You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ 1, NĂM HỌC 2022-2023


MÔN: LỊCH SỬ 10
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Khái niệm Lịch sử được hiểu là
A. những gì đã diễn ra trong quá khứ. B. quá trình xây dựng của một quốc gia.
C. tiến trình của một cuộc chiến tranh. D. quá trình hình thành một vùng đất.
Câu 2. Sử học được hiểu là khoa học nghiên cứu về
A. quá khứ của một quốc gia. B. lịch sử hình thành một dân tộc.
C. quá trình đầu tranh giành độc lập của một vùng đất. D. quá khứ của loài người.
Câu 3: Lịch sử là “quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đối
thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ” (Ét-uốt Ha-lét Ca). Em hiểu về quan điểm này thế
nào?
A. Phản ánh lịch sử là gì.
B. Phản ánh mối quan hệ giữa nhà sử học và hiện thực lịch sử.
C. Phản ánh mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại.
D. Để nhận thức được lịch sử cần có sự tương tác không ngừng giữa nhà sử học, giữa hiện tại với quá khứ.
Câu 4: Hiện thực lịch sử là gì?
A. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.
B. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ của loài người.
C. Là những gì đã xảy ra trong quá khứ mà con người nhận thức được.
D. Là khoa học tìm hiểu về quá khứ.
Câu 5: Những hiểu biết của con người về quá khứ, được tái hiện hoặc trình bày theo những cách khác
nhau được hiểu là
A. nhận thức lịch sử. B. hiện thực lịch sử. C. quan sát lịch sử. D. thông sử.
Câu 6: So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì?
A. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử.
B. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử.
C. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử.
D. Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử.
Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của sử học?
A. Những hiện tượng tự nhiên đã xảy ra trong quá khứ.
B. Quá khứ của một cá nhân hoặc một nhóm, một cộng đồng người.
C. Quá khứ của một quốc gia hoặc của một khu vực trên thế giới.
D. Quá khứ của toàn thể nhân loại được ghi chép, tái hiện lại.
Câu 8: Ý nào dưới đây không thuộc chức năng của sử học?
A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.
B. Rút ra bản chất của các quá trình lịch sử, phát hiện quy luật vận động và phát triển của chúng.
C. Giáo dục tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
D. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
Câu 9: Cho các dữ liệu sau: Là ngôi trường XHCN đầu tiên của vùng Việt Bắc sau cách mạng tháng
Tám; Thành lập năm 1946 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Mang tên nhà trí sĩ yêu nước đã lãnh đạo
cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917. Hãy cho biết tên của ngôi trường này?
A. THPT Ngô Quyền. B. THPT Lưu Nhân Chú.
C. THPT Lương Ngọc Quyến. D. THPT Nguyễn Huệ.
Câu 10: Ý nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ của sử học?
A. Cung cấp tri thức về hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học.
1
B. Truyền bá những giá trị, truyền thống tốt đẹp của lịch sử…

C. Dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại,...


D. Đề ra những chính sách phù hợp để phát triển đất nước.
Câu 11: Điền từ thích hợp vào câu văn sau: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn cần …………..
những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai
A. tìm hiểu và học tập. B. hiểu biết và vận dụng.
C. tìm hiểu và sáng tạo. D. hiểu biết và tôn trọng.
Câu 12: Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch Sử?
A. Học trên lớp. B. Xem phim tài liệu, lịch sử.
C. Tham quan, điền dã. D. Học trong phòng thí nghiệm.
Câu 13: Phải học tập và tìm hiểu lịch sử suốt đời vì
A. nhiều sự kiện lịch sử hiện nay vẫn còn là bí ẩn. B. các sự kiện đã qua không bao giờ lặp lại.
C. giúp bảo tồn đa dạng sinh học. D. đó là cơ hội tốt nhất phát triển kĩ năng sống .
Câu 14: Tham quan các bảo tàng, các khu tưởng niệm, các di tích, hay đơn giản hơn là đọc sách,
truyện, xem phim, nghe các bài hát “đi cùng năm tháng” … là cách để chúng ta
A. trải nghiệm cuộc sống. B. giải toả áp lực công việc.
C. tìm hiểu, học tập lịch sử. D. hiểu hơn về năng lực bản thân.
Câu 15: Giá trị của di sản thường được thể hiện ở những khía cạnh nào?
A. Lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mĩ thuật. B. Lịch sử, Toán học, Vật lí học.
C. Sinh học, kiến trúc, mĩ thuật. D. Hóa học, kiến trúc, mĩ thuật.
Câu 16: Điền từ thích hợp vào câu văn sau: “Với mỗi cộng đồng, dân tộc, hiểu biết về…… chính là
một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó”.
A. Văn hóa. B. Nghệ thuật. C. Lịch sử. D. Xã hội.
Câu 17: Điền từ thích hợp vào câu văn sau: “Lịch sử cung cấp cho con người những thông tin hữu
ích………..về chính con người và xã hội loài người đó. Nhờ đó con người biết được nguồn gốc, tổ tiên
của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại”.
A. Quá khứ. B. Hiện tại. C. Tương lai. D. Ngày mai.
Câu 18: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể có đóng góp gì? 
A. Giữ hiện vật nguyên vẹn và làm tăng giá trị của hiện vật.
B. Tái hiện lại những di sản lịch sử văn hóa.
C. Hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người. 
D. Tu bổ, phục dựng những di sản văn hóa bị xuống cấp. 
Câu 19: Đâu là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của
di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại?
A. Kết quả nghiên cứu của Sử học. B. Sản phẩm nghiên cứu Sinh học.
C. Các công trình khoa học Vật lí. D. Các thành tựu về Toán học.
Câu 20: Nhiệm vụ nào sau đây là nhiệm vụ thường xuyên và và quan trọng hàng đầu trong công tác
quản lí di sản của mỗi quốc gia?
A. Bảo quản, tu bổ. B. Bảo vệ, bảo quản.
C. Tu bổ, phục hồi. D. Bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi.
Câu 21: “Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo
và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau”. Như
vậy, di sản văn hoá không gồm loại nào sau đây?
A. Những sản phẩm được tạo ra trong cuộc sống hiện tại.
B. Di sản văn hoá vật thể.
C. Di sản văn hoá phi vật thể.

2
D. Di sản thiên nhiên hoặc di sản hỗn hợp.

Câu 22: Hoạt động bảo tồn di sản phải đảm bảo những đặc điểm gì?
A. Đảm bảo tính nguyên trạng, “yếu tố gốc cấu thành di tích”, “tính xác thực, “tính toàn vẹn”, “giá trị nổi bật”. 
B. Đảm bảo tính nguyên trạng, “giá trị nổi bật”, mà di tích lịch sử -văn hóa vốn có. 
C. Hiện vật, di tích cần được làm mới, tu bổ để hiện vật không bị mai một, xuống cấp.
D. Đảm bảo di tích hiện vật còn nguyên vẹn, chưa được tu bổ. 
Câu 23: Trong bảo tồn giá trị của di sản, sử học đóng vai trò như thế nào?
A. Thành tựu nghiên cứu của sử học về di sản sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn.
B. Giúp cho việc bảo tồn di sản đạt hiệu quả cao, ít tốn kém.
C. Việc bảo tồn di sản sẽ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại.
D. Đáp ứng thị hiếu của khách du lịch, nâng cao hiệu quả khai thác của di sản.
Câu 24: Trong hoạt động bảo tồn di sản cần phải đảm bảo một số yêu cầu như: tính nguyên trạng, giữ
được yếu tố gốc cấu thành di tích”, đảm bảo tính xác thực”, “giá trị nổi bật” và dựa trên cơ sở các cứ
liệu và phương pháp khoa học,... Các yêu cầu đó thể hiện điểm chung cốt lõi là gì?
A. Cần giữ được tính nguyên trạng của di sản.
B. Cần đảm bảo những giá trị lịch sử của di sản trên cơ sở khoa học.
C. Bảo tồn trên cơ sở phát triển phù hợp với thời đại mới.
D. Phải nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 25: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên góp phần
A. xây dựng truyền thống văn hóa địa phương.
B. tạo nên tính cố kết trong cộng đồng.
C. phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản.
D. phát triển đa dạng các nền văn hóa trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. 
Câu 26: Theo Hướng dẫn thực hiện Công ước di sản thế giới của UNESCO, “Di sản văn hoá, di sản
thiên nhiên” được hiểu là
A. những tài sản giá trị và có thể thay thế của một dân tộc.
B. hình ảnh biểu tượng của một quốc gia, một dân tộc.
C. những tài sản giá trị của cả nhân loại và có thể thay thế.
D. những tài sản giá trị và không thể thay thế, không chỉ của một dân tộc mà còn là của cả nhân loại.
Câu 27: Đối với di sản thiên nhiên, công tác bảo tồn và phát huy giá trị có vai trò như thế nào?
A. Giúp quảng bá di sản để du khách biết đến nhiều hơn.
B. Tăng giá trị khai thác, đem lại lợi nhuận kinh tế cho địa phương.
C. Góp phần phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản.
D. bảo vệ và giữ nguyên hiện trạng của di sản trước tác động của con người.
Câu 28: Trong mối quan hệ tương tác hai chiều, du lịch có vai trò như thế nào đối với việc bảo tồn di tích
lịch sử và di sản văn hoá?
A. Giúp lịch sử của các dân tộc được thế giới biết đến nhiều hơn.
B. Đem lại nguồn lợi kinh tế cao từ phát triển du lịch.
C. Thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hoá, di tích lịch sử của các quốc gia.
D. Đưa hình ảnh của các nước ra ngoài phạm vi lãnh thổ một quốc gia.
Câu 29: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đã và đang bắt gặp lịch sử ở đâu?
A. Trong viện bảo tàng. B. Tại một di tích lịch sử.
C. Trong một bộ phim tư liệu lịch sử. D. Ở khắp mọi nơi.
Câu 30: Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là gì?
A. Phải phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
B. Phải đảm bảo tính thẩm mĩ của di sản.

3
C. Phải đảm bảo giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, vì sự phát triển bền vững.
D. Đảm bảo các yêu cầu quảng bá hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam.
Câu 32: Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi là
A. hiện thực lịch sử. B. lịch sử được con người nhận thức.
C. lịch sử tư tưởng Việt Nam. D. lịch sử kinh tế Việt Nam.
Câu 33: Truyền bá giá trị, truyền thống tốt đẹp, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc… là nhiệm vụ nào
của Sử học?
A. Giáo dục. B. Dự báo. C. Nhận thức. D. Khoa học.
Câu 33: Cung cấp tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách
khách quan , khoa học, chân thực là nhiệm vụ nào của Sử học?
A. Giáo dục. B. Dự báo. C. Nhận thức. D. Khoa học.
Câu 33: Rút ra bản chất của quá trình lịch sử để phát hiện quy luật vận động và phát triển của lịch sử
là chức năng nào của Sử học?
A. Giáo dục. B. Dự báo. C. Nhận thức. D. Khoa học.
Câu 34: Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức; rút ra bải học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại là
chức năng nào của Sử học?
A. Giáo dục. B. Xã hội. C. Nhận thức. D. Khoa học.
Câu 35: Nhận thức lịch sử phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu lịch sử.
B. Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.
C. Nhu cầu đào tạo nhân lực cho giáo dục.
D. Trình độ ngoại ngữ của người tìm hiểu lịch sử.
Câu 36: Nhận thức lịch sử phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.
B. Điều kiện và phương pháp để tìm hiểu lịch sử.
C. Nhu cầu đào tạo nhân lực cho giáo dục.
D. Trình độ ngoại ngữ của người tìm hiểu lịch sử.
Câu 37: Nhận thức lịch sử phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Mức độ phong phú và xác thực của thông tin sử liệu thu thập được.
B. Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương nơi có nguồn sử liệu.
C. Nhu cầu đào tạo nhân lực cho giáo dục. của nhà trường
D. Trình độ, năng lực ngoại ngữ của người tìm hiểu lịch sử.
Câu 38. Yếu tố quan trọng nhất để có được nhận thức lịch sử đúng đắn, khách quan là gì?
A. Mức độ phong phú và xác thực của thông tin sử liệu thu thập được.
B. Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương nơi có nguồn sử liệu.
C. Phụ thuộc vào mục đích, thái độ, đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu lịch sử.
D. Điều kiện và phương pháp để tìm hiểu lịch sử.
Câu 39: Đâu là loại hình di sản văn hóa vật thể ở các tư liệu dưới đây?
A. Nhã nhạc cung đình Huế. B. Hang Sơn Đoòng.
C. Chùa Một Cột. D. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.
Câu 40: Đâu là loại hình di sản văn hóa phi vật thể ở các tư liệu dưới đây?
A. Mộc bản triều Nguyễn. B. Hang Sơn Đoòng.
C. Chùa Một Cột. D. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.
Câu 41: Đâu là loại hình di sản thiên nhiên ở các tư liệu dưới đây?
A. Châu bản triều Nguyễn. B. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
C. Thánh địa Mĩ Sơn. D. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.
Câu 42: Đâu là loại hình di sản văn hóa và thiên nhiên ở các dữ liệu dưới đây?

4
A. Châu bản triều Nguyễn. B. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
C. Thánh địa Mĩ Sơn. D. Quần thể danh thắng Tràng An.
Câu 43: Đâu là loại hình di sản tư liệu ở các tư liệu dưới đây?
A. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.
B. Bia Tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Hà Nội.
C. Thánh địa Mĩ Sơn.
D. Quần thể danh thắng Tràng An.
Câu 44: Khi di sản được bảo tồn và phát huy giá trị sẽ góp phần
A. phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
B. thu hẹp khoảng cách địa lí giữa các vùng miền.
C. đáp ứng được yêu cầu đào tạo nhân lực của giáo dục.
D. phát triển phong trào thể dục thể thao của địa phương.
Câu 45. Cho các dữ liệu sau: Ông là người dùng kế Kế sách “Tiên phát chế nhân”, trực tiếp đưa đại
quân đánh sang đất phương Bắc để phá vỡ âm mưu của giặc năm 1075; chỉ huy quân đánh thắng giặc
Tống trên sông Như Nguyệt, sai người giả làm thần nhân đọc bài thơ “thần” “Nam Quốc Sơn Hà”
khiến cho quân giặc vô cùng khiếp sợ (1077)…Đây là nhân vật lịch sử nào?
A. Ngô Quyền. B. Lê Hoàn. C. Lý Thường Kiệt. D. Trần Quốc Tuấn.
Câu 46. Cho các dữ liệu sau: Đây là hai chị em sinh đôi, con gái quan Lạc tướng Mê Linh; tháng 2
năm Canh Tý ( năm 40) họ đã phất cờ khởi nghĩa để "đền nợ nước, trả thù nhà"; Cuộc khởi nghĩa
thành công, đất nước được hoàn toàn độc lập. Cuộc khởi nghĩa thành công, người chị được suy tôn làm
vua), đóng đô ở Mê Linh…Đó là những nhân vật lịch sử nào?
A. Bà Trưng, Bà Triệu. B. Trưng Trắc, Trưng Nhị.
C. Lê Chân, Trưng Nhị. D. Trưng Trắc, Dương Vân Nga.
Câu 47: Đâu là hiện thực lịch sử ở các tư liệu dưới đây?
A. Sự kiện Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình (ngày 2-9-1945).
B. Bài thơ “Quốc khánh thiêng liêng” của Tác giả: Đỗ Hương.
C. Bộ phim “Sao tháng Tám” của Điện ảnh Việt Nam về đề tài Quốc khánh 2/9/1945.
D. Cuốn sách “"Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập" của tác giả Kiều Mai Sơn.
Câu 48: Đâu là hiện thực lịch sử ở các tư liệu dưới đây?
A. Cột cờ Hà Nội.
B. Bài thơ “Cột cờ Hà Nội” của tác giả Đinh Xuân Tửu.
C. Bài báo: "Cuốn sử sống" dưới chân Cột cờ Hà Nội của tác giả: Đặng Thanh Hà.
D. Phim tài liệu: Cột cờ Hà Nội – Phát sóng trên VTV1 ngày 1-9-2020.
Câu 49: Đâu là lịch sử được con người nhận thức ở các tư liệu dưới đây?
A. Sự kiện năm 1778, vương triều Tây Sơn thành lập.
B. Sự kiện năm 1885, Nguyễn Huệ đánh tan quân Xiêm trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút.
C. Sự kiện năm 1789, Hoàng đế Quang Trung đánh tan 29 vạn quân Thanh trên nước ta.
D. Bộ phim “Tây Sơn hào kiệt” của hãng phim Lý Huỳnh công chiếu năm 2010.
Câu 50: Đâu là lịch sử được con người nhận thức ở các tư liệu dưới đây?
A. Sự kiện Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản vào ngày 6, 9/8/1945.
B. Phóng sự quốc tế: “Thảm kịch ở Hirosima” – Truyền hình Công an nhân dân.
C. Quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" ném xuống thành phố Hirosima.
D. Quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Fat Man" ném xuống thành phố Nagasaki.
II. PHẦN TỰ LUẬN
1. Nêu được sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời. Từ đó, vận dụng kiến thức, bài học lịch
sử để giải thích những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống (ở mức độ đơn giản).
2. Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại:

5
- Vai trò của Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
- Vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch, đồng thời nêu được tác động của
du lịch với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá.
- Vận dụng kiến thức, bài học lịch sử để giải thích những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống (ở
mức độ đơn giản).

You might also like