Chuong 1

You might also like

You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA THỐNG KÊ –TIN HỌC

STATISTICS FOR BUSINESS AND ECONOMICS


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Statistics for business and economics 12th


ed – D.Anderson, et al., (Cengage, 2014)
BBS

2. Thống kê ứng dụng trong quản trị kinh


doanh và nghiên cứu kinh tế, Trần Bá Nhẫn-
Đinh Thái Hoàng, Nxb Trường Đại học kinh
tế Tp HCM, 2003

2
Chương 1
GiỚI THIỆU VỀ THỐNG KÊ

1. Thống kê và các ứng dụng


2. Một số khái niệm cơ bản
3. Các loại thang đo trong thống kê
4. Dữ liệu dùng trong thống kê
5. Các nguồn dữ liệu
6. Đạo đức nghề nghiệp trong thực hành thống kê
7. Một số phần mềm phân tích thống kê

3
1.1. Thống kê là gì ?
Thống kê là khoa học và nghệ thuật về thu thập,
phân tích, trình bày và diễn giải dữ liệu về các hiện
tượng số lớn nhằm hỗ trợ ra các quyết định quản lý
một cách có hiệu quả.

? Các kỹ thuật thống kê được sử dụng rộng rãi bởi


rất nhiều đối tượng khác nhau.
Chẳng hạn: Các công ty kiểm toán sử dụng thủ tục
lấy mẫu thống kê để việc kiểm toán được nhanh
chóng nhưng vẫn đáng tin cậy.

4
*
1.2. Một số khái niệm cơ bản

Tổng thể: là tập hợp tất cả các đơn vị tổng thể có


chung các đặc điểm xác định một hiện tượng nghiên
cứu.
Đơn vị tổng thể (phần tử): là một thực thể cấu
thành hiện tượng nghiên cứu, trên đó dữ liệu được thu
thập làm cơ sở cho việc nghiên cứu thống kê.
Ví dụ: Khi nghiên cứu 1 đặc điểm của một lô hàng,
tổng thể là toàn bộ sản phẩm của lô hàng, một đơn vị
tổng thể là một sản phẩm.

5
*
1.2. Một số khái niệm cơ bản
Tiêu thức (biến): là khái niệm chỉ một đặc tính nào
đó trên đơn vị tổng thể được chọn làm cơ sở để thu
thập dữ liệu và nhận thức hiện tượng nghiên cứu.
Tuổi
Giới tính
Tổng
thể Nghề nghiệp
khách Mức thu nhập
hàng
Sở thích
Số người trong hộ.

Quan sát: là tập hợp các giá trị (số đo) thu thập
được trên các tiêu thức của một đơn vị tổng thể.
*6
Phân loại tiêu thức

Tiêu thức Tiêu thức


định lượng định tính

Tuổi:30
Giới tính:Nam
Tổng Mức thu nhập:2tr
thể
khách Nghề nghiệp:GV
hàng Số người trong hộ:3
Sở thích:T.thao.

7
*
Tiêu thức định lượng

Lượng biến Lượng biến


rời rạc liên tục

- Lượng biến rời rạc:


Ví dụ: số thành viên trong hộ, số xe máy sở hữu...
? Là lượng biến chỉ nhận những giá trị nguyên.
- Lượng biến liên tục:
Ví dụ: mức thu nhập, tiền lương, chi phí sản xuất...
? Là lượng biến có khả năng nhận mọi giá trị trên trục
số.
8
*
1.3. Các loại thang đo trong thống kê

Thang đo Thang đo Thang đo Thang


danh định thứ bậc khoảng đo tỉ lệ

- Thang đo danh định:


Ví dụ: giới tính, số nhà, số xe…
? Chỉ thể hiện danh tính, không làm được bất kỳ phép
tính nào từ so sánh đến cộng, trừ, nhân, chia.
- Thang đo thứ bậc:
Ví dụ: mức độ ưa thích một loại sản phẩm…
? Thể hiện thứ bậc hơn, kém, cao, thấp với khoảng
cách không đều. Dữ liệu trên thang đo này chỉ làm
được phép tính so sánh.
9
*
1.3. Các loại thang đo trong thống kê

Thang đo Thang đo Thang đo Thang


danh định thứ bậc khoảng đo tỉ lệ

- Thang đo khoảng:
Ví dụ: điểm ưa thích sản phẩm, nhiệt độ ...
? Thể hiện rõ độ hơn kém với khoảng cách đều nhưng
không có số không tuyệt đối. Quan hệ tỉ lệ giữa các con
số trên thang đo này không bảo đảm ý nghĩa.
- Thang đo tỉ lệ:
Ví dụ: mức thu nhập, số khuyết tật của SP…
? Thể hiện rõ độ hơn kém với khoảng cách đều và có số
không tuyệt đối. Dữ liệu trên thang đo này làm được
mọi phép tính với đầy đủ ý nghĩa.
*10
1.4. Dữ liệu dùng trong thống kê

1.4.1. Xét theo phạm vi thu thập:

Dữ liệu Dữ liệu
tổng mẫu
thể

- Dữ liệu tổng thể: Là dữ liệu thu thập trên tất cả các


đơn vị tổng thể.
- Dữ liệu mẫu: Là dữ liệu thu thập trên tập con các
đơn vị tổng thể được chọn ra từ tổng thể.
*11
1.4. Dữ liệu dùng trong thống kê

1.4.2. Xét theo đối tượng nghiên cứu

Dữ liệu chéo Dữ liệu thời gian

- Dữ liệu chéo: Được thu thập theo các tiêu thức


phục vụ việc nghiên cứu hiện tượng, trên từng đơn vị
tổng thể, tại một thời gian nhất định.
- Dữ liệu thời gian: Là dữ liệu về một hiện tượng
nghiên cứu được thu thập ở nhiều thời gian khác
nhau.

*12
Dữ liệu chéo về các đơn thư khiếu nại của khách hàng

Đơn Tuổi Giới Gía trị Số ngày Loại Yêu cầu


thư KH tính KH SP(tr.đ) B.hành sự cố của KH
1 22 Nữ 2,5 72 Kêu B.T
2 26 Nam 1,8 24 Bể Đổi
3 25 Nam 12,5 37 Rỉ Đổi
4 27 Nữ 4,5 13 Nứt B.T
5 26 Nữ 2,8 58 Cháy B.T
6 26 Nữ 6,4 64 Hỏng B.T
7 25 Nam 10,2 45 Kêu Sửa
8 27 Nữ 3,5 81 Nứt Đổi
9 26 Nam 6,8 69 Hỏng B.T
10 48 Nữ 5,5 21 Rỉ Đổi
11 26 Nam 4,7 12 Bể Sửa
12 25 Nam 8,2 48 Kêu Đổi
13 26 Nam 9,1 57 Rỉ Sửa13 *
Ví dụ:
Dữ liệu thời gian về lợi nhuận của một doanh nghiệp
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Lợi nhuận
300 250 400 500 800 700 900 850
(triệu đồng)

*14
1.5. Các nguồn dữ liệu

Nguồn dữ liệu

Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thứ cấp

- Dữ liệu sơ cấp: Là loại dữ liệu thu thập trực tiếp


từ đối tượng nghiên cứu.

- Dữ liệu thứ cấp: Là loại dữ liệu được thu thập từ


các nguồn tài liệu có sẵn (sổ sách của các tổ chức,
doanh nghiệp, các tập san, niên giám thống kê…).

*15

You might also like