You are on page 1of 2

CHAP 7: GIA ĐÌNH

1. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG


- Quan niệm: gia đình là một trong những hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và
củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với
những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình vì mục tiêu xây dựng gia đình bền
vững

- Vị trí của gia đình trong xã hội:

 Gia đình là tế bào của xã hội: xã hội được sắp xếp tổ chức dựa trên gia đình – thiết chế cơ sở đầu
tiên, tồn tại thông qua các hình thức kết cấu và quy mô gia đình. Ngược lại, trình độ phát triển kinh
tế - xã hội quyết định quy mô, kết cấu, hình thức tổ chức & tính chất của gia đình
 Gia đình là tổ ấm, mang lại cái giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân: sự yên ổn,
hạnh phúc của gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách,
bảo đảm hiệu quả cho các hoạt động lao động của xã hội
 Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội: Thông qua các hoạt động tổ chức đời sống trong gia
điình, mỗi cá nhân tiếp nhận, chịu sự tác động và phản ứng lại đối với những tác động, tổ chức,
thiết chế, chính sách của xã hội

- Chức năng của gia đình:

 Chức năng tái sản xuất ra con người: Chiến lược về dân số hợp lý trực tiếp tạo ra một cách có kế
hoạch nguồn nhân lực mới phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
 Chức năng kinh tế & tổ chức đời sống gia đình: bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh và
hoạt động tiêu dùng  tiền đề và cơ sở vật chất vững chắc cho tổ chức đời sống gia đình
 Chức năng giáo dục: Giáo dục gia đình là một bộ phận quan trọng, hợp thành và có quan hệ hỗ
trợ, bổ sung, hoàn thiện giáo dục nhà trường và xã hội, phục vụ lợi ích cơ bản của giai cấp thống
trị
 Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm – sinh lý & tình cảm

 Gia đình là một thiết chế đa chức năng. Mọi thành viên trong gia đình đều có quyền & nghĩa vụ
đối với các chức năng nói trên

 Gia đình có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội, với tư cách là cái bộ phận đối với cái
toàn thể

2. GIA ĐÌNH Ở VN
- Xây dựng gia đình trên cơ sở kế thừa, giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống
Việt Nam, đồng thời tiếp thu những giá trị tiến bộ của thời đại về gia đình

- Xây dựng gia đình thực hiện trên cơ sở quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, bảo đảm quyền tự do kết
hôn và ly hôn

 Dựa trên tình yêu chân chính của nam và nữ


 Thừa nhận pháp luật, ý thức rõ hơn về trách nhiệm công dân, được pháp luật bảo vệ
- Xây dựng trên cơ sở các quan hệ bình đẳng, thương yêu, có trách nhiệm cùng sẻ chia, gánh vác công
việc của các thành viên để thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình và nghĩa vụ xã hội

- Xây dựng gia đình gắn liền với hình thành & củng cố từng bước các quan hệ gắn bó với cộng đồng, các
thiết chế, tổ chức ngoài gia đình

- Mỗi một địa phương cần vận dụng sáng tạo những định hướng cơ bản trong xây dựng gia đình, cụ thể
hóa các định hướng ấy cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội

- Nội dung cơ bản, trực tiếp: Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc

- Các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế phải hướng tới phát triển và giải quyết tốt các vấn đề gia đình.
Ngược lại, xây dựng gia đình cần phải gắn bó, trở thành một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế, xã
hội

- Quan tâm đến chính sách nhằm giải phóng phụ nữ, phát huy vai trò của phụ nữ trong gia đình và trong xã
hội

- Nghiên cứu khoa học nhằm giải quyết vấn đề cấp bách liên quan tới hôn nhân & gia đình

You might also like