thiết bị không
người lái dưới nước - AUV, vệ tinh gián điệp, v.v.
- Tác chiến sử dụng trí tuệ nhân tạo có thể trở thành phương thức tác
chiến chủ đạo. Điển hình là khái niệm tác chiến “bầy đàn”, “sát thương
dạng phân tán” do quân đội Mỹ nghiên cứu phát triển. Đặc điểm cơ bản của
phương thức tác chiến này là sử dụng số lượng lớn hỗn hợp hệ thống máy
bay không người lái với tính năng, tác dụng khác nhau; tổ chức thành các
nhóm tác chiến kết hợp các thủ đoạn: nghi binh, gây nhiễu điện tử, tiến công
mạng, giáng đòn hỏa lực, v.v.
- Sử dụng trí tuệ nhân tạo cho việc ra quyết sách chỉ huy điều hành tác
chiến. Công nghệ xử lý dữ liệu trí tuệ nhân tạo có ưu thế vượt trội trong tìm
kiếm, lưu trữ, tính toán, khai thác nguồn dữ liệu khổng lồ, đặc biệt là thích
ứng với xử lý các loại dữ liệu mục tiêu từ hình ảnh vệ tinh, tín hiệu ra đa. Trí
tuệ nhân tạo có thể chuyển hóa nhanh chóng lượng dữ liệu khổng lồ thành
thông tin quân sự, cung cấp cho sĩ quan và binh sĩ các cấp khiến việc quyết
sách khoa học hơn, phản ứng nhanh chóng hơn, hành động hiệu quả hơn.
Với tính ưu việt đó, trí tuệ nhân tạo đã, đang được các nước lớn trên thế giới
4
Bùi Thanh Thảo - 511226432

nghiên cứu, trang bị cho hệ thống quản lý thông tin quân sự, mạng hóa dùng
trong chỉ huy, điều hành và hỗ trợ quyết sách thông minh hóa,… được sử
dụng rộng rãi trong lĩnh vực an ninh quốc gia. Theo nhiều nguồn tin gần
đây, Mỹ đã nghiên cứu chế tạo một loại robot sử dụng trí tuệ nhân tạo có tên
gọi là “Nhà chiến lược”, thông qua hệ thống máy vi tính, liên tục thu thập và
phân tích các tư liệu tình báo lấy từ vệ tinh, máy bay trinh sát, ra đa và các
biện pháp thám trắc để phân tích, tổng hợp, lựa chọn các giải pháp tối ưu
giúp người chỉ huy tham khảo, ra quyết sách.
4. AI và cảm xúc
Sự tăng trưởng và phát triển của AI có khả năng làm tăng tình trạng cô đơn và tách
biệt ở một số người.
Đa phần các chương trình trí tuệ nhân tạo được con người tạo ra hiện nay có thể rất
giỏi ở một công việc cụ thể nào đó, giống như chơi trò chơi hay đánh cờ. Nhưng
hiện tại con người có thể làm được nhiều hơn thế, từ thể thao, tài chính hay nuôi
dạy trẻ con… Về bản chất, con người còn có khả năng nhìn vào tương lai, lập kế
hoạch và đưa ra quyết định dựa trên những ý tưởng trừu tượng. Đây chính là sự
khác biệt của con người với máy hay bất kì loài sinh vật nào khác.
Đối với những người thích uống cà phê thì việc pha chế chúng đã có những cỗ máy
tự động, nhưng những quán cà phê vẫn có nhân viên phục vụ. Ví dụ như quán cà
phê có thể sử dụng máy tự động để thay thế người pha chế, hay những cỗ máy để
làm công việc từ thu ngân cho đến phục vụ. Tuy nhiên đối với những khách đến
uống cà phê thì việc thưởng thức thứ đồ uống này với những cỗ máy thực sự nhàm
chán. Ngoài việc được phục vụ thì giao tiếp cảm xúc là điều giúp tạo nên sự khác
biệt giữa nhân viên và khách hàng.
Nhân tố quan trọng nhất của con người chính là cảm xúc. Điều này giúp ta đưa ra
được các quyết định nhanh chóng về sự vật và tình huống. Ví dụ, khi con người
nhìn thấy thú dữ đi ra từ thế giới tự nhiên, họ sẽ cảm thấy nỗi sợ hãi tìm cách phải
rời khỏi khu vực đó ngay lập tức. TTNT lại không có những cảm xúc bẩm sinh này
để giúp máy tính đưa ra quyết định. Một robot, trừ khi được lập trình riêng biệt để
nhận ra mối đe dọa nhất định còn nếu không thì nó sẽ không thể phân biệt được
hay cảm nhận được điều gì có thể gây hại nghiêm trọng đến mình được.
Làm sao trí tuệ nhân tạo lại có thể hiểu được các giác quan của con người một cách
đầy đủ nhất để có thể thay thế được các đầu bếp thực sự? Họ có nhiệm vụ rất khó
khăn, đó là kết hợp tất cả các kỹ năng nấu nướng với cách trình bày món ăn sao
cho hình thức đẹp và khẩu vị hấp dẫn để làm hài lòng thực khách. Trí tuệ nhân tạo,
5
Bùi Thanh Thảo - 511226432

dù là ở trong tương lai có khả năng sử dụng những phân tích cơ thể con người kết
hợp các chỉ số của nguyên liệu nấu ăn để đưa ra những món ăn hợp lý, nhưng
chúng không có khả năng nuốt thức ăn vào bụng như con người và chính vì thế
những cỗ máy không bao giờ có thể biết hết được những bí ẩn và điều thú vị của
tất cả các nguyên liệu nấu ăn.
Hay như đối với các nhà trị liệu tâm lý, cảm xúc và khả năng thấu hiểu con người
là điều tối quan trọng. Sự đồng cảm là điều rất quan trọng khi bạn cần phải hiểu rõ
một người hoặc là vấn đề mà người đó đang gặp phải. Trí tuệ nhân tạo rốt cuộc
cũng sẽ có khả năng thể hiện được cảm xúc, lắng nghe và phản ứng, nhưng khả
năng chữa bệnh trong trị liệu thì chỉ có thể có được nhờ một người hiểu thật rõ đấu
tranh với các trải nghiệm con người là như thế nào.
5. AI và đạo đức
Việc thiết lập những chỉ dẫn về đạo đức liên quan tới việc phát triển và sử dụng các
sản phẩm và dịch vụ dựa trên nền tảng AI là tối quan trọng.
Theo báo Thanh Niên – 19/1/2022, tại Hà Nội, Quỹ VinFuture tổ chức tọa đàm
Khoa học vì cuộc sống và vấn đề “đạo đức trí tuệ nhân tạo” được các nhà khoa học
thảo luận sôi nổi. Viện trưởng Viện Kỹ thuật Jacobs của Đại học California, San
Diego (Mỹ), là người đầu tiên đề cập đến vấn đề “đạo đức AI”. “Về lý thuyết, AI
không gây nguy hại cho ai. Nhưng chẳng hạn trong một tình huống cụ thể, ví dụ về
một quyết định đầu tư tài chính, trách nhiệm sẽ phải của một cá nhân cụ thể, AI
được chỉ định thay mặt một cá nhân đó thì AI đóng vai trò thế nào? Rõ ràng, ở một
khía cạnh nào đó, các thuật toán được viết ra là để AI làm việc thay mặt cho một ai
đó cụ thể, chứ không thể là làm việc của hệ thống AI. Từ đó, AI sẽ làm việc vì lợi
ích của cá nhân hoặc của tổ chức mà cá nhân đó đại diện. Nhưng dường như chúng
ta chưa nhìn thấy sự công bằng trong câu chuyện này”, GS Pisano bày tỏ.
Theo GS Pisano, cần có những sự thận trọng nhất định để tạo ra việc vận hành xã
hội được tốt đẹp hơn, trong đó có việc điều chỉnh một số mô hình AI khiếm
khuyết, đặc biệt là khiếm khuyết về đạo đức. Cần có một hệ thống kiểm soát có vai
trò như những phiên tòa, có bồi thẩm đoàn để chúng ta tin cậy, đưa ra đánh giá. AI
phải có một quy trình, hình thức tích hợp nào đó để không có can thiệp của cá
nhân.
6. AI và nỗi sợ
Sự tăng trưởng nhanh chóng của AI đang gây ra rất nhiều nỗi sợ hãi và hoang
mang không cần thiết trong cộng đồng.
6
Bùi Thanh Thảo - 511226432

Xâm phạm quyền riêng tư: Trí tuệ nhân tạo cùng những công nghệ hiện đại khác
như dữ liệu lớn, công nghệ đám mây đặt ra một vấn đề hết sức nghiêm trọng trong
việc đảm bảo quyền riêng tư của công dân.
Với các lợi ích của trí tuệ nhân tạo, chính trị và bạo động trở thành những miếng
mồi béo bở cho các hacker - những tội phạm công nghệ cao. Các cuộc tấn công và
hiểm họa rò rỉ cơ sở dữ liệu tạo tiền đề cho các cuộc đe dọa, bất ổn chính trị, bạo
động hay thậm chí là chiến tranh xâm lược. Hiện Trung Quốc đã tiến hành lắp đặt
các camera giám sát (CCTV) ở đường phố nhằm mục đích duy trì trật tự an ninh,
cũng như hỗ trợ cho công tác điều tra tội phạm nếu cần thiết (chẳng hạn như thông
qua khả năng nhận diện ghi nhớ đặc điểm gương mặt của AI). Nếu các camera này
bị hack, chuyện gì sẽ xảy ra?
Nhiều chuyên gia cũng đã bày tỏ lo ngại, con người - với sự hạn chế về tiến hóa
sinh học - có thể bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo. Một trí tuệ nhân tạo thông
minh không có khả năng biểu lộ cảm xúc của con người như tình yêu hay thù ghét,
song trí tuệ nhân tạo có thể trở thành một nguy cơ nếu nó bị điều khiển, lập trình
với những mục đích xấu.
7. AI bị phóng đại
AI bị cường điệu hoá đáng kể, dẫn tới việc nhiều người quá lạc quan về các lợi ích
mà AI có thể đem tới.
Theo báo Thanh Niên – 19/1/2022, tại Hà Nội, Quỹ VinFuture tổ chức tọa đàm
Khoa học vì cuộc sống . GS Chayes bày tỏ, người tạo ra thuật toán của AI sẽ tạo ra
một trường mặc định trong dữ liệu mà trong đó hàm chứa ý chí của cá nhân mình.
Ví dụ, khi giao cho AI việc tuyển dụng nhân sự vào một vị trí trong công ty công
nghệ, thuật toán của AI sẽ xây dựng một thang giá trị dựa vào trường mặc định đó,
kết quả thực chất sẽ thể hiện đánh giá của người xây dựng thuật toán. Hoặc ở Mỹ,
thuật toán ngày càng được sử dụng nhiều trong việc phân bổ nguồn lực, cho y tế,
cho giáo dục, cho phúc lợi xã hội. Ví dụ, xét 2 người cùng có một điều kiện tương
đương nhau về bảo hiểm, trong đó một người da đen một người da trắng, nguy cơ
là người da đen sẽ thiệt thòi do trong dữ liệu (thông tin) có trường mặc định phân
biệt chủng tộc.
“Nếu không thận trọng thì AI sẽ thay vì hỗ trợ chúng ta lại khiến chúng ta đưa ra
quyết định với một số thông tin đã bị phóng đại. Khi có thuật toán AI chúng ta cần
phải đảm bảo tránh nguy cơ này”, GS Chayes cảnh báo.

7
Bùi Thanh Thảo - 511226432

GS Chayes còn kể lại một câu chuyện đã xảy ra vài năm ở Mỹ: có án tử hình đã
được áp dụng trong một số trường hợp, do tòa sử dụng phần mềm xét xử mà việc
kiểm soát dữ liệu được nhập vào hồ sơ thường khó khăn. Trong ứng dụng AI,
người ta vẫn sử dụng một số phần mềm nằm ngoài phạm vi của ý định khoa học
ban đầu của nhà khoa học.
8. AI và môi trường
Không thể phủ nhận rằng, AI đã đem đến nhiều lợi ích cho môi trường chẳng hạn
tạo ra mạng lưới điện thông minh đáp ứng nhu cầu điện hay cung cấp cho con
người những thiết bị thông minh và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, một
trong những nhược điểm lớn của trí tuệ nhân tạo là sử dụng nhiều năng lượng.
Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy một loại AI cụ thể (chuyên về sử lí ngôn ngữ
tự nhiên) có lượng khí thải carbon rất lớn do nhiên liệu mà phần cứng yêu cầu. Các
chuyên gia nói rằng việc tạo ra một mô hình AI thải 300.000 kg khí thải CO2 tương
đương với lượng chất thải của 125 chuyến bay khứ hồi từ NYC đến Bắc Kinh hoặc
gấp 5 lần lượng khí thải trung bình của một chiếc ô tô (Mỹ). Và việc tạo ra các mô
hình tất nhiên, không phải là nguồn phát thải duy nhất. Tác động carbon của cơ sở
hạ tầng xung quanh việc triển khai AI ứng dụng vào các công nghệ lớn cũng rất
đáng kể: các trung tâm dữ liệu cần được xây dựng và các vật liệu được sử dụng cần
được khai thác và vận chuyển.

Tài liệu tham khảo

8
Bùi Thanh Thảo - 511226432

1. Lasse Rouhiainen. (2018) . Artificial Intelligence: 101 Things You Must


Know Today about Our Future.
2. Trang Rose dịch. AI – Trí tuệ nhân tạo: 101 điều cần biết về tương lai
(Chương : Điểm cộng và trừ của trí tuệ nhân tạo) Việt Nam : NXB Kim
Đồng.
3. Tờ báo Kinh tế Sài Gòn
4. NGUYỄN, V. L (7/4/2021). Tạp chí Cộng sản. Tác động của trí tuệ nhân tạo
trong quan hệ quốc tế: Cơ hội, thách thức và đề xuất chính sách tham chiếu
đối với Việt Nam.
5. Huỳnh, M.C (22/1/2022). Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Chiến tranh trí tuệ
nhân tạo - những vấn đề cần quan tâm nghiên cứu.
6. Ninh, C (10/11/2022). Tờ báo Nhân dân. Đạo đức sinh học trong thời đại trí
tuệ nhân tạo.
7. Quý, H (19/1/2022). Tờ báo Thanh Niên. Đạo đức sinh học trong thời đại trí
tuệ nhân tạo.
8. Nguyễn, T (22/10/2021). Báo điện tử của Bộ Tài nguyên Môi trường. Trí tuệ
nhân tạo và con người: Những tác động đa chiều của cuộc cách mạng công
nghệ.

You might also like