You are on page 1of 8

2.

Các phương pháp thanh toán lương

2.1. Phương pháp trả lương theo thời gian

Đây là khoản tiền lương mà các doanh nghiệp trả cho người lao động dựa
trên mức lương đã thỏa thuận trước đó cùng với thời gian làm việc thực tế. Khoản
lương này bao gồm lương tháng, lương tuần, lương ngày, lương giờ.

Lương tháng = Lương năm / ngày công chuẩn x số ngày làm việc thực tế. 

Ngày công chuẩn là số ngày công hành chính trong tháng, theo quy định số
ngày công này không được vượt quá 26 ngày. 

2.1.2. Ưu điểm:

- Dễ hiểu, dễ tính và dễ thực hiện.

- Quỹ thời gian sẽ thoải mái hơn, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và đầu tư
được nhiều hơn vào chất lượng công việc vì người lao động sẽ không cần phải chạy
theo chỉ tiêu.

2.1.3 .Nhược điểm:

- Mức lương nhận được của người lao động có thể không tương xứng với sự
đóng góp của họ khi làm việc

- Đôi khi tính chính xác và công bằng của hình thức trả lương này có thể
không được đảm bảo.

2.1.1. Khi nào nên áp dụng hình thức trả lương theo thời gian?

• Đầu tiên: Các công việc quan tâm đến số lượng hơn chất lượng, kết quả
sản phẩm như thế nào như: thợ may, gia công, mang vác,…

• Thứ hai: Các công việc không thể tính kết quả sản phẩm đạt được dưa trên
đầu người, mà nó dựa trên số thời gian người lao động bỏ ra như: lễ tân, bảo vệ,
phục vụ quán cà phê, nhà hàng, nhân công xưởng may giày, dép,….

• Thứ ba: Đối tượng bản thân người lao động là người mới, người bắt đầu
công việc trong giai đoạn thử việc, thực tập,… Lúc này việc sử dụng trả lương theo

1
hình thức thời gian là vô cùng hiệu quả và hợp lý phù hợp cho cả người lao động
lẫn doanh nghiệp.

• Thứ tư: Trong trường hợp công ty, doanh nghiệp đó có quá ít nhân sự,
nhân viên làm việc, nên họ yêu cầu việc trả lương theo thời gian mà bạn làm, tất
nhiên điều này cũng đã có sự chấp thuận từ người lao động. 

2.2. Phương pháp trả lương theo sản phẩm

Nếu hình thức thanh toán lương theo thời gian gây ra tình trạng đùn đẩy,
không đảm bảo tính công bằng cho người lao động thì phương pháp thanh toán
lương theo sản phẩm sẽ giúp người lao động tăng được năng suất lao động, đảm bảo
đánh giá chính xác được lượng công việc đã thực hiện

Lương theo sản phẩm là hình thức trả lương mà các doanh nghiệp áp dụng
để người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm để làm ra được sản
phẩm và đơn giá sản phẩm được giao. 

Có thể chia lương theo sản phẩm thành một số loại như sau:

Lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: Được xác định căn cứ vào số lượng
sản phẩm thực tế đã hoàn thành và đơn giá tiền lương cho một sản phẩm được   các
doanh nghiệp quy định. Hình thức này khuyến khích được người lao động tăng
năng suất và có thể tự tính được lương của mình nhưng có sự cạnh tranh cao, chạy
theo lợi ích cá nhân. 

Lương theo sản phẩm tập thể: Hình thức này sẽ được áp dụng cho một
nhóm người cùng thực hiện. Muốn áp dụng hình thức tập thể cần xác định được số
tiền lương mà cả nhóm sẽ nhận được hoặc đơn giá cho từng sản phẩm mà cả nhóm
sẽ phải thực hiện. Khi thực hiện theo hình thức này, doanh nghiệp sẽ thống nhất
được cách tính lương dễ dàng hơn và tăng tính đoàn kết, tuy nhiên việc cá nhân ỷ lại
là hoàn toàn có thể xảy ra. 

Lương theo sản phẩm gián tiếp: Đây là hình thức trả lương cho vị trí các
công nhân phụ làm những công việc phục vụ công nhân chính. Hình thức này sẽ
giúp công nhân phụ hỗ trợ công nhân chính hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

2
Chính vì vậy mà, Số tiền nhận được của người lao động sẽ phụ thuộc vào
kết quả sản xuất của người lao động chính.

Lương theo sản phẩm có thưởng: Trả lương theo số lượng sản phẩm đã
hoàn thành cộng với số tiền thưởng do vượt mức chỉ tiêu, chất lượng tốt. Hình thức
này có khả năng tạo động lực cố gắng cho người lao động để tăng năng suất công
việc nhưng có sự cạnh tranh cao, mang tính cá nhân hóa cao. 

2.2.2.Ưu điểm:

- Gắn kết người lao động với kết quả công việc

- Người lao động sẽ tự ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình từ
việc hoàn thành định mức, tăng năng suất lao động

- Tính chính xác và công bằng trong việc trả lương ở hình thức này cũng dễ
dàng được thực hiện hơn so với hình thức trả lương theo thời gian

2.2.3. Nhược điểm:

- Việc tính toàn lương và áp dụng khó khăn hơn.

- Có thể người lao động sẽ chạy theo số lượng sản phẩm để đạt mục đích
lương cao hơn là tập trung thời gian để phát huy tài năng, tích lũy kinh nghiệm, đầu
tư cho chất lượng sản phẩm…

2.2.1. Khi nào nên áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, dịch vụ?

Hình thức trả lương theo số lương sản phẩm, dịch vụ mà người lao động tạo
ra áp dụng trong những công việc yêu cầu cần đến số lượng sản phẩm trong ngày,
trong tuần hay trong tháng, trong năm,… 

Việc sử dụng hình thức trả lương này sẽ khiến cho năng suất của người lao
động được tăng lên, cũng như doanh nghiệp có đủ, đúng số lượng mà mình đề ra
hay cần đạt được. 

Trả lương theo sản phẩm, dịch vụ giúp người lao động làm việc hăng say

3
2.3. Phương thức trả lương khoán

Hình thức trả lương này được dựa trên sự thảo luận về mức lương làm việc
giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ có sự đồng ý về một khoản tiền
khoán nhất định. Khoản này khi người lao động hoàn thành công việc sẽ nhận được
mức lương đúng như thỏa thuận.

Cách tính lương khoán:

Lương = Mức lương khoán x Tỷ lệ (%) hoàn thành công việc

Ví dụ: Chị H được thuê làm thêu tranh trong vòng 05 tháng, mỗi một bức
tranh hoàn thành chị sẽ được trả 400.000 đồng. Nếu chị A hoàn thành một bức tranh
đảm bảo được chất lượng và thời gian theo thỏa thuận thì chị sẽ nhận được 400.000
đồng.

Nếu trong trường hợp chị A làm bỏ dở mà mới chỉ thêu được 50% bức
tranh thì chị sẽ được hưởng: 400.000 x 50% = 200.000 đồng

Như vậy, với công thức tính lương khoán như trên, người sử dụng lao động
cần phải xây dựng được đơn giá lương khoán để làm căn cứ tính lương khoán cho
người lao động.

Tiền lương được quy định như trên sẽ được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua
tài khoản ngân hàng của người lao động.

2.3.2. Ưu điểm: 

Dễ dàng cho người lao động và người sử dụng lao động trong việc thỏa
thuận đơn giá để thực hiện công việc.

2.3.3. Nhược điểm: 

Người sử dụng lao động cần phải ứng trước một khoản tiền cho người lao
động nếu như thời gian thực hiện công việc trong một khoảng thời gian dài.

2.3.1. Khi nào cần áp dụng trả lương theo lương khoán?

4
Trả lương theo lương khoán là dựa trên thỏa thuận từ người lao động là
người sử dụng lao động. Hình thức này phù hợp với các công việc như đấu thầu xây
dựng, truyền thông sản phẩm hay nội dung,…

2.4. Trả lương theo doanh thu

Đây là một khoản thu nhập mà người lao động nhận được phụ thuộc vào sự
cố gắng đạt được doanh số và mục tiêu mà công ty đề ra ngay từ đầu. Hình thức
thanh toán được áp dụng theo chính sách và các điều khoản về trả lương của các
doanh nghiệp. 

2.4.2. Ưu điểm:

- Đánh giá trả lương đúng cách giúp khích lệ tinh thần nhân viên

- Thúc đẩy sự phát triển cá nhân

- Tác động trực tiếp đến mục tiêu kinh doanh

- Bằng cách cho phép mọi người nhìn thấy không chỉ những gì họ đang
làm, mà cả những gì đồng nghiệp/mọi người xung quanh khác làm. Nhờ vậy, tất cả
mọi người đều đảm bảo làm việc theo cùng một định hướng, mục tiêu.

2.4.3. Nhược điểm:

- Các chỉ tiêu nếu không được xác định cụ thể và rõ ràng sẽ ảnh hưởng
không tốt thậm chí gây tâm lý hoang mang và chán nản với người lao động. Làm
giảm năng suất công việc dẫn tới sự phát triển của doanh nghiệp bị thụt lùi.

- Xây dựng các chỉ tiêu thiếu tính chính xác và thực tế, sẽ khiến các chỉ tiêu
đề ra vượt quá năng lực hoàn thành của nhân viên. Dẫn đến kết quả công việc đạt
được không cao gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống doanh nghiệp.

2.4.1. Khi nào cần áp dụng hình thức trả lương theo doanh thu? 

Đây là hình thức phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong quá trình
cùng người lao động tham gia làm việc, sản xuất. Hình thức trả lương này hoàn toàn

5
phù hợp với những người làm việc như: nhân viên bán hàng, nhân viên bảo hiểm,
người làm bên các mảng kinh tế, kinh doanh,…

2.5. Trả lương 3P

Lương 3P là hình thức trả thù lao cho người lao động theo ba yếu tố cơ
bản: 

• Pay for Position – Trả lương theo vị trí: Lương được trả theo tầm quan
trọng của công việc, gắn liền với các yếu tố như cấp bậc, chức danh. Ví dụ: giám
đốc, quản đốc, nhân viên trực tiếp sản xuất. Từ đó xác định chính xác được khung
lương. Khi áp dụng thực tế thì cần xác định được mô tả công việc ra sao, yêu cầu
năng lực như thế nào, khảo sát lương thị trường và chiến lược nhân sự của công ty
để từ đó xác định ra khung thu nhập phù hợp

• Pay for Person – Trả lương theo năng lực cá nhân: Lương được trả theo
năng lực hoàn thành công việc. Ví dụ: kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm, thành tích
công việc thực tế mà ứng viên có. Từ đó xác định chính xác được bậc lương.

• Pay for Performance – Trả lương theo hiệu quả, kết quả hoàn thành công
việc.. Từ đó xác định chính xác mức thưởng thành tích cho mỗi nhân viên.

Lương của một người là tổng của ba yếu tố ở trên. Khi áp dụng phương
pháp này, doanh nghiệp có thể thu hút và giữ chân nhân viên giỏi, khuyến khích
nâng cao hiệu quả công việc bằng việc trả lương tương xứng với năng lực, đóng góp
của họ vào kết quả chung của doanh nghiệp

2.5.2. Ưu điểm:

- Đảm bảo sự công bằng trong việc trả lương. Việc sử dụng hình thức trả
lương theo 3P sẽ giúp loại bỏ các yếu tố cảm tính, thiên vị, tình cảm, quan hệ cá
nhân. 

- Là đòn bẩy giúp từng cá nhân phát triển, nâng cao năng lực tổ chức. Trong
lương 3P, P3 là trả lương theo kết quả và thành tích công việc đạt được. Điều này
khuyến khích người lao động chú trọng đến chất lượng công việc, giảm thiểu rủi ro,
sản phẩm lỗi hay bất cứ hoạt động nào gây thiệt hại cho doanh nghiệp. 

6
- Là cơ sở quan trọng cho công công tác tuyển dụng và đào tạo. Nhờ vào
tiêu chuẩn năng lực của từng vị trí đã xây dựng, chúng ta thực hiện công tác tuyển
dụng sát nhu cầu hơn 

2.5.3. Nhược điểm:

- Doanh nghiệp thường có nhiều nhân viên “nhảy việc”. Khi áp dụng hệ


thống lương 3P, nếu thu nhập của người lao động được ổn định và tăng lên, họ sẵn
sàng gắn bó với doanh nghiệp. Ngược lại, khi mức lương bị biến động hoặc thấp
hơn thị trường thì người lao động sẽ có tâm lý” nhảy việc”, uể oải hay trì trệ trong
công việc.

- Khi áp dụng chung một chuẩn năng lực thì sẽ không phù hợp, không tạo
được sự sáng tạo của người lao động. Kết quả là, sau một thời gian thực hiện, sẽ có
sự đánh đồng về năng lực chuyên môn cũng như năng lực khác trong cùng một mô
hình kinh doanh, thậm chí là các ngành kinh doanh khác nhau.

2.5.1. Việc áp dụng trả lương theo 3P

Là việc áp dụng vào các công việc liên quan tới ngành nghề cần hội đủ cả 3
yếu tố: vị trí, năng lực, hiệu quả làm việc. Những ngành nghề có thể trả lương theo
quy định này như các ngành yêu cầu sự tận tâm, tâm huyết trong từng sản phẩm
dịch vụ mà người lao động tạo ra.

2.6. Phương pháp trả lương theo hoa hồng

Đây là hình thức trả lương dựa trên phần trăm doanh thu hoặc lợi nhuận.
Khoản tiền này người ta gọi là tiền hoa hồng, nên số tiền người lao động nhận được
chính là phụ thuộc vào những vấn đề trên.

Trả lương dựa trên hoa hồng cũng là một cách để các công ty giảm chi phí
trả lương, vì số tiền trả cho đại diện bán hàng liên quan trực tiếp đến số lượng
doanh thu tạo ra. Điều này cũng có nghĩa là các công ty không phải chi nhiều tiền
để trả cho những nhân viên bán hàng không hiệu quả.

2.6.2. Ưu điểm

7
+ Cơ chế khiến người lao động trở nên yêu thích, làm việc có hiệu quả hơn
bao giờ hết. 

+ Chất lượng công việc của công ty, doanh nghiệp đề ra hiệu quả hơn,
doanh thu đạt cao như mong muốn

2.6.3. Nhược điểm 

Việc trả lương theo hoa hồng, ăn số tiền lương dựa trên hoạt động làm việc
theo nhóm, đôi lúc sẽ khiến người lao động trở nên tự tin quá mức, chất lượng công
việc cũng có thể giảm sút hay sự đóng góp của nhân viên trong lúc làm việc bị hạn
chế đi.

2.6.1. Khi nào cần áp dụng?

Những người nhận mức lương trả theo hoa hồng chứng tỏ bạn là người có
năng lực và cách làm việc riêng khác nhau. Đây là nhóm trả lương phù hợp với các
công viên liên quan đến bán hàng, tiếp thị hay làm các ngành nghề bên bất động sản
kinh doanh ô tô,… đều là những ngành nghề mà người sử dụng lao động có thể áp
dụng ngay.

You might also like