You are on page 1of 6

Các hệ đếm dùng với máy tính.

Số học nhị phân


1. Hệ đếm
Để có cơ sở hình dung quá trình xử lí thông tin xảy ra bên trong MTĐT như thế nào,
chúng ta cần có một số kiến thức về hệ đếm nói chung và hệ đếm nhị phân nói riêng.
Hệ đếm được hiểu như tập các kí hiệu và quy tắc sử dụng tập kí hiệu đó để biểu diễn và
xác định giá trị các số.
Chúng ta thường sử dụng hệ đếm thập phân. Hệ thập phân dùng mười ký hiệu là các chữ
số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Trong hệ đếm này giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí
của nó trong biểu diễn. Ví dụ, trong số 545, chữ số 5 ở hàng đơn vị chỉ 5 đơn vị trong khi
đó chữ số 5 ở hàng trăm chỉ 500 đơn vị. Hệ đếm mà giá trị của các kí hiệu trong biểu diễn
số phụ thuộc vào vị trí được gọi là hệ đếm theo vị trí.
Số lượng các chữ số được sử dụng (10 chữ số) gọi là cơ số của hệ đếm. Quy tắc tính giá
trị là mỗi đơn vị ở một hàng bất kỳ có giá trị bằng 10 đơn vị của hàng kế cận bên phải.
Do đó, giá trị của một biểu diễn có thể viết dưới dạng một đa thức của cơ số.
Ví dụ. 536,4 = 5. 10 2 + 3. 10 1 + 6. 10 0 + 4. 10 -1
Hệ đếm thập phân chỉ là một trường hợp riêng khi chọn cơ số là 10. Thực ra, bất kì một
số tự nhiên b nào lớn hơn 1 đều có thể chọn làm cơ số cho hệ đếm. Các kí hiệu được
dùng cho hệ đếm đó sẽ là ký hiệu đại diện cho các giá trị: 0, 1..., b-1. Nếu một số N trong
hệ đếm cơ số b có biễu diễn là :
N = dnd n-1 d n-2... d 1 d 0, d -1 d -2... d -m thì giá trị của N được tính theo công thức :
N = dn bn + dn-1 bn-1 +... + d0 b0 + d-1 b-1 +... + d-m b-m
Ở đây các di thỏa mãn điều kiện 0  di < b còn n là số lượng các chữ số bên trái, và m là
số lượng các chữ số bên phải dấu phân chia phần nguyên và phần lẻ của số N. Có thể
chứng minh được rằng với mỗi số tự nhiên N có và có duy nhất một cách biểu diễn N
dưới dạng đa thức theo luỹ thừa của b.
Ví dụ số 17 trong hệ đếm cơ số 3 có biểu diễn là 122 vì
17 = 1. 32 + 2. 31+ 2. 30
Trong tin học người ta thường dùng một số hệ đếm sau đây:
 Hệ đếm nhị phân là hệ đếm cơ số 2 với hai chữ số là 0 và chữ số 1
 Hệ đếm cơ số mười sáu còn gọi là hệ Hexa. Hệ Hexa sử dụng các kí hiệu :
0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F.
Trong các trường hợp cần thiết, để phân biệt số được biểu diễn ở hệ đếm cơ số nào người
ta viết thêm cơ số nhỏ ở phía sau giống như viết chỉ số dưới. Ví dụ.
1012, 516.
Sau đây là 16 số nguyên đầu tiên ở các hệ đếm 10, 2 và 16

Biểu diễn của các số từ 0 tới 15 trong các hệ nhị phân và 16


Thập Nhị phân Hệ16 Thập Nhị phân Hệ16
phân phân
0 0 0 8 1000 8
1 1 1 9 1001 9
2 10 2 10 1010 A
3 11 3 11 1011 B
4 100 4 12 1100 C
5 101 5 13 1101 D
6 110 6 14 1110 E
7 111 7 15 1111 F

2. Hệ nhị phân
Hệ nhị phân có thể gọi là Cơ số 2:
- 2 chữ số nhị phân: 0 và 1
- chữ số nhị phân gọi là bit (binary digit)
- Bit là đơn vị thông tin nhỏ nhất
- Byte = 8bit
số thuộc hệ nhị phân là loại dữ liệu duy nhất mà máy tính có thể hiểu được. Tuy nhiên
con người không sử dụng hệ thống số liệu này trong cuộc sống thông thương mà sử dụng
số ở hệ thập phân. Vậy làm cách nào để ta có thể quy đổi số ở hai hệ này?
- Phương pháp chia 2:

-
- Phân tích thành tổng các số mũ của 2:
Bài 2. Mạch logic

Hệ nhị phân có rất nhiều ứng dụng, trong đó ứng dụng lớn nhất là trong các phép toán
logic. Trong đó 1 tương ứng với giá trị ĐÚNG (TRUE), và 0 tương ứng với giá trị SAI
(FALSE).
Các phép toán logic cơ bản có thể kể đến như AND, OR, NOT…

Cổng logic là mạch điện thực hiện một hàm Boole (Có kết quả là 0 hoặc 1). Có nghĩa là, nó thực
hiện một phép toán logic trên một hoặc nhiều logic đầu vào, và tạo ra một kết quả logic ra duy
nhất, với thời gian thực hiện lý tưởng hóa là không có trễ.

Các cổng đơn giản nhất có số ngõ vào tối thiểu của phép toán (1 hoặc 2) đôi khi được hiểu là
cổng logic cơ bản. Đó là 8 cổng: cổng Đệm, cổng NOT (đảo), cổng OR, cổng AND, cổng NOR,
cổng NAND, cổng XOR, cổng XNOR. Các cổng phức hợp thì nhiều ngõ hơn. Gắn với cổng là
bảng chân lý theo đại số Boole.

Tín hiệu được xử lí qua các mạch logic có thể biểu diễn như sau:

You might also like