You are on page 1of 3

Bài 17.

LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM


Câu 1. Hiện nay, mỗi năm nước ta có thêm hơn (triệu lao động)
A. 0,5. B. 1,0. C.1,5. D. 2.0.
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây đúng với người lao động nước ta?
A. Cần cù, sáng tạo; có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
B. Sáng tạo, thông minh, có kinh nghiệm trong hoạt động thương mại.
C. Thông minh, cần cù, có kinh nghiệm trong hoạt động dịch vụ.
D. Cần cù, sáng tạo; có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
Câu 3. Người lao động nước ta
A. thông minh, sáng tạo. B. cần cù, sáng tạo.
C. có kinh nghiệm phòng chống thiên tai. D. có kinh nghiệm về thương mại.
Câu 4. Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta hiện nay?
A. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.
B. Lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít.
C. Đội ngũ cán bộ quản lí còn thiếu nhiều.
D. Đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề đông đảo.
Câu 5. Đặc tính nào sau đây không đúng hoàn toàn đối với lao động nước ta?
A. Có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kỹ thuật nhanh.
B. Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất gắn với truyền thống dân tộc.
C. Có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao.
D. Có kinh nghiệm sản xuất nông - lâm - ngư phong phú.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm lao động của nước ta?
A. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.
B. Đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.
D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo.
Câu 7. Trong tổng số lao động có việc làm năm 2005 của nước ta, lao động đã qua đào tạo
chiếm (%)
A. 23. B. 24. C. 25. D. 26.
Câu 8. Nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình
độ chuyên môn của nước ta trong thời gian gần đây?
A. Tỉ trọng lao động đã qua đào tạo tăng, chưa qua đào tạo tăng.
B. Tỉ trọng lao động chưa qua đào tạo giảm, qua đào tạo tăng.
C. Tỉ trọng lao động đã qua đào tạo giảm, chưa qua đào tạo tăng.
D. Tỉ trọng lao động chưa qua đào tạo giảm, qua đào tạo giảm.
Câu 9. Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm lao động có việc làm phân theo trình
độ chuyên môn của nước ta trong thời gian gần đây?
A. Tỉ trọng lao động đã qua đào tạo tăng.
B. Tỉ trọng lao động chưa qua đào tạo giảm.
C. Tỉ trọng lao động đã qua đào tạo giảm.
D. Tỉ trọng lao động đã qua và chưa qua đào tạo tăng.
Câu 10. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo
hướng
A. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp.
B. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp - xây dựng.
C. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực ngoài nhà nước
D. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 11. Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu là do
tác động của
A. việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
B. sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp cần nhiều lao động.
C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo công nghiệp hóa hiện đại hóa.
D. sự phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng.
Câu 12. Nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông
thôn nước ta trong nhiều năm trở lại đây?
A. Tỉ trọng lao động ở nông thôn tăng, thành thị giảm.
B. Tỉ trọng lao động ở thành thị giảm, ở nông thôn giảm.
C. Tỉ trọng lao động ở nông thôn giảm, thành thị tăng.
D. Tỉ trọng ở thành thị tăng, ở nông thôn tăng.
Câu 13. Xu hướng thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn phù hợp với quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta được thể hiện ở
A. giảm tỉ trọng dân số nông thôn, tỉ trọng dân số thành thị không đổi.
B. tăng tỉ trọng dân số thành thị, tỉ trọng dân số nông thôn không đổi.
C. tăng tỉ trọng dân số thành thị, tỉ trọng dân số nông thôn giảm.
D. tỉ trọng dân số thành thị giảm, tỉ trọng dân số nông thôn tăng.
Câu 14. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng
A. tỉ trọng lao động thành thị giảm.
B. tỉ trọng lao động ở nông thôn không tăng.
C. tỉ trọng lao động ở thành thị tăng.
D. tỉ trọng lao động ở nông thôn tăng.
Câu 15. Phù hợp với quá trình phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, hướng chuyển dịch lao
động hợp lí hơn cả là
A. từ dịch vụ sang công nghiệp - xây dựng.
B. từ thành thị về nông thôn.
C. từ nông - lâm - ngư nghiệp sang công nghiệp - xây dựng.
D. từ công nghiệp - xây dựng sang dịch vụ.
Câu 16. Đặc điểm của sự phân bố lực lượng lao động, đặc biệt là lao động có kĩ thuật trong
giai đoạn hiện nay ở nước ta là
A. phân bố tập trung ở vùng nông thôn và vùng miền núi nhằm thực hiện công nghiệp
hóa.
B. phân bố đồng đều cả ở nông thôn và thành thị để phát triển kinh tế cả nước.
C. phân bố tập trung ở khu vực đồng bằng, nhất là các đô thị lớn có số dân đông.
D. phân bố tập trung ở các vùng biên giới để phát triển dịch vụ thương mại.
Câu 17. Khó khăn lớn nhất do sự tập trung lao động đông ở các đô thị lớn nước ta gây ra là
A. giải quyết việc làm. B. khai thác tài nguyên thiên nhiên.
C. đảm bảo phúc lợi xã hội. D. bảo vệ môi trường.
Câu 18. Lực lượng lao động có kĩ thuật của nước ta tập trung chủ yếu ở
A. nông thôn. B. các đô thị lớn.
C. vùng duyên hải. D. các làng nghề truyền thống.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng với lao động nước ta hiện nay?
A. Phần lớn lao động có thu nhập thấp.
B. Quá trình phân công lao động xã hội chậm chuyển biến.
C. Quỹ thời gian lao động ở nhiều xí nghiệp quốc doanh chưa được sử dụng triệt để.
D. Năng suất lao động xã hội ngày càng tăng và đã ngang với thế giới.
Câu 20. Việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta, vì:
A. các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng.
B. tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp cao.
C. phần lớn người lao động sản xuất nông nghiệp.
D. nhu cầu lớn về lao động có tay nghề cao.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng với vấn đề việc làm hiện nay ở nước ta?
A. Việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay.
B. Sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế đã tạo ra nhiều việc làm mới.
C. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hiện nay đã được giải quyết triệt để.
D. Tỉ lệ thiếu thất nghiệp ở khu vực thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao.
Câu 22. Hướng giải quyết việc làm cho người lao động nước ta nào sau đây không thuộc lĩnh
vực kinh tế?
A. Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
B. Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
C. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
D. Mở rộng sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Câu 23. Hướng giải quyết việc làm cho người lao động nước ta nào sau đây chủ yếu tập trung
vào vấn đề con người?
A. Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
B. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
C. Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
D. Mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
Câu 24. Hướng giải quyết việc làm cho người lao động nước ta nào sau đây chủ yếu tập trung
vào vấn đề con người?
A. Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
B. Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
C. Mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
D. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
Câu 25. Phương hướng trước tiên làm cho lực lượng lao động cả nước ta sớm trở thành một
nguồn lao động có chất lượng là
A. mở rộng các ngành nghề thủ công mĩ nghệ.
B. tổ chức hướng nghiệp chu đáo.
C. có kế hoạch đào tạo giáo dục hợp lí.
D. lập nhiều cơ sở giới thiệu việc làm.

You might also like