You are on page 1of 16

I.

CƠ BẢN VỀ MẠNG MÁY TÍNH


II. MẠNG MÁY TÍNH
- Khái niệm: tập hợp các máy tính kết nối với nhau dựa trên một kiến trúc nào đó để trao đổi
dữ liệu
+ Máy tính: máy trạm, máy chủ, bộ định tuyến…
+ Kết nối bằng một phương tiện truyền
+ Theo một kiến trúc mạng
- Kiến trúc mạng: Hình trạng (topology) và giao thức (protocol)
+ Hình trạng mạng: trục, vòng, sao…

+ Thực tế là sự kết hợp của nhiều topo khác nhau


+ Giao thức: quy tắc về việc gửi hoặc nhận thông tin
+ Ví dụ: TCP, UDP, IP, HTTP, Telnet…
III. MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG
- Băng thông (bandwidth – R ): lưu lượng dữ liệu tối đa được truyền trong một đơn vị thời
gian
- Độ trễ ( Latency):
+ Độ trễ truyền dẫn: là thời gian truyền một bit từ nguồn tới đích. Độ dài liên kết/ tốc độ
tín hiệu
+ Độ trễ truyền tin: là thời gian tín hiệu đi từ nguồn tới đích. Kích thước data/ băng
thông.
- Mạng chuyển mạch kênh:
+ 3 giai đoạn của quá trình truyền tin: thiết lập kênh truyền – truyền data – giải phóng
kênh truyền
+ Nhược điểm: không truyền đồng thời data từ nhiều máy chủ được -> lãng phí khả
năng của kênh truyền
- Mạng chuyển mạch gói:
+ Dữ liệu được chia thành gói nhỏ và được chuyển qua mạng, mỗi gói tin được định
tuyến độc lập
+ Hai kĩ thuật chuyển tiếp: chuyển mạch gói dữ liệu (IP) và chuyển mạch kênh ảo (MPLS)
+ Nhược điểm: tốc độ chuyển chậm hơn vì phải phân tích gói tin để chọn đầu ra kênh
- Truyền thông hướng liên kết:
+ Dữ liệu được truyền qua một liên kết đã được thiết lập theo 3 giai đoạn: thiết lập liên
kết – truyền data – hủy liên kết
+ Tin cậy
- Truyền thông không liên kết:
+ Không thiết lập liên kết, chỉ có giai đoạn truyền dữ liệu (không đảm bảo được sự sẵn
sàng của bên nhận vì không thiết lập liên kết)
+ Không tin cậy
IV. PHÂN LOẠI MẠNG MÁY TÍNH
- Có nhiều cách phân loại mạng máy tính: theo công nghệ, theo thiết bị đầu cuối, theo kích
thước…
- Một cách phân loại mạng: LAN, MAN, WAN, GAN
+ LAN ( Local Area Networks): phạm vi thông thường 1 tòa nhà, một chi nhánh, tổ chức
+ Wireless LAN ( mạng cục bộ không dây): ví dụ WIFI
+ Wired LAN ( mạng cục bộ có dây): ví dụ Ethernet
+ MAN ( Metro Area Networks): bao phủ một đô thị
+ Ví dụ: mạng truyền hình cáp, mạng trục của các nhà cung cấp dịch vụ Internet
+ WAN ( Wide Area Networks): bao phủ một quốc gia, vùng lãnh thổ…
+ Ví dụ: mạng dùng để kết nối giữa các chi nhánh của doanh nghiệp
+ Đặc trưng công nghệ: gồm phần chuyển mạch; sử dụng đường truyền dài để
kết nối giữa các phần của mạng
+ GAN ( Global Area Networks): kết nối của các mạng khác nhau, ví dụ Internet
- Vì sao phải phân tầng ?
+ Đối với hệ thống phức tạp nguyên lí “ chia để trị “, giúp dễ dàng bảo trì và nâng cấp hệ
thống
- Các mô hình tham chiếu
+ Mô hình OSI: bao gồm 7 tầng

+ Chức năng chung của các tầng


* Vật lí: truyền bits “trên đường truyền”
* Liên kết dữ liệu: truyền dữ liệu giữa các thành phần nối kết trực tiếp trong một mạng,
giải quyết lỗi về bits vì tầng vật lí chỉ đơn giản là truyền bits
* Mạng: truyền data giữa các nút mạng xa nhau: chọn đường, chuyển tiếp gói tin từ
nguồn đến đích
* Giao vận: xử lí việc truyền nhận data giữa các ứng dụng
* Phiên: đồng bộ hóa, check-point, khôi phục quá trình trao đổi
* Trình diễn: cho phép các ứng dụng biểu diễn dữ liệu..mã hóa, nén, chuyển đổi
* Ứng dụng: hỗ trợ các ứng dụng trên mạng
+ Mô hình TCP/IP:
Ví dụ về quá trình gửi dữ liệu từ nguồn, qua nút trung gian rồi đến đích

Quá trình đóng gói dữ liệu:

SAP ( Service Access Point):


V. CÁC ĐỊNH DANH TRÊN INTERNET
- Địa chỉ MAC ( Media Access Control): được dùng để xác định một thiết bị cụ thể trong
mạng, là một địa chỉ duy nhất được gán cho từng card mạng và được sử dụng lại tầng liên
kết. Địa chỉ MAC thường có dạng 6 cặp ký tự hex (ví dụ: 00:1A:2B:3C:4D:5E) và được in sẵn
trên thiết bị mạng, không thay đổi khi thiết bị tham gia vào các mạng khác nhau.

- Địa chỉ IP: giá trị phụ thuộc từng mạng, mỗi card mạng được gán một địa chỉ IP. Có hai
phiên bản IP là IPv4 (32bit) và IPv6 (128bit). Sử dụng trong tầng mạng
- Địa chỉ không được trực tiếp sử dụng ở tầng giao vận; thay vào đó, tầng giao vận sử dụng
cổng (port) để xác định dịch vụ hoặc ứng dụng mà dữ liệu đang giao tiếp. Các ứng dụng
được định danh bởi một địa chỉ IP và một số hiệu cổng. VD: 192.168.1.1:80
- Tên miền: là tên của một máy tính hay của một mạng máy tính. VD: www.hust.edu.vn
- Address Resolution Protocol
VI. TẦNG VẬT LÍ
- Đường truyền
+ Hữu tuyến: cáp đôi, cáp quang, cáp
+ Vô tuyến: radio, hồng ngoại, ánh sáng…
- Cáp xoắn đôi:

Xoắn lại với nhau để giảm nhiễu và cải thiện chất lượng truyền tải. UTP không có lớp chống
nhiễu, còn STP thì có
- Cáp đồng trục:
- Dải tần của các kênh truyền thông
- Phương thức truyền:
+ Đơn công – Simplex: data chỉ truyền theo 1 chiều
+ Song công – (Full) Duplex: data có thể truyền 2 chiều cùng 1 thời điểm
+ Bán song công – Half duplex: data có thể truyền 2 chiều nhưng tại 1 thời điểm chỉ
truyền được 1 chiều
- Hình thức truyền:
+ Nối tiếp
+ Song song

- Giao diện đường truyền:


+ DTE: là thiết bị cuối cùng của người sử dụng, nơi dữ liệu được tạo ra hoặc kết quả của
xử lý dữ liệu được hiển thị. VD: PC, Laptop, máy in…
+ DCE: là thiết bị chịu trách nhiệm cho việc định hình, đồng bộ hóa, và truyền dữ liệu
qua mạng. Nó đóng vai trò là cầu nối giữa DTE và mạng truyền thông. VD: Modem,
CSU/DSU…
- Mã hóa thông tin:
+ Các phương pháp mã hóa dữ liệu số:
* NRZ: NRZ-L, NRZI
* Hai pha: Manchester…

* Nhị phân đa mức: đa cực AMI, pseudotemary


- Tốc độ điều chế: số lượng kí hiệu phát trong 1 đơn vị thời gian ( Baud/s ). Ví dụ,
nếu một hệ thống truyền thông có tốc độ điều chế là 1000 baud, và mỗi biểu tượng đại diện
cho một bit, thì tốc độ truyền dữ liệu thực tế là 1000 bit mỗi giây. Nếu mỗi biểu tượng đại
diện cho 2 bits, thì tốc độ truyền dữ liệu sẽ là 2000 bit mỗi giây.
- Điều chế số - liên tục: điều chế là quá trình trong đó một trong những đặc tính
của tín hiệu song mang như biên độ, pha hoặc tần số được thay đổi theo tín hiệu băng cơ sở
+ Điều chế khóa dịch biên độ
+ // pha
+ // tần số
- Mã On-Off Keying (OOK)
VII. TầNG LIÊN KẾT DỮ LIỆU
- Triển khai trên hệ thống mạng:
+ Điều khiển truyền dữ liệu trên liên kết vật lý giữa 2 nút mạng kế tiếp
+ Triển khai trên mọi nút mạng
+ Cách thức triển khai và cung cấp dịch vụ phụ thuộc vào đường truyền
+ Đơn vị truyền: frame
- Triển khai trên các nút mạng:
+ Tầng liên kết dữ liệu được đặt trên NIC
+ NIC được kết nối với hệ thống bus
- Các chức năng chính:
+ Đóng gói
+ Địa chỉ hóa: dùng MAC
+ Điều khiển truy nhập đường truyền
+ Kiểm soát luồng: đảm bảo bên nhận không bị quá tải
+ Kiểm soát lỗi: phát hiện và sửa lỗi bit trong các khung tin
+ Chế độ truyền: simplex, half-duplex, full duplex
- Vấn đề kiểm soát lỗi:
+ Nguyên lí phát hiện lỗi: Đính theo dữ liệu mã kiểm soát lỗi EDC, được
tính toán dựa trên dữ liệu, sau khi nhận dữ liệu bên nhận tính lại mã EDC nếu trùng thì dữ
liệu không có lỗi
+ Các loại mã:
* Mã chẵn lẻ (parity)

* Mã checksum
Bên gửi:

Bên nhận:
* Mã vòng CRC ( Cyclic Redundancy Check )

- Làm gì sau khi phát hiện lỗi:


+ Báo nhận ACK
+ Báo lỗi NACK
- Phản ứng của bên gửi
+ Truyền lại nếu là NACK
+ Nếu không nhận được cả ACK/NACK thì timeout
- Các kĩ thuật phát nhận và báo lại:
ARQ: Automatic Repeat Request
Có 3 phiên bản chuẩn hóa ( 2 phiên bản nữa ở tầng 4 )
+ Stop and Wait ARQ: bên nhận sẽ gửi ACK báo nhận cho mỗi gói dữ liệu nếu
nhận được tốt, bên gửi chỉ phát tiếp dữ liệu nếu nhận được ACK của gói đã phát. Nếu gặp
timeout mà chưa nhận được ACK thì bên gửi sẽ gửi lại gói dữ liệu. Để loại bỏ gói tin trùng
lặp thì cần có số hiệu gói tin

- Phân loại các giao thức đa truy nhập:


+ Các phương pháp chia kênh: FDMA ( Frequency division multiple
access) , TDMA ( time //), CDMA (code //)

+ ĐIều khiển truy nhập ngẫu nhiên: Aloha


* Frame-time: thời gian truyền hết một fram có kích thước lớn nhất =
MTU/R
* Khi một nút mạng cần truyền dữ liệu: truyền ngay, nếu có đụng độ thì
truyền lại với xác xuất p, các frame sau truyền với xác xuất p, trong 1 frame-time chỉ truyền 1
frame

Slotted Aloha

* Các thiết bị muốn truyền dữ liệu sẽ đợi đến khi bắt đầu 1 khe thời gian
cụ thể, nếu xảy ra xung đột thì các thiết bị sẽ đợi một khoảng thời gian ngẫu nhiên trước khi
thử lại quy trình
* CSMA ( Carrier Sense Mutiple Accsess): Đa truy cập sử dụng sóng
mang ( nghe trước khi truyền )
Có 2 phiên bản là CSMA/CA và CSMA/CD
* Giải pháp của CSMA/CA (dùng trong mạng WIFI 802.11): trạm nào nghe thấy
đường truyền bận thì sẽ được chờ 1 khoảng thời gian ngẫu nhiên để truyền lại

* CSMA/CD: nghe trong khi truyền, dùng trong mạng có dây nên việc kiểm tra
năng lượng đường truyền dễ còn CSMA/CA dùng trong mạng không dây nên việc kiểm tra
mức năng lượng của đường truyền phức tạp

+ Phương pháp lần lượt:


* Token Passing: bit trạng thái: rỗi/bận; Nút mạng nhận được token rỗi,
không mang data thì được phép truyền data: thiết lập token về trạng thái bận, tổ chức dữ
liệu để truyền, token trở thành tiêu đề frame, sau khi truyền thì thiết lập lại trạng thái token
là rỗi; Nút đích sao chép data trên frame và trả lại frame cho nút nguồn; Token Bus là vòng
luân chuyển logic, Token Ring là vòng luân chuyển vật lí ( tức là truyền theo chiều vòng ) có
khả năng mất token
- Chuyển tiếp dữ liệu bằng Switch:
* Hoạt động cơ bản: Khi một thiết bị gửi gói tin đến switch, switch sẽ xem vào
địa chỉ đích của gói tin (địa chỉ MAC). Switch sử dụng bảng chuyển mạch (switching table) để
xác định cổng nào nên chuyển tiếp gói tin đến dựa trên địa chỉ MAC. Nếu địa chỉ MAC của
thiết bị đích đã được lưu trong bảng chuyển mạch, switch sẽ chuyển tiếp gói tin trực tiếp
đến cổng tương ứng. Nếu địa chỉ MAC không được tìm thấy trong bảng, switch sẽ chuyển
tiếp gói tin đến tất cả các cổng trừ cổng nguồn. Khi switch nhận được gói tin từ một cổng, nó
học địa chỉ MAC của thiết bị gửi và ghi vào bảng chuyển mạch cùng với thông tin về cổng
nguồn.
Điều này giúp switch xây dựng và cập nhật bảng chuyển mạch để có thể chuyển tiếp gói tin
một cách hiệu quả hơn trong tương lai.

You might also like