You are on page 1of 2

NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BẤT CẬP VỀ XỬ LÝ

RÁC THẢI NHƯ HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM


1. Nhận xét:
Việt Nam chủ yếu đang áp dụng hai công nghệ xử lý rác khá sơ đẳng : chôn lấp và
đốt để xử lý khoảng 25 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt hàng năm, trong đó hơn 50% là
chất thải rắn sinh hoạt đô thị. Tuy nhiên, chưa một hình thức nào được công nhận thực sự
có hiệu quả, thậm chí còn gây thêm ô nhiễm.
Cụ thể, về bất cập trong quản lý chất thải nguy hại, Kiểm toán trưởng KTNN Khu
vực XIII, ông Trần Minh Khương cho biết, các cơ sở xử lý chất thải nguy hại được cấp
phép hiện nay chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, chưa có cơ sở lớn ở quy mô vùng được đầu
tư tập trung đầy đủ về mặt công nghệ và công suất xử lý để xử lý các loại chất thải nguy
hại khác nhau. Bên cạnh đó, công nghệ xử lý chất thải nguy hại của nước ta chưa hiện
đại, dựa chủ yếu vào công nghệ đốt, không tiết kiệm được năng lượng cũng như có khả
năng gây ô nhiễm thứ cấp nếu như các công trình bảo vệ môi trường liên quan hoạt động
thiếu hiệu quả.
Mặt khác, đầu tư tài chính cho quản lý chất thải nguy hại chưa tương xứng. Trong
khi đó, mức phí thu gom, xử lý chất thải nguy hại còn chưa thoả đáng, vì vậy việc đầu tư
cơ sở, công nghệ cũng như hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại
còn manh mún, tự phát và chưa hiệu quả.
Dù đã có quy định yêu cầu chủ nguồn thải phân loại chất thải nguy hại từ thời điểm
lưu giữ hoặc chuyển giao cho doanh nghiệp xử lý chất thải nhưng chưa có chế tài xử lý
đối với các hành vi không phân loại chất thải rắn, chất thải nguy hại tại nguồn.
2. Giải pháp:
Đầu tư xây dựng mới cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn phải đảm bảo
tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 20%, áp dụng các công nghệ tốt, hiện đại, thân thiện
với môi trường để xử lý chất thải nông thôn.
Rà soát lại các quy hoạch quản lý chất thải hiện có, có kế hoạch, lộ trình để chấm
dứt việc đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy mô cấp xã, khuyến khích việc đầu tư các
cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy mô liên xã, liên huyện phù hợp với quy hoạch bảo
vệ môi trường, quy hoạch tỉnh. Các địa phương, khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể,
lộ trình phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương để chấm dứt việc sử dụng
các lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, các khu vực lưu giữ chất thải, các bãi chôn lấp không
đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường hiện nay.
Tăng cường chế tài đối với các hành vi vi phạm việc phân loại, thu gom, vận
chuyển, xử lý rác, đặc biệt là chất thải độc hại. Gắn trách nhiệm của chủ nguồn thải sau
khi chuyển giao chất thải cho doanh nghiệp xử lý.
Ngoài ra, cần vận động sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức chính trị, xã hội vào
việc truyên truyền phân loại rác tại nguồn, có như vậy, việc xử lý rác mới đạt hiệu quả
lâu dài, và rác không còn là một gánh nặng môi trường.
Đồng thời, nên tận dụng chất thải sinh hoạt tái sử dụng, chế biến làm phân hữu cơ,
bán, biến rác thành tài nguyên phục vụ kinh tế tuần hoàn...

You might also like