You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM

KHOA: ĐIỆN ĐIỆN TỬ


MÔN: MẠNG MÁY TÍNH
GVHD: Võ Quế Sơn
Đề Tài: Simulation of MAC protocols: CSMA, CSMA/CD, CSMA/CA
Thành viên:
1. Lê Nhựt Tân 1512948
2. Lê Vũ 1514098
3. Nguyễn Duy Sơn 1512836

HCM, ngày 05 tháng 12 năm 2018


Bài tập lớn: Mạng máy tính GVHD: Võ Quế Sơn

MỤC LỤC:
Chương I: Giới thiệu………………………………………..…………………….1
1. Tổng quan về giao thức MAC………………………………………………….1
2. CSMA…………………………………………………………………………..2
3. CSMA/CA………………………………………………………………………2
4. CSMA/CD………………………………………………………………………5
Chương II: Mô phỏng……………………………………………………………..5
Chương III: Kết luận và hướng phát triển…………………………………………
Bài tập lớn: Mạng máy tính GVHD: Võ Quế Sơn
1. Tổng quan về MAC

Media Access Control hay Medium Access Control (MAC) có nghĩa là "điều khiển truy nhập
môi trường" là tầng con, một phần của tầng liên kết dữ liệu trong mô hình 7 tầng OSI. Tầng liên
kết dữ liệu (tầng nhì) được chia thành 2 tầng con: MAC nằm ở dưới, trên nó là tần con LLC.
MAC cung cấp các cơ chế đánh địa chỉ và điều khiển truy nhập kênh (channel access), các cơ
chế này cho phép các trạm cuối (terminal) hoặc các nút mạng liên lạc với nhau trong một mạng,
điển hình là mạng LAN hoặc MAN. Giao thức MAC không cần thiết trong liên lạc điểm-tới-
điểm song công (full-duplex).
Tầng con MAC hoạt động với vai trò một giao diện giữa tầng con điều khiển liên kết lôgic LLC
và tầng vật lý của mạng.
Tầng MAC cung cấp một cơ chế đánh địa chỉ được gọi là địa chỉ vật lý hoặc địa chỉ MAC. Đây
là một con số được cấp một cách phân biệt cho từng card mạng, cho phép chuyển giao các gói dữ
liệu tới đích trong một mạng con, nghĩa là một mạng vật lý không có các thiết bị định tuyến, ví
dụ một mạng Ethernet.
MAC - Media access control thường được dùng như là một từ đồng nghĩa với giao thức đa truy
nhập (multiple access protocol), do tầng con MAC cung cấp giao thức và các cơ chế điều khiển
cần thiết cho một phương pháp truy nhập kênh nhất định (channel access method). Việc này cho
phép nhiều trạm kết nối tới cùng một môi trường vật lý dùng chung môi trường đó. Ví dụ về các
môi trường vật lý dùng chung là bus network, ring network, hub network, mạng không dây và
các liên kết điểm-tới-điểm bán song công (half-duplex).
Các kiểu đa truy cập:
- CSMA, CSMA/CA, CSMA/CD.
- CDMA.
- FDMA
- ALOHA
- OFDMA.
Các giao thức được sử dụng để quyết định ai có quyền truy cập đường truyền quảng bá trước
được gom vào trong một lớp con của tầng liên kết dữ liệu gọi là lớp con MAC. Lớp con MAC là
đặc biệt quan trọng trong mạng LAN, do nhiều mạng LAN sử dụng đường truyền dạng quảng bá
như là phương tiện truyền thông nền tảng. Các mạng WAN, theo xu hướng ngược lại, lại dùng
các nối kết dạng điểm-điểm (ngoại trừ các mạng dùng vệ tinh
Trong bài báo cáo này, nhóm chúng em chỉ nghiên cứu các kiểu đa truy cập: CSMA, CSMA/CA,
CSMA/CD.
Bài tập lớn: Mạng máy tính GVHD: Võ Quế Sơn

2.1 CSMA

CSMA là viết tắt của từ Carrier Sense Multiple Access : đa truy nhập cảm nhận sóng mang
So với Aloha cứ có dữ liệu là tiến hành truyền, CSMA tìm cách giảm nguy cơ gây va chạm bằng
cách trước khi truyền thì cảm nhận xem có sóng mang trên đường truyền không (có tín hiệu đang
phát không). .Các giao thức mà trong đó các trạm làm việc lắng nghe đường truyền trước khi đưa
ra quyết định mình phải làm gì tương ứng với trạng thái đường truyền đó được gọi là các giao
thức có “cảm nhận” đường truyền (carrier sense protocol). Cách thức hoạt động của CSMA như
sau: lắng nghe kênh truyền, nếu thấy kênh truyền rỗi thì bắt đầu truyền khung, nếu thấy đường
truyền bận thì trì hoãn lại việc gởi khung.
Có ba giải pháp:

 Theo dõi không kiên trì (Non-persistent CSMA): Nếu đường truyền bận, đợi trong một khoảng
thời gian ngẫu nhiên rồi tiếp tục nghe lại đường truyền.
 Theo dõi kiên trì (persistent CSMA): Nếu đường truyền bận, tiếp tục nghe đến khi đường truyền
rỗi rồi thì truyền gói tin với xác suất bằng 1.
 Theo dõi kiên trì với xác suất p (P-persistent CSMA): Nếu đường truyền bận, tiếp tục nghe đến
khi đường truyền rỗi rồi thì truyền gói tin với xác suất bằng p.

Dễ thấy rằng giao thức CSMA cho dù là theo dõi đường truyền kiên trì hay không kiên trì thì khả
năng tránh đụng độ vẫn tốt hơn là ALOHA. Tuy thế, đụng độ vẫn có thể xảy ra trong CSMA!
Tình huống phát sinh như sau: khi một trạm vừa phát xong thì một trạm khác cũng phát sinh yêu
cầu phát khung và bắt đầu nghe đường truyền. Nếu tín hiệu của trạm thứ nhất chưa đến trạm thứ
hai, trạm thứ hai sẽ cho rằng đường truyền đang rảnh và bắt đầu phát khung. Như vậy đụng độ sẽ
xảy ra.
Để giảm thiểu và phòng tránh xung đột người ta sử dụng giao thức CSMA/CA và CSMA/CD.

2.3 CSMA/CD
Carrier Sense Multiple Access with Collision Detect (viết tắt CSMA/CD) trong tiếng Anh, nghĩa
là đa truy cập nhận biết sóng mang phát hiện xung đột. Đây là một trong nhiều phương pháp truy
cập hay sử dụng trong mạng LAN, cải tiến từ phương pháp CSMA. Theo phương pháp này, khi
một máy tính muốn truyền một gói tin, trước tiên nó sẽ lắng nghe xem trên đường truyền có sóng
mạng hay không (bằng cách lắng nghe tín hiệu Carrier). Nếu không có, nó sẽ thực hiện truyền gói
tin (theo frame). Sau khi truyền gói tin, nó vẫn tiếp tục lắng nghe để xem có máy nào định truyền
tin hay không. Nếu không có xung đột, máy tính sẽ truyền gói tin cho đến hết. Nếu phát hiện xung
đột, nó sẽ gửi broadcast một gói tin báo hiệu cho các máy trên mạng không nên gửi tin để tránh
làm nhiễu đường truyền,sau đó chờ một khoảng thời gian ngẫu nhiên trước khi tiến hành gửi lại
gói tin. Tiến trình các bước như sau:
Bài tập lớn: Mạng máy tính GVHD: Võ Quế Sơn

1. Một thiết bị có frame cần truyền sẽ lắng nghe đường truyền cho đến khi nào đường truyền
Ethernet không còn bị chiếm.
2. Khi đường truyền Ethernet không còn bị chiếm, máy gửi bắt đầu gửi frame.
3. Máy gửi cũng bắt đầu lắng nghe để đảm bảo rằng không có xung đột xảy ra.
4. Nếu có xung đột, tất cả các máy trạm đã từng gửi ra frame sẽ gửi ra một tín hiệu nghẽn để đảm
bảo tất cả các máy trạm đều nhận ra xung đột.
5. Sau khi tín hiệu nghẽn là hoàn tất, mỗi máy gửi của những frame bị xung đột sẽ khởi động
một bộ định thờI (timer) và chờ hết khoản thời gian này sẽ cố gắng truyền lại. Những máy không
tạo ra xung đột sẽ không phải chờ.
6. Sau khi các thời gian định thời là hết, máy gửi có thể bắt đầu một lần nữa với bước 1.
Sơ đồ:

CSMA/CD được phát triển từ CSMA để tăng hiệu quả của phương thức CSMA, bằng cách dừng
việc truyền tín hiệu ngay khi phát hiện thấy xung đột, giảm thiểu thời gian chờ để thực hiện việc
truyền tiếp theo. (CSMA không kết thúc việc truyền dữ liệu nếu phát hiện xung đột, những máy
đang truyền sẽ tiếp tục truyền, những máy gây xung đột sau khi nhận được thông báo sẽ dừng
một khoảng thời gian trước khi cố gắng truyền tiếp).
Các giải thuật:

 Ngược lai, nếu bận (tức là đã có dữ liệu khác) thì trạm phải thực hiện một trong 3 giải thuật sau
(gọi là giải thuật “kiên nhẫn”)

- Tạm “rút lui” chờ đợi trong một thời gian ngẫu nhiên nào đó rồi lại bắt đầu nghe đường
truyền (Non persistent - không kiên trì)
- Tiếp tục “nghe” đến khi đường truyền rỗi thì truyền dữ liệu đi với xác suất = 1
- Tiếp tục “nghe” đến khi đường truyền rỗi thì truyền đi với xác suất p xác định trước (0 <
p <1)
Bài tập lớn: Mạng máy tính GVHD: Võ Quế Sơn

 Với giải thuật 1 có hiệu quả trong việc tránh xung đột vì hai trạm cần truyền khi thấy đường
truyền bận sẽ cùng “rút lui” chờ đợi trong các thời đoạn ngẫu nhiên khác.→ Nhược điểm có thể
có thời gian chết sau mỗi cuộc truyền
 Giải thuật 2: khắc phục nhược điểm có thời gian chết bằng cách cho phép một trạm có thể truyền
ngay sau khi một cuộc truyền kết thúc. → Nhược điểm: Nếu lúc đó có hơn một trạm đang đợi thì
khả năng xảy ra xung đột là rất cao
 Giải thuật 3: Trung hoà giữa hai giải thuật trên. Với giá trị p lựa chọn hợp lý có thể tối thiểu hoá
được cả khả năng xung đột lẫn thời gian chết của đường truyền. Xảy ra xung đột là do độ trễ của
đường truyền dẫn: một trạm truyền dữ liệu đi rồi nhưng do độ trễ đường truyền nên một trạm
khác lúc đó đang nghe đường truyền sẽ tưởng là rỗi và cứ thể truyền dữ liệu đi → xung đột.
Nguyên nhân xảy ra xung đột của phương pháp này là các trạm chỉ “nghe trước khi nói” mà
không “nghe trong khi nói” do vậy trong thực tế có xảy ra xung đột mà không biết, vẫn cứ tiếp
tục truyền dữ liệu đi → gây ra chiếm dụng đường truyền một cách vô ích

 Để có thể phát hiện xung đột, cải tiến thành phương pháp CSMA/CD (LWT - Listen While Talk
- nghe trong khi nói) tức là bổ xung thêm các quy tắc:

- Khi một trạm đang truyền, nó vẫn tiếp tục nghe đường truyền. Nếu phát hiện thấy xung
đột thì nó ngừng ngay việc truyền nhưng vẫn tiếp tục gửi sóng mang thêm một thời gian
nữa để đảm bảo rằng tất cả các trạm trên mạng đều có thể nghe được sự kiện xung đột đó.
- Sau đó trạm chờ đợi một thời gian ngẫu nhiên nào đó rồi thử truyền lại theo các quy tắc
của CSMA
- Rõ ràng với CSMA/CD thời gian chiếm dụng vô ích đường truyền được giảm xuống
bằng thời gian dùng để phát hiện một xung đột.

- Ưu điểm: là tính đơn giản, linh hoạt, việc ghép thêm hay bỏ đi một trạm trong mạng không ảnh
hưởng gì đến hoạt động của hệ thống.

- Nhược điểm: là tính bất ổn định của thời gian phản ứng, hiệu suất sử dụng đường truyền từ đó
cũng thấp.
Bài tập lớn: Mạng máy tính GVHD: Võ Quế Sơn

2.2 CSMA/CA
Nguyên tắc cơ bản khi truy cập của chuẩn 802.11 là sử dụng cơ chế CSMA/CA viết tắt của
Carrier Sense Multiple Access Collision Avoidance – Đa truy cập sử dụng sóng mang phòng
tránh xung đột. Nguyên tắc này gần giống như nguyên tắc CSMA-CD của chuẩn 802. Điểm khác
ở đây là CSMA-CA nó sẽ chỉ truyền dữ liệu khi bên kia sẵn sàng nhận và không truyền, nhận dữ
liệu nào khác trong lúc đó, đây còn gọi là nguyên tắc LBT listening before talking – nghe trước
khi nói. Trước khi gói tin được truyền đi, thiết bị không dây đó sẽ kiểm tra xem có các thiết bị
nào khác đang truyền tin không, nếu đang truyền, nó sẽ đợi đến khi nào các thiết bị kia truyền
xong thì nó mới truyền. Để kiểm tra việc các thiết bị kia đã truyền xong chưa, khi “đợi” nó sẽ hỏi
“thăm dò” đều đặn sau các khoảng thời gian nhất định.
Nguyên tắc: Một trạm muốn truyền tin sẽ thăm dò môi trường bằng cách
truyền đi các cảm biến môi trường. Nếu môi trường bận nó sẽ trì hoãn việc truyền tin trong 1
thời gian, nếu môi trường rỗi nó sẽ tiếp tục truyền tin.

Ứng dụng: CSMA rất có hiệu quả trong môi trường tải không nhiễu. CSMA là giao thức được áp
dụng rộng rãi trong thực tế (CSMA/CD trong Ethernet, CSMA/CA trong WLAN,…).
Bài tập lớn: Mạng máy tính GVHD: Võ Quế Sơn

Chương II. Mô phỏng

Chương III: Kết luận

Trước nhu cầu ngày càng lớn về thông tin liên lạc nói chung và thông tin di động nói riêng, việc
nghiên cứu và áp dụng các công nghệ tiên tiến cũng như tìm kiếm các giải pháp mới nhắm nâng
cao về chất lượng- dung lượng cũng như các loại hình thông tin liên lạc có ý nghĩa hết sức quan
trọng và thiết thực. Trong đề tài này,vì thời gian và kiến thức hạn chế nhóm chúng em chỉ tìm
hiểu các kiểu đa truy cập phát hiện sóng mang, là loại hình đơn giản, dễ áp dụng, tiết kiệm thời
gian truyền do đó phương thức này có thể áp dụng cho nhiều hệ thống vừa và nhỏ.

You might also like