You are on page 1of 71

ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA DƯỢC

NHŨ TƯƠNG THUỐC

(Emulsion)

GV: Dương Thị Thuấn


MỤC TIÊU
1. Trình bày được thành phần, các kiểu nhũ tương
thuốc, phân loại nhũ tương, ưu nhược điểm của
nhũ tương thuốc.
2. Trình bày được các chất nhũ hóa thường dùng
trong bào chế nhũ tương thuốc
3. Trình bày được các phương pháp bào chế nhũ
tương thuốc
4. Biết được các thiết bị dùng trong bào chế nhũ
tương thuốc
5. Điều chế được một số nhũ tương thuốc đơn giản
NỘI DUNG

I. Đại cương
II. Các chất nhũ hóa thường dùng trong bào
chế nhũ tương thuốc
III. Kỹ thuật điều chế nhũ tương thuốc
IV. Thiết bị dùng điều chế nhũ tương thuốc
V. Kiểm soát chất lượng nhũ tương thuốc
I. ĐẠI CƯƠNG

1. Định nghĩa
- Là một hệ phân tán cơ học vi dị thể
- Hình thành từ hai chất lỏng không đồng tan:
+ Pha phân tán (pha nội, ko liên tục)
+ Môi trường phân tán (pha ngoại, liên tục)
- Pha nội phân tán vào pha ngoại dưới dạng
các tiểu phân cơ học có kích thước từ 0,1 đến
hàng chục micromet
HỆ PHÂN TÁN
2. THÀNH PHẦN NHŨ TƯƠNG

 Pha phân tán


 Môi trường phân tán
 Chất nhũ hóa-ổn định
3. KIỂU NHŨ TƯƠNG

a. Nhũ tương Dầu b. Nhũ tương Nước


trong Nước (D/N): trong Dầu (N/D):
+ Pha phân tán là Dầu + Pha phân tán là Nước
+ Môi trường phân tán là + Môi trường phân tán là
Nước Dầu
3. KIỂU NHŨ TƯƠNG

c. Nhũ tương kép Dầu d. Nhũ tương kép Nước


trong Nước (N/D/N): trong Dầu (D/N/D):
+ Pha phân tán là nhũ + Pha phân tán là nhũ tương
tương N/D D/N
+ Môi trường phân tán là + Môi trường phân tán là Dầu
Nước
3. KIỂU NHŨ TƯƠNG

 Pha dầu bao gồm tất cả các chất lỏng không phân
cực và các chất khác ở thể rắn, tan trong các chất
lỏng không phân cực.
 Pha nước bao gồm tất cả các chất lỏng phân cực
và các chất khác ở thể rắn tan được trong các
chất lỏng phân cực.
XÁC ĐỊNH KIỂU NHŨ TƯƠNG
PHƯƠNG D/N N/D
PHÁP THỬ
Pha loãng bằng Trộn lẫn được với nước Không trộn lẫn được
Không trộn lẫn được với nước
dầu hoặc nước với dầu Trộn lẫn được với dầu

Nhuộm màu Nhận xét bằng cảm quan và soi dưới kính hiển vi
bằng chất tan
trong dầu hoặc
nước
Đo độ dẫn điện Nước là pha liên tục Dầu là pha liên tục
cho dòng điện chạy qua không dẫn điện
5. PHÂN LOẠI sữa từ động
vật, NT từ dầu
thực vật

• Nhũ tương thiên nhiên


Theo nguồn gốc
• Nhũ tương nhân tạo

Theo tỷ lệ pha phân tán • Nhũ tương loãng: Cpha nội < 10%
và môi trường phân tán • Nhũ tương đặc: Cpha nội 10%-15%

• Vi nhũ tương: KTTP phân tán 0,001< 0,1μm


Theo mức độ phân tán • Nhũ tương mịn: KTTP phân tán 0,5μm-1μm
• Nhũ tương thô: KTTP phân tán > 1μm

• Nhũ tương thuốc kiểu N/D


Theo kiểu nhũ tương
• Nhũ tương thuốc kiểu D/N

• Nhũ tương dùng trong: uống, tiêm


Theo đường sử dụng
• Nhũ tương dùng ngoài: bôi, đắp
6. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM
Ưu điểm Nhược điểm
- Cho phép phối hợp dược chất - Không bền
lỏng không đồng tan - Đòi hỏi phải có phương tiện
- Làm cho dược chất phát huy điều chế
tốt hơn tác dụng điều trị
- Người pha chế phải nắm
- Che dấu mùi vị khó uống của
dược chất, giảm k.ứng THóa vững kỹ thuật
- TNT kiểu D/N có thể chế DC
ít tan trong nước dưới dạng
thuốc tiêm tĩnh mạch
- NT D/N chế được dạng thuốc
xoa ít gây nhờn, bẩn quần áo
II. CÁC CHẤT NHŨ HÓA THƯỜNG DÙNG
TRONG BÀO CHẾ NHŨ TƯƠNG THUỐC

1. Yêu cầu đối với chất nhũ hóa:


- Có khả năng nhũ hóa mạnh
- Bền vững
- Không gây tương kị lý, hóa học
- Không có tác dụng dược lý riêng
- Không có màu sắc hoặc mùi vị riêng hoặc có
mùi dễ chịu
2. CÁC CHẤT NHŨ HÓA THƯỜNG DÙNG

Chất nhũ hóa

Chất nhũ hóa Chất nhũ hóa


Chất nhũ hóa
tổng hợp và thể rắn dạng
thiên nhiên
bán tổng hợp hạt nhỏ
2.1 CÁC CHẤT NHŨ HÓA THIÊN NHIÊN

- Gôm Arabic
Các - Gôm Adragant
- Cồn bồ hòn
carbohydrat - Thạch
- Cồn bồ kết

Các Các - Lecithin


saponin phospholipid
Chất nhũ
hóa thiên
nhiên
- Gelatin
- Gelatose - Cholesterol
-Casein - Isocholesterol
Các Các
-Lòng đỏ trứng - Metacholesterol
protein sterol
2.1.1 CÁC CARBOHYDRAT

 Là những chất có phân tử lượng lớn


 Dễ hòa tan hoặc trương nở trong nước
 Tạo ra dịch keo có độ nhớt lớn (chất keo
thân nước)
 Có tác dụng nhũ hóa cho NT kiểu D/N
2.1.1 CÁC CARBOHYDRAT

 Ưu điểm:
- Không màu, không vị
- Không có tác dụng dược lý riêng
- Làm dịu niêm mạc bộ máy tiêu hóa Dùng
làm chất nhũ hóa ổn định NT và chất gây
thấm làm DC sơ nước trở nên thân nước
 Nhược điểm: Dễ bị vi khuẩn nấm mốc phát
triển, dễ bị chất háo nước (glycerin, cồn…)
làm hỏng, biến chất
GÔM ARABIC
Là sản phẩm nhiều loại acacia
Cấu tạo chủ yếu bởi 1 hỗn hợp
 Muối canxi, magie, kali + acid arabinic.
 Đường pentose, methylpentose, hexose
 Một số enzyme oxy-hóa
Đặc điểm
 Ở t0 thường hòa tan trong nước (1 gôm: 2
nước).
 Có khả năng làm giảm sức căng bề mặt.
 pH hơi axit, micelle tích điện âm.
GÔM ARABIC
 Ưu điểm:
- Có các ưu điểm chung của nhóm
- Ưu điểm riêng: dễ hòa tan trong nước ở nhiệt độ
thường và có khả năng làm giảm sức căng bề
mặt
 Tỷ lệ dùng gôm Arabic:
- Nhũ hóa dầu lỏng: 25-50% so với lượng dầu
- Nhũ hóa DC có tỷ trọng trung bình: 50% so với
DC
- NH các chất có tỉ trọng nhỏ: bằng lượng DC
- NH có tỷ trọng lớn: gấp 2 lần DC
GÔM ARABIC
 Lưu ý khi dùng gôm để tránh tương kị:
- Bị kết tủa bởi KL nặng, bởi cồn có nồng độ
>35% và bởi các chất điện giải có nồng độ cao
- Có thể gây ra một số kết tủa do chứa ion calci
- DD gôm có pH acid nên có thể gây phân hủy
muối carbonat
- Có chứa một số enzyme oxy hóa nên làm biến
chất 1 số DC dễ bị oxh diệt ez oxh bằng sấy
gôm ở 100oC/1h, đun sôi dd gôm trong 30 phút
hoặc đun cách thủy/1h
GÔM ADRAGANT

Là sản phẩm của cây Astragalus


gumifera, cấu tạo bởi hỗn hợp gồm
 20-30% tragacantin
polysaccharid acid
 70-80% basorin
polysacharid trung tính
Có cấu tạo gần giống pectin
GÔM ADRAGANT
 Đặc điểm:
 T0 thường hút nước và trương nở chậm.
 T0 cao trương nở nhanh.
 Độ nhớt > 50 lần gôm Arabic cùng nồng độ.
 Không có khả năng giảm sức căng bề mặt.
 Độ nhớt cao→chất ổn định, chất gây thấm.
 Tỷ lệ phối hợp với Arabic < 1/10, cao hơn sẽ ảnh
hưởng đến khả năng nhũ hóa của Arabic.
 Chế các nhũ tương có dược chất tỷ trọng nhỏ (tinh
dầu).
 Cũng bị kết tủa bởi cồn, chất điện giải, chất háo nước.
2.1.2 CÁC PROTEIN

 Protein
 Phân tử lớn, dễ hòa tan, phân tán trong nước tạo
dịch keo độ nhớt lớn→D/N.
 Khả năng nhũ hóa mạnh
 Dễ thủy phân, biến chất và dễ bị chua thối, đông
vón khi nhiệt độ tăng.
2.1.2 CÁC PROTEIN

 Gelatin
 Gelactose
 Sữa
 Casein
 Lòng đỏ trứng
2.1.2 CÁC PROTEIN

 Gelatin
 Collagen/da, gân xương động vật →thủy phân không
hoàn toàn. Gặp dưới dạng tấm mỏng, màu vàng.
 Hai loại: A và B. (thủy phân bằng acid hay kiềm tại
điểm đẳng điện phân tử gelatin).
 Khi phối hợp nhớ chú ý điện tích.
 Tỷ lệ sử dụng để nhũ hóa ≈1%
 Hòa tan t0 cao, dung dịch đặc khi để nguội thì thành
gel rắn mất tác dụng nhũ hóa→thiết bị gây phân tán
mạnh.
2.1.2 CÁC PROTEIN

 Lòng đỏ trứng
 Nhũ tương đậm đặc:
 30 % chất béo
 Protein (≈30%)
 Lecithin (≈7%)
 Cholesterol.
 Lòng đỏ 10-15g nhũ hóa100-120ml dầu, 50-60ml TD
 Lòng đỏ tươi-lọc qua gạc loại albumin không tan.
 Hay dùng cho nhũ tương dùng ngoài hoặc dùng cho
thuốc bổ, dinh dưỡng.
2.1.3 CÁC STEROL
 Cholesterol và dẫn chất
 Isocholesterol, metacholesterol/lanolin (sáp lông cừu), mỡ
lợn, dầu cá và lòng đỏ trứng…
 Hai phần: thân dầu và thân nước (chất diện hoạt).
 Thân dầu trội hơn thân nước→tan trong dầu→N/D.
 Lanolin nhũ hóa lượng nước gấp 2 lần. (3-4%
cholesterol tự do + 20% ester với acid béo).
 Thuốc mỡ, thuốc xoa, thuốc đạn, trứng nhũ tương,
chất gây thấm/hỗn dịch thuốc tiêm dầu.(1-5%).
 Acid mật (acid cholic, taurocholic,…) muối kiềm tan
trong nước.
 Tạo nhũ tương D/N.
2.1.4 CÁC PHOSPHOLIPID
 Đại diện là lecithin-chất nhũ hóa+gây thấm trong nhũ
tương và hỗn dịch uống, tiêm và dùng ngoài.
 Gặp nhiều ở trạng thái thiên nhiên: Lòng đỏ trứng, đỗ
tương.
 Khả năng nhũ hóa mạnh.
 Thay đổi acid béo+base amin khác nhau→lecithin khác
nhau.
 Đồng phân α(trong tự nhiên) và β.
 Không hòa tan nhưng dễ phân tán trong nước→nhũ tương
D/N.
 Không độc.
 Dễ bị oxy hóa bởi không khí, ánh sáng, môi trường
kiềm→chất chống oxy hóa.
2.1.5 CÁC SAPONIN

 Dễ hòa tan trong cồn và trong nước nên là chất nhũ


hóa tạo kiểu nhũ tương D/N.
2.2. CÁC CHẤT NHŨ HÓA TỔNG HỢP VÀ
BÁN TỔNG HỢP

 Chất nhũ hóa, chất gây thấm, chất trung gian


hòa tan.
 Tá dược cho bào chế nhũ tương, hỗn dịch, dung
dịch, dạng thuốc khác.
 Nhũ hóa mạnh, vững bền, ít chịu tác động yếu
tố bên ngoài như pH, to, nấm mốc
 Dựa vào cơ chế tác dụng chia làm 2 nhóm:
 Chất diện hoạt (chất nhũ hóa thực sự)
 Chất nhũ hóa ổn định.
2.2. CÁC CHẤT NHŨ HÓA TỔNG HỢP VÀ
BÁN TỔNG HỢP

- CDH cation
Các chất - CDH anion
diện hoạt - CDH lưỡng tính
Chất nhũ - CDH không ion hóa
hóa tổng
hợp và bán
tổng hợp
- Các polyoxyethylen glycol
Các chất nhũ
- Các alcol polyvinylic
hóa ổn định
- Các dẫn chất cellulose
2.2.1 CÁC CHẤT DIỆN HOẠT

 Được tổng hợp hóa dược hoặc chiết xuất


 Đặc tính chung: Hấp phụ lên bề mặt phân cách
pha→lớp đơn, đa phân tử-ion được định hướng
làm thay đổi bản chất phân cực bề mặt, giảm
năng lượng bề mặt.
2.2.1 CÁC CHẤT DIỆN HOẠT
 Trong phân tử chứa các nhóm thân nước và thân
dầu:
 Phần thân nước:
 Có Momen lưỡng cực tĩnh điện
 Thường tạo nên bởi nhóm carboxyl (-COO), sulfit (-SO-2)
 Thường chứa nitơ, photpho, lưu huỳnh.
 Phần thân dầu
 Gốc hydrocacbon không có momen lưỡng cực rõ rệt
→giống môi trường, không hoặc ít phân cực.
 Mạch thẳng hoặc mạch vòng.
 Hai phần phân cực có thể kết nối trực tiếp hoặc tách
riêng.
2.2.1 CÁC CHẤT DIỆN HOẠT
2.2.1 CÁC CHẤT DIỆN HOẠT

 Chỉ có các chất diện hoạt mà có hai đầu không cân


bằng thì mới làm giảm sức căng bề mặt các chất
lỏng.
 4 phân nhóm
 Không ion hóa
 Anion
 Cation
 Lưỡng tính
2.2.1 CÁC CHẤT DIỆN HOẠT
2.2.1 CÁC CHẤT DIỆN HOẠT
GIÁ TRỊ CÂN BẰNG DẦU NƯỚC CỦA CHẤT
DIỆN HOẠT

HLB Ứng dụng


3-6 Nhũ hóa N/D
7-9 Chất gây thấm
8-13 Nhũ hóa D/N
13-15 Chất tẩy rửa
15-18 Hỗ trợ hòa tan
HLB một số hợp chất thông dụng
Acid oleic 1
Span 85 1,8
Span 80 4,3
Span 60 4,7
Span 20 8,6
Tween 60 14,9
Tween 80 15
Tween 20 16,7
Natri oleat 20
Natri dodecyl sulfat 40
2.2.2 CÁC CHẤT NHŨ HÓA ỔN ĐỊNH

 Các chất nhũ hóa ổn định


 Các polyoxyethylen glycol
 Các alcol polyvinylic
 Các dẫn chất cellulose
Polyoxyethylen glycol (PEG)

 Sản phẩm trùng hợp cao phân tử = ngưng tụ oxyethylen


với nước.
 Ưu điểm:
 Vững bền về mặt hóa lý, không dễ bị tác động bởi vi

khuẩn, nấm mốc.


 Có tính thân nước mạnh, nên có kn gây thấm

 Không có màu sắc, mùi vị và tác dụng dược lý riêng.

 Không phải là chất nhũ hóa thực sự, chỉ là chất ổn định.
Alcol polyvinylic
 Tan trong nước và glycerin.
 Trong nước có sức căng bề mặt thấp, pH gần trung tính và
độ nhớt phụ thuộc vào nồng độ, giảm sức căng bề mặt của
nước và tác dụng như một chất keo bảo vệ.
 Không có tác dụng dược lý và mùi vị riêng đáng kể.
 Hay được làm chất gây thấm và chất nhũ hóa trong kỹ thuật
điều chế hỗn dịch, nhũ tương thuốc uống, tiêm, dùng ngoài.
 Hoàn toàn trơ về mặt hóa học nên dùng trong các dạng
dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương thuốc nhỏ mắt, thích hợp với
niêm mạc mắt
 Thường dùng loại polyvinylic có độ nhớt lớn (chứa khoảng
10-15% gốc acetyl chưa bị thủy phân) 2-5%.
Các dẫn chất của cellulose

 Polysaccharid trùng hợp cao phân tử, hàng ngàn


đơn vị glucose ngưng tụ.
 Dùng làm chất gây thấm, nhũ hóa trong nhũ
tương hỗn dịch dùng ngoài, uống tiêm, thuốc
viên, thuốc mỡ.
 Ưu điểm:
 Tinh khiết, bền vững trong phạm vi pH rộng
 Ít bị tác động của VK, nấm mốc
 Ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ nên có thể tiệt khuẩn
Các dẫn chất của cellulose

 Một số chất hay dùng:


 Methylcellulose (MC)
 Hydroxymethyl cellulose (Natrosol 250)
 Carboxymethylcellulose (CMC).
 NaCMC (edifar, cellosize).
 Carboxypolymethylencellulose (Carbopol).
2.3 CÁC CHẤT NHŨ HÓA THỂ RẮN DẠNG
HẠT NHỎ

 Không tan trong nước và dầu, dưới dạng bột rất mịn.
 Vì muốn có tác dụng nhũ hóa, kích thước phải nhỏ
hơn rất nhiều so với tiểu phân pha phân tán.
 Loại chất nào dễ thấm nước hơn dầu sẽ cho nhũ
tương D/N, dễ thấm dầu hơn nước sẽ cho nhũ
tương N/D
 Chất thấm ướt dầu và nước như nhau thì trộn chất nhũ
hóa vào pha nào trước thì pha đó là môi trường phân
tán của nhũ tương
2.3 CÁC CHẤT NHŨ HÓA THƯỜNG DÙNG
TRONG BÀO CHẾ NHŨ TƯƠNG THUỐC
Bentonit
(Aluminum silicat
keo thân nước)

Veegum
(magnesi alumini
Các chất nhũ silicat keo)
hóa thể rắn
dạng hạt nhỏ
Nhôm hydroxyd

- SNH anionic
- SNH cationic
Sáp nhũ hóa
- SNH non- ionic
CÁC SÁP NHŨ HÓA

Sản
 phẩm nhũphần
Còn có sápThành hóa
dầu
tan trong
dùng làm tá dược
Thành phần tan trong
nước
cho
một số thuốc có cấu trúc nhũ tương và mỹ
Sáp nhũ hóa (anionic) Alcol cetostearylic Natri dodecyl sulfat
phẩm.

Sáp nhũ hóa cetrimid Alcol cetostearylic Cetrimid


(cationic)

Sáp nhũ hóa cetomacrogol Alcol cetostearylic Cetomacrogol


(non-ionic)
www.themegallery.co
m Company Logo
3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH
THÀNH, ỔN ĐỊNH VÀ SINH KHẢ DỤNG CỦA
NHŨ TƯƠNG THUỐC
 Sức căng bề mặt
 Chất nhũ hóa
 Lớp điện tích cùng dấu xung quanh các tiểu phân pha phân tán
 Độ nhớt môi trường
 Tỷ trọng 2 pha
 Nồng độ của pha phân tán
 Phương pháp phối hợp chất nhũ hóa
 Phương pháp phối hợp các pha
 Thời gian và cường độ tác dụng lực
 Nhiệt độ và pH môi trường
III. KỸ THUẬT BÀO CHẾ NHŨ TƯƠNG

 Phương pháp keo ướt (thêm pha nội vào pha ngoại)
 Phương pháp keo khô (thêm pha ngoại vào pha nội)
 Phương pháp trộn lẫn hai pha sau khi đun nóng
 Xà phòng hóa trực tiếp
 Dùng dung môi chung
3.1 PP KEO ƯỚT
 Áp dụng ở qui mô công nghiệp

 Nguyên tắc:
 Chất nhũ hóa được hòa tan trong lượng lớn pha ngoại

 Thêm từ từ pha nội vào-vừa thêm vừa khuấy trộn.

 Phân tán đến khi đạt yêu cầu.

 Thiết bị gây phân tán là máy khuấy chân vịt,


cánh quạt…
Ví dụ 1:
Dầu 500 ml
Gelatin 8g
Acid tartric 0,6 g
Chất tạo mùi vừa đủ
Ethanol 60 ml
Nước tinh khiết vừa đủ 1000 ml
Ví dụ 1:
QUI TRÌNH BÀO CHẾ

 Cho gelatin và acid tartric vào 300 ml nước, để


yên vài phút, đun nóng cho gelatin tan hoàn toàn,
sau đó nâng nhiệt độ hỗn hợp lên 980C và duy trì
20 phút.
 Để nguội đến 500C, thêm các chất còn lại (chất
tạo mùi, cồn) vào và nước để điều chỉnh đến
500ml. Thêm dầu, phân tán đến khi đạt thể chất
đồng nhất.
3.2 PP KEO KHÔ

 Nguyên tắc:
 Chất nhũ hóa dạng bột mịn trộn với toàn bộ tướng nội.
 Thêm lượng tướng ngoại vừa đủ và phân tán mạnh để
tạo nhũ tương đậm đặc.
 Thêm tướng ngoại còn lại vào và hoàn chỉnh nhũ
tương.
 Điều chế nhũ tương D/N: chất nhũ hóa là Arabic,
adragant, methyl cellulose.
 Hay sử dụng cối chày và điều chế lượng ít nhũ
tương.
Ví dụ 2:

Dầu khoáng 500 ml


Gôm Arabic(bột mịn) 125 g
Siro 100 ml
Vanilin 40 mg
Ethanol 60 ml
Nước tinh khiết vừa đủ 1000 ml
Ví dụ 2:

QUI TRÌNH BÀO CHẾ

 Trộn đều dầu và gôm Arabic trong cối khô.


 Thêm 250 ml nước đánh nhanh để tạo nhũ tương
đậm đặc.
 Thêm từ từ hỗn hợp gồm siro, 50 ml nước và cồn
vanillin vào.
 Thêm nước để điều chỉnh thể tích.
 Trộn đều hoặc đồng nhất hóa.
3.3 Các phương pháp đặc biệt

 Trộn lẫn 2 pha sau khi đung nóng


 Phương pháp xà phòng hóa trực tiếp
 Phương pháp dùng dung môi chung
3.3.1 Phương pháp trộn lẫn 2 pha sau
khi đun nóng

 Công thức có sáp và có chất cần thiết đun chảy.


 Nguyên tắc:
 Pha dầu (phần thân dầu, dầu và sáp) đun

chảy thành hỗn hợp đồng nhất.


 Pha nước (phần tan trong nước) đun ở nhiệt

độ cao hơn pha dầu 3-50C.


 Trộn đều 2 pha (nên thêm nước vào dầu).
Ví dụ 3:
Dầu hạt bông 460 g
Sulfadiazin 200 g
Sorbitan monostearat 84 g
Polyoxyehthylen 20 sorbitan mono stearate 36 g
Natri benzoate 2g
Chất làm ngọt vừa đủ
Hương liệu vừa đủ
Nước 1000 g
Ví dụ 3:
QUI TRÌNH BÀO CHẾ

 Đun nóng 3 thành phần đầu tiên đến 500C và


nghiền qua mấy xay keo (1).
 Thêm hỗn hợp 4 thành phần tiếp theo (đã đun
đến 500C) vào hỗn hợp 3 thành phần trên đã
được đun nóng đến 650C, vừa khuấy đều vừa
để nguội đến 450C.
 Thêm hương liệu và tiếp xúc cho đến khi đạt
đến nhiệt độ phòng.
3.3.2 Phương pháp xà phòng hóa trực tiếp
 Xà phòng được tạo ra ngay trên bề mặt phân
cách pha do các acid béo trong dầu và kiềm tan
trong nước.
 Tùy theo bản chất xà phòng tạo ra mà thu được

kiểu nhũ tương D/N hay N/D.


Ví dụ: Acid stearic 4,20g
Dầu paraffin 2,00g
Kali carbonat 0,50g
Natri borat 0,25g
Nước cất vđ 50g
3.3.3 Phương pháp dùng dung môi chung

 Dung môi vừa hòa tan tướng nội, chất nhũ hóa-đồng
tan tướng ngoại-không có tác dụng dược lý riêng.
 Khó.
 Nguyên tắc:
 Dùng dung môi để hòa tan tướng nội và chất nhũ hóa
thành dung dịch.
 Cho từng ít dung dịch vào pha ngoại+phân tán mạnh.
3.3.3 Phương pháp dùng dung môi chung
Ví dụ:
Creosot 33 g
Lecithin 2g
Nước cất vừa đủ 100 g
Qui trình:
Creosot và lecithin dễ tan trong ethanol 90%, ethanol
lại hỗn hòa được với nước.
Dùng 10g ethanol hòa tan creosot và lecithin trong lọ.
Sau đó cho từng lượng nhỏ dung dịch trên vào nước.
Lắc mạnh tạo nhũ tương.
IV. THIẾT BỊ DÙNG ĐIỀU CHẾ NT THUỐC

 Cối, chày
 Máy lắc
 Các máy khuấy cơ học
 Máy xay keo
 Thiết bị đồng nhất hóa
 Thiết bị siêu âm
IV. THIẾT BỊ DÙNG ĐIỀU CHẾ NT THUỐC

 (A) Các kiểu cánh khuấy đơn giản


 (B) Thiết bị điều chế nhũ tương bằng lực khuấy
cơ học ở qui mô sản xuất
IV. THIẾT BỊ DÙNG ĐIỀU CHẾ NT THUỐC

Sơ đồ sự chuyển động của chất lỏng trong thiết bị với các tấm chắn bên
thành
a- Với cần khuấy chân vịt b-Với cần khuấy
turbin
1-Cần khuấy 2-Các tấm chắn
IV. THIẾT BỊ DÙNG ĐIỀU CHẾ NT THUỐC

(A) Cấu trúc của máy xay keo: (1) stator ; (2) rotor
(B) Cơ chế hoạt động của rotor-stator tạo lực phân cắt mạnh
IV. THIẾT BỊ DÙNG ĐIỀU CHẾ NT THUỐC

Máy đồng nhất hóa ép bằng tay

Nguyên tắc hoạt động của


máy đồng nhất hóa
IV. THIẾT BỊ DÙNG ĐIỀU CHẾ NT THUỐC

Sơ đồ thiết bị nhũ hóa bằng siêu âm


1-Bình để nhũ hóa 2- Cửa sổ âm
3- Môi trường dẫn truyền (dầu biến tính)
4-Tấm chuyển đổi 5- Đệm không khí
V. KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG CỦA NT THUỐC

1. Xác định kiểu nhũ tương


 Phương pháp pha loãng

 Phương pháp nhuộm màu

 Phương pháp đo độ dẫn điện


V. KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG CỦA NT THUỐC

2. Xác định các thông số của nhũ tương


 Hình dạng và kích thước tiểu phân pha phân
tán
 Tỷ lệ pha phân tán

 Độ nhớt của môi trường phân tán và pha


phân tán, độ nhớt của nhũ tương
 Thời gian phân hủy và bán hủy của nhũ

tương.
Câu hỏi ôn tập
1. Định nghĩa, thành phần và ưu nhược điểm
của nhũ tương thuốc?
2. Các chất nhũ hóa thường dùng trong bào
chế nhũ tương thuốc
3. Các phương pháp bào chế nhũ tương thuốc?

You might also like