You are on page 1of 8

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đồ án

Đối với các quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào ngành nông nghiệp
như Việt Nam thì việc nghiên cứu và thiết kế hệ thống trồng trọt và chăm sóc
cây hiêu quả được coi là vấn đề cần thiết và quan trọng. Trong những năm gần
đây, tình hình biến đổi khí hậu diễn ra tương đối phức tạp, tình trạng lũ lụt, hạn
hán , nước biển dâng cao, đặc biệt là hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra tại các
tỉnh phía Nam nước ta làm ảnh hưởng to lớn đến quá trình sảm xuất nông
nghiệp. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa và gia tăng dân số, cũng như sự
chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất sản xuất công nghiệp khiến diện tích đất
trồng giảm mạnh. Nền nông nghiệp nước ta tuy nhiều nhưng quá trình sản xuất
còn lạc hậu, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện thời tiết, bệnh dịch…
khiến cho năng suất ngày càng giảm, đối mặt nhiều rủi ro và sản phẩm trở nên
kém an toàn do sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật. Hiện nay mô hình
trồng rau sạch hữu cơ đã và đang được áp dụng tại nhiều khu sản xuất quy mô
trang trại. Tuy nhiên trồng rau hữu cơ theo các tiêu chuẩn đó cần áp dụng nhiêu
công đoạn phòng ngừa sâu bệnh cũng như kỹ thuật phức tạp dẫn đến giá thành
sản phẩm cao, thị trường tiêu thụ nhỏ và khó nhắm đến người tiêu dung có mức
thu nhập thấp và trung bình.

Ở nước ta, việc gắn sản xuất nông nghiệp với ngành công nghiệp tự động
hóa đang trở thành xu hướng bởi không chỉ đáp ứng yếu tố về mặt năng suất
mà còn cải thiện rõ rệt chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt
khe của thị trường. Một vài kỹ thuật mới đang được nghiên cứu và phát triển
hiện nay như trồng rau không cần đất, nghĩa là sử dụng giá thể và dung dịch
dinh dưỡng thay đất, trồng rau không cần ánh sáng mặt trời-trồng rau trong nhà
kính, sử dụng ánh sáng nhân tạo, trồng rau sử dụng hệ thống tưới tiêu, chăm
sóc và ngắt tự động có đồng hồ hẹn giờ. Sự ra đời của những “Plant factory-
nhà máy sản xuất rau” được xem là bước tiến mới trong ngành nông nghiệp
nếu áp dụng được tất cả các kỹ thuật như đã nêu trong phần trên vào trong thực
tế sản xuất. Khuynh hướng này đã và đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều
nước trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia có nền nông nghiệp hiện đại hay
có diện tích đất trồng cũng như điều kiện tự nhiên không thuận lợi.

Tại sao chỉ với nhà máy sản xuất rau với các điều kiện nhân tạo lại có thể
sản xuất được nhiều loại rau mặc dù điều kiện thời tiết không đảm bảo tốt cho
sự sinh trưởng của cây trồng. “Plant-factory” là một hệ thống sản xuất thực vật
với nhiệt độ, nồng độ cacbon dioxide và môi trường ánh sáng được kiểm soát
tự động để tăng cường sự phát triển của thực vật một cách tối ưu nhất. Đèn
huỳnh quang đước sử dụng phổ biến trong các “plant-factory”, tuy nhiên qua
các phép đo và phân tích quang phổ của ánh sáng huỳnh quang, thấy rằng dải
quang phổ rộng và một số thành phần trong đèn không cần thiết cho quá trình
quang hợp. Vì vậy các nhà sản xuất thay thế bằng nguồn chiếu sáng LED
(Light emitting diode), được xem như một nguồn ánh sáng mới cho kỹ thuật
trồng cây trong nhà với nhiều ưu điểm như kích thước nhỏ, tuổi thọ cao, hiệu
suất cao vượt trội, lượng điện năng tiêu thụ ít, dải tần số hoạt động hẹp, dễ điều
chỉnh cường độ sáng và có nhiều bước sóng khác phù hợp với từng loại cây
trồng. Bên cạnh đó, đèn LED phát ra tần số thuộc vùng ánh sáng Blue và Red,
bước sóng tối ưu kích thích quá trình quang hợp cây trồng. Với điều kiện về kỹ
thuật hạn hẹp ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về sử dụng đèn
LED, trong khi đó nhu cầu thực phẩm như các loại rau ăn lá con người sử dụng
hằng ngày đều chưa an toàn, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người tiêu dung. Cùng
với xu hướng phát triển nông nghiệp gắn với sản xuất công nghiệp hóa, việc
nghiên cứu về đèn LED, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng cây
trồng và quá trình điều khiển hệ thống đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức
cho các đơn vị nghiên cứu lĩnh vực này trong nước.

Trên cơ sở này, đồ án đã lựa chọn đề tài với tên “Nghiên cứu , thiết kế,
chế tạo hệ thống trồng cây tự động sử dụng led xanh và led đỏ”. Trong đó ý
tưởng chính là có thể nghiên cứu được phổ đèn LED và yếu tố môi trường nhân
tạo (độ ẩm, nhiệt độ) phù hợp cho trồng rau trong nhà và đề xuất mô hình trồng
rau tự động, đơn giản, tiết kiệm áp dụng ngay cả hộ trang trại vừa và nhỏ.

2. Mục tiêu của đồ án


- Cải thiện điều kiện chiếu sáng cho cây trồng nhằm mục đích giảm chi
phí hoạt động và làm mô hình trồng cây trong nhà trở nên rộng rãi hơn.
Cụ thể, khảo sát chất lượng ánh sáng hiệu quả để cây phát triển nhanh
hơn. Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng tạo ra bởi bức xạ đơn sắc và
hỗn hợp từ đèn LED (blue, green, red) đến phản ứng của cây trồng, sau
đó đưa ra đánh giá và so sánh hiệu quả của cây trồng được chiếu sáng
bằng đèn huỳnh quang.
- Trên cơ sở dữ liệu khảo sát, đưa ra đường đặc trưng bước sóng gắn với
từng thời điểm sinh trưởng của cây và đưa vào hệ thống điều khiển
bước sóng tự động. Đối với cây xà lách là một loại cây được trồng phổ
biến ở nước ta có những đặc tính như thời gian sinh trưởng ngắn, ảnh
hưởng của nhiệt độ và ánh sáng đến cây biểu hiện rõ ràng, dễ thực hiện,
vì vậy được chọn làm đối tượng nghiên cứu trong đồ án
- này.
3. Các nội dung nghiên cứu chính của đồ án
- Nội dung 1: Nghiên cứu điều khiển tỷ lệ chiếu sáng, độ rọi của đèn
LED sử dụng bằng cách điều chỉnh tỷ lệ số lượng bóng chiếu sáng
Red/Blue trong cùng một đĩa gắn các chip LED và khoảng cách, góc
chiếu từ bóng LED đến cây trồng. Bên cạnh đó, thời gian chiếu sáng
cũng được khảo sát để xem xét thời gian chiếu sáng tối ưu.
- Nội dung 2: Xây dựng mô hình nhà màng trồng rau tự động và thiết kế
mạch điều khiển gồm vi mạch điều khiển chính ATMEGA8, module
wifi ESP32 để đẩy dữ liệu lên web hoặc app Blynk, giúp người sử dụng
điều khiển các thông số tự động.

4. Cấu trúc của đồ án


Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đồ án này gồm 3 Chương chính với nội
dung trình bày các vấn đề như sau

Chương 1: Tổng quan đề tài. Chương này giới thiệu chung về khái niệm
nhà màng và sự ra đời của hệ thống trồng rau trong nhà. Những kiến thức
chung về các nhân tố tự nhiên và đặc biệt là điều kiện chiếu sáng ảnh hưởng
đến đặc điểm sinh lý của cây trồng. Một số nghiên cứu trong nước và trên thế
giới đã thực hiện khi sử dụng đèn LED làm nguồn chiếu sáng trồng cây trong
nhà.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương này tập chung đưa ra các lý thuyết cơ


sở về quang hợp và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây trồng
như là độ rọi, quang phổ ánh sáng và quang kì ,nhiệt độ , độ ẩm…

Chương 3: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống trồng cây tự động sử
dụng led xanh và led đỏ. Trong phần này, tiến hành thí nghiệm nhằm khảo sát
một số các thông số quang học ảnh hưởng lên cây trồng bao gồm tỷ lệ chiếu
sáng, độ rọi và thời gian chiếu sáng để tìm các nghiệm thức, bề rộng vùng
quang phổ phù hợp với sự phát triển cho cây trồng. từ đó sẽ mô tả chi tiết quy
trình thiết kế và xây dựng

Chương 4: Đánh giá, kết luận và định hướng phát triển trong tương
lai. Thảo luận những kết quả đạt được và đưa ra đánh giá về kinh tế (chi phí lắp
đặt). Đối với một mô hình có tính ứng dụng trong sản xuất thì yếu tố chi phí là
vấn đề quan trọng cho thấy tính thực tiễn của hệ thống. Đồng thời, đưa ra định
hướng phát triển trong tương lai.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Giới thiệu chung
Các vấn đề nông nghiệp và lương thực luôn được chú trọng bởi nó ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người cũng như môi trường tư nhiên. Ngày
nay, lượng hóa chất nông nghiệp tồn dư trong các sản phẩm nông nghiệp, sản
lượng thu hoạch kém bởi điều kiện thời tiết bất thường, diện tích đất nông
nghiệp giảm được đề cập nhiều trên các diễn về lương thực, thực phẩm. Trong
khi đó, nền khoa học- kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ đã đưa ra phương pháp
giải quyết cũng như bước tiến đột phá trong hệ thống trồng cây tự động, được
ví như nhà máy sản xuất rau “plant-factory” [1]. Khi sản xuất một loại cây
trồng có điều kiện sinh trưởng hạn chế, năng suất có thể được kiểm soát bằng
cách thay đổi các yếu tô môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ khí cacbon
dioxide, công suất chiếu sáng…Trong các thành phần tự nhiên đó, thành phần
ánh sáng được xem là yếu tố tác động nhiều nhất và quan trọng [2]. Trong một
số phương pháp tiến bộ mới như nuôi cấy mô thực vật cũng đi sâu vào cải tiến
tính năng của đèn chiếu sáng [3]. Có thể thấy rằng sự ra đời và ứng dụng của
đèn Diode phát quang mang lại tiềm năng công nghiệp trồng rau trong nhà kính
hơn so với kỹ thuật trên các nguồn chiếu sáng truyền thống, nhưng chỉ mới
thực nghiệm gần đây cho các ứng dụng làm vườn trong công trình [4].

Nhiều khu sản xuất sử dụng đèn LED làm nguồn chiếu sáng chính cho các
phòng nghiên cứu thực vật, phát triển trồng cây in-vitro [5-6]. Diode phát
quang (LED) có nhiều đặc tính tốt như hiệu suát phát quang tốt, băng thông đa
dạng, tiết kiệm điện năng và dải tần số hẹp khác với các loại đèn chiếu sáng
thông thường như đèn huỳnh quang hay đèn sợi đốt có chứa dải bước sóng
rộng, nhiều bước sóng không cần thiết hoặc không thích hợp cho cơ chế sinh
trưởng của cây, kích thước nhỏ và có thể kiểm soát thành phần phổ mong muốn
bởi tính hiệu đầu ra photon tuyến tính với đầu vào dòng điện. Cùng với những
đặc tính trên và chức năng của đèn LED, sự an toàn đối với người dùng được
xem là vấn đề đáng đề cập. Các thành phần cấu tạo LED không chứa các chất
độc hại với con người, chẳng hạn như Thủy ngân, điều kiện hoạt động không
quá phức tạp như nhiệt độ đốt nóng cao, sử dụng môi trường chân không như
trong bóng đèn sợi đốt. Đặc biệt, hệ thống chiếu sáng LED không phát ra thông
lượng ánh sáng cao, ngay cả ở cường độ ánh sáng mạnh, chúng không phát ra
nhiệt bức xạ. Vì chúng là thiết bị chiếu sáng rắn, đèn LED dễ dàng tích hợp vào
hệ thống điều khiển kỹ thuật số cho phép tạo chường trình chiếu sáng phức tạp
về cả cường độ và thành phần quang phổ quá trình quang chu kỳ hoặc với giai
đoạn phát triển của cây [5]. Tuy nhiên, nhìn chung hiệu quả và các ứng dụng
không chỉ phụ thuôc vào chất bán dẫn mà còn phụ thuộc vào thiết kế mô hình
và công nghệ của hệ thống. Mặc dù, hệ đèn LED thiết kế phù hợp với khả năng
cung cấp hiệu suất và tuổi thọ vượt xa bất kỳ nguồn chiếu truyền thống nào,
nhưng khi sử dụng làm nguồn ánh sáng quang tổng hợp, quang định hình hoặc
quang chu kì thì đèn LED cần tính toán nhằm đạt đủ quá sinh sinh hóa mong
muốn trên cây.

Hai loại màu đèn LED được dùng phổ biến là LED BLUE và LED RED. Ánh
sáng đỏ thúc đẩy quá trình nảy mầm và quang hợp, chỉ ra trong công trình [7-
8]. Trong khi đó, ánh sáng từ LED xanh ảnh hưởng đến việc mở khí khổng và
phát triển lục lạp, làm chậm lại hoặc ngăn chặn sự phát triển của cây. Hình
1.1, minh họa hệ thống đèn LED RGB dùng trong chiếu sáng cây trồng.

Hình 1.1. Hệ thống đèn LED trong chiếu sáng cây trồng[1]
Ở nhiều loài thực vật, người ta đã nghiên cứu rằng khả năng lá cây hấp
thụ và năng suất lượng tử của quá trình quang hợp liên quan đến bước sóng
khác nhau. Trên thực tế, ta có thể tạo ra ánh sáng tối ưu hóa khả năng phát triển
của cây bằng cách kết hợp chất lượng ánh sáng với các thông số thành phần
trong nghiên cứu về sự phát triển của thực vật. Tốc độ quang hợp và tốc độ
sinh trưởng của cây trồng sưởi đèn LED được phân tích và thống kê trong [9-
10].

Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời
tiết diễn biến rất phức tạp và khó dự đoán chính xác được. Do đó ảnh hưởng rất
lớn đến chất lượng, năng suất cây trồng. Đa số các trang trại đều sản xuất theo
hướng đại trà, quá trình trồng và chăm sóc, đặc biệt là nguồn ánh sáng dựa vào
kinh nghiệm là chủ yếu, trong khi các khu sản xuất quy mô lớn, áp dụng biện
pháp trồng rau hữu cơ phức tạp, chi phí tốn kém. Vì vậy, các mô hình trồng
như “plant factory” cần nghiên cứu sâu. Bài toán đặt ra các vấn đề về yếu tố
thiết kế mô hình và tính toán hệ thống sao cho chất lượng cũng như chi phí sản
xuất tiết kiệm nhất. Bên cạnh đó, việc vận hành hệ thống cũng cần đơn giản
hóa và tự động hóa.
1.2. Ý nghĩa của đề tài
Như đã đề cập, chiếu sáng bằng đèn LED mang lại hiệu suất năng lượng
sinh học cao, kích thích sự phát triển của cây trồng theo mục đích và nhu cầu
của nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng. Về mặt sinh học, do nguồn nhiệt
sinh ra trong quá trình thắp sáng đèn không nhiều, do đó giảm hiện tượng bốc
hơi cho cây và lượng phân bón sử dụng cũng ít hơn, điều này làm giảm lượng
hóa chất bao gồm thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong các không gian giới
hạn như nhà kính, nhà màng, sử dụng trong quá trình sản xuất cây trồng, hạn
chế tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước, đất canh tác.

Vào mùa đông, tại một số vùng có thời tiết giá lạnh, đèn LED có khả năng
sưởi ấm các loại hoa, duy trì nhiệt độ ổn định cho cây trồng ở vào đúng thời vụ,
có thể kể đến như hoa đào, hoa mai, lan, hoa ly, v.v. Người trồng không cần sử
dụng nhiều các loại hormone tăng trưởng, kích thích cây, giảm thiểu chi phí sản
xuất.

Trên thế giới việc sử dụng đèn LED trong các mô hình sản xuất nông
nghiệp đã và đang được áp dụng phổ biến tại các trang trại với quy mô lớn.
Tuy nhiên ở Việt Nam, do chi phí đầu tư lớn cũng như yêu cầu về kĩ thuật khá
cao nên hầu như công nghệ chiếu sáng này mới dừng lại ở việc xây dựng các
nhà vườn thí điểm phục vụ cho các công trình nghiên cứu khoa học. Đối với
các hộ nông dân chủ yếu vấn sử dụng bóng đèn huỳnh quang (COMPACT) hay
đèn sợi đốt thông thường. Việc nghiên cứu và xây dựng mô hình chiếu sáng
LED nhằm phục vụ cho sản xuất ngay tại các trang trại trồng trọt quy mô vừa
và nhỏ - mức quy mô ở đa số các hộ dân ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng
bởi nó không chỉ cải thiện năng suất, chất lượng nông sản mà còn đáp ứng xu
thế của thế giới là đưa quy trình công nghiệp hóa, tự động hóa vào mọi lĩnh
vực, đặc biệt là nông nghiệp, một trong ngành sản xuất chủ lực và đầy tiềm
năng của Việt Nam.

1.3. Ứng dụng trong thực tế


Ở nước ta, một vài dự án được xây dựng nhằm đẩy mạnh đổi mới thông
qua nghiên cứu Khoa học và công nghệ. Trong đó, dự án “ Nghiên cứu và phát
triển công nghệ sản xuất, thử nghiệm và thương mại hóa sản phẩm LED dùng
trong chiếu sáng nhân tạo cho nông nghiệp công nghệ cao tại thị trường Việt
Nam” với sự hợp tác của công ty cổ phần Rạng Đông đã được đề xuất. Điều
này cho thấy vai trò của công nghệ chiếu sáng mới, cụ thể là LED đang ngày
càng phát triển đối với ngành nông nghiệp. Khá nhiều nghiên cứu trên thế giới
sử dụng đèn LED cho trồng trọt và thủy canh (hình 1.2) hay khảo sát phổ chiếu
sáng thích hợp cho các giống cây trồng khác nhau với điều kiện khí hậu của
từng vùng cũng đã được tiến hành trong thực tế, minh họa trên hình 1.3-1.4.
Hình 1.2. Đèn LED trong nông nghiệp dùng cho trồng trọt và thủy canh

Hình 1.3. Cây trồng được chiếu sáng bởi nguồn LED đủ phổ [19]

Hình 1.4. Cây trồng với LED đỏ/xanh dương

You might also like