You are on page 1of 5

Xử lý rung trong nhà máy điện. Phần 2.

Phương pháp cân


bằng: tài liệu sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau
17 tháng 6, 2015 lúc 22:39
CÂN BẰNG TĨNH
Một thiết bị quay bị mất cân bằng tĩnh có thể được trả về trạng thái cân bằng, bằng cả phương pháp cân bằng
động lẫn phương pháp cân bằng tĩnh. Tuy nhiên có một số trường hợp người ta vẫn thích cân bằng tĩnh hơn, vì
nó đơn giản, dễ làm và khá hiệu quả. Các trường hợp nên cân bằng tĩnh: Rotor ngắn; rotor quay tốc độ thấp;
rotor nhỏ và nhẹ...

Nguyên tắc cân bằng tĩnh: Xác định hướng lệch của trong tâm bằng cách quan sát bằng mắt. Dùng gia trọng
dò để xác định khối lượng mất cân bằng. Sau đó tính toán khối lượng thực sự cần thiết.

Tiến hành cân bằng tĩnh:

1/. Chuẩn bị điều kiện cho Rotor có thể quay tự do, ít bị ảnh hưởng của ma sát.

Người ta có thể đặt hai thanh thép có mài góc thật sắc bén, còn gọi là hai con dao. Lắp đặt hai con dao này lên
giá thật song song, lưỡi dao ngửa lên trên. Chỉnh cao độ và độ ngang của hai con dao thật chính xác, sao cho
khi đặt trục Rotor lên, hai đầu trục tựa lên 2 con dao, nó có thể dễ dàng lăn từ đầu này đến đầu kia.

Cũng có thể lắp đặt hai đôi vòng bi trên hai mặt phẳng song song, mỗi mặt 2 vòng. Vành trong của vòng bi
được cố định. Vành ngoài quay tự do. Các trục của vòng bi cách nhau một đoạn đủ cho hai vành ngoài không
cọ sát vào nhau. Như vậy khi gác Rotor lên khe hở giữa 2 vành ngoài, nó sẽ co thể dễ dàng lăn tự do.

Đối với những Rotor quá lớn, thì đôi khi người ta lấy chính trục của nó làm trục quay.

2/. Xác định hướng mất cân bằng của Rotor.

Cho rotor quay theo chiều kim đồng hồ với tốc độ thật thấp. sau đó quan sát xem vị trí đứng lại của rotor. Đánh
dấu điểm thấp nhất. Sau đó quay Rotor theo chiều ngược lại. và cũng đánh dấu điểm thấp nhất. Chia đôi cung
giữa 2 điểm đó, ta có hướng mất cân bằng.

Nếu dùng lưỡi dao, thì đặt rotor vào giữa lưỡi, sau đó lăn nhẹ sang bên phải. Ghi nhận điểm thấp nhất khi
ngừng lại sau đó lăn về giữa trở lại, rời lại lăn nhẹ sang phía trái, đánh dấu thứ hai

Thông thường, nếu hệ có ma sát đủ bé thì cả hai lần sẽ dừng lại cùng một vị trí, và ta đánh dấu 2 lần sẽ trùng
nhau.

3/. Lắp gia trọng dò:

Lắp một gia trọng dò lên vị trí thẳng góc với hướng mất cân bằng vừa tìm được. Lặp lại bước 2, ta sẽ có được
điểm mất cân bằng mới, lệch với điểm mất cân bằng cũ một góc alpha.
Giả sử lượng mất cân bằng ban đầu là P0. Sau khi đặt gia trong thử Pt thì lượng mất cân bằng lần 2 sẽ là tổng 2
vector Po và Pt, gọi là P1

Ta có P1= Pt/sin (alpha) và P0 = Pt/tan (alpha).

4/. Lắp gia trọng thật:

Từ Po và P1 vừa tính được ta có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau:

a/. Nếu giữ nguyên gia trọng thử, thì lắp một gia trọng thứ hai, có giá trị bằng P1, đối xứng với điểm mất cân
bằng thứ hai.

b/. Nếu gỡ bỏ gia trọng thử, thì bạn lắp một gia trong có giá trị bằng Po ở vị trí đối xứng vơi điểm mất cân
bằng thứ nhất.

Gia trọng thử có thể được lắp đặt bẳng vis, nhưng một số máy không có vị trí lắp đặt, phải hàn dính vào. Khi
đó nên dùng cách a.

Một số rotor không cho phép lắp thêm gia trọng, thì người ta sẽ cắt bớt một phần trên thân rotor, hoặc khoan lỗ
để lấy bớt khối lượng ra. Cách lý luận và tính toán cũng tương tự như trên. Khi đó người ta không đánh dấu
điểm thấp nhất nưã, mà đánh dấu điểm cao nhất.

Dùng phương pháp cân bằng động để cân bằng tĩnh:


Với những rotor trục ngắn nhưng không thể dùng phương pháp cân bằng tĩnh được thí dụ như do quá nặng nề,
do không thể quay tự do một cách trơn tru được... thì người ta sẽ cân bằng động. Trong trường hợp này gọi là
cân bằng động một mặt phẳng.

Cân bằng động một mặt phẳng QT biết được 3 phương pháp như sau:

1/. Phương pháp 3 điểm độ rung:

1/. Cho Rotor quay đến một tốc độ cố định. Đo lường độ rung. Độ rung này được gọi là độ rung ban đầu, có
biên độ là R0.

2/. Chuẩn bị vị trí lắp gia trọng thử. Gia trọng thử là một khối kim loại có khối lượng nào đó được định sẵn,
thường được xác định theo kinh nghiệm, và có thể lắp vào Rotor trên một vị trí thuận tiện. Vị trí này phải xa
tâm vừa đủ, để gia trọng có thể ảnh hường đến độ rung của trục. Thông thường trên trục có các rãnh đồng trục
để có thể lắp các gia trọng này. Nếu không có, phài lắp vào bằng cách hàn hoặc cấy bulông.
3/. Lắp GT thử vào một vị trí nào đó trên trục. Đánh dấu vị trí này là vị trí 0 độ, tạm gọi là vị trí A. Tiếp tục
quay Rotor đến tốc độ trên. Đo lường độ rung. Độ rung này gọi là độ rung ứng với điểm thứ nhất, có biên độ
R1

4/. Đổi chỗ GT thử vào một vị trí khác trên trục, lệch 120 độ so với vị trí ban đầu, tạm gọi là vị trí B. Tiếp tục
quay Rotor đến tốc độ trên. Đo lường độ rung. Độ rung này gọi là độ rung ứng với điểm thứ hai, có biên độ
R2.

5/. Đổi chỗ GT thử vào một vị trí khác trên trục, lệch 120 độ so với vị trí thứ nhì B. Như vậy 3 vị trí lắp gia
trọng sẽ thành hình tam giác đều. Tiếp tục quay Rotor đến tốc độ trên. Đo lường độ rung. Độ rung này gọi là
độ rung ứng với điểm thứ ba, có biên độ R3.

6/. Vẽ biều đồ tính toán: Trình tự vẽ như sau:

* Vẽ 1 vòng tròn tâm O có đường kính tỷ lệ với trị số R0.


* Trên vòng tròn O vẽ 3 điểm ABC tương ứng với 3 điểm lắp gia trọng.
* Tại điểm A (0 độ) vẽ 1 vòng tròn tâm A bán kính Tỷ lệ với R1
* Tại điểm B (120 độ) vẽ vòng tròn tâm B, bán kính tỷ lệ với R2
* Tại điểm C (240 độ) vẽ bòng tròn tâm C, bán kính tỳ lệ với R3
* Tìm điểm giao nhau của 3 vòng tròn. Điểm này có thể là một miền hình tam giác cong. Trong trường hợp đó,
xác định điểm trọng tâm G của miền chung của 3 vòng tròn đó.
* Đo lường góc AOG và độ lớn OG
7/. Gia trọng cần cân bằng sẽ được lắp vào vị trí góc của AOG trên trục máy. Khối lượng gia trọng được tính
theo công thức:

GT thực = GT thử * OG / OA.

Trong trường hợp 3 vòng tròn không giao nhau, thì có thể suy đoán nguyên nhân gây rung không phải do mất
cân bằng. Cần phải tìm các nguyên nhân khác.

You might also like