You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG


DỊCH VỤ CHO VAY NGANG HÀNG CỦA
NHÀ ĐẦU TƯ TẠI HÀ NỘI

Sinh viên: Nguyễn Hoàng Anh

Chuyên ngành: Công Nghệ Tài Chính

Lớp: Công Nghệ Tài Chính 62

Mã số SV: 11200212

HÀ NỘI - 2022
MỤC LỤC

1.1. Bối cảnh chung.......................................................................................................................1


1.2. Câu hỏi quản lý......................................................................................................................1
1.3. Xác định tên đề tài.................................................................................................................1
1.4. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................................1
1.5. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu............................................................................................2
1.5.1. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................2
1.5.2. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................................3
1.6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................3
1.6.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................3
1.6.2. Khách thể nghiên cứu....................................................................................................3
1.6.3. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................3
1.7. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................4
1.7.1. Quy trình tiến hành........................................................................................................4
1.7.2. Các dữ liệu cần thu thập................................................................................................4
1.7.3. Các nguồn dữ liệu..........................................................................................................5
1.7.4. Cách thức thu thập dữ liệu sơ cấp.................................................................................5
1.7.5. Cách thức/công cụ xử lí dữ liệu.....................................................................................5
1.7.6. Các phương pháp nghiên cứu........................................................................................5
1.8. Dự kiến đóng góp của luận văn............................................................................................6
1.8.1. Giá trị khoa học..............................................................................................................6
1.8.2. Giá trị ứng dụng.............................................................................................................6
CHƯƠNG 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
1.1. Bối cảnh chung
Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, đặc biệt là Fintech, một phương
thức cho vay trực tuyến mới xuất hiện là cho vay ngang hàng (Peer-to-Peer
Lending/P2P Lending). Cho vay ngang hàng được coi là một cách tiếp cận sáng tạo kết
hợp người đi vay và người cho vay mà không cần tài sản thế chấp hoặc các tổ chức
trung gian tài chính truyền thống (Lin và cộng sự, 2013). Những ứng dụng này tạo ra
cơ chế cho vay trực tiếp, thường là tín chấp, giúp người đi vay uy tín vay tiền từ nhà
đầu tư. Dưới góc nhìn của nhà đầu tư, đây là một phương thức đầu tư trực tiếp kết nối
nhà đầu tư và người đi vay thông qua các websites và các nền tảng công nghệ khác.

Tuy nhiên, cho vay ngang hàng là một lĩnh vực mới nên hiểu biết của người dân
về vấn đề này vẫn còn chưa sâu. Bên cạnh đó, do các hạn chế về chính sách pháp lý
của Việt Nam nên một số cá nhân/tổ chức đã lợi dụng và khiến người cho vay, người đi
vay trở thành nạn nhân của những hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp.
Vậy nên, quy mô của thị trường cho vay ngang hàng còn khá nhỏ tại Việt Nam.

1.2. Câu hỏi quản lý


Từ vấn đề nêu trên, một số câu hỏi quản lý có thể đặt ra là:
- Câu hỏi 1: Làm thế nào để tăng số lượng nhà đầu tư tham gia dịch vụ cho vay
ngang hàng?
- Câu hỏi 2: Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong dịch vụ cho vay ngang hàng?
- Câu hỏi 3: Làm thế nào để nâng cao lòng tin của khách hàng với dịch vụ cho
vay ngang hàng?

1.3. Xác định tên đề tài


Để phục vụ cho việc trả lời các câu hỏi quản lý “Làm thế nào để tăng số lượng
nhà đầu tư tham gia dịch vụ cho vay ngang hàng”, nghiên cứu này sẽ tập trung làm rõ
đề tài “Những nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ cho vay ngang hàng của
nhà đầu tư tại Hà Nội”.

1.4. Tính cấp thiết của đề tài


Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cả nước có khoảng 800.000
doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 98%. Tính chung, dư nợ
cho vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ chiếm khoảng 20% tổng dư nợ cho vay của

1
toàn hệ thống ngân hàng. Điều đó cho thấy còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nguyên nhân khiến doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn chính thống từ
các ngân hàng là do năng lực tài chính của các chủ doanh nghiệp chưa cao, vì hạn chế
về quản lí dòng tiền, minh bạch chứng từ, báo cáo tài chính. Nguyên nhân khác là do
các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngân hàng liên quan
đến tài sản đảm bảo, phương án kinh doanh khả thi, lịch sử trả nợ và các điều kiện, thủ
tục vay vốn khác.

Vì vậy, những phương thức vay vốn khác ngoài ngân hàng đang là lĩnh vực
được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, trong đó nổi bật là lĩnh vực cho vay ngang hàng
(Peer-to-peer lending). Bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2016 nhưng cho vay
ngang hàng lại chỉ chiếm 1.6% khối lượng giao dịch của khu vực Đông Nam Á, một
con số khá thấp. Nguyên nhân đến từ việc thiếu hụt ngân sách cho vay vì hình thức này
còn chưa phổ biến và không nhận được sự tin tưởng của các nhà đầu tư. Nếu như có
thể khắc phục, cho vay ngang hàng sẽ là biện pháp giúp phát triển tài chính toàn diện,
góp phần hiện thực hóa mục tiêu Chính phủ và nền kinh tế số trong cuộc Cách mạng
Công nghệ 4.0 và tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính cho người dân.

Chính vì những lý do trên, nghiên cứu về “Những nhân tố tác động đến ý định
sử dụng dịch vụ cho vay ngang hàng của nhà đầu tư tại Hà Nội” đã được thực hiện
với mong muốn tìm ra những yếu tố thúc đẩy hoặc hạn chế nhà đầu tư tham gia vào mô
hình cho vay ngang hàng.

1.5. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu


1.5.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu có mục tiêu tổng quát là phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới ý định
sử dụng dịch vụ cho vay ngang hàng của nhà đầu tư tại Hà Nội. Từ đó đề xuất một số
biện pháp giúp thu hút nhiều hơn số lượng nhà đầu tư tham gia vào mô hình cho vay
ngang hàng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp.
Để đạt được mục tiêu chung được đề cập bên trên, nghiên cứu này hướng tới các
mục tiêu cụ thể:
- Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý thuyết về ý định sử dụng các nền tảng cho vay ngang
hàng của nhà đầu tư tại Hà Nội.

2
- Thứ hai, xác định những nhân tố tác động tới ý định sử dụng dịch vụ cho vay
ngang hàng của nhà đầu tư tại Hà Nội.
- Thứ ba, đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trên đến ý định sử dụng
dịch vụ cho vay ngang hàng của nhà đầu tư tại Hà Nội.
- Thứ tư, đề xuất những biện pháp nhằm khuyến khích nhà đầu tư tại Hà Nội
tham gia vào dịch vụ cho vay ngang hàng.
1.5.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Nhận thức sự hữu ích ảnh hưởng như thế nào đến ý định sử dụng dịch vụ cho
vay ngang hàng của nhà đầu tư tại Hà Nội?
- Sự tin tưởng với nền tảng ảnh hưởng như thế nào đến ý định sử dụng dịch vụ
cho vay ngang hàng của nhà đầu tư tại Hà Nội?
- Tính dễ sử dụng ảnh hưởng như thế nào đến ý định sử dụng dịch vụ cho vay
ngang hàng của nhà đầu tư tại Hà Nội?
- Nhận thức rủi ro ảnh hưởng như thế nào đến ý định sử dụng dịch vụ cho vay
ngang hàng của nhà đầu tư tại Hà Nội?
- Cảm nhận về chi phí ảnh hưởng như thế nào đến ý định sử dụng dịch vụ cho vay
ngang hàng của nhà đầu tư tại Hà Nội?
- Ảnh hưởng xã hội ảnh hưởng như thế nào đến ý định sử dụng dịch vụ cho vay
ngang hàng của nhà đầu tư tại Hà Nội?
1.6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.6.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu là những nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ
cho vay ngang hàng.
1.6.2. Khách thể nghiên cứu
Sự hình thành giao dịch cho vay ngang hàng phải đến từ hai bên: người đi vay
và người cho vay. Nghiên cứu này tập trung vào khách thể là người cho vay hay còn
gọi là nhà đầu tư do số lượng nhà đầu tư còn ít so với nhu cầu vay vốn của thị trường.
1.6.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Hà Nội. Đây là Thủ đô của nước Việt Nam, một trung
tâm kinh tế lớn với đủ tiềm lực để đón đầu những thay đổi về công nghệ. Vậy nên với
nghiên cứu ở một lĩnh vực mới, Hà Nội sẽ là địa điểm thích hợp để thực hiện khảo sát.
- Phạm vi về thời gian: từ ngày 01/11/2021 đến ngày 31/10/2022.

3
- Phạm vi về nội dung: thực hiện nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về những nhân tố
tác động đến ý định sử dụng dịch vụ cho vay ngang hàng của nhà đầu tư. Sau đó sử
dụng một số phương pháp kiểm định như Cronbach Alpha, EFA, hồi quy bội để kiểm
định các nhân tố có thực sự ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ cho vay ngang hàng
hay không, nếu có thì ảnh hưởng cùng chiều hay ngược chiều, ảnh hưởng nhiều hay ít.

1.7. Phương pháp nghiên cứu


1.7.1. Quy trình tiến hành
Xây dựng
Xác định
khung lý
vấn đề, Đưa ra
thuyết và Thu thập Phân tích Trình bày
hình thành quyết định
kế hoạch thông tin thông tin kết quả
mục tiêu quản lý
thu thập
nghiên cứu
thông tin

Bước 1: Xác định vấn đề, hình thành mục tiêu nghiên cứu: Dựa trên tính cấp
thiết của đề tài, nghiên cứu được tiến hành với những mục tiêu tổng quát và cụ thể đã
nêu ở phần trên.
Bước 2: Xây dựng khung lý thuyết và kế hoạch thu thập thông tin: Thông qua
việc thu thập và chọn lọc dữ liệu thứ cấp từ các nguồn tin cậy, hình thành cơ sở lý
thuyết và tổng quan nghiên cứu. Từ đó mô hình nghiên cứu được xây dựng với các
biến quan sát và các thang đo phù hợp (Bảng hỏi).
Bước 3: Thu thập thông tin: Sau khi thiết kế bảng hỏi, sẽ tiến hành khảo sát thử
với số lượng ít, từ đó hoàn thiện bảng hỏi. Bảng hỏi đã được thông qua sẽ được thiết kế
trên nền tảng Google Forms.
Bước 4: Phân tích thông tin: Khi đã có được số liệu sau khi hoàn thành thu thập
thông tin, tiến hành lọc, phân tích, xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPPSS 20.
Bước 5: Trình bày kết quả: Kết quả được trình bày dưới dạng văn bản, rõ ràng,
dễ hiểu.
Bước 6: Đưa ra quyết định quản lý: Từ kết quả của nghiên cứu đề xuất một số
giải pháp để giải quyết vấn đề đặt ra ở phần đầu.
1.7.2. Các dữ liệu cần thu thập
Cần thu thập dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp là các bài nghiên
cứu, bài báo, các nguồn đáng tin cậy trên Internet về lĩnh vực cho vay ngang hàng ở
Việt Nam và quốc tế, qua đó có thể thực hiện tổng quan nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp là
sự đánh giá của người tham gia trả lời câu hỏi.

4
1.7.3. Các nguồn dữ liệu
- Nguồn dữ liệu thứ cấp: tạp chí, ấn phẩm, sách giáo khoa, trang web chính
thức.
- Nguồn dữ liệu sơ cấp: bảng hỏi.
1.7.4. Cách thức thu thập dữ liệu sơ cấp
Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua Biểu mẫu trên nền tảng Google Forms. Link
Google Forms sẽ được chuyển đến email của người dân.
Số lượng mẫu tối thiểu: Theo Hair, Anderson, Tatham và Black (1998), kích
thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát.
Người được hỏi sẽ trả lời mức độ đánh giá của bản thân đối với các câu hỏi đưa
ra trên thang đo Likert từ 01 đến 05, bao gồm “Hoàn toàn không đồng ý”, “Không
đồng ý”, “Trung lập”, “Đồng ý”, “Hoàn toàn đồng ý”.

1.7.5. Cách thức/công cụ xử lí dữ liệu


Sử dụng phần mềm SPSS 20 để xử lí dữ liệu sơ cấp sau khi tổng hợp và chọn
lọc dữ liệu. Một số phương pháp kiểm định được sử dụng là:
- Hệ số Cronbach Alpha: Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định nhằm
đo độ tin cậy của thang đo bằng cách phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các
biến quan sát trong cùng một nhân tố (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
2008). Nếu hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.7 là thang đo được chấp nhận.
- EFA (Exploratory factor analysis – Phân tích nhân tố khám phá): là một phương
pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc
lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng
vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair và cộng sự,
2009).
- Hồi quy bội: dùng để phân tích mối quan hệ giữa nhiều biến số độc lập ảnh
hưởng đến một biến phụ thuộc.
1.7.6. Các phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để phân tích so sánh và tổng
hợp thông tin thứ cấp từ các nguồn hiện có để hình thành khung lý thuyết, mô hình và
giả thuyết nghiên cứu. Đồng thời, phương pháp ngiên cứu định lượng được sử dụng để
kiểm định các mô hình và giả thuyết nghiên cứu.

5
1.8. Dự kiến đóng góp của luận văn
1.8.1. Giá trị khoa học
Nghiên cứu góp phần hệ thống, bổ sung và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý
luận, tạo cơ sở khoa học cho vấn đề những nhân tố tác động tới ý định sử dụng dịch vụ
cho vay ngang hàng của nhà đầu tư.
1.8.2. Giá trị ứng dụng
Nghiên cứu cung cấp cơ sở dữ liệu về những nhân tố tác động tới ý định sử
dụng dịch vụ cho vay ngang hàng của nhà đầu tư thông qua khảo sát tại Hà Nội. Các
giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu có giá trị tham khảo cho các công ty, doanh
nghiệp trong lĩnh vực cho vay ngang hàng nhằm tăng lượng huy động vốn từ các nhà
đầu tư. Không chỉ riêng trên địa bàn Hà Nội mà nghiên cứu có thể áp dụng với nhà đầu
tư cả nước.

6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cấn Văn Lực, Phạm Thị Hạnh, Lại Thị Thanh Loan. 2022. Cho vay ngang hàng
- Phương thức tiếp cận vốn mới cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tương lai. Tạp chí
Ngân hàng. Truy cập vào 18/11/2022 từ https://tapchinganhang.gov.vn/cho-vay-ngang-
hang-phuong-thuc-tiep-can-von-moi-cho-doanh-nghiep-nho-va-vua-trong-tuong-
lai.htm

Hair J.F, Anderson, R.E., Tatham, R.L., & Black, W.C. (1998). Multivariate
data analysis with readings. 5th ed. Prentice-Hall, New Jersey.

Hair, J. F., Jr., Black, W. C., Babin, B. J., & Anderson, R. E. (2009).
Multivariate data analysis (7th ed.). Upper Saddle River, NJ: Pearson Prentice Hall.

Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS – tập 1 và 2, NXB Hồng Đức.

Lin, M., Prabhala, N. R., Viswanathan, S. (2013). Judging borrowers by the


company they keep: Friendship networks and information asymmetry in online peer-
topeer lending. Management Science, 59(1), 17–35

You might also like