You are on page 1of 49

Trường Đại Học Thông Tin Liên Lạc

Khoa Kỹ Thuật Viễn Thông

NỘI DUNG I: DÒNG DỮ LIỆU VÀ TRUYỀN DÒNG DỮ


LIỆU ĐA HƯỚNG
I. Dòng dữ liệu
A. Khái niệm và ứng dụng
- Dữ liệu đa phương tiện cần được hiểu là nhiều loại dữ liệu sẽ được thu thập,
gửi đi và hiển thị một cách đồng thời. Theo ngữ cảnh của truyền dữ liệu đa
phương tiện, ta có thể phân loại dữ liệu trên thành 2 loại:

+ Dữ liệu rời rạc (discrete media): Gồm các loại dữ liệu mà khi hiển thị không
bị bó buộc chặt chẽ về thời gian.
+ Dữ liệu liên tục: Dữ liệu này có một yêu cầu chặt chẽ về thời gian hiển thị và các
thông tin này được nhúng bên trong dữ liệu, ví dụ đó là dữ liệu video, audio. Dữ
liệu video thường được mã hóa theo các frame được hiển thị tuần tự với một tần số
nào đó (25 hình/giây) (frame per second fps).

- Với 2 loại dữ liệu đa phương tiện đã bàn ở trên, ta chỉ tập trung vào truyền dữ liệu
liên tục trong phần còn lại của bài học. Chúng ta có thể phân lớp việc truyền dữ liệu
đa phương tiện liên tục thành 2 loại: truyền thời gian thực và truyền bán thời gian
thực.
+ Truyền dữ liệu thời gian thực: dữ liệu phải truyền từ nguồn và hiển thị tại
đích với độ trễ cho trước. Truyền thời gian thực thường được sử dụng để người
dùng tương tác với nhau như: Internet Phone, đàm thoại video từ xa.

Truyền dữ liệu liên tục thời gian thực trong hội đàm video.
+ Truyền dữ liệu bán thời gian thực: Không cho trước thời gian trễ, thay vào
đó, hệ thống phải truyền sao cho đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu và toàn vẹn
thời gian hiển thị, đồng thời giảm thời gian trễ ở mức tối đa. Ví dụ của việc truyền
dữ liệu bán thời gian thực là dịch vụ video theo yêu cầu (Video on demand).

Truyền dữ liệu bán thời gian thực trong hệ thống VOD


B. Truyền dòng dữ liệu dùng giao thức TCP/UDP
1 . TCP (Transmission Control Protocol)
- TCP là một giao thức cần "kết nối" giữa máy gửi và máy nhận. Chính vì vậy nó
được gọi là connection-oriented.
- TCP đảm bảo chuyển giao dữ liệu tới nơi nhận một cách đáng tin cậy và đúng thứ
tự.
- Giao thức điều khiển vận chuyển, nằm ở lớp Transport trong mô hình OSI và là
một trong những giao thức cốt lõi của bộ giao thức TCP/IP, nhằm kết nối các máy
tính trên mạng với nhau, chia sẻ và trao đổi dữ liệu.
- Hỗ trợ nhiều giao thức ứng dụng phổ biến trên Internet như HTTP, FTP, SMTP…
Trong bộ giao thức TCP/IP, TCP là tầng trung gian giữa Internet Protocol (IP) bên
dưới và tầng ứng dụng bên trên, là giao thức truyền dữ liệu chính xác, tin cậy TCP
đòi hỏi phải thiết lập kết nối trước khi truyền dữ liệu. Đó là quá trình bắt tay 3 bước
(3-way handshake).
Các kết nối sử dụng TCP có 3 giai đoạn kết nối:
1. Thiết lập kết nối.
2. Truyền dữ liệu.
3. Kết thúc kết nối.
TCP giải quyết nhiều vấn đề nhằm cung cấp một dòng dữ liệu đáng tin cậy
như:
* Dữ liệu đến đích đúng thứ tự.
* Sửa lỗi dữ liệu ở mức tối thiểu (thật ra là truyền lại).
* Dữ liệu trùng lặp bị loại bỏ.
* Các gói tin thất lạc/loại bỏ được gửi lại.
* Kiểm soát tắc nghẽn giao thông trong việc truyền/nhận dữ liệu.
2. UDP (User Datagram Protocol)
- UDP là giao thức không cần "kết nối" giữa máy gửi và máy nhận. Chính vì vậy
được gọi là connectionless. Trong giao thức UDP khi hai ứng dụng muốn giao tiếp
với nhau chúng không tạo ra kết nối mà chỉ đơn thuần gửi các gói tin một cách độc
lập từ máy này tới máy khác. Các gói tin như vậy gọi là các datagram.
- UDP thích hợp với rất nhiều ứng dụng dựa vào một số đặc điểm như sau:
+ No connection establishment: TCP đòi hỏi quá trình bắt tay 3 bước trước khi thiết
lập một kết nối, UDP không yêu cầu quá trình thiết lập này.
+ No connectin state: TCP lưu giữ trạng thái kết nối (thông số gửi và nhận gói tin,
ACK, sequence number,…) làm tốn tài nguyên hệ thống. UDP không hề lưu giữ .
+ Small segment header overhead: Header của TCP chứa 20 bytes dữ liệu, header
của UDP chỉ có 8 bytes.
+ Unragulated send rate: TCP có cơ chế điều tiết tốc tộ truyền khi gặp những link
hỏng hay khi mạng bắt đầu bị đụng độ. UDP phụ thuộc vào tốc độ của ứng dụng
phục vụ việc truyền gói, không phụ thuộc vào mạng có bị đụng độ
C. Truyền dòng dữ liệu dùng các giao thức RTP, RSTP
1. Giao thức RSTP (Realtime streaming protocol)

- RSTP là giao thức ở tầng application được thiết kế để điều khiển sự truyền dữ liệu
đa phương tiện (như play, pause, seek) với thông tin thời gian đi kèm (như audio,
video). Cú pháp của RSTP gần giống như cú pháp của HTTP/1.1, do đó dễ thực hiện
và triển khai. Bên cạnh những điểm tương tự, nó có một số điểm khác nhau quan
trọng.
+ Thứ 1, RSTP là giao thức trạng thái (stateful), do đó yêu cầu client duy trì thông
tin về phiên streaming qua các request RSTP.

+ Thứ 2 cả RSTP client và server đều có thể đưa ra RSTP request.

+ Cuối cùng, dữ liệu đa phương tiện được truyền ngoài dải dùng protocol riêng biệt
(có thể là giao thức RTP).
Giao thức trao đổi trong một phiên streaming media.
2. Giao thức RTP ( Realtime Transport Protocol )
RTP được thiết kế để truyền dữ liệu trong các ứng dụng thời gian thực như hội
đàm audio, video.

Định dạng của gói tin RTP header


 V: là số phiên bản, với phiên bản hiện tại V=2.
 P là bit padding, bit này bật khi có padding bytes.
 Bit X được bật nếu có 1 header mở rộng sau header cố định này.
 CC là số lượng xác định nguồn đóng góp cho payload.
 M được dùng như 1 bộ phận đánh dấu, định nghĩa bởi 1 profile
 PT là kiểu của payload, được định nghĩa trong profile.
- RTP được thiết kế độc lập với các giao thức ở tầng thấp hơn. Trên Internet các gói
tin RTP được chuyển đi bằng giao thức UDP.

- Có thể thực hiện ghép (multiplexing) nhiều luồng dữ liệu RTP trong 1 máy (mỗi
luồng dùng 1 cổng UDP). RTP cũng hỗ trợ cả vận chuyển đơn tuyến (unicast) và
vận chuyển đa tuyến (multicast) như IP multicast.

- RTP định nghĩa một giao thức điều khiển gọi là RTCP (RTP control protocol) để
cung cấp các chức năng điều khiển như: đồng bộ hóa, báo cáo thống kê gói tin
nhận về...
II. TRUYỀN DÒNG DỮ LIỆU ĐA HƯỚNG (multicast streaming)
A. Tổng quan về multicast streaming
1. Unicast
- Unicast là phương thức truyền tin cơ sở của IP network. Với unicast một máy
truyền và chỉ có một máy nhận theo kiểu point to point. Hiện nay hầu hết các ứng
dụng mạng được phát triển và sử dụng trên nền phương thức unicast như HTTP,
Telnet, FTP…
2. Multicast
- Multicast là cách truyền dữ liệu từ một - nhiều (one-to-many). Cách truyền này
khác với unicast - gửi thông tin trên mạng theo cách truyền gói tin một - một (one-to-
one). Nếu multicast có thể so sánh với cuộc gọi chung cho nhiều người (conference
call) thì unicast có thể so sánh với cuộc gọi riêng giữa hai người.
3. Broadcast
- Broadcast được mô tả như truyền thông tin cho toàn mạng, tất cả các điểm
trong mạng đều nhận được thông báo này.
- Broadcast được hỗ trợ trong mạng LAN và được sử dụng để gửi những gói tin
giống nhau đến các máy trong mạng LAN (ví dụ ARP được sử dụng gửi địa chỉ đến
toàn bộ máy trong mạng LAN). Network protocol (như IP) hỗ trợ khuôn dạng gói tin
để gửi đến bất kỳ hệ thống nào trong logical network.
B. Các mô hình multicast streaming
1. IP multicast
- IP multicast là cơ chế gửi một thông điệp từ một nguồn duy nhất đến một nhóm
chọn lựa các địa chỉ đích thông qua một hạ tầng mạng lớp 3 trong một dòng dữ liệu.

Mô hình IP multicast
- Trong cây multicast của mô hình truyền tin multicast tầng mạng, các bộ định tuyến
đóng vai trò là các node trong thân cây, có nhiệm vụ chuyển tiếp các gói tin
multicast tới các máy nhận, là các node lá của cây multicast.

Bộ định tuyến trong truyền tin multicast tầng mạng


2. Multicast tầng ứng dụng
- Multicast tầng ứng dụng không thay đổi và phá vỡ hệ thống mạng. Thay vào đó,
nó chỉ thực hiện chức năng truyền multicast trên các máy cuối ở tầng ứng dụng. Từ
tầng ứng dụng sẽ truyền xuống các tầng mạng và tầng giao vận. Ở các tầng thấp
hơn, cơ chế hoàn toàn không thay đổi.

Truyền thông multicast tầng mạng và ứng dụng


- Có hai thông số đo đạc tính chất của việc truyền multicast trên tầng phủ: stress
và stretch. Stress được xác định theo từng kết nối và đếm số gói tin được gửi đi
bởi một giao thức ở tầng mạng dưới. Stretch được đo bởi mỗi máy và là tỷ lệ của
chiều dài từ nguồn đến thành viên ở một mạng phủ theo đường dẫn unicast.

- Nhìn chung, các giao thức tầng mạng có thể được đánh giá theo ba hướng:
+ Chất lượng của đường truyền dữ liệu: là chất lượng của cây được đo bởi một số
thông số stress, stretch và cấp độ node
+ Độ mạnh yếu của tầng phủ: Độ mạnh yếu của các giao thức tầng ứng dụng được
đo bởi việc đo đạc sự mất mát dữ liệu truyền khi các thành viên bị lỗi và thời gian
mà nó cần để giao thức có thể khôi phục lại để truyền cho các thành viên khác.
+Quá tải:để sử dụng hiệu quả tài nguyên mạng, quá tải điều khiển ở mỗi thành viên
nhỏ. Đó là một thông số giá thành quan trọng để đo đạc tính mở rộng của thành
viên.
Trường Đại Học Thông Tin Liên Lạc
Khoa Kỹ Thuật Viễn Thông

NỘI DUNG II: CÁC VẤN ĐỀ VỀ TRUYỀN HÌNH


I. Truyền thoại qua IP (Voice over IP)
A. Các mô hình
- PC to PC
- PC to Phone
- Phone to Phone
Các kỹ thuật nén: Xử lý dữ liệu nén, hạ tầng
mạng, giao thức QoS
Các giao thức VoIP: TCP-UDP/IP,
RTP/RTCP, RSVP, RTSP…
Các giải pháp công nghệ và chuẩn: H323,
SIP-Asterisk
Các loại dịch vu: Thoại VOIP, Voice mail,
Voice chat
B. Các thành phần
- IP Phone: Hệ thống điện thoại sử dụng trên mạng IP các giao thức VoIP: H323,
SIP…
- Tổng đài thoại PBX là thành phần quan trọng nhất trong hệ thống VoIP. PBX hoạt
động trên nền IP có những tiện ích
- Dễ dàng mở rộng, nâng cấp
- Dễ dàng quản lý
- Khả năng kết hợp các ứng dụng khác trên nên mạng IP
- Gatekeeper: Cung cấp tính năng điều khiển cuộc gọi trong vùng quản lý: Dịch
địa chỉ, quản lý băng thông, quyền truy nhập
- Gateway: Thiết bị dùng để kết nối giữa mạng VoIP và mạng PSTN, thực hiện
chức năng chuyển số IP sang số điện thoại thông thường và ngược lại
- Call Agent: Các phần mềm tương tác trên máy người dùng
C. Các dạng tín hiệu và các giao thức trong hệ thống VOIP
1. Tín hiệu truyền nhận tiếng nói thoại
- Là loại tín hiệu dùng để kết nối giữa các tổng đài thoại truyền thông.
- Trong hệ thống VoIP, các tín hiệu này sẽ được dùng để kết nối giữa hệ thống VoIP
và các tổng đài thoại PSTN.
- Các tín hiệu truyền nhận Voice phổ biến như: ISDN, SS7
2. Giao thức điều khiển VoIP
- Theo nguyên tắc hoạt động các cuộc thoại truyền thống, các cuộc thoại qua mạng
IP (VoIP) cũng cần được thiết lập, giám sát, và kết thúc cuộc gọi.
- Việc đó được thực hiện thông qua các giao thức điều khiển.
- Các giao thức điều khiển trong VoIP phổ biến gồm có:
+ H323,
+ SIP,
+ MGCP, H.248/ Megaco, SAP, Skinnys,…
3. Các giao thức truyền nhận Voice
Sau khi các cuộc thoại IP được thiết lập, dữ liệu thoại truyền nhận giữa nguồn và
đích được đóng trong các gói tin IP. Các giao thức đảm bảo gói tin sẽ được truyền
tới đúng đích và tương tác thời gian thực. Giao thức được sử dụng để truyền tải nội
dung: RTP/RTCP
II. Hệ thống hội thảo truyền hình (Video Conferencing)
A. Yêu cầu thiết bị
- Các hệ thống HNTH đa điểm gồm 4 thành phần cơ bản: thiết bị đầu cuối HNTH
(Thiết bị VCS), thiết bị điều khiển đa điểm (MCU), Gateway và Gatekeeper. Ngoài
ra còn có các thiết bị tùy chọn khác. (thiết bị chia sẻ dữ liệu, thiết bị ghi hình lại
hình ảnh Video Conferencing, thiết bị lập lịch và quản lý hội nghị, …)
- Thiết bị VCS: Có chức năng thu nhận hình ảnh, âm thanh (qua camera, micro) mã
hóa chúng rồi chuyển qua giao diện mạng. Các VCS còn có cổng giao tiếp với máy
tính (PC, Laptop) cho phép kết nối và trình chiếu các tài liệu từ máy tính vào phiên
làm việc HNTH.

- Thiết bị MCU: Có chức năng điều khiển đa điểm, cho phép kết nối nhiều VCS
vào một phiên làm việc HNTH. Hình ảnh, âm thanh từ các thiết bị VCS được nhận
về, trộn và chia hình hiển thị theo yêu cầu của người quản lý hệ thống. MCU còn hỗ
trợ kết nối các đầu cuối thoại (Voice only) vào phiên làm việc HNTH. Để đáp ứng
yêu cầu làm việc đa phương tiện, đa mạng thiết bị MCU còn hỗ trợ chuyển mã
(transcoding) các yếu tố liên qua đến chất lượng HNTH như: giao diện mạng, băng
thông, chuẩn mã hóa Video/Audio, tốc độ khung hình…
- Thiết bị Gateway: Có chức năng chuyển đổi tín hiệu giữa 2 mạng khác nhau, làm
nhiệm vụ giao tiếp, chẳng hạn như giao tiếp giữa mạng H.323 (mạng IP) và mạng
H.320 (mạng ISDN).

- Thiết bị Gatekeeper: Là thành phần tùy chọn trong hệ thống nhưng có vai trò
quan trọng trong việc điều khiển việc thiết lập cuộc gọi, quản lý thiết bị và kiểm
soát băng thông.
Các yêu cầu trên đây chỉ cần thiết trong hệ thống hội nghị truyền hình đa điểm (3
điểm trở lên), trong trường hợp hội nghị giữa 2 điểm thì chỉ cần 2 thiết bị VCS tại 2
điểm.
B. Yêu cầu đường truyền
- Đường truyền sử dụng trong giải pháp HNTH là đường ISDN hoặc IP.
- Đối với hệ thống HNTH đa điểm SD (bao gồm các dòng ký hiệu là VSX ), đường
truyền tại các site nhánh phải đạt ít nhất 384 Kbps đối xứng.
- Đối với hệ thống HNTHđa điểm HD (bao gồm các dòng ký hiệu là HDX), đường
truyền tại các site phải đạt ít nhất 1Mbps đối xứng.
- Đường truyền đến MCU phải bằng đường truyền tại các site cộng lại.
- Trong trường hợp sử dụng đường truyền IP, đường truyền tại các site phải cộng
thêm 20%-35% header của gói IP, nên để đạt yêu cầu về tốc độ, đường truyền đến
site nhánh phải đạt ít nhất 1.2Mbps. Để có đủ băng thông cần thiết cho cả video,
audio và content trong cuộc họp hội nghị đối với hệ thống dùng công nghệ HD và
460Kbps đối với công nghệ SD.
III. Truyền hình IP (Television over IP)
A. Giới thiệu dịch vụ truyền hình Internet (IPTV)
- IPTV: Là một hệ thống dịch vụ truyền hình số theo yêu cầu được cung cấp qua hạ
tầng mạng băng rộng ( ADSL, FTTH, ...) thông qua bộ giải mã Set-Top-Box truyền
tín hiệu lên tivi

B. Lợi ích khi sử dụng IPTV


- Có thể xem nội dung của các kênh truyền hình bất cứ lúc nào mà không lệ thuộc
giờ phát sóng của đài truyền hình.
- Xem phim, ca nhạc theo yêu cầu.
- Có nhiều chức năng giải trí khác như hát karaoke, chơi game, xem tin tức, mua
sắm,,,
C. Dịch vụ NetTV của Viettel
1. Kênh truyền hình ( Live TV )
- Dịch vụ này cung cấp cho khách hàng những chương trình truyền hình thu lại từ
hệ thống truyền hình mặt đất, truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh và truyền hình
riêng.
- Các kênh truyền hình được chia cụ thể theo vùng, miền:
+ Kênh trong nước: Kênh VTV ( 06 kênh ), 20 đài tỉnh (24 kênh), VTC (08 kênh
SD và 04 kênh HD), HTVC (07 kênh), TH cáp hà nội (06 kênh), HTV (06 kênh),
VCTV (6 kênh), SCTV (12 kênh)
+ Kênh nước ngoài: 9 kênh quốc tế miễn phí, Qnet (10 kênh), FOX (17 kênh), K+
(2 kênh)
2. Video theo yêu cầu (Video On Demand-VOD)
- Dịch vụ cho phép khách hàng lựa chọn xem phim, lưu lại trên sever gồm:
+ 2000 Video phim: gồm phim Holywood - phim Châu á - Phim Việt Nam
+ 2000 Video thể thao - Video hài
+ Video thời sự, tân cổ, cải lương, nhạc thiếu nhi, thời trang cuộc sống...

3. Âm nhạc theo yêu cầu (Music on Demand-MOD)


- Dịch vụ cho phép khách hàng lựa chọn nghe và xem các clip, video ca nhạc từ thư
viện của nhà cung cấp.
- Hiện nay dịch vụ âm nhạc theo yêu cầu của NetTV gồm 5000 Video âm nhạc và
15000 Mp3 âm nhạc
4. Karaoke (Karaoke on Demand-KOD)
- Mang đến cho khách hàng danh sách những bài hát được ưa chuộng trong nước và
quốc tế, lời bài hát xuất hiện dưới dạng text trên màn hình TV

5. Các dịch vụ GTGT


- Giáo dục : các chương trình video học cấp 1, 2, 3
- Báo đọc trên TV: theo thông tin từ các báo điện tử
- Thông tin mua sắm và thông tin thị trường, kết hợp với các siêu thị lớn như BiG C,
Metro, Media Mart để cung cấp giá và hướng dẫn tiêu dùng
6. Các tính năng chỉ có trên NetTV
- TSTV (Time shift TV): Vơi tính năng này, trong khi đang theo dõi các kênh truyền
hình, khách hàng có thể tạm dừng khi có việc đột xuất không thể xem tiếp được, sau
đó khi quay lại chỉ cần chọn xem tiếp
- TVOD (TV on Demand): Hệ thống đã lưu lại chương trình của tất cả các kênh
truyền hình trong 7 ngày trước đó, nên khách hàng có thể theo dõi lại bất kì chương
trình nào trong 7 ngày trước
- NPVR: Ghi lại các chương trình truyền hình hấp dẫn
- PIP (picture in picture): trên màn hình TV khách hàng có thể xem đồng thời 2 kênh
truyền hình 1 màn hình to và 1 màn hình bé.
IV. Hệ thống truyền hình theo yêu cầu (Video-on-demand System)
1. Trả tiền theo từng chuyên mục (iPPV):
- Là dịch vụ trả tiền theo từng lần xem. iPPV là một giải pháp hiệu quả bởi vì đôi
khi bạn chỉ quan tâm đến một số chuyên mục nhất định chứ không muốn xem tất cả
các kênh.
2. Quảng cáo (Live channel & Advertising):
- Quảng cáo trên kênh trực tuyến là dịch vụ cho phép khách hàng doanh nghiệp có
nhu cầu đặt quảng cáo trên MyTV qua nhiều hình thức: TVC, Panel, Logo, Text...
3. Sóng phát thanh (Broadcast audio channel):
Là dịch vụ nghe sóng phát thanh theo yêu cầu. Với một danh sách định sẵn có trong
hệ thống các chương trình phát thanh được phát trực tiếp theo chuyên đề cụ thể như
âm nhạc, chính trị, kinh tế, xã hội... Bạn có thể lựa chọn và nghe các chương trình
phát thanh trong nước, quốc tế qua hệ thống MyTV.
4. Chia sẻ ảnh và clip (Media sharing):
- Tính năng này cho phép khách hàng MyTV có thể tạo, lưu trữ và quản lý các
album ảnh, clip của mình.
Ngoài ra, các giai đoạn tiếp theo sẽ có các dịch vụ tương tự nhưng với chất lượng
cao (High Definition) và thêm một số dịch vụ gia tăng giá trị khác.
V. Truyền hình tương tác
A. Truyền hình tương tác là gì?
B. Công nghệ truyền hình tương tác
Truyền hình tương tác có thể được định nghĩa bằng sự thay thế máy thu hình
truyền thống bởi các thiết bị cho phép người sữ dụng nhận được các thông tin và
các dịch vụ bằng cách sử dụng bộ điều khiển từ xa và bàn phím.
1. Các thành phần tạo thành môi trường truyền hình tương tác:
- Khán giả tại gia đình;
- Nhà cung cấp thiết bị (người sản xuất các thiết bị truyền hình tương tác);
- Nhà cung cấp các dịch vụ và nội dung ( người quản lý các ứng dụng);
- Nhà cung cấp mạng (người cung cấp hạ tầng cơ sở).
2. Các thiết bị để thực hiện:
- Một máy thu hình;
- Một thiết bị đầu cuối (set-top unit) nối vào máy thu hình;
- Một máy chủ quản lý nội dung và dịch vụ;
- Một mạng truyền dẫn.
3. Máy thu hình (tivi)
- Ở hầu hết các gia đình, máy thu hình làm nhiệm vụ nhận các tín hiệu tương tự,
chuyển đổi và hiển thị chúng thành hình ảnh
- Một số máy thu hình có khả năng cung cấp âm thanh (dolby Digital/AC3) và hình
ảnh chất lượng cao (độ phân giải kép: 1250 dòng xen kẽ thay vì chỉ có 525 dòng).
Trường Đại Học Thông Tin Liên Lạc
Khoa Kỹ Thuật Viễn Thông

NỘI DUNG III: CÂY NHỊ PHÂN HUFFMAN VÀ


CHUẨN MÃ HÓA VIDEO H26X
I. Cây Nhị phân Huffman và ứng dụng
- Nén Huffman là một trong những phương pháp nén phổ biến. Việc mã hoá này
dựa trên phương thức mã hoá theo độ dài thay đổi của các Bit cho từng ký tự.
Công nghệ nén này có được là dựa trên cơ sở gán các mã ngắn hơn cho các ký tự
có tần suất xuất hiện lớn hơn. Để đảm bảo cho kết quả giải mã là duy nhất nếu
không có mã nào là tiền tố của mã khác. Các ký tự được lưu dưới dạng tần xuất
xuất hiện của chúng.
- Số lượng các Bit của các ký tự được mã hoá là khác nhau. Ký tự có tần xuất
xuất hiện lớn nhất được mã hoá bằng số bit ngắn nhất.
- Để xác định được bảng mã Huffman, chúng ta đi xây dựng cây nhị phân.
- Bảng mã Huffman sẽ được truyền đi dưới dạng dữ liệu đã được nén.
 Cách thức xây dựng cây nhị phân (Binary Tree)
– Các ký tự được mã hoá được gán là các lá của cây
– Các nút (Nodes) chứa giá trị tần xuất xuất hiện của các ký là các cây con
(subtree).
– Bit 0 và 1 được gán trên các nhánh của cây, vì vậy mà có thể có nhiều cách
giải mã cho cùng một dữ liệu mã hoá.
– Cuối cùng thiết lập ra bảng mã Huffman.
Ví dụ: Cho tần suất xuất hiện của các kí tự như sau:
P(ABCDE)=1
P(A)=0.16

P(B)=0.51 1 0

P(C)=0.09

P(ACDE)=0.49 P(B)=0.51
P(D)=0.13

0
1
P(E)=0.11

P(CE)=0.20 P(AD)=0.29

1 0 1 0

P(C)=0.09 P(E)=0.11 P(D)=0.13 P(A)=0.16


Ta có bảng mã hóa Huffman như sau:

Gọi l(s) là độ dài từ mã gán cho ký tự s. Để


thực hiện việc mã hoá bằng cách đưa ra số
lượng trung bình bit/ký tự để mã hoá, đó là:
E[l]=l(a)P[a]+l(b)P[b]+l(c)P[c]+l(d)P[d]+l(
e)P[e]
= 2. (.25)+2(.25)+2(.25)+3(.125)+3(.125)
= 2.25 bits/ký tự
II. Chuẩn mã hóa video H26X
1. Chuẩn H.261
- Khuyến cáo H.261 của CCITT là chuẩn nén cho các dịch vụ hội nghị truyền
hình và điện thoại truyền hình qua mạng số dịch vụ tích hợp ISDN ở tốc độ n
× 64Kbps.
- Chuẩn này có 2 đặc tính quan trọng là ngưỡng trễ mã hoá tối đa là 150ms vì
trễ này phù hợp với truyền thông video hai chiều dựa vào cảm nhận của
người xem về hình ảnh phản hồi trực tiếp và dễ dàng thực hiện mạch tích hợp
VLSI chi phí thấp cho việc thương mại hoá sản phẩm rộng rãi.
2. Chuẩn H.263
- H.263 là chuẩn dành cho video tốc độ thấp 46 Kbps dùng trong các ứng
dụng hội nghị từ xa qua mạng PSTN.
- Chuẩn này có cả đặc tính của MPEG-1 và MPEG-2. Mã hoá video của
H.263 dựa trên chuẩn H.261 và thực chất nó là phiên bản mở rộng của
H.261 với phương pháp mã hoá video kết hợp DPCM/DCT.
- Cả hai chuẩn này đều dùng kỹ thuật chính như DCT, bù chuyển động, mã
hoá chiều dài từ mã thay đổi, lượng tử hoá vô hướng và xử lý trên cấp
macroblock.
- Duy chỉ có khái niệm về khung PB trong H.263 là khá đặc biệt, tên PB có
nguồn gốc từ P và B, là sự kết hợp của P và B.
3. Chuẩn H264
- Chuẩn nén MPEG-4AVC hay còn gọi là H.264/MPEG-4 Part 10 được sử
dụng để truyền dẫn video trên đối tượng là mạng Internet.
- Ưu điểm của H264 so với các chuẩn trước đó:
+ Phân chia mỗi hình ảnh thành các Block bao gồm nhiều điểm ảnh.
+ Có Dự đoán về không gian nhờ Khai thác triệt để sự dư thừa về mặt không
gian tồn tại giữa các hình ảnh liên tiếp bởi một vài mã của những Block gốc.
- Khai thác sự phụ thuộc tạm thời giữa các Block của hình ảnh liên tiếp, do đó chỉ
cần mã hoá những chi tiết thay đổi giữa các ảnh liên tiếp. Việc này được thực hiện
thông qua dự đoán và bù chuyển động.
+ Bất kỳ Block nào cũng có thể được thực hiện từ một hoặc vài ảnh mã hoá trước
đó hay ảnh được mã hoá sau đó để quyết định Vector chuyển động (Các Vector
được sử dụng trong bộ mã hoá và giải mã để dự đoán các loại Block).

+ Khai thác tất cả sự dư thừa về không gian còn lại trong ảnh bằng việc giải
mã các Block dư thừa. Ví dụ như sự khác biệt giữa các Block gốc và Block dự
đoán sẽ được mã hoá thông qua quá trình biến đổi, lượng tử hoá và mã hoá
Entropy.
- Profile xác định tập các công cụ mã hoá hoặc các thuật toán mã hoá có thể được
sử dụng để tạo ra các dòng bít tương thích. Level đặt ra những giới hạn cho những
thông số chủ yếu nhất định của dòng bít.

You might also like