You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT DỰ THI CẤP QUỐC GIA

TỈNH BÌNH BƯƠNG NĂM HỌC 2018 - 2019


MÔN THI: TIN HỌC (Bài thi thứ nhất)
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi gồm 02 trang)
TỔNG QUAN VỀ CÁC BÀI THI TRONG ĐỀ:
Bài Tên file chương trình Dữ liệu nhập Dữ liệu xuất Điểm
1 VASU.* VASU.INP VASU.OUT 6
2 CN.* CN.INP CN.OUT 7
3 PATHS.* PATHS.INP PATHS.OUT 7
Dấu * trong tên file chương trình được thay thế bằng PAS hoặc CPP tùy theo thí sinh viết chương
trình bằng Pascal hoặc C++. Ví dụ, nếu học sinh viết chương trình bằng Pascal thì tên file chương trình lần
lượt là : VASU.PAS, CN.PAS, PATHS.PAS.
Bài 1. VASU - Vắt sữa bò (6 điểm)
Vào một buổi sáng anh Bo sắp một đàn Bò gồm n con Bò để vắt sữa. Anh dự kiến là vào sáng hôm đó,
con Bò thứ i có khả năng sẽ vắt được ai lít sữa. Tuy nhiên đàn Bò của anh có đặc tính là cứ mỗi lần vắt sữa
một con, những con còn lại trông thấy sợ quá nên sẽ bị giảm sản lượng mỗi con 01 lít sữa. Nếu vắt sữa con
Bò thứ nhất, n-1 con còn lại bị giảm sản lượng. Sau đó vắt sữa con Bò thứ hai thì n-2 con còn lại bị giảm sản
lượng.... Bạn hãy giúp anh Bo tính xem thứ tự vắt sữa bò như thế nào để số lượng sữa vắt được là nhiều nhất
nhé.
Dữ liệu vào từ file văn bản VASU.INP : gồm 2 dòng
- Dòng thứ nhất là số nguyên n (1 ≤ n ≤ 100) là số lượng con Bò.
- Dòng thứ hai gồm n số nguyên a1, a2,..., an (1 ≤ ai ≤ 1000) là sản lượng sữa của các con Bò.
Dữ liệu xuất ra file văn bản VASU.OUT:
- Là một số nguyên xác định số lít sữa nhiều nhất mà anh Bo có thể vắt được.
Ví dụ:
VASU.INP VASU.OUT
4 10
4444

4 6
2143

Bài 2. CN - Đếm hình chữ nhật (7 điểm)


Cho một ma trận A kích thước MxN, các phần tử A[i,j] bằng 0 hoặc bằng 1, các ô số 1 liền cạnh
nhau khép kín có thể tạo thành hình chữ nhật đậm đặc – toàn là số 1 hoặc hình chữ nhật bị rỗng ở trong (ở
trong lòng hình chữ nhật có các số 0). Hãy viết chương trình đếm xem có bao nhiêu hình chữ nhật như trên,
trong đó có bao nhiêu hình chữ nhật đậm đặc (loại 1) và bao nhiêu hình chữ nhật rỗng ở trong có duy nhất
một hình chữ nhật chứa toàn số 0 (loại 2)?
Dữ liệu vào từ file văn bản CN.INP:
- Dòng đầu chứa 2 số M, N (1<M, N<=200)
- M dòng tiếp theo thể hiện ma trận A. (mỗi số cách nhau một dấu cách)
Kết quả ghi ra file văn bản CN.OUT:

1
- Dòng đầu chứa số lượng các loại hình chữ nhật.
- Dòng thứ hai chứa số lượng các hình chữ nhật loại 1
- Dòng thứ ba chứa số lượng các hình chữ nhật loại 2.
Ví dụ:
CN.INP CN.OUT
10 10 5
1100010000 3
1101110000 1
0000001100
0011110000
0010010000
0011110000
0000000000
1001111110
0001011010
0001111110

Bài 3. PATHS - Đường đi (7 điểm)


Trong khu vực được xét có n thành phố, đánh số từ 1 đến n. Các thành phố
được nối với nhau bằng m tuyến đường một chiều. Với mỗi tuyến đường người ta
cho biết thành phố xuất phát, thành phố đích và độ dài của nó. Giữa hai thành phố 2
có thể có nhiều tuyến đường nối. Đường đi ngắn nhất từ A tới B là đường mà tổng 5
1
độ dài các tuyến đi qua là nhỏ nhất.
Mỗi tuyến đường có thể thuộc một hoặc nhiều đường đi ngắn nhất giữa các

5
cặp thành phố.
Ví dụ: Với mạng lưới giao thông ở hình bên, tuyến đường từ 1 tới 2 thuộc
các đường đi ngắn nhất từ 1 tới 2 và từ 1 tới 3, còn tuyến đường từ 1 tới 4 chỉ thuộc 3

8
một đường đi ngắn nhất từ 1 tới 4.
Yêu cầu: Cho n, m và thông tin về mỗi tuyến đường. Với mỗi tuyến hãy

5
xác định số lượng đường ngắn nhất mà tuyến đó tham gia. Số này có thể rất lớn
nên bạn chỉ cần đưa ra số dư của kết quả tìm được khi chia cho 109+7. 4

Dữ liệu: Vào từ file văn bản PATHS.INP:


- Dòng đầu tiên chứa 2 số nguyên n và m (1 ≤ n ≤ 1 500, 1 ≤ m ≤ 5 000),
- Mỗi dòng trong m dòng sau chứa 3 số nguyên xác định điểm đầu, điểm cuối và độ dài con đường
(độ dài không vượt quá 10 000).
Kết quả: Đưa ra file văn bản PATHS.OUT m dòng, mỗi dòng chứa một số nguyên, dòng thứ i xác định kết
quả tìm được với tuyến đường i.
Ví dụ:
PATHS.INP PATHS.OUT
44 2
125 3
235 2
345 1
148
---HẾT---
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)

You might also like