You are on page 1of 6

Phạm Văn Trọng Education Khóa học “Thực chiến luyện đề-Tổng ôn trọng điểm”

LỚP HÓA THẦY TRỌNG ĐỀ LUYỆN TẬP LÝ THUYẾT


(Đề thi có 06 trang) Môn: HOÁ HỌC
(40 câu trắc nghiệm) Thời gian làm bài: 50 phút (không tính thời gian phát đề)
Mã đề LT-14
Họ và tên:…………………………………………………….

Câu 41: Kim loại nào trong số bốn kim loại sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. K. B. Al. C. Mg. D. Fe.
Câu 42: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?
A. Ba. B. Na. C. Be. D. K.
Câu 43: Chất X có công thức H2N-CH(CH3)-COOH. Tên gọi của X là
A. alanin. B. glyxin. C. valin. D. lysin.
Câu 44: Chất nào dưới đây là monosaccarit?
A. Glucozơ. B. Tinh bột. C. Xenlulozơ. D. Saccarozơ.
Câu 45: Đề phòng sự lây lan của SARS-CoV-2 gây bệnh viêm phổi cấp, các tổ chức ý tế hướng dẫn người
dân nên đeo khẩu trang nơi đông người, rửa tay nhiều lần bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn
có pha thành phần chất X. Chất X có thể được điều chẽ từ phản ứng lên men chất Y, từ chất Y bằng phản
ứng hiđro hóa có thể tạo ra chất Z. Các chất Y, Z lần lượt là:
A. Sobitol và Glucozơ. B. Glucozơ và Etanol.
C. Glucozơ và Sobitol. D. Etanol và Glucozơ.
Câu 46: Kim loại nào sau đây nhẹ nhất?
A. Cs. B. Li. C. Na. D. K.
Câu 47: Chất nào sau đây không phải là este?
A. HCOOCH3. B. C2H5OC2H5.
C. C3H5(COOCH3)3. D. CH3COOC2H5.
Câu 48: Số nhóm cacboxyl và amino trong một phân tử lysin lần lượt là:
A. 1 và 2. B. 2 và 3. C. 2 và 1. D. 2 và 2.
Câu 49: Chất nào sau đây vừa tác dụng với NaOH trong dung dịch vừa tác dụng với nước brom?
A. Ancol anlylic. B. Metyl metacrylat. C. Axit benzoic. D. Anilin.
Câu 50: Chất nào dưới đây có thể gọi tên là phenyl propionat?
A. CH2=CH-COO-C6H5. B. CH3-CH2-COO-C6H5.
C. C6H5-COO-CH2-CH2-CH3. D. CH3-CH2-COO-CH2-C6H5.
Câu 51: Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ tằm. B. Tơ capron. C. Tơ axetat. D. Tơ nilon-6,6.
Câu 52: Cặp chất nào sau đây gây nên tính cứng tạm thời của nước?
A. Na2SO4, KCl. B. Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2.
C. KCl, NaCl. D. NaCl, K2SO4.
Câu 53: Hoà tan hoàn toàn một lượng bột Zn vào một dung dịch axit X. Sau phản ứng thu được dung dịch
Y và khí Z. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH (dư) vào Y, đun nóng thu được khí không màu T. Axit X là
A. H2SO4 loãng. B. H3PO4. C. HNO3. D. H2SO4 đặc.

Xem lại các bài giảng tại: https://hoahoc.mapstudy.vn/


Phạm Văn Trọng Education Khóa học “Thực chiến luyện đề-Tổng ôn trọng điểm”

Câu 54: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng
những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng
A. xà phòng hóa. B. thủy phân. C. trùng ngưng. D. trùng hợp.
Câu 55: Cho dãy gồm các chất: metan, isopentan, neopetan, pentan. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất trong
dãy đã cho là
A. metan. B. isopentan. C. neopetan. D. pentan.
Câu 56: Polime nào dưới đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?
A. Poliacrilonitrin. B. Tơ lapsan.
C. Poli(etylen terephtalat). D. Poli(hexametylen ađipamit).
Câu 57: Chất nào dưới đây không tác dụng với HCl trong dung dịch?
A. C6H5NH2. B. CH3NH2. C. (CH3NH3)2SO4. D. CH3NHCH3.
Câu 58: Cho hỗn hợp rắn CH3COONa, NaOH và CaO vào ống nghiệm chịu nhiệt rồi đun nóng. Khí sinh ra có
đặc điểm nào sau đây?
A. Làm mất màu dung dịch brom. B. Nhẹ hơn không khí.
C. Làm mất màu dung dịch thuốc tím. D. Tan tốt trong nước.
Câu 59: Khí H2S tác dụng được với dung dịch nào sau đây không tạo thành kết tủa?
A. Na2S. B. Al(NO3)3. C. SO2. D. CuCl2.
Câu 60: Chất oxi hóa trong nước Gia-ven là
A. NaClO. B. Cl2. C. NaCl. D. KClO.
Câu 61: Phản ứng hóa học xảy ra ở cặp chất nào dưới đây có phưong trình ion rút gọn: Pb2+ + S2- → PbS?
A. (CH3COO)2Pb + H2S. B. PbSO4 + H2S.
C. Pb(NO3)2 + H2S. D. Pb(NO3)2 + K2S.
Câu 62: Chất X được dùng làm phân bón hóa học. Hòa tan X vào nước, thu được dung dịch Y. Cho từ từ
dung dịch NaOH vào Y rồi đun nóng thì có khí thoát ra và thu được dung dịch Z. Cho dung dịch AgNO3 vào
Z, có kết tủa màu vàng xuất hiện. Công thức hóa học của X là
A. (NH4)2SO4. B. Ca(H2PO4)2. C. NH4Cl. D. (NH4)2HPO4.
Câu 63: Cho các chất: anilin, saccarozơ, glucozơ, glyxin, axit glutamic, Gly-Ala, metylaxetat. Số chất tác
dụng được với NaOH trong dung dịch là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 64: Cho các cặp chất khí sau: (a) Cl2 và O2; (b) SO2 và O2; (c) H2S và SO2; (d) O3 và O2; (e) H2 và F2. Số
cặp chất khí tồn tại ở điều kiện thường là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 65: Để điều chế dung dịch X, người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
Bước 1: Lấy chính xác V ml dung dịch NaOH aM vào mỗi cốc thủy tinh được đánh số (1) và (2).
Bước 2: Sục đến dư khí CO2 vào dung dịch trong cốc (1).
Bước 3: Cho toàn bộ dung dịch trong cốc (2) vào cốc (1), khuấy đều.
Cho rằng lượng CO2 tồn tại ở dạng hòa tan trong dung dịch là không đáng kể.
Nhận định nào sau đây là đúng:
A. X chứa NaHCO3.
B. X chứa Na2CO3.
C. X phản ứng được với NaOH.
D. Nhỏ từ từ V ml HCl aM vào X thì có khí CO2 thoát ra.

Xem lại các bài giảng tại: https://hoahoc.mapstudy.vn/


Phạm Văn Trọng Education Khóa học “Thực chiến luyện đề-Tổng ôn trọng điểm”

Câu 66: Nếu bị bỏng do vôi bột thì người ta sẽ chọn phương án sơ cứu nào sau đây là tối ưu?
A. Rửa sạch vôi bột bằng nước rồi rửa lại bằng dung dịch amoniclorua 10%.
B. Chỉ rửa sạch vôi bột bằng nước rồi lau khô.
C. Lau khô sạch bột rồi rửa bằng nước xà phòng loãng.
D. Lau khô sạch bột rồi rửa bằng dung dịch amoniclorua 10%.
Câu 67: Cho các phát biểu sau:
(a) Tristearin có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (Ni, t°).
(b) Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do liên kết C=C của chất béo bị oxi hóa.
(c) Ứng với công thức C4H11N có 4 đồng phân amin bậc 2.
(d) Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ nitron, tơ axetat là các loại tơ nhân tạo.
(e) Quá trình làm rượu vang từ quả nho xảy ra phản ứng lên men rượu của glucozơ.
Số phát biểu sai là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 68: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Chất X Y Z T
AgNO3/NH3, t° - Ag↓ - Ag↓
Cu(OH)2 Không tan Xanh lam Xanh lam Xanh lam
Br2 ↓ trắng Mất màu Không mất màu Không mất màu
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
A. Phenol, axit fomic, saccarozơ, glucozơ. B. Anilin, glucozơ, glyxerol, saccarozơ.
C. Anilin, glucozơ, glyxerol, fructozơ. D. Phenol, glucozơ, glyxerol, axit fomic.
Câu 69: Cho các phát biểu sau về polime:
(a) Polistiren có cấu trúc mạch phân nhánh.
(b) Tơ nilon-6,6 điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
(c) Hầu hết polime là những chất rắn, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
(d) Cao su isopren có thể tham gia phản ứng với HCl.
(e) Poliacrylonitrin có tính đàn hồi, tính dẻo và có khả năng kéo sợi.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 70: Cho các phát biểu sau:
(1) Điện phân dung dịch NaCl, ở anot xảy ra quá trình oxi hóa ion clorua
(2) Hợp kim natri-kali dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân
(3) Trong nhóm IA, từ Li đến Cs, khả năng phản ứng với nước giảm dần
(4) Nhôm dẫn điện tốt hơn đồng
(5) Li được dùng để chế tạo tế bào quang điện
(6) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
Những phát biểu không đúng là
A. (2), (4), (5), (6). B. (1), (2), (3).
C. (3), (4), (5), (6). D. (1), (3), (4), (5), (6).

Xem lại các bài giảng tại: https://hoahoc.mapstudy.vn/


Phạm Văn Trọng Education Khóa học “Thực chiến luyện đề-Tổng ôn trọng điểm”

Câu 71: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(1) Cho lá kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4.
(2) Cho lá kim loại Al nguyên chất vào dung dịch HNO3.
(3) Đốt cháy dây Mg nguyên chất trong khí Cl2.
(4) Cho lá kim loại Fe-Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn hóa học là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 72: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí H2S dư vào dung dịch FeCl2.
(b) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch FeCl3.
(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(d) Cho hỗn hợp Na và Al (tỉ lệ mol 2 : 3) vào nước dư.
(e) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(g) Cho hỗn hợp bột Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 73: Cho các phát biểu sau:
(a) Do có tính sát trùng, fomon được dùng để bảo quản các mẫu động vật.
(b) Mỡ lợn có chứa chất béo bão hòa (phân tử có các gốc hiđrocacbon no) là chủ yếu.
(c) Quá trình chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có xảy ra phản ứng thủy phân.
(d) Khi làm đậu phụ từ sữa đậu nành có xảy ra sự đông tụ protein.
(e) Các chất polietilen, cao su thiên nhiên sẽ nhanh hỏng khi giặt rửa chúng trong xà phòng.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 74: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch NH4HSO4.
(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(c) Cho dung dịch HNO3 tới dư vào dung dịch FeCO3.
(d) Cho từ từ và khuấy đều dung dịch H2SO4 vào lượng dư dung dịch Na2CO3.
(e) Đun nóng HCl đặc tác dụng với tinh thể KMnO4.
(f) Cho FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
Sau khi các phản ứng kết thúc. Số thí nghiệm thu được chất khí là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 75: Đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp gồm hai axit cacboxylic hai chức, mạch hở và đều có một liên
kết đôi C=C trong phân tử, thu được V lít khí CO2 (đktc) và y mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa các giá trị x,
y và V là
A. V = 28(x – 30y)/55.
B. V = 28(x – 62y)/95.
C. V = 28(x + 30y)/55.
D. V = 28(x + 62y)/95.

Xem lại các bài giảng tại: https://hoahoc.mapstudy.vn/


Phạm Văn Trọng Education Khóa học “Thực chiến luyện đề-Tổng ôn trọng điểm”

Câu 76: Cho các cặp chất sau: KOH và H2SO4; Ba(HCO3)2 và H2SO4; Ba(OH)2 và HNO3; Ba(OH)2 và H2SO4;
Ca(HCO3)2 và Na2SO4. Thực hiện sơ đồ các phản ứng sau (các chất phản ứng theo đúng tỷ lệ mol)
(a) X1 + X2 dư → X3 + X4↓ + H2O.
(b) X1 + X3 → X5 + H2O.
(c) X2 + X5 → X4 + 2X3.
(d) X4 + X6 → BaSO4 + CO2 + H2O.
Số cặp chất ở trên thoả mãn thứ tự X2 và X6 trong sơ đồ là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 77: Cho các phát biểu sau:
(a) Dầu thực vật, mỡ động vật không tan trong nước.
(b) Trong mật ong hàm lượng fructozơ cao hơn glucozơ.
(c) Sự đông tụ của lòng trắng trứng là một tính chất hóa học của protein.
(d) Đun nóng polibutađien với lưu huỳnh tạo ra cao su Bu - S.
(e) Hiđrocacbon thơm có mùi thơm nên được dùng làm chất tạo hương cho thực phẩm và mỹ
phẩm.
(g) Peptit Ala-Gly-Val hòa tan được Cu(OH)2 trong NaOH tạo thành dung dịch màu tím.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 78: Cho các phương trình hóa học sau theo đúng tỉ lệ:
X + 3NaOH → Y + Z + T + H2O (1)
Y + HCl → C2H4O3 + NaCl (2)
Z + 2HCl → C9H8O3 + 2NaCl (3)
T + 2AgNO3 + 3NH3 + X1 → C2H7O2N + 2X2 + 2X3↓ (4)
Cho các nhận xét sau:
(a) Có 4 công thức cấu tạo phù hợp với X
(b) Đốt cháy 1 mol Y thu được 2 mol CO2
(c) Z là hợp chất hữu cơ tạp chức
(d) Trong phân tử Z số nguyên tố cacbon bằng số nguyên tố hidro
(e) X2 phản ứng với NaOH theo tỉ lệ số mol 1:1
(g) X có khối lượng phân tử 250 đvC
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 79: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Fe3O4 vào lượng dư dung dịch HCl.
(b) Cho Al2O3 vào lượng dư dung dịch NaOH.
(c) Cho Mg vào dung dịch HNO3 loãng, lạnh (phản ứng không thu được chất khí).
(d) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.
(g) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.

Xem lại các bài giảng tại: https://hoahoc.mapstudy.vn/


Phạm Văn Trọng Education Khóa học “Thực chiến luyện đề-Tổng ôn trọng điểm”

Câu 80: Tiến hành thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí X theo các bước sau:
Bước 1: Rót khoảng 3 ml HCOOH đặc vào bình cầu có nhánh.
Bước 2: Rót H2SO4 đặc vào phễu giọt (1/3 phễu).
Bước 3: Cho vào ống thủy tinh 2 đầu một ít bột CuO đã sấy khô, dàn mỏng.
Bước 4: Lắp dụng cụ như hình vẽ bên dưới.

Bước 5: Mở từ từ khóa phễu chiết (khóa K) cho H2SO4 đặc chảy xuống bình cầu rồi khóa lại. Đun nóng
đều ống thủy tinh 2 đầu rồi tập trung đun nóng chỗ có CuO khoảng 2 phút.
Cho các phát biểu sau về thí nghiệm trên
(a) Ở bước 2, vai trò chính của H2SO4 đặc là chất oxi hóa
(b) Ở bước 3, dàn mỏng bột CuO là để tăng diện tích tiếp xúc, thí nghiệm nhanh chóng, dễ thành công.
(c) Khí X đi qua ống thủy tinh làm cho chất rắn từ màu đỏ chuyển sang màu đen.
(d) Có thể dùng dung dịch axit H2SO4 loãng để hòa tan chất rắn trong ống thủy tinh sau phản ứng.
(e) Chất khí sau phản ứng được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 gồm CO2 và CO còn dư.
(g) Thay CuO bằng ZnO hay MgO thì dung dịch Ca(OH)2 vẫn có kết tủa xuất hiện.
(h) Khi tháo dụng cụ, nên tháo vòi dẫn ra khỏi nước vôi trong rồi mới tắt đèn cồn.
(I) Khí X tuy rất độc nhưng có thể sử dụng làm nhiên liệu khí, sử dụng để điều chế ancol metylic, axit
axetic bằng phương pháp hiện đại.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
--------------------------HẾT--------------------------

Xem lại các bài giảng tại: https://hoahoc.mapstudy.vn/

You might also like