You are on page 1of 4

KHOA HỌC KĨ THUẬT TRUNG HOA

- Đạt được nhiều thành tựu quan trong trên các lĩnh vực
- Về toán học, sử dụng hệ số đếm thập phân, tính diện tích các hình phẳng cà thể
tích hình khối, phát minh ra bàn tính, tìm ra số Pi xấp xỉ 3,14159265 …

- Về Thiên văn học, ghi chép về nhật thực, nguyệt thực, đặt ra lịch…

- Trong Y-Dược học, chữa bệnh bằng các phương pháp: dùng thuốc, châm cứu,
giải phẫu…
- Sử học, nổi tiếng với “Xuân Thu” (Bộ thiên niên sử đầu tiên của Trung Hoa),
“Sử kí” (Tư Mã Thiên)

- Kỹ thuật
+ Kỹ thuật làm giấy

+ Kỹ thuật in
+Thuốc súng

+La bàn

 Thành tựu về Khoa học kĩ thuật đã chứng tỏ sự phát triển của nền văn minh.
Nhiều thành tựu được truyền bá, ứng dụng rộng rãi- minh chứng cho sự ảnh
hưởng của nền văn minh Trung Hoa, mối liên hệ giữa phương Đ và phương T
Khoa học tự nhiên và kĩ thuật:
Toán học:

Người Trung Hoa đã sử dụng hệ đếm thập phân từ rất sớm. Thời Tây Hán đã xuất hiện cuốn Chu
bễ toán kinh, trong sách đã có nói đến quan niệm về phân số, về quan hệ giữa 3 cạnh trong một
tam giác vuông.

Thời Đông Hán, đã có cuốn Cửu chương toán thuật, trong sách này đã nói đến khai căn bậc 2,
căn bậc 3, phương trình bậc1, đã có cả khái niệm số âm, số dương.

Thời Nam-Bắc triều có một nhà toán học nổi tiếng là Tổ Xung Chi, ông đã tìm ra số Pi xấp xỉ
3,14159265, đây là một con số cực kì chính xác so với thế giới hồi đó.

Thiên văn học:

Từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã vẽ được bản đồ sao có tới 800 vì sao. Họ đã xác định
được chu kì chuyển động gần đúng của 120 vì sao. Từ đó họ đặt ra lịch Can-Chi. Thế kỉ IV
TCN, Can Đức đã ghi chép về hiện tượng vết đen trên Mặt trời. Thế kỉ II, Trương Hành đã chế
ra dụng cụ để dự báo động đất.

Năm 1230, Quách Thủ Kính (đời Nguyên) đã soạn ra cuốn Thụ thời lịch, xác định một năm có
365,2425 ngày. Đây là một con số rất chính xác so với các nhà thiên văn Châu Âu thế kỉ XIII.

Y dược học: Thời Chiến Quốc đã có sách Hoàng đế nội kinh được coi là bộ sách kinh điển của y
học cổ truyền Trung Hoa. Thời Minh có cuốn Bản thảo cương mục của Lí Thời Trân. Cuốn sách
này được dịch ra chữ Latinh và được Darwin coi đây là bộ bách khoa về sinh vật của người
Trung Quốc thời đó. Đặc biệt là khoa châm cứu là một thành tựu độc đáo của y học Trung Quốc.
Sử học: 
- Người Trung Hoa thời cổ rất có ý thức về biên soạn sử. Nhiều nước thời Xuân-Thu đã đặt các
quan chép sử. Trên cơ sở quyển sử nước Lỗ, Khổng Tử đã biên soạn ra sách Xuân Thu.
- Tới thời Hán, Tư Mã Thiên là một nhà viết sử lớn đã để lại tác Phẩm Sử kí, chép lại lịch sử
Trung Quốc gần 3000 năm, từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế.
- Tới thời Đông Hán, có các tác phẩm Hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của Trần Thọ, Hậu
Hán thư của Phạm Diệp .
- Tới thời Minh-Thanh, các bộ sử như Minh sử, Tứ khố toàn thư là những di sản văn hoá đồ sộ
của Trung Quốc.

Kĩ thuật:

Có 4 phát minh quan trọng về mặt kĩ thuật mà người Trung Hoa đã đóng góp cho nhân loại, đó là
giấy, thuốc súng, la bàn và nghề in. Giấy được chế ra vào khoảng năm 105 do Thái Luân. Nghề
in bằng những chữ rời đã được Tất Thăng sáng tạo vào đời Tuỳ.

You might also like