You are on page 1of 38

Pháp luật Việt Nam về

Điều ước quốc tế


Bùi Hương Giang
1. Giới thiệu về Luật Điều ước
quốc tế 2016
• Luật ĐƯQT được Quốc hội thông qua ngày 09/04/2016, có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016.
• Luật ĐƯQT ra đời thay thế Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện
ĐƯQT 2005.
a. Sự cần thiết sửa đổi Luật ký kết, gia nhập và thực hiện
ĐƯQT.
- Luật 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005, có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2006, bãi bỏ Pháp lệnh ký kết và
thực hiện ĐƯQT 1998.
- Ý nghĩa quan trọng về đối nội và đối ngoại:
+ Phục vụ kịp thời cho yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (gia
nhập WTO, ký kết các Hiệp định thương mại tự do FTA).
+ Tạo điều kiện cho các Bộ, ngành chủ động đề xuất ký kết
ĐƯQT theo một quy trình thống nhất.
1. Giới thiệu về Luật Điều ước
quốc tế 2016
- Tồn tại những hạn chế:
+ Hiến pháp 2013 có hiệu lực làm cho một số quy định của Luật
không còn phù hợp hoặc đặt ra yêu cầu bổ sung những quy định
còn thiếu để triển khai HP.
Luật 2005 chỉ quy định một quy trình ký kết ĐƯQT duy nhất,
áp dụng cho cả ĐƯQT phức tạp cũng như ĐƯQT đơn giản.
Việc thực hiện quy trình nhiều khi mang tính hình thức, chồng
chéo, gây tốn thời gian, công sức mà không tính đến trách
nhiệm của mỗi cơ quan.
Hiệu quả của việc ký kết cũng như thực hiện ĐƯQT chưa cao.
Phạm vi điều chỉnh của Luật 2005 quá rộng, bao gồm cả
những văn kiện không ràng buộc về pháp lý, không tạo ra
quyền, nghĩa vụ đối với VN, không phải là ĐƯQT theo quy
định của CƯV 1969 về LĐƯQT.
1. Giới thiệu về Luật Điều ước
quốc tế 2016
Hiến pháp 2013 sửa đổi một số quy định liên quan đến thẩm
quyền của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng
Chính phủ trong việc ký kết, gia nhập ĐƯQT, yêu cầu phải sửa
đổi các quy định tương ứng trong LĐƯQT, bổ sung một số quy
định còn thiếu về quy trình thực hiện các thay đổi về thẩm
quyền nêu trên.
LĐƯQT hiện hành chưa có các quy định về tham vấn, lấy ý
kiến của các đối tượng chịu tác động củ ĐƯQT; chưa quy định
việc công bố, công khai, minh bạch hoá nội dung ĐƯQT để
tạo thuận lợi cho việc triển khai và tuân thủ thực hiện ĐƯQT
phù hợp với cam kết về minh bạch hoá trong các Hiệp định
thương mại tự do (FTA) mà ta đã ký kết và đang đàm phán.
1. Giới thiệu về Luật Điều ước
quốc tế 2016
Về kỹ thuật văn bản, LĐƯQT có một số nội dung được quy
định quá chi tiết, rải rác ở nhiều điều, thiếu linh hoạt dẫn đến
khó theo dõi, áp dụng; một số quy định lấy từ CƯV 1969 chỉ
có giá trị trong quan hệ ký kết, thực hiện ĐƯQT giữa các QG,
không có giá trị áp dụng trong nước và trong thực tiễn cũng
chưa bao giờ được áp dụng.
b. Cơ cấu Luật ĐƯQT 2016.
- Các quy định của Luật được sắp xếp theo trình tự của hoạt
động ký kết ĐƯQT: đàm phán -> ký -> phê chuẩn/phê
duyệt/gia nhập -> hiệu lực -> thông báo đối ngoại -> tổ chức
thực hiện ĐƯQT -> quản lý nhà nước và giám sát việc ký kết
và thực hiện ĐƯQT.
- Luật ĐƯQT gộp các nội dung thuộc các giai đoạn ký kết
ĐƯQT (gia nhập vào ký kết ĐƯQT; thủ tục đối ngoại vào
Chương Thủ tục đối ngoại và bổ sung chương Trình tự rút gọn)
1. Giới thiệu về Luật Điều ước
quốc tế 2016
- Cơ cấu chương: 10 chương với một số điều chỉnh.
(1) Chuyển Chương III về “Gia nhập ĐƯQT nhiều bên” thành
mục 7 trong Chương II về “Ký kết ĐƯQT”.
(2) Bổ sung 2 Chương mới về “Trình tự, thủ tục rút gọn” và
“Thông báo đối ngoại”, trong đó nội dung Chương “Trình tự,
thủ tục rút gọn” (Chương VII) là các nội dung hoàn toàn mới
và Chương “Thủ tục đối ngoại” (Chương VI) thực chất
không có nội dung gì mới mà chỉ để nhóm lại tất cả các quy
định liên quan đến thủ tục đối ngoại đã nêu tại các Đ24, 41,
47, 53, 55, 59, 60, 64, 70, 84, 96 của Luật 2005 nhằm làm
cho Luật được gọn nhẹ, dễ tra cứu.
1. Giới thiệu về Luật Điều ước
quốc tế 2016
- Cơ cấu mục: Luật ĐƯQT 2016 đã tách riêng các quy định về
đàm phán và về ký.
+ Luật 2005, đàm phán và ký ĐƯQT được quy định gộp trong
cùng một mục, với quy định về thẩm quyền, các bước thủ tục và
hồ sơ như nhau.
+ Luật ĐƯQT 2016 tách mục “Đề xuất đàm phán, ký ĐƯQT”
của Luật 2005 thành 2 mục riêng:
(1) Về đàm phán ĐƯQT quy định trách nhiệm đề xuất, thẩm
quyền quyết định và hồ sơ trình về việc đàm phán.
(2) Về ký ĐƯQT quy định trách nhiệm đề xuất ký, thẩm quyền
quyết định ký và hồ sơ trình về việc ký ĐƯQT.
1. Giới thiệu về Luật Điều ước
quốc tế 2016
- Cơ cấu điều: Luật ĐƯQT 2016 sửa đổi, bổ sung, thay thế nội dung
của 107 điều của Luật 2005 và sắp xếp thành 84 điều, thay đổi số thứ
tự của các điều cho phù hợp bố cục mới của luật.
c. Bố cục.
- Luật ĐƯQT 2016 gồm 10 chương với 84 điều, tăng 1 chương và
giảm 23 điều so với 9 chương, 107 điều của Luật 2005.
- Chương 1: Những quy định chung (Đ1-Đ7).
+ Phạm vi điều chỉnh
+ Giải thích từ ngữ
+ Nguyên tắc ký kết và thực hiện ĐƯQT
+ Danh nghĩa ký kết ĐƯQT
+ Ngôn ngữ, hình thức của ĐƯQT
+ ĐƯQT và quy định của pháp luật trong nước
+ Giám sát hoạt động ký kết và thực hiện ĐƯQT.
1. Giới thiệu về Luật Điều ước
quốc tế 2016
- Chương 2: Ký kết ĐƯQT gồm 7 mục, 39 điều (Điều 8 – Điều
46).
+ Mục 1: Đàm phán ĐƯQT (Đ8-Đ12) quy định về thẩm quyền
đề xuất đàm phán ĐƯQT; chuẩn bị đàm phán ĐƯQT; thẩm
quyền quyết định đàm phán ĐƯQT; hồ sơ trình về việc đàm
phán ĐƯQT; tổ chức đàm phán ĐƯQT;
+ Mục 2. Đề xuất ký điều ước quốc tế: gồm 09 điều (từ Điều 13
đến Điều 21) quy định về thẩm quyền đề xuất ký ĐƯQT; Ủy ban
thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc ký ĐƯQT; thẩm quyền,
nội dung quyết định ký ĐƯQT; nội dung tờ trình đề xuất ký
ĐƯQT; hồ sơ trình về đề xuất ký ĐƯQT; trách nhiệm của Bộ
Ngoại giao trong việc kiểm tra ĐƯQT; hồ sơ đề nghị kiểm tra
ĐƯQT; trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc thẩm định
ĐƯQT; hồ sơ đề nghị thẩm định ĐƯQT
1. Giới thiệu về Luật Điều ước
quốc tế 2016
+ Mục 3. Ủy quyền đàm phán, ký điều ước quốc tế, ủy nhiệm
tham dự hội nghị quốc tế: gồm 01 điều (Điều 22) quy định về ủy
quyền, ủy nhiệm.
+ Mục 4. Tổ chức ký điều ước quốc tế: gồm 05 điều (từ Điều 23
đến Điều 27) quy định về rà soát, đối chiếu văn bản ĐƯQT; ký
ĐƯQT; ký ĐƯQT trong chuyến thăm của đoàn cấp cao; trách
nhiệm gửi văn bản ĐƯQT sau khi ký; trao đổi văn kiện tạo thành
ĐƯQT.
+ Mục 5. Phê chuẩn điều ước quốc tế: gồm 09 điều (từ Điều 28
đến Điều 36) quy định về các loại ĐƯQT phải được phê chuẩn;
thẩm quyền phê chuẩn, nội dung văn bản phê chuẩn ĐƯQT; đề
xuất phê chuẩn ĐƯQT; hồ sơ trình về việc phê chuẩn ĐƯQT;
phạm vi thẩm tra ĐƯQT; thẩm quyền thẩm tra ĐƯQT; hồ sơ đề
nghị thẩm tra ĐƯQT; thủ tục thẩm tra ĐƯQT; trình tự Quốc hội
xem xét, phê chuẩn ĐƯQT tại kỳ họp Quốc hội
1. Giới thiệu về Luật Điều ước
quốc tế 2016
+ Mục 6. Phê duyệt điều ước quốc tế: gồm 04 điều (từ Điều 37
đến Điều 40) quy định về các loại ĐƯQT phải được phê duyệt;
thẩm quyền phê duyệt, nội dung văn bản phê duyệt ĐƯQT; đề
xuất phê duyệt ĐƯQT; hồ sơ trình về việc phê duyệt ĐƯQT;
+ Mục 7. Gia nhập điều ước quốc tế: gồm 06 điều (từ Điều 41
đến Điều 46) quy định về thẩm quyền đề xuất gia nhập ĐƯQT;
Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc gia nhập ĐƯQT;
thẩm quyền, nội dung quyết định gia nhập ĐƯQT; trình tự, thủ
tục Quốc hội quyết định gia nhập ĐƯQT; hồ sơ trình về việc gia
nhập ĐƯQT; trách nhiệm gửi văn bản ĐƯQT sau khi nhận được
quyết định gia nhập.
1. Giới thiệu về Luật Điều ước
quốc tế 2016
- Chương III: Bảo lưu điều ước quốc tế, gồm 05 điều (từ Điều
47 đến Điều 51) quy định về bảo lưu của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam; chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của
bên ký kết nước ngoài; thẩm quyền quyết định chấp nhận hoặc
phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài; trình tự, thủ tục
quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết
nước ngoài; rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu.
- Chương IV: Hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc
tế, gồm 05 điều (từ Điều 52 đến Điều 56) quy định về hiệu lực
của ĐƯQT; áp dụng tạm thời ĐƯQT; sửa đổi, bổ sung, gia hạn
ĐƯQT; chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực
hiện ĐƯQT; thông báo liên quan đến hiệu lực của ĐƯQT.
1. Giới thiệu về Luật Điều ước
quốc tế 2016
- Chương VI: Thủ tục đối ngoại, gồm 07 điều (từ Điều 63 đến
Điều 69) quy định về cấp giấy ủy quyền, giấy ủy nhiệm; thủ tục
đối ngoại về việc phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập ĐƯQT; thủ tục
đối ngoại về bảo lưu; thủ tục đối ngoại về việc chấm dứt áp dụng
tạm thời ĐƯQT; thủ tục đối ngoại về việc sửa đổi, bổ sung, gia
hạn ĐƯQT; thủ tục đối ngoại về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ,
rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện ĐƯQT; đăng ký ĐƯQT.
- Chương VII: Trình tự, thủ tục rút gọn, gồm 06 điều (từ Điều 70
đến Điều 75) quy định về áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn; đồng
thời đề xuất đàm phán và ký ĐƯQT; đàm phán, ký ĐƯQT theo
trình tự, thủ tục rút gọn; sửa đổi, bổ sung ĐƯQT theo trình tự,
thủ tục rút gọn; gia hạn ĐƯQT theo trình tự, thủ tục rút gọn; từ
chối áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn.
1. Giới thiệu về Luật Điều ước
quốc tế 2016
- Chương VIII: Tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, gồm 05 điều
(từ Điều 76 đến Điều 80) quy định về kế hoạch thực hiện
ĐƯQT; trách nhiệm của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, cơ quan
đề xuất trong việc thực hiện ĐƯQT; trách nhiệm của cơ quan,
tổ chức, cá nhân.
- Chương IX: Quản lý nhà nước về điều ước quốc tế, gồm 03
điều (từ Điều 81 đến Điều 83) quy định về nội dung quản lý
nhà nước về ĐƯQT; cơ quan quản lý nhà nước về ĐƯQT;
kinh phí bảo đảm công tác ĐƯQT.
- Chương X: Điều khoản thi hành, gồm 01 điều (Điều 84) quy
định về hiệu lực thi hành.
2. Những nội dung sửa đổi, bổ sung
chủ yếu
a. Tên gọi của Luật.
- Tên gọi của Luật 2005: Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều
ước quốc tế chưa bao quát hết phạm vi điều chỉnh của Luật
theo như Điều 1 Luật 2005 bao gồm ký kết, gia nhập, bảo lưu,
lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, công bố, đăng ký, thực hiện, giải
thích, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút
khỏi, tạm đình chỉ thực hiện ĐƯQT.
- Tên gọi của Luật mới 2016 được chuyển thành Luật Điều ước
quốc tế vì những lý do sau:
+ Tên gọi của Luật 2005 quá dài, chưa bao quát hết phạm vi điều
chỉnh của Luật.
+ Bảo đảm tính thống nhất về tên gọi của các luật khác (VD Luật
Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp…)
2. Những nội dung sửa đổi, bổ sung
chủ yếu
+ Phù hợp với thực tiễn quốc tế về tên gọi của Luật. VD CƯV
1969 về Luật Điều ước quốc tế, Luật về các ĐƯQT của LB
Nga,…
b. Các hành vi bị nghiêm cấm.
- Luật ĐƯQT không nêu cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm
trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại
Luật.
- Điều 3 của Luật quy định các nguyên tắc trong quá trình ký kết
và thực hiện ĐƯQT.
+ Không trái với Hiến pháp.
+ Tôn trọng các NTCB của LQT.
+ Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối
ngoại của nước ta.
+ Tuân thủ ĐƯQT mà VN là thành viên.
2. Những nội dung sửa đổi, bổ sung
chủ yếu
c. Sửa đổi, bổ sung những điểm mới.
❖ Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
- Luật 2016 bỏ từ gia nhập trong quy định về phạm vi điều
chỉnh do gia nhập là một nội dung trong hoạt động ký kết
(Đ2K10).
- Khái niệm ĐƯQT được điều chỉnh phù hợp với quy định của
CƯV 1969 (Đ2K1).
+ Đối với các văn bản thoả thuận được ký kết nhân danh Nhà
nước hoặc Chính phủ nhưng không có giá trị ràng buộc pháp
lý quốc tế thì việc ký kết, thực hiện không thuộc phạm vi điều
chỉnh của Luật này.
2. Những nội dung sửa đổi, bổ sung
chủ yếu
+ Các ngân hàng, cơ quan của nước ngoài ký kết thỏa thuận vay
với Việt Nam nếu chỉ nhân danh ngân hàng, cơ quan đó mà
không thay mặt cho quốc gia họ thì không được coi là bên ký kết
điều ước quốc tế và do đó thỏa thuận vay ký với các ngân hàng,
cơ quan này không phải là ĐƯQT (việc ký kết, thực hiện các văn
bản loại này tiếp tục được điều chỉnh tại Luật Quản lý nợ công
và các văn bản hướng dẫn thi hành, do vẫn là “thỏa thuận vay”
theo khái niệm được sử dụng trong Luật Quản lý nợ công).
2. Những nội dung sửa đổi, bổ sung
chủ yếu
- Định nghĩa ĐƯQT trong LĐƯQT 2016 hẹp hơn so với định
nghĩa ĐƯQT trong LĐƯQT 2005,, khắc phục được bất cập do
phạm vi điều chỉnh của Luật 2005 quá rộng => áp dụng thủ tục
ký kết và thực hiện ĐƯQT theo đúng nghĩa phù hợp với LQT
và thực tiễn.
- Xác định rõ bản chất của ĐƯQT là văn bản thoả thuận làm
phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước
CHXHCNVN theo pháp luật quốc tế => làm rõ bản chất
ĐƯQT là văn bản tạo quyền và nghĩa vụ giữa các quốc gia,
tránh việc hiểu nhầm ĐƯQT là VBQPPL trong nước.
- LĐƯQT 2016 xác định tại Đ2K3 bên ký kết nước ngoài được
hiểu bao gồm các quốc gia, TCQT hoặc chủ thể khác được
công nhận là chủ thể của LQT.
2. Những nội dung sửa đổi, bổ sung
chủ yếu
Vậy các vùng lãnh thổ và các thực thể khác thiếu một trong
các thành tố để trở thành quốc gia có được tham gia ký kết
ĐƯQT hay không?
- Về đối tượng áp dụng, Luật không có quy định cụ thể về nội
dung này nhưng có thể hiểu đối tượng áp dụng của Luật 2016 là
các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi
liên quan đến ký kết, thực hiện ĐƯQT.
2. Những nội dung sửa đổi, bổ sung
chủ yếu
- Luật 2016 đã bổ sung một mục về Đàm phán ĐƯQT (Mục 1
Chương II), gồm 5 điều, tách riêng với Mục Đề xuất ký ĐƯQT
=> Quy trình đàm phán ĐƯQT theo mục này là một quy trình
chuẩn, gồm các bước từ chuẩn bị đàm phán (Điều 9) đến tổ
chức đàm phán (Đ12).
- Quy định mới về đàm phán:
+ Quyền chủ động + trách nhiệm của cơ quan đề xuất từ giai
đoạn chuẩn bị đàm phán đến tổ chức đàm phán.
+ Có cơ chế phân công, phối hợp lấy ý kiến của BNG và các cơ
quan liên quan trước khi trình CP về việc đàm phán (Đ8-Đ12).
+ Quy định các cơ quan liên quan phải được lấy ý kiến trước mỗi
giai đoạn then chốt của quá trình ký kết.
+ Trước khi trình CP về việc ký, gia nhập thì ĐƯQT phải được
BNG kiểm tra, BTP thẩm định, kể cả trường hợp theo thủ tục rút
gọn.
2. Những nội dung sửa đổi, bổ sung
chủ yếu
- LĐƯQT 2016 bổ sung một điều về hồ sơ đề nghị kiểm tra
ĐƯQT tại Mục 2 Chương II (Điều 9).
d. Quy định linh hoạt phù hợp với hoạt động đối ngoại.
- LĐƯQT 2016 quy định trong trường hợp trước khi đàm phán,
cơ quan đề xuất đã tập hợp được đầy đủ tài liệu cần thiết trong
hồ sơ đề xuất ký kết ĐƯQT thì có thể đồng thời đề xuất đàm
phán và ký ĐƯQT (Điều 71).
- Luật 2016 bổ sung thêm 1 Chương về trình tự, thủ tục rút gọn
(Chương VII) về đàm phán, ký, sửa đổi, bổ sung, gia hạn áp
dụng đối với một số trường hợp:
(1) ĐƯQT theo mẫu được quy định tại ĐƯQT giữa VN với cùng
1 bên nước ngoài hoặc theo mẫu được cơ quan có thẩm
quyền chấp thuận
(2) Theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
2. Những nội dung sửa đổi, bổ sung
chủ yếu
- Theo thủ tục rút gọn:
+ Thời hạn trả lời ý kiến của các cơ quan có trách nhiệm ngắn
hơn.
+ Hồ sơ đề nghị kiểm tra, thẩm định và hồ sơ trình về việc ký
ĐƯQT không cần phải
Báo cáo đánh giá tác động về chính trị, kinh tế, xã hội và
những tác động khác của ĐƯQT.
 Báo cáo đánh giá sự tương thích của ĐƯQT với ĐƯQT trong
cùng lĩnh vực mà VN là thành viên.
 Báo cáo đánh giá sự phù hợp giữa quy định của ĐƯQT với
quy định của luật VN.
2. Những nội dung sửa đổi, bổ sung chủ
yếu
- Thủ tục rút gọn không áp dụng đối với việc đàm phán, ký, sửa
đổi, bổ sung, gia nhập ĐƯQT thuộc thẩm quyền phê chuẩn
của Quốc hội vì đây là những ĐƯQT quan trọng đòi hỏi phải
thực hiện quy trình, thủ tục chặt chẽ (Điều 70K2).
- Luật 2016 Quốc hội sẽ phê chuẩn, quyết định gia nhập các
“ĐƯQT làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định
của luật, nghị quyết của Quốc hội” => phân biệt các ĐƯQT về
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân với
các ĐƯQT về hợp tác chuyên ngành như tương trợ tư pháp,
dẫn độ, chuyển giao người bị thi hành án phạt tù, nuôi con
nuôi, phòng chống tội phạm.
- Quốc hội cũng phê chuẩn, quyết định gia nhập các “ĐƯQT về
việc thành lập, tham gia TCQT và khu vực nếu việc tham gia,
rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của QG
về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, xã hội, tài
chính, tiền tệ”.
2. Những nội dung sửa đổi, bổ sung chủ
yếu
d. Sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện
ĐƯQT.
- Bổ sung Điều 79 làm rõ trách nhiệm của cơ quan đề xuất trong
tổ chức thực hiện ĐƯQT.
- Bổ sung quy định rõ về trách nhiệm của BNG và BTP trong
việc thực hiện ĐƯQT (Điều 77 và 78).
2. Những nội dung sửa đổi, bổ sung
chủ yếu
- Luật 2016 làm rõ:
+ Thẩm quyền quyết định đàm phán của CTN, TTCP đối với loại
ĐƯQT tương ứng, bao gồm: thẩm quyền quyết định đàm phán,
uỷ quyền đàm phán, chủ trương đàm phán và kết thúc đàm phán
(Điều 10).
+ Điều 12:
 CP tổ chức đàm phán ĐƯQT nhân danh Nhà nước theo uỷ
quyền của CTN.
 TTCP tổ chức đàm phán nhân danh CP đồng thời chỉ đạo đàm
phán thông qua việc quyết định phương án đàm phán, duyệt dự
thảo ĐƯQT của phía VN, thành phần đoàn đàm phán và quyết
định xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đàm phán.
2. Những nội dung sửa đổi, bổ sung
chủ yếu
e. Sửa đổi, bổ sung cho Luật đơn giản, dễ hiểu và dễ áp dụng.
- Không quy định một điều riêng về trình tự, thủ tục trong quá
trình ký kết ĐƯQT.
+ VD: nội dung “cơ quan đề xuất trình CP về việc ký” đã được
thể hiện trong nội dung “cơ quan có thẩm quyền đề xuất ký” và
“CP có thẩm quyền quyết định ký trên cơ sở đề xuất của cơ quan
có thẩm quyền đề xuất ký”.
- Giữ nguyên quy định về thời hạn cho ý kiến, thời hạn kiểm tra,
thẩm định của các cơ quan cấp Bộ, nhưng bỏ quy định về thời
hạn để CTN và CP quyết định về việc ký kết ĐƯQT.
- Bỏ các điều khoản đã được LQT quy định và chỉ có ý nghĩa
trong quan hệ giữa các quốc gia, không có ý nghĩa khi đưa vào
LĐƯQT điều chỉnh quan hệ trong nước hoặc chỉ mang tính
chất giải thích, có ý nghĩa về học thuật, nghiên cứu hơn là ý
nghĩa QPPL.
2. Những nội dung sửa đổi, bổ sung
chủ yếu
- Bổ sung quy định tại Điều 54K2 về “việc ký kết ĐƯQT mới để
sửa đổi, bổ sung, gia hạn ĐƯQT được thực hiện theo quy định
tại Chương II của Luật này”.
- Quy định ngắn gọn về thủ tục đối ngoại ĐƯQT trong một
Chương.
f. Sửa đổi, bổ sung nhằm công khai, minh bạch đối với
ĐƯQT và quá trình ký kết ĐƯQT.
- Luật bổ sung hai điều mới quan trọng: về cấp bản sao ĐƯQT
mà VN là thành viên được lưu trữ tại BNG (Điều 61) và về
việc công khai toàn văn ĐƯQT, thông tin về hiệu lực của
ĐƯQT đối với VN trên cơ sở dữ liệu ĐƯQT do BNG xây
dựng và vận hành (Điều 62).
- Quy định trách nhiệm của cơ quan đề xuất chủ trì tham vấn đại
diện đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của ĐƯQT trong quá
trình đàm phán ĐƯQT (Đ12K3).
3. PLVN về ĐƯQT
- Điều 12 HP 2013: Trong trường hợp ĐƯQT có quy định khác
với luật thì ưu tiên áp dụng ĐƯQT.
- LĐƯQT 2016 quy định cụ thể về quan hệ giữa ĐƯQT và LVN
(Điều 3).
- Điều 6 quy định cụ thể về việc xử lý xung đột giữa ĐƯQT và
pháp luật VN.
+ ĐƯQT chỉ đứng sau HP.
+ Không phải bất cứ ĐƯQT nào cũng có thể áp dụng trực tiếp
toàn bộ => Vậy phải giải quyết như thế nào?
3. PLVN về ĐƯQT
1. Định nghĩa.
- Về cơ bản định nghĩa ĐƯQT trong Luật 2016 giữ nguyên câu
chữ trong các luật cũ.
- Về chủ thể ký kết trong Luật 2016 đều ghi nhận rộng hơn 2
CƯV, bao gồm: quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ và các
chủ thể khác của LQT.
- Về luật điều chỉnh: Luật 2005 không nhắc đến luật điều chỉnh.
Luật 2016 bổ sung thêm “làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
quyền và nghĩa vụ của CHXHCNVN theo pháp luật quốc tế”, bổ
sung và hoàn thiện định nghĩa ĐƯQT.
- Về hình thức: luật VN chỉ chấp nhận các ĐƯQT bằng văn bản,
các ĐƯQT khác (phi văn bản) đều không được chấp nhận.
3. PLVN về ĐƯQT
2. Phân loại.
- Pháp lệnh 1989: quy định tại Điều 1 khoản 2 gồm các ĐƯQT
được ký kết nhân danh Nhà nước; Chính phủ và các Bộ,
UBNN, các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng; TANDTC
và VKSNDTC.
- Pháp lệnh 1998: quy định tại Điều 4 khoản 2 gồm các ĐƯQT
+ Được ký kết nhân danh Nhà nước về những nội dung như hoà
bình, an ninh, biên giới lãnh thổ, chủ quyền quốc gia; quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân, tương trợ tư pháp; tổ chức quốc tế
phổ cập và tổ chức khu vực quan trọng; do các bên ký kết thoả
thuận.
+ Được ký kết nhân danh Chính phủ: để thực hiện một ĐƯQT đã
được ký kết với danh nghĩa Nhà nước; về các lĩnh vực không
được quy định tại khoản 2 và về các tổ chức quốc tế và tổ chức
khu vực khác; do các bên ký kết thoả thuận nhưng không trái với
quy định tại khoản 2.
3. PLVN về ĐƯQT
- Luật 2005: quy định tại Điều 7
+ ĐƯQT được ký kết nhân danh Nhà nước: thêm khoản 1 là
ĐƯQT do CTN trực tiếp ký vớ người đứng đầu Nhà nước khác;
quy định tại khoản 2 giống Pháp lệnh 1998 trừ điểm cuối là
ĐƯQT nhân danh Nhà nước theo thoả thuận với bên ký kết nước
ngoài.
+ ĐƯQT được ký kết nhân danh Chính phủ: khoản 1 giống Pháp
lệnh 1998; thêm khoản 2 và 3 là ĐƯQT về các lĩnh vực trừ
trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 2; ĐƯQT về các tổ
chức quốc tế trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2.
- Luật 2016: quy định tại Điều 4.
+ ĐƯQT được ký kết nhân danh Nhà nước: bỏ từ an ninh, biên
giới lãnh thổ, thêm từ chiến tranh.
+ Điểm c và d rõ ràng hơn
+ ĐƯQT được ký kết nhân danh CP vẫn giữ nguyên.
3. PLVN về ĐƯQT
3. Ngôn ngữ, hình thức.
- Pháp lệnh 1989: không có quy định.
- Pháp lệnh 1998: quy định tại Điều 13 và Điều 14, có sử dụng
cụm từ “trao đổi với BNG” ở khoản 2 Đ13. Đ14 thêm cụm
“VBĐƯQT ký kết với danh nghĩa Nhà nước, danh nghĩa CP
đều phải được gắn xi để đóng dấu nổi của BNG”.
- Luật 2005: quy định tại Điều 16, có sử dụng cụm từ “thống
nhất với BNG”; thêm cụm từ “trước khi trình CP về việc đàm
phán, ký”; Khoản 2 thay bằng cụm từ “Bản chính ĐƯQT hai
bên của phía VN”.
- Luật 2016: quy định tại Điều 5 có bổ sung khoản 2 và khoản 4;
khoản 5 thay bằng cụm “đóng bìa theo mẫu do BNG ban
hành”.
=> Không còn có sự phân biệt giữa ĐƯQT ký trong nước hoặc
của cơ quan đại diện nếu ký ở nước ngoài.
3. PLVN về ĐƯQT
4. Các thủ tục liên quan tới ĐƯQT.
a. Đàm phán.
◆ Về thẩm quyền đàm phán, ký kết
- Pháp lệnh 1989: quy định tại Điều 4
+ HĐNN ký kết ĐƯQT với danh nghĩa NN và những ĐƯQT có điều
khoản trái với luật hoặc pháp lệnh.
+ HĐBT ký kết ĐƯQT với danh nghĩa CP.
+ Thủ trưởng cơ quan cấp ngành quyết định việc ký kết ĐƯQT với
danh nghĩa cơ quan cấp ngành sau khi được HĐNN hoặc HĐBT cho
phép.
- Pháp lệnh 1998: quy định tại Điều 6.
+ CTN quyết định việc đàm phán, ký kết ĐƯQT danh nghĩa NN.
+ CP quyết định việc đàm phán, ký kết ĐƯQT danh nghĩa CP.
+ UBTVQH quyết định việc TANDTC, VKSNDTC đàn phán, ký kết
sau khi có ý kiến của CP
+ Thủ trưởng Bộ, ngành quyết định việc đàm phán, ký kết ĐƯQT nhân
danh Bộ, ngành sau khi được TTCP cho phép.
3. PLVN về ĐƯQT
- Luật 2005: quy định tại Điều 11.
+ CTN quyết định đàm phán, ký ĐƯQT nhân danh NN với
người đứng đầu NN khác.
+ CP quyết định đàm phán, ký ĐƯQT nhân danh CP, nhân danh
NN trừ trường hợp quy định tại K1 điều này.
+ CP có trách nhiệm báo cáo CTN trước khi quyết định đàm
phán, ký ĐƯQT nhân danh NN hoặc nhân danh CP có quy định
phải được phê chuẩn.
- Luật 2016: quy định riêng thẩm quyền đề xuất đàm phán và ký
tại Chương II ký kết ĐƯQT.
+ Điều 10: CTN quyết định đàm phán, uỷ quyền đàm phán, chủ
trương đàm phán và kết thúc đàm phán ĐƯQT nhân danh NN.
+ Điều 13: CP trình CTN quyết định ký ĐƯQT nhân danh NN;
CP quyết định ký ĐƯQT nhân danh CP.
+ Đ14: Vai trò của UBTVQH.
+ Điều 15: CTN quyết định ký ĐƯQT nhân danh NN; CP quyết
định ký ĐƯQT nhân danh CP.
3. PLVN về ĐƯQT
4. Phê chuẩn, phê duyệt.
- Luật Việt Nam phân biệt rõ khái niệm phê chuẩn và phê duyệt
tại Điều 2 khoản 8 và khoản 9. Phê chuẩn là hành vi pháp lý
do Quốc hội hoặc CTN thực hiện, chấp nhận hiệu lực của
ĐƯQT đã ký đối với VN. Phê duyệt là hành vi pháp lý do CP
thực hiện.
- Pháp lệnh 1989 không quy định về thẩm quyền phê chuẩn, phê
duyệt ĐƯQT.
- Pháp lệnh 1998 thêm 1 điều khoản về đề nghị phê chuẩn hoặc
phê duyệt (Đièu 9).
- Luật 2005 và Luật 2016 chia riêng 2 mục phê chuẩn. Phê duyệt
riêng thuộc Chương II về ký kết ĐƯQT với những quy định cụ
thể hơn rất nhiều. VD như đề xuất phê chuẩn, phê duyệt; thẩm
quyền, nội dung quyết định phê chuẩn/ phê duyệt; trình tự, thủ
tục, quyết định phê chuẩn/phê duyệt; hồ sơ trình về việc phê
chuẩn/phê duyệt; thông báo về việc phê chuẩn/phê duyệt.
3. PLVN về ĐƯQT
5. Lưu chiểu, đăng ký, công bố.
- Pháp lệnh 1989 quy định tại các Điều 16-19 và không có quy
định về công bố
- Pháp lệnh 1998 quy định tại các Điều 18-22 thêm điều 20 về
công bố.
- Luật 2005 quy định từ Điều 65-70, thêm Điều 66 về nội dung
lưu chiểu ĐƯQT nhiều bên.
- Luật 2016 quy định từ Điều 57-62, thêm Điều 60 về đăng tải
ĐƯQT; Điều 61 về cấp bản sao ĐƯQT và Điều 62 về cơ sở dữ
liệu về ĐƯQT.
3. PLVN về ĐƯQT
6. Bảo lưu ĐƯQT.
- Pháp lệnh 1989: không có khái niệm về bảo lưu.
- Pháp lệnh 1998: khái niệm được quy định tại Điều 2 khoản 7.
- Luật 2005: khái niệm quy định tại Điều 2 khoản 11, bỏ từ “đơn
phương” thay từ “hệ quả pháp lý” thành “hiệu lực pháp lý”.
- Luật 2016: khái niệm giống Luật 2005.
Pháp lệnh 1989: bảo lưu được quy định riêng tại 2 điều là 15
và 16.
Luật 2005 quy định tại Chương IV: bảo lưu ĐƯQT nhiều bên.
Luật 2016 quy định tại Chương III: bảo lưu ĐƯQT, bỏ từ
nhiều bên vì không cần thiết và để nhất quán với các điều
khoản khác về bảo lưu, tuyên bố.

You might also like