You are on page 1of 11

II.

Nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm của lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển
1. Nhiệm vụ chung
- Hiện nay, Biển Đông được đánh giá là một trong những vùng biển có nhiều tranh chấp
phức tạp nhất thế giới, không chỉ liên quan đến lợi ích của nhiều quốc gia ven Biển Đông,
mà còn liên quan đến lợi ích chính trị của nhiều cường quốc hải dương trên thế giới. Tình
hình vùng biển Việt Nam tiếp tục xuất hiện nhiều vấn đề mới, phức tạp, nhạy cảm, khó
lường, các tình huống liên quan đến quốc phòng – an ninh trên biển liên tiếp xảy ra do
chính sách phát triển kinh tế biển và tham vọng kiểm soát biển của các nước trong khu
vực; các mối đe dọa an ninh truyền thống, phi truyền thống, tội phạm có tổ chức, xuyên
quốc gia, ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại; vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an
toàn trên biển có tác động không nhỏ đến yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của lực
lượng tuần tra và kiểm soát trên biển của nước ta. Do đó, chức năng, nhiệm vụ của lực
lượng này ngày càng trở nên nặng nề và quan trọng trong tình hình mới. Theo quy định
tại khoản 1 điều 48 của luật biển Việt Nam 2012 có quy định về một số các thẩm quyền
chung của lực lượng tuần tra và kiểm soát trên biển.
“1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có nhiệm vụ sau đây:
a) Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên các vùng
biển, đảo của Việt Nam;
b) Bảo đảm việc tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Bảo vệ tài sản nhà nước, tài nguyên và môi trường biển;
d) Bảo vệ, giúp đỡ, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đối với người, tàu thuyền hoạt động trên
các vùng biển, đảo của Việt Nam;
đ) Xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên các vùng biển, đảo của Việt Nam theo quy định
của pháp luật Việt Nam.”
Các lực lượng tuần tra và kiểm soát trên biển luôn phải được trang bị những thiết bị, về
cờ sắc phục, phù hiệu theo đúng từng chức năng nhiệm vụ của từng lực lượng như quy
định tại điều 49 Luật biển Việt Nam “Khi thi hành nhiệm vụ, tàu thuyền thuộc lực lượng
tuần tra, kiểm soát trên biển phải được trang bị đầy đủ quốc kỳ Việt Nam, số hiệu, cờ
hiệu; cá nhân thuộc lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển được trang bị đầy đủ quân
phục, trang phục của lực lượng cùng với các dấu hiệu đặc trưng khác theo quy định của
pháp luật.”. Ví dụ như lực lượng Hải quân thì sẽ có quân phục màu trắng cộng với xanh
dương nhạt, cùng với việc được trang bị nhiều loại vũ khí, khí tài hạng nặng hiện đại
không chỉ dùng trong mục đích áp chế, phòng thủ mà còn thể tạo ra các cuộc tấn công
dẫn đến chiến tranh, cùng với việc họ phải thực hiện nhiều nhiệm vụ mang tính lớn lao,
bao trùm đối với vùng biển, đảo được phân công quản lý tuy nhiên, lực lượng Cảnh sát
biển thì có quân phục màu xanh dương đậm và việc trang bị các vũ khí khí tài sẽ có phần
nhẹ hơn và chỉ dùng cho mục đích áp chế, phòng thủ đảm bảo chỉ có thể thực hiện việc
bảo đam an ninh, an toàn trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam khi có vi phạm…Có
thể hiểu, những lực lượng thực thi nhiệm vụ trên biển của nước ta tùy vào từng loại
nhiệm vụ mà có những lực lượng chuyên trách quản lý, đảm bảo, và việc được trang bị
đúng cờ hiệu, sắc phục, phù hiệu như là một biểu tượng nhằm muốn nhắn gửi đến các
chủ thể có ý định xâm phạm chủ quyền rằng chủ quyền trên biển của Việt Nam là một
phần thiêng liêng của lãnh thổ Việt Nam và không bao giờ tách rời, Việt Nam sẽ luôn
làm mọi cách để giữ gìn phần lãnh thổ này và sẽ xử lý những vi phạm xảy ra. Và việc có
cờ hiệu, sắc phục rõ ràng sẽ giúp những người ngư dân hoạt động xa bờ sẽ an tâm thực
hiện công việc đánh bắt của mình khi có thể nhận diện được từ xa và có những sự cầu
cứu cần thiết lúc hoạn nạn trên biển; những hành vi không tuân thủ việc mặc sắc phục,
treo cờ hiệu, phù hiệu đúng quy định thì sẽ dễ bị quy là giả mạo và sẽ có chế tài xử lý.
Các lực lượng tuần tra và kiểm soát trên biển của nước ta là lực lượng nòng cốt, có nhiề
đóng góp, hy sinh lớn lao không chỉ trong công cuộc giữ gìn biển đảo mà còn góp phần
bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển ngăn chặn những tình huống xấu phát
sinh trong chủ quyền trên biển của nước ta vốn dĩ đã tồn tại rất nhiều vấn đề nhạy cảm,
ẩn chứa mâu thuẫn. Chính vì lẽ đó mà Đảng, Nhà nước và toàn thể dân tộc Việt Nam
luôn ghi nhớ những công ơn lớn lao của các lực lượng này và bên cạnh những nhiệm vụ
mang tính quan trọng đã giao phó Luật biển Việt Nam cũng đã quy định những sự ưu đãi
về chế độ dành cho các cá nhân hay tổ chức trực thuộc các lực lượng này tại khoản 6 điều
5. Thêm vào đó, để đáp ứng tốt hơn nhiều yêu cầu phức tạp của nhiệm vụ tuần tra, kiểm
soát và phát triển nguồn nhân lực biển tại các đảo, quần đảo hay các nhà giàn thì tại
khoản 5 điều 5 cũng đã quy định: “Đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm
nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt
động trên biển, đảo và quần đảo, phát triển nguồn nhân lực biển.” , cụ thể là từ bao năm
qua Đảng, Nhà nước luôn qua tâm và phát triển lực lượng này theo hướng chính quy, tinh
nhuệ, hiện đại, như là đầu tư vào các trang thiết bị máy móc, vũ khí, khí tài, cơ sở hạ tầng
sinh hoạt, khoa học kỹ thuật, đặc biệt hơn hết là tại các vùng đảo xa, các nhà giàn đang
còn thiếu thốn vật chất cho cán bộ, chiến sĩ, các nhà khoa học, chuyên gia đang công tác
tại đó, cùng với nhiều chính sách về xã hội, mức thu nhập không chỉ dành cho họ mà còn
cho gia đình, người thân. Ngoài những sự tác động của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta luôn
có nhiều sự ủng hộ đa dạng về vất chất và tinh thần cho các cán bộ ở trong những lực
lượng này.
2. Nhiệm vụ khác của lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển
2.1 Xử lý các tàu quân sự và tàu công vụ nước ngoài vi phạm trên lãnh hải Việt Nam
Tàu quân sự và tàu công vụ nước ngoài (theo UNCLOS 1982 là tàu nhà nước phi thương
mại) được hưởng quyền miễn trừ khi đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Tuy
nhiên, các loại tàu này cũng phải tuân thủ các luật và các quy định liên quan đến việc đi
qua không gây hại của Việt Nam, nếu có hành vi vi phạm được thực hiện bởi các loại tàu
này thì Việt Nam có quyền cho phép lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của mình yêu
cầu tàu phải rời khỏi vùng lãnh hải của Việt Nam ngay lập tức và yêu cầu quốc gia mà
tàu mang quốc tịch sẽ phải có những bồi thường nếu tàu đó gây thiệt hại đối với vùng
biển của Việt Nam. Điều này đã được đề cập tại điều 30 và 31 của UNCLOS 1982 và đã
được nội luật hóa vào luật biền Việt Nam tại điều 28 “Tàu quân sự của nước ngoài khi
hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam thì lực
lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam có quyền yêu cầu các tàu thuyền đó
chấm dứt ngay hành vi vi phạm, rời khỏi lãnh hải Việt Nam ngay lập tức nếu đang ở
trong lãnh hải Việt Nam. Tàu thuyền vi phạm phải tuân thủ các yêu cầu, mệnh lệnh của
lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam.
Trường hợp tàu quân sự, tàu thuyền công vụ của nước ngoài hoạt động trong vùng biển
Việt Nam mà có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật quốc tế có liên quan
thì quốc gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất hoặc thiệt hại do tàu
thuyền đó gây ra cho Việt Nam”.
Việc yêu cầu tàu quân sự hay tàu công vụ nước ngoài ra khỏi lãnh hải Việt Nam là công
việc hết sức nhạy cảm và ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Việc yêu cầu phải được thực hiện bởi
các lực lượng kiểm soát và tuần tra trên biển của Việt Nam được giao đúng thẩm quyền
và sẽ tuyệt nhiên không một chủ thể nào ngoài lực lượng này được phép thực hiện nhiệm
vụ này (ví dụ như tàu cá, tàu du lịch…), các chủ thể trên biển khác khi phát hiện thấy
những hành vi vi phạm chỉ được thông báo về cho lực lượng kiểm soát biết tin và tốt hơn
là có những bằng chứng ghi nhận lại những hành vi đó để thuận tiện khai báo với cơ quan
chức năng khi có yêu cầu, và khi có tin báo thì lúc này các lực lượng mới có thể xin chỉ
đạo và ủy quyền cho nhau thực hiện nhiệm này. Tuy nhiên, việc yêu cầu này chỉ được
thực hiện bằng các con đường như sử dụng loa phóng thanh công suất lớn để tuyên
truyền từ trên tàu hay là gửi công hàm, điện tín cho bên tàu đang vi phạm… và tuyệt đối
không có bất cứ hành động nào liên quan đến sử dụng vũ khí hoặc hành động khác gây
nguy hiểm cho tàu vi phạm, vì vốn dĩ các tàu đó là tàu quân sự thì chắc chắn sẽ được
trang bị vũ khí, khí tài tác chiến, nên rất dễ xảy ra đụng độ nguy hiểm; hoặc các tàu công
vụ của nhà nước là tàu của quốc gia được cử đi làm nhiệm vụ, mang một sứ mệnh chính
trị quan trọng của quốc gia đó, nên việc gây nguy hiểm cho tàu này sẽ khiến cho quan hệ
ngoại giao giữa nước ta và nước có tàu vi phạm dễ gia tăng căng thẳng không đáng có.
2.2 Thay mặt nhà nước thực hiện quyền tài phán hình sự và tài phán dân sự đối với
tàu thuyền nước ngoài.
Quyền tài phán hình sự và dân sự được thực hiện tại vùng biển Việt Nam được nội luật
hóa và giữ nguyên đúng bản chất của các quy định tại điều 27 và 28 của UNCLOS 1982.
- Đối với quyền tài phán hình sự.
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 30 của Luật biển Việt Nam
“1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển
có quyền tiến hành các biện pháp để bắt người, điều tra đối với tội phạm xảy ra trên tàu
thuyền nước ngoài sau khi rời khỏi nội thủy và đang đi trong lãnh hải Việt Nam.
2. Đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam
nhưng không phải ngay sau khi rời khỏi nội thủy Việt Nam, lực lượng tuần tra, kiểm soát
trên biển có quyền tiến hành bắt người, điều tra trong các trường hợp sau đây:
a) Hậu quả của việc phạm tội ảnh hưởng đến Việt Nam;
b) Việc phạm tội có tính chất phá hoại hòa bình của Việt Nam hay trật tự trong lãnh hải
Việt Nam;
c) Thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự của quốc gia mà
tàu thuyền mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
d) Để ngăn chặn hành vi mua bán người, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất
ma túy.”
Hai quy định này là sự nội luật hóa và dịch thuật lại một cách thoát nghĩa hơn quy định
tại khoản 1 và 2 điều 27 UNCLOS 1982 vào pháp luật liên quan đến biển của nước ta đã
thể hiện Việt Nam là một thành viên tích cực và luôn thiện chí trong việc đáp ứng các
điều khoản của Công ước theo nguyên tắc pacta sun servanda của công pháp quốc tế đối
với vấn đề nhạy cảm liên quan đến vị trí địa lý và lãnh thổ quốc gia, vì vốn dĩ khu vực
biển Đông là tâm điểm của nhiều vụ việc phức tạp. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều
30 của Luật biển Việt Nam cho phép lực lượng tuần tra, kiểm soát biển nước ta có thẩm
quyền được bắt giữ người và điều tra tội phạm đối với các tàu đang đi trong lãnh hải Việt
Nam, có nghĩa là tàu của nước ngoài đã ra khỏi vùng nội thủy và đang di chuyển trong
lãnh hải Việt Nam, còn nếu tàu nước ngoài mới tức thì ra khỏi vùng nội thủy nước ta thì
lực lượng kiểm soát trên biển của ta vẫn chưa có thẩm quyền thực hiện quyền tài phán
hình sự. Đây là cách diễn giải xuôi ý của khoản 1 điều 27 UNCLOS, thay vì diễn giải
theo phương pháp loại trừ là “Quốc gia ven biển không được thực hiện quyền tài phán
hình sự của mình ở trên một tàu nước ngoài đi qua lãnh hải để tiến hành việc bắt giữ hay
tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu trong khi nó đi
qua lãnh hải, trừ các trường hợp sau đây:” thì nước ta sử dụng phương pháp liệt kê cụ
thể. Tuy nhiên, việc quy định tàu nước ngoài “mới ra khỏi nội thủy của nước ta” là một
quy định sẽ gây khó cho việc nhận biết của cơ quan thực thi quyền tài phán trên biển của
nước ta, vì mới ra khỏi nội thủy là đồng nghĩa với việc là đã đi qua đường cơ sở và đang
tiến vào lãnh hải, như vậy là tàu cũng đang di chuyển trong lãnh hải và có thể được áp
dụng việc bắt giữ. Như vậy, việc quy định chế định này cũng khó có thể thực thi vì nếu
vướng phải chế định này thì lực lượng không thể áp dụng quyền tài phán, và cũng sẽ gây
nhập nhằng trong việc có nên hay không áp dụng thẩm quyền tài phán này cho đúng theo
quy định tại khoản 1 điều 30 luật biển VN. Bên cạnh đó luật biển Việt Nam tại điều 30
cũng chưa nội luật hóa việc khi có yêu cầu của thuyền trưởng con tàu đang bị áp dụng
quyền tài phán hình sự, Việt Nam phải thông báo cho viên chức lãnh sự nước mà con tàu
mang quốc tịch, có những biện pháp để cho viên chức lãnh sự tiếp cận tàu cùng với thủy
thủ đoàn của tàu, theo như quy định tại khoản 3 điều 27 UNCLOS như là một biện pháp
đảm bảo quyền được hỗ trợ ngoại giao, trợ giúp tư pháp bảo đảm quyền và lợi ích chính
đáng của con người trên tàu.
Quy định tại khoản 3 điều 30 của Luật biển Việt Nam cũng đã nội luật hóa thành công
quy định tại khoản 5 điều 27 của UNCLOS “Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển
không được tiến hành bất kỳ biện pháp nào trên tàu thuyền nước ngoài đang đi trong
lãnh hải Việt Nam để bắt giữ người hay điều tra việc phạm tội đã xảy ra trước khi tàu
thuyền đó đi vào lãnh hải Việt Nam nếu như tàu thuyền đó xuất phát từ một cảng nước
ngoài và chỉ đi trong lãnh hải mà không đi vào nội thủy Việt Nam, trừ trường hợp cần
ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm môi trường biển hoặc để thực hiện quyền tài phán quốc gia
quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 của Luật này.” Và nước ta cũng đã có sự bổ sung rất
hợp lý vào quy định này khi ghi rõ trường hợp ngoại trừ mà trước đây trong UNCLOS
chưa đề cập “… trừ trường hợp cần ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm môi trường biển hoặc
để thực hiện quyền tài phán quốc gia quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 của Luật
này.”. Đây là bước đôạt phá nhằm tạo nên sự đồng bộ với Luật bảo vệ môi trường thời
điểm đó cũng như thể hiện việc gìn giữ và hạn chế ô nhiễm môi trường biển của nước ta
là một nhiệm vụ quan trọng ngang hàng với việc bảo vệ quyền tài phán, an ninh quốc gia.
- Quyền tài phán dân sự
Thẩm quyền của lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của nước ta về thực hiện quyền
tài phán dân sự được quy định tại điều 31 của Luật biển Việt Nam
“1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được buộc tàu thuyền nước ngoài
đang đi trong lãnh hải phải dừng lại hoặc thay đổi hành trình chỉ vì mục đích thực hiện
quyền tài phán dân sự đối với cá nhân đang ở trên tàu thuyền đó.
2. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được tiến hành các biện pháp bắt giữ
hay xử lý về mặt dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài đang đi trong vùng biển Việt Nam,
trừ nội thủy, trừ trường hợp việc thi hành các biện pháp này liên quan đến nghĩa vụ đã
cam kết hay trách nhiệm dân sự mà tàu thuyền phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để
được đi qua vùng biển Việt Nam.
3. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có thể áp dụng các biện pháp bắt giữ hay xử lý
tàu thuyền nước ngoài nhằm mục đích thực hiện quyền tài phán dân sự nếu tàu thuyền đó
đang đậu trong lãnh hải hoặc đi qua lãnh hải sau khi rời khỏi nội thủy Việt Nam.”
Quy định về quyền tài phán dân sự trong lãnh hải Việt Nam hoàn toàn tương thích với
quy định của UNCLOS 1982 về quyền tài phán dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài
được quy định tại điều 28 của Công ước.
2.3 Tìm kiếm cứu nạn cứu hộ
Nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn cứu hộ được quy định tại điều 33 của luật biển Việt Nam
được quy định dựa trên cơ sở là những nguyên tắc cơ bản của nghĩa vụ giúp đỡ trên biển
được quy định tại điều 98 UNCLOS 1982. Theo đó nếu tàu, thuyền hoặc phương tiện bay
gặp nạn hoặc có sự cố xảy ra liên quan đến tính mạng thủy thủ cần sự giúp đỡ khẩn cấp
thì thuyền trưởng hay chủ chủ phương tiện có thể phát tín hiệu cầu cứu khẩn cấp cho cơ
quan tìm kiếm cứu nạn cứu hộ của Việt Nam để yêu cầu sự trợ giúp. Lúc đó, cơ quan tìm
kiếm cứu nạn, cứu hộ sẽ phát tin đến cho lực lượng chuyên trách để có thể huy động
phương tiện ra ứng cứu hoặc nếu có lực lượng tuần tra, kiểm soát của nước ta trong khu
vực gần đó, có thể đang làm nhiệm vụ khác, khi tiếp nhận được tin báo thì tùy vào sự phù
hợp về điều kiện, trang thiết bị, phương tiện mà có thể tham gia vào việc tìm kiếm; tuy
nhiên, theo khoản 2 điều 33 Luật biển Việt Nam thì nghĩa vụ cứu hộ cứu nạn trên biển
không chỉ dành riêng cho lực lượng chuyên trách mà các chủ thể khác khi phát hiện thấy
có sự việc xảy ra hoặc nhận được sự huy động của cơ lực lượng kiểm soát theo quy định
tại khoản 5 điều 33 trong phạm vi mình hoạt động và có điều kiện để tham gia hoàn toàn
có thể chủ động trong việc thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, miễn là không
gây thiệt hại cho con người, tài sản của chủ thể đó. Việc này hoàn toàn được Nhà nước và
pháp luật nước ta ủng hộ, sau khi thực hiện xong thì phải thông báo cho cơ quan chuyên
trách biết để có những bước xử lý đúng theo quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật
quốc gia có quy định, liên quan đến việc bàn giao người, phương tiện, cứu chữa…
Việt Nam luôn là một đất nước nhân đạo và luôn sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ liên
quan đến bảo vệ sự sống con người trong hoàn cảnh gặp nạn, đặc biệt sự việc không chỉ
có trách nhiệm trong vùng biển của Việt Nam mà còn trong phạm vi khu vực và quốc tế,
điều này đã được đề cập đến tại điều 33 khoản 3 của luật biển Việt Nam. Nếu có một
hoặc nhiều quốc gia trong khu vực có yêu cầu mong muốn Việt Nam phối hợp trong việc
tìm kiếm cứu nạn quốc tế liên quan đến tính mạng con người, tài sản của quốc gia nước
ngoài đó thì Việt Nam sẽ có những sự trợ giúp cần thiết trong việc phối hợp với các lực
lượng chức năng của cơ quan nước ngoài trong việc tìm kiếm. Điển hình là việc tìm kiếm
máy bay MH-370 tại Vịnh Thái Lan, nước ta cũng đã điều động nhiều tàu, thuyền, tàu
bay của các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, và đã cho phép các lực lượng này
phối hợp quốc tế với lực lượng của các nước bạn trong khu vực để tìm kiếm. Bên cạnh
đó, tại khoản 7 điều 33 Luật biển Việt Nam cũng cho phép các tàu nước ngoài được vào
vùng biển Việt Nam để tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, và các tàu này cũng phải tuân theo
quy định của pháp luật Việt Nam.
2.4 Thực hiện các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế khi có hành vi mua bán người,
vận chuyển trái phép chất ma túy 
Việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế khi có hành mua bán người, vận
chuyển trái phép chất ma túy là một hoạt động thể hiện quyền tài phán hình sự của quốc
gia trên vùng biển của mình đã được Công ước cho phép tại Điểm d Khoản 1 Điều 27
UNCLOS 1982. Thêm vào đó, hoạt động này cũng được quy định tại đã được quy định
chi tiết và cụ thể ở trong luật Việt Nam cũng như Công ước quốc tế về luật biển. 
Cả hai hoạt động bán người và vận chuyển trái phép chất ma túy đều được quy định rõ từ
trước ở UNCLOS 1982. Tại Điều 108, việc ngăn chặn và đấu tranh trấn áp những hành vi
buôn bán trái phép chất ma túy và chất kích thích là một nghĩa vụ chung của các quốc gia
thành viên của công ước này cũng như quy định thêm quyền của nước sở tại yêu cầu hợp
tác với các quốc gia khác trong những trường hợp đối với tàu thuyền nước ngoài hoạt
động trên vùng biển của quốc gia mình. Về nạn buôn người, tại Điều 99 cũng đề ra những
yêu cầu để ngăn ngừa và trừng trị thích đáng hành vi chuyên chở nô lệ trên các tàu
thuyền cũng như đề ra nguyên tắc trả tự do ngay lập tức cho nô lệ ipso-facto (ngay tức
khắc).
Kế thừa tinh thần của UNCLOS 1982, đối với pháp luật Việt Nam, tại Điều 39 Luật biển
Việt Nam 2012, Nhà nước nghiêm cấm chung cả hai hành vi mua bán người, vận chuyển
và tàng trữ trái phép ma túy của tàu thuyền và cá nhân khi đang hoạt động trên vùng biển
ở Việt Nam ở khoản 1. Thêm vào đó, ở khoản 2 cũng quy định chi tiết hơn thẩm quyền
của lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển Việt Nam, cụ thể là những hoạt động khám
xét, kiểm tra, bắt giữ, dẫn giải. 
2.5 Truy đuổi tàu nước ngoài

Tương tự như các quyền khác, quyền truy đuổi là một quyền mà được quy định sẵn tại
Điều 111 của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển cũng như tại Điều 41 Luật Biển Việt
Nam 2012. Cụ thể, căn cứ để thực hiện quyền truy đuổi là khi quốc gia đó “có những lý
do đúng đắn để cho rằng chiếc tàu này đã vi phạm các luật và quy định của quốc gia đó”
theo UNCLOS. Pháp luật Việt Nam đồng thời cũng thừa nhận và quy định lại nội dung
này trong Luật Biển Việt Nam khi những tàu thuyền này có dấu hiệu vi phạm các quy
định của pháp luật Việt Nam. Thêm vào đó, việc truy đuổi theo pháp luật Việt Nam cũng
được thực hiện  đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của
Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị,
công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Tại Điều 41
khoản 1, quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển
đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại
để tiến hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành. 

Về phạm vi, Luật biển Việt Nam xác định phạm vi bắt đầu truy đuổi là khi các tàu thuyền
này đang ở trong vùng nội thủy, lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam cũng như
phạm vi kết thúc việc truy đuổi là khi tàu thuyền bị truy đuổi đi vào  lãnh hải của quốc
gia mà nó thuộc quyền hay của một quốc gia khác. So với UNCLOS, pháp luật Việt Nam
đã quy định thẩm quyền rộng hơn bởi lẽ theo Công ước, việc bắt đầu truy đuổi ở phần
tiếp giáp chỉ được thực hiện khi tàu đó đã vi phạm các quyền, mà việc thiết lập vùng tiếp
giáp có nhiệm vụ bảo vệ. Điều này có nghĩa là không phải trong mọi trường hợp mà lực
lượng cảnh sát, tuần tra biển có thể thực hiện quyền truy đuổi của mình trên vùng tiếp
giáp lãnh hải. Tuy nhiên, thực chất Luật Biển VIệt Nam đã áp dụng nguyên tắc matatis
mutandis (với những sửa đổi cần thiết về chi tiết) đối với những hành động vi phạm các
luật và quy định của quốc gia ven biển có thể áp dụng, điều này giúp cho Nhà nước ta có
thể kiểm soát chặt chẽ các tàu thuyền thuộc khu vực nước ngoài cũng như phát hiện và
ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm. 

3. Thẩm quyền xử lý vi phạm của lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển Việt Nam

Quy định về các tiến trình xử lý vi phạm được quy định tại các điều thuộc chương IV của
Luật biển Việt Nam. Đây cũng có thể được coi như những biện pháp tiền đề ban đầu để
cơ quan chuyên trách xử lý các trường hợp người hoặc tàu thuyền vi phạm trên vùng biển
Việt Nam; và các chế tài cụ thể được quy định tại Văn bản hợp nhất sô 05/VBHN-BQP
về việc hợp nhất các văn bản có liên quan đến nghị định quy định xử phạt vi phạm hành
chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (nghị định 162/2013/NĐ-CP). Để có thể phân tích cụ thể hơn ý nghĩa của từng điều
khoản được quy định từ điều 50 đến 53 của luật biển Việt Nam, thì việc dựa trên một tình
huống thực tế là sẽ dễ dàng hơn.
Vụ việc vào ngày 29/11, tại khu vực vịnh Dung Quất, Quảng Ngãi, Lực lượng phòng
chống buôn lậu, gian lận thương mại Cảnh sát biển phối hợp Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát
biển 2 phát hiện và tiến hành xử phạt đối với hai tàu Charlotte và Pacific Ocean về hành
vi neo đậu, cập mạn trái phép trong nội thủy Việt Nam và việc không có giấy tờ chứng
minh hợp pháp đối với 9.000.000 lít dầu DO trên hai con tàu này.
Cụ thể trong vụ việc trên:
+ Vào ngày 04/10/2017, tại vùng biển Quảng Trị, lực lượng phòng, chống buôn lậu, gian
lận thương mại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã tiến hành kiểm tra, tạm giữ 02 tàu
Charlotte và Pacific Ocean có hành vi neo đậu, cập mạn trái phép trong nội thủy Việt
Nam.
+ Qua kiểm tra, lực lượng chức năng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 phát hiện trên 2
tàu Charlotte và Pacific Ocean có vận chuyển gần 9.000.000 lít dầu DO không có giấy tờ
chứng minh hợp pháp. Do yêu cầu bảo đảm an toàn trong quá trình tạm giữ, BTL Vùng
Cảnh sát biển 2 đã phải di chuyển 02 tàu vi phạm về vịnh Đà Nẵng neo đậu và canh giữ.1

3.1. Dẫn Giải

Khái niệm dẫn giải quy định tại điều 50 Luật biển Việt Nam 2012 được quy định tương
đồng so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể, tại
điểm l khoản 1 Điều 4 quy định: “Dẫn giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế
người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều
tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định”. Ở đây cơ quan có thẩm quyền là
cơ quan tuần tra, kiểm sát biển thực hiện nhiệm vụ dẫn giải nếu cần thiết theo quy định
tại Điều 50 Luật Biển 2012. 

Có hai trường hợp để cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức dẫn giải. Thứ nhất, có
thể dẫn giải người hoặc cá nhân hoặc tàu thuyền vi phạm trong trường hợp đã có căn cứ
xác định hành vi vi phạm đó và không thể áp dụng việc xử lý vi phạm tại chỗ. Sở dĩ cần
phải dẫn giải là do một số hành vi vi phạm nghiêm trọng được quy định trong Bộ luật
Hình sự như buôn người, vận chuyển trái phép ma túy thì cần cơ quan có thẩm quyền dẫn
giải về cảng hoặc bờ để có thể tiến hành thêm một số hoạt động thu thập chứng cứ, điều
tra cũng như khởi tố hình sự. Thứ hai là dẫn giải vì yêu cầu bảo đảm an toàn tính mạng,
tài sản của người trên tàu thuyền. Trong trường hợp này, về tính cần thiết về sự an toàn
của con người và tài sản nên việc dẫn giải có thể được áp dụng. Cụ thể, việc bảo vệ tính
mạng con người có thể lấy ví dụ từ hành vi buôn người khi nô lệ bị nhốt dưới tàu hoặc
khi ở nơi xử phạt xảy ra thiên tai gây nguy hiểm đến tính mạng của cả người vi phạm lẫn
lực lượng tuần tra, kiểm sát biển. Mục đích chính của việc dẫn giải là có thể giúp cho lực
lượng tuần tra biển có thể bảo vệ được tính mạng của con người cũng như là tài sản, hạn
chế tình trạng phi tang chứng cứ và góp phần hỗ trợ hoạt động truy tố, điều tra của cơ
quan có thẩm quyền. 

Từ những sự phân tích trên có thể thấy việc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã dẫn giải
tàu vào neo đậu tại Vịnh Đà Nẵng đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật tố tụng
hình sự cũng như quy định tại điều 50, góp phần đảm bảo cho tang chứng, vật chứng,
cũng như người phạm tội được quản lý chặt chẽ, an toàn để phục vụ cho công tác điều tra
và quyết định ra chế tài xử phạt vi phạm sau này.

3.2    Biện pháp ngăn chặn


Điều 51 Luật biển Việt Nam 
"1. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam; tàu thuyền
được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm có thể bị tạm giữ nhằm ngăn chặn việc vi
phạm pháp luật hoặc để bảo đảm việc xử lý theo pháp luật.

1
https://canhsatbien.vn/portal/thuc-thi-phap-luat/luc-luong-chuc-nang-canh-sat-bien-xu-phat-2-tau-van-chuyen-gan-
9-000-000-lit-dau-do-bat-hop-phap?fbclid=IwAR1PVOb_EMe5Sd_Xt136GIWxfWgu_jX5ZTQ2juAT-
3FgWTvy_tqvswjqG8c
2. Việc bắt, tạm giữ, tạm giam người có hành vi vi phạm pháp luật; việc tạm giữ tàu
thuyền được thực hiện theo quy định của pháp luật."
Khi có căn cứ có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, cơ quan hoặc cá nhân có thẩm
quyền có thể tiến hành khám xét, thực hiện các biện pháp ngăn chặn việc vi phạm pháp
luật và thực hiện theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó tại Điều 25 UNCLOS cũng
quy định quyền bảo vệ các quốc gia ven biển thông qua việc: quốc gia ven biển có thể thi
hành các biện pháp cần thiết trong lãnh hải của mình để ngăn cản mọi việc đi qua có gây
hại, và cũng có quyền thi hành những biện pháp cần thiết để ngăn ngừa mọi sự vi phạm
đối với các điều kiện mà tàu thuyền này buộc phải tuân theo để được phép vào vùng nội
thủy hay công trình cảng. Theo đó, về phương diện pháp luật quốc tế, nội thủy là vùng
biển gắn liền với đất liền, một bộ phận cấu thành lãnh thổ của quốc gia ven biển. Trong
vùng nội thủy quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Chính vì vậy trong
vùng nội thủy quốc gia ven biển sẽ thực hiện đầy đủ quyền lập pháp hành pháp và tư
pháp giống như trên đất liền mà không có bất kỳ ngoại lệ nào. Do đó các quốc gia có
quyền thi hành những biện pháp ngăn ngừa cần thiết đối với sự vi phạm khi mà các tàu
thuyền đi vào vùng nội thủy hay công trình cảng.
Trong vụ việc trên khi tiến hành khám xét, lực lượng chức năng BTL Vùng Cảnh sát biển
2 phát hiện trên 2 tàu Charlotte và Pacific Ocean có vận chuyển gần 9.000.000 lít dầu DO
không có giấy tờ. Khi đó, cơ quan có thẩm quyền được phép tiến hành các biện pháp
ngăn chặn quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Biển Việt Nam năm 2012: “tàu thuyền
được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm có thể bị tạm giữ nhằm ngăn chặn việc vi
phạm pháp luật hoặc để bảo đảm việc xử lý theo pháp luật.” Cụ thể, BTL Vùng Cảnh sát
biển 2 đã phải di chuyển 02 tàu vi phạm về vịnh Đà Nẵng neo đậu và canh giữ trong 2
tháng nhằm phục vụ quá trình điều tra. 
3.3    Thông báo cho Bộ Ngoại Giao
Điều 52
"Khi tiến hành bắt, tạm giữ, tạm giam người có hành vi vi phạm pháp luật, hoặc tạm giữ
tàu thuyền nước ngoài, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trách nhiệm thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao để phối hợp xử lý".

Như vậy, khi tiến hành bắt, tạm giữ, tạm giam người có hành vi vi pháp luật thì phải thực
hiện theo đúng thủ tục pháp lý là phải thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao để phối hợp xử
lý. Bởi vì Bộ Ngoại giao là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về đối ngoại, gồm: Công tác ngoại giao, biên giới, lãnh thổ quốc gia, công tác đối với
cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa
thuận quốc tế, quản lý các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở
nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) và hoạt động
của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công
trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của
pháp luật.
3.4    Xử lý vi phạm
Điều 53 Luật Biển: 
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Luật này thì tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt
hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.

Theo điều 33a VBHN 05/2022-BQP


"Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm
hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thực hiện theo quy định tại Chương III phần thứ hai Luật Xử lý vi phạm hành
chính và quy định tại Nghị định này."
Tuy nhiên, Unclos 1982 không có bất kỳ điều khoản nào quy định về quy chế pháp lý của
vùng nội thủy. Vì vậy nội lực của quốc gia là cơ sở pháp lý Điều chỉnh trực tiếp quy chế
pháp lý của nội thủy. Điều này sẽ dẫn đến thực trạng là việc thực thi chủ quyền quốc gia
mà cụ thể là quy chế pháp lý của nội thủy sẽ không thống nhất giữa các quốc gia ven
biển, đặc biệt là việc thực thi quyền tài phán của quốc gia đối với những hành vi vi phạm
pháp luật hình sự xảy ra trên tàu nước ngoài đang hoạt động trong nội thủy do hệ thống
pháp luật của các quốc gia là không giống nhau.
Căn cứ pháp luật quốc tế Việt Nam cũng ban hành các văn bản quy phạm để xử lý vi
phạm. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể tiến hành các biện pháp xử
phạt đối với tàu ngoại quốc vi phạm pháp luật trong trường hợp trên. Tàu thuyền nước
ngoài có thể bị khám xét trên boong, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật của quốc gia ven
biển. Sau quá trình điều tra, lực lượng chức năng đã chứng minh được hành vi vận
chuyển dầu DO trên 2 tàu Charlotte và Pacific Ocean là không có giấy tờ hợp pháp và có
thể tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 53 Luật Biển Việt Nam
năm 2012 và điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 162/2013/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi
Nghị định 23/2017/NĐ-CP) về hành vi “vận chuyển, sang mạn hàng hóa trên biển mà
không có hợp đồng hoặc giấy tờ tương tự theo quy định của pháp luật”.
Theo đó, thì tùy vào tính chất, mức độ vi phạm cụ thể do các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi
phạm mà xử lý thích hợp theo quy định của pháp luật.

You might also like