You are on page 1of 1

BÀI GIẢNG: LUYỆN ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI – TIẾT 2

CHUYÊN ĐỀ: ĐỌC HIỂU & NGHỊ LUẬN XÃ HỘI


MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU PHƯƠNG

Đề bài: “Người không bao giờ đặt câu hỏi “Tại sao? Như thế nào?...” là người không thể giáo dục được”
(Khổng Tử)
Hãy viết một đoạn văn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

I. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề
- Nêu vấn đề
II. Thân bài
1) Giải thích
- “Tại sao? Như thế nào?” là những câu hỏi quen thuộc trong cuộc sống gắn với những đòi hỏi nhận thức cuộc
sống của những người muốn tìm hiểu đến ngọn ngành tri thức.
- “Không thể giáo dục được” là không có sẵn tâm thế đón nhận sự giáo dục về trí tuệ, nhân cách nên việc giáo
dục trở thành vô nghĩa, không có tác dụng, không mang lại kết quả
-> ý kiến của Khổng Tử muốn khẳng định rằng việc giáo dục chỉ đạt hiệu quả và có ý nghĩa khi người được
giáo dục luôn có thiện chí muốn tiếp nhận, lĩnh hội tri thức, thể hiện qua những câu hỏi tìm hiểu khám phá
2) Bàn luận
a) Lí giải- Tại sao những người không bao giờ đặt những câu hỏi này lại không thể giáo dục được?
- Nếu không biết đặt ra những câu hỏi này sẽ trở thành thụ động, lười biếng, thiếu bản lĩnh.
- Trong khi đó bản chất của giáo dục không phải chỉ là cung cấp tri thức mà còn là dạy phương pháp học và tự
học.
3) Chứng minh
Nhà vật lý vĩ đại Newton
Chủ tịch Hồ Chí Minh
4) Bình luận
a) Phê phán những hiện tượng không bao giờ đặt những câu hỏi này
- Một bộ phận giới trẻ thụ động thiếu bản lĩnh trong việc tiếp nhận kiến thức
- Đây là thực trạng khá phổ biến trong nhiều cấp học, nhiều trường lớp ở VN
b) Có hoàn toàn đúng không?
- Phân biệt với những câu hỏi tò mò, soi mói vào đời tư của người khác
- Phân biệt với sự thụ động ỷ lại trông chờ dựa dẫm vào trí tuệ của người khác.
5) Liên hệ bản thân- bài học nhận thức và hành động
Rèn thói quen chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến thức
III. Kết luận
Khẳng định lại vấn đề.

1 Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

You might also like