You are on page 1of 1

00:13, 25/01/2023 Vấn đề nguồn gốc của tiếng Việt

   Graph  

Vấn đề nguồn gốc của tiếng Việt


J. L Taberd (1838) cho rằng tiếng Việt là một chi nhánh của tiếng Hán
Nửa sau thế kỉ XIX, các nhà nghiên cứu nêu ra một khuynh hướng mới là tiếng Việt có quan hệ họ hàng
với các ngôn ngữ phương Nam [...]
J.R. Logan (1956) đã đối chiếu từ ngữ theo khuynh hướng đó và đặt tên gọi cho một nhóm ngôn ngữ
ông thấy gần gũi là Môn - Annam [...]
K. Himly (1884) trong cuốn "Các ngôn ngữ đơn lập ở Đông Nam Á" vẫn muốn xếp tiếng Việt vào các
ngôn ngữ họ Thái
Năm 1906, W. Schimitdt, người đưa ra các thuật ngữ "Các ngôn ngữ Môn - Khơmer" hiện đang được sử
dụng rộng rãi lại không coi tiếng Việt là một ngôn ngữ của họ Nam Á [...]
H. Maspéro (1912) xuất bản cuốn "Nghiên cứu về ngữ âm lịch sử tiếng Annam. Các phụ âm đầu" đã
nhận định rằng "Tiếng tiền Annam đã sinh ra từ một sự biến hóa của một phương ngữ Môn - Khơmer,
một phương ngữ Thái và có thể cả ngôn ngữ thứ ba chưa biết; rồi sau đó tiếng Annam đã mượn một số
lượng lớn những từ tiếng Hán. Nhưng cái ngôn ngữ mà ảnh hưởng quyết định đã tạo ra cho tiếng
Annam trạng thái hiện tại của nó là chắc chắn, theo ý kiến tôi, một ngôn ngữ Thái và tôi nghĩ rằng tiếng
Annam phải được quy vào họ Thái" [...]
[...]
[...]
W. Schmidt (1926), R. Shafer (1942), A.I. Vlich (1956), Vương Lực (1958), H.J Pinnow (1963) đồng ý với
ý kiến H. Maspéro.
Bắt đầu từ 1953 [...] A.G. Haudricourt cho rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ Môn - Khơmer của họ Nam
Á. Với những lập luận sau, ông làm các lập luận của H. Maspéro, không đứng vững và mất sức thuyết
phục
=> Cách giải thích của A.G. Haudricourt về thanh điệu tiếng Việt đạt được sự nhất trí cao trong giới
nghiên cứu các ngôn ngữ ở Đông và Đông Nam Á. Ngày nay hầu như ai cũng công nhận rằng thanh
điệu là một hiện tượng hậu kì, mới có về sau
=> Những sự giống nhau về thanh điệu giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ Thái, do vậy, cũng là sự giống
nhau sau này mới có còn tương ứng về thanh điệu tiếng Việt và các âm đầu ngôn ngữ Môn - Khơmer là
tương ứng có tính cội nguồn. Có thể nói khó có thể căn cứ vào hiện trạng thanh điệu hiện nay để bàn
về mối quan hệ họ hàng của ngôn ngữ được
Lập luận của H. Mapéro ngày càng suy yếu, đến nay hầu như các nhà nghiên cứu lịch sử tiếng Việt đều
nhất trí rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt - Mường, nhánh Môn - Khơmer của họ
ngôn ngữ Nam Á
và các mối quan hệ còn lại là mối quan hệ tiếp xúc chứ không phải họ hàng trong phạm vi một
ngôn ngữ [...]
mối quan hệ giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ Thái, dẫu khá xa xưa
mối quan hệ với tiếng Hán, dẫu khá đậm sâu
ngoài ra trong các sách báo nghiên cứu hiện có, vẫn có một số ý kiến cho rằng tiếng Việt là một
ngôn ngữ họ hàng với các ngôn ngữ Mã lai - Đa đảo
những ý kiến đi theo hướng này không nhiều và chứng minh chưa gây được sự chú ý của các
nhà nghiên cứu nên ít được nhắc đến

1 Linked Reference 
Unlinked References

file:///C:/Users/Dell/Downloads/index.html#/page/vấn đề nguồn gốc của tiếng việt 1/1

You might also like