You are on page 1of 16

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI – LÊ MINH KHUÊ

Đề: Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong đoạn trích Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh
Khuê.

I. Mở bài
Nhà nghiên cứu văn học người nga Séc-nư-ép-xki cho rằng: "Cái đẹp là sự sống", mà văn học thể
hiện đời sống con người, nên tất yếu văn học hướng tới việc thể hiện nổi bật vẻ đẹp trong sự sống.
Và cái đẹp ấy được kết tinh rõ nhất ở con người. Vì vậy các nhà văn tập trung thể hiện vẻ đẹp con
người thông qua các hình tượng nhân vật. Lê Minh Khuê là một trong những nhà văn tiêu biểu cho
việc đó. Trong tác phẩm đầu tay "Những ngôi sao xa xôi", tác giả đã tập trung khai thác vẻ đẹp của
nhân vật Phương Định

II. Thân bài


1. Khái quát chung
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
+ Tác giả: Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở Tĩnh Gia - Thanh Hóa. Là nhà văn tự trưởng thành
trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từng trải qua cuộc sống của người lính thanh niên xung
phong nên rất hiểu và viết nhiều, viết hay về đề tài người lính và chiến tranh. Trong những năm
tháng chiến tranh, Lê Minh Khuê là thanh niên xung phong, sống và chiến đấu trên huyết mạch
Trường Sơn. Nhà văn viết về tuổi trẻ, vẻ đẹp Trường Sơn huyền thoại. Mỗi tác phẩm của nhà văn
như một bài ca ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Sau 1975, Lê Minh Khuê lại hăng hái tham
gia vào công cuộc đối với văn hóa để theo kịp những chuyển biến của đời sống, xã hội và con người.
Nét nổi bật trong nghệ thuật viết truyện của Lê Minh Khuê là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật,
tinh tế mà sâu sắc, là lối viết văn tự nhiên, câu chữ giản dị mà chứa đựng đầy tình yêu thương, trân
trọng con người. Lê Minh Khuê quan niệm người cầm bút giống như con ong chăm chỉ, ngày ngày
cần mẫn hút nhụy ở hoa thơm để mang hương thơm đến cho đời. Nhà văn nói riêng và nghệ sĩ nói
chung giống như người thợ xây trên cánh đồng chữ nghĩa.
+ Tác phẩm: thuộc thể loại truyện ngắn. Với ngôi kể thứ nhất, nhà văn đã đặt điểm nhìn trần thuật
vào nhân vật Phương Định, vì thế mà diễn tả được sự tự nhiên, sinh động, ý nghĩa cảm xúc của các
nhân vật góp phần làm thể hiện lên vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên của các cô gái thanh niên xung
phong.
- Hoàn cảnh ra đời: Tác phẩm được viết năm 1971 khi kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang ở
giai đoạn vô cùng ác liệt và chủ nghĩa anh hừng cách mạng cũng tỏa sáng hơn bao giờ hết.
- Giải thích: Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp toát ra từ một con người, được thể hiện trên nhiều phương
diện (tư tưởng, tình cảm, cách nghĩ, cách sống…)
- Phương Định là nhân vật chính trong tác phẩm. Nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lý tưởng
hóa, đẹp về ngoại hình đến phẩm chất tâm hồn.
- Tóm tắt truyện: Ba nữ thanh niên xung phong (Phương Định, Nho và chị Thao) đã làm thành một
tổ trinh sát mặt đường tại một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn.

2. Phân tích
a) Hoàn cảnh sống và chiến đấu của Phương Định
- Cùng như các cô gái thanh niên xung phong khác, Phương Định sống và chiến đấu trên một cao
điểm giữa một vùng trọng điểm, nơi tập trung nhiều bom đạn nhất, sự nguy hiểm và ác liệt.
- Công việc: cùng đơn vị nữ thanh niên xung phong hằng ngày quan sát địch ném bom, đo khối
lượng đất đá cần san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu những vị trí bom chưa nổ và phá bom. Mỗi
ngày, có thể phải phá bom từ 3 đến 5 lần.
-> Như vậy, hằng ngày cuộc sống của Phương Định là phải đối diện với bom đạn và có thể hi sinh
bất cứ lúc nào. Thế nhưng từ hoàn cảnh sống khắc nghiệt ấy, Phương Điịnh vẫn thể hiện được những
nét đẹp tâm hồn đáng quý.
b) Vẻ đẹp Phương Định.
 Vẻ đẹp ngoại hình:
- Phương Định là cô gái có nét đẹp duyên dáng, yêu kiểu: "Một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa
kèn; hai bím tóc dài, mềm mại". Ấn tượng nhát là đôi mắt dài nâu, hay nheo lại như chói nắng, cái
nhìn xa xăm" dễ gợi nhớ tới những ngôi sao xa lấp lánh. Đôi mắt ấy đã khiến bao chàng lính trẻ khắc
khoải, bồn chồn: "Tôi không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe hay lại hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc
viết những thư dài gửi đường dây, làm như cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chài hỏi
nhau hằng ngày". Giữa khung cảnh chiến trường bị bom Mĩ cày nát và trong khói lửa chiến tranh
khốc liệt, vẻ đẹp của Phương Định thách thức mọi gian khổ, bất chấp cái chết, làm dịu đi không khí
căng thẳng, áp lực của chiến tranh.
- Cách cư xử: ý nhị, kín đáo, kiêu kì, cùng tâm hồn nhạy cảm của con gái Hà Thành:"Tôi không săn
sóc, vội vã. Khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội giỏi nào đấy, tôi thường đứng
ra xa, khoang tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt"
- Vào chiến trường, sống ở nơi sự sống hủy diệt nhưng lúc nào Phương Định cũng giữ nguyên
những nét đẹp trong sáng của những cô gái mới lớn:
+ Thích làm duyên, làm điệu ngay giữa cuộc sống chiến trước khốc liệt: thích ngắm mắt mình
trong gương, thích ngồi bó gối mơ màng …
+ Thích hát, hay hát, tự bịa cả ra lời hát; hát trong mọi khoảnh khắc như chưa bao giờ nghe
thấy bom rơi, đạn nổ. Tiếng hát của cô át tiếng bom, át cả đau thương, gian khổ hiểm nguy. Đó là
biểu hiện của tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm tin yêu cuộc sống.
+ Hồn nhiên, mơ mộng: đêm đêm, cô nhìn lên những ngôi sao trên bầu trời, mở về một ngày
mai hòa bình, thống nhất. Khi một trận đánh khốc liệt vừa đi qua, chỉ một cơn mưa đá bất ngờ ập
xuốn nơi núi rừng Trường Sơn cũng khiến Phương Định quên hết cả mưa bom, bão đạn, quên cả
căng thẳng, hiểm nguy; cô và đồng đội lại say sưa tận hưởng niềm vui như con trẻ, đưa cô sống lại
tất cả những kí ức tươi đẹp thời thiếu nữ kiêu sa bên gia đình nơi thành phố mến thương.
Sống ở nơi thần chết luôn rình rập nhưng tâm hồn Phương Định không hề chai sạn. Chiến
tranh, bom đạn kẻ thù có thể hủy diệt sự sống nhưng không bao giờ cướp đi được sự hồn nhiên, tinh
thần lạc quan và sự trong sáng, tâm hồn trẻ trung của những cô gái trẻ như Phương Định.
 Phương Định là nữ thanh niên xung phong dũng cảm, can trường, tinh thần trách nhiệm
cao.
- Phương Định tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam hiến dâng cuộc đời mình cho quốc;
+ Phương Định cũng có thời học sinh hồn nhiên, trong sáng. Cô có những tháng ngày sống
bình yên, hạnh phúc cùng với mẹ trong một ngôi nhà nhỏ.
+ Nhưng khi Tổ quốc cần những người con ra trận, cô đã từ biệt Hà Thành trở thành thanh
niên xung phong sống và chiến đấu tại một cao điểm ác liệt ở mặt trận Trường Sơn.
+ Vào đây mới được ba năm, một khoảng thời gian không dài nhưng cũng đủ để cô quen với
bom đạn chiến đấu và hi sinh.
+ Cô nói về công việc của mình: “Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên,
đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” . Đó là những công
việc hết sức nguy hiểm nhưng được cô nói gọn gàng, nhẹ như không, giản dị mà cũng thật anh hùng.
Công việc đủ gian khổ và nguy hiểm, nhưng với Phương Định được sống và chiến đấu, hi
sinh vì Tổ quốc, cô coi đó là trách nhiệm, nghĩa vụ là niềm hạnh phúc của tuổi trẻ khi được hiến
dâng cuộc đời mình cho đất nước. Chính vì hoàn cảnh sống phải theo chiến tranh khi còn trẻ, nên lý
tưởng sống và lòng yêu nước của cô cũng bị ảnh hưởng khi cô cho rằng "Những người đẹp nhất,
thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ."
- Phương Định rất dũng cảm và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc phá bom.
+ Khí phách anh hùng và lòng dũng cảm của cô thể hiện rõ nhất khi cùng đồng đội đi phá
bom. Trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt, mỗi ngày địch trút bom từ ba đến năm lần. Nen phá bom
là công việc thường xuyên của cô. Nhưng mỗi lần phá bom đều rất căng thẳng, từng cảm giác nhỏ
nhất của Phương Định đã được nhà văn miêu tả hết sức tinh tế.
Khi đi đến bên quả bom; cô không đi khom “khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”. Khai
thác chi tiết này nhà văn muốn ca ngợi tư thế tuyệt đẹp của con người Việt Nam khi ra trận : một cô
gái mảnh dẻ, nhỏ bé nhưng không hề run sợ trước bom đạn của kẻ thù.
Ở bên quả bom, cô phải làm nhiều động tác, đào lỗ chôn thuốc mìn, dòng dây cháy chậm,
châm ngòi, khỏa lấp đất rồi chạy về nơi trú ẩn. Nhưng khi lưỡi xẻng chạm vào vỏ quả bom, cô phát
hiện vỏ quả bom đang nóng lên nhưng lại không rõ nguyên nhân. Vậy mà cô vẫn bình tĩnh, thao tác
cẩn trọng, tỉ mì, thành thạo theo đúng mệnh lệnh chỉ huy của chị Thao.
Chờ quả bom nổ: đây là giây phút căng thẳng nhất. Và trong cô còn có thêm sự lo lắng; nhỡ
thuốc mìn không nổ phải chôn lại lần thứ hai trong khi quả bom đang nóng lên. Nguy hiểm nhân lên
nhiều lần. Trong khoảnh khắc lo lắng, hồi hộp, cô có nghĩ đến cái chết, nhưng đó chỉ là ý nghĩ
thoáng qua, "chỉ là cái chết mờ nhạt". Còn ý nghĩ thường trực, đâu đáu trong lòng là liệu bom có nổ
không, liệu mình có hoàn thành nhiệm vuh không? Chi tiết thể hiện Phương Định đã dặt nhiệm vụ
lên trến hết, cao hơn cả mạng sống của bản thân, đó là biểu hiện đẹp đẽ của phẩm chất anh hùng và
tình yêu tổ quốc.
Những thao tác phá bom của Phương Định rất khéo léo, chính xác và thành thạo từ việc đặt
phá, lắp đất, châm ngòi, chạy về nơi ẩn ấp. Có những lúc mảnh bom cứ xẻ không khí bay vun vút
bên cạnh Phương Định vẫn tự tin, bình tĩnh để hoàn thành nhiệm vụ. Napoleon Bonapart:"Can đảm
không thể bắt chước, đó là đức tính nằm ngoài vòng giả tạo"
Phương Định mang lí tưởng sống cao đẹp của tuổi trẻ Việt Nam anh hùng thời chống Mĩ, sẵn
sàng “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, như bao chàng trai, cô gái Việt Nam tình nguyện lên đường
bảo vệ non sông. Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội đã góp phần không nhỏ vào
sự nghiệp thống nhất non sông, Bắc Nam sum họp.
 Phương Định là cô gái giàu tình cảm, giàu tình đồng chí, đồng đội.
Từ giã Thủ đô yêu dấu để vào với Trường Sơn, Phương Định luôn dành tình yêu thương, sự quan
tâm cho những người đồng đội. Ở Phương Định có vẻ đẹp đáng quý của tình đồng đội
- Phương Định sốt ruột, lo lắng, thậm chí cảm thấy cuộc sống còn gì lý thú khi đồng đội đi làm
nhiệm vụ chưa về
- Cô yêu mến, khâm phục tất cả những chiến sĩ có gặp đêm đêm trên mỗi bước đường ra trận. Cô coi
họ là thần tượng, là những người dùng cảm, thông minh và can đảm nhất. Họ là động lực tiếp cho cô
sức mạnh mỗi khi làm nhiệm vụ phá bom.
- Phương Định dành nhiều tình cảm nhất cho những chị em trong cùng tổ trinh sát. Cô kể về họ bằng
giọng kể đầy thân thương, trìu mến và hiểu họ một cách sâu sắc. Cô coi Nho, Thao như người thân
trong gia đình. Cô khâm phục, ngưỡng mộ sự “Bình tĩnh đến phát bực” của chị Thao, cô hiểu tất cả
những điểm yếu, những lo toan đang quay cuồng trong đầu óc chị. Cô nhìn nhận và coi Nho như một
đứa em gái đáng yêu. Nho bị thương, cô làm tất cả, chăm sóc cho Nho như một người em, như một
nữ y tá dạn dầy kinh nghiệm chiến trường. Nhìn vào mắt đồng đội, cô hiểu được tất cả những nghĩ
suy thầm kín trong lòng họ.
Tình đồng chí, đồng đội đã trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc, xoa dịu trong cô nỗi nhớ
gia đình, người thân, tạo nguồn sức mạnh giúp Phương Định vượt lên gian khổ, hiểm nguy để thực
hiện lý tưởng nhiệm vụ, là động lực để cô chiến đấu dũng cảm để hướng về ngày mai hòa bình.
Với vẻ đẹp tâm hồn phong phú, trẻ trung, Phương Định đã bước vào cuộc chiến, phải đối mặt
với hình ảnh khốc liệt, vẻ đẹp ấy đã khẳng định sức sống mãnh liệt, bất chấp sự hủy diệt của chiến
tranh tàn khốc, khẳng định vẻ đẹp đáng yêu, đáng quý của những cô gái thanh niên xung phong.
 Đánh giá nhân vật
- Nhân vật Phương Định đẹp từ ngoại hình đến phẩm chất tâm hồn, được xây dựng bằng ngòi bút lý
tưởng hóa của Lê Minh Khuê. Bên cạnh đó, nhân vật còn được thể hiện bằng bút pháp hiện thực, gắn
với những hành động, những diễn biến tâm lý chân thực, gần gũi, sống động
- Nhân vật Phương Định cũng như bao cô gái thanh niên xung phong khác trong văn học Việt Nam
thời kháng chiến chống Mỹ được viết nên bằng chính những trải nghiệm quý giá của tác giả đã trải
qua chiến tranh vì thế mà vừa bình dị, gần gũi vừa đẹp đẽ cao quý. Trong nền văn học Việt Nam
cùng thời, hình tượng các cô gái thanh niên xung phong cũng được nhiều tác giả lựa chọn để đưa vào
trong các tác phẩm của mình. Ta có thể kể đến như nhân vật cô gái thanh niên xung phong như tác
phẩm "Gửi em, cô thanh niên xung phong" của Phạm Tiến Duật hay nhân vật Nguyệt trong "Mảnh
trăng cuối rừng" của Nguyễn Minh Châu. Hay ở hiện thực, các cô gái thanh niên xung phong như chị
Võ Thị Sáu, 10 cô gái thanh niên xung phong ở Ngã ba Đồng Lập đều là những hình tượng tiêu biểu,
đại diện cho tầng lớp thế hệ trẻ tham gia kháng chiến cứu nước.

c) Nghệ thuật khắc họa vẻ đẹp tâm hồn nhân vật


- Lựa chọn tình huống căng thẳng, hồi hộp
- Lựa chọn điểm nhìn linh hoạt nhưng chủ yếu sử dụng điểm nhìn của nhân vật làm cho câu chuyện
gần gũi, đáng tin hơn
- Đặt nhân vật trong nhiều hoàn cảnh, trạng thái để bộc lộ được nhiều tính cách của nhân vật
- Hình ảnh sinh động, độc đáo, giàu giá trị biểu đạt
- Kết hợp giữa tự sự, miêu tả, biểu cảm, bình luận hài hòa
- Ngôn ngữ đời thường, giản dị, chọn lọc, giàu giá trị biểu đạt, đặt biệt là ngôn ngữ đối thoại, độc
thoại, độc thoại nội tâm

3. Đánh giá, mở rộng, nâng cao


- Là nhân vật kết tinh nhiều vẻ đẹp, là biểu tượng cho thế hệ thanh niên trẻ xung phong tham gia
kháng chiến
- Thông qua vẻ đẹp của Phương Định, ta thấy được hiện thực chiến tranh khốc liệt thời bấy giờ, phản
ánh lên tội ác mà chiến tranh gây ra. Bên cạnh giả trị hiện thực, giả trị nhân văn cao cả, ca ngợi vẻ
đẹp của các cô gái thanh niên xung phong,
=> Lòng yêu nước sâu sắc, cao cả; con mắt quan sát tinh tế, tài hoa trong sử dụng nghệ thuật. Ta
nhận định rẳng vẻ đẹp bắt nguồn từ truyền thống mang không khí thời đại "ra ngõ gặp anh hùng"
- Với phẩm chất anh dũng, với tinh thần yêu nước, với tình đồng đội gắn bó keo sơn và tâm hồn lãng
mạn, trẻ trung, lạc quan, yêu đời, Phương Định trở thành ngôi sao sáng nhất trong những ngôi sao xa
xôi lấp lánh trong những trang văn của Lê Minh Khuê, hình tượng nhân vật Phương Định tiêu biểu
cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng những năm chống Mỹ, tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt
Nam nói riêng và con người Việt Nam nói chung trong kháng chiến

II. Kết bài


- Nhân vật Phương Định là hình ảnh của tuổi trẻ Việt Nam anh hùng thời kì kháng chiến chống Mĩ
cứu nước đã mang vào Trường Sơn cả tuổi thanh xuân, cống hiến không tiếc máu xương để giữ cho
tuyến đường Trường Sơn không một giờ đứt mạch. Qua nhân vật, người đọc thêm yêu mến, tự hào,
trân trọng hơn quá khứ hào hùng của dân tộc.
- Liên hệ trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay: tiếp nối và phát huy những lí tưởng sống cao đẹp của thế
hệ cha anh, gìn giữ và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp văn minh,…
NÓI VỚI CON – Y PHƯƠNG
Đề: Phân tích bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương

I. Mở bài:
- Viết về tình cảm gia đình, niềm tự hào đối với quê hương và sự ước vọng của mẹ cha dành cho con
cái, muốn con khôn lớn trưởng thành là một trong những chủ đề được trở đi trở lại nhiều lần trong
suốt chiều dài nền văn học. Ta có thể bắt gặp hình ảnh người mẹ Tà ôi địu con lên rẫy hát ru con
thấm đượm nghĩa tình cách mạng trong bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của
Nguyễn Khoa Điềm hay đó là hình ảnh người mẹ đưa nôi hát ru con với lời ru ngọt ngào, tha thiết
trong bài thơ "Con cò" của Chế Lan Viên.. Mỗi nhà thơ, bằng sự trải nghiệm và tình cảm chân thành
xuất phát từ trái tim, hòa cùng những rung cảm mãnh liệt của nghệ thuật đã diễn tả thật hay, thật độc
đáo, mới mẻ về những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp ấy. Y Phương – một nhà thơ dân tộc Tày, với
một phong cách thơ hồn nhiên, trong sáng, chân thật, giàu hình ảnh cũng đã góp mình vào chủ đề đó
qua bài thơ "Nói với con" (1980).

II. Thân bài


1. Khái quát chung
- Giới thiệu chung về tác giả - tác phẩm
+ Tác giả: Y Phương (1948 - 2022), là người dân tộc Tày. 1993, ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ
thuật Cao Bằng, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI. Thơ ông thể hiện tâm hồn
chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. Tác phẩm tiêu
biểu: Người núi hoa (1982), Tiếng hát tháng giêng (1986),...
- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được sáng tác năm 1980, khi đất nước mới hòa bình thống nhất nhưng
gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn. Từ hiện thực ấy nhà thơ sáng tác bài thơ như lời tâm sự, động viên
chính mình đồng thời nhắc nhở con cái sau này.
- Bài thơ là lời tâm tình sẻ chia của người cha dành cho con với niềm hi vọng người con sẽ tiếp nối,
phát huy được những phẩm chất truyền thống cao đẹp, quí báu của "người đồng mình", làm cho quê
hương, dân tộc mình ngày một vững mạnh hơn.
2. Phân tích
Luận điểm 1: Nói với con về cội nguồn sinh dưỡng: Gia đình và quê hương (11 dòng đầu)
- Bốn câu thơ đầu: Gợi ra bức tranh gia đình hạnh phúc, cha muốn nói với con, con là hạnh phúc của
mẹ cha, con được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha
mẹ. Ở bức tranh ấy có cha có mẹ, có con và con là trung tâm của gia đình, con đang ở tuổi chập
chững bước di, bí bô tập nói. Mỗi bước đi của con đều được cha nâng, mẹ đỡ, con được bước đi
trong cả đôi bờ yêu thương.
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cường.
- Năm câu thơ tiếp: con trường thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng, nghĩa
tình của quê hương:
+ Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của : “người đồng mình” được nhà thơ gọi lên qua
các hình ảnh đẹp:
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Các động từ cài, ken vừa miêu tả công việc cụ thể vừa gợi sự tài hoa, khéo léo, lạc quan của
người đồng mình. Cuộc sống của họ luôn vui vẻ, đầy ắp những tiếng hát, lời ca.
+ Rừng núi quê hương cũng rất thơ mộng nghĩa tình, thiên nhiên ấy đã che chở, nuôi dưỡng
con người cr về tâm hồn, lối sống:
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Con sinh ra trong một gia đình hạnh phúc, con trưởng thành trên quê hương đầy ắp nghĩa
tình. Gia đình và quê hương là hai chiếc nôi sinh con, nuôi con khôn lớn, bồi đắp cho con cả tâm hồn
và lối sống. Nhắc lại những câu thơ về cội nguồn cao đẹp của con, cha đã nhắc lại ngày cưới của cha
mẹ để một lần nữa cho muốn con ghi sâu: con có một gia đình hạnh phúc, một quê hương sâu nặng
nghĩa tình, con đường bao giờ quên những cội nguồn thiêng liêng, đẹp đẽ ấy.

Luận điểm 2: Nói với con về những phẩm chất của người đồng mình và sức sống bền bỉ,
mãnh liệt của quê hương (13 dòng tiếp theo)
- Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động mà còn
là những con người biết lo toan và giảu mơ ước
"Người đồng mình thương lắm con ơi!"
- Cách gọi “người đồng mình”, người trong bản, buôn, thung lũng, dân tộc mình. Các nói mang ngôn
ngữ địa phương, mộc mạc mang đặc trưng của người miền núi đầy gắn bó, đoàn kết và trân trọng.
Cha gọi những người cùng sinh sống trên một vùng quê bằng tiếng gọi trìu mến nghệ thuật gần gũi,
thân thương. Con lớn lên trong cái nôi nghĩa tình của những con người mộc mạc, thủy trung, tràn đầy
niềm tin và lòng lạc quan.
- Cha kể cho con nghe cuộc sống và vẻ đẹp của người “người đồng mình” vẫn bằng giọng điệu tâm
tính và ngôn ngữ mang đậm tư duy dân tộc giản dị mà đầy chất thơ.
- Nếu ở câu thơ bên trên là "yêu lắm con ơi" - yêu cuộc sống vui tươi bình dị, yêu bản lang thơ
mộng, yêu những tấm lòng chân thật nghĩa tình, thì đến đây người cha nói "thương lắm con ơi" - bởi
sau từ "thương" đó là những nỗi vất vả, gian khó của con người quê hương => Người cha biểu lộ tình
cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí mà người đồng mình đã trải qua
+ “Người đồng mình” có cuộc sống gian nan vất vả chất chồng đo bằng chiều cao của những
ngọn núi nhưng bản lĩnh sống vô cùng cao đẹp. Họ biết lấy khó khăn, biết nhìn về đằng xa để tôi
luyện ý chí, “Người đồng mình: luôn bền gan vưng chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh:
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Tác giả đã lấy không gian cao và xa để cụ thể hóa ý chí bền bỉ, kiên định vượt khó của con
người quê hương. Bằng cách tư duy độc đáo của người miền níu, Y Phương đã lấy ao với vời của
trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí con người. Sắp xếp tình từ "cao", "xa" trong sự
đăng đối, nhà thơ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí vươn lên của con người cũng càng
mạnh mẽ. Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu
thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí, nghị lực, học luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp
của dân tộc. Hai câu thơ đã đúc kết bản lĩnh và phương châm sống cao đẹp của “Người đồng mình”.
+ “Người đồng mình” một lòng một dạ gắn bó, thủy chung với quê hương, yêu quê hương tha
thiết:
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
- Phép liệt kê với những hình ảnh ẩn dị "đá gập ghềnh", "thung nghèo đói" => gợi cuộc sống đói
nghèo, khó khăn, cực nhọc
- Điệp ngữ "Sống", "không chê" và điệp cấu trúc câu cùng hình ảnh đối xứng đã nhấn mạnh: người
đồng mình có thể nghèo nan, thiếu thốn về vật chất nhưng họ khoogn thiếu ý chí và quyết tâm.
Người đồng mình chấp nhận và thủy chung găn bó cùng quê hương, dẫu quê hương có đói nghèo vất
vả. Và phải chăng, chính cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả khổ đau ấy đã tôi luyện cho chó lớn để rồi
tình yêu quê hương sẽ tạo nên sức mạnh giúp học vượt qua tất cả
"Sống như sông như sống"
- Phép so sánh "sống" với "như sông như suối" gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình.
Gian khó là thế, học vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của
sông núi, Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dài như dòng suối, con sông trước niềm tin yêu cuộc sống,
tin yêu con người
"Lên thác xuống ghềnh"
- Vận dụng thành ngữ dân gian "Lên thách xuống ghềnh", ý thơ gọi bao nỗi vất vả, lam lũ => Những
câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của
quê hương
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
- Lời thơ mộc mạc giản dị nhưng chứa bao tâm tình
- Cụm từ "thô sơ da thịt" là cách nói bằng hình ảnh cụ thể của bà con dân tộc Tày, ngợi ca những con
người mộc mạc, giản dị, chất phác, thật thà, chịu thương, chịu khó
- Cụm từ "chẳng nhỏ bé" khẳng định sự lớn lao của ý chí, của nghị lực, cốt cách và niềm tin
- Nghệ thuật ẩn dụ kết hợp nghệ thuật đối làm nổi bật vẻ đẹp mộc mạc, giản dị nhưng tầm vóc lớn
lao của con người quê hương.
=> Sự tương phản này đã làm nổi bật lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí
khí. Họ có thể "thô sơ da thịt" nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí, về mong ước xây dựng
quê hương
+ “Tự đục đá”: lao động thô sơ, cải tạo đất đai để sinh cơ lập nghiệp, xây dựng quê hương:
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
- Lời nói đậm ngôn ngữ dân tộc - độc đáo mà vẫn chứa đựng ý vị sâu xa
- Hình ảnh "người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương" vừa mang tính thực tế (chỉ truyền thống
làm nhà kê đá cho cao của người miền núi), vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc
- Người đồng mình bằng chính bàn tay và khối óc, bằng sức lao động đã xây dựng và làm đẹp cho
quê hương, xây dựng để nâng tầm quê hương
- Còn quê hương là điểm tựa tinh thần với phong tục tập quán nâng đỡ những con người có ý chí và
niềm tin
=> Câu thơ đã khái quát về tinh thần tự tôn dân tộc, về ý thức bảo vệ nguồn cội, bảo tồn những
truyền thống quê hương tốt đẹp của người đồng mình
Nhiều lời gọi mang ngữ điệu cảm thán, kết hợp các điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc cú pháp
tạo giọng điệu thiết tha, trìu mến, yêu thương:
- Người đồng mình yêu lắm con ơi
- Người đồng mình thương lắm con ơi
- Sống trên đá, không chê …
- Sống trong thung, không chê…
Tóm lại, từng câu, từng chữ, từng lời cha nói đều chứa chan niềm tự hảo chính đáng của cha
về quê hương dân tộc. Nói với con về những vẻ đẹp đáng tự hào, đáng “ thương” của người đồng
minh”, cha không chỉ mong con hiểu, con biết tự hào mình đằng sau những lời nói ấy là biết bao
nhiêu mong ước thiết tha, cháy bỏng cha dành gửi nơi con. Cha mong con sống như “người đồng
mình” đã sống.

Luận điểm 3: Mong muốn của người cha về con (4 dòng cuối)
- Sống ân tình thủy chung với quê hương: cha nhắc lại hình ảnh “thô sơ da thịt” để con nhớ đặc điểm
của “người đồng mình” là mộc mạc, chân chất, con cũng là “người đồng mình”, con là một phần
máu thịt của quê hương, phải biết gắn bó thủy chung với quê hương.
- Biết tự hào về truyền thống, vượt qua thử thách bằng ý chí, niềm tin vững bước trên đường đời.
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
+ Khi con “lên đường”, là khi khôn lớn, trưởng thành, bước vào cuộc sống, cha tin con
“không bao giờ nhỏ bé được”, con sẽ vượt qua thử thách, chông gai cuộc đời, bằng ý chím, niềm tin.
Trong bất kì hoàn cảnh nào, con hãy sống như “người đồng mình” đã sống. Trước thiên hạ, phải tự
tin, vững bước trên đường đời, tự tin khẳng định mình, kế tục xứng đáng những truyền thống cao đẹp
của gia đình, quê hương để làm rạng danh cho quê hương, xứ sở.
+ Lời gọi “Con ơi” đặt trước những điều dặn dò và lời nhắn nhủ “Nghe con” sau lời dặn
khiến lời cha không khô khan cứng nhắc mà thấm thía ân tình, dễ dàng thấm sâu vào hồn con. Lời
cha là lời truyền giao thế hệ về lẽ sống ở đời của thế hệ trước với thế hệ sau. Cha yêu con, yêu quê
hương tha thiết, tình cha con chan hòa trong tình yêu quê hương, đất nước.

3. Đánh giá chung


- Giọng điệu thiết tha, trìu mến (thể hiện rõ nhất ở các lời gọi mang ngữ điệu cảm thán, lời tâm tình,
dặn ò…)
- Thể thơ tự do, mạch cảm xúc tự nhiên. Xây dựng các hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc
mạc mà vẫn giàu chất thơ. Các biện pháp tu từ so sánh, điệp ngũ kết hợp với những câu thơ ngắn dài
khác nhau góp phần diễn tả cuộc sống, cách suy nghĩ, cách thể hiện tình cảm của người miền núi.
- Bố cục chặt chẽ, sử dụng nhiều thành ngữ gần gũi, giản dị như lời nói thường ngày của người miền
núi.
III. Kết bài:
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do, giọng điệu thiết tha, trìu mến, hình ảnh cụ thể mà có tính
khái quát, mộc mạc mà vẫn gợi cảm, giàu chất thơ, cách dẫn dắt tự nhiên : từ tình cảm gia đình mở
rộng tình yêu quê hương, từng những kỉ niệm gần gũi thiêng liêng mà nâng lên thành lẽ sống.
- Qua lời nói với con, nhà thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm áp, ca ngợi truyền thống cần cù, sức
sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Từ đó gợi nhắc về tình cảm gắn bó với truyền thống,
với quê hương đất nước.
LÀNG – KIM LÂN
Đề: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

I. Mở bài:
- (diễn biến tâm trạng) Lê Ngọc Trà từng nhận định: "Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm". Vì vậy,
khám phá thế giới tâm hồn, tinh thần là yêu cầu tất yếu đối với mỗi nhà văn, nhà thơ. Nhà văn Kim
Lân đã xuất sắc trong việc khai thác tâm lí nhân vật. Chứng minh điều đó, nhân vật ông Hai trong tác
phẩm Làng đã được khắc họa diễn biến tâm trạng một cách chân thực.
- (vẻ đẹp) Nhà nghiên cứu văn học người nga Séc-nư-ép-xki cho rằng: "Cái đẹp là sự sống", mà văn
học thể hiện đời sống con người, nên tất yếu văn học hướng tới việc thể hiện nổi bật vẻ đẹp trong sự
sống. Và cái đẹp ấy được kết tinh rõ nhất ở con người. Vì vậy các nhà văn tập trung thể hiện vẻ đẹp
con người thông qua các hình tượng nhân vật. Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu cho
việc đó. Trong tác phẩm nổi tiếng "Làng", tác giả đã tập trung khai thác vẻ đẹp của nhân vật ông Hai

II. Thân bài


1. Khái quát chung
- Giới thiệu chung về tác giả - tác phẩm
+ Tác giả: Kim Lân (1920 - 2007), quê huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết
truyện ngắn và đã có sáng tác đăng báo từ trước cách mạng tháng Tám 1945. Năm 2001, ông được
tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Gắn bó với thôn quê, ông là người từ lâu đã am
hiểu về người nông dân
- Hoàn cảnh sáng tác: Được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Tóm tắt truyện: Ông Hai là một người vô cùng yêu quý làng quê mình vì thế khi Pháp đến đánh
chiếm ông quyết định ở lại làng làm du kích, làm thanh niên chống giặc dù tuổi đã cao. Nhưng vì
hoàn cảnh gia đình ông buộc phải tản cư lên thị trấn Hiệp Hòa. Thế rồi một hôm ông nghe tin làng
Chợ Dầu theo giặc, khi đó ông đã vô cùng đau khổ. Nhưng cho đến khi nghe tin cải chính về làng
ông vui sướng đến mức đi khoe nhà ông bị đốt hết trong niềm tự hào.

2. Phân tích
a. Ông Hai là người nông dân có tình cảm gắn bó sâu nặng với làng quê:
 Ông Hai yêu tha thiết làng Chợ Dầu và rất tự hào về làng của mình.
- Khoe làng:
+ Trước Cách mạng: ông khoe con đường làng đi chẳng lấm chân, khoe cái sinh phần của một vị
quan lớn trong làng.
+ Sau Cách mạng: ông khoe về làng Chợ Dầu cách mạng, Chợ Dầu chiến đấu.
- Nhớ làng (khi ở nơi tản cư):
+ Luôn nhớ về làng và muốn về lại làng Chợ Dầu.
+ Thói quen sang bác Thứ kể chuyện làng (kể để nguôi đi nỗi nhớ làng)
+ Tự hào về làng Chợ Dầu tham gia chiến đấu ủng hộ cách mạng (chòi gác, đường hầm bí mật,
những giao thông hào, những ụ,…)
b. Tình cảm yêu làng của ông Hai hòa quyện, thống nhất với tình yêu đất nước, yêu kháng
chiến, cách mạng.
 Khi ở khu tản cư:
- Ông Hai tản cư đến vùng tự do theo chính sách của Cụ Hồ: tản cư là yêu nước.
- Khi mới lên khu tản cư, chưa quen người, quen việc nên ông hay nhớ về cái làng của mình “ Chao
ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá”.
- Khi được nói chuyện về làng. Ông vui náo nức là thường: “ Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt
biến chuyển hoạt động”.
- Ông thường ra phòng thông tin để nắm tin tức kháng chiến: trẻ em cắm cở trên Tháp Rùa Hà Nội,
anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã hi sinh, đội nữ dân quân du kích Trung Trắc
bắt sống tên quan Hai Pháp…
=> Khi biết những tin đó. Ông vui như người trong cuộc lập được chiến công. Điều đó cho thấy ở
khu tản cư nhưng ông luôn hướng lòng về kháng chiến, lấy niềm vui kháng chiến để vơi bớt nỗi
nhớ làng. Tình yêu làng, yêu nước, gắn bó với kháng chiến đã hòa quyện.

 Khi nghe tin làng Dầu là làng Việt gian theo Tây:
- Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng,
yêu nước của ông. Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc, lập tề mà chính ông nghe được từ
miệng những người tản cư dưới xuôi lên.
- Khi nghe tin:
+ Ông bàng hoàng, sững sờ “Cổ ông nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tường
như đến không thở được”…
+ Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn chưa tin mà hỏi lại. Giọng lạc hẳn đi. Lời khẳng định của
người đàn bà “Việt gian từ thẳng chủ tịch mà đi cơ” làm ông không còn nói gì được nữa, vớ vớ đứng
làng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.
- Trên đường về: trong tâm lí ông Hai chỉ còn cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó trở thành nỗi ám ảnh day
dứt. Ông hổ thẹn, nhục nhã, “cúi gằm mặt xuống mà đi”.
- Về đến nhà: Ông “nằm vật ra giường”, rồi tủi thân khi nhìn đàn con, “nước mắt ông lão cứ giàn ra.
Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủy đấy ư?”.
- Tối đến khi bà Hai trở về: gia đình ông Hai bao trùm không khí căng thẳng.
=> Chỉ bằng một đoạn văn ngắn nhà văn đã diễn tả nhiều tâm trạng đau đớn, vò xé trong lòng
ông Hai. Phải là một người có tình yêu làng sâu nặng, tha thiết ông Hai mới có những tâm trạng
như vậy.
 Những ngày sau đó:
- Suốt mấy ngày sau, ông Hai không dám đi đâu. Ông chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình
bên ngoài: “một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ.
Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện
ấy”. Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến tháng sự
sợ hãi thường xuyên trong ông Haio cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo
giặc.
- Rồi tin này ai cũng biết: mụ chủ nhà đuổi khéo nhà ông đi, người làng Dầu ở đây cũng bị đuổi như
đuổi hùi. Đi đâu bây giờ? Không ai muốn chứa chấp dân của làng “Việt gian”, cũng không thể quay
về làng, “Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây”, tức là “bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”
Ông Hai đã bị đẩy vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng, mỗi mâu thuẫn nội tâm diễn ra gay gắt giữa về
làng hay ở lại.
- Ông dứt khoát lựa chọn theo cách của ông: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải
thù”, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng dù đã xác định như
thế, ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng quê, vì thế mà càng đau xót, tủi hổ.
- Ông Hai nói chuyện với con trai để giãi bày nỗi lòng mình:
+ Ông Hai hỏi con: “Thế nhà con ở đâu?”, “ Ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ?”.
+ Đứa con trai út trả lời : “Nhà ta ở làng Chợ Dầu”, “Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!”
+ Ông tự nhủ: “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con
ông”, “Cái lòng của bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai…”
=> Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ và lời tự nhủ với mình, tự giãi bày nỗi lòng mình, ta
thấy rõ ở ông Hai tình yêu sâu nặng với cái làng Chợ Dầu của ông và tấm lòng thủy chung với
kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ. Tỉnh cảm ấy là sâu nặng, bền vững, thiêng
liêng.
 Khi nghe tin cải chính:
- Ông chủ tịch làng Chợ Dầu lên cải chính tin: làng ông vẫn là làng kháng chiến, làng bị giặc tàn phá
vì không theo Tây, bằng chứng là: “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn!”.
- Ông Hai lật đật đi khoe với tất cả mọi người tin cái chính, lại vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện
về cái làng của ông.
=> Niềm vui mừng kì lạ thể hiện một cách đau xót, cảm động về tinh thần yêu nước và cách
mạng của ông Hai. Nhà bị giặc đốt nhưng ông không buồn tiếc vì đó là bằng chứng về lòng trung
thành với cách mạng và kháng chiến của ông. Đây là tình cảm đặc biệt của ông Hai, tình cảm
chung của những những người nông dân của nhân dân ta thời kháng chiến chống Pháp. Đối với
họ lúc này, trước hết và trên hết là Tổ quốc, nên họ sẵn sàng hy sinh tất cả tính mạng và tài sản.
3. Đánh giá nghệ thuật
Xây dựng nhân vật ông Hai là nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ
chiều sâu tâm trạng; miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến tâm lí phức tạp: bàng hoàng, đau đớn,
căng thẳng, tuyệt vọng, sung sướng…; ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ và thể hiện
cá tính.
III. Kết luận:
Tô Hoài khẳng định: "Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời". Soi vào mỗi trang văn
của Kim Lân, ta thấy được, thời đại trong tác phẩm là thời đại của những con người yêu nước và ông
Hai là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp nhân dân yêu nước thời bấy giờ.
BẾP LỬA – BẰNG VIỆT
Đề: Phân tích bài thơ Bếp lửa – Bằng Việt

I. Mở bài:
- (chung chung) Sedrin: "Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại, chỉ mình nó không
thừa nhận cái chết". Thời gian trôi đi, kéo theo sự tan vỡ, sự biến mất của những thứ không có sức
trường tồn, nhưng nó lại khẳng định vị trí cỉa những điều mang lại giá trị chân thực. Trước sự băng
hoại của thời gian, chỉ có giá trị hiện thực chân chính mới có thể vượt qua, tỏa sáng và phát huy hết
giá trị vốn có của nó. Chứng minh cho nhân định này, tác phẩm "Bếp lửa" của nhà thơ Bằng Việt đã
thành công xuất sắc trong việc khẳng định giá trị cao cả của mình
- (tình cảm) Lê Ngọc Trà từng nhận định: "Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm". Vì vậy, khám phá
thế giới tâm hồn, tinh thần là yêu cầu tất yếu đối với mỗi nhà văn, nhà thơ. Nhà thơ Bằng Việt đã
xuất sắc trong việc khai thác thế giới nột tâm nhân vật. Chứng minh điều đó, tình cảm bà cháu trong
tác phẩm Làng đã được tác giả thế hiện một cách rõ nét, sinh động mà chân thực

II. Thân bài


1. Khái quát chung
- Giới thiệu chung về tác giả - tác phẩm:
+ Tác giả: Bằng Việt (1941), quê huyện Thạch Thất, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Bằng Việt làm
thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống
Mĩ. Những tác phẩm tiêu biểu: Hương cây - Bếp lửa, Khoảng trống giữa lời...
- Hoàn cảnh sáng tác: Được sáng tác năm 1963, ở trong tập thơ Hương cây - Bếp lửa, tập thơ đầu tay
của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
- Tình bà cháu vẫn luôn là một đề tài vừa truyền thống vừa có sức hấp dẫn riêng, được các nhà văn,
nhà thơ Việt Nam tập trung khai thác. Nền văn học Việt Nam chứng kiến sự ra đời của nhiều tác
phẩm viết về đề tài tình bà cháu, tiêu biểu có thể nhắc đến là tác phẩm "Tiếng gà trưa" của Xuân
Quỳnh. Đến với tác phẩm "Bếp Lửa" cùng đề tài, tình bà cháu được thể hiện ở đây là tình cảm thiêng
liêng, vừa giản dị mộc mạc mà cao cả, đẹp đẽ, được thế hiện một cách sâu sắc, xúc động, là tình cảm
hai chiều xuất phát từ bà cho cháu và từ cháu cho bà, được thể hiện trong những dòng thơ tự sự đầy
cảm xúc.

2. Phân tích
a. Khổ thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa – nơi bắt đầu nỗi nhớ
* Dòng hồi tưởng bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa. Để rồi, từ hình ảnh bếp lửa ấy,
dòng kỉ niệm về bà thức dậy và được tái hiện:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”
- Trước hết, đó là hình ảnh bếp lửa tả thực, nhỏ bé, gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình tự bao
giờ.
- Hình ảnh ẩn dụ “ấp iu nồng đượm”:
+ Gợi đến bàn tay cần mẫn, khéo léo, chính xác của người nhóm lửa.
+ Gợi tấm lòng chi chút của người nhóm lửa.
- Từ “bếp lửa” được điệp lại hai lần:
+ Gợi bóng dáng của người bà, người mẹ tần tảo, thức khuya dậy sớm chăm sóc cho chồng, cho con.
+ Diễn tả dòng cảm xúc dâng tràn ùa về kí ức
- Từ láy “chờn vờn”:
+ Miêu tả bếp lửa với ngọn lửa bốc cao, bập bùng, tỏa sáng, ẩn hiện giữa màn sương sớm
+ Bếp lửa ấy mờ tỏa, chờn vờn trong kí ức về những năm tháng tuổi thơ được sống bên bà của nhà
thơ
* Một cách tự nhiên, hình ảnh bếp lửa đã làm trỗi dậy dòng cảm xúc yêu thương mãnh liệt trong
người cháu: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
- Bộc lộ sự thấu hiểu đến tận cùng của sự vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của đời bà
- Chữ “thương” dùng thật đắt qua vần thơ cảm thán, diễn tả cảm xúc đến rất tự nhiên và lan tỏa tâm
hồn người cháu
=> Hình ảnh “bếp lửa” đã khơi dậy trong lòng người cháu bao cảm xúc để những dòng hồi
tưởng, kí ức đó ùa về khiến người cháu không khỏi xúc động
b. Những kỉ niệm tuổi thơ bên bà và kỉ niệm với bếp lửa
b.1. Những kỉ niệm hồi lên 4 tuổi
* Đó là kỉ niệm tuổi thơ với những năm tháng gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn:
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”
- Thành ngữ “đói mòn đói mỏi”:
+ Miêu tả một hiện thực đau thương trong lịch sử: Năm 1945, do chính sách cai trị hà khắc của phát
xít Nhật và thực dân Pháp đã khiến hơn hai triệu đồng bào ta chết đói
+ Câu thơ trĩu xuống, khiến lòng người như nao nao, nghẹn ngào khi nghĩ về kí ức tuổi thơ ấy.
- Hình ảnh “Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” phần nào diễn tả hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của
người cha phải bươn chải kiếm sống đủ nghề.
- Hình ảnh “đói mòn đói mỏi” và “khô rạc ngựa gầy” là những hình ảnh đậm chất hiện thực, đặc tả
được sự xơ xác, tiều tụy của những con người trong cuộc mưu sinh.
Trong những năm đói khổ ấy, cháu cùng bà nhóm lửa:
“Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”
- Khói bếp của bà chẳng làm no lòng cháu nhưng đã lưu giữ một kỉ niệm sống mãi không nguôi: mùi
khói đã hun nhèm mắt cháu để đến bây giờ nghĩ lại “sống mũi còn cay”.
- Tác giả nhắc đi nhắc lại từ: “mùi khói”, “khói hun” gợi một sự ám ảnh về một thời gian khó đã đi
qua.
- Cảm giác cay cay vì khói bếp và cái cay cay bởi nỗi xúc động của người cháu như hòa quyện, quá
khứ và hiện tại như đồng hiện trên từng dòng thơ.
=>Những hình ảnh, những kỉ niệm bên bà, bên bếp lửa đã cho thấy một tuổi thơ gian khổ, thiếu thốn,
nhọc nhằn và đầy ám ảnh của tác giả. Để rồi khi đã đi xa, ông không khỏi xúc động mỗi khi nghĩ về
bà và những kỉ niệm bên bà.
b.2. Những kỉ niệm hồi lên tám tuổi:
Tình cảm bà dành cho cháu hiện lên thông qua những dòng hồi tưởng, trong nỗi nhớ tha thiết, trong
khoảng cách xa xôi giữa hiện tại và quá khứ.
Nguyễn Khoa Điềm: "ngôi nhà có ngọn lửa ấm". Ngọn lửa là biểu tượng cho gia đinh yên vui, ấm
áp, hạnh phúc, sự kết nối giữa các thành viên.
* Đó là những năm tháng cháu sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà: “Tám năm ròng, cháu cùng
bà nhóm lửa”
- Gợi khoảng thời gian tám năm ròng cháu được sự yêu thương, che chở, bao bọc của bà
- Tám năm ấy, cháu sống cùng bà vất vả, khó khăn nhưng đầy tình yêu thương.
- Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc đầy chi
chút của bà
* Đó là những năm tháng hồn nhiên, trong sáng và vô tư qua hình ảnh tâm tình với chim tu hú:
“Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Tu hú kêu bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!”
- Tiếng chim tu hú – âm thanh quen thuộc của đồng quê mỗi độ hè về, để báo hiệu mùa lúa chin
vàng đồng, vải chín đỏ cành.
- Tiếng chim tu hú như giục giã, như khắc khoải điều gì tha thiết lắm, khiến lòng người trỗi dạy
những hoài niệm nhớ mong. Tiếng tu hú gợi nhớ, gợi thương:
+ Về tám năm kháng chiến chống Pháp “mẹ cùng cha công tác bận không về” bà vừa là cha, vừa là
mẹ.
+ Về những năm tháng tuổi thơ, về một thời cháu cùng bà nhóm lửa, được sống trong tình yêu
thương, đùm bọc, cưu mang trọn vẹn của bà:
“Cháu ở cùng bà, bà kể cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”
Các động từ: “bảo, dạy, chăm” đã diễn tả sâu sắc tấm lòng bao la, sự chăm chút, nâng niu của bà đối
với đứa cháu nhỏ. Các từ “bà” – “cháu” được điệp lại bốn lần, đan xen vào nhau như gợi tả tình bà
cháu quấn quýt, yêu thương.
-> Bà vừa là bà, vừa là sự kết hợp cao quý giữa tình cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
* Tình yêu sự kính trọng bà của người cháu được thể hiện thật chân thành, sâu sắc qua câu thơ:
“Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”
- Hình ảnh con chim tu hú xuất hiện ở cuối khổ thơ với câu hỏi tu từ là một sự sáng tạo độc đáo của
Bằng Việt nhằm diễn tả nỗi lòng da diết của mình khi nhớ về tuổi thơ, về bà:
“Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”
+ Gợi hình ảnh chú chim đang lạc lõng, bơ vơ, côi cút ngao ngán được ấp ủ, che chở.
+ Đứa cháu được sống trong tình yêu thương, đùm bọc của bà đã chạnh lòng thương con tu hú. Và
thương con tu hú bao nhiêu, tác giả lại biết ơn những ngày được bà yêu thương, chăm chút bấy
nhiêu.
-> Trong khi hồi tưởng về quá khứ, người cháu luôn thể hiện nỗi nhớ thương vô hạn và lòng biết
ơn bà sâu nặng
=> Đoạn thơ đã thể hiện tình bà cháu rất xúc động. Tình cảm ấy là kết quả của cả cảm xúc tự
nhiên và sự hiểu biết lý trí.
c. Những kỉ niệm thời bom đạn chiến tranh
Từ trong khói lửa của cuộc chiến tranh tàn khốc, người bà càng sáng lên nhiều phẩm chất đẹp:
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh”
- Hình ảnh “cháy tàn cháy rụi” gợi sự tàn phá, hủy diệt khủng khiếp của chiến tranh.
- Trước hiện thực khó khăn, ác liệt ấy, bà vẫn mạnh mẽ, kiên cường không kêu ca, phàn nàn. Điều đó
được thể hiện qua lời dặn dò của bà đối với cháu:
“Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên!”
+ Bà đã gồng mình, lặng lẽ gánh vác mọi lo toan để các con yên tâm công tác
+ Bà không chỉ là chỗ dựa vững chắc cho hậu phương mà còn là điểm tựa vững chắc cho tiền tuyến.
-> Bà đã góp phần làm ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam vốn giàu lòng vị
tha, giàu đức hi sinh.
c. Những suy ngẫm về bà và bếp lửa
Từ những kỉ niệm tuổi thơ được sống bên bà, nhận được sự yêu thương, đùm bọc của bà bên bếp lửa
quê hương, người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà và bếp lửa.
c.1. Những suy ngẫm về bà và bếp lửa
Trong bài thơ, trên dưới mười lần tác giả nhắc đến bếp lửa và hiện diện cùng bếp lửa là hình ảnh
người bà, với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại và đầy yêu thương. Và đến đây, tác giả đã dành một khổ thơ
để nói lên những suy ngẫm về bếp lửa:
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một bếp lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngon lửa chứa niềm tin dai dẳng...”
- Hình ảnh bếp lửa ở dòng thơ đầu là hình ảnh tả thực về sự vật hữu hình, cụ thể, gần gũi và gắn liền
với những gian khổ của đời bà.
- Từ hình ảnh “bếp lửa” hữu hình, tác giả đã liên tưởng đến “ngọn lửa” vô hình “lòng bà luôn ủ sẵn”
với ý nghĩa trừu tượng và khái quát:
+ Bếp lửa bà nhóm lên không chỉ bằng những nguyên liệu bên ngoài mà còn bằng chính ngọn lửa
trong lòng bà – ngọn lửa của tình yêu thương, niềm tin vô cùng “dai dẳng”, bền bỉ và bất diệt.
+ Ngọn lửa bền bỉ và bất diệt ngày ngày bà nhóm cũng chính là nhóm niềm vui, niềm tin, niềm yêu
thương để nâng đỡ cháu trên suốt những chặng đường dài.
+ Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm
tin cho các thế hệ nối tiếp.
-> Chính vì cảm nhận, thấu hiểu được trong hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc kia một sự kì
diệu và thiêng liêng, nhà thơ đã thốt lên: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
- Các động từ “nhen”, “ủ sẵn”, “chứa” đã khẳng định ý chí, bản lĩnh sống của bà, cũng là của những
người phụ nữ Việt Nam.
- Điệp ngữ - ẩn dụ “một ngọn lửa” cùng kết cấu song hành đã làm cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ,
đầy xúc động, tự hào.
=>Thông qua những suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa, tác giả đã khẳng định và ngợi ca vẻ đẹp tần tảo,
nhẫn nại, đầy yêu thương của bà hiện lên lấp lánh như một thứ ánh sáng diệu kì.
c.2. Những suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
* Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa. Bà là người nhóm lửa, cũng là người giữ cho
ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng. Để rồi mỗi khi nhớ lại, người cháu vô cùng cảm phục và biết ơn
bà:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”
- Cụm từ chỉ thời gian “đời bà”, “mấy chục năm” đi liền với từ láy tượng hình “lận đận” và hình ảnh
ẩn dụ “nắng mưa” đã diễn tả một cách sâu sắc và trọn vẹn về cuộc đời đầy những lận đận, gian nan,
vất vả của bà .
- Thời gian có thể trôi, mọi sự có thể biến đổi, song chỉ duy nhất một sự bất biến: Suốt cả một cuộc
đời lận đận, vất vả, bà vẫn “giữ thói quen dậy sớm” để làm công việc nhóm lửa, nhóm lên niềm tin,
tình yêu thương cho cháu
-> Tình thương yêu tác giả dành cho bà được thể hiện trong từng câu chữ. Tình cảm ấy giản dị,
chân thành mà sâu nặng thiết tha
* Bà không chỉ nhóm lửa bằng đôi tay khẳng khiu, gầy guộc, mà còn bằng tất cả tấm lòng đôn hậu
“ấp iu nồng đượm” đối với cháu:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
- Điệp từ “nhóm” được nhắc lại bốn lần, đan kết với những chi tiết tả thực mang đến nhiều ý nghĩa
và liên tưởng khác nhau:
+ “Nhóm bếp lửa”, “nhóm nồi xôi gạo” là hình ảnh tả thực công việc của bà
+ “Nhóm niềm yêu thương”, “nhóm dậy cả những tâm tình” là hình ảnh ẩn dụ về công việc thiêng
liêng và cao quý nhất của con người. Bà đã khơi dậy trong tâm hồn cháu và những người xung quanh
niềm yêu thương, sự chia sẻ.
=> Có thể nói, cảm xúc của nhà thơ như dâng trào khi suy ngẫm về bà và bếp lửa. Khổ thơ như
một sự tổng kết để ngợi ca, khẳng định về bà : Bà là người phụ nữ tần táo, giàu đức hi sinh, luôn
chăm lo cho mọi người.
d. Nỗi nhớ bà và bếp lửa
* Nỗi nhớ bà và bếp lửa gợi lên một thực tại, người cháu năm xưa đã lớn khôn, trưởng thành, đã
được chắp cánh bay xa, được làm quen với những chân trời rộng lớn:
“Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”
- Dòng thơ đầu được ngắt thành hai câu để gợi sự chảy trôi của thời gian (từ 4 tuổi, 8 tuổi đến trưởng
thành); gợi sự biến đổi của không gian (từ căn bếp của bà đến những khoảng chân trời rộng lớn)
- Điệp từ “trăm” mở ra một thế giới rộng lớn với bao điều mới mẻ.
- Điệp từ “có” kết hợp với thủ pháp liệt kê:
+ Cho thấy người cháu đã có những thay đổi lớn trong cuộc đời, đã tìm được bao niềm vui mới.
+ Khẳng định đứa cháu không thể quên được ngọn lửa của bà, tấm lòng đùm bọc, ấp iu của bà. Ngọn
lửa ấy đã thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước người cháu trên suốt
chặng đường dài.
=> Khổ thơ chứa đựng đạo lí thủy chung, cao đẹp bao đời của người Việt: “uống nước nhớ
nguồn”. Đạo lí ấy được nuôi dưỡng ở mỗi tâm hồn con người từ thuở ấu thơ, để rồi như chắp
cánh để mỗi người bay cao, bay xa trên hành trình cuộc đời.
3. Đánh giá nghệ thuật:
sự kết hợp hài hòa giữa biểu cảm với miêu tả tự sự và bình luận; thể thơ tự do thể hiện cảm xúc tự
nhiên; giọng thơ tâm tình, tha thiết, sâu sắc; hình ảnh đời thường, quen thuộc mà hàm chứa nhiều ý
nghĩa; sử dụng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên mà giàu giá trị biểu cảm
Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm
tựa khơi gợi một kỷ niệm, cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu.

You might also like