You are on page 1of 3

Bài 18.

ĐÔ THỊ HÓA
Câu 1. Đặc điểm đô thị hóa của nước ta là
A. trình độ đô thị hóa thấp.
B. tỉ lệ dân thành thị giảm.
C. phân bố đô thị đều giữa các vùng.
D. quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.
Câu 2. Được xem là đô thị đầu tiên của Việt Nam đối với
A. Phú Xuân.
B. Cổ Loa.
C. Phố Hiến.
D. Hội An.
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây của đô thị thời Pháp thuộc ở nước ta không đúng?
A. Hệ thống đô thị không có cơ sở để mở rộng.
B. Các tỉnh, huyện lị thường có quy mô nhỏ.
C. Chức năng chủ yếu là hành chính và Quân sự.
D. Đến cuối thế kỷ XX mới có một số đô thị lớn.
Câu 4. Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954, quá trình đô thị hóa
A. diễn ra nhanh, các đô thị thay đổi nhiều.
B. các đô thị thay đổi chậm, nhiều đô thị mở rộng.
C. diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều.
D. diễn ra nhanh, các đô thị lớn xuất hiện nhiều.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng với quá trình phát triển đô thị từ năm 1954 đến năm
1975?
A. Ở miền Nam, đô thị được dùng như một biện pháp phục vụ chiến tranh.
B. Ở miền Bắc, đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa trên cơ sở đô thị đã có.
C. Từ năm 1965 đến năm 1972, các đô thị bị chiến tranh phá hoại.
D. Ở cả hai miền, quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ.
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đô thị hóa nói chung và ở Việt Nam nói riêng?
A. Hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp.
B. Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị.
C. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
D. Lối sống thành thị của biến rộng rãi.
Câu 7. Điểm nào sau đây không đúng với quá trình đô thị hóa của nước ta?
A. Thời kì phong kiến, đô thị Việt Nam được hình thành ở những nơi có vị trí thuận lợi với các
chức năng hành chính, thương mại, quân sự.
B. Thời kì Pháp thuộc, hệ thống đô thị mở rộng, các đô thị lớn được tập trung phát triển mạnh.
C. Từ 1954 đến 1975, ở miền Bắc đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở
mạng lưới đô thị có từ trước.
D. Từ 1975 đến nay, đô thị hóa phát triển mạnh, các đô thị được mở rộng nhanh hơn, đặc biệt
phát triển các đô thị lớn.
Câu 8. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ trình độ đô thị hóa của nước ta còn thấp?
A. Các vấn đề về an ninh, trật tự xã hội, môi trường còn nhiều nổi cộm, chưa giải quyết được
triệt để.
B. Số lao động đổ xô tự do vào đô thị kiếm công ăn, việc làm đang còn phổ biến ở nhiều đô thị
lớn.
C. Hệ thống giao thông, điện, nước các công trình phúc lợi xã hội còn thấp so với các nước trong
khu vực và thế giới.
D. Nếp sống đô thị và nông thôn còn xen lẫn vào nhau, đặc biệt các thị xã, thị trấn ở vùng đồng
bằng.
Câu 9. Đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta từ năm 1975 đến nay là
A. chuyển biến khá tích cực, nhưng cơ sở hạ tầng còn ở mức độ thấp.
B. cơ sở hạ tầng còn ở mức độ thấp, nhưng nếp sống đô thị đã rất tốt.
C. nếp sống đô thị đã rất tốt, nhưng số lao động tự do còn nhiều.
D. số lao động tự do tuy còn nhiều, nhưng môi trường đô thị tốt.
Câu 10. Theo thống kê năm 2005 tỉ lệ dân thành thị trong dân số nước ta gần (%)
A. 25. B. 26. C. 27. D. 28.
Câu 11. So với các nước trong khu vực tỉ lệ dân thành thị của nước ta ở mức
A. rất thấp. B. thấp. C. trung bình. D. cao.
Câu 12. Vào năm 2006, vùng nào sau đây có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 13. Vào năm 2006, vùng nào sau đây có số lượng đô thị ít nhất nước ta?
A. Duyên hải miền Trung.
B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 14. Vào năm 2006, vùng có số lượng thành phố nhiều nhất nước ta là
A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 15. Theo thống kê năm 2006, vùng có dân số thành thị đông nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 16. Theo thống kê năm 2006, vùng nào sau đây có số dân thành thị ít nhất nước ta?
A. Tây Nguyên.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 17. Căn cứ vào các tiêu chí nào sau đây để phân loại các đô thị nước ta?
A. Số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ phi nông nghiệp.
B. Tỉ lệ phi nông nghiệp, mật độ dân số, các khu công nghiệp tập trung.
C. Các khu công nghiệp tập trung, chức năng, mật độ dân số, số dân.
D. Mật độ dân số, tỉ lệ phi nông nghiệp, diện tích, dân số.
Câu 18. Hai đô thị đặc biệt ở nước ta là
A. Hà Nội, Hải Phòng.
B. Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh.
C. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.
D. Hà Nội, Cần Thơ.
Câu 19. Các đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là
A. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
B. Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Cần Thơ.
C. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Cần Thơ, Huế.
D. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Câu 20. Đô thị nào sau đây không phải là đô thị trực thuộc Trung ương?
A. Hải Phòng. B. Đà Nẵng.
C. Huế. D. Cần Thơ.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế -
xã hội nước ta?
A. Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
B. Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
C. Sử dụng không nhiều lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.
D. Có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng với các thành phố thị xã nước ta?
A. Là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng.
B. Là nơi đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.
C. Có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, không có sức hút đối với đầu tư nước ngoài.
D. Đóng góp một tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP của các địa phương, các vùng.
Câu 23. Quá trình đô thị hóa ở nước ta đã nảy sinh những hậu quả về các vấn đề nào sau đây?
A. Môi trường, an ninh trật tự xã hội.
B. An ninh trật tự xã hội, gia tăng dân số tự nhiên.
C. Gia tăng dân số tự nhiên, việc làm.
D. Việc làm, mật độ dân số.
Câu 24. Nguyên nhân làm cho quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta phát triển là
A. nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường.
B. hội nhập quốc tế và khu vực.
C. quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh.
D. thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.
Câu 25. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 cho biết Hải Phòng là đô thị
A. có số dân từ 500.001 – 1.000.000 người.
B. loại 2.
C. loại 1.
D. có số dân từ 200.001 – 500.000 người.

You might also like