You are on page 1of 12

HÓA ĐẠI CƯƠNG – Y1 PRETEST

Bài 1: Cấu tạo nguyên tử - Định luật tuần hoàn


Câu 1: Hiệu ứng màn chắn của điện tử khảo sát trên lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tố Co (Z=27) là
bao nhiêu?
A. 3,9 B. 9,85 C. 17,15 D. 23,1
Câu 2: Bộ 4 số lượng tử điện tử cuối của nguyên tố Co (Z=27) là bao nhiêu?
Câu 3: Trong một vân đạo, số lượng tử chính n và số lượng tử phụ l lần lượt xác định điều gì?
A. Sự định hướng và hình dạng orbital -> ml; l
B. Hình dạng và sự định hướng orbital -> l;ml
C. Năng lượng trung bình và hình dạng orbital
D. Năng lượng trung bình và sự định hướng orbital -> n;ml
Câu 4: Cho các ion Cl-; S2-; K+; Ca2+. Hãy sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính.
Câu 5: Nguyên tử X có 4 số lượng tử cuối lần lượt là n=3; l=2; ml=+2; ms=+1/2. Z của X bằng?
A. 22 B. 23 C. 24 D. 25

Câu 6: Độ dài sóng của 1 notron di chuyển với vận tốc 3,98.103 m/s bằng bao nhiêu?
A. 1.10-10 m B. 1,7.10-8 m C. 2.10-6 m D. 2,5.10-4 m
Câu 7: Bộ 4 số lượng tử kế cuối của Fe (Z=26) là bao nhiêu?
Câu 8: Để kiểm tra lượng máu từ người mẹ đưa tới nhau thai để nuôi dưỡng thai nhi, các bác sỹ sẽ
lựa chọn phương pháp kỹ thuật nào?
A. Chụp cắt lớp vi tính (CT) B. Chụp cộng hưởng từ (MRI)
C. Siêu âm Doppler D. Chụp X quang
Câu 9: Trong lớp vỏ nguyên tử, lớp M có bao nhiêu orbital
A. 1 B. 4 C. 9 D. 16

Câu 10: Phần lớn khối lượng cơ thể được cấu tạo từ các nguyên tố nào?
Câu 11: Trong đồng vị phóng xạ, bức xạ nào sau đây có tính xuyên thấu cao nhất?
A. beta B. alpha C. gamma D. tia X
Câu 12: Năng lượng dùng để tách 1 electron ra khỏi nguyên tử cesium với ánh sáng màu xanh có độ
dài sóng 505nm bằng bao nhiêu?
A. 1,58.10-19 J B. 2,65.10-19 J C. 3,94.10-19 J D. 4,52.10-19 J
Câu 13: Dược chất Iodine-131 đi đến mô giáp hoặc các tế bào tổn thương ác tính sẽ phát ra bức xạ
nào để được phát hiện bằng các kỹ thuật hình ảnh hạt nhân?
A. beta B. alpha C. gamma D. tia X

Câu 14: Tính chất chung các nguyên tử trong cùng phân nhóm với nhóm chính. Phát biểu nào SAI?
A. Bán kính giảm dần B. Năng lượng ion hóa giảm dần
C. Tính khử tăng dần D. Tính kim loại tăng dần
Câu 15: Điện tích hữu hiệu của điện tử khảo sát nằm trên lớp 3d của nguyên tố Co (Z=27)là bao
nhiêu?
A. 14,35 B. 20,1 C. 12,65 D. 6,9

Bài 2: Cấu tạo phân tử - Liên kết hóa học


Câu 1: Trong 4 liên kết cộng hóa trị sau, liên kết nào bị phân cực nhất?
A. C-H B. N-H C. O-H D. C-O
Câu 2: Phát biểu đúng về các phân tử C2H6, C2H4, C2H2 lần lượt theo thứ tự:
A. Góc liên kết theo thứ tự giảm dần, độ dài liên kết C-C giảm dần
B. Góc liên kết theo thứ tự tăng dần, độ dài liên kết C-C tăng dần
C. Góc liên kết theo thứ tự tăng dần, độ dài liên kết C-C giảm dần
D. Góc liên kết theo thứ tự giảm dần, độ dài liên kết C-C tăng dần
Câu 3: Cho các phân tử SO2, H2O, BeF2. Sắp xếp theo chiều tăng dần góc liên kết?
A. SO2 < H2O< BeF2 B. BeF2 < H2O < SO2
C. H2O < BeF2 < SO2 D. H2O < SO2 < BeF2

Câu 4: Phát biểu nào đúng?


A. Phân tử BF3 có cấu trúc thẳng hàng và góc liên kết 180o
B. Phân tử BF3 có cấu trúc thẳng hàng và góc liên kết 120o
C. Phân tử BF3 có cấu trúc tam giác và góc liên kết 180o
D. Phân tử BF3 có cấu trúc tam giác và góc liên kết 120o
Câu 5: Liên kết hydrogen là nền tảng cho sự sắp xếp chuỗi xoắn kép của phân tử DNA. Vậy các cặp
base nào trong chuỗi DNA có thể hình thành thông qua liên kết này?
A. T và C B. T và U
C. A và G D. G và C
Câu 6: Liên kết trong phân tử và giữa các phân tử H2 lần lượt là?
A. Liên kết cộng hóa trị không phân cực, liên kết Van der Waals
B. Liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết Van der Waals
C. Liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết hydrogen
D. Liên kết cộng hóa trị không phân cực, liên kết hydrogen
Câu 7: Phân tử KCl có năng lượng mạng tinh thể là -465,23 kcal/mol. Nhiệt thăng hoa là 108
kcal/mol. Năng lượng nối là 205 kcal/mol. Ái lực điện tử là -132,5 kcal/mol. Cho biết phản ứng toả
ra một lượng nhiệt là 184,23 kcal/mol. Vậy năng lượng ion hoá thứ nhất của nguyên tử K bằng bao
nhiêu?
A. 193 kcal/mol B. 203 kcal/mol C. 571 kcal/mol D. 379 kcal/mol

Câu 8: Liên kết trong phân tử và giữa các phân tử của HF theo thứ tự như thế nào?
A. Liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết hydrogen
B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực, liên kết Van der Waals
C. Liên kết cộng hóa trị không phân cực, liên kết hydrogen
D. Liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết Van der Waals
Câu 9: Cho biết nhiệt thăng hoa : 87 kcal/mol; Năng lượng nối : 105 kcal/mol; Ái lực điện tử : - 92,5
kcal/mol; Nhiệt của phản ứng : -140,23 kcal/mol; Năng lượng ion hóa thứ nhất : 93 kcal/mol, Năng
lượng ion hóa thứ hai : 164,7 kcal/mol. Vậy Năng lượng mạng tinh thể của MgCl2 bằng bao nhiêu?
A. -335,53 B. -404,93 C. -571,33 D. -184,73
kcal/mol kcal/mol kcal/mol kcal/mol

Câu 10: Góc liên kết của phân tử NH3? (Nhớ)


A. 120o B. 109,5o C. 107o D. 104,5o
Câu 11: Nguyên tử trung tâm trong các phân tử SO2, CO2, H2O, BeF2.

Câu 12: Trong các liên kết hóa học sau, liên kết có cường độ mạnh là?
A. Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị
B. Liên kết Vanderwaals, liên kết hydro
C. Liên kết cộng hóa trị, liên kết hydro
D. Liên kết ion, liên kết Vanderwaals
Câu 13: Cho các vitamin: A, E, B9, C. Vitamin được bài tiết dễ dàng là?
A. Vitamin A, vitamin C
B. Vitamin B9, vitamin C
C. Vitamin E, vitamin C
D. Vitamin A, vitamin B9
Câu 14: Cho các phát biểu sau:
A. Vitamin A tan tốt trong nước
B. Vitamin A tan tốt trong dầu
C. Vitamin B9 tan tốt trong nước
D. Vitamin B9 tan tốt trong dầu
Phát biểu đúng là
1. B và C 2. A và D 3. B và D 4. A và C
Câu 15: Nguyên tử Cacbon ở trạng thái kích thích có cấu hình như thế nào?
A. 1s22s22p2
B. 1s22s22p13s1
C. 1s22s12p3
D. 1s22s12p23s1
Bài 3: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
Phần 1: Định luật Hess và hệ quả
Câu 1: Một hệ khí nhận từ môi trường ngoài nhiệt lượng 150 kJ, hệ khí giãn nở sinh công 120 kJ
chống lại áp suất bên ngoài. Vậy biến đổi nội năng của hệ khí sẽ là?
A. 280 kJ B. 230 kJ C. 80 kJ D. 30 kJ

Câu 2: Cho các phản ứng ở điều kiện chuẩn 298K, 1 atm:

C (gr) + O2 (k) ---> CO2 (k) ΔH = - 393,51 kJ/mol

H2 (k) + ½ O2 (k) ---> H2O(k) ΔH = - 241,83 kJ/mol


Biết nhiệt hoá hơi của nước bằng 44,01 kJ/mol.
A. Nhiệt tạo thành chuẩn của H2O (l) bằng -285,84 kJ/mol
B. Nhiệt tạo thành chuẩn của CO2 (k) bằng 393,51 kJ/mol
C. Nhiệt cháy tiêu chuẩn của C (gr) bằng 393,51 kJ/mol
D. Nhiệt cháy tiêu chuẩn của H2 (k) bằng -241,83 kJ/mol
Câu 3: Nhiệt sinh (nhiệt tạo thành) CaCo3 (r) là nhiệt từ phản ứng:
A. CaO (r) + CO2 (k) ->
B. Ca (r) + C (gr) + O2 (k) ->
C. Ca(OH)2 + CO2 (k) ->
D. Ca(HCO3)2 (r) ->
Câu 4: Một người sau khi bơi lên bờ thì cần bao nhiêu kJ năng lượng để làm bốc hơi nước ở 298K
(giả sử lượng nước trên cơ thể là 18 g)?. Tính biến đổi nội năng của sự bay hơi ở 298K.
Biết nhiệt hóa hơi nước bằng 44,01 kJ/mol.
A. 41,53 kJ B. 43,51 kJ C. 54,21 kJ D. 50,23 kJ
Câu 5: Cho biết enthalpy đốt cháy glucose là – 2802 kJ/mol ở 298 K. Cần bao nhiêu gam glucose
cho một người nặng 70 kg leo cầu thang cao 3 m. Biết rằng 25% enthalpy chuyển thành công có ích.
A. 3,890g B. 2,058g C. 1,532g D. 0,529g

Câu 6: Một người trong phòng ấm ăn 100 g cheese (giá trị năng lượng của cheese 15,52 kJ/g), giả sử
không có sự tiêu thụ năng lượng từ các cơ quan cơ thể.
Hỏi cần bao nhiêu ml nước uống vào để thiết lập nhiệt độ cơ thể ban đầu:
A. 340 ml B. 586 ml C. 635 ml D. 873 ml
Câu 7: Nhiệt tạo thành từ protein trong cơ thể là 4,1 kcal. Nhu cầu trung bình hàng ngày cho sinh
viên nữ là 96 g protein. Nhu cầu năng lượng từ protein của sinh viên nữ bằng bao nhiêu?
A. 393,6 kcal B. 452,4 kcal C. 543,2 kcal D. 523,4 kcal

Câu 8: Đốt cháy 1 mol benzen ở điều kiện tiêu chuẩn, tạo ra CO2 (k) và H2O (l) và 3267 kJ nhiệt
lượng phóng thích. Biết nhiệt sinh CO2 (k) và H2O (l) lần lượt là - 393,50 kJ/mol và - 285,83 kJ/mol.
Nhiệt sinh của benzen là:
A. -48,51 B. -57,57 C. -85,71 D. -97,47
kJ/mol kJ/mol kJ/mol kJ/mol
Câu 9: Những ví dụ nào sau đây là khái niệm "Hệ" (system) trong nhiệt động lực học hóa học:
A. Ống nghiệm có dung dịch HCl, Zn và môi trường xung quanh.
B. Piston, xy lanh và khí Hydrogen và oxy trong xy lanh
C. Ống nghiệm có dung dịch HCl, Zn, Hydrogen và môi trường xung quanh.
D. Các đáp án đều đúng.
Câu 10: Khái niệm nhiệt sinh trong nhiệt động lực học hóa học là:
A. Nhiệt tạo thành 1 mol chất từ các đơn chất ở trạng thái bền vững.
B. Nhiệt sinh của các đơn chất bằng không.
C. Nhiệt sinh của CaCO3 là nhiệt từ phản ứng CaO + CO2.
D. Nhiệt sinh của các chất là nhiệt tạo ra từ phản ứng giữa các phân tử hợp chất với nhau.
Câu 11: Quá trình nào sau đây thu nhiệt:
A. Đun nấu bằng bếp gas trong gia đình, gas cháy
B. Quá trình làm đá viên trong ngăn đá tủ lạnh, nước lỏng đông đá.
C. Quá trình lau sàn nhà bằng nước, nước bay hơi.
D. Hòa tan CaCl2 trong nước
Câu 12: Quy ước về dấu của các giá trị nhiệt động lực hóa học như sau:
A. Q>0 nếu phản ứng tỏa nhiệt
B. W>0 nếu hệ nhận công
C. ΔH>0 khi phản ứng tỏa nhiệt
D. Tất cả đều đúng
Câu 13: Nội dung của định luật Hess được phát biểu:
A. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học không phụ thuộc vào các chất phản ứng ban đầu và sản
phẩm tạo thành cuối, chỉ phụ thuộc đường đi của quá trình tạo sản phẩm.
B. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học sẽ khác nhau theo cách thức khác nhau.
C. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học tùy thuộc vào các cách thức phản ứng xảy ra.
D. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học phụ thuộc vào các chất phản ứng ban đầu và sản phẩm
tạo thành cuối, không phụ thuộc đường đi của quá trình tạo sản phẩm.
Câu 14: Khi hòa tan NH4NO3 vào nước ở 25oC thì nhiệt độ của nước sẽ:
A. Tăng lên, nước ấm lên
B. Giảm đi, nước lạnh đi
C. 25oC
D. Tăng chút ít nhưng nước không ấm lên
Câu 15: Khi hòa tan CaCl2 vào nước ở 25oC thì nhiệt độ của nước sẽ:
A. Tăng lên, nước ấm lên
B. Giảm đi, nước lạnh đi
C. 25oC
D. Giảm chút ít nhưng nước không lạnh đi
Phần 2: Chiều hướng diễn biến các quá trình hóa học
Câu 1: Ở điều kiện 25 oC, 1 atm khí nào sau đây có entropy lớn nhất:
A. Metan B. Etan C. Acetylen D. Hydrogen
Câu 2: Phản ứng nào sau đây có biến đổi entropy tăng?
A. 2H2 + O2 -> 2H2O
B. 2NO2 (g) -> N2O4
C. CO2 (g) -> CO2 (s)
D. BaF2 (s) -> Ba2+ (aq) + 2F- (aq)
Câu 3: Phân tích phản ứng sau cho thấy rằng, nếu bắt đầu bằng 20 mM Glucose-1-phosphate (không
có Glucose-6-phosphate) hoặc bắt đầu 20 mM Glucose-6-phosphate (không có Glucose-1-phosphate)
thì khi đạt tới trạng thái cân bằng ở 25 oC, pH = 7 thì luôn có 1 mM Glucose-1-phosphate và 19 mM
Glucose-6-phosphate.
Phản ứng Glucose-1-phosphate ↔ Glucose-6-phosphate
Giá trị ΔG của phản ứng ở trạng thái cân bằng là:
A. -7,3 kJ/mol B. +9,6 kJ/mol C. -3,6 kJ/mol D. +5,8 kJ/mol
Câu 4: Nước bay hơi có entropy ΔS° = 109 J/mol.K ở nhiệt độ 100 oC thì enthalpy ΔH° bằng:
A. -10,90 B. +40,66 C. +3,42 kJ/mol D. -56,05
kJ/mol kJ/mol kJ/mol

Câu 5: Nước oxy già sát trùng vết thương:


2H2O2 (l) → 2H2O (l) + O2 (k)
Chất H2O2 (l) có ΔHo (kJ/mol) = -187,8 và ΔSo (J/mol.K) = 109,6.
Chất H2O (l) có ΔHo (kJ/mol) = -285,8 và ΔSo (J/mol.K) = 69,9.
Chất O2 (k) có ΔSo (J/mol.K) = 205.1
Giá trị ΔG ở 25oC bằng:
A. -257,9 B. -157,9 C. -342,6 D. -233,5
kJ/mol kJ/mol kJ/mol kJ/mol
Câu 6:
Glucose + Pi ↔ Glucose-6-phosphate + H2O có ΔG1

ATP + H2O ↔ ADP + Pi có ΔG = - 30,5 kJ/mol

Phản ứng tự xảy ra liên quan đến 2 phản ứng trên tạo sản phẩm Glucose-6-phosphate và ΔG = - 16,7
kJ/mol.
Giá trị ΔG1 bằng:
A. -47,2 kJ/mol B. +18,9 kJ/mol C. -16,7 kJ/mol D. +13,8 kJ/mol
Câu 7:
ATP + H2O ↔ ADP + Pi
Thủy phân 1 mol ATP tạo ra ADP ở 37,15 oC, ΔGo = - 35 kJ/mol ;
Biến đổi năng lượng tự do ΔG bằng bao nhiêu tại thời điểm [ATP]/[ADP] = 100 : 1. Giả thiết nồng
độ phosphate Pi và nước thay đổi không đáng kể. Cho R = 8,3143 J/mol.K.
A. 23,5 kJ/mol B. 35,2 kJ/mol C. 46,9 kJ/mol D. 57,3 kJ/mol
Câu 8: Đại lượng nhiệt động lực nào sau đây luôn luôn dương khi phản ứng tự xảy ra:
A. ΔSuniv B. ΔSsurr C. ΔSsyst D. ΔHsurr
Câu 9: Đại lượng nhiệt động lực học biểu thị mức độ hỗn loạn trong hệ là:
A. Enthalpy B. Entropy C. Luân chuyển D. Nội năng
nhiệt
Câu 10: Quá trình nào diễn ra sau đây có entropy giảm:
A. Hòa tan KCl trong nước
B. Làm lạnh nước thành đá
C. Trộn 2 khí trong 1 bình
D. Băng Bắc cực tan chảy
Câu 11: N2O4 phân hủy cho ra NO2. Nếu ΔH° = 58.02 kJ/mol and ΔS° = 176.1 J/mol.K thì trạng
thái chuẩn của các chất tham gia phản ứng và sản phẩm ở nhiệt độ nào ở trạng thái cân bằng:
A. 329,5 oC B. 98,3 oC C. 86,2 oC D. 56,5 oC
Câu 12: Enthalpy và entropy của quá trình bay hơi ethanol lần lượt là 38,6 kJ/mol và 109,8
J/mol.K. Nhiệt độ sôi của ethanol bằng:
A. 62,4 oC B. 78,5 oC C. 86,2 oC D. 96,0 oC
Câu 13: ATP + H2O ↔ ADP + Pi
Hằng số cân bằng của phản ứng thủy phân ATP ở 37,15 oC tạo ra ADP bằng bao nhiêu? Nếu ΔGo =
- 35 kJ/mol; cho R = 8,3143 J/mol.K
A. 7,8.10^5 B. 5,7.10^6 C. 5,9.10^5 D. 4,8.10^6
Câu 14: Cho phản ứng:
C2H6 (g) ---> C2H4 (g) + H2 (g)
ΔHo = + 137 kJ/mol ; ΔSo = + 120 kJ/mol
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phản ứng tự xảy ra ở nhiệt độ cao
B. Phản ứng tự xảy ra ở nhiệt độ thấp
C. Phản ứng luôn tự xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào
D. Phản ứng không xảy ra
Câu 15: Phản ứng không tự xảy ra ở nhiệt độ thấp nhưng có thể xảy ra ở nhiệt độ cao khi giá trị ΔH
và ΔS lần lượt là:
A. - - B. - + C. + - D. + +
Bài 4: Động hóa học
Câu 1: Cho phản ứng: CO (k) + H2O CO2 (k) + H2 (k)
Khi tăng nồng độ khí CO thì phản ứng xảy ra theo chiều nào?
(1) Chiều thuận
(2) Chiều nghịch
A. (1) B. (2)
Câu 2: Cho phản ứng: 2NO (k) + O2 (k) 2 NO2 (k)
Khi giảm nồng đọ các chất phản ứng xuống 3 lần thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?
A. tăng 27 lần C. tăng 3(m+n) lần
B. giảm 27 lần D. giảm 3(m+n) lần
Câu 3: Biểu thức tính vận tốc tức thời theo chất C của phản ứng 2A + B -> C + D
Δ [C] d [C]
A. v = − Δ t C. v = − d t
Δ [C] d [C]
B. v = + Δ t D. v = + d t
Câu 4: Cho phương trình tổng quát như sau: A + 2B -> C + D
Biểu thức vận tốc trung bình tính theo chất B là?
Δ [B] Δ [B]
A. v = − Δ t C. v = + Δt
Δ[B] Δ [B]
B. v = - D. v = +
2Δ t 2Δ t
Câu 5: Qúa trình chuyển hóa ciclopropan thành propen ở pha khí có hằng số tốc độ k = 6,7 x 10-4s-1
tại nhiệt độ 5000C. Tính chu kỳ bán hủy của chuyển hóa trên?
A. 10,34 (s) C. 1034,3 (s)
B. 10,45 (s) D. 1034,5 (s)
Câu 6: Với phản ứng: A + B -> C + D. Bậc phản ứng tống quát (m+n) trong biểu thức của định luật
tác dụng khối lượng v = v = k. [A]m. [B]n được xác định từ?
(1) Xác định từ cơ sở lý thuyết của phản ứng và các hệ số cân bằng của phản ứng nên có kết quả
là số nguyên dưỡng.
(2) Xác định từ thực nghiệm và có thể là số lẻ, số âm hay bằng 0.
A. (1) B. (2)
Câu 7: Biết phản ứng: NO (k) + O3 (k) -> NO2 (k) + O2 (k) xảy ra một giai đoạn. Vậy phản ứng trên
thuộc loại phản ứng nào?
(1) Đơn giản và dị thể (3) Phức tạp và dị thể
(2) Đơn giản và đồng thể (4) Phức tạp và đồng thể
A. (1) C. (3)
B. (2) D. (4)
Câu 8: Cho biết thuốc A có phân hủy bậc 1 với thời gian bán hủy là t1/2 là 4 giờ. Nếu dùng liều ban
đầu là 500mg thì sau 20 giờ lượng thuốc này còn lại trong huyết tương là bao nhiêu?
A. 7,813mg C. 31,250mg
B. 15,625mg D. 62,500mg
Câu 9: Phương trình nào sau đây cho thấy sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên tốc độ phản ứng?
(1) v = k. [A]m. [B]n
𝑣2 Δt
(2) 𝑣1 = a^(10) (với a là hệ số nhiệt độ của tốc độ phản ứng)
𝐀. (1) B. (2)
Câu 10: Phản ứng nào sau đây là phản ứng đồng thể?
(1) HCl (dd) + NaOH (dd) → H2O(l) + NaCl (dd)
(2) AgNO3 (dd) + NaCl (dd) → AgCl (r) + NaNO3 (dd)
(3) N2 (k) + 3H2 (k) → 2NH3 (k)
(4) Fe (r) + 2HCl (l) → FeCl2 (l) + H2 (k)
A. (1) & (2) B. (1) & (3) C. (1) & (4) D. (2) & (4)
Câu 11: Cho hệ phản ứng đạt trạng thái cân bằng như sau
A + B ⟶ C + D + Q (ΔH < 0)
Khi tăng nhiệt độ của hệ thì phản ứng sẽ xảy ra theo chiều nào?
(1) Chiều thuận
(2) Chiều nghịch
A. (1) B. (2)
Câu 12: Cho biết [A0] là nồng độ đầu tại thời điểm tính của phản ứng A -> Sản phẩm ; k là hằng số
tốc độ phản ứng. Công thức tính thời gian bán phân hủy của phản ứng bậc 0 là?
[A0] ln2 1
(1) t1/2 = 2𝑘 ; (2) t1/2 = 𝑘 ; (3) t1/2 = [A0]𝒌
A. (1) B. (2) C. (3)
Câu 13: Cho biết thuốc X có phân hủy bậc 1 với thời gian bán hủy là t1/2 là 4 giờ. Hỏi sau 12 giờ thì
nồng độ chất X còn lại bao nhiêu phần trăm so với ban đầu?
Cho biết: thời gian bán phân hủy là thời gian để chất X còn lại 1 nửa so với ban đầu.
A. 12,5% C. 50,0 %
B. 25,0 % D. 75,0 %
Câu 14: Cho phản ứng sau: NO (k) + O2 (k) ⟶ 2NO2 (k)
Tại nhiệt độ 250C có hằng số tốc độ k1 = 7,1.103
Tại nhiệt độ 1000C có hằng số tốc độ k2 = 1,0.104
Năng lượng hoạt hóa Ea (KJ/mol) của phản ứng trên bằng bao nhiêu?
A. 4,220 C. 27,25
B. 17,25 D. 53,78

Câu 15: Cho phản ứng có hệ số nhiệt độ γ = 2. Vậy khi tang nhiệt độ lên thêm 500C thì vận tốc phản
ứng tang lên bao nhiêu lần
A. 16 lần
B. 25 lần
C. 32 lần
D. 64 lần
Câu 16. Cho phản ứng có hệ số nhiệ độ γ = 2,5.Vậy khi tăng nhiệt độ lên thêm 300C thì vận tốc
phản ứng tăng lên bao nhiêu lần ?
A. 7,500 lần
B. 10,125 lần
C. 15,588 lần
D. 15,625 lần
Câu 17. Cho biết sự tồn tại 2 trạng thái oxy hóa của Crom trong môi trường theo phương trình hóa học
sau:
Cr2O72- (cam) + H2O ↔ 2CrO42- ( vàng) + 2H+
Cho biết sử thay đổi của cân bằng khi thêm baz vào hệ phản ứng trên ?
A. cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận
B. cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch
C. cân bằng không thay đổi ( không dịch chuyển )
D. không xác định được chiều dịch chuyển khi thêm baz
Câu 18. Một thuốc B có thời gian bán hủy t1/2 là 8 giờ. Nếu dùng liều ban đầu là 400 mg. Hỏi sau
thời gian 40 giờ thì lượng thuốc này còn lại trong huyết tương là bao nhiêu mg ?
A. 12,5 mg
B. 25,0 mg
C. 50,0 mg
D. 100 mg
Câu 19. Cho phản ứng sau: 2NO2(k) ↔ N2O4 (k); ΔH = -13,8 kcal
Nếu ta ngâm hệ vào nước đá (làm lạnh) thì cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều nào ?
A. Chiều thuận
B. Chiều nghịch
C. Không dịch chuyển
D. Yếu tố nhiệt độ không xác định được
Bài 5: Dung dịch – Điện hóa
Phần 1: Dung dịch
Câu 1: Cho 20g glucose vào 100 ml nước, khuấy đều thu được cấu trúc nào sau đây? Biết độ hoà tan
của glucose trong nước ở 25 oC là 909 g/L.
A. Dung dịch
B. Hỗn dịch
C. Nhũ tương
D. Vừa là dung dịch vừa là hỗn dịch
Câu 2: Dựa vào phương trình Starling Q = K [(Pc – Pif) – (𝜋p – 𝜋if)] hãy cho biết chiều chuyển
dịch của dịch giữa mao mạch và dịch kẽ ở mao tĩnh mạch trong trường hợp Pc = 10 mmHg, Pif = -
3 mmHg, 𝜋p = 18 mmHg, 𝜋if = 8 mmHg ?
A. Từ MM ra DK
B. Từ DK vào MM
Câu 3: Tính pH của dung dịch đệm chứa NH3 0,3 M và NH4Cl 0,36 M ?.
Thêm 20,0 ml dung dịch NaOH 0,050 M vào 80,0 mL dung dịch đệm. Tính pH của dung dịch mới?
Biết pKb của NH3 là 4,75
A. 9,17 và 9,20 B. 9,25 và 9,28
C. 4,75 và 4,78 D. 4,67 và 4,70
Câu 4: Vai trò dung dịch đệm:
A. Ổn định pH dung dịch
B. Tạo pH thích hợp cho môi trường
C. Kiểm soát tốc độ phản ứng
D. Tăng tính chọn lọc của phản ứng
Câu 5: Tính áp suất thẩm thấu (atm) của dung dịch NaHCO3 8,4 % (w/v) ở nhiệt độ 37 oC ? Phân
loại? Biết giá trị nồng độ thẩm thấu bình thường là 7 – 7,5 atm.
A. 50,84 và ưu trương B. 25,42 và ưu trương
C. 50,84 và đẳng trương D. 25,42 và đẳng trương

Câu 6: Hãy tính nồng độ mmol/L của tất cả các tiểu phân (particles) trong dung dịch gồm glucose
5% (w/v) và NaCl 0,9% (w/v)
A. 278 B. 307 C. 431 D. 585
Câu 7: Hiện tượng thẩm thấu là gì?
A. Sự di chuyển của nước từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao
B. Sự di chuyển của chất tan từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao
C. Sự di chuyển của nước từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp
D. Sự di chuyển của chất tan từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp
Câu 8: Tại sao khi pha loãng dung dịch đệm pH gần như không đổi ở cùng điều kiện nhiệt độ?
A. Tỉ số nồng độ dạng base (Cb) trên nồng độ dạng acid (Ca) không đổi khi pha loãng
B. Tỉ số nồng độ dạng base (Cb) trên nồng độ dạng acid (Ca) thay đổi khi pha loãng
Câu 9: Khi thêm một lượng nhỏ acid mạnh vào dung dịch đệm thì chuyện gì sẽ xảy ra?
A. Không có phản ứng hoá học nào xảy ra, pH đệm vẫn không đổi
B. Không có phản ứng hoá học nào xảy ra, pH đệm có giảm đi
C. Dạng base của đệm sẽ phản ứng với acid mạnh thêm vào, pH đệm vẫn không đổi
D. Dạng base của đệm sẽ phản ứng với acid mạnh thêm vào, pH đệm có giảm đi
Câu 10: Nồng độ nào sau đây cho biết số mol chất tan có trong 1 kg dung môi?
A. Nồng độ mol
B. Nồng độ đương lượng
C. Nồng độ molan
D. Nồng độ phần ngàn
Câu 11: Tính nồng độ thẩm thấu (mOsmol/L) của dung dịch NaCl 1,1% (w/v) ? Phân loại ? Biết giá
trị nồng độ thẩm thấu bình thường là 275 – 285 mOsmol/L.
A. 376 mOsmol/L, đẳng trương B. 188 mOsmol/L, đẳng trương
C. 376 mOsmol/L, ưu trương D. 188 mOsmol/L, nhược trương
Câu 12: Áp suất nào sau đây là một phần của áp suất thẩm thấu?
(1) Áp suất keo huyết tương (𝜋p)
(2) Áp suất keo dịch kẽ (𝜋if)
(3) Áp suất dịch kẽ (Pif)
(4) Áp suất mao mạch (Pc)
A. (1), (2) B. (3), (4)
C. (1), (3), (4) D. (1), (2), (3), (4)
Câu 13: Phospholugel thuộc nhóm thuốc kháng acid, thành phần chính là nhôm phosphate được
phân tán trong nước. Hãy cho biết dạng bào chế của thuốc này?
A. Dung dịch
B. Hỗn dịch
C. Nhũ tương
Câu 14: Hãy cho biết áp suất được tạo ra bởi các protein huyết tương (albumin, globulin,
fibrinogen) có tên gọi là gì?
Câu 15: Một dung dịch đệm chứa CH3COOH 0,30 M và CH3COONa 0,30 M có pH là 4,74. Tính
pH của dung dịch sau khi thêm 0,020 mol NaOH vào 1 lít dung dịch đệm trên?
A. 4,80 B. 4,70 C. 4,75 D. 4,85

Phần 2: Điện hóa


Câu 1:

A. 2,374 kJ/mol B. 23,74 kJ/mol C. 237,4 kJ/mol D. 2374 kJ/mol


Câu 2: Tính điện thế pin nồng độ sau:

A. 0,009 V B. -0,009 V C. 0,018 V D. -0,018 V


Câu 3:

A. Không, vì thế của phản ứng trên là - 0,956 V


B. Có, vì thế của phản ứng trên là + 0,956 V
C. Không, vì thế của phản ứng trên là + 0,956 V
D. Có, vì thế của phản ứng trên là -0,956 V
Câu 4: Trong pin Galvanic gồm có điện cực catod và điện cực anod. Hãy cho biết bán phản ứng xảy
ra ở điện cực catod và điện cực anod?
A. Catod xảy ra PƯ oxy hóa, Anod xảy ra PƯ khử
B. Catod xảy ra PƯ khử, Anod xảy ra PƯ oxy hóa
Câu 5: Cho pin nồng độ có điện thế là 0,0428 V, nồng độ ion Ag+ bên catod là 4,5 M. Hãy tính
nồng độ ion Ag+ bên anod ?
A. 0,042 V B. 0,852 V C. 0,426 V D. 0,085 V

Câu 6:

A. -627 kJ/mol B. 627 kJ/mol


C. -627250 kJ/mol D. 627250 kJ/mol
Câu 7: Điện cực nào có thế phụ thuộc vào nồng độ chất cần khảo sát có trong dung dịch mà nó
nhúng vào?
A. Điện cực chỉ thị
B. Điện cực so sánh
Câu 8: Tính điện thế màng nghỉ của tế bào cơ tim? Biết ở trạng thái nghỉ chỉ có kali qua màng và
nồng độ ion kali trong màng và ngoài màng tế bào tương ứng là: 150 mM và 5 mM.
A. +90 V B. -90 V C. +70 V D. -70 V

Câu 9: Ý nghĩa của thế điện cực tiêu chuẩn?


A. So sánh độ mạnh chất oxy hóa và chất khử
B. Tính được thế điện cực của pin ở điều kiện chuẩn
C. Dự đoán khả năng diễn biến của phản ứng oxy hóa – khử
D. Tất cả đều đúng
Câu 10: Điện cực nào có thế không thay đổi và không phụ thuộc vào dung dịch điện ly mà nó nhúng
vào?
A. Điện cực chỉ thị
B. Điện cực so sánh
Câu 11: Điện cực nào sau đây thuộc loại điện cực chỉ thị?
A. Điện cực calomel
B. Điện cực màng thủy tinh
C. Điện cực hydro
Câu 12: Hãy tính thế điện cực chuẩn của pin điện sau?
Zn + Sn4+ -> Zn2+ + Sn2+
𝑜 𝑜
Biết 𝐸𝑍𝑛 2+ /𝑍𝑛 = −0,762𝑉 và 𝐸𝑆𝑛4+ /𝑆𝑛2+ = 0,151𝑉

A. -0,611 V B. 0,611 V C. -0,913 V D. 0,913V


Câu 13: Nguyên lý của pin Galvanic là gì?
A. Sử dụng điện năng để thực hiện phản ứng ko tự phát ∆𝐺 > 0 -> pin điện phân
B. Sư dụng năng lượng của tự phát ∆𝐺 < 0 để phát điện năng
Câu 14: Trình bày cấu tạo pin nồng độ?
A. Gồm các điện cực giống nhau nhưng nồng độ của ion ở 2 điện cực khác nhau.
B. Gồm các điện cực khác nhau và nồng độ của ion ở 2 điện cực khác nhau.
C. Gồm các điện cực giống nhau và nồng độ của ion ở 2 điện cực giống nhau.
D. Gồm các điện cực khác nhau nhưng nồng độ của ion ở 2 điện cực giống nhau.
Câu 15:

A. 220 kJ/mol B. -220 kJ/mol C. 110 kJ/mol D. -110 kJ/mol

You might also like