You are on page 1of 67

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN

BÀI GIẢNG

TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG

GV: Vũ Quang Huy

1
TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
• Phân phối tiết học
- Lý thuyết: 36 tiết
- Thực hành/Thảo luận: 9 tiết
• Đánh giá kết quả
- Dự lớp/Thực hành/Thảo luận/Bài tập: 10%
- Kiểm tra giữa kỳ: 30%
- Thi cuối kỳ: 60%
Chú ý:
Sinh viên nghỉ quá 40% số tiết của học phần
sẽ không được dự thi và phải học lại
2
MỤC TIÊU
Học phần cung cấp cho sinh:
+ Những kiến thức đại cương về máy tính điện tử, hệ
điều hành (HĐH Windows).
+ Những kiến thức đại cương về soạn thảo văn bản
(Microsoft word), bảng tín điện tử (Mircrosoft Excel) và
mạng máy tính.
+ Giúp sinh viên có thể sử dụng phục vụ cho học tập,
nghiên cứu khoa học,…

3
NỘI DUNG

Chương 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC

Chương 2. HỆ ĐIỀU HÀNH CHO MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

Chương 3. HỆ SOẠN THẢO VĂN BẢN MICROSOFT WORD

Chương 4. BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ MICROSOFT EXCEL

Chương 5. MẠNG MÁY TÍNH

4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Thu Thủy – Giáo trình tin học đại cương –
NXB Thống kê, 2014.
2. Bùi Thế Tâm – Giáo trình tin học cơ sở - NXB Giao thông
vận tải, 2006.
3. Hàn Viết Thuận – Giáo trình tin học đại cương – NXB Thống
Kê, 2004
4. Vũ Nhật Minh – Microsoft Word 2007 - Những Kiến Thức
Cơ Bản Soạn Thảo Và Trình Bày Văn Bản – NXB Giao
thông Vận tải, 2007.
5. Võ Đăng Khoa- Giáo trình MS Excel 2007- NXB Giao thông
Vận tải, 2007
6. Microsoft, MS Word step by step and MS Excel step by
step, 2007.
5
Chương 1. Những khái niệm cơ bản của
tin học
1.1. Thông tin trong máy tính điện tử
1.1.1. Khái niệm chung về thông tin
1.1.2. Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử
1.2. Tin học
1.2.1. Khái niệm chung về tin học
1.2.2. Ứng dụng của tin học
1.3. Máy tính điện tử
1.3.1. Quy trình xử lý thông tin bằng máy tính điện tử
1.3.2. Sơ đồ cấu trúc của máy tính điện tử
1.4. Thuật toán và ngôn ngữ lập trình
1.4.1. Khái niệm thuật toán
1.4.2. Khái niệm chương trình và ngôn ngữ lập trình
1.4.3. Quy trình giải bài toán trên máy tính điện tử
6
1.1. Thông tin trong máy tính điện tử
1.1.1. Khái niệm chung về thông tin
 Khái niệm: Thông tin là sự hiểu biết của con người về
một sự kiện, một hiện tượng nào đó thu thập được qua
học tập, nghiên cứu, trao đổi, truyền thụ, cảm nhận…
Thông tin có thể hiểu là các bản tin hay thông báo nhằm
mang lại sự hiểu biết nào đó cho đối tượng nhận tin.
 Thông tin được truyền tải qua các môi trường vật lý khác
nhau như ánh sáng, sóng âm, sóng điện từ…Thông tin
được ghi trên các phương tiện hữu hình như văn bản
trên giấy, băng ghi âm, ghi hình, đĩa cứng…được gọi là
vật mang tin
7
1.1. Thông tin trong máy tính điện tử
1.1.1. Khái niệm chung về thông tin
 Thông tin được biểu diễn trong máy tính bằng các tín
hiệu vật lý, và khi quy ước biểu diễn này sẽ là một dãy
các bít nhị phân.
 Dữ liệu (Data): là hình thức thể hiện của thông tin trong
mục đích thu thập, lữu trữ và xử lý.
- Dữ liệu là đối tượng xử lý của máy tính
- Thông tin luôn mang một ý nghĩa xác định còn dữ liệu là
các dữ kiện không có ý nghĩa rõ ràng nếu nó không được
tổ chức và xử lý
8
1.1. Thông tin trong máy tính điện tử
1.1.2. Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử
1.1.2.1. Hệ đếm trong máy tính
- Là tập hợp các ký hiệu và qui tắc sử dụng tập ký hiệu đó
để biểu diễn và xác định các giá trị các số. Mỗi hệ đếm có
một số ký số (digits) hữu hạn. Tổng số ký số của mỗi hệ
đếm được gọi là cơ số (base hay radix), ký hiệu là q.
- Hệ đếm cơ số q ( q ≥ 2, q nguyên dương) có tính chất:
+ Có q ký số để thể hiện giá trị số. Ký số nhỏ nhất là 0 và
lớn nhất là q-1
+ Giá trị vị trí thứ n trong một số bằng cơ số q lũy thừa n:
qn
9
1.1. Thông tin trong máy tính điện tử
1.1.2.1. Hệ đếm trong máy tính (tiếp)
- Hệ đếm cơ số q ( q ≥ 2, q nguyên dương) có tính chất:
+ Biểu diễn một số N hệ cơ số q:
n
N ( q )   ai .q i  an .q n  an1.q n1  ...  a1.q1  a0 .q 0  a1.q 1  ...  am .q m
i  m

Trong đó:
n: vị trí của ký số trong phần nguyên tính từ dấu phẩy sang trái
m: vị trí của ký số phần thập phân tính từ dấu phẩy sang phải
a: hệ số của cơ số q

10
1.1. Thông tin trong máy tính điện tử
1.1.2.1. Hệ đếm trong máy tính (tiếp)
 Một hệ đếm thường có các đặc trưng sau:
+ Thể hiện một tập các số có ích ( ví dụ như các số nguyên,
hoặc các số hữu tỉ)
+ Tất cả các số đều có duy nhất một cách biểu diễn (hoặc ít
nhất có một chuẩn để biểu diễn số đó)
+ Phản ánh được cấu trúc toán học trong các con số
Ví dụ:
Hệ thập phân thể hiện số hữu tỉ: 5.35 có thể viết thành
5.350 hoặc 5.3500…
11
1.1. Thông tin trong máy tính điện tử
1.1.2.1. Hệ đếm trong máy tính (tiếp)
- Trên thực tế con người đã sử dụng hai loại hệ đếm: hệ
đếm định vị và hệ đếm không định vị
+ Hệ đếm không định vị: giá trị của các kí hiệu được biểu
diễn trong số không phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
Ví dụ hệ đếm la mã: X là 10, XX là 20
+ Hệ đếm định vị: giá trị của các kí hiệu được biểu diễn
trong số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. Ví dụ: 999
 Trong tin học chỉ dùng hệ đếm định vị

12
1.1. Thông tin trong máy tính điện tử
1.1.2.1. Hệ đếm trong máy tính (tiếp)
a. Hệ đếm thập phân (Dicemal system, q = 10)
- Còn gọi là hệ đếm cơ số 10 gồm 10 ký số theo ký hiệu: 0,
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
- Mỗi đơn vị ở một hàng bất kỳ có giá trị bằng 10 đơn vị của
hàng kế cận bên phải. Như vậy vị trí của số ảnh hưởng đến
giá trị của nó. n
- Dạng tổng quát: N (10 )   ai .10
i  m
i

- Ví dụ: Số 524.68 biểu diễn như sau:


5 *10 2  2 *101  4 *100  6 *10 1  8 *10 2
13
1.1. Thông tin trong máy tính điện tử
1.1.2.1. Hệ đếm trong máy tính (tiếp)
b. Hệ đếm nhị phân (Binary system, q = 2)
- Còn gọi là hệ đếm cơ số 2 gồm 2 ký số là: 0, 1
- Mỗi chữ số nhị phân gọi là BIT (Binary Digit). Hệ nhị phân chỉ có 2
ký số 0 và 1, nên muốn biểu diễn số lớn hơn, hoặc phức tạp hơn
cần kết hợp nhiều bit với nhau.
- Dạng tổng quát: n
N ( 2)   i
a . 2 i

- Ví dụ: Chuyển số 10101 hệ 2i  m


sang hệ 10 là:
10101(2) = 1x24 + 0x23 + 1x22 + 0x21 + 1x20 = 16 + 0 + 4 + 0 + 1 =
21(10)

14
1.1. Thông tin trong máy tính điện tử
1.1.2.1. Hệ đếm trong máy tính (tiếp)
c. Hệ đếm bát phân (Octal system, q = 8 = 23)
-Còn gọi là hệ đếm cơ số q = 8 = 23 tương đương tập hợp 3
chữ số nhị phân (3 bit) biểu diễn 8 số khách nhau 000, 001,
010, 011, 100, 101, 110, 111 tương ứng với 8 số là: 0, 1, 2,
3, 4, 5, 6, 7
n
- Dạng tổng quát: N (8)   i
a .
i  m
8 i

- Ví dụ: Chuyển số 235.64 hệ 8 sang hệ 10 là:


2x82 + 3x81 + 5x80 + 6x8-1 + 4x8-2 = 157. 8125(10)

15
1.1. Thông tin trong máy tính điện tử
1.1.2.1. Hệ đếm trong máy tính (tiếp)
d. Hệ đếm thập lục phân (hexadecimal system, q = 16= 24 )
- Còn gọi là hệ đếm cơ số q = 16 = 24 tương đương tập hợp
4 chữ số nhị phân (4 bit). Gồm 16 ký số là: 10 chữ số 0, 1,
2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 6 chữ cái in A, B, C, D, E, F
n
- Dạng tổng quát:
N (16 )   a .16
i  m
i
i

- Ví dụ: Chuyển số 34F5C(16) hệ 16 sang hệ 10 là:


34F5C(16) = 3x164 + 4x163 + 15x162 + 5x161 + 12x160 =
216294(10)
Chú ý: Một số chương trình quy định viết số hexa phải có chữ
H ở cuối chữ số: số 15 viết là FH
16
1.1. Thông tin trong máy tính điện tử
1.1.2. Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử
1.1.2.2. Chuyển đổi giữa các hệ đếm
a. Đổi một số nguyên từ hệ thập phân sang hệ cơ số q
Lấy phần nguyên trong số thập phân N(10) lần lượt chia cho
q cho đến khi thương số bằng 0. Kết quả số chuyển đổi
sang hệ (q) là các số dư trong phép chia viết ra theo thứ tự
ngược lại.
Ví dụ: Số 12(10) = ?(2). Dùng phép chia 2 liên tiếp, ta có một
loạt các số dư như sau:

17
1.1. Thông tin trong máy tính điện tử
1.1.2.2. Chuyển đổi giữa các hệ đếm (tiếp)
b. Đổi phần thập phân từ hệ thập phân sang hệ cơ số q
Lấy số nguyên thập phân N(10) lần lượt nhân cho q cho đến khi
phần thập phân của tích số bằng 0 hoặc tới khi người dung
không lấy nữa. Kết quả số chuyển đổi N(q) là các số phần
nguyên trong phép nhân viết ra theo thứ tự tính toán.
Ví dụ: Số 0. 6875 (10) = ?(2)
0. 6875 x 2 = 1 . 375
0. 3750 x 2 = 0 . 75
0. 75 x2 =1.5
0. 5 x2 =1.0
Kết quả: 0.6875(10) = 0.1011(2)
18
1.1. Thông tin trong máy tính điện tử
1.1.2.2. Chuyển đổi giữa các hệ đếm (tiếp)
c. Chuyển đổi từ hệ 2 sang hệ 8 và ngược lại
Vì hệ bát phân (q = 8 = 23) nên một số bát phần cần 3 số nhị
phân để biểu diễn
Bát phân Nhị phân Bát phân Nhị phân
0 000 4 100
1 001 5 101
2 010 6 110
3 011 7 111

- Chuyển từ bát phân  nhị phân


- Chuyển từ nhị phân  bát phân
19
1.1. Thông tin trong máy tính điện tử
1.1.2.2. Chuyển đổi giữa các hệ đếm (tiếp)
d. Chuyển đổi từ hệ 2 sang hệ 16 và ngược lại
Vì hệ bát phân (q = 16 = 24) nên một số bát phần cần 4 số
nhị phân để biểu diễn
Thập lục Thập phân Nhị phân Thập lục Thập phân Nhị phân
phân phân
0 0 0000 8 8 1000

1 1 0001 9 9 1001

2 2 0010 A 10 1010

3 3 0011 B 11 1011

4 4 0100 C 12 1100

5 5 0101 D 13 1101

6 6 0110 E 14 1110

7 7 0111 F 15 1111 20
1.1. Thông tin trong máy tính điện tử
1.1.2. Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử
1.1.2.3. Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử
a. Đơn vị đo thông tin
- Đơn vị dùng để đo thông tin gọi là bit (binary digit). Một bit
tương đương với một chỉ thị hoặc một thông báo nào đó về
sự kiện có 1 trong 2 trạng thái là Tắt(Off)/Mở (On) hay
Đúng (True)/Sai (False)
- Sử dụng hai số 0 và 1 để biểu diễn. Với khả năng sử dụng
hai số 0 và 1 là như nhau nên một chỉ thị chỉ gồm một chữ
số nhị phân được xem là đơn vị chứa thông tin nhỏ nhất.
21
1.1. Thông tin trong máy tính điện tử
1.1.2.3. Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử (tiếp)
a. Đơn vị đo thông tin
Trong tin học người ta còn sử dụng các đơn vị đo thông tin
lớn hơn:
Mỗi chuỗi 8 bit được gọi là 1 byte (B)
210 (B) = 1024 (B) = 1 kilobyte (KB)
210 (KB) = 1024 (KB) = 1 Megabyte (MB)
210 (MB) = 1024 (MB) = 1 Gigabyte (GB)
210 (GB) = 1024 (GB) = 1 Tetrabyte (TB)
210 (TB) = 1024 (TB) = 1 Petabyte (PB)
Một từ bao gồm một hay nhiều byte
22
1.1. Thông tin trong máy tính điện tử
1.1.2.3. Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử (tiếp)
b. Mã hóa thông tin
- Mã hóa thông tin là việc chuyển đổi thông tin thông thường
thành dãy các kí hiệu có thể lưu trữ được ở máy tính điện
tử.
- Tất cả các máy tính đều lưu trữ số, chữ cái và các ký tự
khác dưới dạng mã. Mã dùng để biểu diễn các ký tự là mã
nhị phân (binary code) hay còn gọi là bit(binary digit) nhị
phân. Mọi ký tự đều được biểu diễn bằng chuỗi các số 0, 1
- Độ lớn của mã đúng bằng số bít sử dụng để mã hóa thông
tin 23
1.1. Thông tin trong máy tính điện tử
1.1.2.3. Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử (tiếp)
c. Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử
- Dữ liệu trong tin học là các thông tin đưa vào máy tính để
xử lý thường có dạng: dữ liệu dạng số và dữ liệu dạng phi số
( kí tự, hình ảnh, âm thanh…)
- Biểu diễn số:
+ Biểu diễn số nguyên không dấu: là số không có bit dấu.
1byte = 8 bit có thể biểu diễn 28 = 256 số nguyên dương.
+ Biểu diễn số nguyên có dấu: Dùng bít ở hàng đầu tiên bên
trái làm bit dấu (S): 0 là biểu diễn số dương và 1 là biểu diễn
số âm
24
1.1. Thông tin trong máy tính điện tử
1.1.2.3. Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử (tiếp)
c. Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử
- Biểu diễn ký tự:
+ Để biểu diễn ký tự trên máy tính và các phương tiện trao
đổi thông tin khác, người ta lập ra các bộ mã quy ước khác
nhau dựa vào việc chọn tập hợp bao nhiêu bit để diễn tả
một ký tự
+ Bảng mã ASCII: là hệ mã thông dụng hiện nay, dùng 7 bit
hoặc 8 bit để biểu diễn tối đa 128 hoặc 256 ký tự khác nhau
và mã hóa liên tục theo cơ số 16
25
1.1. Thông tin trong máy tính điện tử
1.1.2.3. Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử (tiếp)
c. Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử
+ Bảng mã Unicode: Là bộ mã chuẩn quốc tế, sử dụng 2
byte để mã hóa được 216 = 65536 ký tự. Chúng đang dẫn
thay thế bộ mã truyền thống.

26
1.2. Tin học
1.2.1. Khái niệm chung về tin học
 Tin học: là ngành khoa học nghiên cứu các phương
pháp nhập, xuất, lưu trữ, truyền và xử lý thông tin tự động
trên các phương tiện kỹ thuật và chủ yếu hiện tại là máy
tính điện tử
+ Tin học ( Tin học lý thuyết và tin học ứng dụng)
+ Tin học ( Phần cứng tin học và Phần mềm tin học)

27
1.2. Tin học
1.2.1. Khái niệm chung về tin học (tiếp)
Việc nghiên cứu chính của tin học nhắm vào hai kỹ thuật
phát triển song song:
+ Phần cứng (hardware): nghiên cứu chế tạo các thiết bị,
linh kiện điện tử, công nghệ vật liệu mới... hỗ trợ cho máy
tính và mạng máy tính, đẩy mạnh khả năng xử lý toán
học và truyền thông thông tin.
+ Phần mềm (software): nghiên cứu phát triển các hệ điều
hành, ngôn ngữ lập trình khai thác phần cứng và thực
hiện đáp ứng các bài toán khoa học kỹ thuật, mô phỏng,
điều khiển tự động, tổ chức dữ liệu và quản lý hệ thống
thông tin…

28
1.2. Tin học
1.2.1. Khái niệm chung về tin học
 Công nghệ thông tin: Là tập hợp các phương pháp
khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại –
chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức
khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực
hoạt động của con người và xã hội.
 CNTT là sự kết hợp của công nghệ máy tính với công
nghệ liên lạc viễn thông được thực hiện trên cơ sở công
nghệ vi điện tử.

29
1.2. Tin học
1.2.2. Ứng dụng tin học
 Tin học hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong tất cả
các ngành nghề khác nhau của xã hội từ khoa học kỹ
thuật, y học, kinh tế, công nghệ sản xuất đến khoa học xã
hội, nghệ thuật,... như: Tự động hóa công tác văn phòng,
Thống kê, Công nghệ thiết kế, Giáo dục, Quản trị kinh
doanh, An ninh quốc phòng, …

30
1.3. Máy tính điện tử
1.3.1. Quy trình xử lý thông tin bằng máy tính điện tử

31
1.3. Máy tính điện tử
1.3.1. Quy trình xử lý thông tin bằng máy tính điện tử
 Xử lý thông tin là biến đổi thông tin ở dạng ban đầu thành
thông tin theo yêu cầu
 Quá trình xử lý thông :

Thu thập Lưu trữ Xử lý Truyền tin

 Có 3 hình thức xử lý thông tin


+ Thủ công
+ Bán tự động
+ Tự động

32
1.3. Máy tính điện tử
1.3.1. Quy trình xử lý thông tin bằng máy tính điện tử
 Quá trình xử lý thông tin bằng máy tính hay bằng con
người đều thực hiện theo một quy trình:
Dữ liệu (data) được nhập ở đầu vào (input). Máy tính sẽ
thực hiện quá trình xử lý nào đó để nhận được thông tin
ở đầu ra (Output). Quá trình nhập dữ liệu, xử lý và xuất
thông tin đều có thể được lưu trữ.

33
1.3. Máy tính điện tử
1.3.1. Quy trình xử lý thông tin bằng máy tính điện tử
Xử lý thông tin chính là sự biến đổi những dữ liệu đầu vào ở
dạng rời rạc thành thông tin đầu ra ở dạng chuyên biệt
phục vụ cho những mục đích nhất định.
Việc xử lý thông tin bằng máy tính điện tử giúp con người
tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức và tăng độ chính
xác trong việc tự động hóa một phần hay toàn phần của
quá trình xử lý thông tin.

34
1.3. Máy tính điện tử
1.3.2. Sơ đồ cấu trúc của máy tính điện tử
 Mỗi loại máy tính có thể có hình dạng hoặc cấu trúc khác
nhau, tùy theo mục đích sử dụng nhưng, một cách tổng
quát, máy tính điện tử là một hệ xử lý thông tin tự động
gồm 2 phần chính: phần cứng và phần mềm.
1.3.2.1. Phần cứng (hardware):
Phần cứng là tất cả các thiết bị, linh kiện điện tử được kết
nối với nhau theo một thiết kế đã định trước. Phần cứng
bao gồm 3 phần chính:
- Khối nhập/xuất (Input/Output).
- Bộ nhớ (Memory).
- Bộ xử lý trung tâm (CPU - Central Processing Unit).
35
1.3. Máy tính điện tử
1.3.2.1. Phần cứng (hardware) (tiếp):
Cấu trúc phần cứng máy tính:

36
1.3. Máy tính điện tử
1.3.2.1. Phần cứng (hardware) (tiếp):
a. Khối nhập/xuất
Khối nhập (Input): Dùng để đưa dữ liệu và chương trình
vào bộ nhớ của máy tính điện tử. Thường là các loại thiết
bị: bàn phím, máy quét, micro, máy đọc mã vạch, mã số…
Khối xuất (Output): Dùng để đưa thông tin từ bộ nhớ ra
ngoài. Thường là các thiết bị: màn hình, máy in, máy vẽ…

37
1.3. Máy tính điện tử
1.3.2.1. Phần cứng (hardware) (tiếp):
b. Bộ nhớ
Là thiết bị lữu trữ thông tin trong quá trình máy tính xử lý.
Gồm bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài
Bộ nhớ trong gồm: ROM và RAM

- ROM (Read Only Memory) là bộ nhớ chỉ đọc thông tin,


dùng để lưu trữ các thông số kỹ thuật, chương trình điều
khiển việc nhập xuất cơ sở. Thông tin được lưu trên ROM
thường xuyên ngay cả khi mất điện.
- RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ truy xuất ngẫu
nhiên, dùng để chứa chương trình, dữ liệu và kết quả giải
các bài toán. Thông tin sẽ mất đi khi tắt máy hoặc mất điện.
38
1.3. Máy tính điện tử
1.3.2.1. Phần cứng (hardware) (tiếp):
c. Bộ xử lý trung tâm (CPU)
CPU là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của máy tính.
CPU được đặc trưng bởi 2 yếu tố: Tốc độ xử lý, số lượng
thông tin được xử lý đồng thời
CPU có 3 bộ phận chính:
- Khối điều khiển (CU – Control Unit): Quản lý và điều
hành mọi hoạt động của toàn bộ hệ thống.
- Khối tính toán (ALU - Arithmetic-Logic Unit): Thực hiện
các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia,..), logic (AND,
OR, NOT, XOR), và các phép tính quan hệ (so sánh).

39
1.3. Máy tính điện tử
1.3.2.1. Phần cứng (hardware) (tiếp):
c. Bộ xử lý trung tâm (CPU)
- Các thanh ghi (Registers): Được gắn chặt vào CPU bằng
các mạch điện tử làm nhiệm vụ bộ nhớ trung gian. Các
thanh ghi mang các chức năng chuyên dụng giúp tăng tốc
độ trao đổi thông tin trong máy tính.
Ngoài ra, CPU còn được gắn với một đồng hồ (clock) hay
còn gọi là bộ tạo xung nhịp. Tần số đồng hồ càng cao thì
tốc độ xử lý thông tin càng nhanh. Thường thì đồng hồ
được gắn tương xứng với cấu hình máy và có các tần số
dao động là 1 GHz, 1.4 GHz, ... hoặc cao hơn.

40
1.3. Máy tính điện tử
1.3.2.1. Phần cứng (hardware) (tiếp):
d. Máy vi tính
Là máy tính điện tử ở thế hệ thứ 3 (1965 -1974).

41
1.3. Máy tính điện tử
1.3.2.1. Phần cứng (hardware) (tiếp):
d. Máy vi tính
Ngoài các thành phần cơ bản máy vi tính còn có một số bộ
phận:
Bộ nhớ ngoài: Dùng cho máy vi tính là thiết bị để lưu trữ
thông tin với dung lượng lớn, thông tin không bị mất khi
không có điện. Có thể cất giữ hoặc di chuyển bộ nhớ ngoài
độc lập với máy tính.
- Đĩa quang (Compact disk): là thiết bị phổ biến dùng để
lưu trữ các phần mềm mang nhiều thông tin, hình ảnh, âm
thanh và thường được sử dụng trong các phương tiện đa
truyền thông. Hai loại phổ biến là: đĩa CD (dung lượng
khoảng 700 MB) và DVD (dung lượng khoảng 4.7 GB).
42
1.3. Máy tính điện tử
1.3.2.1. Phần cứng (hardware) (tiếp):
- Đĩa cứng (hard disk): Phổ biến là đĩa cứng có dung
lượng 120GB, 160GB, 320GB, 500GB hoặc lớn hơn nữa.
- Các loại bộ nhớ ngoài khác như: thẻ nhớ (Memory
Stick, Compact Flash Card), USB Flash Drive có dung
lượng phổ biến là 1GB, 2GB, 4GB, 8GB, …
- Đĩa mềm (Floppy disk) : là loại đĩa đường kính 3.5 inch
dung lượng 1.44 MB.

43
1.3. Máy tính điện tử
1.3.2.1. Phần cứng (hardware) (tiếp):
Các thiết bị nhập

- Bàn phím: là thiết bị nhập dữ liệu và câu lệnh, bàn phím


máy vi tính phổ biến hiện nay là một bảng chứa 104 phím
có các tác dụng khác nhau.
+ Nhóm phím đánh máy: gồm các phím chữ, phím số và
phím các ký tự đặc biệt (~, !, @, #, $, %, ^,&, ?, ...).
+ Nhóm phím chức năng (function keypad): gồm các phím
từ F1 đến F12 và các phím như    , phím PgUp,
PgDn, Insert, Delete, Home, End
+ Nhóm phím số (numeric keypad) như NumLock (cho các
ký tự số) từ 0 đến 9.
44
1.3. Máy tính điện tử
1.3.2.1. Phần cứng (hardware) (tiếp):
Các thiết bị nhập

- Chuột: Di chuyển trên một tấm phẳng theo hướng nào thì
dấu nháy hoặc mũi tên trên màn hình sẽ di chuyển theo
hướng đó tương ứng với vị trí của của viên bi hoặc tia sáng
(optical mouse) nằm dưới bụng của nó. Một số máy tính có
con chuột được gắn trên bàn phím.
- Máy quét hình (Scanner): là thiết bị dùng để nhập văn
bản hay hình vẽ, hình chụp vào máy tính. Thông tin trên
giấy sẽ được quét thành các tín hiệu số tạo thành các tập
tin ảnh (image file).

45
1.3. Máy tính điện tử
1.3.2.1. Phần cứng (hardware) (tiếp):
Các thiết bị xuất

- Màn hình (Screen hay Monitor): là thiết bị xuất chuẩn,


dùng để thể hiện thông tin cho người sử dụng xem. Thông
tin được thể hiện ra màn hình bằng phương pháp ánh xạ bộ
nhớ (memory mapping), với cách này màn hình chỉ việc đọc
liên tục bộ nhớ và hiển thị (display) bất kỳ thông tin nào hiện
có trong vùng nhớ ra màn hình.
- Máy in (Printer): là thiết bị xuất để đưa thông tin ra giấy.
Máy in phổ biến hiện nay là loại máy in ma trận điểm (dot
matrix) loại 24 kim, máy in phun mực, máy in laser trắng
đen hoặc màu.

46
1.3. Máy tính điện tử
1.3.2.1. Phần cứng (hardware) (tiếp):

47
1.3. Máy tính điện tử
1.3.2.2. Phần mềm (Software):
a. Khái niệm
Phần mềm là các chương trình có chức năng điều khiển,
khai thác phần cứng và thực hiện đáp ứng mọi yêu cầu của
người sử dụng.
Phần mềm luôn được phát triển, sử đổi bổ sung thường
xuyên cho phù hợp với phần cứng cũng như những yêu cầu
của người sử dụng.

48
1.3. Máy tính điện tử
1.3.2.2. Phần mềm (Software) (tiếp):
b. Phân loại
Có 2 loại phần mềm cơ bản
Phần mềm hệ thống (Operating System Software):

- Là các chương trình điều hành toàn bộ hoạt động của hệ


thống máy tính. Gồm một bộ các câu lệnh để chỉ dẫn phần
cứng máy tính và các phần mềm ứng dụng làm việc với
nhau.
- Phần mềm hệ thống phổ biến hiện nay ở Việt nam là MS-
DOS, LINUX, Windows, Mac, Androi...
- Phần mềm hệ thống cũng được chia ra nhiều loại theo các
tiêu chí: đơn nhiệm, đa nhiệm, xử lý mạng, người dùng…
49
1.3. Máy tính điện tử
1.3.2.2. Phần mềm (Software) (tiếp):
b. Phân loại
Phần mềm ứng dụng (Application Software):

- Là các chương trình tiện ích phục vụ nhu cầu người sử


dụng
- Phần mềm ứng dụng rất phong phú và đa dạng, bao gồm
những chương trình được viết ra cho một hay nhiều mục
đích ứng dụng cụ thể như soạn thảo văn bản, tính toán,
phân tích số liệu, tổ chức hệ thống, bảo mật thông tin, đồ
họa, chơi games…

50
1.4. Thuật toán và ngôn ngữ lập trình
1.4.1. Khái niệm thuật toán
1.4.1.1. Bài toán
Vấn đề được xem như những vướng mắc cần giải quyết. Vấn
đề được biểu diễn dưới dạng bài toán, có điều kiện ban đầu
và kết quả cần đạt tới.
AB
A: Là giải thiết hay điều kiện ban đầu
B: Là kết luận hay kết quả cần đạt tới
: Là suy luận hay là phương pháp giải quyết bài toán
Bài toán trong tin học: Là việc nào đó ta muốn máy tính thực
hiện.

51
1.4. Thuật toán và ngôn ngữ lập trình
1.4.1. Khái niệm thuật toán
1.4.1.2. Khái niệm thuật toán
Thuật toán là một tập hợp hữu hạn các bước công việc
được viết theo một trình tự nhất định để giải quyết một loạt
bài toán hay nhiệm vụ nào đó.
Thuật toán có 4 tính chất sau
- Tính xác định: Kết quả của thuật toán luôn luôn cho cùng
một kết quả nếu chúng có cùng bộ dữ liệu vào.
- Tính dừng: áp dụng thuật toán cho một bộ dữ liệu cụ thể
thì sau hữu hạn bước thực hiện thuật toán sẽ cho kết quả
và kết thúc.

52
1.4. Thuật toán và ngôn ngữ lập trình
1.4.1. Khái niệm thuật toán
1.4.1.2. Khái niệm thuật toán (tiếp)
- Tính phổ dụng: Thuật toán không chỉ áp dụng cho một bài
toán nhất định mà có thể áp dụng cho một lớp các bài toán có
đầu vào tương tự nhau.
- Tính đúng đắn: Thuật toán phải luôn cho ra kết quả đúng
cần tìm với các bộ dữ liệu khác nhau.

53
1.4. Thuật toán và ngôn ngữ lập trình
1.4.1. Khái niệm thuật toán
1.4.1.2. Khái niệm thuật toán (tiếp)
Ví dụ: Thuật toán giải phương trình bậc nhất ax+b =0, ta đi
qua các bước:
Bước 1: Nhập vào 2 hệ số a và b
Bước 2: Xét điều kiện a = 0 ? Nếu đúng a = 0 thì đi đến
bước 3. Nếu không, a ≠ 0 thì đi đến bước 4.
Bước 3: Xét điều kiện b = 0 ? Nếu b = 0, thì báo phương
trình vô số nghiệm, đi đến bước 5. Nếu b ≠ 0, phương trình
vô nghiệm, đi đến bước 5.
Bước 4: Thông báo phương trình có 1 nghiệm duy nhất x =
-b/a
Bước 5: Dừng thuật toán. 54
1.4. Thuật toán và ngôn ngữ lập trình
1.4.1. Khái niệm thuật toán
1.4.1.2. Khái niệm thuật toán (tiếp)
Sơ đồ khối:

- Sơ đồ khối dạng tuần tự: thể hiện thuật toán gồm n khối mà khi thực hiện thuật toán với một bộ dữ liệu cụ thể sẽ lần lượt thực hiện từ
khối đầu tiên đến khối cuối cùng theo thứ tự
- Sơ đồ khối dạng rẽ nhánh: thể hiện thuật toán gồm n nhánh mà khi thực hiện thuật toán với một bộ dữ liệu cụ thể sẽ thực hiện một trong
n nhánh thôi.

55
1.4. Thuật toán và ngôn ngữ lập trình
1.4.1. Khái niệm thuật toán
1.4.1.2. Khái niệm thuật toán (tiếp)
Sơ đồ khối:
- Sơ đồ khối dạng chu trình: thể hiện thuật toán gồm n khối mà
khi thực hiện thuật toán với một bộ dữ liệu cụ thể sẽ có một số
khối lặp đi lặp lại nhiều lần phụ thuộc và một điều kiện nào đó
vẫn thỏa mãn.
 Trên thực tế thường dùng hỗn hợp cả 3 dạng trên để giải
bài toán.

56
1.4. Thuật toán và ngôn ngữ lập trình

57
1.4. Thuật toán và ngôn ngữ lập trình
Ví dụ:
Bước 1: Nhập các số N, a1, a2,…an
Bước 2: S = 0, i =1
Bước 3: Nếu i > N thì in ra S và kết thúc
Bước 4: Nếu ai >0 thì S = S+ai
Bước 5: i = i +1 quay lại bước 3
Bước 6 In giá trị S
Nhập N, a1, a2,a3 , a4, a5 là 5, -7, 8, 13, -4, 5 thì kết
quả là mấy.

58
Cho một thuật toán như sau:
Bước 1: Nhập các số N, a1, a2, …, aN
Bước 2: T=0, i=1
Bước 3: Nếu ai<7 thì T= T-ai
Bước 4: i:=i+1
Bước 5: Nếu i<=N quay trở lại bước 3.
Bước 6: In giá trị T
Nếu khi thực hiện thuật toán, ta nhập lần lượt N, a 1,
a2, a3, a4 là 4, 7, 5, 3,-4 thì kết quả kết xuất là:

59
Bước 1: Nhập các số a,b,c
Bước 2: a:=c; c:=b; b:=a
Bước 3: In a,b,c
Bước 4: Kết thúc
Nếu khi ta thực hiện thuật toán, ta nhập các giá trị
tương ứng a,b,c là 7,8,9 thì kết quả in ra là gì?

60
1.4. Thuật toán và ngôn ngữ lập trình
1.4.2. Khái niệm chương trình và ngôn ngữ lập trình
1.4.2.1. Khái niệm chương trình
- Máy tính hoạt động được là nhờ các lệnh đã được mã hóa
trong nó.
 Lệnh là một chỉ thị cho máy tính để theo đó máy tính có
thể thực hiện một cách tự động.
- Chương trình là một tập hợp các lệnh để thể hiện một
thuật toán giải quyết một bài toán hay một nhiệm vụ nào đó.

61
1.4. Thuật toán và ngôn ngữ lập trình
1.4.2. Khái niệm chương trình và ngôn ngữ lập trình
1.4.2.1. Khái niệm chương trình
Hoặc: Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được
thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ
dạng nào khác được sắp xếp theo một trật tự định trước
nhằm hướng dẫn máy tính thực hiện các thao tác, hành
động cần thiết để đáp ứng một mục tiêu đã định trước của
con người.

62
1.4. Thuật toán và ngôn ngữ lập trình
1.4.2. Khái niệm chương trình và ngôn ngữ lập trình
1.4.2.1. Khái niệm ngôn ngữ lập trình
Là ngôn ngữ dùng để diễn tả thuật toán sao cho máy tính
hiểu và thực hiện được. Có 3 loại NNLT:
- Ngôn ngữ máy: là ngôn ngữ chương trình được viết dưới
dạng nhị phân hoặc ở dạng hexa mà máy tính có thể hiểu
được một cách trực tiếp và thực hiện được.
- Hợp ngữ: Là ngôn ngữ cấp thấp mà con người có thể sử
dụng được để viết chương trình. Nhưng chúng phụ thuộc
chặt chẽ vào kiến trúc của máy tính. Ví dụ Assembly

63
1.4. Thuật toán và ngôn ngữ lập trình
1.4.2. Khái niệm chương trình và ngôn ngữ lập trình
1.4.2.1. Khái niệm ngôn ngữ lập trình
- Ngôn ngữ bậc cao: Là ngôn ngữ mà câu lệnh của nó gần
với ngôn ngữ tự nhiên và không phục thuộc vào một loại
máy cụ thể nào. Chương trình viết trên ngôn ngữ bậc cao
phải được chuyển đổi thành chương trình trên ngôn ngữ
máy mới có thể thực hiện được.
Phải sử dụng một chương trình dịch để chuyển đổi.
 Lập trình bằng ngôn ngữ bậc cao dễ viết hơn vì các lệnh
được mã hóa gần với ngôn ngữ tự nhiên. Lập trình trên
ngôn ngữ máy rất khó, thường các chuyên gia lập trình mới
lập trình được.

64
1.4. Thuật toán và ngôn ngữ lập trình
1.4.3. Quy trình giải bài toán trên máy tính điện tử
Đề giải quyết một bài toán trên máy tính điện tử, cần qua
các giai đoạn:
- Xác định bài toán: Phải xác định mục đích bài toán, xác
định dữ liệu vào, xác định cách xử lý và dữ liệu đưa ra.
- Chọn phương pháp giải: Giải bài toán có nhiều cách giải
khác nhau, phải chọn phương pháp nào tối ưu nhất.
- Viết thuật toán giải bài toán: Viết thuật toán giải bài toán
bằng sơ đồ khối.
- Lập trình giải bài toán: Chọn ngôn ngữ lập trình thích hợp
để thể hiện thuật toán thành chương trình.

65
1.4. Thuật toán và ngôn ngữ lập trình
1.4.3. Quy trình giải bài toán trên máy tính điện tử
- Thử nghiệm chương trình: Thực hiện chương trình với
những bộ dữ liệu giả định và đánh giá kết quả.
- Cài đặt và hướng dẫn sử dụng chương trình.
 Trong các bước trên, việc thiết kế thuật toán là giai đoạn
quan trọng nhất

66
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

67

You might also like