You are on page 1of 24

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

INTERNET VÀ ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH

1. Thế nào là mạng máy tính? Kiến trúc mạng máy tính, đường truyền vật lý?
- Mạng máy tính là tập hợp các máy tính đơn lẻ được kết nối với nhau bằng các
phương tiện truyền vật lý và theo 1 kiến trúc mạng xác định.
- Kiến trúc mạng gồm cấu trúc mạng (Topology) và giao thức mạng (Protocols)
 Topology là cấu trúc hình học của các thực thể mạng.
 Giao thức mạng là tập hợp các quy tắc chuẩn các thực thể hoạt động truyền
thông phải tuân theo.
- Đường truyền vật lý dùng để chuyển các tín hiệu điện tử giữa các máy tính, gồm
2 loại đường truyền: Hữu tuyến (cáp) và vô tuyến (không dây)

2. Trình bày sự hình thành, phát triển và kiến trúc của họ giao thức TCP/IP?
 Sự hình thành và phát triển của TCP/IP:
- TCP/IP (Transmision Control Protocol / Internet Protocol) là bộ giao thức cùng
làm việc với nhau để cung cấp phương tiện truyền thông liên mạng
- TCP/IP được phát triển từ thời kỳ đầu của Internet, được đề xuất bởi Vinton
G.Cerf và Robert E.Kahn (Mỹ), 1974.
- Mô hình TCP/IP 4 tầng được thiết kế dựa trên họ giao thức TCP/IP.
 Kiến trúc của họ giao thức TCP/IP:
- Được chia làm 4 tầng chính:
 Tầng truy cập mạng (Network Access): Cung cấp giao diện tương tác với
mạng vật lý. Format dữ liệu cho bộ phận truyền tải trung gian và tạo địa chỉ
dữ liệu cho các tiểu mạng dựa trên địa chỉ phần cứng vật lý. Cung cấp việc
kiểm tra lỗi trong quá trình truyền dữ liệu.
 Tầng Internet (Internet): Cung cấp địa chỉ logic, độc lập với phần cứng, để
dữ liệu có thể lướt qua các tiểu mạng có cấu trúc vật lý khác nhau. Cung cấp

1
chức năng định tuyến để giao lưu lượng giao thông và hỗ trợ việc vận chuyển
liên mạng. Thuật ngữ liên mạng được dùng để đề cập đến các mạng rộng lớn
hơn, kết nối từ nhiều LAN. Tạo sự gắn kết giữa địa chỉ vật lý và địa chỉ logic.
 Tầng vận chuyển (Transport layer): Giúp kiểm soát luồng dữ liệu, kiểm tra
lỗi và xác nhận các dịch vụ cho liên mạng. Đóng vai trò giao diện cho các ứng
dụng mạng.
 Tầng ứng dụng (Application layer): Cung cấp các ứng dụng để giải quyết sự
cố mạng, vận chuyển file, điều khiển từ xa, và các hoạt động Internet. Đồng
thời hỗ trợ Giao diện Lập trình Ứng dụng (API) mạng, cho phép các chương
trình được thiết kế cho một hệ điều hành nào đó có thể truy cập mạng.
3. Phân biệt mạng LAN/WAN/MAN/GAN?
- Mạng cục bộ LAN (Local Area Network): có phạm vi hẹp, bán kính khoảng vài
chục km. Mạng LAN là 1 nhóm các máy tính và thiết bị truyền thông mạng được
kết nối với nhau trong 1 khu vực nhỏ như tòa nhà, trường đại học, khu giải trí…
- Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Network) gần giống mạng LAN nhưng
giới hạn kích thước của nó là 1 thành phố hay 1 quốc gia. Mạng MAN kết nối
các mạng LAN lại với nhau thông qua môi trường truyền dẫn và các phương
thức truyền thông khác nhau.
- Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network) phạm vi mạng có thể vượt biên
giới quốc gia, lục địa. Mạng WAN là tập hợp của nhiều mạng LAN và MAN
được nối lại với nhau thông qua các phương tiện truyền thông.
- Mạng toàn cầu GAN (Global Area Network) phạm vi trải rộng trên toàn thế
giới. Các máy tính trong mạng được kết nối với nhau bằng mạng viễn thông hoặc
tín hiệu vệ tinh. (Mạng GAN kophải là mạng Internet, Internet là 1 dạng con của
mạng GAN)

2
LAN Băng thông lớn cho phép - Kích thước bị giới hạn bởi
chạy các ứng dụng như thiết bị
xem phim, hội thảo qua - Chi phí lắp đặt rẻ
mạng - Quản trị mạng đơn giản

MAN Băng thông TB, đủ để - MAN kết nối nhiều mạng


phục vụ các ứng dụng LAN với nhau nên việc
cấp thành phố như chính quản trị gặp khó khăn hơn,
phủ điện tử, thương mại phức tạp hơn
điện tử
- Chi phí tương đối đắt

WAN Băng thông thấp, dễ mất - WAN kết nối nhiều mạng
kết nối, chỉ phù hợp vs 1 LAN, MAN với nhau nên
số ứng dụng như gmail, mạng rất phức tạp
web,..
- Phạm vi hđ k giới hạn
- Chi phí rất đắt

GAN Là mạng kết nối các máy - Các máy tính trong mạng
tính trên phạm vi toàn được kết nối với nhau bằng
cầu. Mạng Gan k phải mạng viễn thông, hoặc tín
Internet vì nó chỉ là 1 hiệu vệ tinh
dạng của GAN

4. Mô hình OSI là gì? Lợi ích của mô hình OSI?


 Mô hình OSI là mô hình tham chiếu cho việc kết nối các hệ thống mở.
(là một thiết kế dựa vào nguyên lý tầng cấp, lý giải một cách trừu tượng kỹ thuật
kết nối truyền thông giữa các máy vi tính và thiết kế giao thức mạng giữa chúng)
 Lợi ích của mô hình OSI:
- Chia hoạt động thông tin mạng thành những phần nhỏ hơn, đơn giản hơn giúp
chúng ta dễ khảo sát và tìm hiểu hơn.

3
- Chuẩn hóa các thành phần mạng để cho phép phát triển mạng từ nhiều nhà cung
cấp sản phẩm.
- Ngăn chặn được tình trạng sự thay đổi của một lớp làm ảnh hưởng đến các lớp
khác, như vậy giúp mỗi lớp có thể phát triển độc lập và nhanh chóng hơn.

5. Chức năng hoạt động cơ bản của từng phần trong mô hình OSI? Tại sao
cần phân tầng trong OSI?
 Mô hình tham chiếu OSI được chia thành 7 lớp với các chức năng sau:
- Application (ứng dụng): giao diện giữa ứng dụng và mạng (Tầng 7)
- Presentation (trình bày): thoả thuận khuôn dạng trao đổi dữ liệu (Tầng 6)
- Session (phiên): cho phép người dùng thiết lập các kết nối (Tầng 5)
- Transport (vận chuyển): đảm bảo truyền thông giữa hai hệ thống. (Tầng 4)
- Network (mạng): định hướng dữ liệu truyền trong liên mạng. (Tầng 3)
- Data Link (liên kết dữ liệu): xác định việc truy xuất đến thiết bị. (Tầng 2)
- Physical (vật lý): chuyển đổi dữ liệu thành các bit và truyền đi. (Tầng 1)
 Cần phân tầng trong OSI vì:
- Các tầng trong mô hình tham chiếu OSI là để chia các tác vụ trao đổi thông tin
giữa 2 hệ thống máy tính thành các tác vụ nhỏ hơn nhằm giảm độ phức tạp của
thiết kế và cài đặt mạng, đồng thời tạo sự dễ dàng trong quản lý.

6. Trình bày chức năng cơ bản của các thiết bị mạng Repeater, Bridge,
Router? Hub, Switch, Gateway…?
 Repeater:
- Là thiết bị có khả năng khuếch đại, truyền tín hiệu xa và ổn định hơn.
- Trong mô hình OSI thì thiết bị này nằm ở lớp 1.
- Nguyên lý hoạt động của thiết bị này đó là sẽ giúp những tín hiệu vật lý ở đầu
vào được khuếch đại. Từ đó sẽ giúp đường truyền sóng wifi được mạnh và
đến những thiết bị nằm cách xa Modem wifi.
 Hub:

4
- Là thiết bị nhiều cổng và được ví như một Repeater nhiều cổng, có khả năng
truyền tín hiệu tới nhiều thiết bị khác nhau. Nghĩa là nếu 1 cổng trên Hub
được truyền tín hiệu thì những cổng khác cũng sẽ nhận được thông tin ngay
lập tức.
 Bridge:
- Nằm ở lớp thứ 2 trong mô hình OSI.
- Chức năng của thiết bị mạng này chính là để nối hai mạng Ethernet với nhau
để tạo thành một mạng lớn. Nghĩa là Bridge sẽ giúp sao chép lại gói tin và
chuyển dữ liệu tới máy tính cần nhận kể cả khi hai máy tính này lại sử dụng
hai mạng khác nhau.
 Switch:
- Có khả năng kết nối được nhiều hơn tùy thuộc vào số cổng có trên thiết bị
này.
- Chức năng chính của thiết bị Switch là chuyển dữ liệu từ nguồn → đích & xd
các bảng Switch.
 Router:
- Trong mô hình OSI thì Router nằm ở lớp thứ 3, còn gọi là thiết bị định tuyến/
bộ định tuyến.
- Thiết bị này dùng để đóng gói & chuyển các gói dữ liệu từ một liên mạng →
các thiết bị đầu cuối.
 Gateway:
- Chức năng chính là kết nối các máy tính với nhau một cách dễ dàng ngay cả
khi những thiết bị này không sử dụng chung một giao thức.
- Có khả năng phân biệt các giao thức. Vì vậy, thường được ứng dụng trong
việc chuyển thư điện tử từ mạng này sang mạng khác kể cả đường truyền xa.

7. So sánh các điểm giống và khác nhau giữa 2 mô hình OSI và TCP/IP?

Mô hình OSI Mô hình TCP/IP

1. Tầng ứng dụng (Application) 1. Tầng ứng dụng (Application)

5
2. Tầng trình dữ liệu (Presentation)

3. Tầng phiên (Session)

4. Tầng giao vận (Transport) 2. Tầng giao vận (Transport)

5. Tầng mạng (Network) 3. Tầng Internet (Internet)

6. Tầng liên kết dữ liệu (Data Link) 4. Tầng Host-to-network (Network


7. Tầng vật lý (Physical) Access)

 Giống nhau:
- Cả hai đều có kiến trúc phân lớp.
- Đều có lớp Application, mặc dù các dịch vụ ở mỗi lớp khác nhau.
- Đều có các lớp Transport và Network.
- Sử dụng kĩ thuật chuyển packet (packet-switched).
- Các nhà quản trị mạng chuyên nghiệp cần phải biết rõ hai mô hình trên.
 Khác nhau:
- TCP/IP kết hợp lớp Presentation và lớp Session vào trong lớp Application.
- TCP/IP kết hợp lớp DataLink và lớp Physical vào trong một lớp.
- TCP/IP đơn giản hơn bởi vì có ít lớp hơn.
- TCP/IP được chuẩn hóa và được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.

8. Các mô hình kết nối mạng: ưu và nhược điểm


 Thiết kế kiểu BUS (kiểu thẳng): các máy tính được nối với nhau thông qua một
trục cáp, ở hai đầu trục cáp có các Terminador đánh dấu điểm kết thúc đường
trục, mỗi máy tính được nối với đường trục thông qua một Transceptor.

Ưu điểm Nhược điểm

 Theo thiết kế này thì dây cáp nối  Mạng này cho tốc độ chậm

6
được tối ưu nhất, tiết kiệm khoảng  Khi trên đường cáp có sự cố thì toàn
cách. bộ mạng sẽ ngưng hoạt động
 Khi có sự cố rất khó kiểm tra phát
hiện lỗi
 Trên thực tế mạng kiểu BUS ít được
sử dụng vì có nhiều nhược điểm.

 Thiết kế kiểu RING (kiểu vòng): các máy tính kết nối với nhau thành hình
vòng, mỗi máy tính được nối với đường trục thông qua một Transceptor. 

Ưu điểm Nhược điểm

 Tiết kiệm được dây cáp, tốc độ có  Khi trên đường cáp có sự cố thì toàn
nhanh hơn kiểu BUS. bộ mạng sẽ ngưng hoạt động
 Khi có sự cố rất khó kiểm tra phát
hiện lỗi
 Tương tự kiểu BUS mạng kiểu RING
cũng ít được sử dụng.

 Thiết kế kiểu STAR (kiểu hình sao): Hub hay Switch đóng vai trò thiết bị
trung tâm và các thiết bị khác kết nối với nó.

Ưu điểm Nhược điểm

 Mạng đấu kiểu hình sao (STAR) cho  Chi phí dây mạng và thiết bị trung
tốc độ nhanh nhất gian tốn kém hơn.
 Khi cáp mạng bị đứt thì thông
thường chỉ làm hỏng kết nối của một
máy, các máy khác vẫn hoạt động
được.
 Khi có lỗi mạng, ta dễ dàng ktra sửa
chữa.

7
< Hiện nay thì mạng hình STAR được sử dụng phổ biến. Phạm vi ứng dụng của
mạng LAN thường được sử dụng để kết nối các máy tính trong gia đình, trong một
phòng Game, phòng NET, trong một toà nhà của Cơ quan, Trường học. Cự ly của
mạng LAN giới hạn trong phạm vi có bán kính khoảng 100m, các máy tính có cự
ly xa hơn thông thường người ta sử dụng mạng Internet để trao đổi thông tin.>

9. Các mô hình xử lý mạng: tập trung, phân tán, cộng tác.


 Mô hình xử lý mạng tập trung:
- Toàn bộ các tiến trình xử lý diễn ra tại máy tính trung tâm. Các máy trạm cuối
(Terminals) được nối mạng với máy tính trung tâm và chỉ hoạt động như những
thiết bị nhập xuất dữ liệu cho phép người dùng xem trên màn hình và nhập liệu
qua bàn phím. Các máy trạm đầu cuối không lưu trữ và xử lý dữ liệu. Mô hình
xử lý mạng trên có thể triển khai trên hệ thống phần cứng hoặc phần mềm được
cài đặt trên máy chủ (Server).
 Ưu điểm: Dữ liệu bảo mật an toàn, dễ sao lưu, dễ diệt virus và chi phí cài đặt
thấp.
 Nhược điểm: Khó đáp ứng được các yêu cầu của nhiều ƯD khác nhau, tốc
độ truy xuất chậm.
 Mô hình xử lý phân tán:
- Các máy tính có khả năng hoạt động độc lập, các công việc được tách nhỏ và
giao cho nhiều máy tính khác nhau trong mạng thay vì tập trung xử lý trên máy
trung tâm. Tuy dữ liệu được xử lý và lưu trữ tại máy cục bộ nhưng các máy tính
này được nối mạng với nhau nên chúng có thể trao đổi dữ liệu và các dịch vụ.
 Ưu điểm: Truy xuất nhanh, phần lớn không giới hạn các ứng dụng.
 Nhược điểm: Dữ liệu lưu trữ rời rạc khó đồng bộ, sao lưu và rất dễ nhiễm
virus.
 Mô hình xử lý mạng cộng tác:
- Mô hình xử lý mạng cộng tác bao gồm nhiều máy tính có thể hợp tác để thực
hiện một công việc. Một máy tính này có thể mượn năng lực tính toán, xử lý của
máy tính khác bằng cách chạy các chương trình trên các máy tính nằm trong
mạng.

8
 Ưu điểm: Xử lý rất nhanh và mạnh, có thể dùng để chạy các ứng dụng có các
phép toán lớn, xử lý dữ liệu lớn. Ví dụ: bẻ khóa các hệ mã, tính toán ADN...
 Nhược điểm: Các dữ liệu được lưu trữ trên các vị trí khác nhau nên rất khó
đồng bộ và sao lưu, khả năng nhiễm virus rất cao.

Các mô hình ứng dụng mạng: peer – peer và client – server.


 Mô hình ngang hàng (peer to peer):
- Tất cả các máy đều bình đẳng với nhau, nghĩa là mỗi máy vừa có thể cung cấp
tài nguyên của mình cho các máy khác, vừa có thể sử dụng tài nguyên của máy
khác trong mạng.
 Ưu điểm: xây dựng và bảo trì đơn giản, chi phí thiết bị thấp.
 Nhược điểm: không cho phép quản lý tập trung nên dữ liệu phân tán, khả
năng bảo mật thấp dễ bị xâm nhập. Các tài nguyên ko được sắp xếp nên rất
khó định vị, tìm kiếm.
 Mô hình khách chủ (Client – Server):
- Máy chủ (Server) là máy tính đảm bảo việc phục vụ các máy khách bằng cách
điều khiển việc phân bố tài nguyên nằm trong mạng với mục đích sử dụng
chung.
- Máy khách (Client) là máy sử dụng tài nguyên do máy chủ cung cấp.
 Ưu điểm: Do các dữ liệu được lưu trữ tập trung nên dễ bảo mật, sao lưu và
đồng bộ với nhau. Tài nguyên và dịch vụ được tập trung nên dễ chia sẻ và
quản lý, có thể phục vụ cho nhiều người dùng.
 Nhược điểm: Các Server chuyên dụng rất đắt tiền, phải có nhà quản trị cho
hệ thống

10. Hãy so sánh ưu và nhược điểm của 2 mô hình mạng Bus và Star?

Ưu điểm Nhược điểm

 Dây cáp nối được tối ưu nhất,  Mạng này cho tốc độ chậm.
BUS tiết kiệm khoảng cách.  Khi trên đường cáp có sự cố thì
toàn bộ mạng sẽ ngưng hoạt

9
động.
 Khi có sự cố rất khó kiểm tra
phát hiện lỗi.

 Tốc độ nhanh nhất.  Chi phí dây mạng và thiết bị


 Khi cáp mạng bị đứt thì thông trung gian tốn kém hơn.
thường chỉ làm hỏng kết nối
STAR của một máy, các máy khác
vẫn hoạt động được.
 Khi có lỗi mạng, ta dễ dàng
kiểm tra sửa chữa.

11. Thế nào là giao thức mạng (Protocol), Topo mạng (Topology)? Kể tên và
vẽ hình minh họa cho các Topo mạng?
 Giao thức mạng (Protocol) là 1 tập các tiêu chuẩn để trao đổi thông tin giữa
2 hệ thống máy tính hoặc 2 thiết bị máy tính với nhau.
 Topo mạng (Topology) là cấu trúc hình học không gian của mạng thực chất
là cách bố trí vị trí vật lý các node và cách thức kết nối chúng lại với nhau.
 Có 2 kiểu cấu trúc mạng: Kiểu điểm – điểm (point to point)
Kiểu quảng bá (đa điểm) (multi point)
 Các mạng có cấu trúc Point to point:

10
 Các mạng có cấu trúc Multi point:

12. Mạng LAN của công ty thường sử dụng những thiết bị nào? Hãy sử dụng
các thiết bị đó thiết kế mạng LAN cho 1 công ty có 3 phòng ban, mỗi phòng
ban có 10 nhân viên?
 1 Mạng LAN cần có:
 Máy chủ (Server)
 Các thiết bị kết nối (Repeater, Hub, Switch, Bridge…)
 Máy tính con (Client)
 Card mạng (Network Interface Card – NIC)
 Dây cáp (Cable) để kết nối các máy tính với nhau
- Sử dụng các thiết bị đó thiết kế mạng LAN cho 1 công ty có 3 phòng ban, mỗi
phòng ban có 10 nhân viên:

11
13. Trình bày cách phân lớp địa chỉ IP: địa chỉ lớp A,B,C…
- Địa chỉ IP: Mỗi 1 trạm (Host) được gán 1 địa chỉ duy nhất gọi là địa chỉ IP. Mỗi
địa chỉ IP có độ dài 32 bit được tách thành 4 vùng (mỗi vùng 1 byte), có thể biểu
diễn dưới dạng thập phân, bát phân, thập lục phân hoặc nhị phân. Cách viết phổ
biến nhất là dưới dạng thập phân có thêm dấu chấm để tách giữa các vùng.
- Địa chỉ IP được chia làm 5 lớp ký hiệu là A,B,C,D,E với cấu trúc mỗi lớp được
xác định. Các bit đầu tiên của byte đầu tiên được dùng để định danh địa chỉ lớp
(0 – lớp A, 10 – lớp B, 110 – lớp C, 1110 – lớp D, 11110 – lớp E)
 Lớp A cho phép định danh tối đa 126 mạng (byte đầu tiên) với tối đa 16
triệu Host (3 byte còn lại) cho mỗi mạng. Lớp này được dùng cho các mạng
có số trạm cực lớn

0 8 16
7 15 31

Netid Subnetid Hostid

 Lớp B cho phép đích danh tới 16384 mạng con với tối đa 65535 Host trên
mỗi mạng. Dạng địa chỉ lớp B: (Net.Net.Host.Host)

0 7 8 16
15 31

Netid Subnetid Hostid

 Lớp C cho phép định danh tới 2.097.150 mạng con với tối đa 254 cho mỗi
mạng.

0 24 27
23 26 31

Netid Subneti Hostid


d

12
 Lớp D dùng để gửi IP Datagram tới 1 nhóm các Host trên 1 mạng. Tất cả các
số lớn hơn 233 trong trường đầu đều thuộc lớp D.
 Lớp E dự phòng dùng trong tương lai

<phần tổng hợp kiến thức để nhớ ^^ >


 Cấu trúc các lớp địa chỉ IP

Lớ Bit đặc Số lượng Số lượng Biểu diễn bằng hằng số thập


p trưng mạng Host phân

A 0 127 16.777.214 0.1.0.0 – 126.255.255.255

B 10 16.383 65.534 128.1.0.0 – 191.255.255.255

C 110 2.097.151 234 192.1.0.0 – 223.255.255.255

D 1110 223.0.0.0 – 239.255.255.255

E 11110 240.0.0.0 – 247.255.255.255

 Bảng tổng kết lớp A,B,C:

Lớp A Lớp B Lớp C

1. Giá trị của byte đầu tiên 1-126 128-191 192-223

2. Số byte phần Network


1 2 3
ID

3. Số byte phần Host ID 3 2 1

4. Network mask 255.0.0.0 255.255.0.0 255.255.255.0

5. Broadcast X.255.255.255 X.X.255.255 X.X.X.255

6. Network address X.0.0.0 X.X.0.0 X.X.X.0

7. Số mạng 126 16.383 2.097.151

13
8. Số host 16.777.214 65.534 234

14. Mạng con và phương pháp phân chia mạng con


- Như chúng ta đã thấy trong một mạng của lớp A có tới 16.777.214 host vậy việc
quản lý và phân chia địa chỉ cho các host sẽ vô cùng khó khăn để giải quyết vấn
đề này người quản trị có thể tiến hành phân chia mạng của họ thành nhiều mạng
nhỏ hơn các mạng nhỏ hơn này được gọi là các mạng con (SubnetWork), có thể
gọi ngắn gọn là Subnet. Việc phân chia một mạng thành các Subnet còn giúp
giảm kích thước của miền quảng bá, khi miền quảng bá quá rộng sẽ dẫn tới việc
lãng phí dải thông làm cho hiệu xuất của mạng bị giảm.
 Phương pháp phân chia mạng con:
- Để tạo ra 1 mạng con người quản trị mạng sẽ tiến hành mượn các bit cao nhất
trong phần bit dành cho Host ID và gán chúng như là Subnet ID, số bit tối thiểu
có thể mượn là 2 bit và tối đa là 6 bit.

- Để có được 1 mạng con, người quản trị ngoài việc sử dụng địa chỉ IP thì cần phải
sử dụng 1 địa chỉ gọi là địa chỉ Subnet Mask. Subnet mask cũng là số thập với độ
dài 32 bit và có 4 octet.
- Sau đây là các Subnet mask mặc định của các lớp A, B, C.
 A: 255 .0 .0 .0
 B: 255 .255 .0 .0
 C: 255 .255 .255 .0
→ 1 Subnet mask được tạo ra từ Subnet mask mặc định thì được gọi là Subnet
mask tùy biến, trong thực tế người ta thường sử dụng Subnet mask tùy biến, bằng
cách thêm vào Subnet mask mặc định các bit có giá trị bằng 1 được mượn từ các bit
cao nhất trong phần địa chỉ dành cho Host ID.
- Để xác định một mạng con làm theo các bước sau:
 Biểu diễn địa chỉ IP mạng dưới dạng nhị phân.
14
 Thay thế phần mạng bằng các bit 1.
 Xác định số lượng bit mượn từ phần Host ID.
 Thay các giá trị 0 vào phần còn lại của Host ID sau khi đã mượn bit.
 Tiến hành tạo các Subnet bằng cách thay thế các giá trị 0 hoặc 1 vào các bit
đã mượn.
 Loại các Subnet không hợp lệ (hay các địa chỉ mạng con không được phân
bổ).
- Một mạng con cũng có các khái niệm địa chỉ dành riêng và địa chỉ quảng bá.

15. Cho địa chỉ IP sau: xxx.xxx.xxx.xxx… Hãy cho biết:


a. Địa chỉ Host thuộc lớp nào?
b. Mạng chứa host đó có chia mạng con ko? Nếu có thì cho biết có bao nhiêu
mạng con và có bao nhiêu host trong mỗi mạng con? Host nằm trong mạng
có địa chỉ là gì?
c. Địa chỉ Broadcast dùng cho mạng đó?
d. Liệt kê danh sách các địa chỉ nằm chung mạng con với host trên?
Bài làm:
a. Địa chỉ Host thuộc lớp nào ta căn cứ vào phần bit đầu trong octet (0: lớp A, 10:
lớp B, 110: lớp C)
b. Mạng chứa Host có chia mạng con không, ta căn cứ vào số bit Net hiện tại của
IP so với số bit Net mặc định của lớp. Nếu số bit hiện tại lớn hơn nghĩa là mạng
có chia mạng con và ngược lại.
- Số bit mượn là n thì số mạng con tạo ra là 2n
- Số Host có thể sử dụng trong mỗi mạng con là ¿ ¿ – 2)
- Host nằm trong mạng có địa chỉ gì thì ta để phần Host = 0 sẽ được địa chỉ mạng.
c. Địa chỉ Broadcast của mạng là địa chỉ Host lớn nhất trong mạng đó.
d. Danh sách Host nằm chung là danh sách từ Host đầu tiên của mạng con tới Host
cuối cùng nằm trước địa chỉ Broadcast.

15
16
16. Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) là gì? Hiện tại Việt Nam có bao nhiêu
ISP đăng ký cung cấp dịch vụ và có bao nhiêu ISP đã chính thức cung cấp
dịch vụ?
Giới thiệu những thông tin cơ bản về các ISP đã chính thức cung cấp dịch
vụ? (bao gồm các dịch vụ, tính năng dịch vụ, cước, số thuê bao…)
 ISP (Internet Access Provider) – người cung cấp các dịch vụ Internet.
- Là nơi bạn đăng ký thuê bao hoặc đăng ký sử dụng nếu muốn có quyền truy xuất
dịch vụ Internet. ISP sẽ giúp bạn kết nối với Internet thông qua đường dây điện
thoại hoặc đường dây thuê bao số tốc độ cao.
 Internet VN chính thức xuất hiện ngày 19/11/1997, khi đó đặt dưới sự quản
lý duy nhất của 1 IPX là VNPT.
- Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet tại VN có thể kể đến 1 số
nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet và dịch vụ truy cập Internet theo danh sách
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet theo quy định tại Nghị định số
72/2013/NĐ-CP đã được cấp phép tới tháng 1/2014:
 Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)
 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
 Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi-Telecom)
 Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
 Công ty điện tử Hàng hải (Vishipel)
 Tổng công ty viễn thông Toàn cầu (GTEL)
 Công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC

17. Tại sao cần biết về mạng máy tính ngay cả khi kbh có dự định làm nghề
máy tính? Đưa ra một số quan điểm theo chiều hướng thế giới sẽ biến đổi
nhờ máy tính theo em nghĩ.
- Ngày nay, mạng máy tính đã trở thành nhân tố quan trọng, là cầu nối trao đổi
thông tin giữa các cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu.
- Có vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản trị, điều hành các hoạt
động sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

17
- Do sự phát triển và ứng dụng của Internet đã thay đổi mô hình và cách thức hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ảnh hưởng lớn & sâu rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống con người như:
 Truyền thông (Internet, MXH, báo điện tử…)
 Giải trí (âm nhạc trực tuyến, truyền hình, game…)
 Kinh tế (thương mại điện tử, quảng cáo…)
 Giáo dục (học trực tuyến, giải toán qua mạng…)
 Hành chính (chính phủ điện tử, văn phòng không giấy…)
 Nhiều lĩnh vực khác trong đời sống.

18. Điền tên đầy đủ cho các giao thức dưới đây và ghi rõ chức năng của nó:
HTTP, FTP, DNS, RIP, UDP, IP, ARP
 HTTP (HyperText Transfer Protocol – Giao thức truyền tải siêu văn bản) là 1
trong 5 giao thức chuẩn về mạng Internet, được dùng để liên hệ thông tin giữa
Máy cung cấp dịch vụ (Web server) và Máy sử dụng dịch vụ (Web Client) là
giao thức Client/Server dùng cho World Wide Web – WWW
 HTTP là 1 giao thức ứng dụng của bộ giao thức TCP/IP (các giao thức nền
tảng cho Internet)
 FTP (File Transfer Protocol – Giao thức truyền tập tin) thường được dùng để
trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền thông dùng giao thức TCP/IP
 DNS (Domain Name System): dịch vụ tên miền cho phép nhận ra máy tính từ 1
tên miền thay cho chuỗi địa chỉ Internet khó nhớ.
 RIP (Routing information Protocol) – Giao thức dẫn đường động
 UDP (User Datagram Protocol): Giao thức truyền ko kết nối cung cấp dịch vụ
truyền thông tin cậy nhưng tiết kiệm chi phí truyền.
 IP (Internet Protocol) – Giao thức internet chuyển giao các gói tin qua các máy
tính đến đích
 ARP (Address Resolution Protocol) – Cơ chế chuyển địa chỉ TCP/IP thành địa
chỉ vật lý của các thiết bị mạng.

18
19. Một sợi dây cable bấm chéo, đầu 568B người kỹ thuật viên lúc trước đã
bấm thứ tự màu dây như thế này. Vậy đầu còn lại tôi phải bấm như thế
nào? Ghi rõ thứ tự màu dây: (điền vào ô tương ứng)

20. Các dịch vụ ứng dụng trên mạng Internet? Nêu tên? Đặc tính cơ bản và
nguyên lý cung cấp dịch vụ?
 Các dịch vụ cơ bản trên Internet có thể phân ra làm 4 nhóm:
 Các dịch vụ lấy thông tin (FTP và Gopher)
 Các dịch vụ tìm kiếm thông tin (WAIS, archie, Veronica)
 Các dịch vụ truyền thông (Email, Telnet, UseNet, IRC)
 Các dịch vụ thông tin đa phương tiện (World Wide Web)
 Thư tín điện tử:
- Thư tín điện tử hay thường gọi là e-mail, là 1 trong những tính năng quan trọng
nhất của Internet, là phương pháp truyền văn bản rẻ tiền nhất có ở mọi nơi, tốc
độ lưu chuyển gần như tức thời.
- Hệ thống địa chỉ Email:1 vấn đề vô cùng quan trọng trong quá trình gửi hay
nhận thư là cách xác định chính xác địa chỉ của thư cần gửi đến. Để thực hiện
điều này, người ta sử dụng dịch vụ đánh tên vùng (DNS). Dựa trên dịch vụ đánh
tên vùng, việc đánh địa chỉ email cho người sử dụng sẽ rất đơn giản như sau:
Tên_người_sử_dụng@Tên_đầy_đủ_của_Domain.
 Tìm kiếm thông tin trên Internet:
- Dịch vụ tìm kiếm thông tin diện rộng – WAIS là công cụ tìm kiếm thông tin trên
Internet cho phép người sử dụng tìm kiếm các tệp dữ liệu trong đó có các xâu

19
xác định trước. WAIS server còn thực hiện đếm số lần xuất hiện của từ trong tệp
để tính điểm và gửi về cho client giúp người sử dụng dễ dàng lựa chọn tệp mình
cần. Mỗi danh sách gửi về thường có khoảng 15-50 tệp với số điểm cao nhất,
người dùng có thể chọ 1 hay nhiều tệp để tải về trạm của mình.
- Về cấu trúc, WAIS bao gồm 3 bộ phận chính là Client, Server và Indexer. Bộ
phận indexer thực hiện cập nhập các dữ liệu mới, sắp xếp chúng theo 1 phương
pháp thích hợp cho việc tìm kiếm. Server nhận câu hỏi từ Client, tìm kiếm trong
cơ sở dữ liệu (do Indexer tạo ra) những tệp phù hợp, đánh giá điểm các tệp và
gửi về cho Client. Nó ko những cho phép hiển thị các tệp dữ liệu TEXT mà còn
có thể hiển thị các tệp dữ liệu đồ họa.
- Ngày nay hay sử dụng các công cụ tìm kiếm online như Google, Blind, Ask…
 Truyền tệp FTP:
- FTP (File Transfer Protocol – Giao thức truyền tập tin) thường được dùng để
trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền thông dùng giao thức TCP/IP. Hoạt động
của FTP cần có 2 máy tính, 1 máy chủ và 1 máy khách.
- Giao thức FTP được sử dụng nhiều nhất vào mục đích truyền trải dữ liệu.
 Dịch vụ truy cập từ xa
- Cho phép 1 trạm có thể truy cập đến 1 máy chủ từ xa thông qua mạng Internet
- Dịch vụ này được phát triển do trên Internet có rất nhiều máy chủ sử dụng hệ
điều hành Unix, mỗi người truy cập từ xa đều có 1 tài khoản được đăng ký và
lưu trữ trên máy chủ.
 Dịch vụ Telnet:
- Telnet (TErmiaL NETwork) là 1 giao thức mạng (network protocol) được dùng
trên các kết nối với Internet hoặc các kết nối tại mạng máy tính cục bộ LAN.
- Cho phép bạn ngồi tại máy tính của mình thực hiện kết nối máy chủ ở xa (remote
host) và sau đó thực hiện các lệnh trên máy chủ ở xa này.
 Dịch vụ WWW:
- Dịch vụ WWW được tổ chức theo mô hình Client/Server trong đó Client sử
dụng trình duyệt để truy cập đến Server. Dịch vụ này cung cấp thông tin phân
tán trên nhiều vị trí, mỗi vị trí đó là 1 Website. Giao thức chuẩn là dịch vụ HTTP
(Hyper Text Transfer Protocol – Giao thức truyền siêu văn bản) sử dụng cổng
mặc định là 80.
20
- Dịch vụ này cung cấp thông tin qua ngôn ngữ siêu văn bản HTML, các tài liệu
hypertext chỉ chứa văn bản còn các tài liệu kiểu hypermedia thì chứa âm thanh
hình ảnh đồ họa.
 Các dịch vụ khác: Mailing list (danh sách thư), Irc (Internet Relay Chat), Bbs
(Bulletin Board System), dịch vụ lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trực tuyến, dịch vụ
VoIP (Voice over Internet Protocol – Truyền giọng nói trên giao thức IP)

21. WWW là gì? Phân biệt Internet và WWW?


 WWW là gì?
- World Wide Web hay WWW là bộ sưu tập tất cả các thông tin có sẵn trên mạng
Internet. Vì vậy, tất cả các văn bản, hình ảnh, âm thanh, video trực tuyến - tất cả
điều này tạo thành WWW. Hầu hết các thông tin này được truy cập thông qua
các trang web và chúng ta xác định các trang web bằng tên miền của trang.
Trong WWW có một số lượng lớn các thông tin có sẵn. Chỉ có một phần nhỏ của
các thông tin này là có thể tìm kiếm thông qua công cụ tìm kiếm phổ biến như
Google. Tuy nhiên, hầu hết các thông tin nằm trong Deep Web và Dark Web.
- WWW sử dụng giao thức http để truy cập thông tin từ các máy chủ khác nhau.
Thông tin được gửi dưới dạng các trang web được tổ chức theo hình thức của
trang web. Các trang web khác nhau có mối liên kết với nhau thông qua các
hyperlink (siêu liên kết). Các trang web và các mẩu thông tin khác nhau trên
WWW được xác định bởi địa chỉ Uniform Resource Locator (URL) của trang
web.
 Phân biệt Internet và WWW:

Internet WWW

Internet có nguồn gốc vào cuối năm Nhà khoa học Anh Berners Lee
1
1960z. phát minh ra WWW năm 1989.

2 Bản chất của Internet là phần cứng. Bản chất của WWW là phần mềm.

Internet bao gồm máy tính, router, Bao gồm các thông tin như văn
3 dây cáp, bridges, máy chủ, các tháp bản, hình ảnh, âm thanh, video.
di động, vệ tinh…

21
Phiên bản đầu tiên của Internet được Ban đầu WWW được gọi là
4
gọi là ARPANET. NSFNET.

Hoạt động trên cơ sở các giao thức WWW hoạt động trên cơ sở của
5 Internet Protocol (IP). Hyper Text Transfer Protocol
(HTTP).

6 Internet độc lập, không phụ thuộc. WWW đòi hỏi Internet để tồn tại.

Internet là cha đẻ của WWW. WWW là 1 tập hợp con của


Internet. Ngoài việc hỗ trợ WWW,
7 cơ sở hạ tầng phần cứng của
Internet được sử dụng cho những
phần khác (VD: FTP, SMTP).

Thiết bị máy tính được xđịnh bởi địa Các mẩu thông tin được xác định
8 chỉ IP. bởi Uniform Resource Locator
(URL).

22. Các công cụ tìm kiếm thông tin và quảng cáo thông tin trên mạng internet
 Các công cụ tìm kiếm thông tin: Google, Bing, Cốc Cốc, Yandex, Yahoo,
Baidu, Duck Duck Go, Ask…
 Các công cụ quảng cáo: Google Adwords, SEO từ khóa, Quảng cáo trên các
site có thứ hạng cao, trao đổi liên kết, tham gia các điễn dàn lớn, các tạp trí điện
tử, quảng cáo trên các trang mạng xã hội, Youtube, Facebook…Pay Per Click,
Coops, Viết báo, quảng cáo rao vặt…

23. Tại sao phải bảo vệ máy tính? Các KN về tấn công, mối đe dọa trong mạng
máy tính?
 Phải bảo vệ máy tính vì:
- Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, sản phẩm công nghệ đã phần nào
đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Mua sắm, thanh toán trực tiếp,
giải trí qua những ứng dụng, game mobile…là điều mà người dùng được hưởng
lợi từ sự phát triển của công nghệ. Tuy nhiên, sự phát triển đó khiến công nghệ

22
trở thành đối tượng cho những kẻ xấu lợi dụng cơ hội trục lợi. Tài chính dần
chuyển sang trực tuyến cũng đồng nghĩa với việc hacker có thêm nhiều đất diễn
để tấn công người dùng. Các dữ liệu, thông tin cá nhân cũng vì thế mà dễ bị ảnh
hưởng, bị khai thác nhiều hơn.
- Trước mỗi cuộc tấn công, hacker luôn phải xác định được đối tượng cần tấn
công là ai. Đó có thể là cá nhân, nhóm người có cùng sở thích, cơ quan doanh
nghiệp, hoặc thậm chí là cơ quan chính phủ. Ngoài việc tấn công nhằm khai thác
thông tin cá nhân, sử dụng trong mục đích trục lợi tài chính, đôi khi những vấn
đề ngoại giao tế nhị giữa các nước cũng bị hacker nhằm làm mục tiêu tấn công.
 Việc áp dụng các hệ thống quản lý bảo mật thông tin là việc làm rất quan trọng.
 Các khái niệm về tấn công, mối đe dọa trong mạng máy tính
- Tấn công: là hành vi sử dụng không gian mạng, CNTT hoặc phương tiện điện
tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet,
mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ
sở dữ liệu, phương tiện điện tử.
- Mối đe dọa: là tình trạng không gian mạng xuất hiện dấu hiệu đe dọa xâm
phạm an ninh quốc gia, gây tổn hại nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội, quyền
và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

23
24. Các hình thức an toàn thông tin bằng mật mã
- Mật mã là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu các phương pháp truyền tin
bí mật bao gồm hai quá trình: mã hóa và giải mã. Để bảo vệ thông tin trên
đường truyền người ta thường biến đổi thông tin trước khi truyền đi trên mạng
gọi là mã hoá thông tin (encryption), ở trạm nhận phải thực hiện quá trình
ngược lại được gọi là giải mã thông tin.
- Để bảo vệ thông tin bằng mật mã người ta thường tiếp cận theo hai hướng:
 Theo đường truyền (Link_Oriented_Security)
 Từ nút đến nút (End_to_End).

 Cụ thể:
 Theo đường truyền (Link_Oriented_Security): thông tin được mã hoá để bảo vệ
trên đường truyền giữa hai nút mà không quan tâm đến nguồn và đích của thông
tin đó. Lưu ý rằng đối với cách này thông tin chỉ được bảo vệ trên đường truyền,
tức là ở mỗi nút đều có quá trình giải mã sau đó mã hoá để truyền đi tiếp, do đó
các nút cần phải được bảo vệ tốt.
 Từ nút đến nút (End_to_End): ngược lại, thông tin trên mạng được bảo vệ trên
toàn đường truyền từ nguồn đến đích. Thông tin sẽ được mã hoá ngay sau khi
mới tạo ra và chỉ được giải mã khi về đến đích. Cách này có nhược điểm là chỉ
có dữ liệu của người dùng thì mới có thể mã hóa được, còn dữ liệu điều khiển thì
giữ nguyên để có thể xử lý tại các nút.

24

You might also like