You are on page 1of 3

Câu 1.

 Khi nấu chè, muốn tốn ít đường mà chè vẫn có độ ngọt, người ta thường
cho thêm một ít muối vào nồi chè. Đó là sự vận dụng của quy luật:
A. Ngưỡng cảm giác.
B. Thích ứng của cảm giác.
C. Tương phản của cảm giác.
D. Chuyển cảm giác.
Câu 2. Trường hợp nào đã dùng từ "cảm giác" đúng với khái niệm cảm giác trong
tâm lí học?
A. Cảm giác day dứt cứ theo đuổi cô mãi khi cô để Lan ở lại một mình trong lúc tinh
thần suy sụp.
B. Cảm giác lạnh buốt khi ta chạm lưỡi vào que kem.
C. Tôi có cảm giác việc ấy xảy ra đã lâu lắm rồi.
D. Khi "người ấy" xuất hiện, cảm giác vừa giận vừa thương lại trào lên trong lòng tôi.
Câu 3. Điều nào dưới đây là sự tương phản?
A. Uống nước đường nếu cho một chút muối vào sẽ cảm giác ngọt hơn nếu không cho
thêm muối.
B. Ăn chè nguội có cảm giác ngọt hơn ăn chè nóng.
C. Khi dấp nước lạnh lên mặt thì độ tinh của mắt người phi công tăng lên.
D. Cả A, B, C.
Câu 4. Những đặc điểm đặc trưng của tri giác là:

1. Một quá trình tâm lí.

2. Phản ánh quy luật của tự nhiên và xã hội.

3. Phản ánh sự vật, hiện tượng theo một cấu trúc nhất định.

4. Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp.

5. Quá trình nhận thức bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh.

Phương án đúng là:


A. 1, 3, 4
B. 2, 3, 5
C. 1, 2, 4
D. 2, 4, 5
Câu 5. Thành phần chính của nhận thức cảm tính là:
A. Cảm giác.
B. Tri giác.
C. Trí nhớ.
D. Xúc cảm.
Câu 6. Khả năng phản ánh đối tượng không thay đổi khi điều kiện tri giác đã thay
đổi là nội dung của quy luật:
A. Tính đối tượng của tri giác.
B. Tính lựa chọn của tri giác.
C. Tính ý nghĩa của tri giác.
D. Tính ổn định của tri giác.
Câu 7. Khi tri giác con người tách đối tượng ra khỏi bối cảnh xung quanh, lấy nó
làm đối tượng phản ánh của mình. Đó là nội dung của quy luật:
A. Tính lựa chọn của tri giác.
B. Tính đối tượng của tri giác.
C. Tính ổn định của tri giác.
D. Tính ý nghĩa của tri giác.
Câu 8. Trong cuộc sống, ta thường thấy có hiện tượng “Yêu nên tốt, ghét nên
xấu” là do:
A. Tính đối tượng của tri giác.
B. Tính lựa chọn của tri giác.
C. Tính ý nghĩa của tri giác.
D. Tính ổn định của tri giác.
Câu 9. Câu thơ của Nguyễn Du: “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” là sự thể
hiện của:
A. Tính ổn định của tri giác.
B. Tính ý nghĩa của tri giác.
C. Tính đối tượng của tri giác.
D. Tổng giác.
Câu 10. Hiện tượng tổng giác thể hiện ở nội dung nào?
A. Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lí của cá thể.
B. Sự phụ thuộc của tri giác vào đặc điểm đối tượng tri giác.
C. Sự ổn định của hình ảnh tri giác.
Câu 1 C
Câu 2 B
Câu 3 A
Câu 4 A
Câu 5 B
Câu 6 D
Câu 7 A
Câu 8 A
Câu 9 D
Câu 10 A
D. Cả A, B, C.

You might also like