You are on page 1of 10

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH QUẢNG BÌNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: /BC-UBND Quảng Bình, ngày tháng 11 năm 2019

BÁO CÁO
Công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2019
(Phục vụ Kỳ họp thứ 12 - Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XVII)

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC THỰC HIỆN


Năm 2019, UBND tỉnh Quảng Bình tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành,
địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng,
Quốc hội, Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm (PCTP) và vi phạm
pháp luật như: Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh, trật tự (ANTT)
trong tình hình mới; Kết luận số 05-KL/TW ngày 15/7/2016 của Ban Bí thư về
đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTP trong tình hình mới;
Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
(khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) trong tình hình mới; Kết luận số 45-KL/TW ngày
01/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW
ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường
bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Chỉ thị số 47-
CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác phòng cháy, chữa cháy…; Nghị quyết số 37/2012/QH12 ngày
23/11/2012 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; Nghị
quyết số 63/2013/QH13 ngày 27/11/2013 về tăng cường các biện pháp đấu tranh
PCTP; Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 về công tác phòng,
chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát, của Tòa án
nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo; Nghị quyết số
96/2015/QH13 ngày 26/6/2015 về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan,
sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong tố tụng hình sự và các
Nghị quyết khác của Quốc hội về công tác PCTP, vi phạm pháp luật; Chỉ thị số
12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ trướng Chính phủ về tăng cường công tác
phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày
25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với
tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”...
UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản triển khai, chỉ đạo thực hiện có
hiệu quả công tác PCTP và vi phạm pháp luật: Kế hoạch thực hiện Chương trình
PCTP; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người năm 2019; Kế hoạch
số 396/KH-UBND ngày 22/3/2019 về thực hiện Dự án “Nâng cao hiệu quả công
tác phòng, chống ma túy tại xã, phường, thị trấn đến năm 2020”; Kế hoạch số
259/KH-UBND ngày 05/3/2019 thực hiện Dự án “Đấu tranh PCTP xâm hại trẻ
em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình,
mua bán người”; Kế hoạch số 903/KH-UBND ngày 12/6/2019 về thực hiện Chỉ
thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường
phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt
động “tín dụng đen”; chỉ đạo tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành
động phòng, chống ma túy”, “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người năm
2019”; thực hiện có hiệu quả Đề án “Chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp
về trật tự, an toàn xã hội đến năm 2020”… Ban hành Quyết định số 2392/QĐ-
UBND ngày 15/7/2019 về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống
tội phạm tỉnh Quảng Bình; Quyết định số 2119/QĐ-UBND ngày 26/6/2019 ban
hành Đề án “Bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” nhằm tăng cường lực lượng, phương tiện phục vụ
công tác PCTP, vi phạm pháp luật tại các địa bàn cơ sở 1.
UBND tỉnh đã chỉ đạo tổ chức kiện toàn Ban Chỉ đạo, thay đổi Quy chế
hoạt động của Ban Chỉ đạo 138 tỉnh; thành lập, kiện toàn Tổ công tác liên ngành
phối hợp kiểm tra các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; định kỳ tổ chức
họp Ban Chỉ đạo 138 tỉnh nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp,
tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác PCTP, vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó,
UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 138 thường xuyên chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, hướng
dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, địa phương phối hợp thực hiện có hiệu
quả công tác PCTP và vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.
II. CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT
1. Công tác phòng ngừa xã hội
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ngành, đơn vị, địa phương đã
lồng ghép công tác PCTP và vi phạm pháp luật vào các kế hoạch, chương trình
công tác năm để triển khai thực hiện nghiêm túc. Tổ chức tốt các hoạt động tuyên
truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, hội
viên và nhân dân về công tác PCTP, tệ nạn xã hội và trật tự, an toàn giao thông gắn
với triển khai thực hiện các Chương trình PCTP; phòng, chống ma túy; phòng,
chống mua bán người. Từ 14/10/2018 đến 15/10/2019, đã tổ chức 78 lớp tập huấn
nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho 8.400 lượt người; tổ chức tuyên
truyền, phổ biến pháp luật, vận động nhân dân tham gia tố giác tội phạm, các hành
vi vi phạm pháp luật khác ở 1.102 điểm với 118.397 lượt người tham gia; in phát
trên 92.300 sách, tài liệu tuyên truyền pháp luật; tăng cường nội dung tin, bài tuyền
truyền PCTP và vi phạm pháp luật trên các chuyên trang: “Quốc phòng toàn dân”,
“Vì An ninh Tổ quốc”, “Vì chủ quyền an ninh biên giới”, “An toàn giao thông”…
trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Quảng Bình.
Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tiếp tục được chú trọng
đẩy mạnh: Triển khai thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/01/2019 của Ban
Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW; Ban Chỉ đạo 138 tỉnh
1
Thực hiện Quyết định của UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh đã điều động 69 cán bộ, chiến sỹ Công an chính
quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã ở 18/136 xã trên địa bàn tỉnh.

2
tổ chức hội nghị triển khai chương trình công tác xây dựng phong trào toàn dân
bảo vệ ANTQ năm 2019. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với các sở,
ban, ngành lồng ghép các nội dung phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” với thực
hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của Mặt trận và các tổ
chức thành viên, đặc biệt là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn
mới, đô thị văn minh”. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động nhân
dân tham gia tố giác tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật. Các ngành, đơn vị:
Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Quản lý thị trường… theo chức năng,
nhiệm vụ tích cực vận động người dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tham gia
tố giác tội phạm, vi phạm pháp luật. Tỉnh Đoàn tiếp tục duy trì hoạt động các Câu
lạc bộ pháp luật, đội thanh niên xung kích tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao
thông đang hoạt động có hiệu quả, lập mới và nhân rộng các đội thanh niên tình
nguyện tuyên truyền phòng, chống các tệ nạn xã hội, các loại tội phạm… Hội Liên
hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh phối hợp với các ngành liên quan
tổ chức lồng ghép các chương trình PCTP; phòng, chống ma túy; phòng, chống
mua bán người vào các hoạt động sinh hoạt của hội. Việc thực hiện các kế hoạch,
quy chế phối hợp giữa các sở, ngành, lực lượng trong xây dựng phong trào toàn
dân bảo vệ ANTQ tiếp tục được duy trì.
Công an tỉnh và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cùng các tổ chức thành
viên đã phối hợp tổ chức cho 963/1.262 khu dân cư và 112.342/243.867 hộ gia đình
ký cam kết bảo đảm ANTT. Công tác xây dựng các mô hình bảo đảm ANTT tại cơ
sở tiếp tục được thực hiện đạt kết quả cao. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tiếp tục
duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của 261 điểm sáng chấp hành pháp luật, khu
dân cư điển hình chấp hành pháp luật; tổ chức xây dựng và duy trì 103 mô hình về
tuyên truyền, vận động nhân dân bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh an
toàn thực phẩm, PCTP, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS; củng cố, kiện toàn và nâng
cao chất lượng hoạt động của 1.334 tổ hòa giải với 9.111 hòa giải viên ở cộng đồng
dân cư; xây dựng mới, nhân rộng các mô hình tự quản về ANTT đang phát huy tác
dụng. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 6.131 2 tổ quần chúng bảo vệ ANTT đang
hoạt động có hiệu quả.
Lực lượng Công an tổ chức sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 07/CT-BCA-
V28 ngày 15/8/2014 của Bộ Công an về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ
ANTQ trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong
tình hình mới”; sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị số 08/CT-BCA-V28 ngày
01/11/2016 của Bộ Công an về “Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý và nâng cao
hiệu quả hoạt động của Bảo vệ dân phố đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình
mới”; tổng kết 10 năm thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới”; 10 năm thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”; tổ chức điểm
“Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; tiếp tục tổ chức có hiệu quả diễn đàn
“Công an lắng nghe ý kiến nhân dân”. Hướng dẫn các khu dân cư, xã, phường, thị
trấn, cơ quan doanh nghiệp đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”;

2
100 ban ANTT nông thôn, bản, tổ dân phố; 487 Đội xung kích; 4.450 Tổ an ninh nhân dân; 22 Ban bảo vệ dân
phố; 815 nhóm liên gia tự quản; 02 Tổ bảo vệ ANTT đồng ruộng; 01 Câu lạc bộ phản ứng nhanh liên thôn, liên xã;
01 Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm qua đường dây nóng; 221 Tổ, đội bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường
với 1.323 người.

3
xây dựng mới 04 mô hình3, duy trì, củng cố 82 mô hình tự quản về ANTT đang phát
huy tác dụng; nhân rộng 06 mô hình cấp huyện đang từng bước phát huy hiệu quả và
được đánh giá cao.
Căn cứ vào kết quả khảo sát địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật, Sở
Tư pháp đã lựa chọn 074 địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật để tổ chức tập
huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hơn 700 đại biểu là cán bộ và Nhân dân
về những nội dung cơ bản của Bộ luật Hình sự, ma túy, trật tự an toàn giao thông,
chuẩn tiếp cận pháp luật, đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, an toàn giao thông,
bảo vệ môi trường, tiếp cận thông tin, phòng, chống tham nhũng.
Tiếp tục duy trì phối hợp hội đàm và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác PCTP và
vi phạm pháp luật giữa Công an Quảng Bình với An ninh 02 tỉnh Khăm Muộn và Sa
Vẳn Na Khệt - Lào và giữa Công an, An ninh cấp huyện giáp biên giới 02 bên; phối
hợp tổ chức giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công
tác PCTP, vi phạm pháp luật.
2. Công tác phòng ngừa chuyên ngành
Trong năm 2019, các lực lượng chức năng đã thực hiện tốt công tác quản lý
đối tượng có tiền án, tiền sự, nhất là các đối tượng tù tha về, những người bị áp
dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; quản lý chặt chẽ lao động người
nước ngoài, người nghiện ma túy… nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các đối tượng có
điều kiện, khả năng phạm tội và vi phạm pháp luật.
Lực lượng Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường, Kiểm
lâm đã triển khai đồng bộ các mặt công tác nghiệp vụ của từng ngành, phối hợp
chặt chẽ trong quản lý các đối tượng, địa bàn trọng điểm, nâng cao hiệu quả công
tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật; tập trung quản lý các đối
tượng thường xuyên hoạt động qua lại khu vực biên giới, đối tượng có điều kiện,
khả năng hoạt động vi phạm pháp luật về ma túy, vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ,
công cụ hỗ trợ, hoạt động xuất nhập cảnh trái phép, buôn lậu qua biên giới, khai
thác, vận chuyển lâm sản, buôn bán hàng giả, hàng cấm… Tăng cường công tác
tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa vi phạm.
Lực lượng Công an đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và
các ngành có liên quan trong tổ chức nắm, theo dõi, quản lý theo quy định của
pháp luật đối với 549 đối tượng5; lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc,
trường giáo dưỡng đối với 04 đối tượng. Làm tốt công tác quản lý, giúp đỡ người
chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, người tha tù trước thời hạn có điều
kiện, đi cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng về trên địa bàn; gọi hỏi răn
đe, giáo dục các loại đối tượng nhất là người chưa thành niên vi phạm pháp luật
nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tái phạm tội và các hành vi vi phạm pháp luật
xảy ra trên địa bàn. Các mặt công tác quản lý nhà nước về ANTT được chú trọng
góp phần phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật: Công tác đăng ký, quản lý cư
3
Mô hình “Chung tay giúp đỡ người chưa thành niên vi phạm pháp luật” tại An Thủy, Lệ Thủy; “Khu dân cư thực
hiện tốt An toàn giao thông” tại Quảng Lộc, Ba Đồn; “Khu dân cư tự quản về ANTT” tại Cao Quảng, Tuyên Hóa;
“Hội Cựu chiến binh giáo dục thanh, thiếu niên chấp hành pháp luật” tại Thạch Hóa, Tuyên Hóa.
4
cụ thể tại xã Hóa Tiến, huyện Minh Hóa; xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa; xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch; xã
Đức Trạch, huyện Bố Trạch; phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới; xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh; xã Sen
Thủy, huyện Lệ Thủy
5
Án treo: 334 đối tượng; cải tạo không giam giữ: 92 đối tượng; cấm cư trú: 02 đối tượng; cấm đi khỏi nơi cư trú:
56 đối tượng; hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù: 28 đối tượng; bị can, bị cáo đang tại ngoại: 04 đối tượng;
giáo dục tại xã, phường, thị trấn: 19 đối tượng; người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính: 04 đối tượng.

4
trú gắn với công tác nắm địa bàn, nắm hộ, nắm người và giải quyết tình hình
ANTT tại địa bàn cơ sở; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân giao
nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK-VLN- CCHT)6; quản lý chặt chẽ đối
với 260 cơ sở hoạt động ngành, đầu tư nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT.
Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, trật
tự công cộng. Thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trên lĩnh
vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ…
UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện Đề án “Đổi
mới công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh đến năm 2020”; phối hợp làm thủ
tục cho người nghiện ma túy cai nghiện tại cộng đồng và cai nghiện tại Trung tâm
cai nghiện ma túy tỉnh. Từ tháng 10/2018 đến nay, đã tổ chức cai nghiện cho 115
lượt người, trong đó có 108 lượt người cai nghiện tự nguyện và 07 người cai
nghiện bắt buộc. Duy trì các mô hình thí điểm cai nghiện ma túy tại gia đình và
cộng đồng. Mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động tại 03 điểm tư vấn 7, chăm sóc,
hỗ trợ điều trị cai nghiện ma túy và tái hòa nhập cộng đồng; phát động toàn dân
tham gia vận động, giúp đỡ người nghiện cai nghiện ma túy và quản lý, hỗ trợ sau
cai nghiện để tái hòa nhập cộng đồng; các sở, ngành phối hợp chỉ đạo và xây dựng
nhiều mô hình trợ giúp người sau cai nghiện; hướng dẫn xây dựng xã, phường, thị
trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội, lồng ghép với cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, lồng ghép với các chương trình
giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới…
III. TÌNH HÌNH VÀ CÔNG TÁC PHÁT HIỆN, ĐIỀU TRA, XỬ LÝ TỘI
PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT
1. Tình hình và kết quả điều tra, khám phá
Trong năm 2019, UBND tỉnh đã chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường
công tác nắm tình hình, tham mưu tổ chức thực hiện tốt công tác phát hiện, điều
tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật. Trong đó, lực lượng Công an đã mở 02
đợt tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 và cao điểm
tấn công trấn áp tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo đảm ANTT, lập thành tích
chào mừng kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 02/9 . Triển
khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh tội phạm theo
chuyên đề: Đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động
“tín dụng đen”; đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về pháo; cao điểm
tuyên truyền, ra quân trấn áp tội phạm ma túy tuyến biên giới Việt - Lào; cao
điểm xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, tập kết bến
bãi kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi; đấu tranh PCTP, vi phạm pháp luật về an
toàn thực phẩm trong dịp tết Trung thu năm 2019... Tập trung đấu tranh, triệt
phá các nhóm tội phạm liên quan “tín dụng đen”, siết nợ, đòi nợ thuê; tội phạm
cướp, cướp giật; trộm tài sản chuyên nghiệp; hoạt động cờ bạc, mại dâm...
Nổi bật, đã tập trung đấu tranh thành công nhiều chuyên án lớn, triệt phá
nhiều nhóm tội phạm được dư luận quan tâm, đánh giá cao như: 1) Chuyên án
“319-V”, “919-V” đấu tranh, bắt giữ xử lý, ngăn chặn hoạt động “tín dụng đen”
6
Đã vận động thu hồi 200 quả bom, 01 đầu đạn, 7,5 kg mìn tự chế, 2,2 kg thuốc nổ, 05 súng quân dụng, 15 súng
hơi, 50 súng cồn tự chế, 05 CCHT, 39 vũ khí thô sơ, 31 xung điện, 219 viên đạn các loại, 02 kíp nổ, 11,1 kg pháo,
11 hộp và 66 quả pháo các loại.
7
Tại phường Đồng Sơn (thành phố Đồng Hới), thị trấn Nông trường Lệ Ninh (huyện Quảng Ninh) và xã Tiến Hóa
(huyện Tuyên Hóa).

5
liên địa bàn, liên quan hàng chục đối tượng trong và ngoài tỉnh gây án (lãi suất từ
57% đến 180%/năm), đã khởi tố điều tra 06 vụ án cho vay lãi nặng trong giao
dịch dân sự. 2) Phá chuyên án, kết luận nhóm 02 đối tượng ngoại tỉnh gây ra 05
vụ chiếm đoạt 10.000 kíp nổ số lượng lớn tại các kho vật liệu nổ công nghiệp trên
địa bàn; điều tra làm rõ vụ mua bán, vận chuyển trái phép vật liệu nổ và chiếm
đoạt trái phép vũ khí quân dụng, thu 118kg thuốc nổ và 01 quả bom nặng 235kg;
3) Phá chuyên án “619MD” làm rõ đường dây đánh bạc dưới hình thức game
online, triệu tập đấu tranh với trên 30 đối tượng liên quan, tạm giữ trên 400 triệu
đồng (số tiền sử dụng đánh bạc trên 1.500 tỷ đồng), khởi tố 04 vụ án, 16 bị can;
đấu tranh bắt giữ 33 đối tượng (có 04 đối tượng ngoại tỉnh) đánh bạc dưới hình
thức xóc đĩa tại Bắc Lý - Đồng Hới, thu giữ 540.164.500đ và nhiều tang vật liên
quan, khởi tố vụ án, khởi tố 12 bị can. 4) Chuyên án “118G” đấu tranh, kết luận
và khởi tố 01 bị can về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là giống cây trồng (vụ
đầu tiên trên toàn quốc). 5) Công an tỉnh và Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp bắt
01 đối tượng quốc tịch Lào vận chuyển trái phép 24.075 viên ma túy tổng hợp từ
Lào về Việt Nam…
Trong năm 2019 (từ 14/10/2018 đến 15/10/2019), trên địa bàn toàn tỉnh xảy
ra 603 vụ phạm pháp hình sự, các lực lượng chức năng đã tổ chức điều tra, khám
phá 549 vụ (đạt tỷ lệ chung 91%), lập hồ sơ xử lý 1.001 đối tượng. Cụ thể:
1.1. Tội phạm, vi phạm pháp luật xâm phạm trật tự xã hội:
Phát hiện 426 vụ phạm pháp hình sự, làm chết 09 người, bị thương 105
người, tài sản thiệt hại ước tính trên 11 tỷ đồng (giảm 15 vụ = 3,4% so cùng kỳ
năm 2018). Lực lượng Công an các cấp đã điều tra làm rõ 375 vụ, 666 đối tượng.
* Tệ nạn xã hội:
- Đánh bạc: Phát hiện, xử lý 209 vụ, 688 đối tượng.
- Mại dâm: Phát hiện, xử lý 06 vụ, 18 đối tượng.
1.2. Tội phạm và vi phạm pháp luật về kinh tế và chức vụ:
Phát hiện 39 vụ (tăng 31 vụ so với cùng kỳ năm 2018); đã điều tra, làm rõ 36
vụ, 114 đối tượng; khởi tố 36 vụ, 114 bị can. Đáng chú ý, năm 2019 do áp dụng
quy định mới của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và
hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao đã tạo thuận lợi cho công tác giám định,
khởi tố các vụ án liên quan đến pháo, đã khởi tố 28 vụ án tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm là pháo nổ (chiếm 77,7% tổng số án khởi tố về kinh tế). Ngoài
ra, đã phát hiện, xử lý 137 vụ, 141 đối tượng gian lận thương mại, tài sản ước tính
trên 07 tỷ đồng; 118 vụ, 118 đối tượng tàng trữ, vận chuyển, sử dụng pháo, thu
giữ 1.418kg và 222 viên pháo các loại.
1.3. Tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy:
Phát hiện, bắt giữ 133 vụ, 200 đối tượng phạm tội mua bán, tàng trữ, vận
chuyển ma tuý, thu giữ 140 gam hêrôin, 2.146 gam và 143.769 viên ma túy tổng
hợp (tăng 54 vụ = 68% so với cùng kỳ năm 2018); khởi tố 119 vụ, 164 bị can.
Ngoài ra, đã phát hiện, xử lý 111 vụ, 187 đối tượng sử dụng trái phép chất ma tuý.
Toàn tỉnh có 131/159 xã, phường, thị trấn với 2.455 đối tượng liên quan ma
túy, trong đó lập hồ sơ quản lý 849 người nghiện (Giảm 66 người nghiện ma túy
(7%) so với cùng kỳ năm 2018).
1.4. Tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường:

6
Phát hiện 05 vụ (không tăng, không giảm so với cùng kỳ năm 2018); khởi
tố 05 vụ, 08 bị can. Ngoài ra đã phát hiện, xử lý 291 vụ, 21 tổ chức, 267 cá nhân
vi phạm pháp luật về môi trường.
1.5. Tai nạn giao thông, cháy, nổ:
- Tai nạn giao thông: Trong năm 2019, tai nạn giao thông giảm về số vụ, số
người chết và người bị thương: Xảy ra 217 vụ, làm chết 100 người, bị thương 159
người, thiệt hại tài sản trên 3,8 tỷ đồng (giảm 07 vụ = 3%, giảm 07 người chết =
6,5%, giảm 10 người bị thương = 5,9% so với cùng kỳ năm 2018). Nguyên nhân
tai nạn giao thông chủ yếu do ý thức của người tham gia giao thông còn hạn chế;
lưu lượng phương tiện giao thông tăng cao, trong khi cơ sở hạ tầng giao thông
phát triển chưa đồng bộ, nhiều nơi còn bất cập, chưa hợp lý.
- Tình hình cháy, nổ: Xảy ra 42 vụ cháy (không tăng, không giảm so với
cùng kỳ năm 2018), thiệt hại tài sản trên 11 tỷ đồng và 210 ha rừng; 01 vụ nổ do
dùng mìn tự chế để đánh bắt cá làm chết 01 người.
2. Công tác điều tra, xử lý tội phạm
2.1. Công tác xử lý tố giác, tin báo tội phạm
Năm 2019, UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị có liên
quan tiếp tục thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT ngày
29/12/2017 của liên Bộ Công an, Quốc phòng, Tài chính, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc phối hợp giữa
các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ Luật Tố
tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố. Kết quả thực hiện như sau:
- Số tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố xử lý trong kỳ: 959 tin,
trong đó tiếp nhận mới 818 tin.
- Số tin đã giải quyết: 811 tin (có căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can: 468;
số tin chuyển xử phạt hành chính: 78 tin).
- Đang tiếp tục giải quyết: 148 tin.
2.2. Công tác điều tra, truy tố, xét xử
Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân và Bộ đội Biên phòng khởi tố
mới: 631 vụ, 913 bị can (Trong đó: Cơ quan điều tra Công an các cấp khởi tố
mới: 621 vụ án, 899 bị can; Bộ đội Biên phòng khởi tố mới: 10 vụ, 14 bị can). Cơ
quan điều tra Công an các cấp đã kết thúc điều tra, chuyển Viện kiểm sát nhân
dân các cấp đề nghị truy tố: 549 vụ, 977 bị can. Viện kiểm sát nhân dân 02 cấp
thực hiện quyền công tố trong 534 vụ, 838 bị can; truy tố 505 vụ, 792 bị can. Tòa
án nhân dân 02 cấp thụ lý 616 vụ, 951 bị cáo, đã giải quyết 527 vụ, 819 bị cáo
(đạt tỷ lệ 85,6% về số vụ và 86,1% về số bị cáo).
Lực lượng Công an đã bắt, vận động 46 đối tượng truy nã ra đầu thú (có 27
đối tượng do các đơn vị trong tỉnh ra quyết định truy nã); số đối tượng truy nã phát
sinh trong kỳ: 24 đối tượng, số đối tượng bị bắt: 16 đối tượng.
Trong năm 2019, các cơ quan tiến hành tố tụng đã phối hợp tốt trong quá
trình giải quyết vụ án theo đúng các quy định tố tụng hình sự nhằm đảm bảo giải
quyết đúng quy định pháp luật các vụ án, nhất là đối với các vụ án lớn, trọng điểm
được dư luận quan tâm. Các cơ quan tiến hành tố tụng định kỳ họp trao đổi để
thống nhất những vấn đề có ý kiến khác nhau về đánh giá chứng cứ, áp dụng luật,
tránh tình trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần giữa các cơ quan tiến hành tố

7
tụng làm chậm tiến độ giải quyết vụ án. Quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ
án đều đạt yêu cầu, xử lý nghiêm các loại tội phạm, phát huy tính răn đe, đồng
thời vẫn đảm bảo tính giáo dục cao; không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm và
người phạm tội, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Các cơ quan tiến hành
tố tụng đã phối hợp xét xử lưu động đối với các vụ án hình sự tại nơi xảy ra vụ án
nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật (tổ chức xét xử lưu
động 70 vụ).
3. Công tác xử lý vi phạm hành chính
Từ 14/10/2018 đến 15/10/2019, các lực lượng chức năng phát hiện 46.415
vụ vi phạm hành chính, chủ yếu trong các lĩnh vực: ANTT, quản lý thị trường
hàng hóa, giao thông vận tải, lâm nghiệp, thuế, phí… Nguyên nhân chính của tình
hình vi phạm là do ý thức chấp hành pháp luật của một số người dân còn hạn chế,
bên cạnh đó, một số đối tượng nắm rõ quy định của pháp luật nhưng vẫn cố tình
vi phạm vì mục đích vụ lợi cá nhân. Kết quả xử lý như sau:
- Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính: Lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo
dục bắt buộc, trường giáo dưỡng đối với 04 đối tượng; áp dụng biện pháp giáo
dục tại xã, phường, thị trấn đối với 39 trường hợp (tăng 12 trường hợp so với
cùng kỳ năm 2018).
- Các lực lượng chức năng đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính
30.449 trường hợp, phạt tiền 53,549 tỷ đồng8.
IV. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Tồn tại, hạn chế
Công tác PCTP và vi phạm pháp luật trong năm 2019 còn một số tồn tại,
hạn chế như:
- Mặc dù đã tích cực thực hiện bằng nhiều hình thức, biện pháp, tuy nhiên
công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật tại một số địa phương chưa đạt kết quả
như mong muốn.
- Hoạt động của Ban Chỉ đạo 138 ở một số địa phương chưa hiệu quả, chưa
thấy rõ sức mạnh của các ngành trong công tác PCTP. Công tác xây dựng phong
trào toàn dân bảo vệ ANTQ tuy đã có đổi mới nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu,
việc tuyên truyền, nhân rộng những mô hình, điển hình tiêu biểu chưa được chú
trọng đúng mức.
- Hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật ở một số địa bàn, ở một số
thời điểm vẫn còn lo ngại, nhất là tội phạm liên quan “tín dụng đen”, liên quan ma
túy, pháo. Công tác đấu tranh với tội phạm phi truyền thống, tội phạm sử dụng
công nghệ cao còn thiếu kinh nghiệm, kết quả chưa nhiều.
- Công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể và cấp ủy, chính quyền
địa phương với lực lượng Công an trong đấu tranh PCTP và vi phạm pháp luật
thiếu sự gắn kết, hiệu quả chưa cao.
2. Nguyên nhân
8
Lực lượng Công an: 28.016 trường hợp, 43,584 tỷ đồng; Cục Hải Quan: 59 trường hợp, 387 triệu đồng; Bộ Chỉ huy
Bộ đội Biên phòng: 146 trường hợp, 1,037 tỷ đồng; Chi cục Quản lý thị trường: 979 trường hợp, 3,179 tỷ đồng; Chi
cục Kiểm lâm: 770 trường hợp, 1,9 tỷ đồng; Sở Tài nguyên - Môi trường: 40 trường hợp, 959 triệu đồng; Sở
Giao thông vận tải: 428 trường hợp, 1,278 tỷ đồng; Sở Thông tin và Truyền thông: 11 trường hợp, 33 triệu đồng; Sở Xây
dựng: 03 trường hợp, 40 triệu đồng.

8
- Sự vào cuộc của một số cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thực hiện công tác
PCTP và vi phạm pháp luật thiếu quyết liệt, quyết tâm chưa cao. Người đứng đầu
cơ quan, tổ chức, đơn vị thiếu chủ động trong tổ chức thực hiện công tác PCTP và
vi phạm pháp luật.
- Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm ngày càng tinh vi, sử
dụng công cụ, phương tiện hiện đại, công nghệ cao nhằm tránh sự phát hiện của lực
lượng chức năng.
- Việc tổ chức triển khai thực hiện các chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên ở một
số đơn vị, địa phương còn mang tính hình thức, chưa thực sự tích cực, thiếu quyết
liệt.
- Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ và Nhân
dân về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật còn hạn chế đặc biệt là các
vùng sâu, vùng xa. Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật
hầu hết là kiêm nhiệm nên chưa có nhiều thời gian dành cho công tác này.
- Kinh phí phục vụ các lực lượng chuyên trách đấu tranh PCTP và vi phạm
pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn đặt ra.
V. PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC TRỌNG TÂM NĂM 2020
1. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 46-CT/TW ngày
22/6/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác đảm bảo ANTT trong tình hình mới; Kết luận số 05-KL/TW ngày 15/7/2016
của Ban Bí thư về đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị
khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTP trong tình
hình mới; các nghị quyết, chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và
Bộ Công an về công tác PCTP và vi phạm pháp luật. Triển khai thực hiện Chỉ
thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao
hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Chỉ đạo tổ chức sơ kết
thực hiện các Chương trình PCTP, phòng, chống ma tuý, phòng, chống mua bán
người giai đoạn 2016 -2020. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Bố
trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình”.
2. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác
phòng ngừa xã hội; tập trung xây dựng, phát triển phong trào toàn dân bảo vệ
ANTQ theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương tại Kết luận số
44-KL/TW ngày 22/01/2019 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW.
Rà soát, kiện toàn các tổ chức quần chúng PCTP ở cơ sở; xây dựng, nhân rộng
các mô hình, câu lạc bộ PCTP, trong đó phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận,
Công đoàn, Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Thanh niên, Phụ nữ… đặc biệt, duy
trì phát huy hiệu quả mô hình “tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải” về
ANTT ở cơ sở.
3. Các lực lượng chuyên trách triển khai khai đồng bộ, có hiệu quả các biện
pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình, tuyến, địa bàn, đối tượng, lĩnh vực nổi lên để
có các biện pháp đấu tranh. Mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ
Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020; bảo vệ Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội
lần thứ XIII của Đảng. Tập trung đấu tranh mạnh mẽ các loại tội phạm hoạt động
theo ổ, nhóm, tội phạm liên quan “tín dụng đen”; tội phạm sử dụng công nghệ
cao; tội phạm ma túy; tội phạm và vi phạm pháp luật về pháo; tội phạm và vi

9
phạm pháp luật về tài nguyên môi trường, khoáng sản, buôn lậu, gian lận thương
mại, hàng giả, hàng cấm…
4. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn công tác điều tra, xử lý tội phạm; công
tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo và kiến nghị khởi tố; phòng, chống oan,
sai, bức cung, nhục hình trong hoạt động điều tra tố tụng.
5. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ANTT, nhất là quản lý
vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; quản lý cư trú, các ngành nghề có điều kiện về
ANTT; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát tại các địa bàn trọng điểm, chủ
động phòng ngừa tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng, không để tội phạm lộng
hành hoặc lợi dụng hoạt động.
6. Tăng cường hợp tác quốc tế về PCTP và vi phạm pháp luật nhằm nâng
cao hiệu quả phòng ngừa đối với các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội
phạm có yếu tố nước ngoài, ma túy, mua bán người.
UBND tỉnh kính báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh./.

Nơi nhận: TM.ỦY BAN NHÂN DÂN


- TT Tỉnh ủy; KT.CHỦ TỊCH
- TT HĐND tỉnh;
PHÓ CHỦ TỊCH
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Các Đại biểu HĐND tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC. Nguyễn Tiến Hoàng

10

You might also like