You are on page 1of 123

THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH

Chương 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH


I. Hệ thống tài chính:
- Theo cách tiếp cận dựa vào phương thức thị trường, hệ thống tài chính có thể được
hiểu là tổng thể các thiết chế (quy định) thị trường (tài chính), định chế tài chính
(trung gian tài chính/ định chế tài chính trung gian) và công cụ tài chính nhằm tạo
thuận lợi cho các giao dịch tài chính giữa các chủ thể trong nền kinh tế.
Hai nhóm quan hệ chính trong hệ thống tài chính:
Quan hệ tài chính trực tiếp: dòng dịch chuyển tài chính được thực hiện thông qua thị
trường tài chính.
Quan hệ tài chính gián tiếp: dòng dịch chuyển tài chính được thực hiện thông qua trung
gian tài chính.

II. Thị trường tài chính:


1) Chức năng của thị trường tài chính:
- Công cụ tài chính: hàng hoá giao dịch trên thị trường:
+ Chức năng dẫn vốn. (đưa vốn từ người thừa vốn đến người thiếu vốn)
+ Chức năng khuyến khích tiết kiệm (gửi tiền vào trung gian tài chính) và đầu tư
(mua công cụ tài chính).
+ Chức năng gia tăng thanh khoản (việc mua đi bán lại, dễ dàng chuyển hoá thành
tiền) cho các tài sản tài chính (sau khi đã thuộc quyền kiểm soát của ai đó).
- Thị trường tài chính đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nó cho phép vốn dịch
chuyển từ những người không có cơ hội đầu tư sinh lời đến những người có cơ hội đầu tư
tốt hơn.
- Nhờ có thị trường tài chính, vốn được phân bổ một cách hiệu quả, qua đó góp phần
nâng cao năng suất và hiệu quả của nền kinh tế nói chung (GDP).
2) Phân loại thị trường tài chính: tiêu chí phân loại
- Bản chất của công cụ tài chính (CCTC) được giao dịch trên thị trường:
Thị trường công cụ nợ (giao dịch: công cụ nợ) và thị trường vốn cổ phần (giao dịch: công
cụ vốn cổ phần).
2.1.) Thị trường công cụ nợ và thị trường vốn cổ phần:
Các chủ thể tham gia thị trường tài chính có thể đầu tư/huy động vốn bằng hai cách:
+ Sử dụng công cụ nợ: Trái phiếu; tín phiếu kho bạc, thương phiếu, chứng chỉ tiền
gửi có thể chuyển nhượng (NCDs), …
Công cụ nợ có thể là ngắn hạn, trung hoặc dài hạn.
+ Sử dụng công cụ vốn: Cổ phiếu

Thị trường CC nợ: giao dịch công cụ nợ Thị trường vốn cổ phần: giao dịch công cụ
(trái phiếu, tín phiếu …). vốn cổ phần (cổ phiếu).
Công cụ nợ: cho phép người nắm giữ Cổ phiếu: xác nhận quyền sở hữu của
(người mua) có quyền chủ nợ đối với tổ người nắm giữ (cổ đông) đối với TCPH
chức phát hành (TCPH = người bán (Công ty cổ phần).
CCN). Thời hạn: KHÔNG XÁC ĐỊNH/ dài hạn
Người thừa vốn - Thị trường CCN - (gắn với sự tồn tại của công ty).
Người thiếu vốn. Mệnh giá: Tiền gốc -> đáo hạn, giá trị còn
Người mua (= chủ nợ) - Công cụ nợ - Tổ lại.
chức phát hành (công ty, chính phủ) (= Lãi: cổ tức -> phụ thuộc kết quả kinh
con nợ). doanh.
Thời hạn: CCN ngắn hạn/ CCN dài hạn. Thanh toán sau chủ nợ.
Mệnh giá: Tiền gốc -> đáo hạn, 100%.
Lãi (định kỳ, cố định): lãi suất (%).
Bắt buộc thanh toán.

Thuận lợi của việc nắm giữ công cụ vốn cổ phần (có lãi cao hơn, phụ thuộc vào kết quả
kinh doanh) so với việc nắm giữ công cụ nợ? Giá trị tăng thêm trong trường hợp công
ty có lãi.
Bất lợi của việc nắm giữ công cụ vốn cổ phần (tính rủi ro: thanh toán sau chủ nợ, có
thể không nhận được vốn gốc, chủ sở hữu chỉ nhận được giá trị còn lại nếu công ty
phá sản) so với việc nắm giữ công cụ nợ?
- Tính chất luân chuyển của CCTC trên thị trường: Thị trường sơ cấp và thị trường thứ
cấp.
2.2.) Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp:
- Thị trường sơ cấp là thị trường giao dịch những chứng khoán được phát hành lần đầu
ra công chúng. -> tăng vốn cho Tổ chức phát hành, cung cấp hàng hóa cho thị trường thứ
cấp.=> VT: khởi tạo vốn
- Thị trường thứ cấp là thị trường giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trước
đó.
+ Cung cấp thanh khoản cho những nhà đầu tư đang nắm giữ chứng khoán. -> Lợi
nhuận cho NĐT
+ Xác định giá của các chứng khoán mà công ty phát hành ra công chúng trên thị
trường sơ cấp.
Ví dụ: Công ty ABC phát hành cổ phiếu (1000 CP) => Sơ cấp (X: 500 CP, Y: 300 CP, Z:
200 CP)
100.000đ/CP => 1000*100.000 = 100.000.000
X bán 100 CP cho E: 150.000 -> thứ cấp.
E bán 50 CP cho F: 200.000 -> thứ cấp.
X mua 50 CP: 250.000 -> thứ cấp.

- Hình thức tổ chức thị trường: Thị trường tập trung và thị trường bán tập trung OTC.
2.3.) Thị trường tập trung và thị trường bán tập trung:
Phải có cơ quan quản lý (thiết chế, quy định vận hành)
- Thị trường tập trung là thị trường mà việc giao dịch chứng khoán được tổ chức tập
trung tại một nơi nhất định. -> sàn giao dịch chứng khoán, chứng khoán niêm yết.
- Thị trường bán tập trung (Thị trường OTC) là thị trường mà việc giao dịch chứng
khoán không được thực hiện tại một địa điểm giao dịch cố định, mà dựa vào một hệ
thống vận hành theo cơ chế thương lượng thông qua sự trợ giúp của hệ thống máy tính
được kết nối giữa các thành viên tham gia thị trường.

- Thời hạn thanh toán của CCTC (ngắn hạn/ dài hạn): Thị trường tiền tệ và thị trường
vốn.
2.4.) Thị trường tiền tệ và thị trường vốn:
Công cụ nợ ngắn hạn, công cụ nợ dài hạn.
Cổ phiếu (Cc vốn CP): dài hạn.
Thị trường tiền tệ (giao dịch công cụ thị trường tiền tệ) là thị trường giao dịch các
công cụ nợ ngắn hạn (thông thường có kỳ hạn dưới một năm).
Thị trường vốn (giao dịch công cụ vốn) là thị trường giao dịch các công cụ nợ dài hạn
(trái phiếu) và công cụ vốn cổ phần (cổ phiếu).

III. Định chế tài chính:


Định chế tài chính/ Trung gian tài chính/ Định chế tài chính trung gian: Là những
tổ chức hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, có đặc điểm là cung cấp
các dịch vụ tài chính cho các chủ thể trong nền kinh tế.
=> Đặc điểm phân biệt: đầu tư vào các tài sản tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, ...) thay vì
đầu tư vào các tài sản thực (nhà xưởng, máy móc, thiết bị, v.v.).
1) Chức năng của định chế tài chính:
- Dẫn vốn từ người thừa vốn đến người thiếu vốn.
- Giảm chi phí (toàn bộ thời gian, công sức, tiền bạc, … bỏ ra để đạt được lợi ích
nào đó) giao dịch (tài chính = chuyển vốn từ người thừa vốn đến người thiếu vốn):
Chi phí: chi phí giao dịch, chi phí pháp lý, công chứng giấy tờ, chi phí cho
người môi giới.
+ Sự chuyên môn hóa cao.
+ Kinh nghiệm.
+ Lợi thế kinh tế do quy mô
- Chia sẻ rủi ro (sự không chắc chắn về nguồn tiền trong tương lai; có khả năng sinh
lời, và có khả năng thua lỗ):
+ Chuyển hoá tài sản (Asset transformation): các trung gian tài chính tạo và
bán các tài sản có rủi ro đa dạng, phù hợp với các đối tượng khác nhau => sử dụng số
tiền thu được từ việc bán tài sản để mua các tài sản khác có nhiều rủi ro hơn.
Ví dụ: NHTM sử dụng tiền gửi (huy động vốn) -> đi cho vay.
NHTM nhận tiền gửi từ KH: 100 triệu (nợ đối với ngân hàng) -> NH phải trả cho
KH (5%).
NHTM cho KH vay tiền: 50 triệu (Tài sản của NH)
-> Khách hàng đi vay trả lãi cho NH (10%).

+ Đa dạng hóa tài sản đầu tư (Diversification): Không bỏ trứng vào cùng một
rổ. (Không đem toàn bộ số tiền huy động được cho vay; ngân hàng sẽ đi mua cổ phiếu,
trái phiếu, mua bất động sản.)
- Giảm chi phí thông tin (do bất đối xứng thông tin: chúng ta không hiểu rõ bản thân đối
phương bằng chính họ.)
+ Lựa chọn đối nghịch (xảy ra trên thị trường tài chính trước khi giao dịch diễn
ra): được hạn chế, (trong trường hợp không có trung gian tài chính, người càng đi vay thì
càng có rủi ro. Tưởng tốt nhưng không tốt, vì mình không nắm được thông tin của họ.)
+ Rủi ro (sự không chắc chắn) đạo đức (của người đi vay): làm tổn hại đến lợi ích
của người cho vay. Người đi vay hình thành những mục đích xấu, hành động không tốt,
không đúng như mục đích ban đầu. Rủi ro càng cao, sinh lợi càng lớn.
2) Phân loại định chế tài chính:
- Định chế nhận tiền gửi
+ Ngân hàng thương mại
+ Hiệp hội tiết kiệm và cho vay, các ngân hàng tiết kiệm tương hỗ
+ Liên hiệp tín dụng
- Định chế tiết kiệm theo hợp đồng (= thoả thuận giữa hai bên)
+ Công ty bảo hiểm nhân thọ
+ Công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn
+ Quỹ hưu trí
- Định chế đầu tư
+ Công ty tài chính
+ Quỹ tương hỗ
+ Quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ
+ Ngân hàng đầu tư
IV. Ngân hàng trung ương:
1) Chức năng của NHTW (NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM):
Hoạt động tiền tệ
Hoạt động ngân hàng
Hoạt động thanh toán
- Ngân hàng phát hành tiền:
+ NHTW là cơ quan duy nhất, độc quyền phát tiền của mỗi quốc gia (về mệnh
giá tiền, loại tiền, mức phát hành...) nhằm bảo đảm thống nhất và an toàn cho hệ thống
lưu thông tiền tệ của quốc gia.
+ Hoạt động cung ứng tiền của NHTW có tác động trực tiếp đến tổng mức cung
tiền trong nền kinh tế. Do vậy, NHTW phải có trách nhiệm xác định số lượng tiền cần
phát hành, thời điểm, phương thức và nguyên tắc phát hành tiền để bảo đảm sự ổn định
tiền tệ và phát triển kinh tế.
- Ngân hàng mẹ (Ngân hàng của các tổ chức tín dụng):
NHTW quản lý toàn bộ hệ thống ngân hàng, đồng thời thực hiện các hoạt động cụ thể
đối với Ngân hàng trung gian:
+ Cấp giấy phép kinh doanh
+ Mở tài khoản giao dịch và thanh toán bù trừ
+ Tái cấp vốn cho các Ngân hàng trung gian
+ Thanh tra, kiểm soát các Ngân hàng trung gian
+ Ấn định lãi suất, lệ phí, hoa hồng áp dụng cho các Ngân hàng trung gian, quy
định các thể lệ điều hành nghiệp vụ,...
+ Quy định, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Ngân hàng của Chính phủ:
NHTW là một định chế tài chính công, vì vậy phải thực hiện nhiều nghiệp vụ cho
Chính phủ:
+ Mở TK và làm đại lý tài chính cho Chính phủ.
+ Cho vay đối với CP trong những trường hợp cần thiết.
+ Tư vấn cho CP về các chính sách kinh tế, tài chính, đại diện cho Chính phủ tại
các tổ chức tài chính quốc tế.
+ Quản lý nhà nước về các hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.
+ Thực hiện quản lý dự trữ quốc gia.
2) Mục tiêu của NHTW:
- Duy trì lạm phát: thấp, ổn định;
- Đảm bảo tăng trưởng: cao và ổn định;
- Xây dựng, đảm bảo hệ thống tài chính vững mạnh;
- Ổn định lãi suất;
- Ổn định tỷ giá.
3) Công cụ của chính sách tiền tệ:
3.1.) Nghiệp vụ thị trường mở:
- Công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ
- NHTW mua/bán trái phiếu trên thị trường mở
- Nhân tố quan trọng tác động đến dự trữ NH và lãi suất
- Khi NHTW thực hiện mua chứng khoán trên thị trường mở, dự trữ và tiền gửi trong hệ
thống ngân hàng sẽ tăng, từ đó làm tăng cơ sở tiền tệ và cung tiền.
- Khi NHTW thực hiện bán chứng khoán trên thị trường mở, dự trữ và tiền gửi trong hệ
thống ngân hàng sẽ giảm, từ đó làm giảm cơ sở tiền tệ và cung tiền.
3.2.) Nghiệp vụ cho vay chiết khấu:
- Các ngân hàng có thể vay mượn dự trữ từ NHTW thông qua phương thức cửa sổ chiết
khấu (Discount window)
- Khi NHTW cho vay chiết khấu đối với các ngân hàng, dự trữ tại ngân hàng sẽ tăng, do
đó làm tăng tiền cơ sở và cung tiền.
- Khi các ngân hàng trả lại các khoản cho vay chiết khấu cho NHTW, các khoản cho vay
chiết khấu và dự trữ tại ngân hàng sẽ giảm, do đó làm giảm tiền cơ sở và cung tiền.
3.3.) Tỷ lệ dự trữ bắt buộc:
- Dự trữ bắt buộc là một quy định của NHTW về tỷ lệ giữa tiền mặt lưu giữ tại NHTW và
tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh
khoản.
- Khi yêu cầu dự trữ bắt buộc tăng lên, các ngân hàng phải giữ lại số dự trữ tại NHTW
nhiều hơn, từ đó làm giảm tiền cơ sở và cung tiền.
- Khi yêu cầu dự trữ bắt buộc giảm, các ngân hàng phải giữ lại số dự trữ tại NHTW ít
hơn, từ đó làm tăng tiền cơ sở và cung tiền
- Dự trữ bắt buộc ít được sử dụng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ vì sự tăng lên
của dự trữ bắt buộc sẽ dẫn đến vấn đề về thanh khoản cho các ngân hàng có ít dự trữ dư
thừa.

Kênh ngân sách: cấp tín dụng cho Chính Phủ.


Kênh NHTM (tái cấp tín dụng): cấp tín dụng cho các NHTM (TCTD).
Kênh thị trường mở: mua giấy tờ có giá do chính phủ phát hành trên thị trường mở
Kênh thị trường hối đoái: mua ngoại hối (tăng dự trữ ngoại hối của quốc gia).
Chương 2: LÃI SUẤT
I. Khái niệm lãi suất:
- Lãi suất có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nền kinh tế.
Đối với doanh nghiệp và các cá nhân? Đưa ra các quyết định lựa chọn kinh tế
(đầu tư, chi tiêu, tiết kiệm, …).
Đối với Nhà nước và ngân hàng trung ương (NHTW)? Điều tiết mức cung tiền
trong nền kinh tế.
- Lãi suất là gì?
Giá cả của tín dụng – giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn
dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng thức tài sản khác nhau gọi là lãi suất.
II. Phân loại lãi suất:
- Căn cứ vào giá trị thực tế của khoản tiền lãi thu được:
● Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất được công bố bằng một con số cụ thể
● Lãi suất thực: là lãi suất danh nghĩa sau khi đã trừ đi tỷ lệ lạm phát dự tính.
Công thức Fisher: (1+i) = (1+ir)(1+πe)
1 + i = 1 + π e + ir + ir * π e
Công thức Fisher có thể được viết lại như sau: ir = i – πe
Trong đó:
ir: Lãi suất thực
i: Lãi suất danh nghĩa
πe: Tỷ lệ lạm phát dự tính
Ví dụ:
Nếu i = 5% và πe = 5% thì lãi suất thực ir = 0%
Nếu i = 10% và πe = 20% thì lãi suất thực ir = -10%
Ví dụ: Tính lãi suất thực của khoản tiền gửi tiết kiệm (100 triệu) nếu lãi suất danh nghĩa
là 8%/ năm và tỷ lệ lạm phát dự báo là 10% trong năm đến. Giải thích ý nghĩa của kết
quả nhận được.
Giải
Lãi suất thực: ir = i – πe = 8% - 10% = -2%
Giá trị tiền gửi tiết kiệm tăng 8% nhưng đồng thời mức giá cả hàng hoá trong nước tăng
đến 10%. Kết quả là, sau một năm số tiền tiết kiệm không mang lại khoản lợi tức nào, mà
còn mất đi 2% giá trị ban đầu xét trên sức mua của hàng hoá.
- Căn cứ vào phương pháp tính lãi:
● Lãi đơn: Là tỉ lệ % của số tiền lãi so với số tiền vay ban đầu; trong đó, tiền lãi sau
mỗi kỳ không được nhập vào vốn để tính lãi cho kỳ hạn kế tiếp.
F = P + (P × n × is) = P × (1 + n × is)
Lãi đơn = P × n × is
Trong đó:
F = Số tiền vốn và lãi; P = Vốn gốc
is = Lãi suất đơn; n = Số kỳ hạn
● Lãi suất kép: Phương pháp tính lãi kép là phương thức tính toán mà tiền lãi sau
mỗi kỳ được nhập vào vốn để đầu tư tiếp và sinh lãi cho kỳ sau.
F = P × (1 + ic)n
Lãi kép = P × (1 + ic)n−P
Trong đó:
F= Số tiền vốn và lãi; P = Vốn gốc
ic = Lãi suất kép ; n = Số kỳ hạn
III. Đo lường lãi suất:
1) Giá trị hiện tại:
- Giá trị hiện tại là khái niệm cơ bản trong tài chính. Khái niệm giá trị hiện tại cho rằng,
một đồng dollar ở hiện tại có giá trị cao hơn một đồng dollar ở thời điểm tương lai.
- Tại sao?
- Một khoản tiết kiệm gửi vào ngân hàng hôm nay, sau một thời gian sẽ tạo nên số tiền
tích lũy cao hơn số vốn ban đầu.
- Giá trị hiện tại có thể sử dụng để đo lường hiện giá của một dòng tiền đơn hoặc là tổng
hiện giá của các dòng tiền trong tương lai.
- Ví dụ, giả sử nhà đầu tư (NĐT) cho vay $100, thời hạn 1 năm, và mong muốn nhận
thêm khoản lãi vay $10 từ hoạt động cho vay.
Vốn gốc: số tiền cho vay ban đầu ($100)
Ngày đến hạn: ngày khoản vay được hoàn trả; Kỳ hạn cho vay: được tính từ khi
bắt đầu nhận vốn đến ngày đến hạn (1 năm)
Lãi vay: khoản tiền người đi vay phải trả cho người cho vay để sử dụng khoản vốn
đầu tư. ($10)
Lãi suất: Tỉ số giữa tiền lãi và vốn đầu tư ban đầu (?)

Với mức lãi suất 10%/ năm, sau 1 năm, $100 vốn gốc ban đầu có giá trị tương
đương: CF1 = 100 + 100 × 0.10 = 100 × (1 + 0.10) = $110
Năm thứ 2: CF2 = 110*(1 + 0.10) = 100*(1 + 0.10)2 = $121
Năm thứ 3: CF3 = 121*(1 + 0.10) = 100*(1 + 0.10)3 = $133
Năm thứ n: CFn = 100*(1 + 0.10)n
Công thức tính giá trị hiện tại:

𝐶𝐹
PV =
(1 + 𝑖)𝑛

Trong đó:
PV: Giá trị hiện tại CF: Dòng tiền tương lai
i: Lãi suất chiết khấu n: Kỳ hạn (số thời kỳ)
Ý nghĩa của tiền phải được xem xét dựa trên hai khía cạnh: số lượng và thời gian.
2) Lãi suất hoàn vốn: Là mức lãi suất/ làm cân bằng/ giá trị hiện tại của các khoản thu
trong tương lai từ một khoản đầu tư/ với giá trị hiện tại của khoản đầu tư đó/.

Trong đó:
PV = vốn vay
CF = dòng tiền tương lai
n = kỳ hạn cho vay (số năm)
iYM : lãi suất hoàn vốn
a) Khoản vay đơn (chỉ có duy nhất một dòng tiền trong tương lai):
Bỏ tiền cho vay và chốt một thời hạn nhận lại toàn bộ tiền lãi và tiền gốc CUỐI KỲ.

Trong đó:
PV = vốn vay
CF = dòng tiền tương lai
n = kỳ hạn cho vay (số năm)
iYM : lãi suất hoàn vốn
Ví dụ: Giả sử A nhận khoản vay $200 từ NĐT B. Trong năm đến, B muốn thu lại khoản
vốn gốc và lãi là $210. Lãi suất hoàn vốn trên khoản đầu tư này là bao nhiêu?

b) Tín dụng thanh toán từng kỳ: khoản tín dụng trả từng phần (vốn gốc và lãi) vào mỗi
kỳ thanh toán trong suốt kỳ hạn cho vay -> TRẢ NHIỀU KỲ, VỐN + LÃI NHƯ NHAU
QUA CÁC KỲ.

Trong đó:
LV = giá trị khoản vay ban đầu
FP (Fixed Payment) = khoản thanh toán định kỳ
n = kỳ hạn cho vay
iYM = lãi suất hoàn vốn
c) Trái phiếu Coupon: Công cụ nợ -> vay mượn/ tín dụng
Trái phiếu coupon là loại trái phiếu mà người sở hữu nó sẽ được thanh toán lãi hằng năm
một khoản cố định cho đến khi đến hạn sẽ được thanh toán tiền gốc.
Một trái phiếu coupon được đặc trưng bởi:
F: mệnh giá trái phiếu (tiền gốc)
iC : lãi suất coupon (lãi suất trả hằng năm) -> lãi suất danh nghĩa
Coupon (C): tiền lãi hằng năm, C = iC × F
n: thời hạn của trái phiếu
PV: giá bán trái phiếu ở thời điểm hiện tại (giá thị trường/ thị giá)

Trong đó:
PV = Giá trái phiếu ở thời điểm hiện tại
C = Số tiền coupon hàng năm
F = Mệnh giá trái phiếu
n = số thời kỳ
iYM : lãi suất hoàn vốn -> lãi thực nhận của khoản vay.
Ví dụ: Tính lãi suất hoàn vốn trong trường hợp trái phiếu Coupon có mệnh giá $1000,
chia lãi suất 10% trong vòng 5 năm với các mức giá lần lượt là $1200, $1100, $1000,
$900, $800?
Giải
Tiền lãi Coupon hàng năm: C = iC × F = 10% * 1000 = $100
Với mức giá PV = $1200, ta có lãi suất hoàn vốn sau 5 năm là:
100 100 100 100 100 1000
1200 = + + + + +
(1+𝑖𝑌𝑀 ) (1+𝑖𝑌𝑀 )2 (1+𝑖𝑌𝑀 )3 (1+𝑖𝑌𝑀 )4 (1+𝑖𝑌𝑀 )5 (1+𝑖𝑌𝑀 )5
⇔ 𝑖𝑌𝑀 = 0.0534 = 5.34 %

Giá trái $1200 $1100 $1000 $900 $800


phiếu (PV)

Lãi suất 5.34% 7.53% 10% 12.83% 16.13%


hoàn vốn
(𝑖𝑌𝑀 )
KẾT LUẬN:
- Khi trái phiếu Coupon được bán với giá bằng mệnh giá (F = PV), lãi suất hoàn vốn bằng
lãi suất Coupon (iYM = iC).
- Giá trái phiếu Coupon và lãi suất hoàn vốn có mối quan hệ ngược chiều với nhau. Khi
lãi suất hoàn vốn tăng thì giá trái phiếu giảm và ngược lại, khi lãi suất hoàn vốn giảm thì
giá trái phiếu tăng.
- Khi trái phiếu Coupon được bán với giá thấp hơn mệnh giá (PV < F), lãi suất hoàn vốn
(= lãi suất thực tế) lớn hơn lãi suất Coupon (= lãi suất danh nghĩa) (iYM > iC).
d) Trái phiếu chiết khấu: -> Công cụ nợ -> người sở hữu: cho vay
Trái phiếu phát hành với giá thấp hơn mệnh giá (PV < F) và NĐT sẽ được thanh toán
số tiền bằng đúng mệnh giá (tiền gốc) khi đến hạn.
Khác với trái phiếu coupon, trái phiếu chiết khấu chỉ có một dòng tiền tương lai nên
phương pháp tính lãi suất hoàn vốn của trái phiếu chiết khấu tương tự trường hợp vay
đơn.

Trong đó: F = Mệnh giá trái phiếu; P = Giá trái phiếu hiện tại
KẾT LUẬN:
- Ý nghĩa của tiền phải được xem xét trên 2 khía cạnh là: số lượng và thời gian.
- Các công cụ nợ (hoặc các khoản tín dụng) khác nhau có các dòng thanh toán khác nhau
cho người nắm giữ, được gọi là các dòng tiền (CF - Cash Flow).
- Các công cụ nợ (hoặc khoản tín dụng) thường được so sánh với các công cụ nợ (hoặc
khoản tín dụng) khác dựa trên số tiền và thời gian thanh toán.
- Việc phân tích số tiền và thời gian của các dòng tiền sinh ra từ các công cụ nợ (hoặc
khoản tín dụng) chính là đánh giá lãi suất hoàn vốn (lãi suất đáo hạn) hay phân tích giá
trị hiện tại.
IV. Phân tích cấu trúc rủi ro của lãi suất:
Rủi ro vỡ nợ
Rủi ro vỡ nợ là rủi ro phát sinh khi người đi vay hoặc người phát hành không có
khả năng thanh toán lãi hoặc cả vốn lẫn lãi khi đến hạn.
Trái phiếu có rủi ro vỡ nợ = 0? Trái phiếu chính phủ, các công cụ nợ do chính
phủ phát hành.
Chênh lệch lãi suất giữa trái phiếu có rủi ro vỡ nợ cao và trái phiếu có rủi ro vỡ nợ
thấp được gọi là phần bù rủi ro (khoản lãi tăng thêm để NĐT sẵn lòng nắm giữ tài sản
rủi ro).
Chỉ số xếp hạng tín dụng: chỉ số xếp hạng càng cao -> rủi ro vỡ nợ càng thấp.

Rủi ro thanh khoản


Rủi ro thanh khoản liên quan đến khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của các tài
sản tài chính.
Khi các công cụ có tính lỏng (tính thanh khoản) cao (rủi ro thanh khoản thấp), tức
là dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt nhanh chóng và ít tốn kém thì nó càng được ưa
chuộng.
Trái phiếu chính phủ là những công cụ lỏng nhất, bởi vì chúng được mua bán rộng
rãi.
Trái phiếu công ty?
Tác động của thuế thu nhập
NĐT mua Trái phiếu -> NĐT là chủ nợ của TCPH (công ty, chính phủ) -> NĐT
nhận lãi (thu nhập) từ TCPH.
NĐT quan tâm đến thu nhập sau thuế hơn là thu nhập trước thuế của khoản đầu tư.
Khi tiền lãi cho vay hoặc lãi trái phiếu được miễn thuế thu nhập thì người sở hữu
nó được hưởng toàn bộ số tiền lời thu được.
Ngược lại, trong trường hợp thuế thu nhập đánh vào khoản lợi nhuận này thì tiền
lãi thực sự của số tiền lời được nhận sẽ giảm đi một phần.
LỢI ÍCH VỀ THUẾ LỚN HƠN RẤT NHIỀU SO VỚI SỰ KHÔNG CHẮC
CHẮN VỀ SỰ HOÀN VỐN VÀ LÃI TRONG TƯƠNG LAI.

V. Phân tích cấu trúc kỳ hạn của lãi suất:


1) Đường cong lãi suất:
Đường cong lãi suất: là đồ thị mô tả mối quan hệ giữa lãi suất và kỳ hạn của một công
cụ nợ.
Đường cong hướng lên: lãi suất ngắn hạn nhỏ hơn lãi suất dài hạn. (TĂNG KỲ
HẠN -> TĂNG LÃI SUẤT)
Nằm ngang: lãi suất ngắn hạn bằng lãi suất dài hạn.
Đường cong hướng xuống: lãi suất ngắn hạn lớn hơn lãi suất dài hạn. (TĂNG KỲ
HẠN -> GIẢM LÃI SUẤT)

Đặc điểm của đường cong lãi suất:


1. Lãi suất trái phiếu ở các kỳ hạn khác nhau có xu hướng biến động cùng chiều với nhau.
(LS ngắn hạn tăng -> LS dài hạn tăng; LS ngắn hạn giảm -> LS dài hạn giảm)
2. Khi lãi suất ngắn hạn thấp, đường cong lãi suất thường là đường dốc lên; Khi lãi suất
ngắn hạn cao đường cong lãi suất thường có hình dạng dốc xuống.
(LSNH thấp -> LSNH < LSDH (tăng kỳ hạn -> LS tăng), LS trong tương lai có xu hướng
tăng)
3. Trên thực tế, đường cong lãi suất có xu hướng dốc lên. (LSNH < LSDH, tăng kỳ hạn -
> LS tăng)
-> Giải thích theo các lý thuyết: lý thuyết kỳ vọng, lý thuyết thị trường phân cách, lý
thuyết phần bù thanh khoản
2) Lý thuyết kỳ vọng:
Lth kỳ vọng: quyết định dựa trên kỳ vọng về lãi suất ngắn hạn của NĐT.
NĐT không ưu tiên về kỳ hạn mà chỉ chú ý đến lợi nhuận.
Giả thuyết: Trái phiếu với kỳ hạn khác nhau thay thế hoàn hảo cho nhau. -> Trái phiếu
ngắn hạn và trái phiếu dài hạn thay thế hoàn hảo cho nhau.
Lãi suất của một trái phiếu dài hạn sẽ bằng trung bình các lãi suất ngắn hạn dự tính trong
thời gian tồn tại của trái phiếu dài hạn đó.
Ứng dụng: Kỳ vọng lợi tức trên trái phiếu với kỳ hạn khác nhau là như nhau.

Ví dụ có hai chiến lược đầu tư sau:


Chiến lược 1: Đầu tư vào trái phiếu có kỳ hạn 1 năm, khi đáo hạn sẽ tái đầu tư vào một
trái phiếu kỳ hạn 1 năm khác.
Chiến lược 2: Đầu tư vào trái phiếu kỳ hạn 2 năm và giữ cho đến ngày đáo hạn.
Về mặt toán học, lý thuyết dự tính được thể hiện như sau:

Không kể đến sự khác biệt về kỳ hạn, NĐT sẽ yêu cầu mức lãi của khoản đầu tư kỳ hạn 2
năm và mức lãi của 2 khoản đầu tư liên tiếp kỳ hạn 1 năm là như nhau. Lãi suất trái
phiếu kỳ hạn 2 nằm bằng trung bình mức lãi suất của hai trái phiếu kỳ hạn 1 năm
liên tiếp.
Tương tự với trái phiếu có kỳ hạn dài:

Lãi suất n giai đoạn bằng trung bình của các lãi suất một giai đoạn dự tính diễn ra trong
quá trình tồn tại n giai đoạn của trái phiếu dài hạn này.

Ví dụ: Lãi suất kỳ hạn 1 năm trong 5 năm đến (từ năm 2020 đến 2024) của trái phiếu
chính phủ lần lượt là: 4%; 4.5%; 5%; 5.5%; 6%. Hỏi lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn
5 năm là bao nhiêu:
i1,5 = (4% + 4.5% + 5% + 5.5% + 6%)/5 = 5%
Giải thích được sự thay đổi hình dạng của đường cong lãi suất.
Giải thích được đặc điểm 1: Lãi suất trái phiếu ở các kỳ hạn khác nhau có xu hướng biến
động cùng chiều với nhau.
Giải thích đặc điểm 2 vì sao đường cong lãi suất có xu hướng dốc lên khi lãi suất ngắn
hạn thấp và ngược lại.
Không giải thích được đặc điểm 3.
3) Lý thuyết thị trường phân cách:
Giả thuyết: Trái phiếu với kỳ hạn khác nhau không thể thay thế cho nhau.
-> NĐT đã xác định nhu cầu ưu tiên của họ: trái phiếu ngắn hạn/ trái phiếu dài hạn.
-> Thị trường dành cho TP ngắn hạn và TP dài hạn được xác định độc lập.
[1] Đối với thị trường TP ngắn hạn: cầu tăng -> giá TP ngắn hạn tăng -> lãi suất ngắn hạn
giảm.
[2] Đối với thị trường TP dài hạn: cầu giảm -> giá TP dài hạn giảm -> lãi suất dài hạn
tăng.
=> LSNN < LSDH
Ứng dụng: Cung cầu của thị trường dành cho trái phiếu ngắn hạn và dài hạn được xác
định độc lập.
Các NĐT và người đi vay đã xác định trước nhu cầu ưu tiên của họ với trái phiếu ngắn
hạn hay trái phiếu dài hạn.
Nếu NĐT yêu thích việc nắm giữ trái phiếu ngắn hạn với rủi ro thấp hơn so với trái phiếu
dài hạn → giải thích được đặc điểm 3: đường cong lãi suất có xu hướng dốc lên
Không giải thích được đặc điểm 1 & 2.
3) Lý thuyết phần bù thanh khoản:
Giả thuyết: Trái phiếu với kỳ hạn khác nhau có thể thay thế cho nhau, nhưng không hoàn
hảo.
Ứng dụng: Lý thuyết phần bù thanh khoản được phát triển từ lý thuyết kỳ vọng và những
đặc điểm của lý thuyết thị trường phân cách.
Lý thuyết phần bù thanh khoản cho rằng lãi suất dài hạn không chỉ phản ánh dự tính
của NĐT về lãi suất tương lai, mà còn bao gồm phần bù cho việc nắm giữ trái phiếu
có kỳ hạn dài, gọi là phần bù thanh khoản (liquidity premium).
Về mặt toán học, lý thuyết phần bù thanh khoản được mô tả như sau:

Giải thích được 3 đặc điểm của đường cong lãi suất.
Đường cong lãi suất hướng lên thể hiện phần bù thanh khoản cho trái phiếu dài hạn.
Đặc điểm 1 & 2: Dựa trên lý thuyết kỳ vọng.
TỔNG KẾT:
- Lãi suất phụ thuộc vào:
+ Rủi ro (trong điều kiện các yếu tố khác - kỳ hạn không đổi): trái phiếu cùng kỳ hạn
nhưng lãi suất khác nhau -> do Tổ Chức Phát Hành -> rủi ro vỡ nợ, rủi ro thanh
khoản, thuế thu nhập.
+ Kỳ hạn (trong điều các yếu tố khác - rủi ro không đổi): trái phiếu cùng Tổ Chức
Phát Hành nhưng lãi suất khác nhau -> do kỳ hạn khác nhau -> kỳ vọng LS của
nhà đầu tư, thị trường (nhu cầu đầu tư ngắn hạn/ dài hạn), phần bù thanh khoản.
Chương 3: THỊ TRƯỜNG CÔNG CỤ NỢ
I. Tổng quan thị trường công cụ nợ:
- Công cụ nợ -> huy động vốn cho tổ chức phát hành (chủ thể thiếu vốn).
- Thị trường công cụ nợ tạo ra môi trường cho các giao dịch có khả năng sinh lời.
(nguồn lợi tức LÃI & CHÊNH CHỆCH GIỮA GIÁ MUA VÀ GIÁ BÁN)
- Thị trường công cụ nợ hỗ trợ các định chế tài chính, đặc biệt là các NHTM trong việc
điều chỉnh mức dự trữ các phương tiện chi trả để đảm bảo nhu cầu thanh toán của mình. -
> thị trường CC nợ ngắn hạn/ thị trường tiền tệ.
- Ngân hàng trung ương thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (mức cung tiền trong nền kinh
tế), trên thị trường công cụ nợ.

Giao dịch công cụ nợ được thực hiện bởi:


- Ngân hàng trung ương:
● Thiếu vốn (tổ chức phát hành)
● Thừa vốn (mua trái phiếu)
- Định chế tài chính:
● Ngân hàng thương mại (Commercial banks)
● Hiệp hội tiết kiệm và cho vay (Savings and Loans Associations)
● Công ty tài chính (Financial companies)
● Quỹ Tương hỗ (Mutual funds)
● Công ty môi giới (Brokerage firms)
● Công ty bảo hiểm (Insurance companies)
● Quỹ hưu trí (Pension funds)
- Cá nhân, hộ gia đình: đầu tư, mua các tổ chức phát hành.

II. Thị trường tiền tệ (thị trường công cụ nợ ngắn hạn):


Thị trường tiền tệ là thị trường giao dịch công cụ nợ ngắn hạn/ công cụ thị trường tiền tệ.
1) Đặc điểm của công cụ TTTT:
- Công cụ TTTT = công cụ nợ -> thời hạn, lãi.
- Lãi suất phụ thuộc: rủi ro và kỳ hạn.
- Thời gian đáo hạn ngắn, tối đa 1 năm.
- Rủi ro vỡ nợ thấp.
- Tính thanh khoản cao -> Rủi ro thanh khoản thấp.
- Điều hòa vốn giữa các ngân hàng thương mại.
- Các loại công cụ TTTT:
Tín phiếu kho bạc. (kho bạc nhà nước)
Thương phiếu.
Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được.
Hợp đồng mua lại.
Chấp phiếu ngân hàng (hối phiếu được ngân hàng chấp nhận).
=> Tổ chức phát hành -> rủi ro khác nhau
2) Tín phiếu kho bạc (T-bills):
- Tín phiếu kho bạc (TPKB) là công cụ vay nợ ngắn hạn của chính phủ do Kho bạc
phát hành để bù đắp cho những thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước và để thực
hiện mục tiêu chính sách tiền tệ.
- TPKB được xem là loại chứng khoán không có rủi ro vỡ nợ và là công cụ có tính lỏng
(tính thanh khoản) cao nhất ➔ mức lãi suất? THẤP NHẤT
- TPKB thuộc loại chứng khoán chiết khấu (không trả lãi trong suốt quá trình nắm giữ
VÌ đã trả lãi ngay tại thời điểm phát hành = phần chiết khấu mà mình được hưởng). ->
Tín phiếu kho bạc được phát hành/ giá bán thấp hơn mệnh giá. -> giá chiết khấu
- TPKB thường được phát hành theo từng lô bằng phương pháp đấu giá trên thị trường
sơ cấp.
- TPKB được phát hành dưới 2 hình thức: chứng chỉ bằng giấy và chứng chỉ điện tử.
- Định giá tín phiếu kho bạc -> NĐT quyết định -> giá NĐT sẵn sàng chi trả.
+ Mệnh giá, thời hạn
+ Lãi suất yêu cầu (nhà đầu tư) -> lãi suất tối thiểu
+ Giá trị của TPKB chính là giá trị hiện tại của mệnh giá
=> Công thức:

Ví dụ: Nếu nhà đầu tư yêu cầu 7% lợi tức hàng năm trên tín phiếu kỳ hạn 1 năm với
mệnh giá $10000, giá trị của tín phiếu là:
P = $10,000/ 1.07 = $9,345.79
Giữ các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ lợi tức yêu cầu càng cao thì giá trị của tín phiếu
giảm.
Hoạt động đấu giá:
- Các nhà thầu có thể đặt mua theo một trong hai hình thức: đấu thầu cạnh tranh và đấu
thầu không cạnh tranh.
- Kho bạc sẽ ưu tiên bán cho các nhà thầu đấu thầu không cạnh tranh trước.
- Kho bạc sẽ chấp nhận bán cho các nhà thầu đặt mức giá cạnh tranh cao nhất (bán cho
người đặt mức lãi suất thấp nhất) và giảm dần cho đến khi đạt được tổng giá trị huy động
dự kiến.
(365) Tỷ suất sinh lời: mua/ đầu tư -> kết thúc đầu tư (bán trước lúc đến hạn/ đáo hạn)
GIÁ MUA/ GIÁ BÁN
Lợi tức (lãi) của nhà đầu tư là sự chênh lệch giữa giá bán (mệnh giá) và giá mua chứng
khoán. Nếu tính đến ngày đáo hạn thì nhà đầu tư mua một tín phiếu mới phát hành và
nắm giữ tỷ suất lợi tức là:

Trong đó:
SP: giá bán
PP: giá mua
n: thời gian nắm giữ # thời hạn (phát hành - thanh toán mệnh giá)
Ví dụ: Tín phiếu kho bạc mệnh giá $1000 năm:
Ông A: giá mua $900 từ Kho bạc
Sau 6 tháng (180 ngày) bán Ông B - $950 -> $50
365 ngày → ??
Ước lượng tỷ suất chiết khấu: (chỉ tính ngay tại thời điểm chiết khấu)
Mức chiết khấu là tỷ lệ phần trăm chiết khấu của giá mua so với mệnh giá cho tín phiếu
mới phát hành.

Trong đó:
Par: mệnh giá
PP: giá mua
n: thời hạn tín phiếu kho bạc.
Ví dụ 1: Ông A sẵn sàng bỏ ra $900 để mua một tín phiếu kho bạc có mệnh giá $1000
trong vòng 1 năm.
1) Tính tỷ suất chiết khấu và tỷ suất sinh lời mà ông A nhận được (giả sử ông A giữ tín
phiếu đến ngày đáo hạn).
𝑃𝑎𝑟 − 𝑃𝑃 360 1000 − 900 360
𝑇𝑆𝐶𝐾 ô𝑛𝑔 𝐴 = × = × = 10%
𝑃𝑎𝑟 𝑛 1000 360
𝑆𝑃 − 𝑃𝑃 365 1000 − 900 365
𝑇𝑆𝑆𝐿 ô𝑛𝑔 𝐴 = × = × = 11.11%
𝑃𝑃 𝑛 900 365
TỶ SUẤT SINH LỜI > TỶ SUẤT CHIẾT KHẤU
2) Giả sử rằng sau khoảng thời gian 6 tháng (180 ngày), ông A bán tín phiếu này cho ông
B với giá $950. Hãy tính tỷ suất chiết khấu của ông B, tỷ suất sinh lời của ông A.
𝑃𝑎𝑟 − 𝑃𝑃 360 1000 − 950 360
𝑇𝑆𝐶𝐾 ô𝑛𝑔 𝐵 = × = × = 5%
𝑃𝑎𝑟 𝑛 1000 360
𝑆𝑃 (= 𝑃𝑎𝑟) − 𝑃𝑃 365 1000 − 950 365
𝑇𝑆𝑆𝐿 ô𝑛𝑔 𝐵 = × = × =
𝑃𝑃 𝑛 950 185
𝑆𝑃 − 𝑃𝑃 365 950 − 900 365
𝑇𝑆𝑆𝐿 ô𝑛𝑔 𝐴 = × = × =
𝑃𝑃 𝑛 900 180
Ví dụ 2: Một nhà đầu tư đặt thầu tín phiếu kho bạc mệnh giá $1,000 có thời hạn 28 ngày
với mức giá không cạnh tranh là $999.81333. Tính tỷ suất sinh lời và tỷ suất chiết khấu
của tín phiếu kho bạc?
𝑆𝑃 − 𝑃𝑃 365 $1000 − $999.81333 365
𝑇𝑆𝑆𝐿 = × = × = 0,243 %
𝑃𝑃 𝑛 $999.81333 28
𝑃𝑎𝑟 − 𝑃𝑃 360 $1000 − $999.81333 360
𝑇𝑆𝐶𝐾 = × = × = 0,240%
𝑃𝑎𝑟 𝑛 $1000 28
Ví dụ 3: Một nhà đầu tư mong muốn nhận được mức chiết khấu 2.5% trên tín phiếu kho
bạc mệnh giá $10,000 với thời hạn 180 ngày. Mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng chi trả cho
tín phiếu này là bao nhiêu?
𝑃𝑎𝑟 − 𝑃𝑃 360 $10,000 − 𝑃𝑃 360
𝑇𝑆𝐶𝐾 = × <=> 2.5% = × <=> 𝑃𝑃 = $9,875
𝑃𝑎𝑟 𝑛 $10,000 180
Ví dụ 4: Một nhà đầu tư mong muốn nhận được ít nhất mức tỷ suất sinh lời tối thiểu là
0.25%/ năm trên tín phiếu kho bạc mệnh giá $1,000 thời hạn 182 ngày. Mức tỷ lệ chiết
khấu tối thiểu mà nhà đầu tư chấp nhận trên tín phiếu này là bao nhiêu?
𝑆𝑃 − 𝑃𝑃 365 $1,000 − 𝑃𝑃 365
𝑇𝑆𝑆𝐿 = × <=> 0.25% = × <=> 𝑃𝑃 = $998,76
𝑃𝑃 𝑛 $1,000 182
𝑃𝑎𝑟 − 𝑃𝑃 360 $1,000 − $998,76 360
𝑇𝑆𝐶𝐾 = × = × = 0,245%
𝑃𝑎𝑟 𝑛 $1,000 182
- Tín phiếu KBNN do Bộ Tài chính phát hành → huy động vốn bù đắp thâm hụt NSNN
và là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ. Tín phiếu kho bạc có kỳ hạn 13 tuần, 26 tuần
hoặc 52 tuần (hoặc các kỳ hạn khác do Bộ Tài chính quyết định nhưng không vượt quá
52 tuần). Tín phiếu kho bạc được phát hành theo phương thức đấu thầu qua sở giao dịch
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.
- Tín phiếu NHNN → Phát hành thông qua ngân hàng nhà nước Việt Nam, thực
hiện chính sách tiền tệ.
3) Thương phiếu:
- Thương phiếu (commercial paper) là những giấy nhận nợ ngắn hạn do các công ty có
uy tín phát hành để cung cấp thanh khoản hoặc để tài trợ cho các khoản mua hàng tồn
kho và các khoản phải thu.
- Thương phiếu thông thường không được đảm bảo, thay thế cho các khoản vay ngắn hạn
từ ngân hàng.
- Một số thương phiếu có thể được đảm bảo bằng tài sản của người phát hành/đảm bảo tín
dụng từ tổ chức tài chính.
- Thông thường có mệnh giá lớn.
- Có thể phát hành trực tiếp hoặc phát hành thông qua người môi giới.
Thương phiếu (commercial paper) là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán
hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất
định.
Thương phiếu gồm hối phiếu và lệnh phiếu –> giao dịch mua bán chịu hàng hoá (tín
dụng thương mại)
● Hối phiếu do người ký phát (người bán chịu) lập, yêu cầu người bị ký phát
(người mua chịu) thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời
gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
● Lệnh phiếu do người ký phát (người mua chịu) lập, cam kết thanh toán thanh
toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời gian nhất định trong tương
lai cho người thụ hưởng.
Thương phiếu có 3 tính chất:
- Tính trừu tượng: Trên thương phiếu không ghi cụ thể nguyên nhân phát sinh khoản nợ
mà chỉ ghi các thông tin về số tiền phải trả, thời hạn trả tiền và người trả tiền (người thụ
hưởng).
- Tính bắt buộc: Quy định người trả tiền phải thanh toán cho người thụ hưởng đúng hạn,
không được phép từ chối hoặc trì hoãn việc trả tiền.
- Tính lưu thông: thương phiếu được chuyển nhượng từ người thụ hưởng sang người
khác bằng phương pháp ký hậu, nó có thể chuyển hoá ra tiền khi mang đến ngân hàng
xin chiết khấu hoặc cầm cố.
- Thị trường thứ cấp khá hạn chế, có thể bán lại thương phiếu cho người môi giới đã
phát hành trước đó.
- Thương phiếu được phát hành theo hình thức chiết khấu, tức là được bán với giá thấp
hơn mệnh giá và không thanh toán lãi suất.
- Nhà đầu tư thường nắm giữ thương phiếu cho đến khi đáo hạn. Lợi nhuận của nhà đầu
tư đến từ chênh lệch giữa giá mua và mệnh giá.
- Tỷ suất lợi tức/ Tỷ suất sinh lời:

So sánh với tỷ suất sinh lời trên T-bill (tín phiếu kho bạc) với cùng kỳ hạn?
THƯƠNG PHIẾU CÓ TỶ SUẤT SINH LỜI CAO HƠN TÍN PHIẾU KHO BẠC.
Lãi suất phụ thuộc vào: KỲ HẠN (Cùng kỳ hạn) & RỦI RO.

=> PP của Thương phiếu < PP của TPKB


-> Bán với giá chiết khấu
-> TSCK của Thương phiếu > TSCK của TPKB
4) Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (NCDs):
- NCDs là một công cụ nợ (debt instrument) do các ngân hàng phát hành, cam kết trả lãi
định kỳ cho khoản tiền gửi và sẽ hoàn trả vốn gốc (được gọi là mệnh giá của chứng chỉ)
cho người gửi tiền khi đến ngày đáo hạn.
- NCD thường có kỳ hạn từ 2 tuần đến 12 tháng.
- Để tăng tính hấp dẫn của công cụ này, lãi suất áp dụng cho nó thường cao hơn lãi suất
của loại tiền gửi cùng kỳ hạn thông thường.
- NCD có thể được bán lại ở thị trường thứ cấp, giúp tăng thanh khoản cho nhà đầu tư.
- NCD có thể được phát hành trực tiếp hoặc thông qua một tổ chức phát hành NCD
chuyên nghiệp.
- NCD cung cấp lợi nhuận cho nhà đầu tư từ tiền lãi và chênh lệch giữa giá bán và giá
mua.
- Tỷ suất lợi tức/ Tỷ suất sinh lời:

- Tỷ suất lợi tức của NCDs phải cao hơn tín phiếu kho bạc với cùng kỳ hạn.
5) Hợp đồng mua lại (Repos):
- Hợp đồng mua lại là một hợp đồng trong đó ngân hàng bán một số lượng tín phiếu kho
bạc mà nó đang nắm giữ, kèm theo điều khoản mua lại số tín phiếu đó sau một vài ngày
hay một vài tuần với mức giá cao hơn.
- Đây là một công cụ để vay nợ ngắn hạn (thường không quá hai tuần) của các ngân hàng
trong đó sử dụng tín phiếu kho bạc làm vật thế chấp.
- Ví dụ:
● General Motors (GM) có một số vốn nhàn rỗi trong tài khoản là 1 triệu USD.
Công ty muốn tranh thủ cho vay ngắn hạn khoản tiền này.
● Ngân hàng Citibank khi đó đang có nhu cầu vay 1 triệu USD trong 1 tuần.
● Ngân hàng quyết định sử dụng một “Repo” để vay của GM bằng cách ký hợp
đồng bán cho GM 1 triệu USD tín phiếu kho bạc mà ngân hàng đang nắm giữ với
cam kết sẽ mua lại số tín phiếu này với giá cao hơn sau đó 1 tuần.
● Công ty GM đã cung cấp cho Citibank một khoản vay ngắn hạn.
● Lãi trả cho GM chính là khoản chênh lệch giữa giá bán lại tín phiếu cho ngân hàng
sau đó 1 tuần và giá mua tín phiếu lúc đầu.
● Trong trường hợp xảy ra rủi ro Citibank không thanh toán được nợ cho GM khi
đến hạn, 1 triệu USD tín phiếu kho bạc vẫn thuộc sở hữu của GM và công ty có
thể bán trên thị trường tiền tệ để thu hồi vốn về.
● Như vậy 1 triệu USD tín phiếu kho bạc (một công cụ có tính lỏng cao nhất và an
toàn nhất trên thị trường tiền tệ) đã được sử dụng làm vật thế chấp trong “Repo”
để đảm bảo khả năng thanh toán nợ của Citibank và đã làm cho GM yên tâm khi
cho vay.
- Hợp đồng mua lại đảo ngược (Reverse Repos) nói đến việc mua chứng khoán bởi một
bên từ một bên khác với thỏa thuận sẽ bán lại chúng.
- Không có thị trường thứ cấp cho hợp đồng repo.
- Tỷ suất Repos:

6) Chấp phiếu ngân hàng (BAs):


- Chấp phiếu ngân hàng là các hối phiếu kỳ hạn do các công ty ký phát và được ngân
hàng đảm bảo thanh toán (cho người mua chịu) bằng cách đóng dấu “đã chấp nhận” lên
tờ hối phiếu.
- Trong các giao dịch tín dụng thương mại, khi người bán không tin vào khả năng thanh
toán của người mua, họ sẽ yêu cầu người mua phải có sự bảo đảm thanh toán từ một ngân
hàng có uy tín.
- Người mua chịu phải ký quỹ (số tiền đặt cọc gửi vào ngân hàng) gửi vào ngân hàng
một phần hoặc toàn bộ số tiền của tờ hối phiếu hoặc được ngân hàng đồng ý cho vay để
thanh toán hối phiếu.
- Ngân hàng sẽ thu từ người mua chịu một khoản phí (sử dụng uy tín của ngân hàng để
giao dịch) bảo đảm thanh toán.
- BAs được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Do được ngân hàng chấp nhận thanh toán nên BAs là một công cụ nợ có độ an toàn
khá cao. Những người sở hữu BAs có thể bán trên thị trường tiền tệ với giá chiết khấu
để thu tiền mặt, hoặc giữ cho đến ngày đáo hạn (ngày thanh toán hợp đồng).
- Kỳ hạn của BAs thường từ 30 đến 270 ngày.
- Lợi tức của BAs là sự chênh lệch giữa giá chiết khấu được thanh toán (giá mua) cho
BAs và giá trị hợp đồng tín dụng thương mại (mệnh giá) được thanh toán vào một
ngày xác định trong tương lai.
- Lợi tức của BAs phải cao hơn T-bills vì ngân hàng vẫn có khả năng mất khả năng thanh
toán.
III. Thị trường trái phiếu (thị trường công cụ nợ dài hạn):
Trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty.
1) Tổng quan về trái phiếu:
Trái phiếu là những chứng khoán nợ dài hạn được phát hành bởi cơ quan chính phủ hoặc
các doanh nghiệp.
Người phát hành trái phiếu có nghĩa vụ trả lãi định kỳ và mệnh giá vào lúc cuối kỳ.
Trái phiếu thường được phân loại theo người phát hành (trái phiếu chính phủ, trái phiếu
CQĐP, trái phiếu doanh nghiệp) hoặc theo cấu trúc sở hữu (trái phiếu vô danh (không ghi
rõ tên của người thụ hưởng), trái phiếu định danh (xác định rõ ai là người thụ hưởng)).
Lãi suất trên trái phiếu phụ thuộc vào góc nhìn của người phát hành hoặc nhà đầu tư.
● Lãi suất từ góc nhìn của người phát hành là lãi suất hoàn vốn.
● Lãi suất từ góc nhìn của nhà đầu tư là tỷ suất sinh lợi trong thời gian nắm giữ trái
phiếu (holding period return). Tỷ suất sinh lợi này là tỷ lệ phần trăm của các khoản
thanh toán coupon và chênh lệch giữa giá bán và giá mua trái phiếu.
Các yếu tố cơ bản của Trái phiếu:
- Mệnh giá trái phiếu (Face of Value, Par value, maturity value): Mệnh giá trái phiếu
có thể do luật quy định
● Ví dụ: ở Mỹ, mệnh giá trái phiếu doanh nghiệp là 1.000 USD.
● Theo Luật chứng khoán thì mệnh giá trái phiếu của Việt Nam tối thiểu là 100.000
VNĐ, còn các mệnh giá khác là bội số của mệnh giá tối thiểu.
- Mệnh giá là cố định và được trả vào ngày đến hạn.
- Thời hạn của trái phiếu (Maturity): thời hạn đi vay của tổ chức phát hành và được
ghi rõ trên trái phiếu, thông thường thời hạn của trái phiếu được xác định dựa vào ngày
đáo hạn ghi trên trái phiếu.
● Thời hạn của trái phiếu là một yếu tố quan trọng đối với việc quyết định đầu tư
vào trái phiếu.
● Thời hạn của trái phiếu càng dài thì rủi ro càng lớn →lãi suất càng phải cao mới
hấp dẫn được nhà đầu tư.
- Thời hạn trả trái tức/ lãi của trái phiếu: có thể quy định là tháng, quý, nửa năm, hoặc
năm.
● Các trái phiếu ở Mỹ thường quy định thời hạn trả là 6 tháng một lần, ở Việt Nam
và châu Âu thường quy định thời hạn là một năm một lần.
- Thế chấp của trái phiếu: đảm bảo sự an toàn cho việc thanh toán lãi và hoàn lại vốn
cho trái chủ
● Khi phát hành trái phiếu, các tổ chức phát hành phải thế chấp cho việc phát hành.
● Thế chấp dành cho người nhận thế chấp (Mortagee) quyền tịch thu tài sản thế chấp
để thế nợ hoặc đem bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ nếu người thế chấp
(Mortagor) không thanh toán được nợ của trái phiếu.
- Trái tức và trái suất của trái phiếu:
● Trái tức (lãi) là tiền lãi vay mà tổ chức phát hành phải trả cho trái chủ theo từng
định kỳ nhất định quy định trên trái phiếu.
● Trái suất (lãi suất) là tỷ lệ phần trăm tính theo năm của trái tức so với mệnh giá
của trái phiếu.
2) Thị trường trái phiếu chính phủ:
- Độ tin cậy về khả năng thanh toán trái tức và vốn cho trái chủ rất cao trong điều kiện
kinh tế bình thường, không có chiến tranh, đảo chính quân sự.
- Các nhà đầu tư lựa chọn phương án đầu tư vào trái phiếu chính phủ hơn là trái phiếu
công ty.
- Trái phiếu chính phủ là chứng khoán nợ dài hạn do chính phủ phát hành nhằm mục đích
huy động vốn dài hạn để bù đắp thiếu hụt ngân sách.
- Trái phiếu kho bạc: phát hành bởi kho bạc để tài trợ cho thiếu hụt ngân sách của chính
phủ.
- Trái phiếu đô thị (Trái phiếu chính quyền địa phương): phát hành bởi chính quyền
địa phương nhằm huy động vốn tài trợ cho ngân sách chính quyền địa phương.

- Trái phiếu thông thường. (Trái phiếu được nhận lãi định kỳ và khi đáo hạn, trái chủ sẽ
nhận được vốn gốc)
- Trái phiếu không bao giờ đáo hạn (trái phiếu vĩnh cửu - perpetual bond, consol) (khi
nắm giữ trái phiếu, trái chủ nhận lãi định kỳ và cố định nhưng sẽ không có thời gian đáo
hạn, tức là không nhận được vốn gốc).
- Trái phiếu không hưởng lãi định kỳ (zero coupon bond) (= trái phiếu chiết khấu = khi
nắm giữ trái phiếu, trái chủ không nhận được lãi định kỳ nhưng đến ngày đáo hạn, trái
chủ sẽ nhận lại vốn gốc/ mệnh giá).

Đấu thầu trái phiếu kho bạc:


- Chính phủ thu các nguồn vốn dài hạn thông qua các đợt phát hành trái phiếu trong các
phiên đấu thầu định kỳ.
- Cách thức tiến hành đấu thầu tương tự như đấu thầu tín phiếu kho bạc.
Giao dịch trái phiếu kho bạc:
- Thị trường thứ cấp hoạt động sôi nổi (vì mức độ phổ biến và tính thanh khoản cao).
- Các giao dịch được thực hiện thông qua các nhà môi giới.
Một số loại trái phiếu chính phủ tại Việt Nam:
Trái phiếu kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 01 năm trở lên, do Kho bạc
Nhà nước phát hành để huy động vốn bù đắp thiếu hụt của ngân sách nhà nước theo dự
toán ngân sách nhà nước hàng năm đã được Quốc hội quyết định.
Trái phiếu công trình trung ương là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 01 năm trở
lên do Kho bạc Nhà nước phát hành và cho từng công trình cụ thể theo kế hoạch đầu tư
của Nhà nước, nhằm huy động vốn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cho các dự
án thuộc nguồn vốn đầu tư của ngân sách trung ương, đã ghi trong kế hoạch nhưng chưa
được bố trí vốn ngân sách trong năm.
Trái phiếu đầu tư là loại trái phiếu Chính phủ, có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do các tổ
chức tài chính nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng được Thủ tướng Chính phủ chỉ
định phát hành nhằm huy động vốn để đầu tư theo chính sách của Chính phủ.
Trái phiếu chính quyền địa phương là loại trái phiếu đầu tư có kỳ hạn từ 01 năm trở
lên do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, uỷ quyền cho Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tài chính,
tín dụng trên địa bàn phát hành, nhằm huy động vốn cho các dự án, công trình thuộc
nguồn vốn đầu tư của ngân sách địa phương, đã ghi trong kế hoạch nhưng chưa được bố
trí vốn ngân sách trong năm.
3) Thị trường trái phiếu công ty:
a) Đặc điểm của TP công ty:
- Là trái phiếu dài hạn được phát hành bởi các công ty.
- Thời hạn thường từ 10 đến 30 năm. Một số công ty nổi tiếng có thể phát hành TP có
thời hạn lên đến 100 năm (Walt Disney, Coca Cola).
- Tiền lãi mà công ty trả cho nhà đầu tư được khấu trừ thuế và nó làm giảm chi phí vốn
của TP. (Doanh thu - Chi phí = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (Earnings Before
Interest and Taxes) - Lãi (trả cho các hoạt động tín dụng, vay nợ, phát hành trái phiếu) =
Lợi nhuận trước thuế (Earnings Before Taxes) - Thuế (EBT * Thuế xuất) = LN ròng)
- Thu nhập từ TP công ty (người mua trái phiếu) bị đánh thuế thu nhập (cá nhân).
- Trái phiếu công ty được mô tả theo nhiều đặc điểm khác nhau.
- Khế ước trái phiếu là văn bản pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của cả công ty phát
hành và người nắm giữ trái phiếu.
- Trái phiếu không được chuẩn hóa như cổ phiếu, mà có thể khác nhau về kỳ hạn và điều
khoản thanh toán.
- Điều khoản quỹ chìm (Sinking-fund provision): Một yêu cầu mà các công ty cần rút
lại một phần giá trị của trái phiếu đã phát hành vào mỗi năm.
● Mục đích: Làm giảm áp lực thanh toán vào ngày đáo hạn.
● Ví dụ: Một trái phiếu công ty có thời gian đáo hạn là 20 năm có thể có điều khoản
quỹ chìm là 5% giá trị của lô trái phiếu phát hành mỗi năm.
- Các cam kết bảo vệ (Protective covenants): Giới hạn đối với doanh nghiệp phát hành
để bảo vệ nhà đầu tư khỏi việc gia tăng rủi ro trong suốt quá trình đầu tư.
● Ví dụ: Giới hạn về mức chia cổ tức, lương cho các nhà quản trị, nợ tăng thêm của
doanh nghiệp (khi công ty phát hành thêm nợ, rủi ro của chủ đầu tư vào trái phiếu
tăng lên. Công ty có thể vỡ nợ, họ có thể mất đi phần vốn gốc đầu tư của mình).
- Điều khoản mua lại (Call provision): Công ty sẽ mua lại với số tiền cao hơn mệnh
giá. Điều khoản này được sử dụng trong hai trường hợp:
● Công ty kết thúc việc trả lãi cao bằng cách phát hành trái phiếu mới khi lãi suất thị
trường giảm. (Ví dụ: Ban đầu, công ty phát hành một lô trái phiếu và lãi suất thị
trường lúc đó có mức 9%/ năm. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, công ty thấy
rằng lãi suất thị trường giảm xuống chỉ còn 7%/ năm. Nếu công ty cứ tiếp tục trả
mức lãi 9%/ năm thì đây sẽ là thua thiệt cho công ty. Do vậy, công ty quyết định
mua lại toàn bộ lô trái phiếu đã phát hành ra trước đó; và sẽ phát hành lại một đợt
trái phiếu mới với mức lãi suất là 7%/ năm. Do vậy, họ đã kết thúc việc trả lãi cao
9%/ năm và chuyển sang việc trả lãi thấp hơn là 7%/ năm)
● Mua lại theo điều khoản Quỹ chìm (sinking-fund provision). Thông thường giá
mua lại để thực hiện điều khoản quỹ chìm thấp hơn so với các lý do khác.
● Doanh nghiệp thường phải chi trả một LS lớn hơn so với các LS khác.
- Thế chấp: TP có thể được phân loại theo tài sản thế chấp và hình thức đảm bảo. Tài sản
thế chấp thường là nhà cửa và đất đai.
b) Các loại TP công ty:
- TP lãi suất thấp và TP lãi suất bằng không:
● TP lãi suất thấp và TP lãi suất bằng không được phát hành theo hình thức chiết
khấu. Nó thường được đầu tư bởi các tổ chức miễn thuế như quỹ hưu trí và quỹ
hưu trí.
● Ưu điểm của TP này là chỉ yêu cầu dòng ngân quỹ thấp hoặc bằng không trong
toàn bộ thời gian tồn tại của TP.
● Công ty được khấu trừ chi phí tiền lãi khi nộp thuế ngay cả khi nó không trả lãi.
- TP có LS biến động (Variable-Rate bonds / Floating-rate bonds) (không cố định
một mức lãi suất cố định cho trái chủ trong suốt quá trình tồn tại của trái phiếu):
● TP này ảnh hưởng đến người đầu tư và người đi vay như sau:
(1) Nó cho phép nhà đầu tư hưởng lợi từ việc LS trên thị trường tăng.
(2) Nó cho phép người phát hành hưởng lợi từ việc LS trên thị trường giảm.
● Các trái phiếu loại này ở Mỹ hầu hết đều gắn LS của mình với LIBOR và điều
chỉnh 3 tháng/lần.
- TP chuyển đổi (Convertible bonds):
● TP chuyển đổi cho phép các nhà đầu tư chuyển đổi sang một số cổ phần của công
ty. (Tức là: bạn đang nắm giữ một lô trái phiếu chuyển đổi của công ty và bản chất
của nó vẫn là trái phiếu, nghĩa là bạn sẽ nhận lãi định kỳ và có một thời gian đáo
hạn nhất định. Tuy nhiên, bạn thấy rằng công ty hoạt động rất tốt và họ đang trả cổ
tức cho các cổ đông cao hơn rất nhiều so với phần lãi suất trả cho trái phiếu. Bạn
có thể thực hiện việc chuyển đổi sang cổ phiếu; và như vậy, bạn từ chủ nợ chuyển
sang chủ sở hữu của công ty, từ nắm giữ trái phiếu sẽ trở thành nắm giữ cổ phiếu
của công ty.)
● Nhà đầu tư sẽ chấp nhận mức LS thấp hơn do đó công ty phát hành giảm chi phí
vốn.
c) Quyền lợi của trái chủ:
- Được hưởng trái tức không phụ thuộc vào việc kinh doanh của Công ty có lãi hay
không có lãi.
- Được hoàn vốn đúng hạn hay trước hạn tùy theo sự thỏa thuận của hai bên.
- Được quyền bán, chuyển nhượng, chuyển đổi (nếu có), cầm cố, thế chấp trái phiếu.
d) Thị trường sơ cấp:
- Trái phiếu công ty được chào bán thông qua chào bán ra công chúng hoặc chào bán
riêng lẻ.
- Phát hành ra công chúng:
● Công ty ký hợp đồng với một Ngân hàng đầu tư để bảo lãnh phát hành trái phiếu.
Người bảo lãnh sẽ đánh giá thị trường (market condition) và xác định mức giá và
quy mô phát hành.
● Mục tiêu là định giá trái phiếu đủ cao để thỏa mãn nhà phát hành và đủ thấp để có
thể chào bán thành công.
● Người phát hành đăng ký với SEC (Uỷ ban chứng khoán) và nộp bản cáo bạch
(prospectus). Bản cáo bạch sẽ bao gồm quy mô phát hành, tình hình tài chính gần
nhất và kế hoạch sử dụng vốn.
● Tổ hợp bảo lãnh gồm nhiều NH đầu tư có thể được thành lập để chào bán TP.
● Sau khi SEC cấp Giấy phép, tổ hợp bảo lãnh sẽ tiến hành chào bán TP.
● Một phần TP đã đăng ký có thể bán trong vòng 2 năm.
● Người bảo lãnh thường cố gắng bán TP cho các nhà đầu tư là định chế tài chính vì
họ thường mua với số lượng lớn.
- Chào bán riêng lẻ:
● Một số TP công ty có thể được chào bán riêng lẻ.
● Không cần đăng ký với SEC.
● Người phát hành cần công bố dữ liệu tài chính để thuyết phục người đầu tư là TP
sẽ được hoàn trả đúng hạn.
● Người phát hành có thể thuê công ty chứng khoán để chào bán trái phiếu.
- Điều kiện và quy trình phát hành trái phiếu:
● Khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng, tổ chức phát hành cần đáp
ứng được những tiêu chuẩn cụ thể (cả định tính và định lượng) và phải tuân thủ
những quy trình cụ thể.
● Việc phát hành trái phiếu chính phủ thường được thực hiện theo những quy trình
và thủ tục riêng, liên quan đến kế hoạch tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước.
e) Thị trường thứ cấp:
- Sau khi đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, các trái phiếu được tiếp tục giao dịch
trên thị trường thứ cấp. Giá các trái phiếu thay đổi tùy theo cung cầu và lãi suất thị
trường.
- Các trái phiếu muốn được niêm yết và giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán
cũng phải đáp ứng được những tiêu chuẩn theo quy định.
- Điều kiện niêm yết trái phiếu tại HSX (SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HỒ
CHÍ MINH):
● Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có vốn
điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 120 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính
theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
● Hoạt động kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi,
không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ
tài chính với Nhà nước;
● Có ít nhất 100 người sở hữu trái phiếu cùng một đợt phát hành;
● Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ theo quy định.
- Điều kiện niêm yết trái phiếu tại HNX (SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ
NỘI):
● Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có vốn
điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính
theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
● Hoạt động kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi
● Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ theo quy định.
f) Rủi ro của trái phiếu:
- Rủi ro tín dụng
Rủi ro vỡ nợ (Default Risk) là rủi ro xảy ra khi người phát hành các tài sản tài chính
không thể thực hiện đúng các cam kết hoàn trả lãi và vốn cho nhà đầu tư.
Để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc đánh giá rủi ro tín dụng của các tài sản tài
chính, các công ty định mức tín nhiệm chuyên nghiệp thường đánh giá thẩm định các
doanh nghiệp phát hành chứng khoán và đưa ra xếp hạng về rủi ro tín dụng của các công
ty này.
Ví dụ : Bảng ký hiệu xếp hạng tín nhiệm sử dụng cho nợ dài hạn của Moody’s và
S&P.

Rủi ro xuống cấp hạn mức tín nhiệm (Down grade Risk): khi trái phiếu bị hạ mức tín
nhiệm, phần bù rủi ro tín dụng tăng lên làm tỷ suất lợi nhuận yêu cầu tăng lên dẫn đến giá
trái phiếu giảm.
- Rủi ro lãi suất (rủi ro thị trường)
Giá của trái phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên nó phụ thuộc nhiều
nhất vào lãi suất thị trường. Giá trái phiếu sẽ thay đổi khi có sự thay đổi của lãi suất thị
trường do vậy đối với trái phiếu rủi ro thị trường còn được gọi là rủi ro lãi suất.
Giá trái phiếu thay đổi ngược chiều với lãi suất thị trường, lãi suất thị trường tăng sẽ làm
cho giá trái phiếu giảm và ngược lại.
- Rủi ro tái đầu tư
Rủi ro tái đầu tư: là rủi ro xảy ra khi nhà đầu tư trái phiếu không thể tái đầu tư các
khoản tiền thu hồi được từ tiền lãi Coupon vào một khoản đầu tư mới có lãi suất tương
đương với lợi tức cho đến lúc đáo hạn (YTM). Điều này sẽ làm cho YTM (TỶ SUẤT
SINH LỜI) thực tế khác với YTM ban đầu.
- Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là rủi ro liên quan đến khả năng nhà đầu tư phải bán hoặc thanh lý
trái phiếu tại mức giá thấp hơn giá trị thực của trái phiếu. Rủi ro thanh khoản phụ thuộc
vào: sự tồn tại của thị trường thứ cấp, tính lưu hoạt của thị trường thứ cấp, chủ thể phát
hành, chi phí giao dịch, thuế....
- Rủi ro lạm phát
Rủi ro lạm phát (Inflation Risk) hay rủi ro sức mua (Purchasing - Power Risk) là rủi ro
xuất hiện do sự thay đổi trong giá trị thực hay sức mua của dòng tiền thu được từ trái
phiếu hoặc TSTC (tài sản thế chấp) do tác động của lạm phát.
Chương 4: THỊ TRƯỜNG VỐN CỔ PHẦN
I. Tổng quan về thị trường vốn cổ phần:
1) Vai trò của thị trường vốn cổ phần:
- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế (huy động vốn cho tổ chức phát hành).
- Cung cấp môi trường đầu tư an toàn và bảo đảm cho công chúng.
- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán.
- Định giá và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
=> Điều tiết hoạt động của Ban quản lý công ty.
- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô & phong vũ biểu cho
nền kinh tế.
2) Các chủ thể tham gia vào thị trường vốn cổ phần:
- Tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành (bán ra công cụ, lần đầu tiên công cụ
xuất hiện trên thị trường) (ngân hàng đầu tư) (làm 2 chức năng: định giá & xác định quy
mô).
- Tổ chức niêm yết (đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch chứng khoán để nó có thể được mua
đi và bán lại bởi các nhà đầu tư).
- Công ty chứng khoán.
- Quỹ đầu tư.
- Tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm (uy tín) của Trái phiếu.
- Nhà đầu tư (cá nhân, tổ chức).
3) Các hình thức tổ chức của thị trường cổ phiếu:
- TTCK tập trung.

- TTCK bán tập trung (thị trường OTC).


TTCK tập trung Thị trường OTC
Địa điểm giao dịch (sàn GD) Không tồn tại địa điểm giao dịch (thị
Giao dịch CK niêm yết trường là hệ thống Networks giữa các
GD thông qua môi giới thành viên)
GD báo giá hoặc đấu lệnh GD CK chưa niêm yết trên TT tập trung.
Giao dịch báo giá

=> Xu hướng gộp TTCK phi tập trung và TTCK OTC: Ở VN, HNX 24/6/2009, giao dịch
cả CK niêm yết và CK chưa niêm yết _ TT UPCOM
II. Khái quát về công ty cổ phần và cổ phiếu:

III. Các loại cổ phiếu:

1) Cổ phiếu thường/ phổ thông:


- Là loại cổ phiếu bắt buộc phải phát hành đối với công ty cổ phần.
- Không có quyền đặc biệt đối với công ty (quyền truy đòi còn lại - residual claim):
Hưởng cổ tức cuối cùng (phụ thuộc KQKD và chính sách cổ tức) và hưởng tài sản còn lại
cuối cùng của công ty khi phá sản.
- Chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của công ty.
- Quyền bầu cử (biểu quyết) tại đại hội cổ đông.
2) Cổ phiếu ưu đãi:
- CP ưu đãi là dạng chứng khoán lai, vừa có đặc điểm của CK nợ và đặc điểm của CK
vốn.
- Ưu tiên hưởng cổ tức trước CP thường và thường có cổ tức cố định, được chi trả
hằng quý.
+ Trái phiếu: trong trường hợp không trả được cổ tức cố định (lãi), công ty bắt
buộc phải tuyên bố phá sản.
+ Cổ phiếu ưu đãi: trong trường hợp không trả được cổ tức cố định, công ty không
phải tuyên bố phá sản vì đây là chủ sở hữu.
- Ưu tiên hưởng TS còn lại của công ty khi phá sản.
- Cổ đông nắm giữ CP ưu đãi thường không có quyền biểu quyết.
- Hưởng thêm quyền đặc biệt theo tên gọi:
● CPƯĐ có cổ tức không cố định.
● CPƯĐ có quyền biểu quyết.
● CPƯĐ tham dự chia phần (thể hiện ở chỗ: cổ tức không cố định. Nghĩa là: ngoại
trừ phần cổ tức cố định người chủ sở hữu được hưởng, nếu trong trường hợp công
ty làm ăn có lãi, chủ sở hữu “CPƯĐ tham dự chia phần” được trích thêm một phần
tiền lãi nữa.).
● CPƯĐ tích lũy (cổ tức) (Sau khi đã trả lãi cho chủ nợ, nộp thuế nhà nước, v.v., tất
cả nghĩa vụ cho bên nợ, nếu không còn dư tiền, lãi của “CPƯĐ tích lũy” không
mất đi mà được tích luỹ lại và trả cho năm sau).
● CPƯĐ chuyển đổi (Ban đầu, bạn là Cổ phiếu ưu đãi, tức là bạn hưởng mức tiền
lãi cố định và không được biểu quyết. Sau một khoảng thời gian, bạn sẽ được
chuyển thành cổ phiếu thông thường, tức là bạn sẽ được hưởng mức tiền lãi phụ
thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty và có quyền biểu quyết).
3) Chứng khoán có khả năng chuyển đổi:
- Cổ tức cho chủ sở hữu CP ưu đãi thường là cố định. Nhưng khi công ty KD tốt, họ
không được hưởng lợi từ việc tăng lợi nhuận hoặc tăng giá cổ phiếu.
=> Nhu cầu chuyển đổi sang sở hữu CP phổ thông. CP/TP ưu đãi chuyển đổi sẽ được
chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông ở một mức giá nhất định (gọi là tỷ lệ chuyển đổi).
Tỷ lệ chuyển đổi được thiết lập bởi công ty trước khi cổ phiếu được phát hành.
- Chủ sở hữu Trái phiếu hưởng lãi cố định theo LS trái phiếu nhưng có thể tổn thất vốn
gốc và lãi khi công ty phá sản.
- Khi sở hữu Trái phiếu chuyển đổi, CSH được hưởng lợi từ việc tăng giá cổ phiếu (do
khả năng chuyển đổi sang sở hữu CP phổ thông) và đồng thời hưởng lãi cố định.
- CSH TP chuyển đổi có quyền ưu tiên trước CSH CP nhưng sau tất cả các chủ nợ khác
khi công ty phá sản.
Thứ tự thanh toán lãi (khi công ty phá sản): Trái phiếu (thông thường) => Trái
phiếu ưu đãi chuyển đổi => CP ưu đãi tích lũy => CP ưu đãi (thông thường) => CP
ưu đãi chuyển đổi => Cổ phiếu phổ thông.
IV. Thị trường vốn cổ phần tại Việt Nam:
1) Phát hành cổ phiếu:
- Phát hành ra công chúng:
● Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO: lần đầu tiên) (Công ty TNHH -> Công ty
cổ phần)
● Phát hành chứng khoán bổ sung/ phát hành mùa vụ/ phát hành thời vụ.
- Phát hành riêng lẻ.
- UBCK Nhà nước quản lý việc phát hành ra công chúng bằng cách cấp giấy phép phát
hành thông qua điều kiện phát hành.
Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng (IPO):
a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ
đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời
không có lỗ luỹ kế (tiền lỗ tích lũy đến năm phát hành) tính đến năm đăng ký chào bán;
c) Có phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại
hội đồng cổ đông thông qua.
Quy trình phát hành:
1/ Thông qua quyết định phát hành.
2/ Ký hợp đồng bảo lãnh phát hành (nếu có).
3/ Xin phép phát hành & phát hành bản cáo bạch dự thảo.
4/ Nhận Giấy phép phát hành & công bố Bản cáo bạch chính thức.
5/ Chào bán.
6/ Báo cáo kết thúc đợt phát hành, đăng ký _ lưu ký, thanh toán ...
2) Niêm yết cổ phiếu:
Điều kiện niêm yết tại HSX:
- Là CTCP có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm xin phép niêm yết từ 120 tỷ đồng trở lên
tính theo giá trị sổ sách kế toán.
- Có >= 2 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần (ngoại trừ DNNN cổ phần hóa
gắn với niêm yết).
- ROE năm gần nhất 3 5%, hoạt động 2 năm gần nhất có lãi.
- Không có nợ phải trả quá hạn trên 1 năm, không có lỗ lũy kế.
- Công khai mọi khoản nợ đối với công ty của HĐQT, Ban KS, GĐ /TGĐ, PGĐ/PTGĐ,
Kế toán trưởng, cổ đông lớn + người có liên quan.
- Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 300 cổ đông không phải là cổ
đông lớn nắm giữ (trừ DNNN CPH).
- Các cổ đông là thành viên HĐQT, Ban GĐ, Ban KS, GĐ/TGĐ, Phó GĐ/PTGĐ, KT
trưởng, cổ đông lớn và người có liên quan phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do
mình sở hữu trong 6 tháng đầu tiên và ít nhất 50% trong 6 tháng tiếp theo...
Điều kiện niêm yết tại HNX _ Thị trường niêm yết:
- Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 30 tỷ đồng
trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- ROE năm liền trước 35%, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm, không có
lỗ lũy kế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
- Tối thiểu 15% Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông không
phải là CĐ lớn nắm giữ;
- Cam kết nắm giữ CP của các CĐ đặc biệt.
1. Điều kiện niêm yết: CTCP đã phát hành Cp (>10 tỷ), ít nhất 1 năm trước đó có lãi
Tiêu chí HNX HSX
1. Vốn >= 30 tỷ >=120 tỷ
điều lệ
2. Lợi Năm liền trước năm niêm yết: có lãi 2 năm liền trước năm niêm yết: có lãi
nhuận ROE >=5% ROE >=5%
3. Cấu 15% cổ phiếu của công ty hiện tại tại 20% cổ phiếu của công ty hiện tại tại
trúc sở thời điểm niêm yết đang nằm trong thời điểm niêm yết đang nằm trong tay
hữu tay ít nhất 100 cổ đông ko phải cổ ít nhất 300 cổ đông ko phải cổ đông lớn
đông lớn nắm giữ. (tức là: mỗi người nắm giữ. (tức là: mỗi người nắm giữ
nắm giữ dưới 5%) dưới 5%)
ROE: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu= Tiền lãi sau thuế/ Vốn chủ sở hữu)
Cổ đông nắm giữ 5% được gọi là cổ đông lớn.
UPCOM:
Muốn lên HNX hay HSX thì phải giao dịch tại sàn UPCOM ít nhất 6 tháng.
Công ty đại chúng
>= 10 tỷ
>= 1 năm trước khi phát hành có lợi nhuận
Chưa đủ điều kiện niêm yết trên HNX và HSX; hoặc đủ Đk nhưng không niêm yết; hoặc
bị huỷ niêm yết.

2. So sánh giao dịch khớp lệnh và giao dịch thỏa thuận:


Tiêu chí Giao dịch khớp lệnh Giao dịch thỏa thuận

1. Đối Hai bên không biết nhau Biết rõ đối tác giao dịch
tác giao
dịch:

2. Cách NĐT trực tiếp nhập lệnh Phải điện thoại cho Công ty chứng
thức khoán nhập hộ vào phần mềm chuyên
giao biệt
dịch:

3. Quy 100 cổ phiếu và bội của 100 >= 20.000 cổ phiếu (HSX)
mô khối <= 500.000 CP (HSX) >= 5.000 cổ phiếu (HNX)
lượng
giao
dịch:
4. Sản
phẩm
giao dịch
3. So sánh khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục:
Tiêu chí Khớp lệnh định kỳ Khớp lệnh liên tục
1. Thời Một thời điểm xác định Ngay khi lệnh nhập vào hệ thống
điểm
khớp
lệnh:
2. Lệnh LO, ATO/ ATC LO, MP
giao
dịch:

3. Là mức giá thực hiện đạt khối lượng Là mức giá của lệnh đối ứng đang chờ
Nguyên giao dịch lớn nhất. trên sổ lệnh (lệnh mua với giá cao nhất
tắc khớp Nếu có nhiều mức giá thì chọn mức khớp với lệnh bán với giá thấp nhất).
lệnh: giá trùng hoặc gần nhất của lần khớp - Ưu tiên về giá:
lệnh gần nhất. + Lệnh mua giá cao hơn ưu tiên
trước.
+ Lệnh bán giá thấp hơn ưu tiên
trước.
- Ưu tiên về thời gian: lệnh nhập trước
thì ưu tiên khớp trước.

5. Các loại lệnh giao dịch:

Tiêu chí ATO ATC LO (Lệnh MP (Lệnh PLO


(Open) (Close) giới hạn) thị trường)

1. Phiên KL Định kỳ KL định kỳ Cả ngày (Kl KL liên tục HNX


giao dịch: mở cửa đóng cửa định kỳ mở MTL, MOK,
(HSX) (HNX, cửa, đóng MAK
HSX) cửa, liên (HNX)
tục)

2. Xác định Ko ghi giá Ko ghi giá Có ghi cụ Ko có giá cụ


giá khi cụ thể cụ thể thể thể
nhập lệnh:
3. Thời 9h00 - 9h15 14h30 - Cả ngày 9h15 -
điểm khớp 14h45 11h30
lệnh: (HSX)
13h - 14h30
(HSX)
4. Giá khớp Giá thực Giá thực LO mua: MP mua: giá
lệnh mua/ hiện đạt khối hiện đạt khối khớp giá xác bán thấp
bán: lượng giao lượng giao định hoặc nhất
dịch lớn dịch lớn thấp hơn MP bán:
nhất nhất LO bán: mua cao
khớp giá xác nhất
định hoặc (dựa trên
cao hơn lệnh đối
ứng)

5. Thứ tự Ưu tiên Ưu tiên LO, ATC, MP ưu tiên


ưu tiên trước LO trước LO ATO, MP trước LO
(LO sau
cùng)

Điều kiện niêm yết tại HNX _ thị trường UPCOM:


- Là công ty cổ phần đại chúng thực hiện thủ tục đăng ký.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH:
Mã CK: CP–3 ký tự; CCQĐT-6 ký tự, TP-8 ký tự
SH CTCK: 001C; 002C ...
SH KH: 001C0000001; 002C0000001
Đơn vị tiền tệ: 1.000đ
3) Giao dịch cổ phiếu, CCQĐT, CQ:
MỘT SỐ QUY ĐỊNH: (tt)
Bước giá/Đơn vị yết giá:
Tại HSX đối với Cổ phiếu và CC quỹ đóng
+ Giá <= 10.000đ: bước giá 10đ
+ 10.000đ <= Giá <= 49.950đ bước giá 50đ
+ Giá >=50.000đ bước giá 100đ
đối với CCQ ETF và Chứng quyền có bước giá là 10đ.
Tại HNX bước giá là 100đ (GD Khớp lệnh CP) và 1đ đối với GD thỏa thuận CP và GD
khớp lệnh + thỏa thuận CCQ).
Đơn vị giao dịch: lô
Tại HSX:
Lô chẵn: 10 và tối đa 500.000 cổ phiếu, CCQĐT, chứng quyền
Lô lẻ: 1-9 cổ phiếu, CCQĐT, chứng quyền
Đối với GD thỏa thuận: từ 20.000 cổ phiếu, CCQĐT, chứng quyền trở lên.
Tại HNX:
• Đối với giao dịch khớp lệnh lô chẵn: 100 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF.
• Khối lượng giao dịch thỏa thuận: từ 5.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF; không quy
định đơn vị giao dịch.
- Biên độ dao động giá quy định bởi UBCKNN: GD cổ phiếu và chứng chỉ quỹ là ±
7%(HSX) và ±10%(HNX).
Đối với CP mới niêm yết/ được giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên 25
ngày thì biên độ trong ngày giao dịch đầu tiên là ±20% (HSX)/ 30%(HNX).
• Giá tham chiếu là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất
• Giá trần (Giá tối đa) = Giá tham chiếu x (100% + Biên độ dao động giá)
• Giá sàn (Giá tối thiểu) = Giá tham chiếu x (100% – Biên độ dao động giá)
- NĐT chỉ có thể mở 1 tài khoản tại 01 CTCK và được phép mở tài khoản ở nhiều
CTCK.
- NĐT có thể cùng mua và bán 1 loại cổ phiếu trong cùng ngày; không được đặt các lệnh
giao dịch vừa mua, vừa bán đồng thời cùng một loại (mã) chứng khoán trong cùng một
đợt khớp lệnh định kỳ.
• Thời hạn thanh toán T+2 đối với CP & CCQĐT và T+1 đối với trái phiếu.

CÁC LOẠI LỆNH GIAO DỊCH:


- Lệnh giới hạn – Limit Order (LO): là lệnh mua hoặc lệnh bán CK tại một mức giá xác
định hoặc tốt hơn; ghi mức giá cụ thể; có hiệu lực cho đến hết ngày giao dịch hoặc cho
đến khi lệnh bị hủy bỏ.
- Lệnh ATO/ ATC: là lệnh đặt mua hoặc đặt bán CK tại mức giá mở cửa/ đóng cửa;
không ghi mức giá cụ thể, ghi ATO/ATC; được ưu tiên trước lệnh LO khi so khớp lệnh
và tự động hủy nếu không khớp.
- Lệnh thị trường: lệnh mua CK tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán CK tại mức giá
mua cao nhất hiện có trên thị trường; được sử dụng trong phiên khớp lệnh liên tục và sẽ
bị hủy bỏ khi không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh.
- Các loại lệnh thị trường:
• Market Price (MP)
• Market To Limit (MTL), Market And Kill (MAK), Market Or Kill (MOK)
- Lệnh MP: Khối lượng còn lại chưa thực hiện sẽ thành lệnh LO ở mức giá mua cao hơn
giá GD cuối cùng 1 bước giá/ Giá trần
HOẶC lệnh LO ở mức giá bán thấp hơn giá GD cuối cùng 1 bước giá/giá sàn.
- Lệnh MTL _ Lệnh thị trường giới hạn: như lệnh MP
- Lệnh MAK _ Lệnh thị trường khớp và hủy: Khối lượng còn lại chưa thực hiện sẽ bị
hủy bỏ
- Lệnh MOK _ Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy: Lệnh thực hiện TOÀN BỘ theo
giá tốt nhất hiện có trên thị trường
HOẶC hủy bỏ toàn bộ.
- Lệnh giao dịch sau giờ - PLO: là lệnh đặt mua/bán CK tại mức giá đóng cửa; được
sử dụng trong phiên giao dịch sau giờ và khớp ngay khi có lệnh đối ứng; tự động hủy
bỏ sau khi kết thúc phiên giao dịch sau giờ.
- Lệnh PLO không được nhập vào hệ thống nếu không có lệnh khớp trong phiên khớp
lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ đóng cửa
PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH
1/ Khớp lệnh định kỳ: Là phương thức giao dịch được hệ thống thực hiện trên cơ sở so
khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định.
Nguyên tắc xác định giá thực hiện:
• Là mức giá thực hiện đạt khối lượng giao dịch lớn nhất.
• Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện ở trên thì mức giá trùng hoặc gần nhất
với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn.
2/ Khớp lệnh liên tục: là phương thức giao dịch được hệ thống thực hiện trên cơ sở so
khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống
giao dịch.
Nguyên tắc xác định giá thực hiện:
• là mức giá của các lệnh đối ứng đang nằm chờ trên sổ lệnh.
3/ GD thỏa thuận: Là phương thức giao dịch mà bên mua và bên bán tự thỏa thuận với
nhau về các điều kiện giao dịch, sau đó thông báo cho công ty chứng khoán ghi nhận kết
quả giao dịch vào hệ thống giao dịch. Hoặc bên mua/ bên bán thông qua công ty chứng
khoán để tìm đối tác giao dịch thỏa thuận đối ứng.
NGUYÊN TẮC KHỚP LỆNH GIAO DỊCH
1. Ưu tiên về giá:
• Lệnh mua với mức giá cao hơn ưu tiên thực hiện trước.
• Lệnh bán với mức giá thấp hơn ưu tiên thực hiện trước.
2. Ưu tiên về thời gian:
• Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống
giao dịch trước được ưu tiên thực hiện trước.
Trái phiếu chỉ được niêm yết tại HSX và sử dụng phương thức giao dịch thỏa thuận
• Không quy định đơn vị yết giá
• Không áp dụng biên độ dao động giá.
• Thời hạn thanh toán: T+1.
Chương 5: THỊ TRƯỜNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
Khái quát:
- Công cụ tài chính phái sinh là công cụ tài chính mà giá trị phụ thuộc vào (hoặc bắt
nguồn từ) giá trị của các tài sản cơ sở.
Tài sản cơ sở: TS giao dịch (mục đích đầu tư hoặc tiêu dùng) và TS không giao dịch.
- Hàng hoá: nông sản, kim loại, gỗ, vàng, đồng, …
- Năng lượng: dầu, gas, khí đốt, nhiên liệu, …
- Công cụ tài chính: cổ phiếu, trái phiếu, …
- Tiền tệ: USD, GPB, JPY, …
- Lãi suất (TS không giao dịch)
HĐ phái sinh: thỏa thuận mua/ bán trao đổi tài sản cơ sở vào 1 thời điểm xác định
trong tương lai với mức giá được xác định trước.
-> Phòng ngừa rủi ro biến động giá của tài sản cơ sở.
- Các loại hợp đồng phái sinh phổ biến:
● Hợp đồng kỳ hạn: Forward Market
● Hợp đồng tương lai: Future Market
● Hợp đồng quyền chọn: Option Market
● Hợp đồng hoán đổi: Swap Market
- Các công cụ CKPS rất quan trọng trong việc quản trị rủi ro bởi tính hiệu quả về chi phí
khi sử dụng các công cụ này.
Một số mô hình tổ chức thị trường CCTCPS:
Thị trường tập trung (Sở GD chứng khoán):
- Thị trường tập trung giao dịch các hợp đồng được chuẩn hóa theo những quy định của
Sở giao dịch.
- Một số thị trường điển hình:
● Sở giao dịch quyền chọn Chicago - The Chicago Board Options Exchange
(CBOE, www.cboe.com).
● Trung tâm giao dịch Chicago Board of Trade (CBT).
● Sở giao dịch hợp đồng tương lai Chicago Mercantile Exchange (CME).
Thị trường OTC: Thị trường bán tập trung
- Điện thoại và máy tính được kết nối giữa người mua người bán (các hợp đồng không
được thỏa thuận tại sàn giao dịch)
- Các hợp đồng thường là giữa hai định chế tài chính hoặc giữa một định chế tài chính và
một khách hàng.
- Các điều kiện của HĐ không phải theo những điều kiện cụ thể của sở giao dịch, được
thiết kế theo các yêu cầu của khách hàng.
- Rủi ro khi giao dịch tại thị trường OTC là rủi ro khi đối tác không tôn trọng hợp đồng.
I. Thị trường kỳ hạn: (GIAO DỊCH TẠI THỊ TRƯỜNG OTC)
- Là nơi để mọi người sắp xếp trao đổi các HĐ kỳ hạn phù hợp với nhu cầu.
- HĐKH là một sự thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản cơ sở ở một mức
giá xác định vào một ngày được xác định trước trong tương lai.
- Người mua HĐKH là người giữ vị thế mua và bắt buộc phải trả mức giá kỳ hạn để
mua tài sản cơ sở.
- Người bán HĐKH là người giữ vị thế bán và có trách nhiệm phải bán tài sản cho
người mua HĐKH với giá kỳ hạn.
Ví dụ:
Ngày 19/10 - HĐ kỳ hạn gạo - 100kg - 15.000/kg (giá kỳ hạn) - 19/11
Giá thị trường - giá giao ngay - giá liền tay - St
Vào 19/11, St = 13.000/kg / 17.000/kg
- Thời điểm tương lai mà người mua thanh toán cho người bán được gọi là ngày thanh
toán (settlement date)
- Thông thường cả hai đối tác bị giới hạn bởi những điều khoản của hợp đồng và không
thể chấm dứt hợp đồng sớm trừ khi họ thương lượng lại hợp đồng trước khi nó đến hạn.
Nghĩa vụ thực hiện HĐ: Bắt buộc/ không bắt buộc
Thị trường giao dịch: tập trung/ OTC
Ví dụ: Công ty A tham gia vào HĐ kỳ hạn 3 tháng với công ty B để mua 1.000.000 USD
theo tỷ giá kỳ hạn (K) USD/ VND = 17.500.
a) Hãy phân tích và vẽ đồ thị biểu diễn lỗ (lãi) của công ty A, B vào thời điểm thực
hiện hợp đồng theo tỷ giá giao ngay trên thị trường.
b) Giả sử tỷ giá giao ngay 3 tháng sau tại thời điểm đáo hạn hợp đồng là 18.000
VND/ USD. Xác định lãi/ lỗ của A và B.
Giải
A: người mua HĐKH, mua 1.000.000 USD
B: người bán HĐKH, bán 1.000.000 USD
K = 17.000 - 3 tháng sau
St > K => A lời, B lỗ
St < K => A lỗ, B lời
a)
b)
● Với St = 18.000 VND/ USD thì sau 3 tháng, công ty A:
(18.000 - 17.500)*1.000.000 = 500.000.000 VND
Vậy công ty A lời 5000.000.000 VND khi tham gia mua hợp đồng kỳ hạn sau 3 tháng.
● Với St = 18.000 VND/ USD thì sau 3 tháng, công ty B bán:
(17.500 - 18.000)*1.000.000 = - 500.000.000 VND
Vậy công ty B lỗ 500.000.000 VND khi tham gia mua hợp đồng kỳ hạn sau 3 tháng.
II. Thị trường tương lai: (GIAO DỊCH TẠI THỊ TRƯỜNG TẬP TRUNG)
- Hợp đồng tương lai tương tự như hợp đồng kỳ hạn, cũng là một sự thỏa thuận giữa hai
bên để mua hoặc bán một tài sản ở một mức giá xác định (giá tương lai) vào một ngày
được xác định trước trong tương lai.
- Về bản chất, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai có nhiều đặc điểm giống nhau.
Tuy nhiên, hai hợp đồng này có những điểm khác nhau đáng kể, chúng được giao dịch ở
các thị trường khác nhau.

Ví dụ:
Đóng hợp đồng tương lai - đóng vị thế HĐ tương lai: nắm giữ vị thế ngược lại trên 1 hợp
đồng tương lai khác
A mua hợp đồng tương lai B - cafe - 1.000kg - 35.000đ/kg - 3 tháng
A bán hợp đồng tương lai C - cafe - 1.000kg - 36.000đ/kg - 3 tháng
=> Chênh lệch giá của tài sản cơ sở trong tương lai.
Các công cụ trên thị trường tương lai:
- Thị trường tương lai có thể giao dịch bất cứ loại chứng khoán, ngoại tệ hoặc hàng hóa
nào.
- Ban đầu, các Sở giao dịch phát hành những hợp đồng tương tự nhau, hoặc một Sở giao
dịch có thể mua bán nhiều hợp đồng tương tự nhau.
- Tuy nhiên, theo thời gian một hợp đồng có xu hướng được mua bán tập trung ở một số
Sở giao dịch nhất định và trên một sở giao dịch việc mua bán cũng tập trung vào một số
hợp đồng cụ thể.
Các chủ thể tham gia vào thị trường tương lai:
Có 3 nhóm chủ thể chính tham gia: Những người phòng ngừa rủi ro (Hedgers),
những người đầu cơ (Speculators) và người giao dịch (traders)
- Những người phòng ngừa rủi ro cố gắng giảm rủi ro trong danh mục đầu tư hoặc các
giao dịch tương lai bằng cách đảm bảo các mức giá mua, giá bán (của tài sản cơ sở) gần
nhất với giá tương lai (giá giao ngay của tài sản cơ sở trong tương lai).
- Những người đầu cơ (tài sản) (đầu cơ giá tăng/ giá giảm) sẵn sàng chấp nhận rủi ro
trên thị trường tương lai. Họ tham gia vào giao dịch tương lai với hy vọng giá thị trường
sẽ theo hướng họ phán đoán.
- Những người giao dịch (traders) - người kinh doanh chênh lệch giá là cũng là một
dạng đầu cơ, họ tận dụng những thay đổi giá (của tài sản cơ sở) trong ngắn hạn để đầu
cơ. => Chênh lệch giá trên hợp đồng tương lai
=> Những người giao dịch sẽ thu được lợi nhuận từ những thay đổi giá trong ngắn
hạn trên thị trường bằng cách mua và bán tức thời (hợp đồng tương lai) khi giá tài sản cơ
sở có xu hướng thay đổi.
III. Thị trường quyền chọn: (GIAO DỊCH TẠI THỊ TRƯỜNG TẬP TRUNG/ OTC)
- Hợp đồng quyền chọn cho phép người tham gia hợp đồng mua hoặc bán chứng khoán,
hàng hóa hoặc các công cụ khác với mức giá xác định trước, gọi là giá thực hiện, vào
hoặc trước ngày đến hạn.
- Không giống hợp đồng tương lai, người mua hợp đồng quyền chọn có quyền mua hoặc
bán, nhưng không bắt buộc mua hoặc bán.
- Người mua quyền chọn trả cho người bán quyền chọn một mức phí quyền chọn (an
option premium).
Có hai kiểu quyền chọn:
- Quyền chọn kiểu Mỹ: quyền chọn có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào trước khi đến
hạn.
- Quyền chọn kiểu Châu Âu: quyền chọn chỉ được thực hiện vào ngày đến hạn.
Các loại quyền chọn:
- Quyền chọn mua (Call option) cho phép người mua quyền (nhưng không bắt buộc)
mua tài sản cơ sở tại giá thực hiện. Người bán quyền chọn mua đồng ý bán tài sản cơ sở
với giá thực hiện nếu người mua quyền thực hiện quyền chọn mua.
- Quyền chọn bán (Put option) cho phép người mua quyền (nhưng không bắt buộc) bán
tài sản cơ sở với mức giá thực hiện. Người bán quyền chọn bán đồng ý mua tài sản cơ sở
với mức giá thực hiện nếu người mua quyền chọn bán thực hiện hợp đồng để bán tài sản
cơ sở.
Hợp đồng Quyền chọn mua - TSCS - K: giá thực hiện (mua/bán TSCS) - phí quyền
chọn mua (c). => y = (St - K) - c > 0 (lời)
Mua HĐ QCM Bán HĐ QCM
Vị thế HĐ Mua HĐ Bán HĐ

Vị thế TS Mua TS Bán TS -> Có nghĩa vụ phải bán


Không mua TS TS khi người mua thực hiện QCM
Phí QC Trả phí QC -> c Nhận phí - c

Thực hiện K <= St



Lãi St > K + c c

Hoà vốn St = K - c St < K + c


Lỗ -c St > K + c

Giới hạn [-c, dương vô cùng] [âm vô cùng, c]


(QCM)

Hợp đồng Quyền chọn bán - TSCS - K: giá thực hiện (mua/bán TSCS) - phí quyền chọn
bán (p). => y = (K - St) - p > 0 (lời)
Mua HĐ QCB Bán HĐ QCB
Vị thế HĐ Mua HĐ Bán HĐ
Vị thế TS Bán TS Mua TS -> Có nghĩa vụ phải mua
Không bán TS TS khi người mua HĐ QCB thực
hiện hợp đồng
Phí QC Trả phí QC - p Nhận phí - p

Thực hiện K >= St



Lãi St < K - p p

Hoà vốn St = K - p
Lỗ -p

Giới hạn [- p, K - p] [- K + p, p]
(QCB)
Ví dụ 1: Quyền chọn mua kiểu châu Âu trên cổ phiếu A có giá thực hiện là K = $55.
Phí quyền chọn mua là $3. Xác định lời/ lỗ của người mua và người bán quyền chọn
mua theo bảng sau:
Giá giao ngay của Cổ Lợi nhuận ròng của người Lợi nhuận ròng của người
phiếu (St) mua QCM bán QCM
$50 -3 +3

$52 -3 +3

$54 -3 +3
$56 56-55=1-3= -2 -1+3=+2

$58 58-55=3-3=0 -3+3=0

$60 60-55=5-3=2 -5+3=-2

$62 62-55=7-3=4 -7+3=-4

Ví dụ 2: Quyền chọn mua kiểu châu Âu trên cổ phiếu A có giá thực hiện là $38. Phí
quyền chọn mua là $5. Xác định lời/ lỗ của người bán quyền chọn mua theo bảng sau:
Giá giao ngay của Cổ phiếu (St) Lợi nhuận ròng/ cổ phiếu
$37 +5

$38 +5
$39 -1+5=+4
$41 -3+5=+2

$43 -5+5=0
$45 -7+5=-2
$48 -10+5=-5

Ví dụ 3: Quyền chọn bán kiểu châu Âu trên cổ phiếu A có giá thực hiện là K = $71.
Phí quyền chọn bán là $7. Xác định lời/ lỗ của người mua và người bán quyền chọn bán
theo bảng sau:
Giá giao ngay của Cổ Lợi nhuận ròng của người Lợi nhuận ròng của người
phiếu (St) mua QCB bán QCB

$60 11-7=+4 -11+7=-4


$64 7-7=0 -7+7=0

$68 3-7=-4 -3+7=+4


$71 -7 +7

$72 -7 +7

$74 -7 +7

Ví dụ 4: Quyền chọn bán kiểu châu Âu trên cổ phiếu A có giá thực hiện là $23. Phí
quyền chọn bán là $3. Xác định lời/ lỗ của người bán quyền chọn bán theo bảng sau:
Giá giao ngay của Cổ phiếu (St) Lợi nhuận ròng/ cổ phiếu

$20 -3+3=0
$21 -2+3=1

$22 -1+3=2
$23 +3

$24 +3

$25 +3
$26 +3
Ví dụ 5: Ông A mua một quyền chọn bán kiểu châu Âu trên 100 cổ phiếu không trả cổ
tức với thời gian đến hạn là 1 tháng. Giá thực hiện là $50/ cổ phiếu; giá quyền chọn bán
là $2,5/cổ phiếu. Tính lợi nhuận của ông A vào ngày đến hạn hợp đồng nếu giá giao ngay
của cổ phiếu là $53.
St = $53 > K = $50
-> Ông A không thực hiện quyền chọn bán.
-> Ông A lỗ: (-2,5)*100=-$250.

Các nhân tố ảnh hưởng đến phí QC chứng khoán


Các nhân tố ảnh hưởng đến phí quyền chọn mua
(****)- Giá thị trường (St) – Giá thị trường của chứng khoán cơ sở càng cao => Cần
quyền chọn mua với giá thấp => Người mua càng có nhu cầu, giá của hàng hoá trên thị
trường càng cao => Người bán sẽ đưa ra mức phí cao => Phí quyền chọn mua càng cao,
các nhân tố khác không đổi.
- Sự bất ổn định của chứng khoán (Delta St) – Tính bất ổn định của chứng khoán cơ
sở càng cao, phí quyền chọn mua càng cao, các nhân tố khác không đổi.
- Thời gian đến hạn của quyền chọn (t) – Thời gian đến hạn của quyền chọn càng dài,
phí quyền chọn mua càng cao, các nhân tố khác không đổi.
Phí QC (QC Mua/ QC Bán) - Người mua QC phải trả
Mua QC Mua -> cần mua TS nhưng không bắt buộc -> K thấp
Các nhân tố ảnh hưởng đến phí quyền chọn bán
(****)- Giá thị trường – Giá thị trường của chứng khoán cơ sở càng cao => Không cần
quyền chọn mua với giá thấp => Người mua ít có nhu cầu, giá của hàng hoá trên thị
trường càng giảm => Người bán sẽ đưa ra mức phí giảm => Phí quyền chọn bán càng
thấp, các nhân tố khác không đổi.
- Sự bất ổn định của chứng khoán – Tính bất ổn định của chứng khoán cơ sở càng cao,
phí quyền chọn bán càng cao, các nhân tố khác không đổi.
- Thời gian đến hạn của quyền chọn – Thời gian đến hạn của quyền chọn càng dài, phí
quyền chọn bán càng cao, các nhân tố khác không đổi.
Mua QC Bán -> cần bán TS nhưng không bắt buộc -> K cao
Phí QCM -c Phí QCB -p

St tăng c tăng p giảm

Delta St tăng c tăng p tăng


T tăng c tăng p tăng
IV. Thị trường hoán đổi:
- Trong hợp đồng hoán đổi truyền thống, hai chủ thể thỏa thuận để trao đổi những khoản
thanh toán bắt buộc trên hai khoản nợ (lãi) có giá trị ban đầu bằng nhau (tiền gốc)
nhưng khác nhau cách thanh toán (cách tính lãi).
- Hợp đồng hoán đổi giống hợp đồng kỳ hạn khi bảo đảm việc trao đổi giá trị giữa hai
đối tác vào thời gian xác định trong tương lai.
Ví dụ: Nếu A (đối tác thứ nhất của hợp đồng hoán đổi) nợ B (đối tác phía bên kia của
hợp đồng hoán đổi) theo lãi suất 4% trên tiền vốn danh nghĩa (notional principal) 1 triệu
USD và B nợ A theo lãi suất 3% trên cùng số tiền vốn giả định, họ chỉ cần trao đổi số
chênh lệch 10.000 USD để thanh toán chênh lệch lãi suất cho hợp đồng hoán đổi 1 triệu
USD. Vốn danh nghĩa - 1 triệu USD không được chuyển giao giữa 2 đối tác, nó chỉ là cơ
sở để tính toán số tiền lãi phải trả theo hợp đồng hoán đổi.

- Không giống hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi thường chỉ chuyển giao phần vốn
chênh lệch
Ví dụ: A có thể trả lãi suất cố định 4% trên số tiền vốn danh nghĩa cho B, trong khi đó B
có thể trả A: 2%+ lãi suất tín phiếu kho bạc, có thể là 3% nếu lãi suất tín phiếu kho bạc
là 1%, (lãi suất này có thể thay đổi theo thời gian).
- Số tiền thanh toán của giao dịch thường không được xác định trước mà thường thay đổi
theo lãi suất, tỷ giá hối đoái hoặc một số mức giá tương lai khác.
Hợp đồng hoán đổi lãi suất:
- Khái niệm: Hợp đồng hoán đổi lãi suất là một thỏa thuận giữa hai bên để trao đổi chuỗi
các thanh toán tiền lãi.
- Các yếu tố cơ bản trong hợp đồng hoán đổi lãi suất:
● Vốn danh nghĩa (notional principal)
● Lãi suất cố định (giá của hợp đồng hoán đổi)
● Lãi suất thả nổi
● Kỳ hạn mỗi lần thanh toán
● Thời hạn hợp đồng hoán đổi
Sử dụng HĐ hoán đổi lãi suất cho việc phòng ngừa rủi ro biến động lãi suất
Ví dụ: Các định chế tài chính ở Mỹ có các khoản vốn huy động (tiền gửi) có lãi suất thả
nổi nhiều hơn là các khoản cho vay có lãi suất thả nổi dễ bị tác động bất lợi khi lãi suất
tăng.
100tr (nợ) 100tr (tài sản)
Tiền gửi <—--------- Ngân hàng Mỹ <—--------- Cho vay
Ls thả nổi (LIBOR + 1.5%) (chi phí) Ls cố định 8% (doanh thu)
Ls tăng => Chi phí tăng (nhưng doanh thu không đổi) => Lợi nhuận giảm
Ls giảm => Chi phí giảm (nhưng doanh thu không đổi) => Lợi nhuận tăng
Các định chế tài chính ở châu Âu huy động các nguồn vốn dài hạn có lãi suất cố
định nhưng sử dụng chúng chủ yếu cho các khoản vay có lãi suất thả nổi sẽ gặp bất lợi
khi lãi suất giảm.
100tr (nợ) 100tr (tài sản)
Tiền gửi <—--------- Ngân hàng châu Âu <—--------- Cho vay
Ls cố định 6% (chi phí) Ls thả nổi (LIBOR + 0.5%) (doanh thu)
Ls tăng => Doanh thu tăng (nhưng chi phí không đổi) => Lợi nhuận tăng
Ls giảm => Doanh thu giảm (nhưng chi phí không đổi) => Lợi nhuận giảm
● HĐ hoán đổi lãi suất cho phép cả hai định chế tài chính này giảm rủi ro khi lãi suất
biến động.
Mỹ: +8% - libor - 1.5% + libor - 6% = + 0,5 %
Châu Âu: libor + 0.5% -6% -libor + 6% = + 0.5%
Sử dụng HĐ hoán đổi lãi suất cho phòng ngừa rủi ro

Sử dụng hợp đồng hoán đổi cho việc đầu cơ


- Hợp đồng hoán đổi lãi suất đôi khi còn được sử dụng cho mục đích đầu cơ.
Ví dụ: Một doanh nghiệp có thể tham gia hợp đồng hoán đổi lãi suất để được hưởng lợi
từ sự kỳ vọng lãi suất sẽ gia tăng, ngay cả khi hoạt động của DN này không liên quan
đến sự biến động lãi suất.
- Khi hợp đồng hoán đổi được sử dụng cho mục đích đầu cơ, thua lỗ từ hợp đồng hoán
đổi có thể được bù đắp từ những khoản lợi nhuận do các hoạt động đầu tư khác mang lại.
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ
- Khái niệm: Hợp đồng hoán đổi tiền tệ là một sự thỏa thuận mà các loại tiền tệ được trao
đổi ở một mức tỷ giá xác định vào các thời điểm cụ thể.
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ thường được doanh nghiệp sử dụng để phòng ngừa rủi ro biến
động tỷ giá.
Ví dụ: Một công ty ở Mỹ kỳ vọng nhận được 2 triệu bảng Anh mỗi năm trong vòng 4
năm đến. Công ty này muốn cố định tỷ giá mà họ có thể bán bảng Anh trong 4 năm đến.
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ được thực hiện, xác định mức tỷ giá mà tại đó 2 triệu bảng
Anh có thể được chuyển đổi mỗi năm.
Giả định tỷ giá xác định trong hợp đồng là 1,7$, công ty sẽ nhận được 3,4 triệu $ hằng
năm. Ngược lại, nếu công ty này không ký kết hợp đồng hoán đổi tiền tệ, lượng đô la mà
họ nhận được sẽ phụ thuộc vào tỷ giá giao ngay tại thời điểm mà họ chuyển đổi.
- Tác động của hợp đồng hoán đổi tiền tệ:

V. Sự hình thành và phát triển của thị trường công cụ TCPS của Việt Nam:
Sự cần thiết hình thành TTPS Việt Nam và lộ trình phát triển:
* Sự cần thiết hình thành
- Xây dựng và phát triển TTCKPS là nội dung quan trong trong Chiến lược phát triển
TTCK đến năm 2020 đã được Thủ tướng, Chính phủ ban hành.
- Đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa danh mục đầu tư.
- Đáp ứng nhu cầu phòng ngừa, quản lý rủi ro (lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán và hàng
hóa...)
* Lộ trình phát triển
Xu thế phát triển sản phẩm phái sinh tại Việt Nam:
- Phát triển theo lộ trình, không đưa ồ ạt cùng một lúc nhiều sản phẩm phái sinh.
- Triển khai các sản phẩm phái sinh đơn giản trước rồi đến các sản phẩm phức tạp hơn
sau.
- Lộ trình phụ thuộc vào trình độ của các thành viên tham gia thị trường, nền tảng công
nghệ, thanh toán, và nhu cầu của thị trường ...
* Các giai đoạn phát triển thị trường công cụ TCPS Việt Nam (Theo Quyết định số
336/QĐ-TTg ngày 11/3/2014):
2013-2015: Xây dựng khung pháp lý, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật để vận hành thị
trường CKPS
2016-2020: Tổ chức giao dịch các CKPS dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán (chỉ số
chứng khoán, trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu)
Lựa chọn sản phẩm giai đoạn đầu:
- Loại sản phẩm: Hợp đồng tương lai
- Tài sản cơ sở: Chỉ số cổ phiếu, trái phiếu chính phủ
Sau 2020: Phát triển thị trường CKPS thống nhất dựa trên các tài sản cơ sở theo thông lệ
quốc tế.
Chương 6: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I. Khái niệm và chức năng của ngân hàng thương mại:
1) Khái niệm:
- Ngân hàng thương mại là một loại hình định chế tài chính trung gian, thuộc nhóm trung
gian tiền gửi.
- Mỗi quốc gia đều có định nghĩa riêng về ngân hàng thương mại được thể hiện trong luật
và không nhất thiết phải giống nhau.
- Ngân hàng thương mại có các đặc điểm chung:
+ Là loại hình NH kinh doanh.
+ NH kinh doanh đa năng.
+ Nắm giữ nguồn lực tài chính rất lớn trong nền kinh tế.
+ Cung cấp danh mục dịch vụ tài chính đa dạng nhất.
2) Chức năng:
- Chức năng tiết kiệm – Huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ mọi tác nhân trong nền kinh
tế.
- Chức năng cho vay – Cung cấp vốn vay cho nền kinh tế, đáp ứng mọi nhu cầu vốn cho
đầu tư sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
- Chức năng thanh toán – thực hiện thu chi hộ cho khách hàng, chủ yếu qua tài khoản
- Quản lý tiền mặt – Bảo quản tiền mặt, thu chi theo yêu cầu, đầu tư tự động
- Chức năng bảo hiểm – NH cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho chính ngân hàng và cho
khách hàng, dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ và cả bảo hiểm nhân thọ.
- Chức năng môi giới – Đầu tư, kinh doanh chứng khoán, mua bán ngoại tệ, mua bán bất
động sản
- Chức năng bảo lãnh – sự bảo đảm bằng uy tín của ngân hàng.
- Ngân hàng đầu tư – tư vấn, bảo lãnh phát hành CK; tư vấn M&A DN, tư vấn tái cơ cấu
DN, nghiệp vụ NH bán buôn, nghiệp vụ quản lý đầu tư.
II. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại:
1) Tài khoản tiền gửi:
● Tiền gửi giao dịch:
- Được sử dụng khi KH gửi tiền vào NH và thực hiện các giao dịch thanh toán thông qua
tài khoản NH
+ Có thể ký phát séc từ tài khoản tiền gửi giao dịch
+ Yêu cầu số dư tối thiểu thấp và thường không trả lãi hoặc trả lãi thấp (áp dụng
lãi tiền gửi không kỳ hạn).
● Tiền gửi tiết kiệm (Savings Deposits):
- Tài khoản sổ tiết kiệm (Passbook savings account):
+ Không cho phép ký phát séc và được trả lãi.
+ Không yêu cầu số dư tối thiểu.
● Tiền gửi có kỳ hạn (Time deposits) không cho phép rút tiền trước hạn:
- Chứng chỉ tiền gửi bán lẻ (Retail Certificates of Deposit - Retail CD):
+ Yêu cầu phải gửi một số tiền nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.
+ Lãi suất và kỳ hạn khác nhau giữa các ngân hàng.
+ Không có thị trường thứ cấp.
+ Không thể rút trước hạn hoặc trừ một phần lãi như một khoản phạt nếu rút trước
hạn.
- Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được (Negotiable CD):
+ NCD giống CD bán lẻ ở chỗ chúng có kỳ hạn nhất định và yêu cầu phải có số
dư tối thiểu.
+ Kỳ hạn thường ngắn và có thị trường thứ cấp đối với loại CD này.
2) Nguồn vốn đi vay:
● Mua/ vay vốn liên ngân hàng:
- Thị trường liên ngân hàng (TTLNH) cho phép các tổ chức nhận tiền gửi thỏa mãn nhu
cầu thanh khoản ngắn hạn của các định chế tài chính khác.
- Mua (hoặc vay) vốn liên ngân hàng là nợ đối với NH đi vay và là tài sản đối với NH
cho vay.
- Các khoản vay ở TTLNH thường từ 1 đến 7 ngày, có thể được quay vòng.
- Mục đích của các giao dịch vốn trên TTLNH là nhằm điều chỉnh sự mất cân đối nguồn
vốn ngắn hạn ở các NH.
- Lãi suất trên TTLNH gọi là lãi suất liên ngân hàng. Khoảng cách lãi suất tăng khi rủi ro
của NH gia tăng.
● Vay Ngân hàng Trung ương:
- Một nguồn vốn ngắn hạn khác cho các NH là vay hệ thống NHTW, thường thông qua
hình thức vay chiết khấu.
- Các khoản vay từ NHTW là ngắn hạn, thường từ 1 ngày đến 1 vài tuần, chủ yếu được
dùng để giải quyết việc thiếu vốn tạm thời.
- NH muốn vay từ NHTW phải được sự chấp thuận của NHTW trước.
- NHTW có thể không chấp nhận việc vay liên tục của 1 NH trừ một số trường hợp như
NH đang có vấn đề tài chính và không thể có được nguồn tài trợ tạm thời từ các tổ chức
tài chính khác.
● Hợp đồng mua lại:
- Hợp đồng mua lại (repo) thể hiện việc bán chứng khoán của ngân hàng cho 1 bên khác
với thỏa thuận mua lại số chứng khoán đó vào 1 ngày nhất định với 1 mức giá cụ thể.
- Thời hạn của hợp đồng repo thường ngắn hạn.
- Chứng khoán chính phủ phát hành thường được sử dụng trong Repo.
- Lãi suất hợp đồng mua lại thấp hơn một ít so với lãi suất LNH do vốn cho vay được bảo
đảm bằng tài sản nên có ít rủi ro hơn.
3) Nguồn vốn dài hạn:
● Phát hành Trái phiếu:
- Những TSCĐ thường được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn như phát hành trái phiếu.
- Người mua phổ biến những loại trái phiếu này là các hộ gia đình và các tổ chức tài
chính, bao gồm cả các công ty bảo hiểm nhân thọ và các quỹ hưu trí.
● Vốn ngân hàng:
- Vốn NH thường thể hiện vốn chủ sở hữu, có được bằng cách phát hành cổ phiếu và lợi
nhuận giữ lại.
- Vốn NH còn được hiểu theo giác độ khác là Vốn tự có. VTC bao gồm vốn sơ cấp và
vốn thứ cấp. Vốn sơ cấp có nguồn gốc từ phát hành cổ phiếu thường, CP ưu đãi và lợi
nhuận giữ lại. Trong khi vốn thứ cấp là các quỹ dự trữ và các tài sản nợ khác.
- Vốn của NH chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng phải đủ để có thể bù đắp
các khoản lỗ và vốn tổn thất trong hoạt động.
- NHTW điều chỉnh hoạt động các NHTM thông qua một số quy định giới hạn liên quan
đến VTC: quy mô vốn điều lệ tối thiểu (vốn pháp định), tỷ lệ an toàn vốn (CAR), các quy
định phân tán rủi ro v.v...
III. Sử dụng vốn của ngân hàng thương mại:
1) Tiền mặt:
- Ngân hàng phải dự trữ tiền mặt để đáp ứng quy định về dự trữ bắt buộc của NHTW và
đảm bảo thanh khoản.
- Do tiền mặt không tạo ra thu nhập nên NH chỉ dự trữ đủ mức tiền mặt cần thiết để đáp
ứng nhu cầu.
- Ngân hàng có thể sử dụng nhiều nguồn để đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời, do đó họ
không quá chú trọng việc dự trữ nhiều hơn mức quy định.
- Ngân hàng giữ tiền mặt ở trong kho và ở NHTW. Tiền mặt trong kho quỹ chủ yếu được
dùng để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng, còn tiền mặt gửi tại NHTW chủ yếu
phục vụ mục đích dự trữ bắt buộc.
2) Cho vay:
Các loại cho vay doanh nghiệp (business loan)
- Cho vay vốn lưu động (Working capital loan), đôi khi còn được gọi là cho vay tự thanh
khoản (self-liquidating loan) – được thiết kế để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh thường
xuyên, thường ngắn hạn, phát sinh thường xuyên.
- Cho vay có kỳ hạn dài (Term loans) – chủ yếu dùng để tài trợ việc mua sắm tài sản cố
định.
- Cho vay cho thuê trực tiếp (Direct lease loans) – ngân hàng mua tài sản và các doanh
nghiệp thuê lại.
- Hạn mức tín dụng không chính thức (Informal line of credit) – cho phép doanh nghiệp
vay đến một mức cụ thể trong 1 khoảng thời gian cụ thể.
- Khoản vay tuần hoàn (Revolving credit loan) – quy định ngân hàng phải cho vay 1 số
tiền tối đa cụ thể trong 1 thời gian cụ thể, thường nhỏ hơn 5 năm.
Cho vay hợp vốn (Loan Participations)
- Một số công ty lớn muốn vay một khoản tiền lớn hơn mức mà 1 NH sẵn sàng cho vay è
một số ngân hàng sẵn sàng gom vốn của mình để cho vay dưới hình thức cho vay hợp
vốn.
- Một trong số các ngân hàng sẽ đóng vai trò là NH chủ trì (NH đầu mối) - sắp xếp các
công việc liên quan đến hợp đồng, chứng từ, giải ngân và thanh toán của khoản vay.
- Các ngân hàng còn lại cung cấp vốn cho NH chủ trì để chuyển cho người vay.
Cho vay tài trợ các khoản mua lại bằng vốn vay (LBOs)
- Một nhóm hoặc 1 công ty chủ yếu dựa vào việc đi vay để mua vốn của công ty khác.
- Công ty yêu cầu tài trợ bằng LBO vì họ nhận thấy giá trị thị trường của những cổ phiếu
này quá thấp.
Các loại cho vay tiêu dùng
- Cho vay trả góp (Installment loans) – cung cấp cho cá nhân để phục vụ nhu cầu mua
ô tô và các mua sắm trong gia đình.
- Ngân hàng cũng cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng (credit cards) cho các khách hàng thỏa
mãn các điều kiện của ngân hàng.
- Việc đánh giá uy tín của người đi vay dễ dàng hơn so với cho vay doanh nghiệp. Dòng
tiền của KH cá nhân thường đơn giản hơn và dễ dự đoán hơn dòng tiền của doanh nghiệp.
Số tiền cho vay trung bình đối với cá nhân thường nhỏ, đảm bảo việc phân tích ít chi tiết
hơn.
Cho vay bất động sản (Real Estate Loans)
- Các khoản vay mua bất động sản để ở, kỳ hạn cho vay thường từ 15 đến 30 năm, mặc
dù các khoản cho vay ngắn hạn thanh toán gốc 1 lần vào cuối kỳ cũng rất phổ biến.
Khoản vay được thường được đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
- Các NHTM cũng cung cấp các khoản cho vay BĐS thương mại như cho vay để xây
dựng các khu mua sắm, nhà cho thuê.
3) Đầu tư chứng khoán:
- Trái phiếu kho bạc và trái phiếu của tổ chức chính phủ (Treasury and Agency
Securities)
- Trái phiếu doanh nghiệp (Corporate Bonds).
- Chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (Mortgage-back securities).
4) Bán vốn liên ngân hàng:
- Một số NH thường cho vay các NH khác trên TTLNH. Kỳ hạn khoản vay thường rất
ngắn, có thể là 1 ngày hoặc 1 vài ngày.
- Các NH nhỏ là người cho vay phổ biến trên thị trường LNH.
5) Hợp đồng mua lại (Repurchase Agreement):
- NH có thể đóng vai trò là người cho vay (đối với hợp đồng repo) bằng cách mua với
cam kết bán lại.
- Việc này cung cấp nguồn vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp và khoản cho vay của NH
được đảm bảo.
6) Tài sản cố định (Fixed Assets):
- NH phải đầu tư một số tài sản cố định nhất định: trụ sở, văn phòng, trang thiết bị,
phương tiện vận chuyển, phần mềm công nghệ v.v... để có thể thực hiện các hoạt động
kinh doanh.
IV. Hoạt động ngoại bảng
1) Cam kết cho vay (Loan Commitments):
- Một cam kết cho vay là nghĩa vụ mà NH phải cung cấp 1 số tiền vay cụ thể cho 1 doanh
nghiệp cụ thể theo yêu cầu của DN.
- Lãi suất và mục đích của khoản vay cũng có thể được quy định cụ thể. NH sẽ tính phí
để đưa ra cam kết.
- Một loại cam kết cho vay phổ biến là phương tiện phát hành giấy nợ (note issuance
facility) – NH sẽ cam kết mua thương phiếu của doanh nghiệp nếu DN không thể phát
hành ra thị trường với 1 mức lãi suất chấp nhận được.
2) Thư TD dự phòng (Standby Letters of Credit):
- Thư TD dự phòng (SLC) đảm bảo cho nghĩa vụ của KH với bên thứ 3. Bản chất của
SLC là kỹ thuật bảo lãnh của NH. Nếu KH không thực hiện nghĩa vụ của mình, NH sẽ
thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho KH.
- NH tính phí với KH yêu cầu phát hành SLC.
3) Hợp đồng tiền tệ kỳ hạn (Forward Contracts on Currencies):
- Một hợp đồng tiền tệ kỳ hạn là thỏa thuận giữa KH và NH về việc trao đổi 1 loại tiền tệ
đế lấy 1 loại tiền tệ khác vào 1 thời điểm trong tương lai với 1 mức tỷ giá cụ thể
- Mục đích của KH tham gia vào hợp đồng kỳ hạn chủ yếu là phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
- NH có thể đóng vai trò là người môi giới và đáp ứng nhu cầu của cả 2 bên mua và bán,
hưởng phí giao dịch đối với dịch vụ.
4) Hợp đồng hoán đổi lãi suất (Interest Rate Swap Contracts):
- NH có thể trực tiếp hoặc đóng vai trò môi giới trong hợp đồng hoán đổi lãi suất, trong
đó 2 bên đồng ý định kỳ trao đổi các khoản thanh toán lãi trên 1 số tiền gốc cụ thể.
- NH hưởng phí giao dịch cho dịch vụ. Nếu NH đảm bảo việc thanh toán cho cả 2 bên,
NH sẽ chịu rủi ro nếu 1 trong 2 bên không thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong trường
hợp đó, NH phải đóng vai trò của bên đó và hoàn thành các nghĩa vụ với bên còn lại.
5) Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (Credit Default Swap Contracts):
- Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng là hợp đồng được thỏa thuận riêng bảo vệ người đầu
tư khỏi rủi ro vỡ nợ đối với các chứng khoán nợ cụ thể.
- NH bán Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng nhận được khoản thanh toán coupon định kỳ
đối với kỳ hạn của thỏa thuận hoán đổi.
- Khi xảy ra vỡ nợ, người bán Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng phải thanh toán cho
người mua để bù đắp thiệt hại.
Chương 7: CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG
Công ty tài chính
Quỹ tương hỗ
Công ty bảo hiểm
Quỹ hưu trí
Công ty chứng khoán
I. Mở đầu:
Khái niệm:
- Các định chế tài chính phi ngân hàng là một phần của các định chế tài chính trung gian.
- Không thực hiện đầy đủ các hoạt động ngân hàng
- Được chia thành hai nhóm chính:
● Định chế tiết kiệm theo hợp đồng: công ty bảo hiểm, quỹ trợ cấp hưu trí.
● Định chế đầu tư: công ty tài chính, quỹ tương hỗ, công ty chứng khoán.
II. Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng:
Các tổ chức này có các đặc điểm cơ bản sau:
- Huy động vốn dưới hình thức các khoản thu (phí) theo định kỳ.
- Chi trả cho những người đóng phí khi có sự kiện thuộc phạm vi quy định trong hợp
đồng.
- Do có sự không trùng khớp về thời gian và số lượng giữa thu và chi nên các tổ chức này
có thể sử dụng số vốn tập trung được để đầu tư dưới các dạng khác nhau.
Phân loại:
- Công ty bảo hiểm (bao gồm bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm tài sản và tai nạn)
- Các quỹ trợ cấp hưu trí (về bản chất vẫn là một loại hình bảo hiểm)
1) Công ty bảo hiểm nhân thọ:
- Hoạt động của các công ty này nhằm cung cấp sự bảo vệ tài chính cho bản thân người
đóng phí hoặc cho thân nhân trước những rủi ro về sinh mạng tỷ lệ với mức phí góp.
- Có hai loại hợp đồng bảo hiểm:
● Hợp đồng bảo hiểm kỳ hạn
● Hợp đồng bảo hiểm trọn đời
Nguồn vốn
- Phí bảo hiểm.
- Các hợp đồng đầu tư bảo lãnh (thực chất là một dạng CDs có lãi suất cao)
- Thu nhập từ đầu tư.
- Các tài khoản riêng biệt của các tổ chức, cá nhân, các quỹ trợ cấp hưu trí do công ty
quản lý dưới dạng uỷ thác.
- Vốn CSH: từ lợi nhuận giữ lại và phát hành cổ phiếu.
Sử dụng vốn: đầu tư phí và tiền lãi bảo hiểm, do đặc điểm bồi thường nên Công ty bảo
hiểm nhân thọ thường có tỷ trọng đầu tư dài hạn cao.
Thông thường, các Công ty này đầu tư vào:
- Chứng khoán chính phủ.
- Trái phiếu công ty (chủ yếu là trái phiếu của các ngành công nghiệp sản xuất; các ngành
công nghệ mới).
- Cổ phiếu công ty.
- Cho vay thế chấp về thương mại, nông nghiệp, bất động sản.
- Đầu tư bất động sản: cho thuê bất động sản với mục đích thương mại.
- Cho vay ứng trước đối với người được bảo hiểm.
2) Công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn:
- Các công ty này cung cấp một hỗn hợp các hợp đồng bảo hiểm về thân thể, tài sản và
trách nhiệm dân sự.
- Đặc điểm tài chính cơ bản của các công ty này là rất khó dự đoán chính xác mức và thời
điểm bồi thường.
- Nguồn vốn: phí bảo hiểm và thu nhập từ hoạt động đầu tư
- Sử dụng vốn: do đặc điểm về tài chính nói trên, chiến lược đầu tư của các công ty này
ưu tiên vào đầu tư ngắn hạn và an toàn như tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái
phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu của các công ty có độ an toàn cao.
3) Quỹ trợ cấp hưu trí:
- Quỹ trợ cấp hưu trí cung cấp một chương trình tiết kiệm cho các cá nhân dùng khi nghỉ
hưu.
- Các Quỹ này có mục đích bảo vệ những người lao động trước những rủi ro về mất thu
nhập thường xuyên từ lao động do về hưu hoặc do những rủi ro khác dựa trên những
nguyên tắc chung của bảo hiểm.
- Căn cứ và phương thức đóng góp và chi trả trợ cấp, các quỹ hưu trí được chia thành:
● Các chương trình “đóng góp xác định”: mức trợ cấp tương lai được xác định bằng
các khoản đóng góp trước đó cộng thu nhập đầu tư.
● Các chương trình “trợ cấp xác định”: mức trợ cấp tương lai được xác định trước,
không phụ thuộc hoặc phụ thuộc rất ít vào kết quả đóng góp và thu nhập đầu tư
trước đó.
- Đối với chương trình “trợ cấp xác định”, Các quỹ/chương trình này có thể được hình
thành theo 2 phương thức:
● Quỹ trợ cấp tư: Các Quỹ này được quản lý bởi Ngân hàng hoặc một Công ty bảo
hiểm nhân thọ hoặc một người quản lý chuyên nghiệp.
● Quỹ trợ cấp công cộng: Quỹ trợ cấp công cộng phổ biến là Bảo hiểm xã hội. Đây
là Quỹ do Nhà nước thiết lập và quản lý. Đối tượng tham gia là những người lao
động ở mọi loại cơ sở tư và cơ sở công.
- Quỹ trợ cấp tư:
● Nguồn vốn:
các khoản đóng góp định kỳ theo một tỷ lệ nhất định trên tiền lương của những
người đang làm việc
đóng góp định kỳ theo một tỷ lệ nhất định của người sử dụng lao động
thu nhập từ hoạt động đầu tư
● Sử dụng vốn:
chi trợ cấp cho những người tham gia đóng phí khi về hưu (chi trả một lần hoặc
thường xuyên theo kỳ)
đầu tư cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ hoặc cho vay cầm cố bất
động sản; tiền gửi ngân hàng, giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành....
- Quỹ trợ cấp công cộng:
● Nguồn vốn:
các khoản đóng góp định kỳ theo một tỷ lệ nhất định trên tiền lương của những
người đang làm việc ở mọi loại cơ sở tư và cơ sở công
đóng góp định kỳ theo một tỷ lệ nhất định của người sử dụng lao động
thu nhập từ hoạt động đầu tư
● Sử dụng vốn:
chi trợ cấp cho những người tham gia đóng phí: thu nhập hưu trí; thanh toán chi
phí y tế; trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tàn tật..
đầu tư trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, giấy tờ có giá của ngân hàng
thương mại của Nhà nước, tiền gửi tại ngân hàng thương mại của Nhà nước vay,...
III. Các định chế đầu tư:
- Nguồn vốn: Các trung gian đầu tư huy động vốn trung dài hạn thông qua phát hành các
chứng từ có giá.
- Sử dụng vốn: các định chế này đầu tư vào những lĩnh vực chuyên môn hoá trên cơ sở
lợi thế cạnh tranh nhằm né tránh áp lực cạnh tranh với ngân hàng.
- Phân loại:
Công ty tài chính
Quỹ tương hỗ
Công ty chứng khoán
1) Công ty tài chính:
- Công ty tài chính là một loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng chịu sự điều chỉnh của
Luật các tổ chức tín dụng.
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là những tổ chức tín dụng được thực hiện một số các
hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận
tiền gửi không kỳ hạn, không được làm dịch vụ thanh toán.
Nguồn vốn:
Khoản vay từ ngân hàng
Phát hành chứng khoán nợ: thương phiếu, trái phiếu
Tiền gửi có kỳ hạn
Vốn chủ sở hữu: phát hành cổ phiếu và lợi nhuận giữ lại
Sử dụng vốn: thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng có tính chuyên biệt tùy theo từng loại
công ty (Cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh, cho thuê tài chính,...)
Phân loại theo phương diện tổ chức:
● Công ty tài chính phụ thuộc:
là công ty do các tập đoàn, hoặc công ty lớn lập ra với 2 chức năng chủ yếu: đáp
ứng các nhu cầu tài trợ cho công ty mẹ và kinh doanh tiền tệ.
● Công ty tài chính độc lập:
thường tổ chức dưới dạng Công ty cổ phần và là một pháp nhân độc lập. Loại này
chỉ thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ.
Phân loại theo nội dung hoạt động:
● Công ty tài chính tiêu dùng:
cho vay tiêu dùng để mua sắm hàng hoá tiêu dùng hoặc trả nợ => giá trị khoản vay
thường nhỏ và áp dụng mức lãi suất cao hơn.
● Công ty tài chính bán hàng:
cho vay tiêu dùng nhưng với mục đích hỗ trợ tiêu thụ cho những người bán lẻ
hoặc nhà sản xuất, chủ yếu là cho vay gián tiếp thông qua mua lại các hợp đồng trả
góp giữa người tiêu dùng và người bán hàng. Khi người bán hàng thu tiền ở người
vay nó phải hoàn trả cho Công ty tài chính.
● Công ty tài chính thương mại:
cho vay trên cơ sở các khoản phải thu trong thương mại của các Doanh nghiệp sản
xuất - kinh doanh dưới 2 hình thức: Mua lại/chiết khấu các khoản phải thu hoặc
Cho vay trên cơ sở thế chấp các khoản phải thu.
2) Quỹ đầu tư (quỹ tương hỗ):
- Quỹ đầu tư là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ
việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong
đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của
quỹ.
- Các Quỹ này huy động vốn dưới hình thức các cổ phần (chứng chỉ quỹ đầu tư) và dùng
chúng để đầu tư chứng khoán vì lợi ích của các cổ đông.
- Danh mục đầu tư của quỹ thường khá đa dạng, bao gồm nhiều loại chứng khoán khác
nhau và với một số lượng đầu tư tương đối lớn.
Phân loại:
● Quỹ đại chúng:
quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng.
● Quỹ thành viên:
là quỹ đầu tư chứng khoán có số thành viên tham gia góp vốn không vượt quá ba
mươi thành viên và chỉ bao gồm thành viên là pháp nhân.
Dựa vào tính thanh khoản của chứng chỉ quỹ, Quỹ đại chúng được chia thành:
● Quỹ mở:
● NĐT có thể mua cổ phần trực tiếp và hoàn lại các cổ phần cho quỹ vào bất cứ lúc
nào. Vì vậy số lượng cổ phần luôn biến động.
● Quỹ đóng:
Quỹ không mua lại cổ phần họ đã phát, các thành viên có thể chuyển nhượng cho
nhau trên thị trường thứ cấp. Số lượng cổ phần vì thế ổn định và bằng với số lượng
cổ phần quỹ đã phát hành.
Dựa vào quy mô cổ đông:
● Quỹ đầu tư cá nhân:
Quỹ có số lượng người góp vốn ít thường thuê công ty quản lý quỹ điều hành
● Quỹ đầu tư tập thể:
Quỹ có số lượng cổ đông nhiều, chứng chỉ quỹ được mua bán trên thị trường
chứng khoán. Những Quỹ này thường chịu sự điều hành giám sát chặt chẽ hơn của
Nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của đông đảo nhà đầu tư.
Dựa vào cách thức tổ chức hoạt động điều hành: Quỹ đầu tư được tổ chức theo 2 mô
hình
● Mô hình công ty:
Quỹ đầu tư được tổ chức như một Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân đầy đủ.
Công ty này thuê người điều hành là các Công ty quản lý quỹ.
● Mô hình tín thác:
Quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân. Chức năng của nó là tập trung một lượng
vốn từ các cổ đông của Quỹ; sau đó uỷ nhiệm việc đầu tư cho Công ty quản lý
Quỹ và việc giám sát, bảo quản, thanh toán cho một ngân hàng.
Dựa trên danh mục đầu tư của quỹ:
● Quỹ tương hỗ cổ phiếu
● Quỹ tương hỗ trái phiếu
● Quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ
● Quỹ đầu tư ETF
● ...
3) Công ty chứng khoán:
- Công ty chứng khoán là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH được thành lập, hoạt động
theo Luật chứng khoán và các quy định khác của pháp luật để thực hiện một, một số hoặc
toàn bộ các nghiệp vụ kinh doanh theo giấy phép do Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp.
- Các dịch vụ của CTCK bao gồm:
● Cung cấp các dịch vụ môi giới chứng khoán
● Hỗ trợ đầu tư chứng khoán arbitrage
● Đầu tư tự doanh
● Hỗ trợ phát hành chứng khoán mới (cổ phiếu, trái phiếu)
Phát hành lần đầu
Bảo lãnh phát hành
Phân phối
Cố vấn
Phát hành cổ phiếu nội bộ (riêng lẻ)
● Nghiệp vụ LBO
● Hỗ trợ tái cấu trúc doanh nghiệp: tư vấn tái cơ cấu DN, mua bán và sát nhập
(M&A).

===============================
1. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 2. LÃI SUẤT

Thị trường Định chế


tài chính tài chính

3. Công cụ 4. Công cụ Vốn 5. Chứng khoán 6. Ngân hàng 7. Phi ngân


Nợ cổ phần phái sinh thương mại hàng

TT Trái Ngân hàng


TT Tiền tệ Cổ phiếu TT kỳ hạn
phiếu Trung Ương

Tín phiếu Doanh TT tương


kho bạc nghiệp lai

Thương Chính TT quyền


phiếu quyền chọn

Chứng chỉ
Chính phủ TT hoán đổi
tiền gửi

Hợp đồng
mua lại

Chấp phiếu
ngân hàng
1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

tổng thể các thiết chế thị trường (một hệ thống tập hợp các thành phần, quy tắc, …) nhằm
tạo thuận lợi cho các giao dịch tài chính giữa các chủ thể trong nền kinh tế

● Hai nhóm quan hệ chính trong hệ thống tài chính:


o Quan hệ tài chính trực tiếp: dòng dịch chuyển tài chính được thực hiện thông
qua thị trường tài chính.
o Quan hệ tài chính gián tiếp: dòng dịch chuyển tài chính được thực hiện thông
qua trung gian tài chính.
1.1 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
1.1.1 Chức năng
● Chức năng dẫn vốn: cho phép vốn dịch chuyển từ những người không có cơ hội
đầu tư sinh lời -> những người có cơ hội đầu tư tốt hơn
● Chức năng khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.
● Chức năng gia tăng thanh khoản cho các tài sản tài chính.

1.1.2 Vai trò


● Phát triển nền kinh tế: Việc vay nợ thay vì phát hành tiền => kiềm chế lạm phát
● Dung hoà lợi ích kinh tế của chủ thể: Giá cả hình thành công bằng và có lợi theo
cơ chế thị trường
● Xác định giá trị thị trường của doanh nghiệp

1.1.3 Cấu trúc, cách phân loại


1.1.3.1 Thị trường công cụ nợ và thị trường vốn cổ phần (tài sản được giao dịch)
● Sử dụng công cụ nợ:
o Trái phiếu, Thương phiếu, Tín phiếu, Các khoản vay thế chấp bất động
sản (Mortgage)
o Công cụ nợ có thể là ngắn hạn, trung hoặc dài hạn.
● Sử dụng công cụ vốn: Cổ phiếu
người mua chủ nợ

CC Nợ người bán con nợ - trả nợ (X vỡ nợ)

quy trình thanh toán:


nợ lương - nợ thuế - trả chủ nợ - chia CSH

người mua chủ sở hữu

CC Vốn người bán chủ sở hữu - trả cổ tức (X không bị gì)

cổ tức = tổng lợi nhuận sau thuế / số cổ phần

Nắm giữ CC Nợ Nắm giữ CC Vốn


Thu nhập cao nếu làm ăn tốt
Thuận Hưởng lãi hoặc vốn gốc (phá sản) trước
Phá sản thì chia đều giá trị cuối
lợi người nắm giữ CC Vốn => ít rủi ro
cùng
Hưởng thu nhập cố định Hưởng thu nhập cuối cùng
Bất lợi
Có 1 thời hạn đã định Không có thời hạn
1.1.3.2 Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp (thời gian giao dịch)

Thị trường sơ cấp


Phát hành lần Giúp huy động Giá do TC phát
Không liên tục
đầu vốn hành quyết định

Thị trường thứ cấp


Xác định giá ở Cung cấp thanh Giá điều tiết
Liên tục
trên khoản cho NĐT theo cung cầu

1.1.3.3 Thị trường tập trung và thị trường OTC (cách tổ chức)
Thị trường tập trung (Sàn Thị trường OTC (bán tập Thị trường phi tập
giao dịch) trung) trung
● Địa điểm: tập trung ● Không qua sàn, qua ● Mọi lúc, mọi
● Mức giá: chỉ có 1 hệ thống nơi
mức giá/ 1 cổ phiếu / ● Theo cung cầu thị ● Có thể thông
1 thời điểm trường qua môi giới
● Giao dịch niêm yết ● Thương lượng, thoả hoặc không
giá thuận ● Có thể giao
● Rủi ro thấp – thanh ● Rủi ro cao – thanh dịch tất cả các
khoản cao – lợi khoản thấp – lợi loại CK
nhuận thấp hơn nhuận cao hơn
● Quản lý bởi Sở giao ● Trung tâm lưu ký CK
dịch / Phòng quản lý cổ
đông của công ty
1.1.3.4 Thị trường tiền tệ và thị trường vốn

ngắn hạn (< 1 năm) TT Tiền tệ

CC Nợ trung hạn (> 1 năm)


TT Trái phiếu
dài hạn (>= 10 năm)

TT Vốn / Chứng
CC Vốn không kỳ hạn
khoán

● Cơ cấu thị trường vốn bao gồm: Thị trường chứng khoán (quan trọng nhất),
thị trường cho thuê tài chính, thị trường cho vay thế chấp
● Nguyên tắc của TTCK (Vốn)
o Trung gian
o Đấu giá
o Công khai
● Sở Giao dịch Chứng khoán
o Dưới dạng CLB: không bị quản lý, tự phát
o Dưới dạng Công ty Cổ phần, Cổ đông là Công ty Chứng khoán.
o Dưới dạng CTCP chịu sự quản lý của NN
● Công ty chứng khoán:
o Muốn là thành viên phải đáp ứng yêu cầu, có thể là thành viên của >= 2
SGD nhưng không được cùng là thành viên của SGD & TT OTC.
o Thực hiện các nghiệp vụ: môi giới, tự doanh (tự mua bán, phải thực hiện
sau yêu cầu KH), bảo lãnh, tư vấn, quản lý danh mục đầu tư, ký quỹ, quản
lý thu nhập KH
o Nộp phí thành viên, chịu sự giám sát, nộp báo cáo hoạt động
o Công ty Chứng khoán niêm yết
+ HoSE vốn > 80 tỷ, cổ đông >= 100 người nắm >= 20%, lợi nhuận
trong 2 năm liên tiếp
+ HaSTC vốn > 10 tỷ, lợi nhuận năm liền kề
1.2 TRUNG GIAN TÀI CHÍNH
1.2.1 Chức năng
● Giảm chi phí giao dịch
o Sự chuyên môn hóa cao
o Lợi thế kinh tế do quy mô: quy mô tăng -> chi phí pháp lý/vốn giảm
● Chia sẻ rủi ro:
o Chuyển hoá tài sản: mức độ rủi ro của NH sẽ phù hợp hơn giữ tiền 1 mình
o Đa dạng hóa tài sản đầu tư: NH chuyển tiền (rủi ro không cao) -> tài sản có
rủi ro cao hơn -> chịu thay -> bán lại tài sản có rủi ro thấp hơn (trái phiếu,
BĐS, đầu tư)
● Giảm chi phí thông tin
o Bất đối xứng thông tin (việc 1 bên nắm nhiều thông tin hơn)
o Lựa chọn đối nghịch (chọn phải phương án xấu do không có thông tin)
=> TGTC có nhiều thông tin về tình hình trái phiếu, cổ phiếu, … có thể cung
cấp cho cá nhân lựa chọn tốt hơn
o Rủi ro đạo đức: kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích không
1.2.2 Phân loại

Định chế Định chế Định chế


tiết kiệm theo
nhận tiền gửi hợp đồng đầu tư

Ngân hàng Công ty bảo Công ty tài


thương mại hiểm nhân thọ chính

Hiệp hội tiết Công ty bảo


kiệm và cho hiểm tài sản và Quỹ tương hỗ
vay, các ngân tai nạn
hàng tiết kiệm
tương hỗ
Quỹ tương hỗ
Quỹ hưu trí thị trường tiền
Liên hiệp tín tệ (Money
dụng (Credit Market Mutual
unions) Funds)

Ngân hàng đầu


1.3 * NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

CC Tiền trong Cơ sở tiền tệ Mức Mục tiêu


Chính hệ thống MB cung NHTW (giảm
sách tiền NH (dự trữ) (M1,M2,M3) tiền lạm phát,
tệ MS tăng trưởng)
1.3.1 Chức năng

1.3.1.1 Phát hành tiền:


● NHTW là cơ quan duy nhất, độc quyền phát tiền của mỗi quốc gia (về mệnh giá
tiền, loại tiền, mức phát hành...)
=> bảo đảm thống nhất và an toàn cho hệ thống lưu thông tiền tệ
● Hoạt động cung ứng tiền của NHTW có tác động trực tiếp đến tổng mức cung
tiền trong nền kinh tế. Do vậy, NHTW phải có trách nhiệm xác định số lượng
tiền cần phát hành, thời điểm, phương thức và nguyên tắc phát hành
=> bảo đảm sự ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế.
1.3.1.2 Ngân hàng mẹ:
NHTW quản lý toàn bộ hệ thống ngân hàng, đồng thời thực hiện các hoạt động cụ
thể đối với NHTG:
● Cấp giấy phép kinh doanh
● Mở tài khoản giao dịch và thanh toán bù trừ
● Tái cấp vốn cho các NHTG
● Thanh tra, kiểm soát các NHTG
● Ấn định lãi suất, lệ phí, hoa hồng áp dụng cho các NHTG, quy định các thể lệ
điều hành nghiệp vụ,…
● Quy định, thay đổi tỷ lệ DTBB
1.3.1.3 Ngân hàng của Chính phủ:
NHTW là một định chế tài chính công, vì vậy phải thực hiện nhiều nghiệp vụ cho
CP:
● Mở TK và làm đại lý tài chính cho Chính phủ
● Cho vay đối với CP trong những trường hợp cần thiết
● Tư vấn cho CP về các chính sách kinh tế, tài chính, đại diện cho Chính phủ tại
các tố chức tài chính quốc tế
● Quản lý nhà nước về các hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng
● Thực hiện quản lý dự trữ quốc gia
1.3.2 Mục tiêu

⮚ Duy trì lạm phát: thấp, ổn định;


⮚ Đảm bảo tăng trưởng: cao và ổn định;
⮚ Xây dựng, đảm bảo hệ thống tài chính vững mạnh;
⮚ Ổn định lãi suất;
⮚ Ổn định tỷ giá.

1.3.3 Công cụ của chính sách tiền tệ


1.3.3.1 Nghiệp vụ thị trường mở
● Công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ
● NHTW mua/bán trái phiếu trên thị trường mở với NHTG
● Tác động đến dự trữ NH và lãi suất
1.3.3.2 Nghiệp vụ cho vay chiết khấu
Các ngân hàng có thể vay mượn dự trữ từ NHTW thông qua phương thức cửa sổ
chiết khấu
● Primary credit: Các ngân hàng có tình hình hoạt động lành mạnh có thể vay số
tiền mình muốn từ NHTW trong thời gian ngắn (thường là qua đêm).
● Secondary credit: đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc khi gặp phải các vấn đề tài
chính nghiêm trọng.
● Seasonal credit: đáp ứng nhu cầu vay tiền của các ngân hàng nhỏ có nguồn tiền
gởi mang tính mùa vụ.
NHTW mua TP hoặc NHTW bán TP hoặc
Hoạt động tăng cho vay giảm cho vay

tiền trong hệ thống tăng giảm

cơ sở tiền tệ tăng giảm

mức cung tiền tăng giảm

ảnh hưởng kinh tế tăng trưởng giảm lạm phát

1.3.3.3 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc


𝑡𝑖ề𝑛 𝑚ặ𝑡 𝑙ư𝑢 𝑔𝑖ữ
● Tỷ lệ
𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖

● DTBB tăng -> tăng dự trữ -> giảm cung tiền và ngược lại
● Ít được sử dụng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ: sự tăng lên của dự trữ bắt buộc
sẽ dẫn đến vấn đề về thanh khoản cho các ngân hàng có ít dự trữ dư thừa.

2 LÃI SUẤT (XEM SLIDE)


3 THỊ TRƯỜNG CÔNG CỤ NỢ
● Chức năng
o Tạo ra môi trường cho các giao dịch có khả năng sinh lời.
o Hỗ trợ các định chế tài chính, đặc biệt là các NHTM trong việc điều chỉnh mức dự
trữ các phương tiện chi trả để đảm bảo nhu cầu thanh toán của mình.
=> NHTM tham gia sôi động nhất
o Ngân hàng trung ương thực hiện nghiệp vụ thị trường mở trên thị trường công cụ
nợ.
● Giao dịch công cụ nợ được thực hiện bởi:
o Ngân hàng trung ương
o Trung gian tài chính:
+ Ngân hàng thương mại (Commercial banks)
+ Hiệp hội tiết kiệm và cho vay Công ty tài chính (Financial companies)
+ Quỹ Tương hỗ (Mutual funds)
+ Công ty môi giới (Brokerage firms)
+ Công ty bảo hiểm (Insurance companies)
+ Quỹ hưu trí (Pension funds)

3.1 THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ


+ Thời gian đáo hạn ngắn (<=1 năm)
+ Rủi ro vỡ nợ thấp (do Chính phủ phát hành rr=0, định chế TC hoặc doanh nghiệp
uy tín có khả năng thanh toán được)
+ Tính thanh khoản cao (ngắn hạn -> dễ chuyển đổi thành tiền hơn CCVCP)
Các loại công cụ TTTT: Tín phiếu kho bạc, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi có thể
chuyển nhượng được, hợp đồng mua lại, hối phiếu được ngân hàng chấp nhận,
eurodollars

3.1.1 Tín phiếu kho bạc (T-bills)


● Tín phiếu kho bạc (TPKB) là công cụ vay nợ ngắn hạn của chính phủ do Kho bạc (Bộ
Tài chính) hoặc NHNN phát hành để
o bù đắp cho những thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước (thu < chi)
o thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ.
● Được xem là loại chứng khoán được giao dịch phổ biến nhất, không có rủi ro vỡ nợ,
tính thanh khoản cao nhất, lãi suất thấp nhất
● Kỳ hạn 13 tuần, 26 tuần, 52 tuần
● Mệnh giá 100.000 VNĐ hoặc bội số
● Thuộc loại chứng khoán chiết khấu (giá bán thấp hơn so với mệnh giá để khi tính
thêm % lợi tức thì cuối kỳ nhận lại mệnh giá, không phải lãi suất)

o Giá trị của TPKB: chính là giá trị hiện tại của mệnh giá.
𝐶𝐹 𝐶𝐹 𝐶𝐹
𝑃𝑃 = = =
(1 + 𝑖) 𝑛 𝑖 𝑖
(1 + × 𝑛𝑔à𝑦 )𝑛 (1 + × 𝑡ℎá𝑛𝑔)𝑛
365 12
(i: tỉ suất lợi tức)
VD: Nếu nhà đầu tư yêu cầu 7% lợi tức hàng năm trên tín phiếu kỳ
hạn 1 năm với mệnh giá $10000, giá trị của tín phiếu là:
P = $10,000 / 1.07 = $9,345.79
Giữ các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ lợi tức yêu cầu càng cao thì
giá trị của tín phiếu giảm.
o Tỷ suất sinh lời: Lợi tức của nhà đầu tư là sự chênh lệch giữa giá bán - giá mua
chứng khoán

(SP: selling price, PP: purchasing price, n: số ngày giữ)


o Mức chiết khấu: là tỷ lệ phần trăm chiết khấu của giá mua - mệnh giá cho tín
phiếu mới phát hành

(Par = F: mệnh giá, n: số ngày còn lại trong kỳ hạn)


=> giá nào lớn hơn lấy cái đó trừ
VD: A mua TPKB giá $1000 với giá $950 kỳ hạn 120 ngày, bán lại
cho B với giá $968 sau 45 ngày nắm giữ
968 − 950 365
𝛾𝑇 = × = 0.15
950 45
1000 − 950 360
𝑇 − 𝑏𝑖𝑙𝑙 𝑑𝑖𝑠𝑐𝑜𝑢𝑛𝑡 = × = 0.24
1000 120 − 45

● phát hành theo từng lô bằng phương pháp đấu giá trên thị trường sơ cấp
o dưới 2 hình thức: chứng chỉ bằng giấy và chứng chỉ điện tử.
o với 2 cách đặt mua, có thể hỗn hợp:
+ Kho bạc sẽ ưu tiên bán cho các nhà thầu đấu thầu không cạnh tranh
trước.
+ Kho bạc sẽ chấp nhận bán cho các nhà thầu đặt mức giá cạnh tranh
cao nhất và giảm dần cho đến khi đạt được tổng giá trị huy động dự
kiến.

Cạnh tranh Không cạnh tranh


yêu cầu mức giá, chấp nhận giá,
khối lượng chỉ yêu cầu KL
không bị giới hạn bị giới hạn KL
KL
ưu tiên giá cao được ưu tiên mua
trước (LS thấp) trước

3.1.2 Thương phiếu (Commercial paper)


● Thương phiếu (commercial paper) là những giấy nhận nợ ngắn hạn do các công ty có
uy tín phát hành để
o cung cấp thanh khoản (công ty thiếu tiền => vay ngân hàng (TGTC) hoặc phát
hành Thương phiếu (vay Thị trường Tài chính))
o tài trợ cho các khoản mua hàng tồn kho và các khoản phải thu.
● Bao gồm: hối phiếu (ng bán lập để đòi nợ) + lệnh phiếu (ng mua lập cam kết trả tiền)
● Tính chất: trừu tượng (không ghi lý do nợ) + bắt buộc (trả nợ) + khả hoán (có thể
chuyển thành tiền khi chiết khấu hoặc cầm cố)
● Thương phiếu thông thường không được đảm bảo, thay thế cho các khoản vay ngắn hạn
từ ngân hàng.
o TP không đảm bảo: chỉ được đảm bảo = uy tín của công ty = niềm tin và hy
vọng của NĐT ☺
o TP được đảm bảo: đảm bảo = tổ chức tài chính, chịu trách nhiệm khi vỡ nợ =>
NĐT tin tưởng => rủi ro thấp => lãi suất thấp (căn cứ vào tên và mức tín
nhiệm)
● Thông thường có mệnh giá lớn, kỳ hạn 30 – 270 ngày (>270 phải đăng ký với sở môi
giới tốn phí)
● Thị trường sơ cấp: có thể phát hành trực tiếp bởi NH hoặc TCTC hoặc phát hành thông
qua người môi giới (công ty nhỏ). Thị trường thứ cấp khá hạn chế, NĐT thường giữ
đến khi đáo hạn có thể bán lại thương phiếu cho người môi giới đã phát hành trước đó.
● thuộc loại chứng khoán chiết khấu

o Tỉ suất lợi tức

o Tỉ suất sinh lời cao hơn T-bill (rủi ro cao hơn, tính thanh khoản thấp hơn
thứ 2)

3.1.3 Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (NCDs)


● NCDs là các chứng chỉ được các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác phát
hành để huy động các nguồn vốn ngắn hạn.
● NCD thường có kỳ hạn từ 2 tuần đến 12 tháng.
o <=12 tháng: kỳ phiếu ngân hàng
o 12 tháng < x < 60 tháng: chứng chỉ tiền gửi
● Thị trường sơ cấp: có thể được phát hành trực tiếp hoặc thông qua một tổ chức phát
hành chuyên nghiệp. Thị trường thứ cấp: có thể được bán lại, giúp tăng thanh khoản
cho nhà đầu tư. NH càng có uy tín, lãi suất càng thấp. Thị trường giao dịch: trao ngay
– kỳ hạn
● Giá trị giao dịch tối thiểu 1.000.000 USD
● Khác với các loại công cụ TTTT, thuộc loại khoản vay đơn: cung cấp lợi nhuận cho
nhà đầu tư từ tiền lãi (chênh lệch giữa giá bán - giá mua) thường cao hơn các loại tiền
gửi khác để tăng tính hấp dẫn
● Lãi suất phụ thuộc vào lãi suất thị trường và uy tín công ty phát hành (càng uy tín lãi
càng thấp)

o Tỷ suất lợi tức > tín phiếu kho bạc với cùng kỳ hạn.

o Lãi suất
3.1.4 Hợp đồng mua lại (Repos)
● Hợp đồng: một bên bán một số lượng chứng khoán cho bên khác với thỏa thuận mua
lại số chứng khoán đó vào một ngày xác định với một mức giá xác định (cao hơn) =>
vay nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi chứng khoán.
>< Hợp đồng mua lại đảo ngược (Reverse Repos): cho vay bằng việc mua CK

Người bán Người bán


Repo Repo
Con nợ Chủ nợ
Bán CK - đi vay Mua CK - cho
Hứa mua lại vay
HĐ mua lại Hứa mua lại
HĐ reversed

● Hầu hết các hợp đồng Repos sử dụng T-bills, đôi khi có CP hoặc NCDs.
● Thời hạn thông thường là từ 1 đến 15 ngày, và có thể là 1, 3 và 6 tháng.
● Thị trường thứ cấp cho hợp đồng repo không tồn tại (do HĐ giữa 2 bên)
● Lợi nhuận do 2 bên thương lượng, không phụ thuộc lãi ciupon hay chứng khoán cầm
cố

o Tỷ suất Repos phụ thuộc vào lãi suất NHTW < lãi vay thị trường liên NH
3.1.5 Chấp phiếu ngân hàng (BAs)
● Chấp phiếu ngân hàng là các hối phiếu kỳ hạn do các công ty ký phát và được ngân
hàng đảm bảo thanh toán bằng cách đóng dấu “đã chấp nhận” lên tờ hối phiếu.

Chấp phiếu = Hối phiếu (giấy đòi nợ vô điều kiện) + chấp nhận của NH

● BAs được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu: khi người bán
hàng không tin vào khả năng thanh toán của người mua hàng, họ sẽ yêu cầu người mua
phải có sự bảo đảm thanh toán từ một ngân hàng có uy tín.

Xuất khẩu Nhập khẩu


bán hàng mua hàng
yêu cầu BAs làm BAs
BAs

Trả tiền Ký chấp nhận


Ngân hàng

● Tất nhiên, người mua chịu phải


o ký quỹ gửi vào ngân hàng một phần hoặc toàn bộ số tiền của tờ hối phiếu (khoản
phí bảo đảm thanh toán)
o được ngân hàng đồng ý cho vay để thanh toán hối phiếu.
● Do được ngân hàng chấp nhận thanh toán nên BAs là một công cụ nợ có độ an toàn khá
Trả phí
cao. Những người sở hữu BAs có thể
o bán trên thị trường tiền tệ với giá chiết khấu để thu tiền mặt
o giữ cho đến ngày đáo hạn (ngày thanh toán hợp đồng).
● Kỳ hạn của BAs thường từ 30 đến 270 ngày.
● Lợi tức của BAs là sự chênh lệch giữa giá chiết khấu được thanh toán cho BAs - giá trị
hợp đồng được thanh toán vào một ngày xác định trong tương lai, Tỷ lệ chiết khấu
(chỉ cao hơn T-bills) vì ngân hàng vẫn có rủi ro vỡ nợ (nhưng thấp).
● Thị trường liên ngân hàng
● cho phép các định chế nhận tiền gửi (NHTM) được vay mượn các khoản vốn
ngắn hạn với nhau tại mức lãi suất liên ngân hàng (cao nếu cung giảm, thấp nếu
cung tăng, thông thường > T-bill vào bất kỳ thời gian nào)
● Các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng thường có kỳ hạn từ 1 đến 7 ngày.

3.2 THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU


+ Trái phiếu là những chứng khoán nợ dài hạn được phát hành bởi cơ quan chính
phủ hoặc các doanh nghiệp.
+ Thuộc loại trái phiếu coupon có nghĩa vụ trả lãi định kỳ + mệnh giá vào lúc cuối
kỳ.
+ Mệnh giá được luật quy định, ở VN tối thiểu là 100.000 VND và bội số
+ Thời hạn chẵn năm, càng dài thì lãi suất càng cao, rủi ro càng lớn. Kỳ hạn tháng,
quý, năm
+ Trái phiếu thường được phân loại
o theo người phát hành (trái phiếu chính phủ, trái phiếu CQĐP, trái
phiếu doanh nghiệp)
o theo cấu trúc sở hữu (trái phiếu vô danh – ai sở hữu là CSH, trái phiếu
định danh – ai có tên là CSH).
+ Lãi suất trên trái phiếu phụ thuộc vào góc nhìn của người phát hành hoặc nhà đầu
tư => xé TP trả về để biết CSH và trả lãi
o người phát hành: là lãi suất hoàn vốn.
o nhà đầu tư: là tỷ suất sinh lợi trong thời gian nắm giữ trái phiếu (tỷ lệ
phần trăm của các khoản thanh toán coupon và chênh lệch giữa giá
bán và giá mua trái phiếu)
+ Hoàn vốn: có thể trước hạn hoặc không
+ Thế chấp: tịch thu tài sản để thế nợ/ bán nếu không thanh toán được nợ TrP. Phân
loại TrP theo tài sản thế chấp (nhà cửa, đất đai) và hình thức đảm bảo
o Thế chấp: đảm bảo = BĐS
o Cầm cố: đảm bảo = ĐS
o Tín chấp: đảm bảo = uy tín
3.2.1 Thị trường trái phiếu chính phủ
● Các chính phủ thường phát hành các trái phiếu trung hạn và dài hạn tại mức lãi suất phi
rủi ro để cân đối các khoản thâm hụt trong thu chi ngân sách.
(Đối với TPCP Mỹ, chỉ cần nộp thuế thu nhập Chính phủ - Liên bang)
● Thời hạn:
o TP trung hạn có thời hạn < 10 năm (Bonds)
o TP dài hạn có thời hạn >= 10 năm (Notes).
● Thị trường:
o Sơ cấp: thông qua đấu thầu T-bill
+ Đk tham gia: vốn > 22 tỷ
+ Quy trình: đấu thầu => thông báo kết quả sau 2 ngày => gửi tiền mua TP
trong vòng 2 ngày, quá 5 ngày huỷ kết quả
o Thứ cấp: giao dịch sôi nổi thông qua các nhà môi giới

● Các loại trái phiếu chính phủ đặc biệt


3.2.1.1 TPCP bị chia tách (STRIPS)
● Dòng tiền được chuyển (chia) thành 2 loại:
o CK vốn gốc (Principal Only - PO security).
o CK lãi (Interest Only – IO security). CK lãi có thể chia thành một tờ CK
hoặc nhiều tờ CK.
● Các chứng khoán mới được hình thành đều là chứng khoán không trả lãi
coupon => thuộc loại CK chiết khấu
● Các chứng khoán STRIPS không được phát hành bởi chính phủ mà được tạo
ra và mua bán bởi các định chế tài chính, do CP bảo đảm.
Ví dụ: Trái phiếu mệnh giá $1000, lãi suất coupon rate 10%, trả lãi từng năm
trong 5 năm
=> Mỗi năm trả $100 + cuối kỳ hạn trả $1000 = $1500
3.2.1.2 TP chỉ số Lạm phát (TIPS)
● Mệnh giá được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát nên còn được gọi là TP bảo vệ
lạm phát
● TIPS được mua bởi các nhà đầu tư mong muốn nhận được thu nhập tăng theo
sự tăng giá theo thời gian.
● Lãi suất không đổi, thường < hơn so với trái phiếu bình thường.
Ví dụ: Một TIPS có thời hạn 10 năm, mệnh giá $10,000 và LS coupon 4%/năm.
Giả định 6 tháng đầu tỷ lệ lạm phát là 1%.
+ Vốn gốc của nó sẽ gia tăng $100 = 1% x $10,000.
+ lãi 6 tháng sẽ là 2% của mệnh giá mới, 2%x$10,100 = $202.
+ lãi 12 tháng = 2% x 10,100 x (1+0.02)
3.2.1.3 Trái phiếu tiết kiệm (Saving bonds)
● được phát hành bởi Kho bạc nhưng có thể được mua từ các trung gian tài
chính.
● Tiền lãi có thể tích lũy hàng tháng và cộng vào giá trị TP khi hoàn trả.
● Hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nhỏ
● TP tiết kiệm có thời hạn 30 năm và không có thị trường thứ cấp.
Ví dụ: n = 20 năm, F = $5000, i = 7%
=> P = 5000 / (1+0.07)20 = 1292

3.2.2 Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương


(Đối với TPCP Mỹ, được miễn thuế bao gồm cả CP và CQĐP)
● Mục đích: Chính quyền địa phương thường chi tiêu nhiều hơn thu ngân sách =>
tài trợ thâm hụt
● Phân loại thành TP nghĩa vụ chung và trái phiếu thu nhập

Nghĩa vụ chung tài trợ thâm hụt nguồn trả nợ: thuế
chung

tài trợ công trình nguồn trả nợ: thu nhập


Thu nhập cụ thể từ đầu tư

● Thị trường thứ cấp của TP này kém nhộn nhịp so với trái phiếu chính phủ.
● Điều khoản mua lại (phát hành lô mới, mua lại lô cũ ở mức giá nhất định trước
ngày đáo hạn):
Nếu lãi suất giảm => lỗ khi tiếp tục trả lãi lô cũ => phát hành lô mới với lãi thấp
hơn => giảm chi phí tài trợ
● Lãi suất thấp hơn TPCP
o có lãi suất thả nổi dựa trên một mức lãi suất chuẩn
Lãi suất = Lãi chuẩn (liên ngân hàng) + n (quy định sẵn)
o có thể được chuyển đổi sang lãi suất cố định khi đáo hạn theo một vài
điều kiện xác định
o Nhìn chung được mua bởi các nhà đầu tư mong muốn lãi suất sẽ tăng.
Tuy nhiên họ có thể bị rủi ro khi lãi suất thị trường giảm.
● Tỷ suất sinh lời khác với của TPCP cùng ngày đáo hạn:
o trả một phần bù rủi ro để đền bù cho rủi ro vỡ nợ cao hơn so với TPCP.
o trả một phần bù nhỏ để đền bù cho việc yếu thanh khoản hơn
o Thu nhập từ TPCQĐP được miễn thuế thu nhập

3.2.3 Thị trường trái phiếu công ty


3.2.3.1 Đặc điểm
Thu nhập từ TP công ty bị đánh thuế thu nhập cả CQĐP và CP
● Phát hành bởi các công ty
● Thời hạn 10 – 30 năm (công ty nổi tiếng lên đến 100 năm)
● Tiền lãi mà công ty trả cho nhà đầu tư được khấu trừ thuế và nó làm giảm chi
phí vốn của TP.
● Trái phiếu không được chuẩn hóa như cổ phiếu, mà có thể khác nhau về kỳ hạn
và điều khoản thanh toán.
● Các quy định
o Khế ước trái phiếu là văn bản pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của cả
công ty phát hành và người nắm giữ trái phiếu.
o Điều khoản mua lại (Call provision): Công ty sẽ mua lại với số tiền cao
hơn mệnh giá khi
+ LS giảm
+ Điều khoản quỹ chìm (Sinking-fund provision): Một yêu cầu mà các
công ty cần rút lại một phần giá trị của trái phiếu đã phát hành vào mỗi
năm => Làm giảm áp lực thanh toán vào ngày đáo hạn.
Ví dụ: Một trái phiếu công ty có thời gian đáo hạn là 20 năm có thể có
điều khoản quỹ chìm là 5% giá trị của lô trái phiếu phát hành mỗi năm.
=> Thông thường giá mua lại theo điều khoản quỹ chìm thấp hơn so với
mua do LS giảm. Doanh nghiệp thường phải chi trả một LS lớn hơn so với
các LS khác.
o Các cam kết bảo vệ (Protective covenants): Giới hạn đối với doanh nghiệp
phát hành để bảo vệ nhà đầu tư khỏi việc gia tăng rủi ro trong suốt quá trình
đầu tư.
Ví dụ: Giới hạn về mức chia cổ tức, lương cho các nhà quản trị, nợ tăng
thêm của doanh nghiệp.
3.2.3.2 Phân loại
❖ TP lãi suất thấp và bằng không
o Phát hành theo hình thức chiết khấu
o Thường được đầu tư bởi các tổ chức miễn thuế như quỹ hưu trí
o chỉ yêu cầu dòng ngân quỹ thấp hoặc bằng không trong toàn bộ thời gian
tồn tại của TP.
o Công ty được khấu trừ chi phí tiền lãi khi nộp thuế liên bang ngay cả khi nó
không trả lãi.

❖ TP có LS biến động (Variable-Rate bonds /Floating-rate bonds):


o nhà đầu tư hưởng lợi từ việc LS trên thị trường tăng.
o người phát hành hưởng lợi từ việc LS trên thị trường giảm.
Các trái phiếu loại này ở Mỹ hầu hết đều gắn LS của mình với LIBOR và điều
chỉnh 3 tháng/lần.

❖ TP chuyển đổi (Convertible bonds)


o cho phép các nhà đầu tư chuyển đổi sang một số cổ phần của công ty (TrP
giữ nguyên giá trị khi công ty làm ăn tốt còn giá Cổ Phiếu thì tăng nên NĐT
có thể kiếm lợi khi chuyển TrP => CP)
o chấp nhận mức LS thấp hơn => công ty phát hành giảm chi phí vốn.
3.2.3.3 Thị trường
● Thị trường sơ cấp
o Phát hành ra công chúng (> 100 NĐT, qua phương tiện thông tin đại
chúng)

Công ty ký hợp đồng với một NH đầu tư (tổ


hợp NĐT) để bảo lãnh

NĐT sẽ đánh giá thị trường - xác định mức


giá (đủ cao để thoả mãn NPH và đủ thấp để
chào bán) và qui mô phát hành

NPH đăng ký với SEC và nộp bản cáo bạch


(quy mô phát hành, tình hình tài chính gần
nhất và kế hoạch sử dụng vốn)

tổ hợp bảo lãnh sẽ tiến hành chào bán TP (1


phần trong 2 năm) => cố gắng bán cho
ĐCTC mua với số lượng lớn

o Chào bán riêng lẻ (< 100 NĐT)


+ Không cần đăng ký với SEC.
+ Các DN nhỏ huy động lượng vốn ít (30 triệu USD) thường tìm
kiếm các định chế TC để chào bán riêng lẻ.
+ Người phát hành cần công bố dữ liệu tài chính để NĐT tin tưởng
+ Người phát hành có thể thuê công ty chứng khoán để chào bán
trái phiếu.
● Thị trường thứ cấp: Người môi giới có thể tìm đối tác phù hợp cho khách hàng
của mình hoặc tự đóng vai trò đối tác mua/bán trong giao dịch.

Sắp xếp mức độ an toàn

Tín phiếu Trái phiếu Chứng chỉ Trái phiếu


Cổ phiếu
kho bạc Chính phủ tiền gửi Ngân hàng

Công thức tính thuế


Doanh thu
− Chi phí
------------------------------------
Lợi nhuận trước thuế + lãi
− Lãi
------------------------------------
Lợi nhuận sau thuế
− Thuế (thuế suất * LNTT)
------------------------------------
Lợi nhuận sau thuế
4 THỊ TRƯỜNG CÔNG CỤ VỐN CỔ PHẦN

4.1 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VỐN CỔ PHẦN


4.1.1 Vốn cổ phần
4.1.1.1 Vốn góp tư nhân
● Là hình thức góp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, và
người sỡ hữu không bán phần vốn góp của họ.
● Vốn này cũng được sử dụng để mua lại các công ty cổ phần, dẫn đến việc hủy
niêm yết các công ty này.
4.1.1.2 Vốn cổ phần đại chúng (public equity)
● Một số công ty tư nhân muốn chuyển sang hình thức vốn cổ phần đại chúng để:
o Tìm kiếm các nguồn tài trợ cho sự phát triển công ty
o Bán lượng vốn góp của họ ra công chúng.
● Khi công ty quyết định cổ phần hóa, họ phát hành cổ phiếu trên thị trường sơ
cấp (primary markets) để nhận tiền mặt.
o Thay đổi cấu trúc sở hữu và làm tăng số lượng chủ sở hữu (CSH ít -> mỗi
người sở hữu nhiều và ngược lại)
o Thay đổi cấu trúc vốn bằng cách làm tăng khả năng tài trợ từ đại chúng.

Vốn tư nhân Vốn đại chúng


Ít người nắm Nhiều người
giữ nắm giữ
Không được Tự do mua bán
bán vốn
4.1.2 Công ty cổ phần
● Công ty cổ phần (Joint stock company)
o là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc
lập đối với những chủ thể sở hữu nó.
o Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần
(shares) và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc
mọi thành phần kinh tế.
● Thuận lợi:
o Tiềm năng tài trợ lớn
o Chịu trách nhiệm hữu hạn
o Hoạt động quản trị chuyên nghiệp hơn
o Tiềm năng sản xuất lớn
o Đóng góp lớn đến xã hội
o Đóng góp ở khía cạnh nghiên cứu và phát triển
● Bất lợi (Luật kinh doanh, Nhập môn Kinh doanh)

4.2 CỔ PHIẾU
4.2.1 Đặc điểm
● Là nguồn tài trợ cho doanh nghiệp thay cho các khoản vay. DN phát hành cổ
phiếu của doanh nghiệp ra công chúng (tối thiểu bằng 1 cổ phần).
● Cổ phiếu là hình thức thể hiện quyền sở hữu của cổ đông đối với tài sản và nguồn
vốn của công ty dựa trên tỷ lệ sở hữu. Khi đó họ là chủ sở hữu một phần hoặc
tất cả các tài sản và thu nhập của công ty đó.
● Cổ đông nhỏ lẻ hiếm khi suy nghĩ như các cổ đông lớn trong công ty, nhưng
điều đó không có nghĩa là họ không có tiếng nói trong việc kinh doanh của công
ty. Chính cấu trúc sở hữu này đã tạo ra giá trị của cổ phiếu.
● Giá phát hành = giá kế toán do luật hoặc điều lệ doanh nghiệp ấn định, giá thị
trường = giá giao dịch biến động liên tục
4.2.2 Phân loại
4.2.2.1 Theo quyền biểu quyết
● CP đơn phiếu: 1 cổ phiếu = 1 phiếu bầu (ít cổ đông)
● CP đa phiếu: nhiều cổ phiếu = 1 phiếu bầu (nhiều cổ đông)
● CP lưỡng phiếu: 1 cổ phiếu = 2 phiếu bầu (chỉ cho những người có uy tín)
4.2.2.2 Theo mục đích huy động vốn

CP sơ cấp CP thứ cấp

● Phát hành lúc thành lập ● Phát hành thêm bổ sung vốn
● Mệnh giá lớn ● Mệnh giá nhỏ
● Ghi danh cổ đông ● Không ghi danh cổ đông
Khác
● CĐ có quyền tham gia quản lý ● CĐ không có quyền tham gia
nhau
● Mua bán, trao đổi, chuyển quản lý
nhượng theo luật ● Mua bán, trao đổi, chuyển
nhượng tự do, dễ dàng

4.2.2.3 Cổ phiếu phổ thông (phổ biến nhất) & Cổ phiếu ưu đãi

CP phổ thông CP ưu đãi

+ Đều là CC VCP (do CTCP phát hành, không hoàn trả vốn)
Giống + Cổ đông chịu TNHH (không bị mất nhiều hơn vốn đầu tư ban đầu của
nhau họ)
+ Được nhận cổ tức khi có lợi nhuận
● Là CK Vốn ● Là CK lai = CK nợ (cổ tức cố
định) + CK vốn (quyền sở hữu)
● Ưu tiên thanh toán cuối cùng ● Ưu tiên thanh toán trước CP PT
(cổ tức, quyền truy đòi còn lại (sau chủ nợ)
khi phá sản) ● Cổ tức:
● Cổ tức o đảm bảo
o Không đảm bảo o cố định (trả hàng quý)
o Không cố định (tuỳ o tích luỹ (dồn qua kỳ sau
HĐKD) để trả)
o Không tích luỹ (không
Khác trả được thì mất lãi)
nhau ● Số lượng nhiều, bắt buộc => thể ● Số lượng ít, không bắt buộc
hiện quyền sở hữu cổ phần cơ
bản
● Có quyền biểu quyết trong HĐ ● Không có quyền biểu quyết (trừ
công ty (kể cả đợt bầu ban quản khi việc thanh toán cổ tức bị bỏ
trị) qua)
=> Hai lớp cổ phiếu (Dual-class
firms) với quyền biểu quyết
khác nhau.
● Được tham gia chia lợi nhuận ● Không được chia lợi nhuận

4.2.2.4 Cổ phiếu ưu đãi có khả năng chuyển đổi


Cổ tức cho cổ đông ưu đãi là cố định. Trong thời điểm khó khăn, cổ đông ưu
đãi được bảo đảm, nhưng trong thời kì thịnh vượng, họ không được hưởng
lợi từ việc tăng cổ tức hoặc giá cổ phiếu
=> chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông ở một mức giá nhất định (gọi là tỷ
lệ chuyển đổi được thiết lập bởi công ty trước khi cổ phiếu được phát hành)
để giúp NĐT hưởng lợi nhiều hơn.
4.2.3 Các quyền của cổ đông

4.3 THỊ TRƯỜNG VỐN CỔ PHẦN


Thị trường vốn cổ phần là thị trường giao dịch chứng khoán công ty (cổ phiếu) và các hợp
đồng phái sinh ở mức giá thoả thuận.

4.3.1 Thành viên


● Nhà đầu tư ● Trung tâm công nghệ thông tin
● Sở giao dịch chứng khoán ● Nhà tư vấn chứng khoán
● Nhà môi giới ● Tổ chức xếp hạng tín dụng
● Nhà kinh doanh chứng khoán ● …
● Trung tâm thanh toán bù trừ

4.3.2 Cấu trúc


4.3.2.1 Thị trường sơ cấp & thị trường thứ cấp

Thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp


● mua bán CK phát hành lần đầu ● mua bán CK đã phát hành
● không tổ chức thường xuyên, liên ● tổ chức thường xuyên, liên tục
tục
● mục đích: huy động vốn cho ● mục đích: cung cấp thanh
NPH khoản cho NĐT
● giao dịch qua tổ chức bảo lãnh ● giao dịch qua công ty môi
(vd ngân hàng đầu tư) giới, sàn giao dịch (New York,
o thiết lập một mức giá cho NASDAQ, Hoa Kỳ, HNSindex,
một chứng khoán nhất Vnindex, ...)
định và sau đó giám sát
trực tiếp việc bán cho nhà
đầu tư.
o hỗ trợ bởi các đại lý đầu
tư (Các chuyên gia tư vấn,
Các trung gian giữa bên
phát hành và nhà đầu tư)
● TT giữa NPH - NĐT ● TT giữa NĐT với nhau

Trong đó
4.3.2.2 Thị trường tập trung & thị trường OTC

4.3.3 Các chỉ số thị trường chứng khoán

4.3.4 Các loại lệnh chính


4.3.4.1 Lệnh giới hạn (LO)
Người mua hiểu biết, đặt giá giới hạn cho ng môi giới
4.3.4.2 Lệnh thị trường (MP)
Mua với giá bán thấp nhất hoặc bán với giá mua cao nhất
4.3.4.3 Lệnh ATO, ATC
Mua, bán với giá mở cửa, đóng cửa => cần rút vốn ngay
4.3.4.4 Lệnh huỷ bỏ
Theo thứ tự ATO/ATC/MP => LO (trong đó ưu tiên theo giá mua cao nhất hoặc bán thấp nhất trước –
thời gian – số lượng nhiều hơn – khách hàng cá nhân trước tổ chức)
4.3.5 Quy định về giá
4.3.5.1 Giá tham chiếu (giá cơ bản để tính biên độ dao động)
+ HOSE: là giá ATC ngày trước, HaSTC là giá trung bình
+ Mới niêm yết thì tổ chức phải ra giá ngày đầu
4.3.5.2 Biên độ
+ Sàn: thay đổi từ +- 1% đến 10%
+ Mới niêm yết: 20%
5 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

5.1 TỔNG QUAN


Công cụ tài chính phái sinh là công cụ tài chính mà giá trị phụ thuộc vào (hoặc bắt nguồn từ) giá trị
của các tài sản cơ sở. Các công cụ CKPS rất quan trọng trong việc quản trị rủi ro (rủi ro thấp hơn –
lợi nhuận thấp hơn) bởi tính hiệu quả về chi phí khi sử dụng các công cụ này.

5.1.1 Các loại hợp đồng phái sinh phổ biến:


● Hợp đồng kỳ hạn,
● Hợp đồng tương lai,
● Hợp đồng quyền chọn,
● Hợp đồng hoán đổi.

5.1.2 Một số mô hình tổ chức thị trường CCTCPS


5.1.2.1 Thị trường tập trung (Sở GD chứng khoán)
Thị trường tập trung là thị trường trong đó các chủ thể giao dịch các hợp đồng được chuẩn hóa
bởi những quy định của Sở giao dịch. Một số thị trường điển hình
Ví dụ:
Sở giao dịch quyền chọn Chicago - The Chicago Board Options Exchange (CBOE,
www.cboe.com)
Trung tâm giao dịch Chicago Board of Trade (CBT)
Sở giao dịch hợp đồng tương lai Chicago Mercantile Exchange (CME)
5.1.2.2 Thị trường OTC
● Điện thoại và máy tính được kết nối giữa người mua người bán (các hợp đồng không được
thoả thuận tại sàn giao dịch)
● Các hợp đồng thường là giữa hai định chế tài chính hoặc giữa một định chế tài chính và một
khách hàng.
● Các điều kiện của HĐ không phải theo những điều kiện cụ thể của sở giao dịch, được thiết kế
theo các yêu cầu của khách hàng.
● Rủi ro tín dụng liên quan đến thị trường OTC là rủi ro mà một đối tác không “trung thực”
trong hợp đồng.
5.2 PHÂN LOẠI
5.2.1 Quyền mua cổ phần
● Quy định CĐ được mua 1 số CP ưu tiên để đảm bảo quyền lợi của mình khi vốn công ty tăng lên
● Đặc điểm
o Giá: thấp hơn giá bình quân
o Thời hạn: 2 – 4 tuần
o Tỷ lệ: A cổ phiếu cũ mới mua được B cổ phiếu mới
o Chuyển nhượng: nếu CĐ không mua thì có thể chuyển nhượng cho người khác để kiếm lời
● Giá quyền mua = (giá bình quân – giá ưu tiên) / (tỷ lệ cũ:mới + 1)

5.2.2 Chứng quyền


● Phát hành cùng trái phiếu hoặc CP ưu đãi, cho phép mua CP phổ thông (sau đó nếu giá CP tăng
có thể bán lại để kiếm lời)
● Đặc điểm
o Giá: cao hơn giá thị trường
o Thời hạn: dài hoặc vĩnh viễn

5.2.3 Thị trường kỳ hạn


▪ Là nơi để mọi người sắp xếp trao đổi các HĐ kỳ hạn phù hợp với nhu cầu.
▪ HĐKH là một sự thỏa thuận giữa hai bên (thường là TCTC với nhau hoặc với TỔ CHỨC phi tài
chính) để mua hoặc bán một tài sản cơ sở - ở một mức giá xác định - vào một ngày được xác
định trước trong tương lai (ngày thanh toán).
+ Người mua HĐKH là người giữ vị thế mua và bắt buộc phải trả mức giá kỳ hạn để mua tài
sản cơ sở.
+ Người bán HĐKH là người giữ vị thế bán và có trách nhiệm phải bán tài sản cho người
mua HĐKH với giá kỳ hạn.
▪ Thông thường cả hai đối tác bị giới hạn bởi những điều khoản của hợp đồng và không thể chấm
dứt hợp đồng sớm (trừ khi họ thương lượng lại hợp đồng trước khi nó đến hạn)

5.2.4 Thị trường tương lai


Tương tự như hợp đồng kỳ hạn, chỉ khác thị trường giao dịch
5.2.4.1 Các công cụ trên thị trường tương lai
● Thị trường tương lai có thể được bắt đầu với bất cứ loại chứng khoán, ngoại tệ hoặc hàng hóa
nào.
● Ban đầu, các Sở giao dịch phát hành những hợp đồng tương tự nhau, hoặc một Sở giao dịch
có thể mua bán nhiều hợp đồng tương tự nhau
=> Tuy nhiên, theo thời gian một hợp đồng có xu hướng được mua bán tập trung ở một số
Sở giao dịch nhất định và trên một sở giao dịch việc mua bán cũng tập trung vào một số hợp
đồng cụ thể.
5.2.4.2 Các chủ thể tham gia vào thị trường tương lai
● Những người phòng ngừa rủi ro (Hedgers) cố gắng giảm rủi ro trong danh mục đầu tư
hoặc các giao dịch tương lai bằng cách đảm bảo các mức giá mua, giá bán gần nhất với giá
tương lai.
● Những người đầu cơ (Speculators) sẵn sàng chấp nhận rủi ro trên thị trường tương lai. Họ
tham gia vào giao dịch tương lai với hi vọng giá thị trường sẽ theo hướng họ phán đoán.
● Những người giao dịch (traders) là cũng là một dạng đầu cơ, họ tận dụng những thay đổi
giá trong ngắn hạn để đầu cơ. Hầu hết hoạt động đầu cơ này diễn ra trên sàn giao dịch. Họ sẽ
thu được lợi nhuận từ những thay đổi giá trong ngắn hạn trên thị trường bằng cách mua và
bán tức thời khi giá có xu hướng thay đổi.

Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai

Không được chuẩn hóa Được chuẩn hóa

Hợp đồng trực tiếp giữa 2 bên đối tác HĐ giữa Sở giao dịch (môi giới) và 1 bên
đối tác

Rủi ro tín dụng cao Rủi ro tín dụng thấp

HD quy định một ngày giao hàng cụ thể HĐ có một số ngày chuyển giao nhất định

Thanh toán khi kết thúc HĐ Thanh toán hàng ngày

Giao hàng hoặc thanh toán bằng tiền HĐ thường được đóng trước khi đến hạn

Phải trả phí hoa hồng cho người môi giới

Thực hiện trên Sàn giao dịch

Có quy định dự trữ tối thiểu cho nhà đầu


tư để tránh rủi ro biến động lãi suất >< HĐ
giao ngay
5.2.5 Thị trường quyền chọn
5.2.5.1 Đặc điểm
● Hợp đồng quyền chọn cho phép người tham gia hợp đồng mua hoặc bán chứng khoán, hàng
hóa hoặc các công cụ khác - mức giá xác định trước (gọi là giá thực hiện) - vào hoặc trước
ngày đến hạn.
● Không giống hợp đồng tương lai, người mua hợp đồng quyền chọn có quyền mua hoặc bán,
nhưng không bắt buộc mua hoặc bán.
● Người mua quyền chọn trả cho người bán quyền chọn một mức phí quyền chọn (an option
premium).
5.2.5.2 Có hai kiểu quyền chọn:
+ Quyền chọn kiểu Mỹ: quyền chọn có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào trước khi đến hạn.
+ Quyền chọn kiểu Châu Âu: quyền chọn chỉ được thực hiện vào ngày đến hạn.
5.2.5.3 Các loại quyền chọn
● Quyền chọn mua (Call option) cho phép người mua quyền (nhưng không bắt buộc) mua tài
sản cơ sở tại giá thực hiện. Người bán quyền chọn mua đồng ý bán tài sản cơ sở với giá thực
hiện nếu người mua quyền thực hiện quyền chọn mua.
● Quyền chọn bán (Put option) cho phép người mua quyền (nhưng không bắt buộc) bán tài
sản cơ sở với mức giá thực hiện. Người bán quyền chọn bán đồng ý mua tài sản cơ sở với mức
giá thực hiện nếu người mua quyền chọn bán thực hiện hợp đồng để bán tài sản cơ sở.
● Vẽ
5.2.5.4 Lợi nhuận và lỗ của HĐ quyền chọn
Lợi nhuận và lỗ của người mua, người bán các quyền chọn mua và quyền chọn bán khá khác
nhau.
Lời và lỗ trên quyền chọn mua Lời và lỗ trên quyền chọn bán

● Người mua quyền chọn luôn lời vô hạn, lỗ nhiều nhất phí
quyền chọn
● Người bán quyền chọn luôn lỗ vô hạn, lời nhiều nhất phí quyền chọn
5.2.5.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phí QC chứng khoán
Các nhân tố ảnh hưởng đến phí quyền chọn mua

❑ Giá thị trường – Giá thị trường của chứng khoán cơ sở càng cao, phí quyền chọn mua càng cao,
các nhân tố khác không đổi.

❑ Sự bất ổn định của chứng khoán – Tính bất ổn định của chứng khoán cơ sở càng cao, phí quyền
chọn mua càng cao, các nhân tố khác không đổi.

❑ Thời gian đến hạn của quyền chọn – Thời gian đến hạn của quyền chọn càng dài, phí quyền chọn
mua càng cao, các nhân tố khác không đổi.
Các nhân tố ảnh hưởng đến phí quyền chọn bán

❑ Giá thị trường – Giá thị trường của chứng khoán cơ sở càng cao, phí quyền chọn bán càng thấp,
các nhân tố khác không đổi.

❑ Sự bất ổn định của chứng khoán – Tính bất ổn định của chứng khoán cơ sở càng cao, phí quyền
chọn mua càng cao, các nhân tố khác không đổi.

❑ Thời gian đến hạn của quyền chọn – Thời gian đến hạn của quyền chọn càng dài, phí quyền chọn
mua càng cao, các nhân tố khác không đổi.
=> vẽ flow chart
5.2.6 Thị trường hoán đổi
● Trong hợp đồng hoán đổi truyền thống, hai chủ thể (2 ngân hàng hoặc NH – KH) thỏa thuận để
trao đổi những khoản thanh toán bắt buộc trên hai khoản nợ có giá trị ban đầu bằng nhau
nhưng khác nhau cách thanh toán (lãi suất) - vào thời gian xác định trong tương lai.

VD: A nợ B 4% / 1 triệu $ và B nợ A 3% / 1 triệu $ => vốn danh nghĩa (notional principal)


giống nhau, lãi suất khác nhau => A và B chỉ cần trao đổi khoản chênh lệch là 1% =
100,000 $

● Tuy nhiên các điều kiện của giao dịch thường được không xác định trước mà thường thay đổi theo
lãi suất, tỷ giá hối đoái hoặc một số mức giá tương lai khác.

Ví dụ, Patty có thể trả lãi suất cố định 4% trên số tiền vốn danh nghĩa cho JoAnn, trong
khi đó JoAnn có thể trả Patty 2%+ lãi suất tín phiếu kho bạc, có thể là 3% nếu lãi suất tín
phiếu kho bạc là 1%, nhưng lãi suất này có thể thay đổi theo thời gian.

● Ngân hàng thu được phí trung gian


5.2.6.1 Hợp đồng hoán đổi lãi suất
● Khái niệm: Hợp đồng hoán đổi lãi suất là một thỏa thuận giữa hai bên để trao đổi chuỗi các
thanh toán tiền lãi => giảm rủi ro khi lãi suất biến động
● Các yếu tố cơ bản trong hợp đồng hoán đổi lãi suất:
+ Vốn danh nghĩa (notional principal)
+ Lãi suất cố định
+ Lãi suất thả nổi
+ Kỳ hạn mỗi lần thanh toán
+ Thời hạn hợp đồng hoán đổi
● Mục đích:
⮚ phòng ngừa rủi ro
=> ĐCTC có lãi suất vốn huy động (phải trả lãi cho NĐT) thả nổi nhiều hơn hoặc cố định > lãi suất thả
nổi khoản cho vay (được nhận lãi từ người đi vay) => phải trả > được nhận => dễ bị tác động bất lợi khi
lãi suất tăng, và ngược lại

⮚ đầu cơ
+ một doanh nghiệp có thể tham gia hợp đồng hoán đổi lãi suất để được hưởng lợi từ
sự kỳ vọng lãi suất sẽ gia tăng, ngay cả khi hoạt động của DN này không liên quan
đến sự biến động lãi suất
+ thua lỗ từ hợp đồng hoán đổi có thể được bù đắp từ những khoản lợi nhuận do các
hoạt động đầu cơ mang lại
5.2.6.2 HĐ hoán đổi tiền tệ
● Khái niệm: là một sự thỏa thuận mà các loại tiền tệ được trao đổi - ở một mức tỷ giá xác
định - vào các thời điểm cụ thể
● Mục đích: phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá.
Ví dụ: Công ty Springfield (Mỹ) kỳ vọng nhận được 2 triệu bảng Anh cho mỗi năm trong vòng
4 năm đến. Công ty này muốn cố định tỷ giá mà họ có thể bán bảng Anh trong 4 năm đến này.
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ được thực hiện, xác định mức tỷ giá mà tại đó 2 triệu bảng Anh có
thể được chuyển đổi mỗi năm. Giả định tỷ giá xác định trong hợp đồng hoán đổi tiền tệ là
1.7$, Springfield sẽ nhận đươc 3.4 triệu $ (2 triệu bảng Anh x 1.7$) hằng năm. Ngược lại, nếu
doanh nghiệp này không ký kết hợp đồng hoán đổi tiền tệ, lượng đô la mà họ nhận được sẽ
phụ thuộc vào tỷ giá giao ngay tại thời điểm mà họ chuyển đổi.
● Tác động của Hợp đồng hoán đổi tiền tệ
6 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

6.1 KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
6.1.1 Khái niệm
• Ngân hàng thương mại là một loại hình định chế tài chính trung gian, thuộc nhóm trung gian tiền gởi.
• Mỗi quốc gia đều có định nghĩa riêng về ngân hàng thương mại được thể hiện trong luật và không
nhất thiết phải giống nhau.
• Ngân hàng thương mại có các đặc điểm chung:
+ Là loại hình NH kinh doanh
+ NH kinh doanh đa năng
+ Nắm giữ nguồn lực tài chính rất lớn trong nền kinh tế
+ Cung cấp danh mục dịch vụ tài chính đa dạng nhất

6.1.2 Chức năng


+ Chức năng tiết kiệm – Huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ mọi tác nhân trong nền kinh tế
+ Chức năng cho vay – Cung cấp vốn vay cho nền kinh tế, đáp ứng mọi nhu cầu vốn cho đầu tư
SXKD và tiêu dùng.
+ Chức năng thanh toán – thực hiện thu chi hộ cho khách hàng, chủ yếu qua tài khoản
+ Quản lý tiền mặt – Bảo quản tiền mặt, thu chi theo yêu cầu, đầu tư tự động
+ Chức năng bảo hiểm – NH cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho chính ngân hàng và cho khách hàng,
dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ và cả bảo hiểm nhân thọ
+ Chức năng môi giới – Đầu tư, kinh doanh chứng khoán, mua bán ngoại tệ, mua bán bất động sản
+ Chức năng bảo lãnh – sự bảo đảm bằng uy tín của ngân hàng
+ Ngân hàng đầu tư – tư vấn, bảo lãnh phát hành CK; tư vấn M&A DN, tư vấn tái cơ cấu DN,
nghiệp vụ NH bán buôn, nghiệp vụ quản lý đầu tư

6.2 CÁC NGUỒN VỐN CỦA NHTM


6.2.1 Tài khoản tiền gởi
Table
6.2.2 Vốn đi vay
6.2.2.1 Mua vốn liên bang (Federal Funds Purchased or borrowed)
+ Thị trường liên bang cho phép các tổ chức nhận tiền gửi thỏa mãn nhu cầu thanh khoản ngắn
hạn của các định chế tài chính khác, điều chỉnh sự mất cân đối nguồn vốn ngắn hạn ở các NH.
+ Mua (hoặc vay) vốn liên bang là nợ đối với NH đi vay và là tài sản đối với NH cho vay.
+ Các khoản vay ở thị trường vốn liên bang thường từ 1 đến 7 ngày, có thể được quay vòng. Thị
trường vốn liên bang sôi động nhất vào ngày thứ Tư.
+ Lãi suất trên thị trường vốn liên bang gọi là lãi suất vốn liên bang (federal funds rate). Lãi
suất thường cao hơn từ 0,25% đến 1% lãi suất trái phiếu chính phủ. Khoảng cách lãi suất
tăng khi rủi ro của NH gia tăng.
6.2.2.2 Vay Ngân hàng liên bang (Borrowing from the Federal Reserve Banks)
+ Một nguồn vốn ngắn hạn khác cho các NH là vay hệ thống dự trữ liên bang (Federal Reserve
System) thường là bằng hình thức vay chiết khấu.
+ NH muốn vay từ Quỹ dự trữ liên bang phải được sự chấp thuận của Fed trước. Fed có thể
không chấp nhận việc vay liên tục của 1 NH trừ một số trường hợp như NH đang có vấn đề tài
chính và không thể có được nguồn tài trợ tạm thời từ các tổ chức tài chính khác.
+ Các khoản vay từ Quỹ dự trữ liên bang là ngắn hạn, thường từ 1 ngày đến 1 vài tuần, chủ yếu
được dùng để giải quyết việc thiếu vốn tạm thời.
+ Lãi suất đối với các khoản vay này gọi là lãi suất cho vay cơ bản (prime credit lending rate).
6.2.2.3 Hợp đồng mua lại (Repurchase Agreements - Repo)
+ Hợp đồng mua lại (repo) thể hiện việc bán chứng khoản (chủ yếu là CKCP) của 1 bên cho 1
bên khác với thỏa thuận mua lại chứng khoán đó vào 1 ngày nhất định với 1 mức giá cụ thể.
+ NH thường dùng repo như 1 nguồn vốn khi họ dự tính sẽ cần vốn trong vài ngày tới.
+ Chứng khoán chính phủ tham gia vào giao dịch repo với vai trò là tài sản bảo đảm để tổ
chức cung cấp vốn cho NH.
+ Các giao dịch hợp đồng mua lại diễn ra thông qua mạng viễn thông kết nối các ngân hàng lớn,
các tổ chức khác, người kinh doanh chứng khoán chính phủ và những người môi giới vốn liên
bang.
+ Lãi suất hợp đồng mua lại thấp hơn một ít so với lãi suất vốn liên bang do vốn cho vay
được bảo đảm bằng tài sản và do đó ít rủi ro hơn.
6.2.2.4 Các khoản vay Eurodollar (Eurodollar Borrowings)
+ Nếu NH Mỹ cần vốn ngắn hạn, họ có thể vay dollar từ những NH nước ngoài mà những NH
này có nhận tiền gởi bằng dollar.
+ Một số NH nước ngoài hoặc chi nhánh NH Mỹ ở nước ngoài chấp nhận tiền gởi ngắn hạn số
lượng lớn và cho vay ngắn hạn bằng dollar.
+ Các khoản vay eurodollar có kỳ hạn ngắn và có số tiền lớn, chẳng hạn 1 triệu $ hoặc lớn hơn.
+ Do dollar Mỹ được sử dụng rộng rãi như phương tiện trao đổi quốc tế nên thị trường Eurodollar
rất sôi động.
table

6.2.3 Nguồn vốn dài hạn


6.2.3.1 Phát hành trái phiếu
+ Những TSCĐ thường được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn như phát hành trái phiếu.
+ Người mua phổ biến những loại trái phiếu này là các hộ gia đình và các tổ chức tài chính, bao
gồm cả các công ty bảo hiểm nhân thọ và các quỹ hưu trí.
6.2.3.2 Vốn ngân hàng (vốn điều lệ)
+ Vốn NH thường thể hiện vốn chủ sở hữu, có được bằng cách phát hành cổ phiếu và lợi nhuận
giữ lại và không phải trả lại vốn trong tương lai.
+ Vốn NH còn được hiểu theo giác độ khác là Vốn tự có. VTC bao gồm vốn sơ cấp và vốn thứ
cấp.
o Vốn sơ cấp có nguồn gốc từ phát hành Cổ phiếu thường + CP ưu đãi và lợi nhuận giữ
lại.
o Vốn thứ cấp là các khoản nợ phụ (theo qui định của FED) từ nguồn phát hành giấy tờ
có giá + trái phiếu phụ (subordinated notes and bonds).
+ Vốn của NH chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng phải đủ để có thể bù đắp các
khoản lỗ và vốn tổn thất trong hoạt động.
+ NHTW điều chỉnh hoạt động các NHTM thông qua một số qui định giới hạn liên quan đến
VTC: quy mô vốn điều lệ tối thiểu (vốn pháp định), tỷ lệ an toàn vốn (CAR), các qui định
phân tán rủi ro v.v…
Sự phân bổ các nguồn vốn
Sự phân bổ nguồn vốn của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi quy
mô của ngân hàng.
+ Các ngân hàng nhỏ phụ thuộc vào tiền gởi tiết kiệm hơn
so với các ngân hàng lớn.
+ Các ngân hàng lớn phụ thuộc vào vốn vay ngắn hạn hơn
so với các ngân hàng nhỏ.

6.3 SỬ DỤNG VỐN CỦA NHTM


6.3.1 Dự trữ tiền mặt
+ Ngân hàng phải dự trữ tiền mặt để đáp ứng quy định về dự trữ bắt buộc của FED và đảm bảo
thanh khoản.
+ Do tiền mặt không tạo ra thu nhập & NH có thể sử dụng nhiều nguồn để đáp ứng nhu cầu vốn tạm
thời => chỉ dự trữ đủ mức cần thiết
+ Ngân hàng giữ tiền mặt ở trong kho và ở NHTW.
o Tiền mặt trong kho quỹ chủ yếu được dùng để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng
o còn tiền mặt gởi tại NHTW chủ yếu phục vụ mục đích dự trữ bắt buộc.

6.3.2 Cho vay


6.3.2.1 Các loại cho vay doanh nghiệp (business loan)
+ Cho vay vốn lưu động (Working capital loan), đôi khi còn được gọi là cho vay tự thanh
khoản (self-liquidating loan) – được thiết kế để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh thường
xuyên, thường ngắn hạn, phát sinh thường xuyên.
+ Cho vay có kỳ hạn dài (Term loans) – chủ yếu dùng để tài trợ việc mua sắm tài sản cố định.
+ Cho vay cho thuê trực tiếp (Direct lease loans) – ngân hàng mua tài sản và các doanh nghiệp
thuê lại.
+ Hạn mức tín dụng không chính thức (Informal line of credit) – cho phép doanh nghiệp vay
đến một mức cụ thể trong 1 khoảng thời gian cụ thể.
+ Khoản vay tuần hoàn (Revolving credit loan) – quy định ngân hàng phải cho vay 1 số tiền
tối đa cụ thể trong 1 thời gian cụ thể, thường nhỏ hơn 5 năm.
+ Cho vay hợp vốn (Loan Participations)
Một số công ty lớn muốn vay một khoản tiền lớn hơn mức mà 1 NH sẵn sàng cho vay =>
một số ngân hàng sẵn sàng gom vốn của mình để cho vay dưới hình thức cho vay hợp vốn.
• Một trong số các ngân hàng sẽ đóng vai trò là NH chủ trì (NH đầu mối) – sắp xếp các
công việc liên quan đến hợp đồng, chứng từ, giải ngân và thanh toán của khoản vay.
• Các ngân hàng còn lại cung cấp vốn cho NH chủ trì để chuyển cho người vay.
+ Cho vay tài trợ các khoản mua lại bằng vốn vay (LBOs)
• Một nhóm hoặc 1 công ty chủ yếu dựa vào việc đi vay để mua vốn của công ty khác.
• Công ty yêu cầu tài trợ bằng LBO vì họ nhận thấy giá trị thị trường của những cổ phiếu
này quá thấp.
6.3.2.2 Các loại cho vay tiêu dùng
+ Cho vay trả góp (Installment loans) – cung cấp cho cá nhân để phục vụ nhu cầu mua ô tô và
các mua sắm trong gia đình.
• Ngân hàng cũng cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng (credit cards) cho các khách hàng thỏa
mãn các điều kiện của ngân hàng.
• Việc đánh giá uy tín của người đi vay dễ dàng hơn so với cho vay doanh nghiệp. Dòng
tiền của KH cá nhân thường đơn giản hơn và dễ dự đoán hơn dòng tiền của doanh nghiệp.
Số tiền cho vay trung bình đối với cá nhân thường nhỏ, đảm bảo việc phân tích ít chi tiết
hơn.
+ Cho vay bất động sản (Real Estate Loans)
• Các khoản vay mua bất động sản để ở, kỳ hạn cho vay thường từ 15 đến 30 năm, mặc dù
các khoản cho vay ngắn hạn thanh toán gốc 1 lần vào cuối kỳ cũng rất phổ biến. Khoản
vay được thường được đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
• Các NHTM cũng cung cấp các khoản cho vay BĐS thương mại như cho vay để xây dựng
các khu mua sắm, nhà cho thuê.

6.3.3 Đầu tư vào chứng khoán (>< phát hành trái phiếu)
+ Trái phiếu kho bạc và trái phiếu của tổ chức chính phủ liên bang (Treasury and Agency
Securities)
• Ngân hàng mua trái phiếu kho bạc và trái phiếu được phát hành bởi các tổ chức chính phủ
liên bang (Quỹ thế chấp nhà ở quốc gia liên bang (Fannie Mae) và Tập đoàn Thế chấp cho
vay mua nhà Liên bang (Freddie Mac))
+ Trái phiếu doanh nghiệp và chính quyền địa phương (Corporate and Municipal Bonds)
• Mặc dù trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro tín dụng cao nhưng thường có lợi tức cao hơn so
với trái phiếu kho bạc và trái phiểu tổ chức chính phủ.
• Thu nhập lãi từ trái phiếu doanh nghiệp và TP CQ địa phương được miễn thuế liên bang.
+ Chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (Mortgage-back securities)
6.3.4 Tài sản cố định (Fixed Assets)
NH phải đầu tư một số tài sản cố định nhất định: trụ sở, văn phòng, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển,
phần mềm công nghệ v.v… để có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh

6.3.5 Khác
6.3.5.1 Bán vốn liên bang (Federal funds sold) (>< mua vốn liên bang)
Các NH nhỏ là người cho vay phổ biến trên thị trường vốn liên bang.
6.3.5.2 Hợp đồng mua lại (Repurchase Agreement)
6.3.5.3 Cho vay eurodollar (Eurodollar Loans)

# Sự phân bổ sử dụng vốn


+ Các ngân hàng nhỏ hơn thường có khối lượng cho vay
hộ gia đình và trái phiếu chính phủ lớn.
+ Các ngân hàng lớn thường tập trung vào cho vay doanh
nghiệp.
=> còn thể hiện cách thức hoạt động của ngân hàng đó.

6.4 HOẠT ĐỘNG NGOẠI BẢNG


6.4.1 Cam kết cho vay (Loan Commitments)
+ Một cam kết cho vay là nghĩa vụ mà NH phải cung cấp 1 số tiền vay cụ thể cho 1 doanh nghiệp
cụ thể theo yêu cầu của DN.
+ Lãi suất và mục đích của khoản vay cũng có thể được qui định cụ thể. NH sẽ tính phí để đưa ra
cam kết.
+ Một loại cam kết cho vay phổ biến là phương tiện phát hành giấy nợ (note issuance facility) –
NH sẽ cam kết mua thương phiếu của doanh nghiệp nếu DN không thể phát hành ra thị trường
với 1 mức lãi suất chấp nhận được.
6.4.2 Thư TD dự phòng (Standby Letters of Credit)
+ Thư TD dự phòng (SLC) đảm bảo cho nghĩa vụ của KH với bên thứ 3. Bản chất của SLC là kỹ
thuật bảo lãnh của NH. Nếu KH không thực hiện nghĩa vụ của mình, NH sẽ thực hiện nghĩa vụ
tài chính thay cho KH.
+ NH tính phí với KH yêu cầu phát hành SLC

6.4.3 Hợp đồng tiền tệ kỳ hạn (Forward Contracts on Currencies)


+ Một hợp đồng tiền tệ kỳ hạn là thỏa thuận giữa KH và NH về việc trao đổi 1 loại tiền tệ đế lấy 1
loại tiền tệ khác vào 1 thời điểm trong tương lai với 1 mức tỷ giá cụ thể
+ Mục đích của KH tham gia vào hợp đồng kỳ hạn chủ yếu là phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
+ NH có thể đóng vai trò là người môi giới và đáp ứng nhu cầu của cả 2 bên mua và bán, hưởng phí
giao dịch đối với dịch vụ.

6.4.4 Hợp đồng hoán đổi lãi suất (Interest Rate Swap Contracts)
+ NH có thể trực tiếp hoặc đóng vai trò môi giới trong hợp đồng hoán đổi lãi suất, trong đó 2 bên
đồng ý định kỳ trao đổi các khoản thanh toán lãi trên 1 số tiền gốc cụ thể.
+ NH hưởng phí giao dịch cho dịch vụ. Nếu NH đảm bảo việc thanh toán cho cả 2 bên, NH sẽ chịu
rủi ro nếu 1 trong 2 bên không thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp đó, NH phải đóng
vai trò của bên đó và hoàn thành các nghĩa vụ với bên còn lại.

6.4.5 Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (Credit Default Swap Contracts)
+ Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng là hợp đồng được thỏa thuận riêng bảo vệ người đầu tư khỏi
rủi ro vỡ nợ đối với các chứng khoán nợ cụ thể => Khi xảy ra vỡ nợ, người bán Hợp đồng hoán
đổi rủi ro tín dụng phải thanh toán cho người mua để bù đắp thiệt hại.
+ NH bán Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng nhận được khoản thanh toán coupon định kỳ đối với
kỳ hạn của thỏa thuận hoán đổi.
7 CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG
+ Các định chế tài chính phi ngân hàng là một phần của các tổ chức tài chính trung gian
o Tăng vốn bằng việc phát hành các công cụ tài chính
o Đầu tư vào các công cụ tài chính
+ Không phải là các ngân hàng thương mại
+ Bao gồm:
o Các công ty tài chính
o Công ty bảo hiểm
o Quỹ hưu trí
o Quỹ tương hỗ
o Các công ty chứng khoán, định chế tiết kiệm

7.1 CÁC LOẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH


Các công ty tài chính chuyên cung cấp tín dụng ngắn hạn và trung hạn cho khách hàng và những
doanh nghiệp nhỏ.

7.1.1 Các loại công ty tài chính


+ Công ty tài chính tiêu dùng: Tài trợ cho các khách hàng của các của hàng bán lẻ hoặc bán sỉ.
+ Công ty tài chính doanh nghiệp: cung cấp khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ, có thể dưới
hình thức thẻ tín dụng.
+ Công ty con hỗ trợ tài trợ tín dụng (CFS): Công ty con với mục đích tài trợ việc bán hàng các
sản phẩm và dịch vụ của công ty mẹ, cung cấp những khoản tài trợ cho những nhà phân phối các
sản phẩm của công ty mẹ và mua lại các khoản phải thu của công ty mẹ.
7.1.2 Nguồn vốn và sử dụng vốn

Tiền gửi + Thương phiếu, trái


phiếu, cổ phiếu lợi nhuận giữ lại

+ Cho vay BĐS

7.2 CÔNG TY BẢO HIỂM


7.2.1 Tổng quan

Công ty BH hoạt động với mục đích cung cấp bảo hiểm, dịch vụ đầu tư và các kế hoạch hưu trí cho
các cá nhân, DN và các cơ quan của chính phủ.

+ Thu phí bảo hiểm (premium) theo các điều kiện của hợp đồng.
+ Các cá nhân có xu hướng mua bảo hiểm nhiều hơn khi khả năng điều kiện bồi thường bảo hiểm xảy
ra càng lớn.
7.2.1.1 Xác định phí bảo hiểm
+ Dựa trên khả năng xảy ra điều kiện bảo hiểm mà công ty phải thanh toán
+ Quy mô của số tiền cần thanh toán (Tiền bồi thường bảo hiểm).
+ Mức độ cạnh tranh
+ Giá trị hiện tại của khoản thanh toán được kỳ vọng
+ Phần chi phí hoạt động của công ty bảo hiểm và lợi nhuận yêu cầu
Khó khăn khi định giá bảo hiểm:
• Thông thường dựa trên thống kê trên dân số nói chung
• Rủi ro sự lựa chọn đối nghịch
• Rủi ro đạo đức
=> Cần phải dựa vào xác suất xảy ra điều kiện bồi thường của người mua bảo hiểm.
7.2.1.2 Đầu tư của các công ty bảo hiểm
+ Đầu tư phí và tiền lãi bảo hiểm
+ Các quyết định đầu tư cân bằng các mục tiêu về hoàn trả, thanh toán bằng tiền mặt và rủi ro.
7.2.2 Các công ty bảo hiểm nhân thọ
+ Một lực lượng lớn trong ngành công nghiệp bảo hiểm
+ Bồi thường theo chính sách cho người thụ hưởng sau khi người được bảo hiểm mất hoặc người được
bảo hiểm sống đến một thời điểm ghi rõ trong hợp đồng
+ Phí bảo hiểm phụ thuộc vào xác suất công ty BH phải thực hiện bồi thường cho người thụ hưởng
cũng như là quy mô và thời gian sẽ phải thanh toán.
7.2.2.1 Nguồn vốn
+ Phí bảo hiểm (khoảng 31%)
+ Nguồn vốn từ việc cung cấp các chương trình niên kim
+ Thu nhập từ đầu tư
+ Vốn: từ lợi nhuận giữ lại và phát hành cổ phiếu
7.2.2.2 Sử dụng vốn
+ Trái phiếu chính phủ, Trái phiếu công ty
+ Cho vay thế chấp bất động sản (mortgage loan)
+ Bất động sản: cho thuê bất động sản với mục đích thương mại
+ Cho vay theo chính sách (policy loan): Chỉ áp dụng đối với người mua bảo hiểm nhân thọ
trọn đời

7.2.3 Các loại công ty bảo hiểm khác


7.2.3.1 Bảo hiểm tài sản và tai nạn
+ Bảo vệ khỏi cháy nổ, trộm cắp, trách nhiệm pháp lý và những sự kiện dẫn đến các tổn thất
về kinh tế và phi kinh tế.
+ Bảo hiểm tài sản: Tòa nhà, xe cộ, các tài sản khác
+ Bảo hiểm tai nạn: Trách nhiệm pháp lý với người khác
=> Bảo hiểm tài sản – tai nạn và bảo hiểm nhân thọ có các đặc tính rất khác nhau.
7.2.3.2 Bảo hiểm sức khỏe (y tế)
+ Có nhiều loại, bao gồm chi phí ăn ở tại bệnh viện, chi phí khám bệnh với bác sĩ, và các chi
phí liên quan đến quy trình phẫu thuật.
+ Chi phí cao
7.2.3.3 Bảo hiểm doanh nghiệp
+ Bảo vệ doanh nghiệp khỏi nhiều loại rủi ro. Một số hình thức trùng với bảo hiểm tài sản và
thiệt hại.
• Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý: bảo vệ doanh nghiệp khỏi những trách nhiệm pháp lý
đối với nhân viên và khách hàng.
7.2.3.4 Bảo hiểm trái phiếu
+ Bảo vệ những nhà đầu tư mua trái phiếu khi người bán trái phiếu bị vỡ nợ.
7.2.3.5 Bảo hiểm thế chấp:
+ Bảo vệ người cho vay thế chấp khi người vay theo đơn bảo hiểm (chủ nhà) không thể thanh
toán nợ và vỡ nợ.
+ Những người cho vay thế chấp thường yêu cầu chủ nhà mua bảo hiểm thế chấp.
+ Phí bảo hiểm định kỳ

7.3 QUỸ HƯU TRÍ


7.3.1 Khái niệm Quỹ hưu trí
+ Quỹ hưu trí cung cấp một chương trình tiết kiệm cho các nhân viên dùng khi nghỉ hưu.
+ Nhận các khoản đóng góp từ người lao động và người sử dụng lao động
+ Là nhà đầu tư chính trên cổ phiếu, trái phiếu hoặc các loại chứng khoán khác như chứng khoán
thế chấp

7.3.2 Các loại Quỹ hưu trí


7.3.2.1 Quỹ hưu trí công cộng
+ Có thể là của quốc gia hoặc địa phương
+ Phần lớn được gầy dựng trên cơ sở “PAYG” (tiền lương hưu chi trả cho những người đã về
hưu ở thời điểm hiện tại được lấy từ những đóng góp cho quỹ lương hưu của những người
đang lao động.)
7.3.2.2 Quỹ hưu trí tư nhân
+ Các chương trình căn cứ vào mức độ trợ cấp (Defined-benefit plans): đóng góp của người
tham gia được xác định dựa trên mức lợi ích mà họ sẽ nhận được.
+ Các chương trình căn cứ vào mức độ đóng góp (Defined-contribution plan): số tiền nhận
được được xác định dựa trên các đóng góp tích lũy và kết quả đầu tư của các đóng góp đó.

7.4 QUỸ TƯƠNG HỖ


7.4.1 Khái quát về Quỹ tương hỗ

Quỹ tương hỗ là một công ty đầu tư bán cổ phần của mình và sử dụng số tiền đó để đầu tư và quản
lý một danh mục đầu tư chứng khoán.

+ Đầu tư trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.


+ Cung cấp các dịch vụ quan trọng cho chính phủ hay các doanh nghiệp cần vốn và các dịch vụ cho các
cá nhân có nhu cầu đầu tư.
+ Thuê người quản trị quỹ để đầu tư vào danh mục đầu tư chứng khoán để đạt được mong muốn của
các NĐT
+ Tăng trưởng nhanh vì lợi thế về đa dạng hóa, kinh nghiệm quản lý và tính thanh khoản.

7.4.2 Các loại quỹ


7.4.2.1 Dựa vào tính thanh khoản của cổ phần
+ Quỹ mở: NĐT có thể mua cổ phần trực tiếp và hoàn lại các cổ phần cho quỹ vào bất cứ lúc
nào => số lượng cổ phần luôn biến động.
+ Quỹ đóng: Quỹ không mua lại cổ phần họ đã phát, các thành viên có thể chuyển nhượng cho
nhau trên thị trường thứ cấp => Số lượng cổ phần vì thế ổn định và bằng với số lượng cổ
phần quỹ đã phát hành
7.4.2.2 Dựa trên danh mục đầu tư của quỹ
+ Quỹ tương hỗ cổ phiếu (Stock mutual fund)
+ Quỹ tương hỗ trái phiếu (Bond mutual fund)
+ Quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ (Money market mutual fund)
+ Quỹ đầu tư ETF
+ Các loại quỹ khác như: Quỹ đầu tư mạo hiểm, Quỹ cổ phần riêng (Quỹ đầu tư PE), Quỹ
trục lợi (Quỹ kền kền), Quỹ đầu tư thanh khoản, Quỹ tín thác bất động sản (REITs)

7.5 CÁC ĐỊNH CHẾ TIẾT KIỆM (THRIFT/SAVING INSTITUTIONS)

tập trung vào cho vay thế chấp


7.6 CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
+ Hỗ trợ phát hành chứng khoán mới
+ Nghiệp vụ LBO
+ Hỗ trợ đầu tư chứng khoán arbitrage
+ Hỗ trợ tái cấu trúc doanh nghiệp
+ Cung cấp các dịch vụ môi giới
+ Đầu tư

You might also like