You are on page 1of 6

BÀI CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM

Sinh viên: Đào Minh Triết MSSV:1814426


Nhóm:
BÀI 3: PHÂN TÍCH CÁC PROTOCOL THÔNG DỤNG CỦA
TCP/IP
1. Trình bày quá trình đóng gói và gỡ gói của dữ liệu khi gửi qua mạng.
Đóng gói: là trong quá trình trao đổi, các gói dữ liệu được thêm vào một
số thông tin điều khiển bao gồm địa chỉ đích, mã phát hiện lỗi… việc thêm
thông tin điều khiển vào gói dữ liệu đươc gọi là quá trình đóng gói.
Gỡ gói: là việc làm ngược lại bước đóng gói, gỡ bỏ hết các header ở mỗi
lớp để đọc data.
2. Hãy so sánh các phương thức truyền unicast, broadcast, multicast?
Unicast Broadcast Multicast
Phương thức truyền tải từ Các gói tin sẽ được truyền từ Phương thức đa hướng: truyền
một nguồn gửi đến một một nguồn đến tất cả các tải từ một nguồn đến một nhóm
nguồn thu xác định (điểm – máy trong trạm mạng. máy xác định.
điểm). Các gói tin sẽ được xử lý ở Phương thức này phụ thuộc
Mô hình đơn giản tất cả trạm, đôi khi các trạm nhiều vào hạ tầng mạng chuyển
Khó đảm bảo chất lượng dịch còn không quan tâm đến dữ tiếp gói tin.
vụ khi quá nhiều người dùng. liệu này. Điều đó mang lại Multicast khắc phục được các
Khi số lượng người dùng việc tải lưu lượng vô ích với nhược điểm của 2 loại hình
lớn, số lượng kết nối cũng một số máy trạm và nhiều trước và phát huy sức mạnh của
tăng lên làm xảy ra một số khó khăn trong quá trình bảo chúng.
tình trạng như tắc nghẽn mật thông tin. Khác với Unicast, Multicast
băng thông, yêu cầu xử lý kết Phạm vi hoạt động trong giúp giảm lưu lượng mạng và
nối cũng gửi về máy chủ quá mạng LAN. xử lý ở nguồn phát.
nhiều làm quá tải. Khác với Broadcast, Multicast
Vẫn là hình thức truyền trong có thể được triển khai rộng và
mạng LAN và Internet. hoạt động trong Internet.
3. Hãy trình bày các trường trong khung Ethernet, gói IP và TCP.
 Khung Ethernet:
 Preamble: 10101010 (7 bytes giống nhau) báo cho các thiết bị trong
mạng là dữ liệu trên đường truyền, thực hiện đồng bộ thu phát.
 Start Frame: (10101011) chỉ ra nơi bắt đầu khung dữ liệu.
 Address field: chứa MAC addresses của nguồn và đích. Địa chỉ nguồn
phát theo unicast. Địa chỉ đích có thể phát theo cả unicast, multicast
hay broadcast.
 Type/Length: chỉ ra số byte PDU đang đến, là vùng tùy chọn.
 Data: Chưa toàn bộ là thông tin được truyền từ các giao thức lớp trên
xuống.
 CRC: 4 bytes, kiểm tra lỗi.
 Gói TCP: một gói tin CTP gồm hai phần header và dữ liệu, phần header
có 11 trường trong đó có 10 trường bắt buộc.
 Source port: Số hiệu của cổng tại máy tính gửi .
 Destination port: Số hiệu của cổng tại máy tính nhận.
 Sequence number: Trường này có hai nhiệm vụ. Nếu cờ SYN bật thì
nó là số thứ tự gói ban đầu và byte đầu tiên được gửi có số thứ tự này
cộng thêm một. Nếu không có cờ SYN thì đây là số thứ tự của byte
đầu tiên.
 Acknowledgement number: Nếu cờ ACK bật thì giá trị của trường
chính là số thứ tự gói tin tiếp theo mà bên nhận cần.
 Data offset: Trường có độ dài 4 bit quy định độ dài của phần header
(tính theo đơn vị từ 32 bit). Phần header có độ dài tối thiểu là 5 từ
(160 bit) và tối đa là 15 từ (480 bit).
 Reserved: Dành cho tương lai và có giá trị là 0.
 Flags (hay Control bits): Gồm 6 cờ
- URG: Cờ cho trường Urgent pointer
- ACK: Cờ cho trường Acknowledgement
- PSH: Hàm Push
- RST: Thiết lập lại đường truyền
- SYN: Đồng bộ lại số thứ tự
- FIN: Không gửi thêm số liệu
 Window: Số byte có thể nhận bắt đầu từ giá trị của trường báo nhận
(ACK)
 Checksum: 16 bít kiểm tra cho cả phần header và dữ liệu
 Options: là trường tùy chọn
 Gói IP:
 VERS (4 bit): chỉ ra phiên bản hiện hành của IP đang được dùng, có 4
bit. Nếu trường này khác với phiên bản IP của thiết bị nhận, thiết bị
nhận sẽ từ chối và loại bỏ các gói tin này.
 HLEN (4 bit): chỉ độ dài phần tiêu đề (Internet Header Length) của
datagram, tính theo đơn vị word (32 bits). Nếu không có trường này
thì độ dài mặc định của phần tiêu đề là 5 từ.
 Service Type (8 bits): cho biết các thông tin về loại dịch vụ và mức ưu
tiên của gói IP, có dạng cụ thể như sau:
- Precedence (3 bits): chỉ thị về quyền ưu tiên gửi datagram
- D (delay) (1 bit) : chỉ độ trễ yêu cầu
- T (Throughput) (1 bit) : chỉ số thông lượng yêu cầu
- R (Reliability) (1 bit): chỉ độ tin cậy yêu cầu
 Total Length (16 bits): chỉ độ dài toàn bộ datagram, kể cả phần header
(tính theo đơn vị bytes), vùng dữ liệu của datagram có thể dài tới
65535 bytes. Để biết chiều dài của dữ liệu chỉ cần lấy tổng chiều dài
này trừ đi HLEN.
 Identification (16 bit): cùng với các tham số khác (Source Address và
Destination Address) tham số này dùng để định danh duy nhất cho
một datagram trong khoảng thời gian nó vẫn còn trên liên mạng. Đây
là 1 số nguyên.
 Flags (3 bits): Liên quan đến sự phân đoạn (Fragment) của datagram.
 Fragment Offset (13 bits): Chỉ vị trí của đoạn (fragment) ở trong
datagram, tính theo đơn vị 64 bits, có nghĩa là mỗi đoạn (trừ đoạn
cuối cùng) phải chứa một vùng dữ liệu có độ dài là bội của 64 bits. Nó
được dùng để ghép các mảnh Datagram lai với nhau.
 Time To Live (TTL – 8 bit): Giá trị này được đặt lúc bắt đầu gửi gói
tin. Và nó sẽ giảm dần khi đi qua 1 router. gói tin sẽ bị hủy nếu giá trị
này = 0 khi chưa đến đích. Việc làm này nhằm giải quyết vấn đề gói
tin bị lặp vô hạn trên mạng.
 Protocol (8 bits): Chỉ ra giao thức lớp trên, chẳng hạn như TCP hay
UDP.
 Header Checksum: mã kiểm soát lỗi sử dụng phương pháp CRC dùng
để đảm bảo thông tin về gói dữ liệu được truyền đi một cách chính
xác (mặc dù dữ liệu có thể bị lỗi).
 Source Address (32 bits): địa chỉ của trạm nguồn.
 Destination Address (32 bits): địa chỉ của trạm đích.
 Option (có độ dài thay đổi) sử dụng trong một số trường hợp, nhưng
thực tế chúng rất ít dùng. Option bao gồm bảo mật, chức năng định
tuyến đặc biệt.
 Padding (độ dài thay đổi): Các số 0 được bổ sung vào field này để
đảm bảo IP Header luôn la bội số của 32 bit.
 Data (độ dài thay đổi): vùng dữ liệu có độ dài là bội của 8 bits, tối đa
là 65535 bytes.
4. Hãy so sánh giữa TCP và UDP:
TCP UDP
Giống - Là các giao thức sử dụng để gửi các bit dữ liệu – gói tin – qua Internet.
nhau - Được xây dựng dựa trên giao thức IP.
- Được sử dụng rộng rãi.
Khác nhau Độ tin cậy
- Đảm bảo việc cung cấp dữ liệu, - Không đảm bảo việc chuyển
theo dõi các gói dữ liệu, tìm lỗi. dữ liệu, có thể bị mất các gói.
- Kiểm soát dung lượng, Header 20 - Không kiểm soát được luồng,
bytes với một tùy chọn cho dữ liệu Header được giới hạn ở 8
bổ sung bytes.
Tốc độ
- Chậm vì thực hiện nhiều chức - Nhanh chóng vì cung cấp các
năng. chức năng hạn chế hơn.
Nhu cầu sử dụng
- Sử dụng tốt nhất cho web, truyền - Tốt nhất cho VPN, phát video
file, email và SSH (secure shell) trực tuyến, phát sóng trực
tuyến và chơi game trực tuyến

5. Trình bày chức năng, nguyên tắc hoạt động của ARP:
Chức năng: ARP cho phép ánh xạ một địa chỉ IP với một địa chỉ MAC
tương ứng, thông tin này sau đó được lưu vào trong một cơ sở dữ liệu là bảng
ARP (lưu trong RAM) để dùng sau này.
Nguyên tắc hoạt động của ARP: khi một máy A gửi dữ liệu đến một máy
B (đã biết địa chỉ IP), nó sẽ tra địa chỉ IP này trong bảng ARP để tìm địa chỉ
MAC. Nếu trong bảng ARP chưa có địa chỉ này thì máy gửi sẽ thực hiện gửi
một gói ARP request với địa chỉ IP nguồn và đích tương ứng là của máy A và
B, địa chỉ MAC nguồn là của máy A, địa chỉ MAC đích là địa chỉ quảng bá (ff-
ff-ff-ff-ff-ff). Do địa chỉ MAC đích là địa chỉ quảng bá nên tất cả thiết bị mạng
trên phần mạng đó sẽ nhận gói ARP request này, các máy mở gói và kiểm tra
địa chỉ IP đích, máy B kiểm tra thấy địa chỉ IP đích chính là địa chỉ IP của nó,
gói ARP request yêu cầu địa chỉ MAC của máy B, do đó máy B sẽ trả lời yêu
cầu này bằng một gói ARP reply; tất cả các máy khác có địa chỉ IP không giống
với địa chỉ IP đích trong gói ARP request sẽ hủy gói. Trước khi gửi gói ARP
reply, máy nhận sẽ trích địa chỉ IP và MAC nguồn trong gói ARP request và
lưu vào bảng ARP. Gói ARP reply có địa chỉ IP và MAC nguồn và đích tương
ứng của máy B và A, trong phần dữ liệu của gói ARP reply bao gồm địa chỉ IP
và MAC của cả máy A và B.

Trên đây chỉ trình bày quá trình ARP giữa hai máy trong cùng một phần
mạng, sinh viên tự tìm hiểu quá trình ARP giữa các máy nằm ở các mạng khác
nhau, proxy ARP, gratuitous ARP và trình bày trong phần chuẩn bị.
6. Cho biết chức năng và cấu trúc gói tin ICMP:
ICMP có hai loại gói: báo lỗi và query
Loại Mã thông điệp Thông điệp
Báo lỗi 3 Destination Unreachable
4 Source quence
11 Time exceeded
12 Parameter problem
5 Redirection
Query 8 hay 0 Echo request or reply
13 hay 14 Timestamp request or reply
17 hay 18 Address mask request or reply
10 hay 9 Router solicitation or advertisment
7. Telnet là gì? Ứng dụng trong ngày nay.
- Telnet là giao thức kết nối với Internet hay kết nối mạng máy tính cục bộ
Lan và Telnet là tiền thân của giao thức SSH.
- Nó là giao thức khách – chủ (client – server protocol), dựa trên nề TCP.
- Ứng dụng: được sử dụng nhiều trong các trò chơi qua đường truyền
Internet, các phần mềm như talker, MUSH, MUCK và MOO.

You might also like