You are on page 1of 7

MÔ HÌNH TCP/IP

1. Mô hình TCP/IP là gì?


Mô hình TCP/IP là một bộ giao thức trao đổi thông tin được sử dụng để truyền tải và kết
nối các thiết bị trong Internet. TCP/IP đóng vai trò kiểm tra và đảm bảo sự an toàn cho
mỗi gói tin khi đi qua mỗi trạm.
Nhiệm vụ của mỗi giao thức là giúp máy tính kết nối, cũng như truyền thông tin qua lại
với nhau. TCP là giao thức điều khiển truyền nhận, còn IP là giao thức liên mạng.
Giao thức TCP/IP được sử dụng để cung cấp thông tin đăng nhập từ xa, gửi file, gửi
email, phân phối website qua mạng và truy cập từ xa vào hệ thống máy chủ lưu trữ…
TCP/IP sẽ chỉ định cách mà dữ liệu được trao đổi thông qua Internet (bằng cách cung cấp
thông tin liên lạc đầu cuối), nó có khả năng tự động khôi phục khi gặp sự cố trong quá
trình truyền dữ liệu.

2. Cấu trúc của TCP/IP là gì và chức năng của các tầng


Bản chất của TCP/IP là một chuẩn phổ biến mà các mạng nội bộ và diện rộng có thể giao
tiếp, cho phép các máy tính kết nối với nhau và cho các ứng dụng để gửi dữ liệu đi và
về. Để hoạt động nhịp nhàng, TCP/IP phải có 4 lớp/tầng trừu tượng (TCP/IP layers), mỗi
lớp có một bộ giao thức riêng.
2.1. Tầng 1 – Tầng Vật lý (Physical)
Đây là sự kết hợp giữa tầng Vật lý và tầng liên kết dữ liệu của mô hình OSI.
Tầng này chịu trách nhiệm truyền dữ liệu giữa hai thiết bị trong cùng một mạng.
Tại đây, các gói dữ liệu được đóng vào khung (gọi là Frame) và được định tuyến đi đến
đích đã được chỉ định ban đầu.
2.2. Tầng 2 – Tầng mạng (Internet) – IP
Cũng gần giống như tầng mạng của mô hình OSI.
Tại TCP/IP, tầng 2 – tầng mạng (Internet) cũng được định nghĩa là một giao thức chịu
trách nhiệm truyền tải dữ liệu một cách logic trong mạng.
Các phân đoạn dữ liệu sẽ được đóng gói (Packets) với kích thước mỗi gói phù hợp với
mạng chuyển mạch mà nó dùng để truyền dữ liệu.
Lúc này, các gói tin được chèn thêm phần Header chứa thông tin của tầng mạng và tiếp
tục được chuyển đến tầng tiếp theo.
Các giao thức chính trong tầng là IP, ICMP và ARP.
 IP – Internet Protocol
 ICMP – Internet Control Message Protocol
 IGMP- Internet Group Message Protocol
2.3. Tầng 3 – Tầng Giao vận (Transport layer) – TCP
Chức năng chính của tầng 3 là xử lý vấn đề giao tiếp giữa các máy chủ trong cùng một
mạng hoặc khác mạng được kết nối với nhau thông qua bộ định tuyến.
Đây là lớp điều khiển giao tiếp máy chủ tới máy chủ, còn được gọi là Tầng giao vận.
Tầng truyền tải sẽ phụ trách luồng dữ liệu giữa 2 trạm thực hiện các ứng dụng của lớp
trên. Tầng này có 2 giao thức chính là:
TCP – Transmission Control Protocol: cung cấp luồng dữ liệu tin cậy giữa 2 trạm nhờ
nhiều cơ chế.
Ví dụ như chia nhỏ các gói tin ở tầng trên thành các gói tin có kích thước thích hợp cho
tầng mạng bên dưới, báo nhận gói tin, đặt hạn chế thời gian timeout để đảm bảo bên nhận
biết được các gói tin đã gửi đi.
UDP – User Datagram Protocol: gửi dữ liệu từ trạm này tới trạm kia mà không đảm
bảo các gói tin đến được tới đích.
2.4. Tầng Ứng dụng (Application)

Đây thực tế là lớp giao tiếp trên cùng của mô hình. Tầng Ứng dụng đảm nhận vai trò giao
tiếp dữ liệu giữa 2 máy khác nhau thông qua các dịch vụ mạng khác nhau như chính tên
gọi của nó. Các dịch vụ mạng đó có thể là duyệt web, chat, gửi email, một số giao thức
trao đổi dữ liệu: SMTP, SSH, FTP,…. Dữ liệu khi đến đây sẽ được định dạng theo kiểu
Byte nối Byte, cùng với đó là các thông tin định tuyến giúp xác định đường đi đúng của
một gói tin.
3. Nguyên lý hoạt động của TCP/IP là gì?
Nguyên lý hoạt động của TCP/IP được hiểu đơn giản như sau:
 Dữ liệu gửi từ tầng ứng dụng đi xuống ngăn xếp, mỗi tầng có những định nghĩa
riêng về dữ liệu mà nó sử dụng.
 Tại nơi gửi dữ liệu, mỗi tầng sẽ coi gói tin của tầng trên gửi xuống là dữ liệu của
nó và thực hiện thêm vào gói tin các thông tin điều khiển của mình sau đó chuyển
tiếp xuống tầng tiếp theo.
 Tại nơi nhận dữ liệu, quá trình sẽ diễn ra ngược lại, mỗi tầng thực hiện tách thông
tin điều khiển của mình ra rồi chuyển dữ liệu lên tầng trên.
4. Ưu điểm và nhược điểm của TCP/IP là gì?
Ưu điểm của mô hình TCP/IP:
 Không chịu kiểm soát của tổ chức nào trên thế giới.
 Tương thích với nhiều hệ điều hành khác nhau trên thiết bị sử dụng.
 Khả năng mở rộng cao với cấu trúc server-client.
 Không chịu sự kiểm soát của tổ chức nào. Vậy nên người dùng chúng ta có
thể sử dụng thỏa mái.
 Tương thích rất tốt với các mạng, hệ điều hành (OS) và các link kiện phần
cứng máy tính.
 Mô hình TCP/IP có khả năng định tuyến, mở rộng và nhận định được đường
dẫn tốt nhất thông qua mạng.
Nhược điểm của mô hình TCP:
 TCP/IP khó quản lý đối với người chưa thành thạo.
 Giao thức trong TCP/IP khó có thể thực hiện thay thế.
 Không hiệu quả khi mô tả những công nghệ mới hiện nay.
 Mô hình mạng TCP/IP có thể bị tấn công SYN (một kiểu tấn công từ chối dịch
vụ).
5. Có nhiều ứng dụng của mô hình TCP/IP trong thực tế, bao gồm:
Network Infrastructure: Mô hình này hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng mạng.
Các thiết bị mạng như router, switch, firewall đều sử dụng các giao thức TCP/IP để
định tuyến, chuyển tiếp và kiểm soát dữ liệu.
Ứng dụng Internet: Hầu hết các ứng dụng sử dụng internet như trình duyệt web,
email, trò chơi trực tuyến đều dựa trên mô hình TCP/IP để gửi và nhận dữ liệu từ
máy chủ.
Công nghệ Mạng Máy Trong Mạng (Intranet): Các doanh nghiệp thường xây
dựng mạng nội bộ (intranet) sử dụng mô hình TCP/IP để cho phép các thiết bị và
máy tính trong mạng nội bộ giao tiếp với nhau
Internet of Things (IoT): Thiết bị IoT như cảm biến thông minh, thiết bị gia đình
thông minh cũng sử dụng các giao thức TCP/IP để kết nối và truyền thông dữ liệu.
Ứng dụng Di Động: Các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính
bảng sử dụng mô hình TCP/IP để kết nối và truy cập internet.
Truy cập Internet: Mô hình TCP/IP là cơ sở cho việc kết nối các thiết bị với
Internet thông qua giao thức IP.
Dịch vụ mạng: TCP/IP cung cấp nền tảng cho việc cung cấp các dịch vụ như
email, web hosting, video streaming, và nhiều dịch vụ trực tuyến khác đều dựa trên
mô hình TCP/IP để gửi và nhận dữ liệu từ máy chủ.
6.So sánh mô hình OSI và TCP/IP

Giữa mô hình OSI và TCP/IP đều có những ưu, nhược điểm riêng và nó cũng được
áp dụng cho từng trường hợp cụ thể.
Đối với mô hình OSI thì nó sẽ được sử dụng để mô phỏng quá trình đóng mở gói dữ
liệu (nhưng ít được áp dụng trong thực tế). Mỗi tầng đều thực hiện một chức năng
riêng biệt và không có sự kết hợp giữa các tầng.
Còn mô hình TCP/IP thì lại được áp dụng rộng rãi trong thực tế do có khả năng
tương thích với các hệ thống mạng, hệ điều hành, phần cứng… Có sự kết hợp ở
trong cùng 1 tầng, ví dụ như tầng Application và Network Access.
6.1. Điểm giống nhau giữa OSI và TCP/IP?
 Đều là mô hình Logic.
 Xác định tiêu chuẩn Network.
 Đều có lớp Network và lớp Transport.
 Chia quá trình giao tiếp Network thành các lớp (Layer).
 Đều sử dụng kỹ thuật chuyển Packet.
 Cho phép sử dụng kết hợp các thiết bị, thành phần mạng của các nhà sản xuất khác
nhau.
6.2. Sự khác nhau cơ bản giữa mô hình OSI và TCP/IP?
OSI TCP/IP
MỨC ĐỘ PHỔ Ít được sử dụng thực tế Được sử dụng phổ biến
BIẾN

SỐ TẦNG 7 4

CÁCH GIAO TIẾP Nhiệm vụ riêng biệt giữa các Có sự liên kết chặt chẽ để thực
GIỮA CÁC TẦNG tầng, không có sự kết hợp hiện nhiệm vụ
giữa bất cứ tầng nào.

SỰ PHỤ THUỘC Độc lập Phụ thuộc vào giao thức

SỰ PHÁT TRIỂN Xây dựng mô hình trước và Xây dựng mô hình sau và phát
giao thức dựng sau. triển giao thức trước.

CÁCH TIẾP CẬN Tiếp cận theo chiều dọc. Tiếp cận theo chiều ngang.

TRUYỀN THÔNG Cả kết nối định tuyến và Hỗ trợ truyền thông không kết
không dây nối từ tầng Network
Tóm lại là, mô hình TCP/IP là một mô hình thực tế, có tính ứng dụng cao hơn khi nó đặt
ra các tiêu chuẩn mà Internet được tạo ra. Trong khi đó, mô hình OSI cung cấp các hướng
dẫn về cách giao tiếp phải được thực hiện.

You might also like