You are on page 1of 32

Câu 1: Đặt vai trò là người thiết kế mạng cục bộ cho một đơn vị (công ty, trường

học, cơ quan hành chính, ...) có kết nối internet, em hãy:


1. Trình bày sơ đồ thiết kế mạng
2. Liệt kê kèm mô tả các thiết bị cần sử dụng
Ví dụ: Giả sử trường học có ba tòa nhà, mỗi nhà cách nhau đến 1000 mét, mỗi tòa
nhà 3 tầng có 15 phòng làm việc, mỗi phòng có tối đa 5 máy tính và một máy in. Em có
trách nhiệm xây dựng mạng cục bộ cho trường. Hãy viết một bản trình bày sơ đồ thiết kế
mạng và liệt kê kèm mô tả các thiết bị cần sử dụng (dây truyền, bộ kết nối, NIC, ...)
Hướng dẫn:
1. Sơ đồ thiết kế mạng:
- Mỗi tòa nhà 3 tầng có 15 phòng -> mỗi tầng có 5 phòng. Mỗi phòng có tối đa 5
máy tính và một máy in -> Mỗi tầng có gần 30 thiết bị có thể cần nối mạng, nên switch cần
dùng phải là switch 32 cổng.
- Chúng ta có thể dùng sơ đồ gồm 9 switch và 1 router kết nối với các switch đồng
thời làm nhiệm vụ kết nối ra ngoài internet.
- Như vậy, để thiết kế mô hình mạng ta cần có những thiết bị:
+ 1 router định tuyến kết nối với mạng internet
+ Dùng 3 switch 32 cổng cho mỗi tòa nhà
+ Đường dây cáp quang kết nối giữa các tòa nhà và cáp xoắn đôi kết nối các thiết
bị trong mỗi tòa nhà

Switch 32 port, Switch 32 port, Switch 32 port,


tầng 3 tầng 3 tầng 3

Switch 32 port, Switch 32 port, Switch 32 port,


tầng 2 tầng 2 tầng 2

Switch 32 port, Switch 32 port, Switch 32 port,


tầng 1 tầng 1 tầng 1

Router có 4 port
Mạng bên ngoài
Liệt kê kèm mô tả các thiết bị cần sử dụng
- Switch: có chức năng tương tự như hub. Điểm khác nhau giữa chúng là khi 1 PC
trên mạng cần liên lạc với máy tính khác, swith sẽ dùng 1 tập hợp các kênh logic nội bộ để
thiết lập đường dẫn logic riêng biệt giữa hai máy tính. Có nghĩa là hai máy tính hoàn toàn
tự do để liên lạc với nhau mà không cần phải lo lắng về xung đột.
- Switch và Hub có chức năng kết nối nhiều máy tính với nhau thông qua port của
chúng, nhưng với Hub khi các máy tính nối vào port của nó thì sẽ dễ bị nghẽn mạng vì
cùng trong vùng tranh chấp, còn switch thì mỗi port là 1 vùng riêng biệt nên nó chuyển
frame nhanh hơn.
- Router: là 1 thiết bị định tuyến cho 2 hay nhiều mạng có thể truyền dữ liệu với
nhau, có thể các mạng này khác địa chỉ IP.
- Cáp xoắn đôi: gồm nhiều cặp dây đồng xoắn lại với nhau nhằm chống phát xạ
nhiễu điện từ. Do giá thành thấp nên cáp xoắn được dùng rất rộng rãi. Có hai loại cáp xoắn
đôi được sử dụng rộng rãi trong LAN là: loại có vỏ bọc chống nhiễu và loại không có vỏ
bọc chống nhiễu. Cáp xoắn đôi chỉ truyền tốt tín hiệu trong phạm vi 100m nên ta dùng kết
nối các thiết bị trong mỗi tòa nhà.
- Cáp quang: có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đã được
tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đã các tín hiệu ánh sang. Sợi quang được tráng một
lớp nhằm phản chiếu các tín hiệu. Cáp quang chỉ truyền song ánh sang (không truyền tín
hiệu điện) với băng thông rất cao nên không gặp các sự cố về nhiễu hay bị nghe trộm. Cáp
dùng nguồn sang laser, diode phát xạ ánh sang. Cáp rất bền và độ suy giảm tín hiệu rất thấp
nên đoạn cáp có thể dài đến vài km. Băng thông cho phép đến 2Gbps. Nhưng cáp quang
có khuyết điểm là giá thành cao và khó lắp đặt

Câu 2: Hãy trình bày phương pháp truy nhập đường truyền vật lý CSMA và
CSMA/CD trong mạng cục bộ.
Hướng dẫn:
1. CSMA
- CSMA (Carrier Sense Multiple Access) là phương pháp cảm sóng đa truy.
- Các giao thức mà trong đó các trạm làm việc lắng nghe đường truyền trước khi
đưa ra quyết định mình phải làm gì tương ứng với trạng thái đường truyền đó được gọi là
các giao thức có cảm nhận đường truyền (carrier sense protocol).
- Cách thức hoạt động của CSMA: lắng nghe kênh truyền, nếu thấy kênh truyền rỗi
thì bắt đầu truyền khung, nếu thấy đường truyền bận thì trì hoãn lại việc gửi khung. Có 3
giải pháp cho việc trì hoãn gửi khung:
+ Theo dõi không kiên trì (Nonpersistent CSMA): Nếu đường truyền bận, đợi trong
một khoảng thời gian ngẫu nhiên rồi tiếp tục nghe lại đường truyền.
+ Theo dõi kiên trì (persistent CSMA): Nếu đường truyền bận, tiếp tục nghe tới khi
đường truyền rỗi rồi truyền gói tin với xác suất bằng 1.
+ Theo dõi kiên trì với xác suất p (P-persistent CSMA): Nếu đường truyền bận, tiếp
tục nghe đến khi đường truyền rỗi rồi truyền gói tin với xác suất bằng p.
- Đụng độ vẫn có thể xảy ra trong CSMA: khi một trạm vừa phát xong thì một trạm
khác cũng phát sinh yêu cầu phát khung và bắt đầu nghe đường truyền. Nếu tín hiệu của
trạm thứ nhất chưa đến trạm thứ hai, trạm thứ hai sẽ cho rằng đường truyền đang rảnh và
bắt đầu phát khung. Như vậy đụng độ sẽ xảy ra. Hậu quả của nó là khung bị mất và toàn
bộ thời gian từ lúc đụng độ xảy ra cho đến khi phát xong khung là lãng phí. Vì thế, chúng
ta cần đến một phương pháp có sự cải tiến hơn: CSMA với cơ chế theo dõi đụng độ
(CSMA/CD - CSMA with Collision Detection).
2. CSMA/CD:
- CSMA/CD về cơ bản cũng giống với CSMA: Đây là phương pháp truy nhập ngẫu
nhiên sử dụng cho mạng có cấu trúc dạng hình Bus. Tất cả các node truy nhập ngẫu nhiên
vào Bus chung. Vì vậy cần có cơ chế tránh xung đột và nghẽn thông tin. CSMA/CD là
phương pháp cải tiến của phương pháp CSMA (Nghe trước khi nói - Listen before talk).
Nguyên tắc hoạt động: Khi một trạm truyền dữ liệu, trước hết nó sẽ phải “nghe”
xem đường truyền “bận” hay “rỗi”. Nếu “rỗi” nó sẽ truyền dữ liệu đi (theo khuôn dạng
chuẩn), nếu đường truyền đang “bận” thì nó sẽ thực hiện 1 trong 3 giải thuật sau:
1. Trạm tạm “rút lui” chờ đợi trong một thời gian ngẫu nhiên, sau đó lại bắt đầu
nghe đường truyền (Non persistent)
2. Trạm tiếp tục “nghe” đến khi đường truyền rỗi thì truyền dữ liệu đi với xác suất
bằng 1 (persistent).
3. Trạm tiếp tục “nghe” đến khi đường truyền rỗi thì truyền dữ liệu đi với xác suất
bằng 0<p<1 xác định trước (p-persistent).
Ưu, nhược điểm của từng giải thuật trên: Giải thuật 1 có hiệu quả trong việc tránh
xung đột. Tuy nhiên, có thể có thời gian “chết” của đường truyền vì cả hai cùng đợi. Giải
thuật 2 ngược lại, cố gắng giảm được thời gian “chết” của đường truyền nhưng nếu có hơn
một trạm cùng truyền thì khả năng xảy ra xung đột sẽ cao và giải thuật 3 với giá trị p chọn
một cách hợp lý có thể tối thiểu hoá được khả năng xung đột cũng như giảm được thời gian
“chết” của đường truyền.
Tuy nhiên, xung đột xảy ra thường do độ trễ truyền dẫn. CSMA thực chất là các
trạm chỉ “Nghe trước khi nói” mà không “nghe trong khi nói”, nên thực tế có xung đột
nhưng các trạm vẫn không thể biết và tiếp tục truyền dữ liệu dẫn đến tắc nghẽn, xung đột
thông tin trên đường truyền.
Giải pháp CSMA/CD (hay còn gọi là LWT - Listen while talk) có thể phát hiện
xung đột như sau:
- Khi một trạm đang truyền, vẫn tiếp tục “nghe” đường truyền. Nếu phát hiện thấy
xung đột, nó ngừng ngay việc truyền nhưng vẫn tiếp tục gửi sóng mang đi thêm một thời
gian để đảm bảo rằng các trạm trên mạng đều có thể “nghe” được xung đột đó.
- Sau đó, trạm chờ đợi trong một thời đoạn ngẫu nhiên, nó tiếp tục thử truyền lại
theo nguyên tắc các giải thuật của CSMA.
Với CSMA/CD, thời gian chiếm dụng vô ích đường truyền giảm xuống đúng bằng
thời gian dùng để phát hiện một xung đột. CSMA/CD cũng sử dụng 3 giải thuật “kiên
nhẫn” của CSMA, trong đó giải thuật (2) (1-persistent) là được dùng hơn cả.
Câu 3: So sánh các phương pháp truy nhập đường truyền trong mạng cục bộ
Hướng dẫn:
So sánh CSMA/CD và token-passing (các phương pháp truyền thẻ bài):
- CSMA/CD đơn giản hơn so với token-passing, công việc phải làm cũng ít hơn.
- Hiệu quả của phương pháp dùng thẻ bài không cao: một trạm có thẻ phải đợi khá
lâu mới có thẻ bài. Tuy nhiên, token-passing có hiệu quả cao hơn CSMA/CD trong các
trường hợp tải nặng.
- Các phương pháp dùng thẻ bài có khả năng điều hòa lưu thông trong mạng bằng
cách cho phép các trạm truyền số lượng đơn vị dữ liệu khác nhau khi nhận được thẻ bài,
hoặc thiết lập chế độ ưu tiên cấp phát thẻ bài cho các trạm cho trước
Câu 4: Trình bày mô hình hệ thống mở OSI 7 tầng.
Hướng dẫn:
- Mô hình OSI (Open Systems Interconnection Reference Model, mô hình tham
chiếu kết nối các hệ thống mở) là một thiết kế dựa vào nguyên lý tầng cấp, lý giải một cách
trừu tượng kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các máy vi tính và thiết kế giao thức mạng
giữa chúng.
- Mô hình OSI bao gồm 7 tầng, mỗi tầng mô tả một phần chức năng độc lập. Đặc
tính của mỗi tầng là nó chỉ sử dụng chức năng của tầng dưới nó, đồng thời chỉ cho phép
tầng trên sử dụng chức năng của mình.
- Một hệ thống cài đặt các giao thức bao gồm một chuỗi các tầng nói trên được gọi
là chồng giao thức (protocol stack). Chồng giao thức có thể được cài đặt trên phần cứng,
phần mềm hoặc tổ hợp của cả hai. Thông thường chỉ có những tầng thấp là được cài đặt
trong phần cứng, còn những tầng cao hơn được cài đặt trên phần mềm.
- OSI định nghĩa các quy tắc của những nội dung sau:
+ Cách thức các thiết bị giao tiếp và truyền thông được với nhau
+ Các phương pháp để các thiết bị trên mạng khi nào thì được truyền dữ liệu, khi
nào thì không
+ Các phương pháp để đảm bảo truyền đúng dữ liệu và đúng bên nhận
+ Cách thức vận tải, truyền, sắp xếp và kết nối với nhau
+ Cách thức đảm bảo các thiết bị mạng duy trì tốc độ truyền dữ liệu thích hợp
+ Cách biểu diễn một bit thiết bị truyền dẫn
- Mô hình OSI giải quyết được vấn đề không đồng nhất giữa các thiết bị mạng bởi
các máy khác nhau vẫn liên lạc được với nhau miễn là:
+ Chúng cùng cài đặt một tập hợp các chức năng truyền thông
+ Có cùng số tầng và chức năng của mỗi tầng là như nhau
+ Các tầng đồng mức sử dụng cùng một giao thức
- Về nguyên tắc, tầng n của một hệ thống chỉ giao tiếp, trao đổi thông tin với tầng n
của hệ thống khác. Mỗi tầng sẽ có các đơn vị truyền dữ liệu riêng:
+ Tầng vật lý: bit
+ Tầng liên kết dữ liệu: Khung (Frame)
+ Tầng mạng: Gói tin (Packet)
+ Tầng vận chuyển: Đoạn (Segment)
Trong thực tế, dữ liệu được gởi đi từ tầng trên xuống tầng dưới cho đến tầng thấp
nhất của máy tính gởi. Ở đó, dữ liệu sẽ được truyền đi trên đường truyền vật lý. Mỗi khi
dữ liệu được truyền xuống tầng phía dưới thì nó bị "gói" lại trong đơnvị dữ liệu của tầng
dưới. Tại bên nhận, dữ liệu sẽ được truyền ngược lên các tầng cao dần. Mỗi lần qua một
tầng, đơn vị dữ liệu tương ứng sẽ được tháo ra. Đơn vị dữ liệu của mỗi tầng sẽ có một tiêu
đề (header) riêng.

Câu 5: Trình bày chi tiết chức năng của từng tầng trong mô hình OSI.
Hướng dẫn:
- Tầng 7: Tầng ứng dụng (Application Layer): là giao diện giữa các chương trình
ứng dụng của user và mạng. Lớp Application xử lý truy nhập mạng chung, kiểm soát luồng
và phục hồi lỗi. Lớp này không cung cấp các dịch vụ cho lớp nào mà cung cấp các dịch
cho ứng dụng như: truyền file, gửi/nhận email, telnet, HTTP, FTP, SMTP…
- Tầng 6: Tầng trình bày (Presentation Layer): thỏa thuận khuôn dạng trao đổi
dữ liệu. Đảm bảo các máy tính có kiểu định dạng dữ liệu khác nhau vẫn có thể trao đổi
thông tin cho nhau. Thông thường các máy tính sẽ thống nhất với nhau về một kiểu định
dạng dữ liệu trung gian để trao đổi thông tin giữa các máy tính. Một dữ liệu cần gửi đi sẽ
được Presentation Layer chuyển sang định dạng trung gian trước khi nó được truyền lên
mạng. Ngược lại, khi nhận dữ liệu từ mạng, tầng trình bày sẽ chuyển dữ liệu sang định
dạng riêng của nó.
- Tầng 5: Tầng giao dịch (Session Layer): thiết lập, quản lý và kết thúc các phiên
thông tin giữa 2 thiết bị truyền nhận. Cho phép các ứng dụng thiết lập, sử dụng và xóa các
kênh giao tiếp giữa chúng (được gọi là giao dịch). Nó cung cấp cơ chế cho việc nhận biết
tên và các chức năng bảo mật thông tin khi truyền qua mạng.
- Tầng 4: Tầng vận chuyển (Transport Layer): Đảo bảo truyền tải dữ liệu giữa
các quá trình. Dữ liệu gửi đi được đảm bảo không có lỗi, theo đúng trình tự, không bị mất
mát, trùng lặp. Đối với các gói tin có kích thước lớn, tầng này sẽ phân chia chúng thành
các phần nhỏ hơn trước khi gửi đi, cũng như tập hợp lại chúng khi nhận được.
- Tầng 3: Tầng mạng (Network Layer): Đảm bảo các gói tin dữ liệu có thể truyền
từ máy tính này sang máy tính khác cho dù không có đường truyền vật lý trực tiếp giữa
chúng. Nó nhận nhiệm vụ tìm được đi cho dữ liệu đến các đích khác nhau trong mạng.
- Tầng 2: Tầng liên kết dữ liệu (Data link Layer): Đảm bảo truyền tải cac khung
dữ liệu (frame) giữa 2 máy tính có đường truyền vật lý nối trực tiếp với nhau. Nó cài đặt
cơ chế phát hiện và xử lý lỗi dữ liệu nhận.
- Tầng 1: Tầng vật lý (Physical Layer): Điều khiển việc truyền tải thật sự các bit
trên đường truyền vật lý. Định nghĩa các tín hiệu điện, trạng thái đường truyền, phương
pháp mã hóa dữ liệu, các loại đầu nối được sử dụng.
Câu 6: Hãy trình bày về mô hình TCP/IP, chức năng của mỗi lớp trong TCP/IP.
Hướng dẫn:
1. Mô hình TCP/IP:
TCP/IP (TCP/IP Internet Protocol Suite, bộ giao thức liên mạng) được đặt tên theo
2 giao thức quan trọng nhất và được đưa vào mô hình đầu tiên, đó là TCP (Transmission
Control Protocol) và IP (Internet Protocol). Nó bao gồm một tập hợp các chuẩn đặc tả chi
tiết cách thức máy tính thông tin liên lạc với nhau, cũng như các quy ước cho các mạng
liên kết với nhau (interconnect) và định tuyến giao thông.
2. Các tầng của TCP/IP: bao gồm 4 tầng.

* Tầng 4: Tầng ứng dụng (Application Layer): là tổng hợp của 3 tầng ứng dụng,
trình bày và giao dịch trong mô hình OSI. Nó có các chức năng:
- Quản lý các giao thức, hỗ trợ việc trình bày, biểu diễn thông tin, mã hóa, quản lý
cuộc gọi …
- Hỗ trợ các giao thức truyền file, email hay remote login như FTP, TFTP (Trivial
File Transfer Protocol), SMTP, Telnet, SNMP(Simple Network Management Protocol),
DNS.
- FTP: dịch vụ truyền file nhị phân 2 chiều tạo cầu nối
- TFTP: truyền file không tạo cầu nối, hoạt động nhanh hơn FTP
- SMTP: quản lý hoạt động truyền email
- Telnet: cung cấp khả năng truy nhập máy tính từ xa
- SNMP: giám sát và điều khiển thiết bị mạng
- DNS: hệ thống quản lý tên miền
* Tầng 3: Tầng vận chuyển (Transport Layer): tương đương với tầng vận chuyển
trong mô hình OSI.
- Nhiệm vụ cơ bản: cung cấp phương tiện liên lạc, vận chuyển từ 1 chương trình
ứng dụng này tới 1 chương trình ứng dụng khác (end-to-end).
- Bảo đảm độ tin cậy, dữ liệu đến nơi mà không có lỗi và theo đúng thứ tự.
- Hai giao thức của tầng này đó là TCP và UDP (User Datagram Protocol).
+ TCP: giao thức điều khiển việc truyền dữ liệu, yêu cầu truyền lại khi phát hiện lỗi. Là
giao thức hướng kết nối, tin cậy, truyền dữ liệu dòng byte có thứ tự. Có khả năng điều
khiển luồng: bên gửi không truyền vượt quá khả năng bên nhận, điểu khiển tắc nghẽn: bên
gửi giảm tốc độ khi mạng tắc nghẽn. Ứng dụng: HTTP (web), FTP (file transfer), Telnet
(remote login), SMTP (email) …
+ UDP: cũng là một giao thức truyền dữ liệu nhưng UDP không hướng kết nối,
không tin cậy, không điều khiển luồng và không điều khiển tắc nghẽn. Nó thường được
dùng trong các ứng dụng: truyền dòng media, hội nghị truyền hình, DNS, điện thoại
Internet …
* Tầng 2: Tầng Internet (Internet Layer): tương đương với tầng Network trong mô
hình OSI.
- Nhiệm vụ cơ bản: xử lý việc liên lạc của các thiết bị trên mạng, đảm nhiệm việc
chọn lựa đường đi tốt nhất cho các gói tin. Giao thức chính hoạt động ở tầng này là giao
thức IP.
- IP thực hiện 2 chức năng cơ bản:
+ Đánh địa chỉ và định danh host (host addressing and identification)
+ Định tuyến cho gói tin (packet routing)
- Các giao thức khác: ICMP, IGMP, ARP, RARP …
* Tầng 1: Tầng giao tiếp mạng (Network Interface Layer): tương đương với chức
năng của 2 lớp Data Link và Physical của mô hình OSI.
- Định ra các thủ tục để giao tiếp với các phần cứng mạng và truy nhập môi trường
truyền
- Các chức năng của tầng giao tiếp mạng bao gồm ánh xạ địa chỉ IP sang địa chỉ vật
lý và gói các gói IP thành các frame. Căn cứ vào dạng phần cứng và giao tiếp mạng, lớp
giao tiếp mạng sẽ xác lập kết nối với đường truyền vật lý của mạng.
- Chia thành 2 tầng con:
+ Lớp vật lý: làm việc với các thiết bị vật lý, truyền tới dòng bit 0, 1 từ nơi gửi đến
nơi nhận
+ Lớp liên kết dữ liệu: tại đây dữ liệu được tổ chức thành các khung (frame). Phần
đầu khung chứa địa chỉ và thông tin điều khiển, phần cuối khung dành cho việc phát hiện
lỗi
Câu 7: Hãy trình bày về cấu trúc của địa chỉ IP? Ý nghĩa của sự phân lớp địa chỉ?
Cách quản lý các địa chỉ IP? Trình bày chi tiết về các địa chỉ IP dùng riêng.
Hướng dẫn:
1. Cấu trúc của địa chỉ IP:
- Mỗi thiết bị trong hệ thống mạng của chúng ta có ít nhất 2 địa chỉ. Một địa chỉ là
Media Access Control (MAC) và một địa chỉ Internet Protocol (IP). Địa chỉ MAC là địa
chỉ của card mạng gắn vào bên trong thiết bị, nó là duy nhất và không hề thay đổi. Địa chỉ
IP có thể thay đổi theo người sử dụng tùy vào môi trường mạng.
- Địa chỉ IP đang được sử dụng hiện tại (IPv4) có 32 bits chia thành 4 octet (mỗi
octet có 8 bits, tương đương 1 byte) và được phân cách nhau bởi 3 dấu chấm (.). Giá trị của
mỗi byte được viết lại dưới dạng thập phân,với giá trị hợp lệ nằm trong khoảng từ 0 - 255.
Địa chỉ IP được chia làm 2 phần:
+ Network ID: phần nhận dạng mạng, được dùng để nhận dạng 1 mạng và phải được
gán bởi trung tâm thông tin mạng internet.
+ Host ID: phần nhận dạng máy tính: nhận dạng 1 máy tính trong một mạng.
Ví dụ: 1 địa chỉ IP: 192.168.1.108. Mỗi kí tự trên đại diện cho 1 con số do
người sử dụng máy tính, modem hoặc máy chủ có chức năng riêng gán cho chúng.
2. Ý nghĩa của sự phân lớp địa chỉ IP:
- Ban đầu, một địa chỉ IP được chia thành 2 phần:
+ Network ID: xác lập bởi octet đầu tiên
+ Host ID: xác định bởi 3 octet còn lại
- Với cách chia này, số lượng network bị giới hạn ở con số 256, quá ít so với nhu
cầu thực tế. Để vượt qua giới hạn này, việc phân lớp mạng đã được định nghĩa, tạo nên
một tập hợp lớp mạng đầy đủ (classful).
- Để tạo ra các mạng với số mạng hoặc số host khác nhau tùy vào mục đích sử dụng
của từng nơi mà người ta chia địa chỉ IP ra thành các lớp khác nhau: A, B, C, D và E. Trong
đó chỉ có lớp A, B, C được dùng cho các mục đích thương mại. Lớp D được dùng cho việc
phát các thông tin broadcast/multicast IP. Lớp E được dành riêng cho nghiên cứu.
- Lớp A cho phép định danh tối đa 126 mạng (byte đầu tiên), với tối đa 16 triệu Host
(3 byte còn lại) cho mỗi mạng. Lớp này được dùng cho các mạng có số trạm cực lớn.

- Lớp B cho phép định danh tới 16384 mạng con, với tối đa 65535 Host trên mỗi
mạng. Dạng địa chỉ của lớp B: (Network number. Network number.Host.Host).

- Lớp C cho phép định danh tới 2.097.150 mạng và tối đa 254 Host cho mỗi mạng.

- Lớp D dùng để gửi IP Datagram tới một nhóm các Host trên một mạng. Tất cả các
số lớn hơn 233 trong trường đầu là thuộc lớp D.
- Lớp E dự phòng để dùng trong tương lai.
- Tuy nhiên, các nhà quản trị mạng thường phân chia mạng của họ ra thành nhiều
mạng nhỏ hơn gọi là mạng con subnet.
3. Cách quản lý các địa chỉ:
- Địa chỉ IP cần được quản lý một cách hợp lý nhằm tránh xảy ra các xung đột khi
đồng thời có 2 địa chỉ IP giống nhau trên cùng một cấp mạng máy tính.
- Ở cấp mạng toàn cầu (internet), một tổ chức đứng ra quản lý cấp phát các dải IP
cho các nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP, ISP) các dải IP để cung cấp cho khách
hàng của mình.
- Ở cấp mạng nhỏ hơn (WAN), người quản trị mạng cung cấp đến các lớp cho các
mạng nhỏ hơn thông qua máy chủ DHCP.
- Ở các mạng nhỏ hơn nữa (LAN) thì việc quản lý địa chỉ IP nội bộ thường do các
modem ADSL (có DHCP) gán địa chỉ IP cho từng máy tính (khi thiết đặt chế độ tự động
trong hệ điều hành) hoặc do người sử dụng tự thiết đặt.
4. Các địa chỉ IP dùng riêng:
- Địa chỉ IP công cộng là danh định có tính toàn cầu và được tiêu chuẩn hóa. Các
địa chỉ IP công cộng là duy nhất và được cung cấp từ 1 nhà cung cấp dịch vụ hay đăng ký
với một chi phí nào đó.
- Địa chỉ IP riêng: Các mạng riêng không kết nối vào internet có thể dùng bất kỳ 1
địa chỉ host nào, miễn là mỗi host trong mạng riêng là duy nhất.
- Các khối địa chỉ IP riêng:
A: 10.0.0.0 - 10.255.255.255
B: 172.16.0.0 - 172.31.255.255
C: 192.168.0.0 - 192.168.255.255
- Các địa chỉ IP dùng riêng của các lớp như sau:
Lớp A: 10.0.0.1 đến 10.255.255.254
Lớp B: 172.16.0.1 đến 172.31.255.254
Lớp C: 192.168.0.1 đến 192.168.255.254
Câu 8: Hãy trình bày khái niệm subnet mask, ý nghĩa và cách sử dụng subnet mask
để xác định địa chỉ mạng.
Hướng dẫn:
* Khái niệm:
- Khi truyền thông tin, một máy cần phải biết địa chỉ IP của máy nhận có trong cùng
mạng với mình hay không, để thực hiện điều này ngoài địa chỉ IP, một thông số khác gọi
là subnet mask cần được xác định cho máy.
- Subnet mask cũng gồm 4 số thập phân không dấu, mỗi số gồm 8 bits; giá trị của
subnet mask gồm 32 bits được chia làm 2 phần:
+ Bên trái gồm những bit 1
+ Bên phải gồm những bit 0
- Các bit 0 xác định những địa chỉ IP nào cùng nằm trên cùng một mạng con với nó.
Thông thường, các client được cung cấp địa chỉ IP đi kèm với subnet mask khi nối vào một
ISP.
* Ý nghĩa:
- Khóa lại một phần địa chỉ IP để phân biệt Network ID và Host ID
- Xác định một địa chỉ IP đích thuộc mạng nội bộ hay thuộc mạng khác
* Cách sử dụng:
- Dùng phép AND để xác định địa chỉ mạng của 1 host theo công thức sau:
Network Address = IP Address AND Net mask
Ví dụ:
Cho địa chỉ host là 198.53.147.45, lớp C có subnet mask 255.255.255.0
Dùng phép AND : 198.53.147.45 AND 255.255.255.0 và 198.53.147.0 là network
ID.
- Để xác định xem 2 địa chỉ IP của máy đích và máy nguồn có cùng địa chỉ 1 mạng
hay không ta làm theo các bước sau:
+ Tính kết quả phép AND giữa địa chỉ IP đích và mask của mạng
+ Tính kết quả phép AND giữa địa chỉ IP nguồn và mask của mạng
+ Nếu 2 kết quả trùng nhau thì 2 địa chỉ IP cùng một mạng và không phải thiết lập
đường truyền
Ví dụ: So sánh 2 địa chỉ IP 192.168.1.10 và 192.168.1.102 có cùng trên một mạng
hay không? Cho subnet mask 255.255.255.0
Giải:
192.168.1.10 = 11000000.10101000.00000001.00001010
255.255.255.0 = 11111111.11111111.11111111.00000000
192.168.1.0 = 11000000.10101000.00000001.00000000
=> network ID = 192.168.1.0
192.168.1.102 = 11000000.10101000.00000001.01100110
255.255.255.0 = 11111111.11111111.11111111.00000000
192.168.1.0 = 11000000.10101000.00000001.00000000
=> network ID = 192.168.1.0
Vậy 2 địa chỉ trên là cùng 1 mạng
Câu 9: Trình bày cấu trúc đánh địa chỉ mạng con (subnet)? Cách xác định không
gian địa chỉ mạng con và không gian địa chỉ host trong mạng con
Hướng dẫn:
* Tạo mạng con (subnetting):
- Phân mạng con là một kỹ thuật cho phép nhà quản trị mạng chia một mạng thành
những mạng con nhỏ, nhờ đó có các tiện lợi sau:
+ Đơn giản hóa việc quản trị: Với sự trợ giúp của các router, các mạng có thể được
chia ra thành nhiều mạng con (subnet) mà chúng có thể được quản lý như những mạng độc
lập và hiệu quả hơn.
+ Có thể thay đổi cấu trúc bên trong của mạng mà không làm ảnh hưởng đến các
mạng bên ngoài. Một tổ chức có thể tiếp tục sử dụng các địa chỉ IP đã được cấp mà không
cần phải lấy them khối địa chỉ mới.
+ Tăng cường tính bảo mật của hệ thống: Phân mạng con sẽ cho phép một tổ chức
phân tách mạng bên trong của họ thành 1 liên mạng nhưng các mạng bên ngoài vẫn thấy
đó là 1 mạng duy nhất.
+ Cô lập các luồng giao thông trên mạng: Với sự trợ giúp của các router, giao thông
trên mạng có thể được giữ ở mức thấp nhất có thể.
- Internet chỉ đọc phần nhận dạng mạng và các router trên internet chỉ quan tâm tới
việc vạch đường cho các gói tin đến được router giao tiếp giữa mạng intranet bên trong và
mạng internet bên ngoài. Thông thường ta gọi router này là cửa khẩu của mạng (gateway).
Khi 1 gói tin IP từ mạng bên ngoài đến router cửa khẩu, nó sẽ đọc phần nhận dạng máy
tính để xác định xem gói tin này thuộc về mạng con nào và sẽ chuyển gói tin đến mạng con
đó, nơi mà gói tin sẽ được phân phát đến máy tính nhận.
- Nguyên tắc chung để thực hiện phân mạng con:
+ Phần nhận dạng mạng (network ID) của địa chỉ mạng ban đầu được giữ nguyên
+ Phần nhận dạng máy tính của địa chỉ mạng ban đầu được chia thành 2 phần: phần nhận
dạng mạng con (Subnet ID) và phần nhận dạng máy tính trong mạng con (Host ID).
+ Để phân mạng con người ta phải xác định mặt nạ mạng con (subnetmask). Mặt nạ
mạng con là 1 địa chỉ IP mà giá trị các bit ở phần nhận dạng mạng (Network Id) và phần
nhận dạng mạng con (Subnet Id) đều là 1, trong khi giá trị các bit phần nhận dạng máy tính
(Host Id) đều là 0.
+ Khi có được mặt nạ mạng con, ta có thể xác định địa chỉ mạng con
(Subnetwork address) mà 1 địa chỉ IP được xác định bằng công thức sau:
Subnetwork Address = IP & Subnetmask
+ Cách xác định không gian địa chỉ mạng con và không gian địa chỉ host trong mạng
con gồm 3 bước:
1) Xác định Subnet mask
2) Liệt kê ID của các Subnet mới
3) Cho biết IP address range của các HostID trong mỗi Subnet
- Ví dụ: Xét địa chỉ mạng lớp B 139.12.0.0, với subnet mask là 255.255.0.0.
Chia mạng này ra làm 4 subnet.
+ Bước 1: Xác định Subnet mask: Y = 2X
Y: số subnet (=4)
X: số bit cần mượn và X = 2
Lớp B có 16 bits làm network ID và 16 bits làm host ID
=> Số bit làm host ID: 16 - 2 = 14 bits
=> Số host tối đa có trong mỗi subnet: 2^14 - 2 = 16382
+ Bước 2: Liệt kê ID của các Subnet mới:
Trong địa chỉ IP mới (139.12.0.0/18) 18 bits đầu tiên của 32 bits IP address dùng để
biểu diễn địa chỉ IP của một subnet. Như vậy Network ID của 4 subnets mới có là:
Subnet Subnet ID trong dạng nhị phân Subnet ID

1 10001011.00001100.00000000.00000000 139.12.0.0/18

2 10001011.00001100.01000000.00000000 139.12.64.0/18

3 10001011.00001100.10000000.00000000 139.12.128.0/18

4 10001011.00001100.11000000.00000000 139.12.192.0/18
+ Bước 3: Cho biết IP address range của các Host ID trong mỗi Subnet:
Ta có 14 bits dùng cho Host ID. Dựa trên luật: dùng cho Host ID tất cả mọi bits không thể
đều là 0 hoặc 1 và do đó ta có bảng IP Address của
các Host ID trong mỗi subnet:
Câu 10: Hãy trình bày về cấu trúc gói dữ liệu IP.
Hướng dẫn:
- IP là giao thức cung cấp dịch vụ truyền theo kiểu “không kết nối” (connectionless).
Phương thức không liên kết cho phép cặp trạm truyền – nhận không cần phải thiết lập kết
nối trước khi truyền dữ liệu và do đó không cần phải giải phóng liên kết khi không còn nhu
cầu truyền dữ liệu nữa. Phương thức kết nối “không kết nối” cho phép thiết kế và thực hiện
giao thức trao đổi dữ liệu đơn giản (không có cơ chế phát hiện và khắc phục lỗi truyền).
Cũng chính vì thế độ tin cậy trao đổi dữ liệu của giao thức này không cao.
- Các gói dữ liệu IP được định nghĩa là các datagram. Mỗi datagram có phần tiêu đề
(header) chứa các thông tin cần thiết để chuyển dữ liệu (ví dụ: IP của trạm đích). Nếu địa
chỉ IP đích là địa chỉ của 1 trạm nằm trên cùng 1 mạng IP với trạm nguồn thì các gói dữ
liệu sẽ được chuyển thẳng đến địa chỉ đích, nếu không các gói dữ liệu sẽ được gửi đến một
máy trung chuyển – IP gateway để chuyển tiếp. IP gateway là một thiết bị mạng IP đảm
nhận việc lưu chuyển các gói dữ liệu IP giữa 2 mạng IP khác nhau.
- Cấu trúc gói dữ liệu IP được mô tả trong hình sau:
- Version (phiên bản): xác định phiên bản của giao thức đang được sử dụng
- IP Header Length (chiều dài của phần tiêu đề): xác định chiều dài của phần tiêu
đề của gói tin, tính bằng đơn vị là từ -32 bits (32 bits word).
- Type of Service (kiểu của dịch vụ): Đặc tả mức độ quan trọng mà giao thức phía
trên muốn xử lý gói tin.
- Total Length (tổng chiều dài gói tin): Đặc tả chiều dài, tính bằng byte, của cả gói
tin IP (bao gồm cả phần dữ liệu và phần tiêu đề).
- Identification (số nhận dạng): Số nguyên nhận dạng gói tin DL hiện hành. Trường
này được sử dụng để ráp lại các phân đoạn của gói tin.
- Flags (cờ hiệu): Gồm 3 bits, bit có trọng số nhỏ để xác định gói tin có bị phân đoạn
hay không. Bit thứ 2 xác định đây có phải là phân đoạn cuối cùng của gói tin hay không.
Bit có trọng số lớn nhất chưa sử dụng.
- Fragment offset (vị trí của phân đoạn): Biểu thị vị trí của phân đoạn dữ liệu so với
vị trí bắt đầu của gói dữ liệu gốc, nó cho phép máy nhận xây dựng lại gói tin ban đầu.
- Time to live (thời gian sống của gói tin): Lưu trữ bộ đếm thời gian, giá trị sẽ được
giảm dần cho tới khi nó có giá trị 0 thì gói tin bị xóa. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng
gói tin được truyền đi lòng vòng không bao giờ tới đích.
- Protocol (giao thức): Biểu hiện giao thức ở tầng trên sẽ nhận gói tin khi nó đã được
giao thức IP xử lý.
- Header checksum (tổng kiểm tra lỗi tiêu đề): kiểm tra tính toàn vẹn của phần tiêu
đề.
- Source address: địa chỉ IP máy gửi gói tin
- Destination address: địa chỉ IP máy nhận gói tin
- Options: tùy chọn cho phép hỗ trợ một số vấn đề, như vấn đề bảo mật.
- Data: chứa dữ liệu tầng trên gửi xuống cần truyền đi
Câu 11: Hãy trình bày về sự phân mảnh và hợp nhất datagram.
Hướng dẫn:
Mỗi mạng sẽ quy định kích cỡ tối đa của các datagram chạy trong nó. Sự giới hạn
này xuất phát từ nhiều lý do:
- Phần cứng: ví dụ như kích cỡ giới hạn của khung Ethernet
- Hệ điều hành: ví dụ tất cả các buffer đều có kích thước 512 bytes
- Giao thức: số lượng các bit trong trường chỉ chiều dài của gói tin
- Tương thích với một chuẩn quốc gia/quốc tế nào đó
- Mong muốn giảm thiểu tác động của việc truyền lại do lỗi gây ra
- Mong muốn ngăn chặn một gói tin chiếm đường truyền quá lâu
=> các nhân viên thiết kế mạng không được tự do chọn kích thước gói tin tối đa như
ý thích của họ. Kích thước tối đa của dữ liệu thay đổi từ 45 bytes (ATM cell) đến 65515
(gói tin IP).
=> khi một gói tin lớn muốn đi ngang một mạng con có kích thước gói tin tối đa
quá nhỏ, cần cho phép các chia nhỏ gói tin thành nhiều mảnh (fragment), gửi các mảnh này
đi như một gói tin độc lập.
a. Phân mảnh datagram:
- MTU (Maximum Transfer Unit) là độ dài tối đa của một gói dữ liệu kết nối.
- Chiều dài tối đa của IP datagram là 65535 bytes.
=> Khi đi qua các mạng có MTU nhỏ hơn thì cần phân mảnh, khi tới đích mới thực
hiện hợp nhất (reassembly).
- IP dùng cờ MF (3 bit thấp của trường Flags trong gói IP) và trường Flagment offset
của gói IP gốc. Các gói trong cùng chuỗi phân mảnh đều có trường này giống nhau, MF =
1 nếu là gói đầu của chuỗi phân mảnh và = 0 nếu là gói chuỗi của gói đã được phân mảnh.
b. Hợp nhất datagram:
- Có 2 chiến lược tái hợp các mảnh lại thành gói tin gốc: trong suốt và không trong
suốt.
- Phân mảnh trong suốt: Khi 1 gói tin lớn đi qua một mạng con và mạng con này
quyết định phải phân mảnh gói tin, một gateway của mạng con sẽ làm nhiệm vụ phân mảnh
gói tin lớn đó. Khi các mảnh đi hết qua mạng con, phải có một gateway khác đứng ra tập
hợp lại chúng, tái tạo gói tin ban đầu và chuyển tiếp đến mạng con kế tiếp. Ở mạng con kế
tiếp gói tin lại được phân mảnh và tái hợp lại như trên.
Khuyết điểm:
· Gateway ở đầu ra phải biết khi nào nó đã thu lượm lại hết các phân mảnh
· Làm sao để mọi phân mảnh phải đi ra cùng một gateway
· Chi phí bỏ ra để phân mảnh và tái hợp gói tin là lớn khi nó đi qua hàng loạt các
mạng con
- Phân mảnh không trong suốt: Các mạng con trung gian có thể phân mảnh
gói tin lớn, nhưng không có nhiệm vụ tái hợp lại nó. Việc tái hợp chỉ được thực hiện tại
đích đến của gói tin này. Chiến lược này đòi hỏi mọi host trong mạng có khả năng tái hợp
thông tin. Ngoài ra còn làm phát sinh chi phí cho các header của các mảnh con.
Ưu điểm: do chiến lược này có quyền chọn lựa nhiều gateway ở đầu ra mạng con,
cho nên hiệu suất vạch đường và truyền gói tin tăng lên nhiều lần.
Câu 12: Hãy trình bày phương pháp truy nhập đường truyền vật lý Token bus và
Token Ring trong mạng cục bộ.
Hướng dẫn:
1. Phương pháp token bus (thẻ bài mạng bus):
- Nguyên lý hoạt động: giữa các trạm có nhu cầu truyền dữ liệu được thiết lập thành
1 vòng logic. Mỗi trạm trong vòng logic sẽ biết được địa chỉ của trạm đứng trước và sau
nó.
- Công việc đầu tiên của phương pháp này chính là thiết lập vòng logic bao gồm các
trạm đang có nhu cầu truyền dữ liệu được xác định vị trí theo một chuỗi thứ tự mà trạm
cuối cùng của chuỗi sẽ tiếp ngay sau trạm đầu tiên. Nếu trạm nào nằm ngoài vòng logic nó
chỉ có thể tiếp nhận dữ liệu dành cho chúng.
- Thẻ bài (token) là một đơn vị dữ liệu đặc biệt được thiết lập và lưu chuyển trên
vòng logic để cấp phát quyền truy nhập đường truyền cho các trạm.
- Khi một trạm nhận được thẻ bài, nó có quyền sử dụng đường truyền trong một
khoảng thời gian nhất định để truyền một hoặc nhiều đơn vị dữ liệu. Khi truyền hết dữ liệu
hoặc hết thời gian quy định, trạm chuyển thẻ bài tới trạm kế tiếp trong vòng.
- Các trạm không tham gia vòng logic (không hoặc chưa có nhu cầu truyền dữ liệu)
chỉ có thể nhận dữ liệu chứ không có quyền tiếp nhận thẻ bài.
- Việc thiết lập và duy trì trạng thái thực tế của mạng phải thực hiện được các chức
năng:
+ Bổ sung 1 trạm vào vòng logic (nếu các trạm có nhu cầu truyền dữ liệu), tìm trạm.
+ Loại bỏ 1 trạm khỏi vòng logic (khi trạm không có nhu cầu truyền dữ liệu nữa):
Khi 1 trạm muốn ra khỏi vòng sẽ đợi đến khi nhận được thẻ bài sẽ gửi thông báo nối trạm
đứng sau tới trạm kề trước nó yêu cầu trạm này nối trực tiếp với trạm kề sau nó.
+ Quản lý lỗi: trùng địa chỉ (2 địa chỉ đều nghĩ rằng đến lượt mình).
2. Phương pháp token ring (thẻ bài mạng ring):
- Phương pháp này cũng dựa trên nguyên lý dùng thẻ bài để cấp phát truy nhập
đường truyền, nhưng ở đây thẻ bài lưu chuyển theo vòng vật lý chứ không cần thiết phải
thiết lập vòng logic như đối với phương pháp token bus.
- Nguyên lý cơ bản:
+ Một thẻ bài luân chuyển lần lượt qua từng nút mạng
+ Nút nào giữ thẻ bài sẽ được gửi dữ liệu nếu thẻ bài còn trống
+ Gửi dữ liệu xong phải chuyển thẻ bài đi. Vì vậy, khi thẻ bài đang bận thì những
trạm khác muốn truyền dữ liệu phải đợi.
- Một số vấn đề: tốn thời gian truyền thẻ, trễ, mất thẻ bài làm cho trên vòng không
còn thẻ bài lưu chuyển nữa, thẻ bài bận lưu chuyển không dừng…
- Khắc phục:
+ Mất thẻ bài: Quy định trước 1 trạm điều khiển chủ động. Trạm này phát hiện tình
trạng mất thẻ bài bằng cách dùng cơ chế time-out và phục hồi bằng cách phát đi một thẻ
bài rỗi mới.
+ Thẻ bài bận, lưu chuyển không dừng: Trạm monitor sử dụng 1 bit trên thẻ bài để
đánh dấu khi gặp một thẻ bài bận đi qua nó. Nếu nó gặp lại thẻ bài bận với bit đã đánh dấu
thì có nghĩa trạm nguồn không nhận lại được đơn vị dữ liệu của mình và thẻ bài cứ quay
vòng máy và trạm monitor đổi bit trạng thái của thẻ bài thành rỗi và chuyển tiếp trên vòng.
Câu 14: So sánh mô hình TCP/IP với mô hình OSI 7 tầng.
Hướng dẫn:
* Giống nhau:
- Cả hai đều có kiến trúc phân lớp
- Đều có lớp ứng dụng, mặc dù các dịch vụ ỏ mỗi lớp khác nhau
- Đều có các lớp Transport và Network (hay Internet).
- Đều hỗ trợ kỹ thuật chuyển mạch gói
- Giống nhau về mối liên hệ trên dưới và ngang hàng giữa các tầng
* Khác nhau:
- Mô hình TCP/IP gộp 2 lớp Session và Presentation vào trong lớp Application
- Mô hình TCP/IP kết hợp lớp Data Link và lớp Physical thành lớp Network
Interface
- TCP/IP có ít lớp hơn nên đơn giản hơn
Câu 15: Ý nghĩa của chuẩn kết nối IEEE 802.* và ISO 8802.*. Cho ví dụ
Hướng dẫn:
- Bên cạnh việc chuẩn hóa cho mạng nối chung dẫn đến kết quả cơ bản nhất là mô
hình tham chiếu OSI. Việc chuẩn hóa mạng cục bộ nói riêng đã được thực hiện từ nhiều
năm nay để đáp ứng sự phát triển của mạng cục bộ.
- IEEE (Institute of Electrical and Electronic Engineers - Học Viện kỹ nghệ Điện và
Điện Tử) là tổ chức đi tiên phong trong lĩnh vực chuẩn hóa mạng cục bộ với đề án IEEE
802 (IEEE 802 Project), kết quả là một loạt các chuẩn thuộc họ IEEE 802.* ra đời. Cuối
những năm 80, tổ chức ISO đã tiếp nhận họ chuẩn này và ban hành thành chuẩn quốc tế
dưới dạng mã hiệu tương ứng là ISO 8802.*.
- Ví dụ:
+ IEEE 802.1 là chuẩn đặc tả kiến trúc mạng, kết nối giữa các mạng và việc quản
trị mạng đối với mạng cục bộ.
+ IEEE 802.2 là chuẩn đặc tả tầng dịch vụ giao thức của mạng cục bộ.
+ IEEE 802.3 là chuẩn đặc tả một mạng cục bộ dựa trên mạng Ethernet nổi tiếng
của Digital, Intel và Xerox hợp tác xây dựng từ năm 1980.
+ IEEE 802.4 là chuẩn đặc tả mạng cục bộ với topo mạng dạng Bus dùng thẻ bài để
điều khiển việc truy nhập đường truyền.
+ IEEE 802.5 là chuẩn đặc tả mạng cục bộ với topo mạng dạng vòng (ring) dùng
thẻ bài để điều khiển việc truy nhập đường truyền.
+ IEEE 802.6 là chuẩn đặc tả mạng tốc độ cao kết nối với nhiều mạng cục bộ thuộc
các khu vực khác nhau của một đô thị (MAN).
+ IEEE 802.9 là chuẩn đặc tả mạng tích hợp dữ liệu và tiếng nói bao gồm 1 kênh dị
bộ 10 Mbps cùng với 96 kênh 64 Kb/s. Chuẩn này được thiết kế cho môi trường có lượng
lưu thông lớn và cấp bách.
+ IEEE 802.10 là chuẩn đặc tả về an toàn thông tin trong các mạng cục bộ có khả
năng liên tác.
+ IEEE 802.11 là chuẩn đặc tả mạng cục bộ không dây (Wireless LAN)
hiện đang được tiếp tục phát triển.
+ IEEE 802.12 là chuẩn đặc tả mạng cục bộ dựa trên công nghệ được đề xuất bởi
AT&T, IBM và HP gọi là 100 VG - AnyLAN. Mạng này có topo mạng hình sao và 1
phương pháp truy nhập đường truyền có điều khiển tranh chấp. Khi có nhu cầu truyền dữ
liệu, một trạm sẽ gửi yêu cầu đến Hub và trạm chỉ có truyền dữ liệu khi Hub cho phép
Câu 16: Trình bày về chiến lược định tuyến. Việc định tuyến được diễn ra tại lớp
nào của chồng giao thức TCP/IP?
Hướng dẫn:
- Định tuyến (routing) là quá trình chọn lựa các đường đi trên một mạng máy tính
để gửi dữ liệu từ trạm nguồn tới trạm đích.
- Các gói dữ liệu được truyền từ hệ thống này sang hệ thống khác phải được định
tuyến qua một dãy các nút. Mỗi nút nhận gói dữ liệu từ một đường vào rồi chuyển tiếp nó
tới một đường ra hướng đến đích của dữ liệu.
- Hoạt động:
+ Khi muốn trao đổi thông tin với một trạm khác, IP sẽ xác định trạm này là trạm
nằm trong mạng cục bộ hay bên ngoài.
+ Nếu trạm đích ở ngoài mạng, IP sẽ kiểm tra bảng định tuyến để tìm một tuyến tới
một trạm ở một mạng ngoài.
+ Nếu không tìm thấy một tuyến nào IP sẽ sử dụng một địa chỉ cổng gateway mặc
định để truyền gói tin đến một bộ định tuyến.
- Ở bộ định tuyến, bảng định tuyến được truy vấn để tìm đường đến mạng bên ngoài.
Nếu không tìm thấy đường, gói tin sẽ được gửi đến một địa chỉ cổng mặc định của bộ định
tuyến.
- Khi tìm thấy một tuyến, gói tin sẽ được bộ định tuyến kế tiếp, được gọi là một bộ
“hop” và cuối cùng sẽ được phân phát đến trạm đích. Nếu không tìm thấy một tuyến nào
cả thì một bản tin báo lỗi sẽ được gửi tới trạm gửi gói tin.
- Một quyết định routing phải thực hiện 2 chức năng sau:
+ Quyết định chọn đường theo chuẩn tối ưu nào.
+ Cập nhật thông tin chọn đường, tức là thông tin dùng cho chức năng trên.
- Địa chỉ IP được chia làm 2 phần: địa chỉ mạng (IP Address) và địa chỉ máy (MAC).
Điếu này cho phép chia các mạng các mạng IP thành các mạng con được đặc trưng bởi
phần địa chỉ mạng trong địa chỉ IP. Do vậy các máy trạm trong cùng một mạng sẽ nằm
cùng trên một mạng con.
Mỗi mạng con chịu trách nhiệm chọn đường cho các gói tin IP trong mạng của mình,
các gói tin náy được nhận ra nhờ phần địa chỉ mạng của nó. Các router cục bộ sẽ có cùng
địa chỉ mạng trong địa chỉ IP của nó giống địa chỉ mạng cục bộ.
- Các bộ định tuyến lưu trữ thông tin bảng và kiểm tra bảng nhằm xác định đường
đi tối ưu trên mạng cho các gói. Nếu mạng bị tắc nghẽn hay kết nối thất bại, các tuyến thay
thế khác có thể tìm thấy trên bảng.
- Lập bảng định tuyến, một đầu vào tĩnh thêm vào bảng định tuyến bao gồm:
+ Địa chỉ ID mạng hoặc tên mạng của mạng đích, nếu tên mạng được sử dụng thì nó sẽ
được tìm ở trong file networks.
+ Mặt nạ mạng: một mặt nạ mạng cho địa chỉ mạng.
+ Địa chỉ cổng: Địa chỉ IP hoặc tên trạm của giao diện đến mạng đích, nếu tên trạm
được sử dụng cho cổng, thì nó sẽ được tìm trong file Hosts
- Phân loại định tuyến:
+ Định tuyến trực tiếp: là việc xác định đường nối giữa 2 trạm làm việc trong cùng
một trạm làm việc trong cùng một mạng vật lí.
+ Định tuyến không trực tiếp: là việc xác định đường nối giữa 2 trạm làm việc không
nằm trong cùng một mạng vật lí và vì vậy việc truyền tin giữa chúng phải được thực hiện
thông qua trạm trung gian (gateway).
- Trong thuật ngữ truyền thống của TCP/ IP chỉ có 2 kiểu thiết bị đó là các cổng
truyền và các trạm. Các cổng truyền có vai trò gửi các gói dữ liệu, còn trạm thì không. Tuy
nhiên khi một trạm được nối với nhiều mạng thì nó cũng có thể định hướng cho việc lưu
chuyển các gói dữ liệu giữa các mạng và lúc này đóng vai trò hoàn toàn giống như một
gateway.
- Các trạm làm việc lưu chuyển các gói dữ liệu xuyên suốt qua 4 lớp trong khi các
cổng tuyền chỉ chuyển các gói đến lớp Internet là nơi quyết địn tuyến đường tiếp theo để
truyền các gói dữ liệu.
- Các máy chỉ có thể truyền dữ liệu đến các máy khác nằm trên cùng mạng vật lí.
Câu 17: Trình bày về hoạt động của giao thức ICMP khi cần định tuyến lại.
Hướng dẫn:
- Định hướng các tuyến đường: một thiết bị định tuyến sẽ gửi một thông điệp ICMP
“định tuyến lại” để thông báo với một trạm là nên dùng thiết bị định tuyến khác để tới thiết
bị đích. Thông điệp này có thể chỉ được dùng khi trạm nguồn ở trên cùng một mạng với cả
2 thiết bị định tuyến.
- Tác dụng của ICMP Redirect là để cho mọi host với nhận biết tối thiểu về định
tuyến xây dựng lên một bảng định tuyến tốt hơn theo thời gian. Host có thể bắt đầu với
một tuyến mặc định, bất cứ lần nào tuyến mặc định này được dùng với host đó thì nó sẽ
được router mặc định gửi thông báo Redirect để cho phép host đó cập nhật bảng định tuyến
của nó một cách phù hợp hơn
Câu 18: Trình bày về chức năng của giao thức TCP trong mô hình TCP/IP. Trình
bày về cấu trúc gói tin TCP.
Hướng dẫn:
Chức năng của giao thức TCP:
- TCP (Transmission Control Protocol) là giao thức cung cấp dịch vụ vận chuyển
tin cậy, hướng kết nối theo kiểu truyền thông tin bằng cách phân luồng các bytes.
- Là giao thức truyền 2 hướng đồng thời, nghĩa là mỗi một kết nối hỗ trợ 2 luồng
bytes chạy theo 2 hướng. Nó cũng bao gồm một cơ chế điều khiển thông lượng cho mỗi
luồng bytes này, để cho phép bên nhận giới hạn lượng dữ liệu mà bên gửi có thể truyền tại
một thời điểm nào đó.
- TCP hỗ trợ cơ chế đa hợp, cho phép nhiều tiến trình trên một máy tính có thể đồng
thời thực hiện đối thoại với đối tác của chúng.
- TCP là giao thức hướng byte, nghĩa là bên gởi ghi các bytes lên kết nối TCP, bên
nhận đọc các bytes từ kết nối TCP đó.
- Trong mô hình TCP/IP, giao thức TCP nằm ở tầng Transport.
Cấu trúc gói tin TCP:
Một gói tin TCP gồm có hai phần: Header và Data
* Header: có 11 phần, trong đó có 10 phần bắt buộc, còn trường thứ 11 là tự chọn
có tên là options
- Souree Port, Destination Port: Số hiệu của cổng tại máy tính gửi, nhận.
Hai trường này cùng với hai địa chỉ IP nguồn và đích sẽ được kết hợp với nhau để định
danh duy nhất một kết nối TCP.
- Sequence Number: Trường này có hai nhiệm vụ:
+ Nếu cờ SYN bật thì nó là số thứ tự gói ban đầu và byte đầu tiên được gửi có số
thứ tự này cộng them 1.
+ Nếu không có cờ SYN thì đây là số thứ tự của byte đầu tiên.
- Acknowledgement Number: Nếu cờ ACK bật thì giá trị của trường chính là số thứ
tự gói tin tiếp theo mà bên nhận cần.
- Data Offset: Trường có độ dài 4 bit quy định độ dài của phần header.
Phần header có độ dài tối thiểu là 5 từ (160 bit) và tối đa là 15 từ (480 bit).
- Reserved: Dành cho tương lai và có giá trị là 0.
- Flags: Bao gồm 6 cờ:
+ URG: Cờ cho trường Urgent pointer.
+ ACK: Cờ cho trường Acknowledgement.
+ PSH: Hàm Push
+ RST: Thiết lập lại đường truyền
+ SYN: Đồng bộ lại số thứ tự
+ FIN: Không gửi thêm số liệu
- Window: Số byte có thể nhận bắt đầu từ giá trị của trường báo nhận
(ACK)
- Checksum: 16 bít kiểm tra cho cả phần header và dữ liệu.
- Urgent pointer: Nếu cờ URG bật thì giá trị trường này chính là số từ 16 bits mà số
thứ tự gói tin (sequence number) cần dịch trái.
- Options: Đây là trường tùy chọn. Nếu có thì độ dài là bội số của 32 bits.
* Dữ liệu: Trường cuối cùng không thuộc về header. Giá trị của trường này là thông
tin dành cho các tầng trên (trong mô hình 7 lớp OSI). Thông tin về giao thức của tầng trên
không được chỉ rõ trong phần header mà phụ thuộc vào cổng được chọn.
Câu 19: Trình bày khái niệm giao thức ARP? Nguyên tắc hoạt động của ARP trong
hệ thống mạng và trong môi trường liên mạng?
Hướng dẫn:
Giao thức phân giải địa chỉ (Address Resolution Protocol hay ARP) là một giao
thức truyền thông được sử dụng để chuyển địa chỉ từ tầng mạng (Internet layer) sang tầng
liên kết dữ liệu theo mô hình OSI. Đây là một chức năng quan trọng trong giao thức IP
của mạng máy tính. ARP được định nghĩa trong RFC 826 vào năm 1982, là một tiêu chuẩn
Internet STD 37.
ARP được sử dụng để từ một địa chỉ mạng (ví dụ một địa chỉ IPv4) tìm ra địa chỉ
vật lý như một địa chỉ Ethernet (địa chỉ MAC), hay còn có thể nói là phân giải địa chỉ IP
sang địa chỉ máy. ARP đã được thực hiện với nhiều kết hợp của công nghệ mạng và tầng
liên kết dữ liệu, như IPv4, Chaosnet,..
Trong mạng máy tính của phiên bản IPv6, chức năng của ARP được cung cấp
bởi Neighbor Discovery Protocol (NDP).
Nguyên tắc hoạt động trong hệ thống mạng
Khi một HOST (thiết bị mạng) muốn biết địa chỉ MAC của một thiết bị mạng nào
đó mà nó đã biết địa chỉ ở tầng network (IP, IPX…) nó sẽ gửi một ARP request bao gồm
địa chỉ MAC address của nó và địa chỉ IP của thiết bị mà nó cần biết MAC address trên
toàn bộ một miền broadcast. Mỗi một thiết bị nhận được request này sẽ so sánh địa chỉ IP
trong request với địa chỉ tầng network (địa chỉ IP) của mình. Nếu trùng địa chỉ thì thiết bị
đó phải gửi ngược lại cho thiết bị gửi ARP request một gói tin (trong đó có chứa địa chỉ
MAC của mình).
Trong một hệ thống mạng đơn giản, ví dụ như PC A muốn gửi gói tin đến PC B và
nó chỉ biết được địa chỉ IP của PC B. Khi đó PC A sẽ phải gửi một ARP broadcast cho
toàn mạng để hỏi xem “địa chỉ MAC của PC có địa chỉ IP này là gì?” Khi PC B nhận được
broadcast này, nó sẽ so sánh địa chỉ IP trong gói tin này với địa chỉ IP của nó. Nhận thấy
địa chỉ đó là địa chỉ của mình, PC B sẽ gửi lại một gói tin cho PC A trong đó có chứa địa
chỉ MAC của B. Sau đó PC A mới bắt đầu truyền gói tin cho B.
Nguyên tắc hoạt động trong môi trường liên mạng
Hoạt động của giao thức ARP trong một môi trường phức tạp hơn đó là hai hệ thống
mạng được kết nối với nhau thông qua thiết bị layer3 Router C. Máy tính A thuộc mạng A
muốn gửi gói tin đến máy B thuộc mạng B. Do nguyên lý hoạt động của broadcast không
thể truyền qua Router nên khi đó máy A sẽ xem Router C như một cầu nối hay một trung
gian (Agent) để truyền dữ liệu. Trước đó, máy A sẽ biết được địa chỉ IP của Router C (địa
chỉ Gateway) và biết được rằng để truyền gói tin tới B phải đi qua C (bảng routing table).
Bảng định tuyến theo cơ chế này được lưu giữ trong mỗi máy. Bảng định tuyến chứa thông
tin về các Gateway để truy cập vào một hệ thống mạng nào đó. Ví dụ trong trường hợp
đang này trong bảng sẽ chỉ ra rằng để đi tới mạng LAN B phải qua port X của Router C.
Bảng định tuyến sẽ có chứa địa chỉ IP của port X. Và quá trình truyền dữ liệu theo từng
bước sau:
1. Máy A gửi một ARP request (broadcast) để tìm địa chỉ MAC của port X.
2. Router C trả lời, cung cấp cho máy A địa chỉ MAC của port X.
Máy A truyền gói tin đến port X của Router.
3. Router nhận được gói tin từ máy A, chuyển gói tin ra port Y của Router. Trong
gói tin có chứa địa chỉ IP của máy B. Router sẽ gửi ARP request để tìm địa chỉ MAC của
máy B.
4. Máy B sẽ trả lời cho Router biết địa chỉ MAC của mình. Sau khi nhận được địa
chỉ MAC của máy B, Router C gửi gói tin của A đến B.
Trên thực tế khi triển khai một hệ thống mạng ngoài dạng bảng định tuyến này người
ta còn dùng phương pháp proxyARP, ức là sẽ có một thiết bị đảm nhận nhiệm vụ phân giải
địa chỉ cho tất cả các thiết bị khác (để tránh tình trạng quá tải khi nhiều máy brocast cùng
một thời điểm). Theo đó các máy trạm không cần giữ bảng định tuyến nữa Router C sẽ có
nhiệm vụ thực hiện, trả lời tất cả các ARP request của tất cả các máy.
Câu 20: Hãy trình bày về sự phân mảnh và hợp nhất datagram.
Hướng dẫn:
Mỗi mạng sẽ quy định kích cỡ tối đa của các datagram chạy trong nó. Sự giới hạn
này xuất phát từ nhiều lý do:
- Phần cứng: ví dụ như kích cỡ giới hạn của khung Ethernet
- Hệ điều hành: ví dụ tất cả các buffer đều có kích thước 512 bytes
- Giao thức: số lượng các bit trong trường chỉ chiều dài của gói tin
- Tương thích với một chuẩn quốc gia/quốc tế nào đó
- Mong muốn giảm thiểu tác động của việc truyền lại do lỗi gây ra
- Mong muốn ngăn chặn một gói tin chiếm đường truyền quá lâu
=> các nhân viên thiết kế mạng không được tự do chọn kích thước gói tin tối đa như
ý thích của họ. Kích thước tối đa của dữ liệu thay đổi từ 45 bytes (ATM cell) đến 65515
(gói tin IP).
=> khi một gói tin lớn muốn đi ngang một mạng con có kích thước gói tin tối đa
quá nhỏ, cần cho phép các chia nhỏ gói tin thành nhiều mảnh (fragment), gửi các mảnh này
đi như một gói tin độc lập
a. Phân mảnh datagram:
- MTU (Maximum Transfer Unit) là độ dài tối đa của một gói dữ liệu kết nối.
- Chiều dài tối đa của IP datagram là 65535 bytes.
=> Khi đi qua các mạng có MTU nhỏ hơn thì cần phân mảnh, khi tới đích mới thực
hiện hợp nhất (reassembly).
- IP dùng cờ MF (3 bit thấp của trường Flags trong gói IP) và trường Flagment offset
của gói IP gốc. Các gói trong cùng chuỗi phân mảnh đều có trường này giống nhau, MF =
1 nếu là gói đầu của chuỗi phân mảnh và = 0 nếu là gói chuỗi của gói đã được phân mảnh.
b. Hợp nhất datagram:
- Có 2 chiến lược tái hợp các mảnh lại thành gói tin gốc: trong suốt và không trong
suốt.
- Phân mảnh trong suốt: Khi 1 gói tin lớn đi qua một mạng con và mạng con này
quyết định phải phân mảnh gói tin, một gateway của mạng con sẽ làm nhiệm vụ phân mảnh
gói tin lớn đó. Khi các mảnh đi hết qua mạng con, phải có một gateway khác đứng ra tập
hợp lại chúng, tái tạo gói tin ban đầu và chuyển tiếp đến mạng con kế tiếp. Ở mạng con kế
tiếp gói tin lại được phân mảnh và tái hợp lại như trên.
Khuyết điểm:
+ Gateway ở đầu ra phải biết khi nào nó đã thu lượm lại hết các phân mảnh
+ Làm sao để mọi phân mảnh phải đi ra cùng một gateway
+ Chi phí bỏ ra để phân mảnh và tái hợp gói tin là lớn khi nó đi qua hàng loạt các
mạng con
- Phân mảnh không trong suốt: Các mạng con trung gian có thể phân mảnh
gói tin lớn, nhưng không có nhiệm vụ tái hợp lại nó. Việc tái hợp chỉ được thực hiện tại
đích đến của gói tin này. Chiến lược này đòi hỏi mọi host trong mạng có khả năng tái hợp
thông tin. Ngoài ra còn làm phát sinh chi phí cho các header của các mảnh con.
Ưu điểm: do chiến lược này có quyền chọn lựa nhiều gateway ở đầu ra mạng con,
cho nên hiệu suất vạch đường và truyền gói tin tăng lên nhiều lần
Câu 21: Trình bày khái niệm giao thức mạng? Chức năng của giao thức mạng?
Hướng dẫn:
Khái niệm về giao thức
Các thực thể của mạng muốn trao đổi thông tin với nhau phải bắt tay, đàm phán về
một số thủ tục, quy tắc... Cùng phải “nói chung một ngôn ngữ”. Tập quy tắc hội thoại được
gọi là giao thức mạng (Protocols). Các thành phần chính của một giao thức bao gồm:
- Cú pháp: định dạng dữ liệu, phương thức mã hoá và các mức tín hiệu.
- Ngữ nghĩa: thông tin điều khiển, điều khiển lưu lượng và xử lý lỗi..
Trao đổi thông tin giữa hai thực thể có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong hai hệ
thống kết nối điểm - điểm, các thực thể có thể trao đổi thông tin trực tiếp không có sự can
thiệp của các thực thể trung gian. Trong cấu trúc quảng bá, hai thực thể trao đổi dữ liệu với
nhau phải thông qua các thực thể trung gian. Phức tạp hơn khi các thực thể không chia sẻ
trên cùng một mạng chuyển mạch, kết nối gián tiếp phải qua nhiều mạng con.
Chức năng giao thức
Đóng gói: Trong quá trình trao đổi thông tin, các gói dữ liệu được thêm vào một số
thông tin điều khiển, bao gồm địa chỉ nguồn và địa chỉ đích, mã phát hiện lỗi, điều khiển
giao thức... Việc thêm thông tin điều khiển vào các gói dữ liệu được gọi là quá trình đóng
gói (Encapsulation). Bên thu sẽ được thực hiện ngược lại, thông tin điều khiển sẽ được gỡ
bỏ khi gói tin được chuyển từ tầng dưới lên tầng trên.
Phân đoạn và hợp lại: Mạng truyền thông chỉ chấp nhận kích thước các gói dữ liệu
cố định. Các giao thức ở các tầng thấp cần phải cắt dữ liệu thành những gói có kích thước
quy định. Quá trình này gọi là quá trình phân đoạn. Ngược với quá trình phân đoạn bên
phát là quá trình hợp lại bên thu. Dữ liệu phân đoạn cần phải được hợp lại thành thông điệp
thích hợp ở tầng ứng dụng (Application). Vì vậy vấn đề đảm bảo thứ tự các gói đến đích
là rất quan trọng. Gói dữ liệu trao đổi giữa hai thực thể qua giao thức gọi là đơn vị giao
thức dữ liệu PDU (Protocol Data Unit).
Điều khiển liên kết: Trao đổi thông tin giữa các thưc thể có thể thực hiện theo hai
phương thức: hướng liên kết (Connection - Oriented) và không liên kết (Connectionless).
Truyền không liên kết không yêu cầu có độ tin cậy cao, không yêu cầu chất lượng dịch vụ
và không yêu cầu xác nhận. Ngược lại, truyền theo phương thức hướng liên kết, yêu cầu
có độ tin cậy cao, đảm bảo chất lượng dịch vụ và có xác nhận. Trước khi hai thực thể trao
đổi thông tin với nhau, giữa chúng một kết nối được thiết lập và sau khi trao đổi xong, kết
nối này sẽ được giải phóng.
Giám sát: Các gói tin PDU có thể lưu chuyển độc lập theo các con đường khác nhau,
khi đến đích có thể không theo thứ tự như khi phát. Trong phương thức hướng liên kết, các
gói tin phải được yêu cầu giám sát. Mỗi một PDU có một mã tập hợp duy nhất và được
đăng ký theo tuần tự. Các thực thể nhận sẽ khôi phục thứ tự các gói tin như thứ tự bên phát.
Điều khiển lưu lượng liên quan đến khả năng tiếp nhận các gói tin của thực thể bên
thu và số lượng hoặc tốc độ của dữ liệu được truyền bởi thực thể bên phát sao cho bên thu
không bị tràn ngập, đảm bảo tốc độ cao nhất. Một dạng đơn giản của của điều khiển lưu
lượng là thủ tục dừng và đợi (Stop-and Wait), trong đó mỗi PDU đã phát cần phải được
xác nhận trước khi truyền gói tin tiếp theo. Có độ tin cậy cao khi truyền một số lượng nhất
định dữ liệu mà không cần xác nhận. Kỹ thuật cửa sổ trượt là thí dụ cơ chế này. Điều khiển
lưu lượng là một chức năng quan trọng cần phải được thực hiện trong một số giao thức.
Điều khiển lỗi là kỹ thuật cần thiết nhằm bảo vệ dữ liệu không bị mất hoặc bị hỏng
trong quá trình trao đổi thông tin. Phát hiện và sửa lỗi bao gồm việc phát hiện lỗi trên cơ
sở kiểm tra khung và truyền lại các PDU khi có lỗi. Nếu một thực thể nhận xác nhận PDU
lỗi, thông thường gói tin đó sẽ phải được phát lại.
Đồng bộ hoá: Các thực thể giao thức có các tham số về các biến trạng thái và định
nghĩa trạng thái, đó là các tham số về kích thước cửa sổ, tham số liên kết và giá trị thời
gian. Hai thực thể truyền thông trong giao thức cần phải đồng thời trong cùng một trạng
thái xác định. Ví dụ cùng trạng thái khởi tạo, điểm kiểm tra và huỷ bỏ, được gọi là đồng
bộ hoá. Đồng bộ hoá sẽ khó khăn nếu một thực thể chỉ xác định được trạng thái của thực
thể khác khi nhận các gói tin. Các gói tin không đến ngay mà phải mất một khoảng thời
gian để lưu chuyển từ nguồn đến đích và các gói tin PDU cũng có thể bị thất lạc trong quá
trình truyền.
Địa chỉ hoá: Hai thực thể có thể truyền thông được với nhau, cần phải nhận dạng
được nhau. Trong mạng quảng bá, các thực thể phải nhận dạng định danh của nó trong gói
tin. Trong các mạng chuyển mạch, mạng cần nhận biết thực thể đích để định tuyến dữ liệu
trước khi thiết lập kết nối
Câu 22: Trình bày khái niệm cấu trúc mạng? Có các kiểu cấu trúc mạng nào? Phân
tích các cấu trúc mạng đó, lấy ví dụ minh họa (ít nhất 3 ví dụ cho mỗi kiểu cấu trúc mạng)
Hướng dẫn:
Khái niệm cấu trúc mạng
Cấu trúc mạng (Topology) là cấu trúc hình học không gian của mạng thực chất là
cách bố trí vị trí vật lý các node và cách thức kết nối chúng lại với nhau.
Có hai kiểu cấu trúc mạng: kiểu điểm - điểm (Point to Point) và kiểu quảng bá (Multi
Point)
Kiểu điểm - điểm (Point to Point)
Đường truyền nối từng cặp node lại với nhau theo một hình học xác định. Một kênh
truyền vật lý sẽ được thiết lập giữa 2 node có nhu cầu trao đổi thông tin.
Chức năng các node trung gian: tiếp nhận, lưu trữ tạm thời và gửi tiếp thông tin sang
node tiếp theo khi đường truyền rỗi. Cấu trúc điểm- điểm gọi là mạng lưu và gửi tiếp (Store
- and - Forward).
Ưu điểm là ít khả năng đụng độ thông tin (Collision).
Nhược điểm của nó là hiệu suất sử dụng đường truyền thấp. Chiếm dụng nhiều tài
nguyên, độ trễ lớn, tiêu tốn nhiều thời gian để thiết lập đường truyền và xử lý tại các node.
Vì vậy tốc độ trao đổi thông tin thấp.
Kiểu đa điểm hay quảng bá (Point to Multipoint, Broadcastinh)
Tất cả các node cùng truy nhập chung trên một đường truyền vật lý. Một thông điệp
được truyền đi từ một node nào đó sẽ được tất cả các node còn lại tiếp nhận và kiểm tra địa
chỉ đích trong thông điệp có phải của nó hay không. Cần thiết phải có cơ chế để giải quyết
vấn đề đụng độ thông tin (Collision) hay tắc nghẽn thông tin trên đường truyền trong các
mạng hình BUS và hình RING.
Các mạng có cấu trúc quảng bá được phân chia thành hai loại: quảng bá tĩnh và
quảng bá động phụ thuộc vào việc cấp phát đường truyền cho các node. Trong quảng bá
động có quảng bá động tập trung và quảng bá động phân tán.
Quảng bá tĩnh: Chia thời gian thành nhiều khoảng rời rạc và dùng cơ chế quay vòng
(Round Robin) để cấp phát đường truyền. Các node có quyền được truy nhập khi đến cửa
thời gian của nó.
Quảng bá động tập trung: Một thiết bị trung gian có chức năng tiếp nhận yêu cầu
liên lạc và cấp phát đường truyền cho các node. Kiểu cấp phát này giảm được tối đa thời
gian chết của đường truyền, hiệu suất kênh truyền cao, nhưng thiết kế phức tạp và khó
khăn.
Quảng bá động phân tán: Không có bộ trung gian, các node tự quyết định có nên
hay không nên truy nhập đường truyền, phụ thuộc vào trạng thái của mạng.

Câu 23: Nêu các đặc trưng cơ bản của mạng diện rộng WAN, kể tên một số mạng
diện rộng điển hình (ít nhất 3 mạng)?
Hướng dẫn:
Đặc trưng cơ bản của một mạng WAN:
- Hoạt động trên phạm vi một quốc gia hoặc trên toàn cầu.
- Tốc độ truyền dữ liệu thấp so với mạng cục bộ.
- Lỗi truyền cao.
Một số mạng diện rộng điển hình
- Mạng tích số hợp đa dịch vụ ISDN (Integrated Services Digital Network)
- Mạng X25 và chuyển mạch khung Frame Relay
- Phương thức truyền không đồng bộ ATM (Asynchronous Transfer Mode)

You might also like